Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Khóa luận hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về cộng đồng lgbt tại việt nam (nghiên cứu chiến dịch viet pride và chiến dịch bubu town)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 67 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT TẠI VIỆT NAM.....5
1.1. Tổng quan về truyền thông nâng cao nhận thức.......................................5
1.1.1. Tổng quan về truyền thông.........................................................................5
1.1.2. Khái niệm nhận thức và truyền thông nâng cao nhận thức........................10
1.1.3. Đặc thù của truyền thông nâng cao nhận thức............................................11
1.2. Tổng quan về cộng đồng LGBT................................................................13
1.2.1. Khái niệm LGBT.......................................................................................13
1.2.2. Nhận thức về cộng đồng LGBT tại Việt Nam hiện nay.......................14
1.3. Vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức về cộng đồng
LGBT.........................................................................................................................20
1.3.1. Truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về cộng đồng LGBT...20
1.3.2. Truyền thơng khuyến khích hình thành nhận thức đúng đắn và thái độ tích
cực về cộng đồng LGBT...........................................................................................22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRUYỀN THƠNG NÂNG CAO NHẬN
THỨC VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT TẠI VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU CHIẾN
DỊCH VIET PRIDE VÀ CHIẾN DỊCH BUBU TOWN)...................................25
2.1. Thực trạng chung của hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về
cộng đồng LGBT tại Việt Nam.............................................................................25
2.2. Thực trạng truyền thông nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT
trong chiến dịch Viet Pride...............................................................................30
2.2.1. Giới thiệu chung.............................................................................................30
2.2.2. Các hoạt động truyền thơng chính trong chiến dịch...................................31
2.2.3. Hiệu quả truyền thơng của chiến dịch Viet Pride.......................................39
2.3.4. Ưu điểm và nhược điểm của chiến dịch Viet Pride.....................................40


2.3. Thực trạng truyền thông nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT
trong chiến dịch BUBU Town (Thị trấn BUBU)............................................41


2.3.1. Giới thiệu chung.............................................................................................41
2.3.2. Các hoạt động truyền thơng chính của chiến dịch BUBU Town...............42
2.3.3. Hiệu quả truyền thông của chiến dịch BUBU Town...................................48
2.3.4. Ưu điểm và nhược điểm của BUBU Town...................................................48
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT TẠI VIỆT NAM....50
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông nâng cao
nhận thức về cộng đồng LGBT tại Việt Nam.....................................................50
3.2. Nhóm giải pháp với những người làm truyền thơng.................................51
3.3. Nhóm giải pháp về thơng điệp truyền thơng..............................................52
3.4. Nhóm giải pháp về kênh truyền thơng.........................................................54
3.5. Nhóm giải pháp về quy trình phản hồi........................................................55
3.6. Nhóm giải pháp về xây dựng chiến dịch truyền thông.............................56
KẾT LUẬN............................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................63
PHỤ LỤC..................................................................................................................65


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCIHP

: Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số

CSAGA

: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học cơng nghệ

FTM

: Nhóm chuyển giới từ nữ sang nam


ICS

: Tổ chức của những người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam

ISEE

: Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường

LGBT

: Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian),
đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual)
và hốn tính hay cịn gọi là Người chuyển giới
(Transgender)

MSM

: Nam có quan hệ tình dục đồng giới

MTF

: Nhóm chuyển giới từ nam sang nữ

NCG

: Người chuyển giới

PGS.TS


: Phó giáo sư, tiến sĩ

QHTD

: Quan hệ tình dục

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH ẢNH SỬ DỤNG
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Kết quả nghiên cứu năm 2018 của ISEE về hiểu biết của xã hội về đồng
tính............................................................................................................................... 16
Bảng 1.2: Ngôn ngữ gọi cộng đồng LBGT..................................................................18
DANH MỤC BIỂU Đ
Biểu đồ 1.1: Khảo sát 389 người tại Hà Nội và Sài Gòn về nhận thức đối với cộng
đồng LGBT năm 2019.................................................................................................16
Biểu đồ 1.2: Trải nghiệm phân biệt đối xử gần nhất của người tham gia khảo sát (Câu
hỏi: Trong 12 tháng vừa qua, có bao giờ bạn cảm thấy mình bị phân biệt đối xử vì là
người [LGBT] khơng, bạn đã trải qua những gì trong sự việc GẦN ĐÂY NHẤT đó? )
Nguồn: ISEE, Có phải bởi vì tơi là LGBT?, 2015.......................................................19

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.16: Tại thị trấn BUBU, ai cũng có thể tự tin thể hiện tình cảm của
mình................................................................................................................................



