Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quyền nhân thân về hình ảnh trong Luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.29 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMPhân
KỸ cơng
THUẬT TP.HCM
Mức độ
Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ

hồn thành
100 %
100 %
100 %
100 %
100 %
100 %

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: Quyền nhân thân về hình ảnh trong Luật dân sự
Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:
Lớp:

Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2023
DANH SÁCH NHÓM




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN HÌNH ẢNH CỦA CÁ
NHÂN...................................................................................................................3


1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân:......................................................3
1.2. Khái niệm về hình ảnh của cá nhân:...........................................................4
1.3. Quy định của pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân:...........................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁO DỤNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HÌNH
ẢNH CÁ NHÂN CỦA VIỆT NAM....................................................................5
2.1. Đánh giá, nhận xét về việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt
Nam:...................................................................................................................5
2.2. Phân tích 3 vụ việc xâm phạm quyền hình ảnh:.........................................6
2.3. Nhận xét, bình luận và đề xuất giải pháp:................................................13
KẾT LUẬN............................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thế giới hiện đại, việc bảo vệ hình ảnh cá nhân và danh tiếng trở nên
ngày càng khó khăn hơn. Sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã
làm cho việc chia sẻ, lưu trữ và sử dụng hình ảnh cá nhân trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, việc lạm dụng hình ảnh cá nhân hoặc xâm phạm quyền riêng tư có thể
gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến danh tiếng và quyền tự do cá
nhân.
Do đó, việc nghiên cứu về “Quyền nhân thân về hình ảnh trong Luật dân
sự” trở nên cần thiết và thực tế. Việc tìm hiểu về quyền nhân thân về hình ảnh
trong Luật dân sự giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quyền sở hữu và quyền kiểm sốt
hình ảnh cá nhân. Đồng thời, nó cũng giúp chúng ta nắm bắt được trách nhiệm
pháp lý của người sở hữu hình ảnh và những người liên quan đến hình ảnh cá
nhân.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là làm sáng tỏ các khái niệm về quyền
nhân thân về hình ảnh trong Luật dân sự, đồng thời cung cấp một cái nhìn chi
tiết về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền riêng tư và danh tiếng cá nhân.
Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích và đánh giá các trường hợp pháp lý
liên quan đến quyền nhân thân về hình ảnh.
 Một mục tiêu quan trọng khác của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp pháp lý
và cơ chế thực thi hợp lý nhằm đảm bảo việc bảo vệ quyền nhân thân về hình
ảnh trong Luật dân sự được thực hiện một cách hiệu quả và công bằng. Điều
này bao gồm việc đề xuất các quy định và quy tắc pháp lý rõ ràng để giám sát
và kiểm sốt việc sử dụng hình ảnh cá nhân, cũng như đề xuất các biện pháp
bồi thường và xử lý hợp lý trong trường hợp vi phạm quyền nhân thân về hình
ảnh.

1


3. Phương pháp nghiên cứu:
 Phân tích văn bản pháp luật: phân tích các văn bản pháp luật liên quan đến
quyền nhân thân về hình ảnh trong Luật dân sự Việt Nam như các quy định,
thông tư, nghị định liên quan.

 Nghiên cứu tài liệu: xem xét các tài liệu, bài viết, luận án và các cơng trình
nghiên cứu trước đây liên quan đến quyền nhân thân về hình ảnh trong Luật
dân sự Việt Nam.
 Phân tích và đánh giá: phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành,
cũng như các vấn đề, lỗ hổng hoặc vướng mắc trong việc bảo vệ quyền nhân
thân về hình ảnh trong Luật dân sự Việt Nam. Từ đó, đề xuất và đề ra các giải
pháp, cải tiến hoặc điều chỉnh để nâng cao bảo vệ quyền nhân thân về hình
ảnh trong lĩnh vực pháp luật.

2


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN HÌNH ẢNH CỦA CÁ
NHÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân:
 Khái niệm:
Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền nhân thân được quy định
trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Quyền nhân thân là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước
bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền
cá nhân, Quyền nhận dạng cá nhân bao gồm một số quyền được quy định để bảo
vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Cụ thể nó bao gồm quyền của một
cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của mình, hình ảnh, diện mạo,
hoặc các đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình. Nó thường được
coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân, và như vậy,
hiệu lực của quyền nhân thân có thể tồn tại kể cả sau cái chết của cá nhân, pháp
nhân và có thể thừa kế hoặc hiến tặng (mức độ khác nhau tùy thuộc vào thẩm
quyền và luật pháp của mỗi quốc gia).

