Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài luận về dịch vụ y tế trong cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.23 KB, 11 trang )

[Type text]
Bài luận về dịch vụ y tế trong
cộng đồng
[Type text]
MỤC LỤC
[Type text]
I.DỊCH VỤ Y TẾ LÀ HÀNG HÓA CÔNG
Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao gồm các hoạt
động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia
đình. Thực tế, người bệnh ít khi đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc dù họ có
thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất. Một người
bệnh được phẫu thuật khó lòng biết được chất lượng của ca mỗ như thế nào.
Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm 2 thành phần : chất lượng kỹ thuật và chất lượng
chức năng. Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị
bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: Cơ sở vật chất bệnh viện, giao
tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải
thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh…
Với đặc điểm như vậy, trong khi nhu cầu của người bệnh và xã hội ngày càng phát
triển nhưng nếu không có dịch vụ y tế thì việc tính mạng của con người là bị đe dọa và bị
cướp đi bởi bệnh tật là điều sớm hay muộn mà thôi. Trước tình hình đó, vấn đề chăm sóc
sức khỏe cho con người được đặt lên hàng đầu.
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ. Trong đó người cung ứng và người sử dụng
quan hệ với nhau thông qua gía của dịch vụ. Tuy nhiên không giống các loại dịch vụ
khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng. Đó là:
Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ
khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp
khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước đươc.
Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (Người bệnh) thường không thể
hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều
vào bên cung ứng(cơ sở y tế) . Cụ thể: Khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh việc
diều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định .


Như vậy: người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, người
chữa cho mình chứ không được lựa chọn phương pháp chữa bệnh cho mình. Mặt khác do
dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dầu không có tiền
nhưng vẫn cần phải khám chữa bệnh. Đặc điểm đặc biệt này không giống các loại hàng
hóa khác. Với các loại hàng hóa khác người mua có rất nhiều phương pháp để lựa chọn
thậm chí không mua nếu chưa có khả năng tài chính.
[Type text]
Trong cơ chế thị trường, để có lợi nhuận tối đa, nhà sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu và
giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
Thong qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự dộng phân bổ một cách tối
ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thị trường
phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ và không bị ảnh hưởng bởi các
tác động ngoại lai.
Thị trường y tế không phải là thị trường tự do. Trong thị trường tự do, giá của một
mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Trong thị
trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do người bán quyết định.
Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với
sự gia nhập thi trường của các nhà cung ứng dich vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ
y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất dịnh về cơ
sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.
Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Như trên
đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do
vậy hầu như người bênh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc
lựa chọn các dịch vu y tế (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không được kiểm
soát tốt se dẫn tói tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cunh ứng,đẩy cao chi phí y tế
Đặc điểm của dịch vụ y tế là “hàng hóa công cộng ” vì nó mang tính không cạnh
tranh,mọi người ai cũng có thể đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh không phân biệt bất
kì ai . Nó cũng mang tính không loại trừ vì mọi người đều được hưởng dịch vụ mà không
phải tiền (việc tiêm phòng) nhưng đối với dịch vu y tế điều này chỉ mang tính tương
Mang tính chất “ngoại lai”. Khái niệm “ngoại lai” ở đây là lợi ích không chỉ giới hạn