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) là một
trong những chủ đề nhạy cảm tại Việt Nam. Mặc dù đây khơng cịn là chủ đề
mới mẻ, song thái độ của cộng đồng với người đồng tính và những gì liên quan
đến họ phần nhiều vẫn là xa lạ với cơng chúng nói chung, dẫn đến sự kỳ thị của
đám đơng. Điều này khiến người đồng tính phải đối mặt với nhiều bất lợi trong
cuộc sống.
Một trong những nguyên do của nhận thức và thái độ xã hội về vấn đề này
có thể nằm ở thơng điệp truyền thơng, bởi hầu như mọi cá nhân trong xã hội đều
tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông và chịu ảnh hưởng của các
thơng điệp truyền thơng đến việc hình thành thế giới quan. Những thông điệp
mang định kiến hoặc thiếu tính khoa học về người đồng tính có thể tạo ra hay
củng cố những nhận thức sai lệch và thái độ kỳ thị. Ngược lại, những thông điệp
khách quan, khoa học sẽ giúp cộng đồng hình thành nhận thức đúng và hành vi
chuẩn mực đối với nhóm xã hội này. Hiện nay, các hoạt động truyền thông nâng
cao nhận thức về cộng đồng LGBT tại Việt Nam rất đa dạng. Điển hình là chiến
dịch Pride được tổ chức trên khắp thế giới và đưa về Việt Nam năm 2012 với
tên gọi Viet Pride. Nhìn lại hành trình 7 năm qua, Viet Pride đã phủ sóng hơn 30
tỉnh thành trên cả nước, thu hút sự chú ý, tham gia đông đảo của cộng đồng
LGBT và xã hội. Cũng giống như Pride ở những lục địa khác trên thế giới, Viet
Pride liên kết sự kêu gọi tồn cầu để xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử, sự hổ
thẹn và che giấu của xu hướng tính dục và bản dạng giới. Ngoài Viet Pride,
BUBU Town cũng là mảnh đất của tự do, khoan dung và bình đẳng được tổ
chức hàng năm bắt đầu từ Ngày Quốc tế Chống Kỳ thị Người đồng tính, Song
tính và Chuyển giới 17/5 (IDAHOT) năm 2015. Khơng chỉ dành cho người đồng
tính, song tính, chuyển giới, BUBU là một không gian để bất cứ ai cũng có thể
tự do là chính mình, khơng e ngại kì thị và định kiến.
Đã có rất nhiều nghiên cứu xã hội về người đồng tính nhưng chưa có
nghiên cứu chính thống nào về hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về

cộng đồng LGBL.Chính vì những lý do trên, tác giả xin chọn đề tài “Hoạt
động truyền thông nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT tại Việt Nam
(Nghiên cứu chiến dịch Viet Pride và chiến dịch BUBU Town)”làm đề tài
khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu

1


Đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động truyền thơng nâng
cao nhận thức, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông
nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức đã có các nghiên cứu đa chiều về các nhóm
đồng tính, song tính, chuyển giới, riêng lẻ hay gộp chung nhóm LGBT. Sớm
nhất là các nghiên cứu chung về nhóm nam quan hệ tình dục với nam (“MSM”),
trong đó có giao thoa với nhóm đồng tính, song tính nam và chuyển giới nữ
(Khuất Thu Hồng, 2005; Vũ Ngọc Bảo và Girault, 2005). Các nghiên cứu khác
tập trung vào các nhóm cụ thể như đồng tính nam (Nguyễn Cường Quốc, 2009)
đồng tính nữ, nữ yêu nữ (ISEE, 2010), trẻ em đường phố LGBT (Nguyễn Thu
Hương et al., 2012), người chuyển giới (ISEE, 2013), hay tập trung vào khía
cạnh cụ thể như thể hiện hình ảnh đồng tính trên truyền thơng (ISEE, 2011), mối
quan hệ chung sống cùng giới (ISEE, 2013), nhu cầu pháp lý người chuyển giới
(ISEE, 2014). Một số nghiên cứu tìm hiểu về kỳ thị, định kiến với nhóm LGBT
(ISEE, Tổng quan về kỳ thị với người LGBT, 2010; ISEE, Khảo sát thái độ xã
hội với người đồng tính, (2012).
Tiếp cận góc độ báo chí, từ trước đến nay chỉ có đề tài “Thơng điệp
truyền thơng về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng” được Viện nghiên
cứu Xã hội, Kinh tế và môi trường (ISEE) và Khoa học Xã hội cộng tác nghiên
cứu với Học Viện báo chí Tuyên truyền nghiên cứu trên 502 bài báo của 4 báo
in và 6 báo mạng điện tử vào năm 2011. Nghiên cứu này chỉ ra những phát hiện

trong nội dung thông điệp mà nhà báo , phóng viên phản ánh về những vấn đề
liên quan đến người đồng tính trên báo chí. Bao gồm: Người đồng tính có bản
năng tình dục khác thường, khó chấp nhận; Nhân cách đạo đức của người đồng
tính phần nhiều khơng tốt; Hay nhu cầu của nhóm đồng tính được đề cập thiếu
khách quan – quyền khơng được nhắc tới; quan hệ gia đình, xã hội ít được quan
tâm. Nghiên cứu chỉ ra rằng 80% số bài báo có đề cập đến tuổi của người đồng
tính ở tuổi thanh niên, có phần do đây là nhóm tuổi có tần suất quan hệ tình dục
cao nhất trong vịng đời và cũng có thể do nhóm đồng tính ở độ tuổi thanh niên
dám sống là mình nhiều hơn thế hệ trước. Tuy vậy, với tần suất người đồng tính
2


ở tuổi thanh niên xuất hiện nhiều hơn hẳn so với các nhóm khác sẽ khó tránh
khỏi những lý giải khơng thỏa đáng nghiêng về lối sống và văn hóa của giới trẻ
hơn là xem xét bản chất vấn đề.
Đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ ra được một số lý do trong cách thức
đưa tin của nhà báo đã tạo ra hình ảnh sai lệch về người đồng tính như là việc sử
dụng ngôn từ thiếu chuẩn xác làm tăng định kiến của công chúng hoặc sai lầm
trong việc cố gắng khắc họa chân dung người đồng tính dựa trên khuôn mẫu
giới. Như vậy nghiên cứu này đã chỉ ra được nhiều thơng điệp mà báo chí viết
về người đồng tính và cũng chỉ ra được một số điểm yếu mà báo chí khi đưa tin
vào nhóm này.
Tuy nhiên nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở góc độ tiếp cận báo chí, chưa tạo
được một thơng điệp rõ ràng và chưa đề ra được nhiều giải pháp triệt để trong
việc thay đổi nhận thức trên góc độ tiếp cận về truyền thông, với đề tài nghiên
cứu “Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT tại Việt
Nam”, tập trung nghiên cứu chiến dịch Viet Pride và BUBU Town.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động
truyền thông nâng cao nhận thức về cộng động LGBT tại Việt Nam, trong

khoảng thời gian từ 2012 đến 2019.
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức
về cộng đồng LGBT tại Việt Nam, cụ thể là chiến dịch Viet Pridedo trung tâm
nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên
(CSAGA), Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cùng Viện
nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) hỗ trợ tổ chức và BUBU
Town do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) cùng Mạng
lưới các nhà lãnh đạo trẻ hoạt động vì quyền của người LGBT (NextGEN)
triển khai.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu thứ cấp

3


- Thống kê những thơng tin, hình ảnh đã được đăng tải trên sách, báo,
mạng xã hội,... Những dữ liệu này được tác giả tổng hợp có chọn lọc, phân tích
và hệ thống hóa theo mục tiêu nghiên cứu
*Phương pháp nghiên cứu sơ cấp
- Nghiên cứu trường hợp (case-study)
*Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi đối với 389 người khu vực
Hà Nội và Sài Gòn
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ được định nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động truyền thơng
nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT.
- Phân tích được thực trạng hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về
cộng đồng LGBT, cụ thể là 2 chiến dịch Viet Pride và BUBU town.
- Đưa ra được những giải pháp hợp lý, hiệu quả để vận dụng trong việc
truyền thông nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT.

6. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, hình và đồ thị,
mụclục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức
về cộng đồng LGBT tại Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng truyền thông nâng cao nhận thức về cộng đồng
LGBT tại Việt Nam (Nghiên cứu chiến dịch Viet Pride và BuBu Town)
- Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông nâng
cao nhận thức về cộng đồng LGBT tại Việt Nam
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT TẠI VIỆT NAM

4


1.1. Tổng quan về truyền thông nâng cao nhận thức
1.1.1 Tổng quan về truyền thông
1.1.1.1. Khái niệm truyền thông
Trên thế giới, khái niệm “truyền thông” đã xuất hiện từ rất lâu đời. Truyền
thơng có gốc từ tiếng Latin là “communicare”, có nghĩa là biến nó thành thơng
thường, chia sẻ, truyền tải. Theo từ điển Oxford: “Truyền thơng là q trình
truyền đạt/ phổ biến và trao đổi thông tin bằng cách nói, viết hoặc sử dụng
những phương tiện truyền thơng khác”.
Nhà nghiên cứu Dean C. Barnlund (1964) thì đưa ra quan điểm: truyền
thơng là q trình liên tục nhằm làm giảm độ khơng rõ ràng để có thể có hành vi
hiệu quả hơn.1
Gerald Miler (1966) thì tiếp cận truyền thơng với khía cạnh hành vi con
người. Ơng cho rằng, về cơ bản, truyền thơng quan tâm nhất đến tình huống
hành vi, trong đó nguồn thơng tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích

tác động đến hành vi của họ.2
Tại Việt Nam, khái niệm này xuất hiện muộn hơn. Từ điển Tiếng Việt xuất
bản năm 1997 của NXB Đà Nẵng vẫn chưa có định nghĩa “truyền thơng”.
Theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững định nghĩa: “Truyền thơng là q trình liên
tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm
giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận
thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội”.3
Mỗi định nghĩa trên có những khía cạnh hợp lí riêng, ứng với từng hồn
cảnh cụ thể. Nhưng nhìn chung, khái niệm truyền thơng bao gồm hai khía
cạnh: Thứ nhất, truyền thơng là một q trình, tức là nó diễn ra trong một
khoảng thời gian nhất định chứ không phải hành động nhất thời; q trình này
bao gồm ít nhất hai cá thể trao đổi qua lại. Thứ hai, truyền thông phải đem lại
1

PGS. TS Nguyễn Văn Dững, ThS. Đỗ Thị Thu Hằng, Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý
luận chính trị, 2006, trang13
2
PGS. TS Nguyễn Văn Dững, ThS. Đỗ Thị Thu Hằng, Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận
chính trị, 2006, trang14
3

PGS. TS Nguyễn Văn Dững, ThS. Đỗ Thị Thu Hằng, Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý
luận chính trị, 2006, trang15

5


kết quả là sự hiểu biết lẫn nhau – đây chính là mục đích và là thước đo đánh
giá hiệu quả của truyền thơng.