ở những người trả tiền để hưởng dich vụ mà kể cả những người không trả tiền cungx
được hưởng những lợi ích này
Ví dụ : Các dịch vu y tế dự phòng , giáo dục sức khỏe có lợi cho mọi người dan trong
khi họ khong phải trả tiền để mua các loại dich vụ này. Chính điều này không tạo ra được
động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất.không khuyến khích được việc cung ứng các dịch vụ
này. Do vây, để đảm bảo đủ cung đáp ứng đủ cho cầu cần có sự can thiệp của nhà nước
trong cung ứng các dịch vu y tế mang tính công cộng
II.CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ
Như chúng ta đã biết.dịch vụ y tế là một trong những dịch vụ không thể thiếu
được đối với mỗi người người trong cuộc sống. Nó là một dịch vụ đặc biệt, nó khác với
[Type text]
những dịch vụ khác ở chỗ là khi con người không có khả năng thanh toán thì vẫn phải
tiêu dùng.Do đó có rất nhiều người vì hoàn cảnh kinh tế của mình mà không có đủ khả
năng để chi trả cho việc khám chữa bệnh. dịch vụ. Nhưng mục tiêu cuối cùng của các nhà
tư nhan này đều vì mục tiệu đạt lợi nhuận tối đa. Vì vậy, do đó có nhiều lĩnh vực của dịch
vụ y tế sẽ không được các nhà tư nhân tham gia vào vì họ không đạt được mục tiêu lợi
nhuận. Mạt khác nhiều nhà tư vì mục tiêu lợi nhuận mà họ đã bất chấp tất cả để có thể đạt
lợi nhuận như : Khám chữa bệnh với giá mắc, thái độ phục vụ với khách hàng cũng rất
khác nhau. Ai có tiền thì phục vụ tốt, ai không có tiền thì phục vụ với thái độ thờ ơ. Bên
cạnnh đó, cũng có những dịch vụ y tế mà thị trường có thể cung cấp nhưng cung cấp
không đầy đủ hoặc dễ tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, làm ảnh hưởng dến lợi ích của
người tiêu dùng nói riêng và lợi ích của toàn xã hội nói chung. Ví dụ: Tiêm phòng…
Chính vì những lí do trên, mà nhà nước phải có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ y tế và
kiểm soát thị trường tư nhân để dáp ứng những quyền lợi cơ bản của người dân. Tuy
nhiên trên thực tế , nhà nước không phải là tác nhân duy nhất cung ứng các dịch vụ y tế
công. Tùy theo tính chat và loại hình của từng loại dịch vụ y tế mà nhà nước trục tiếp
cung ứng hoạc có thể chuyển giao cho khu vực phi nhà nước. Có thể thấy rõ rang theo
thời gian, vai trò của nhà nước và các tác nhân khác trong cung ứng dịch vụ y tế có sự
biến đổi đáng kể dẫn đến các dạng thức cung ứng dịch vụ y tế khác nhau. Hiện nay việc
cung ứng dịch vụ y tế được tiến hành dưới các hình thức sau:

1.Các cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng dịch vụ y tế
Theo hình thức này nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp cung ứng các dịch vụ lien
quan đến lợi ích của tất cả mọi người, đến lợi ích chung của xã hội. Ví dụ : Đối với việc
tiêm phòng cho trẻ . nếu chính phủ không tham gia vào việc cung ứng dịch vụ thì việc
tiêm chủng chỉ được các gia đình có điều kiện mới cho con em của mình tiêm phòng còn
đối với các gia đình có hoàn cảnh kho khăn thì việc lo cho bữa ăn còn chưa đủ thì họ sao
co thể nghĩ đến việc tiêm phòng cho con em của mình hoặc những gia đính ở vùng sâu
vùng xa,vấn đề tiếp cận những thứ đó là rất ít vì việc cung cấp dịch vụ này tới những nơi
đó là rât khó khăn.Vì vậy, cần phải có sự cung ứng xủa nhà nước
Nhà nước với vai trò của mìnhchur đạo của mình là cung cấp dịch vụ y tế mà rất ít
nhà tư nhân tham gia đầu tư hoặc ở những nơi có địa bàn không thuận lợi cho việc đầu tư
(ở những vùng sâu , vùng xa) mà thị trường không thể hoặc không muốn tham gia do chi
phí quá lớn hay không có lợi nhuận. Do đó nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp trong đó
có biện pháp đưa các bác sỹ về các vùng sâu vùng xa
Với quan điểm sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội, và đầu
tư cho sức khỏe là đầu tư cho phát triển; nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước quan tâm
[Type text]
lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cho y tế. Cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức,
viên chức, ngành Y tế vượt qua những khó khăn, thách thức và đạt nhiều kết quả đáng
trân trọng. Hệ thống y tế ngày càng được hoàn thiện hơn; hệ thống bệnh viện công lập
được giữ vững, củng cố và phát triển; công tác phòng, chống dịch đạt được nhiều kết quả
khả quan; công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế ngày càng được chú trọng và chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, năm 2009 đánh dấu bước tiến bộ
vượt bậc trong toàn ngành với việc hoàn thành xuất sắc cả bốn chỉ tiêu Quốc hội giao, đạt
15/15 chỉ tiêu của ngành và vượt trước từ hai đến ba năm một số chỉ tiêu Thiên niên kỷ.
Bên cạnh các thành tựu đạt được, ngành y tế đang đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức, đặc biệt về nhân lực y tế như sự phân bổ nhân lực y tế không đều giữa các
vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và vùng đồng bằng. Tình trạng
thiếu nhân lực y tế phổ biến ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; nhất
là ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, nơi có mức độ phát triển