Truyền thơng là một q trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao
gồm các yếu tố tham dự chính:4
- Nguồn: là yếu tố mang thơng tin tiềm năng và khởi xướng q trình
truyền thơng.
- Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối
tượng tiếp nhận.
- Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức truyền tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
- Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thơng điệp trong
q trình truyền thơng.
- Phản hồi/Hiệu quả: là thơng tin ngược, là dịng chảy của thơng điệp từ
người nhận chảy về nguồn phát.
- Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch khơng được dự tính trước trong q
trình truyền thơng (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật,…)
1.1.1.2. Một sớ mơ hình truyền thơng
(1) Mơ hình truyền thơng của Lasswell5
Harold D. Lasswell đã đưa ra một cơng thức nổi tiếng khi nói về truyền
thơng trong nghiên cứu “The Structure and Function of Communication in
Society” năm 1948 của mình: “Ai nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai và có hiệu
quả gì?”(Who says what in which channel to whom with what effect?). Theo đó,
q trình truyền thơng là q trình truyền tải thơng điệp giữa nguồn phát để gây
ảnh hưởng tới người nhận, thông qua các kênh truyền thơng. Trong mơ hình
này, q trình truyền thơng được coi là q trình một chiều, trong đó, người
nhận thông điệp tiếp thu thông tin một cách thụ động, hồn tồn bị ảnh hưởng từ
nguồn phát.

Hình 1.1: Mơ hình truyền thơng của H. Lasswell
4

PGS. TS Nguyễn Văn Dững, ThS. Đỗ Thị Thu Hằng, Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý

luận chính trị, 2006, trang18
5

Uma Narula, Communication Models, Atlantic Publishers & Dist, 2006, page26

6


Tuy nhiên, Lasswell khơng phải là người đầu tiên nhìn nhận truyền thông
bằng cách này bởi nhiều ý kiến tương tự đã được Walter Lippmann đưa ra từ
năm 1922, trừ yếu tố “kênh” là điểm mới của Lasswell.
(2) Mơ hình truyền thơng của C. Shannon & Weaver6
Mơ hình này được đưa ra vào năm 1949. Đây là một mơ hình cơ bản,
được sử dụng hết sức rộng rãi và được coi là một trong những mơ hình truyền
thơng phổ biến nhất. Theo mơ hình này, thơng tin được bắt đầu từ nguồn phát
(chủ thể truyền thông), sau khi trải qua q trình mã hóa sẽ thơng qua các kênh
truyền thơng, thông điệp sẽ được giải mã và đến với người nhận thơng điệp.
Ngồi ra, cịn có các yếu tố nhiễu có thể gây ảnh hưởng tới tính rõ ràng, sự
chính xác của thông điệp hay làm giảm khả năng tiếp nhận thơng điệp của
người nghe.

Hình 1.2: Mơ hình truyền thơng của C. Shannon & Weaver

Ngoài những đặc điểm chung kế thừa từ mơ hình truyền thơng của
Lasswell, đặc biệt, ở mơ hình này, đã xuất hiện yếu tố “phản hồi” thông tin giữa
người nhận với nguồn phát, đồng nghĩa với việc khẳng định truyền thơng là một
q trình trao đổi thông tin 2 chiều, luôn diễn ra trong bối cảnh của các mối
quan hệ tương tác giữa các cá nhân, đồng thời bác bỏ quan điểm về ảnh hưởng
tuyệt đối của truyền thơng tới đối tượng tiếp nhận.
(3) Mơ hình truyền thông của Roman Jakobson7

Roman Jakobson – một nhà ngôn ngữ học, đã đưa ra một mơ hình truyền
thơng vào năm 1960 như một chu kỳ, với dạng đường vòng khép kín, trong đó
bao gồm bốn giai đoạn chính như sau: phát tin, truyền tin, nhận tin, và phản hồi
chứ khơng đơn thuần là một mơ hình tuyến tính. Thơng điệp sau khi được phác
họa trong đầu người phát tin sẽ được mã hóa dưới dạng các tín hiệu, sẽ thơng
6

Theo />
7

TS Trần Hữu Quang, Giáo trình Xã hội học về Truyền thông đại chúng, Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh,
trang 15

7


qua các kênh truyền thông sẽ được người nhận tin thu nhận, giải mã và giải thích
thơng điệp để có thể hiểu được ý nghĩa của thông điệp. Cuối cùng, người nhận
có thể có một phản ứng nào đó trở lại nguồn phát. Trong q trình truyền tin, có
thể có xuất hiện những yếu tố “nhiễu”, gây cản trở, không phản ánh chính xác ý
nghĩa thơng điệp.

Hình 1.3: Mơ hình truyền thông của Roman Jakobson

Như vậy, điểm đặc biệt của mơ hình truyền thơng theo chu kỳ này là
khẳng định: một thông điệp, sau khi được phát ra, luôn luôn gây ra một phản
ứng nào đó về phía người nhận tin, và do đó, người nhận tin sẽ có một thông
điệp phản hồi trở lại cho người phát tin ban đầu. Lúc này, người nhận tin cũng
trở thành một người phát tin. Như vậy, q trình truyền thơng thực chất phải
được hiểu như là một q trình trao đổi thơng tin giữa người này với người khác

trong cuộc sống xã hội.
(4) Mơ hình truyền thơng qua hai giai đoạn8
Mơ hình này nhấn mạnh rằng q trình truyền thơng khơng phải lúc nào
cũng đi theo con đường “từ trên xuống dưới", mà thông thường là đi theo qui
luật “ngang hàng”: công chúng thường trị chuyện, tranh luận, hay tìm hiểu về
một chuyện gì đó với những người thuộc cùng giới, cùng tầng lớp, cùng môi
trường xã hội. Họ thường không chịu ảnh hưởng từ truyền thông đại chúng một
cách trực tiếp, như một “mũi kim chích", mà thường là gián tiếp thơng qua việc
trao đổi, hỏi han với những người có uy tín trong các nhóm xã hội của họ, và lối
suy nghĩ cũng như chính kiến của họ thường được xác lập thơng qua những cuộc
trị chuyện, giao tiếp mang tính chất liên cá nhân đó. Những người có uy tín
trong các nhóm xã hội đó được coi là “người hướng dẫn dư luận” – là những
người trung gian trong q trình truyền thơng.
8

TS Trần Hữu Quang, Giáo trình Xã hội học về Truyền thông đại chúng, Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh,
trang 22

8


Hình 1.4: Mơ hình truyền thơng qua hai giai đoạn

Như vậy, khác với các mơ hình truyền thơng đã đề cập ở trên, mơ hình
truyền thơng qua hai giai đoạn này đề cao vai trị của truyền thơng liên cá nhân,
trong đó khẳng định tầm ảnh hưởng của những “người hướng dẫn dư luận” và
nhấn mạnh, hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng chỉ diễn ra trọn vẹn
khi được thơng qua các mối quan hệ trong các nhóm xã hội.
1.1.2. Khái niệm nhận thức và truyền thông nâng cao nhận thức
1.1.2.1. Khái niệm nhận thức

Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1997 của NXB Đà Nẵng (trang
689), “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc
kết quả của q trình đó”.
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá
trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Sự nhận
thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu tượng và
mang tính trực giác.
Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình sống và
hoạt động con người nhận thức – phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện
thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với
thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình. Trong việc nhận thức thế
giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp nhất là nhận thức cảm tính, bao gồm
cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánh những cái bên ngoài, những
cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của con người. Mức độ cao hơn là
9


nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng, trong đó con người phản ánh
những cái bản chất bên trong những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của
các sự vật và hiện tượng.9
1.1.2.2. Khái niệm truyền thông nâng cao nhận thức
Nâng cao nhận thức cộng đồng về một chủ đề/ vấn đề nào đó được hiểu theo
cách thông thường là những cố gắng để cung cấp những thơng tin đầy đủ và chính
xác can thiệp vào thái độ, hành vi, niềm tin của công chúng. Mục tiêu xa hơn nữa
chính là thơng qua q trình thơng tin, gây ảnh hưởng tích cực tới thái độ, hành vi,
niềm tin của họ, nhằm đạt được những mục tiêu/ mục đích đã đề ra.
Trong khn khổ khố luận này, truyền thơng nâng cao nhận thức có thể

được hiểu là q trình truyền tải ý tưởng, thơng tin, tư tưởng,… của một hoặc
nhiều người tới cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội nhằm thúc đẩy quá trình nhận
biết của con người về một vấn đề, cản trở sự phát triển của xã hội, qua đó cố
gắng tạo ra những hiểu biết chính xác và những ảnh hưởng tích cực về thái độ,
hành vi.
1.1.3. Đặc thù của truyền thông nâng cao nhận thức
Công chúng mục tiêu của truyền thông nâng cao nhận thức là những
đối tượng chưa có kiến thức, khơng hiểu hoặc đang hiểu sai về một vấn đề
trong xã hội. Đặc biệt là những người dân vùng nông thôn, các khu vực xa
xôi, hẻo lánh,… Thực tế cho thấy , đây là những đối tượng dễ bị hiểu sai nhất
do ít được tiếp cận với những nguồn thông tin cần thiết, đáng tin cậy. Chính vì
vậy, truyền thơng về nâng cao nhận thức cần có một số đặc thù sau:
(1) Thông điệp truyền thông phải rõ ràng
Đối tượng truyền thông thuộc các vùng miền, dân tộc khác nhau nên
thông điệp trong truyền thông nâng cao nhận thức thường phải thật rõ ràng và
dễ hiểu, tránh sử dụng những từ ngữ địa phương. Nếu thơng điệp khơng rõ
ràng có thể khiến người dân hiểu sai hơn về vấn đề đó.
Ví dụ như chiến dịch “Tôi đồng ý” kêu gọi ủng hộ hôn nhân đồng giới
vào năm 2013 với khẩu hiệu “Tôi đồng ý sống thật! Tôi đồng ý hạnh phúc cho
tất cả mọi người! Tơi đồng ý hơn nhân bình đẳng khơng phân biệt giới tính!”
cũng đã thành cơng trong việc sử dụng thông điệp để tác động tới công chúng.
Đặc biệt là truyền thông nâng cao nhận thức về một vấn đề phức tạp và
nhạy cảm LGBT, các truyền thông thường khéo léo lựa chọn và xây dựng
9