kinh tế - xã hội thấp hơn và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cao thì chỉ số bác
sĩ lại thấp nhất. Đây là sự bất cập giữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khả năng đáp ứng
về nguồn nhân lực, cho thấy sự bất cập trong cung ứng và sử dụng dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh giữa các vùng miền.
Mặc dù, số lượng bác sĩ được đào tạo hằng năm tăng, nhưng rất ít bác sĩ về công
tác tại y tế cơ sở, địa bàn vùng sâu, vùng xa. Hiện tượng di chuyển cán bộ y tế từ tuyến
dưới về tuyến trên, từ các vùng khó khăn ra vùng kinh tế - xã hội phát triển vẫn diễn tiến
hầu như không có điểm dừng.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, thời gian qua, ngành y tế thực hiện
nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đồng thời với việc đầu tư xây
dựng mới, nâng cấp cơ sở, bổ sung cho bệnh viện huyện thiết bị chẩn đoán và điều trị cơ
bản, trang bị một số thiết bị hiện đại, chuyên sâu cho bệnh viện tỉnh và bệnh viện Trung
ương. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới. Tham mưu cho
Chính phủ ban hành nhiều chính sách về đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực y tế cho y tế cơ
sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Phối hợp tích cực với các bộ, ngành đề
xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách cho cán bộ y tế, chế độ phụ cấp ngành nghề,
phụ cấp vùng miền, phụ cấp phòng, chống dịch bệnh, phụ cấp trực. Xây dựng chương
trình hành động triển khai Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 3-6-2008 của Quốc hội
Khóa XII, về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân; trong đó có việc nâng cao, xây dựng mới bệnh viện đa khoa
cho những tỉnh, khu vực khó khăn và bệnh viện chuyên khoa cho khu vực đồng bằng.
Đặc biệt, ngày 26-5-2008, Bộ Y tế ký ban hành Quyết định số 1816/QĐ-BYT phê duyệt
Đề án "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện
tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh" (gọi tắt là Đề án 1816), nhằm ba
mục tiêu chính: Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới,
đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; giảm tình trạng quá tải cho các
bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương; chuyển giao công nghệ
và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ tuyến dưới.
[Type text]
Sau hơn một năm tích cực triển khai thực hiện, Đề án 1816 đã thu được những kết

quả khích lệ: nhiều bệnh viện Trung ương và bệnh viện hạng I của một số thành phố lớn
cử hàng nghìn lượt cán bộ đi luân phiên hỗ trợ gần 200 bệnh viện và cơ sở y tế trực thuộc
62 tỉnh, thành phố; đã chuyển giao hơn một nghìn kỹ thuật thuộc nhiều chuyên ngành,
chuyên khoa; mở nhiều lớp tập huấn cho hàng vạn lượt cán bộ y tế tuyến dưới và điều trị
cho hơn 200 nghìn lượt người bệnh, phẫu thuật gần năm nghìn ca, đặc biệt nhiều ca bệnh
hiểm nghèo đã được cứu sống và nhiều cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện đã luân phiên
xuống các tuyến dưới. Kết quả này khẳng định Đề án 1816 đã đạt được các mục tiêu cơ
bản, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Việc thực hiện
Đề án 1816 là một giải pháp góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán về nhân
lực của ngành Y tế, đồng thời mang đậm tính nhân văn, thể hiện truyền thống văn hóa tốt
đẹp của người Việt Nam sẵn sàng tương thân, tương ái, chia sẻ kinh nghiệm, đùm bọc lẫn
nhau. Qua đó khẳng định Đề án 1816 là một chủ trương đúng đắn phù hợp ý Đảng, lòng
dân.
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhất là đối với tuyến cơ
sở, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các cấp, các ngành cần tập trung triển khai thực
hiện tốt một số vấn đề: Một là, Bộ Y tế, các cấp, các ngành cần tiếp tục tổ chức triển khai
tốt Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23-2-2005 của Bộ Chính trị về "Công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới", các kết luận: số 42-KL/TW của
Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y
tế công lập, số 43-KL/TW ngày 1-4-2008 của Bộ Chính trị về ba năm thực hiện Nghị
quyết 46-NQ/TW và năm năm thực hiện chỉ thị 06-CT/TW; tập trung chỉ đạo thực hiện
tốt những cơ chế chính sách đã có, như khuyến khích trí thức trẻ về cơ sở (đặc biệt đối
với 62 huyện nghèo các xã biên giới hải đảo); đào tạo cử tuyển; đào tạo theo yêu cầu; kết
hợp quân - dân y; đổi mới cơ chế kinh tế y tế; thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và tiến tới
thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014; thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh
tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý y tế theo tinh thần của Nghị
quyết 46-NQ/TW. Nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của địa phương là rất quan
trọng. Hai là, quán triệt sâu sắc xã hội hóa hoạt động y tế là một chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước. Vấn đề nhân lực y tế tuyến cơ sở luôn cần được quan tâm, kết hợp công lập
và ngoài công lập. Quan niệm công lập là "phần cứng" có nhiệm vụ giữ vững vai trò chủ

đạo của y tế công lập nhằm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo định hướng công bằng,
hiệu quả và phát triển; y tế ngoài công lập là "phần mềm" - một bộ phận không thể thiếu
để bổ sung cho "phần cứng", đồng thời thể hiện tính linh hoạt, năng động; tạo nên sự
phong phú đa dạng của các địa phương. Ba là, Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, điều
hòa, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện tốt các cơ chế chính sách
bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, đồng bộ, rộng khắp ở các địa phương. Đặc biệt, chú
trọng hỗ trợ ở mức cao đối với nông thôn, miền núi, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo,
song cần có các biện pháp, chính sách cụ thể để các bệnh viện có cán bộ đi luân phiên
hoạt động bình thường, bảo đảm tốt chất lượng các dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân
dân. Cần bám sát thực tế, qua sơ kết, tổng kết để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế,
chính sách hướng tới ngày càng sát hợp và hiệu quả hơn.
[Type text]
Bốn là, triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả Đề án 1816. Duy trì tính bền
vững và hiệu quả của việc Trung ương cử cán bộ y tế về hỗ trợ tỉnh; các địa phương
nhanh chóng kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1816 cấp tỉnh, triển khai thực hiện
việc cử cán bộ từ tỉnh hỗ trợ bệnh viện huyện, bác sĩ từ huyện về khám bệnh, chữa bệnh
tại xã cho sát hợp, tránh hình thức, lãng phí. Phát động và triển khai tích cực phong trào
thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện tốt
quy tắc ứng xử, tổ chức đánh giá, nêu gương những điển hình tiên tiến, tích cực, tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn khái quát thành các bài học về luân phiên, luân chuyển cán bộ.
Xây dựng, hoàn thiện quy định cử cán bộ đi luân phiên, tiến tới luật hóa trách nhiệm và
nghĩa vụ của cán bộ y tế, đồng thời xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Người thầy thuốc giỏi đồng thời
phải là như người mẹ hiền", toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế phát huy
hơn nữa thành tích đã đạt được, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người thầy thuốc và
hướng về cơ sở để thực hiện "mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe"
Nhưng trên thưc tế viêc cng ứng các dịch vụ công còn nhiều bất lợi vì dể sảy ra
hiện tượng kẻ ăn không. Mọi người với quan điểm không phải của mình nên sử dụng
dich vụ y tế công một cách lãng phí ma trong khi dó thì nhiều người cần dịch vụ này lại
không dược sử dụng. do đó trong những năm gần đây nhà nước vẫn cung ứng những dịch