GS.TS Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, trang 88

10



thơng điệp dựa trên những giá trị khó có thể tranh luận; đó là tình u, là tự
do, là hạnh phúc, là những điều mà mỗi người đều khao khát và có quyền
hướng tới, trong đó có cả cộng đồng những người đồng tính. Khơng cố gắng
nhồi nhét các thơng tin về LGBT vào thông điệp mà tập trung truyền tải các
mong muốn, tình cảm, cảm xúc của cộng đồng LGBT và kêu gọi sự ủng hộ từ
mọi người.
(2) Kênh truyền thông thường là các kênh đại chúng
Các kênh truyền thông đại chúng như tivi, phát thanh, báo in, internet,
… sẽ giúp người dân tiếp cận với thông tin dễ hơn và thường xuyên hơn.
Các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức thường truyền tải
thông điệp sáng tạo theo một cách nào đó xúc động hoặc hài hước. Thay vì
tạo cảm giác cấm đốn (“cấm đổ rác”), hay cưỡng chế (“bắt buộc đội mũ bảo
hiểm”) hoặc hù thì những người làm truyền thông nên hướng công chúng tới
những điều tốt đẹp, khơi gợi các giá trị sống mang tính nhân văn, kích thích
lịng trắc ẩn của con người.
(3) Chủ đề của các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức thường
là các chủ đề vẫn còn đang gây tranh cãi và chưa được hiểu đúng.
1.2. Tổng quan về cộng đồng LGBT
1.2.1. Khái niệm LGBT
Giới (gender): được sử dụng không chỉ với con người mà còn sử dụng cho
động thực vật khác, chỉ giống đực (masculine) và giống cái (feminine). Ở con
người, giới hàm nghĩa biểu hiện về mặt hình thức, thực thể xã hội của nam
(male) và nữ (female).
Tính hoặc giới tính (sex): ngồi sự bao hàm giới cịn được bổ sung về
mặt tâm lý học, ý thức và ý chí tình dục (gọi chung là xu hướng tình dục).
Thơng thường, người ta chia giới tính ra hai đối tượng dị tính: nam/đàn ơng
và nữ/đàn bà.
Trong thuật ngữ tiếng Anh có từ LGBT: dùng để chỉ nhóm người có xu
hướng tình dục thiểu số trên thế giới, bao gồm bốn nhóm người: đồng tính nữ
(lesbian), đồng tính nam (gay), người chuyển giới (NCG) tính từ nam sang nữ

hoặc từ nữ sang nam (transsexual/transgender) và người song tính luyến ái
(bisexual).

11


Đồng tính nữ và đồng tính nam thuộc nhóm đồng tính luyến ái
(homosexual): là người bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc
việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau
trong hồn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Người đồng tính (NĐT) là người
bị hấp dẫn bởi người cùng giới.
Người chuyển giới (NCG): là người đồng tính, ln ám ảnh về việc mình
có giới tính trái với “giới tính sinh học” khi được sinh ra, họ đã nhờ sự can thiệp
của y học để chuyển giới tính hoặc “tìm lại giới tính thật” của mình.
Xu hướng tính dục 2 là khái niệm dùng để chỉ việc chịu sự hấp dẫn về
tình cảm, sự lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về tình dục của một người đối với
những người cùng giới tính, khác giới tính hay đối với cả hai giới tính.... Thực tế
hiện nay có bốn xu hướng tính dục chính, đó là:
Thấy hấp dẫn bởi người khác giới: Dị tính.
Thấy hấp dẫn bởi người cùng giới: Đồng tính.
Thấy hấp dẫn bởi cả hai giới: Song tính
Khơng bị hấp dẫn tính dục với bất cứ giới nào: Vơ tính - đây là xu hướng
tình dục thứ tư nhưng chưa được nghiên cứu nhiều.
Nhận thức giới tính (tiếng Anh: gender identity), còn gọi là bản dạng
giới, nhân dạng giới tính, là tâm lý của một người tự xác định về giới tính của
bản thân. Nhận thực giới tính khơng nhất thiết dựa trên giới tính sinh học hoặc
giới tính được người khác cảm nhận và cũng khơng phải là thiên hướng tình
dục. Nhận thực giới tính có thể là: nam, nữ, người chuyển giới, không phải
nam không phải nữ.
Khái niệm Bản dạng giới và khái niệm thiên hướng tình dục là khác

nhau. Chẳng hạn, khi một người có giới tính khi sinh ra là nam, tự xác định
giới tính (bản dạng giới) của mình là nữ và người này có sự hấp dẫn tình u,
tình dục với người nam thì người đó khơng thuộc thiên hướng tình dục đồng
tính luyến ái (đây là “Người chuyển giới” có xu hướng tình dục dị tính luyến
ái). Ngược lại, một người đồng tính luyến ái nam thì người đó vẫn có sự xác
định và biểu hiện giới tính của mình là nam (trùng với giới tính lúc sinh ra của
họ), khơng phải sự xác định giới tính bên trong người đó là nữ, nhưng người
này vẫn có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với người nam một cách lâu dài.
1.2.2. Nhận thức về cộng đồng LGBT tại Việt Nam hiện nay
*Nhận thức về cộng đồng LGBT trên thế giới

12


Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất tranh cãi về vấn đề này. Luật
pháp nước Nga cịn cơng khai chống lại người đồng tính, khơng cho phép họ
được công khai thể hiện bản thân, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình gay gắt và gây
khơng ít thương vong. Tuy nhiên, nếu nhìn vào điều tra của Pew Global (Mỹ)
về thái độ người dân các quốc gia trước vấn đề đồng tính, sẽ thấy tình hình tại
một số nước khác trước vấn đề này còn căng thẳng hơn nhiều.
Kết quả khảo sát của Pew Global cho thấy phần lớn người dân châu Phi
và châu Á vẫn không chấp nhận hôn nhân đồng giới. Trong khi 74% người
tham gia khảo sát tại Nga nói khơng với người đồng giới, thì tại Indonesia hay
Pakistan, con số ấy lên tới 87 và 93%. Ở những quốc gia mà đời sống tinh
thần của người dân càng gắn chặt với tơn giáo thì thái độ trước vấn đề đồng
tính càng khắc nghiệt.
Thái độ trước người đồng tính, song tính, chuyển kéo theo rất nhiều vấn
đề nghiêm trọng khác. Tại Nga hay Ukraine, chuyện những người đồng tính
bị xúc phạm và đánh đập diễn ra thường xuyên. Tại 8 quốc gia bao gồm (Iran,
Sudan, Yemen…), hành động quan hệ tình dục với người đồng giới có thể bị