vụ công nhưng cùng với đó là việc ban hành các chính sách về BHYT chính vì thể mà đã
hạn chế được việc sử dụng lãng phí dịch vụ y tế công cộng
2.Nhà nước chuyển một phần hoạt động cung ứng dịch vụ y tế dưới các
hình thức khác
a. Ủy quyền cho các công ty tư nhân hoặc các tổ chức chính phủ cung ứng một
số dịch vụ y tế mà nhà nước có trách nhiệm đảm bảo và thường có nguồn kinh phí từ
ngân sách nhà nước .Công ty tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ được ủy quyền phải
tuân thủ những điều kiện do nhà nước quy định và dược nhà nước cấp kinh phí.
Hình thức này được nhà nước áp dụng bằng cách xây dựng các bệnh viện sau đó
giao cho các tổ chức ,cá nhân quản lý và hoạt động.theo hình thức này đã có rất nhiều
hạn chế. Ví dụ: Có sẵn cơ sở vật chất của Nhà nước đầu tư, các BV công đua nhau mở
các khoa khám, chữa bệnh dịch vụ, mổ dịch vụ, giường dịch vụ…
Tại BV Chợ Rẫy, ba mức giá khám dịch vụ: 30.000 đồng/lần, 50.000 đồng/lần và
75.000 đồng/lần. Tại BV Nhân dân Gia Định, khám bệnh thông thường 20.000 đồng/lần,
khám dịch vụ 80.000 đồng/lần. Tại BV Nguyễn Tri Phương, khám thông thường cho
người bệnh không có bảo hiểm 30.000 đồng/lần, khi khám dịch vụ 70.000 đồng/lần.
Muốn khám theo yêu cầu có đích danh bác sĩ là 100.000 đồng/lần.
Ở BV Nguyễn Tri Phương, phòng dịch vụ với chiếc máy điều hòa cũ kỹ, một
phòng hai giường ở khoa Ngoại Thần kinh thu của bệnh nhân 350.000 đồng/ngày. Phòng
dịch vụ ở BV Điều dưỡng phục hồi chức năng TP.HCM giá 350.000 đồng/ngày, phòng có
tivi, điều hòa và tủ lạnh là 450.000 đồng/ngày…
[Type text]
Chính vì vậy mà nhà nước cần phải đưa ra các chính sách ,quy định phù hợp để
đảm bảo lợi ích cho người dân
b. Nhà nước liên doanh cung ứng dịch vụ y tế với các tổ chức cá nhân trên cơ sở
đóng góp nguồn lực chia sẻ rủi ro và cùng phan chia lợi nhuận. Hình thức này cho phép
nhà nước giảm phần đầu tư từ ngân sách cho dịch vụ y tế công mà vẫn tham gia trục tiếp
và thường xuyên các dịch vụ này mà vẫn đảm bảo lợi ích chung
Ví dụ : Bệnh viện Việt Pháp tại Hà Nội
c. Nhà nước chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ y tế cho các tổ chức cá

nhân khác. Đối với các dịch vụ này mà các tổ chức này có điều kiện thực hiện hiệu quả
như : Khám chữa bệnh. Các tổ chức này chủ yếu là các tư nhân hoặc các tổ chức phi
chính phủ nhưng được khuyến khích hoạt đông theo cơ chế không vì lợi nhuận mà chỉ
thu phí để tự trang trải
d. Nhà nước tư nhân hóa dịch vụ y tế. Trong đó nhà nước bán các phương tiện và
quyền chi phối của mình cho tư nhân nhưng vẫn giám sát và đảm bảo lợi ích công bằng
pháp luật như : Chính phủ đưa ra một mức giá tối đa với các loại dịch vụ y tế để các tư
nhân áp dụng . Qua đó đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng vừa đảm bảo cho các bệnh
viện tư nhân phát triển.
Ví dụ : các bệnh viện tư nhân tại Đà Nẵng
Bệnh viện Bình dân. Địa chỉ: 376 Trần Cao vân, Đà Nẵng.Điện thoại: (84.511)
714033.Giám đốc: Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng
-Bệnh viện Hoàn Mỹ.Địa chỉ: 161 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng. Điện thoại: (84.511)
65067 Giám đốc: Bác sĩ Nguyễn Văn Lý
- Bệnh viện tư Nguyễn Văn Thái (ngoại khoa kỹ thuật cao).Địa chỉ: Trần Hưng Đạo
(Bạch Đằng Đông), Đà Nẵng.Điện thoại: (84.511) 944346.Giám đốc: Bác sĩ Nguyễn Văn
Thái
- Bệnh viện tư nhân Vĩnh Toàn.Địa chỉ: 49 Lê Duẩn, Đà Nẵng.Điện thoại: (84.511)
89292 Giám đốc: Bác sĩ Nguyễn Cước.
III.KHU VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ
1 Khu vực công cộng
Khu vực công cộng cung cấp dịch vụ y tế chính là nhà nước. Nhà nước cung cấp các
dịch vụ y tế mà thi trường không thể đáp ứng được hoặc nếu có thì cũng rất ít. Các dịch
vụ được khu vực này cung bằng cách:
-Xây dựng các bệnh viện phục vụ người dân. Mọi người đều có thể đến đó khám
chữa bệnh và được tư vấn miễn phí về những dich vụ cần thiết
-Tiêm phòng vacxin miễn phí
[Type text]
-Cấp phát thuốc miễn phí
-Tổ chức vận động cán bộ, bác sĩ đến những vùng sâu vung xa để khám chữa bệnh

-Thường xuyên mở những lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sỹ
-Mở những cuộc trao đổi giữa các y bác sỹ
2. Khu vực tư nhân
Khu vực này cung cấp dịch vụ y tế bằng cách tự mình mở các phòng khám để phục
vụ cho mọi người. Tất cả mọi người tới đây đều được thỏa mãn nhu cầu của mình. Do
đặc điểm của khu vực này là vì mục tiêu lợi nhuận nên giá cả của những hàng hóa
này cũng mắc hơn so với khu vực công. Nhưng dich vụ ở đây thì được cung ứng một
cách nhanh gọn. Người đến đây khám chữa bệnh có ân tượng rất tốt
Ví dụ như Bệnh viện K có khu khám bệnh chuyên khoa dành cho những người
bệnh tự nguyện và có bảo hiểm y tế, có giấy giới thiệu từ các cơ sở y tế tuyến Huyện,
Tỉnh và Trung ương gửi đến. Tất cả đối tượng khám từ vùng đầu cổ, thân mình, tứ chi, vù
và bộ phận sinh dục đều được thực hiện ở đây theo bảng giá qui định của Bộ Y Tế về thu
một phần viện phí.
Các phòng khám bắt đầu nhận bệnh nhân từ 7 giờ 30 đến 17giờ trừ ngày thứ 7 và
Chủ nhật, bệnh nhân đến khám cần đăng ký tại cửa đón tiếp, mua biên lai và nhận số vào
khám, cầm sổ y bạ và chờ theo số để vào khám theo quy luật ai đến trước vào trước. Trẻ
em dưới 5 tuổi và người già trên 70 tuổi được ưu tiên, người bệnh nặng cần cấp cứu được
nhận khám ngay.
Chất lượng khám bệnh như thế nào
Ngoài kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng, thày thuốc khám dựa vào một hệ thống xét
nghiệm đầy đủ.
Khoa chẩn đoán hình ảnh gồm các máy chụp X-quang nhiều tính năng, máy siêu âm
hiện đại, máy chụp vú chuyên dụng, máy chụp cắt lớp vi tính.
Khoa giải phẫu bệnh - tế bào chẩn đoán bằng kính hiển vi về bệnh của tế bào và mô,
có thể chẩn đoán nhanh và chính xác trong vòng 15 phút, chẩn đoán và phân loại mô
bệnh học trong vòng 03 ngày - 1 tuần
Phòng xét nghiệm miễn dịch phát hiện các chất chỉ điểm ung thư lưu hành trong máu.
Khoa nội soi cho phép nhìn rõ các khối u trong lòng phế quản và đường tiêu hóa, ổ
bụng, sinh thiết trực tiếp các khôi u giúp chẩn đoán chính xác nhất.Khoa xét nghiệm máu
và sinh hóa máu đánh giá về thể chất và các rối loạn huyết học