kết tội tử hình trước pháp luật hoặc đối mặt với nguy cơ bị giết chết.
Đây là một vấn đề xảy ra liên tục trên khắp thế giới từ nhiều thập kỷ
nay. Một cuộc điều tra từ cuối thập niên 1980 với 2.000 người đồng tính ở
một số khu vực đô thị tại quốc gia được cho là tự do nhất, Mỹ, cho thấy, hơn
90% trong số họ từng bị sỉ nhục vì giới tính của mình, 50% người đồng tính
nam và hơn 30% người đồng tính nữ thừa nhận họ từng bị tấn công bởi những
người tẩy chay đồng tính. Cho đến nay, con số này khơng cịn đến mức độ ấy,
nhưng mới ngay tháng 5 năm 2013, một người đàn ơng đồng tính đã bị bắn
chết trên phố bởi những kẻ tẩy chay.
* Nhận thức về cộng đồng LGBT tại Việt Nam
Nhìn chung, ở Việt Nam thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là
kỳ thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ,
không quan tâm. Một tỉ lệ rất nhỏ người dân có thái độ cởi mở với người đồng
tính. Nhiều người bắt đầu kêu gọi nên có thái độ cởi mở hơn đối với người đồng
13


tính. Chưa có ghi nhận nào về sự khuyến khích, cỗ vũ việc đồng tính luyến ái.
Kết quả nghiên cứu năm 2018 của ISEE về nhận thức của xã hội đối với cộng
đồng LGBT ở Hà Nội, Hà Nam, TP. Hồ Chí Minh và An Giang thì một phần lớn
người dân đang có kiến thức sai về đồng tính hoặc có thái độ tiêu cực về đồng
tính như được trình bày ở bảng dưới đây:
Quan điểm về đồng tính
Đồng ý (%)
Đồng tính có thể chữa được
48
Đồng tính là trào lưu xã hội
57
Người đồng tính khơng thể sinh con
62

Thất vọng nếu con là đồng tính
77
Ngăn cản con chơi với người đồng tính
58
Bảng 1.1 : Kết quả nghiên cứu năm 2018 của ISEE về hiểu biết của xã hội về
đồng tính
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%

Hà Nội
Sài Gòn

Biểu đồ 1.1: Khảo sát 389 người tại Hà Nội và Sài Gịn về nhận thức đới với
cộng đồng LGBT năm 2019

Hiện nay tại Việt Nam có một số nhận thức chủ yếu về cộng đồng LGBT
như sau: (1) coi đồng tính, song tính và chuyển giới là bệnh; (2)coi đồng tính
luyến ái như một tệ nạn xã hội; (3) cộng đồng LGBT trái với chuẩn mực giá trị
đạo đức Việt Nam.
Thứ nhất, về nhận thức coi đồng tính, song tính, chuyển giới là bệnh, theo
kết quả nghiên cứu của ISEE và Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số
(CCIHP) năm 2018, khi phát hiện con là đồng tính, cha mẹ thường sốc thậm chí
là hoảng loạn. Nhiều gia đình đưa con đi tư vấn tâm lý hoặc thậm chí “chữa trị”
vì nghĩ con có vấn đề về tâm thần. Thậm chí, do chịu quá nhiều áp lực từ gia

đình và xã hội mà nhiều người đã có ý định hoặc hành vi tự tử. Với người
chuyển giới, nếu như đồng tính từng bị xem là bệnh có thể chữa trị thì chuyển
14


giới cũng bị xem là “bệnh tâm thần”, “rối loạn tâm thần” hay “rối loạn nhận
dạng giới”. Tuy nhiên, mức độ kỳ thị và phân biệt đối xử mà người chuyển giới
phải gánh chịu còn nặng nề hơn so với các nhóm đồng tính và song tính, bởi họ
thường thể hiện sự khác biệt về giới ngay từ hình thức bên ngồi. Nhưngnhững
cố gắng “chữa trị đồng tính” đều bị các tổ chức y tế uy tín phủ nhận và đã được
chứng minh là khơng có tác dụng, thậm chí tác động tiêu cực làm người đồng
tính trở nên trầm cảm, căng thẳng. Năm 2012, bác sĩ tâm thần học nổi tiếng
Robert Spitzer lên tiếng rút lại nghiên cứu của ông năm 2001 về hiệu quả “chữa
trị” đồng tính thành dị tính và xin lỗi cộng đồng đồng tính. Cùng với sự kiện
này, chứng cứ khoa học duy nhất mà những người muốn “chữa trị đồng tính”
thường dựa vào nay đã khơng cịn nữa. Năm 1990 Tổ chức y tế thế giới (WHO)
đã chính thức loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh.
Thứ hai, về nhận thức coi đồng tính là một tệ nạn xã hội, năm 2002, Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội kêu gọi liệt kê đồng tính luyến ái trong các
“tệ nạn xã hội” cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy nhưng đến nay Chính
phủ Việt Nam vẫn khơng có chính sách nào về quan hệ đồng tính.Khơng những
thế, họ cịn bị xâm hại về thân thể và bạo hành bởi những người có quan niệm
cực đoan về vấn đề đồng tính và thậm chí là bởi cả những người thân thiết trong
gia đình, ở trường học, trong cộng đồng làng xóm và nơi làm việc. Ở mức độ
nhẹ hơn, người đồng tính còn bị phân biệt đối xử trong việc tiếp cận với các dịch
vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, văn hóa… Họ cũng bị phân biệt đối xử trong
lĩnh vực lao động việc làm. Nhiều người lãnh đạo và chủ nơi làm việc cho rằng
người đồng tính có ảnh hưởng xấu đến mơi trường văn hóa chung của nơi làm
việc và họ có thể sẽ lơi kéo những người lao động khác. Pháp luật nhiều nước
cũng không cho phép người đồng tính kết hơn.