Sau khi có đầy đủ thông tin về khám và xét nghiệm, thày thuốc khám sẽ cho bệnh
nhân biết tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh và hướng dẫn cách điều trị đạt hiệu quả cao
[Type text]
nhất. Ngoài ra người bệnh và gia đình có thể nhận được những lời khuyên bổ ích về cách
săn sóc tại nhà, tiên lượng bệnh. . .
Hướng dẫn điều trị tại bệnh viện K
Đối với người có u lành tính:
Phòng tiểu phẫu (gác 2, nhà B) tiếp nhận điều trị phẩu thuật các khối u lành. Người
bệnh được mổ và săn sóc sau mổ an toàn để có thể về nhà thật sớm, chi phí tối thiểu. Phí
điều trị tùy theo mức độ khó hãy dễ phẩu thuật, theo qui định của Bộ Y Tế. Một số u lành
với kích thước lớn, ở vị trí nguy hiểm nhận vào viện mổ nội trú.
Đối với người mắc ung thư:
Tùy theo loại ung thư, giai đoạn bệnh ung thư mà người bệnh được tiếp nhận vào các
khoa điều trị. Nếu bệnh cần phẩu thuật u vùng đầu cổ vào khoa ngoại A; U vú vào khoa
ngoại B; U tổng hợp và tiêu hóa vào khoa ngoại C; U ở phổi và khoa ngoại D; Utử cung,
buồng trứng, âm hộ âmvật vào khoa ngoại E. Các trường hợp cần tia xạ trước có thể vào
khoa xạ I, khoa xạ II, khoa xạ III. Trường hợp điều trị hóa chất người bệnh nhập viện vào
khoa hóa chất.
Các trường hợp ung thư giai đoạn muộn không còn chỉ định điều trị tích cực tại Bệnh
viện K sẽ được chuyển đến Khoa điều trị triệu chứng Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp để
chăm sóc hoặc được kê đơn và hướng dẫn chăm sóc tại nhà nhằm giảm bệnh, giảm đau
đớn.
Các khối u ở trẻ em được điều trị tại cơ sở Tam Hiệp. Một số phẩu thuật da, xương,
phần mềm, vú. . . sẽ vào khoa ngoại Tam Hiệp, nơi có 2 buồng mổ hoạt động thường
xuyên.
Đối với người mắc bệnh không phải là khối u:
Trường hợp bệnh viêm nhiễm hoặc dị dạng, đặc biệt là các bệnh tiền thân của ung thư
được điều trị theo chỉ định của bệnh. Ví dụ: Phẫu thuật các nốt ruồi, mụn cơm, cắt bao
qui đầu, hạ tinh hoàn lạc chỗ. Điều trị chống viêm các bệnh viêm không đặc hiệu hoặc
đặc hiệu (Lao), kê đơn các bệnh thông thường về đường tai mũi họng, hô hấp, tiêu hóa,

tiết niệu, sinh dục.

×