Thứ ba, đồng tính thường bị coi là trái với chuẩn mực đạo đức thông
thường. Những chuẩn mực truyền thống tại Việt Nam đòi hỏi nam giới phải mạnh
mẽ, quyết đốn phải làm những cơng việc nặng, việc to lớn; nữ giới phải nhỏ nhẹ,
tỏ ra yếu đuối, dễ thương, làm những công việc nhẹ nhàng. Sau này lớn lên, theo
quy luật tự nhiên, con trai phải yêu và lấy con gái làm vợ và ngược lại. Những
khn mẫu chuẩn mực đó đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì
vậy, người nào có những biểu hiện “lệch chuẩn” sẽ bị coi là sai lệch, khác người,
“bệnh hoạn” và có thể làm Nam. Những người lớn tuổi thường khó chấp nhận
nhóm này hơn là những người trẻ tuổi. Họ thường cho rằng đồng tính là trái với
tự nhiên, trái với thuần phong mỹ tục, trái với luân thường đạo lý, với lý lẽ đó nó
là điều bất thường cần phải loại bỏ, trong khi những người trẻ tuổi thường có cách
nhìn thống hơn; họ cho rằng đồng tính cũng như người bình thường khác, họ có
quyền u nhau và lấy nhau. Do không hiểu vấn đề nên nhiều người cho rằng
người đồng tính khơng thể sinh con, nhưng ngồi việc u người khác giới, họ
hồn tồn có khả năng sinh con bình thường như những người dị tính.
Những nhận thức trên gây ra hậu quả là sự kì thị của cộng đồng nói chung
đối với những người thuộc nhóm LGBT. Ví dụ, người chuyển giới thường là
mục tiêu của những ánh mắt kỳ thị, soi mói và lời tra hỏi về cách ăn mặc, điệu
15


bộ, các bộ phận cơ thể. Bên cạnh vô số dạng thức hành vi kỳ thị mà người
chuyển giới gặp phải, bạo lực là hình thức nặng nề nhất mà họ phải chịu. Người
chuyển giới bị kỳ thị cả trong cách gọi và hành vi. Những từ này hàm chứa ý
nghĩa miệt thị, khiến người chuyển giới luôn cảm thấy bị xúc phạm và xấu hổ.
Ngôn ngữ gọi tên
Không kỳ thị

Có kỳ thị


Đồng tính, đồng tính luyến ái, đồng
tính nam, đồng thính nữ, gay, lesbian,
fem (female), SB (soft – bucht), B
(bucht),…

pê-đê, ái nam ái nữ, bóng, đồng cơ,
xăng pha nhớt, bóng lộ, ơ mơi, nhớt
già, nhớt trẻ, thế giới khơng đầy đủ,
hifi, đa hệ, lưỡng tính,…

Bảng 1.2: Ngơn ngữ gọi cộng đồng LBGT
Hậu quả nặng nề hơn là những hành vi bạo lực đối với người thuộc cộng
đồng LGBT. Các nghiên cứu của các tổ chức iSEE, CCIHP, CSAGA chỉ ra
những hình thức bạo lực dựa trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới, phổ
biến nhất là bạo lực thể xác, bạo lực tâm lý, bạo lực tình dục và các hình thức ép
người đồng tính, song tính và chuyển giới đi chữa bệnh tâm thần. Các nghiên
cứu của các tổ chức ISEE, CCIHP, CSAGA chỉ ra những hình thức bạo lực dựa
trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới, phổ biến nhất là bạo lực thể xác,
bạo lực tâm lý, bạo lực tình dục và các hình thức ép người đồng tính, song tính
và chuyển giới đi chữa bệnh tâm thần.Trong “Nghiên cứu phân biệt đối xử dựa
trên xu hướng tình dục và bản dạng giới tại Việt Nam” của Viện nghiên cứu Xã
hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) khi khảo sát 737 người thuộc cộng đồng
LGBT về tình trạng bị phân biệt đối xử trong 12 tháng năm 2015được kết quả
4.5% bị tấn công bằng bạo lực, 8.4% bị đe dọa tấn cơng bằng bạo lực, 1.9% bị
tấn cơng tình dục và 2.2% bị đe dọa tấn cơng tình dục.

Biểu đồ 1.2: Trải nghiệm phân biệt đối xử gần nhất của người tham gia khảo sát
(Câu hỏi: Trong 12 tháng vừa qua, có bao giờ bạn cảm thấy mình bị phân biệt đới
xử vì là người [LGBT] khơng, bạn đã trải qua những gì trong sự việc GẦN ĐÂY
NHẤT đó? ) Nguồn: ISEE, Có phải bởi vì tơi là LGBT?, 2015

16



×