 Đặc điểm:
 Thứ nhất, quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được
phép chuyển giao cho người khác.
 Thứ hai, quyền nhân thân không xác định được bằng tiền. Về cơ bản, chủ thể
của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà khơng được hưởng
lợi ích vật chất. Những lợi ích vật chất mà chủ thể được hưởng là do giá trị
tinh thần mang lại.
 Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý
mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật.
3


 Thứ tư, quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối. Các chủ thể có nghĩa vụ
tơn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ.
1.2. Khái niệm về hình ảnh của cá nhân:
Hình ảnh của cá nhân là hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặc điểm rõ ràng
khác về nhận dạng cá nhân của một người. Đây là một phần quan trọng của quyền
nhân thân và được pháp luật bảo vệ. Việc tôn trọng và bảo vệ quyền đối với hình
ảnh của cá nhân là nhiệm vụ của mỗi cá nhân và tổ chức trong xã hội.
1.3. Quy định của pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân:
Theo Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Điều này có nghĩa là việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của
người đó. Nếu hình ảnh của người khác được sử dụng cho mục đích thương mại,
thì người sử dụng phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ khi các bên có thỏa
thuận khác (Điều 32).
Ngồi ra, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định rằng việc sử dụng hình ảnh
của người khác mà khơng được sự đồng ý có thể bị coi là vi phạm quyền nhân
thân và người bị xâm phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁO DỤNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HÌNH
ẢNH CÁ NHÂN CỦA VIỆT NAM
2.1. Đánh giá, nhận xét về việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt
Nam:
Bộ Luật Dân sự 2015 của Việt Nam đã áp dụng quy định về quyền nhân
thân đối với hình ảnh , dưới đây là một số đánh giá và nhận xét về việc áp dụng
các quy định này:
 Điều kiện và giới hạn áp dụng: Bộ Luật Dân sự 2015 đặt ra một số điều kiện
và giới hạn áp dụng quyền nhân thân đối với hình ảnh. Việc sử dụng hình ảnh
của một người trong mục đích cơng khai cần có sự đồng ý của người đó hoặc
nếu hình ảnh đó liên quan đến lợi ích của cơng chúng. Ngồi ra, Bộ Luật cũng
quy định rõ ràng về việc người có quyền u cầu ngừng sử dụng hình ảnh của
mình khi sử dụng vượt quá mục đích đã đồng ý ban đầu.
 Trách nhiệm pháp lý: Bộ Luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm pháp lý đối
với việc vi phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Người bị vi phạm quyền
này có quyền yêu cầu ngừng việc sử dụng hình ảnh, xin lỗi và khơi phục danh
dự, hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đồng thời, người vi phạm cũng phải
chịu trách nhiệm và có thể bị xử lý hình sự hoặc dân sự tùy thuộc vào mức độ
vi phạm.
 Thiếu sự rõ ràng và hạn chế: Một nhược điểm của quy định về quyền nhân
thân đối với hình ảnh trong Bộ Luật Dân sự 2015 là sự thiếu rõ ràng và hạn
chế trong việc định nghĩa và áp dụng. Điều này có thể dẫn đến tình huống mâu
thuẫn và gây khó khăn trong việc áp dụng quy định này. Cần có sự bổ sung và
làm rõ hơn về các khái niệm và trường hợp cụ thể để tránh sự hiểu lầm và
tranh cãi.
 Cần áp dụng hiệu quả: Mặc dù có các quy định về quyền nhân thân đối với
hình ảnh trong Bộ Luật Dân sự 2015, việc áp dụng và tuân thủ chưa được đảm
bảo một cách hiệu quả. Cần có sự tăng cường giám sát và thực thi pháp luật để

5


đảm bảo rằng quyền nhân thân đối với hình ảnh được bảo vệ và việc vi phạm
được xử lý một cách công bằng và nghiêm minh.
Tổng quan, Bộ Luật Dân sự 2015 đã đưa ra các quy định về quyền nhân
thân đối với hình ảnh nhằm bảo vệ quyền riêng tư và danh dự của cá nhân. Tuy
nhiên, việc áp dụng và hiện thực hóa quy định này cần được cải thiện để đảm bảo
tính cơng bằng và hiệu quả trong bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh.
2.2. Phân tích 3 vụ việc xâm phạm quyền hình ảnh:
 Vụ việc 1: Độ Mixi lên tiếng bức xúc vì hình ảnh cá nhân bị lợi dụng để
quảng cáo cho game cờ bạc
/> Tóm tắt vụ việc:
Với bản tính thẳng thắn và hài hước cùng những chia sẽ rất thật trên stream,
Độ Mixi đã thu hút một lượng fan đông đảo với hàng trăm nghìn lượt xem mỗi
tối.Ngồi ra, nam streamer cũng từng nằm trong danh sách top 10 nhân vật có ảnh
hưởng nhất mạng xã hội do Buzzmetrics bình chọn. Tuy nhiên, chính bởi sự nổi
tiếng và sức ảnh hưởng lớn đấy cũng mang cho anh rất nhiều sự phiền toái. Trong
một buổi livestream mới đây, Độ Mixi đã lên tiếng bức xúc khi hình ảnh cá nhân
của mình bị lợi dụng để quảng cáo cho một tựa game cờ bạc.
 Phân tích vụ việc trên và áp dụng các quy định của pháp luật:
Cụ thể, kẻ gian đã cắt ghép hình ảnh của nam streamer để đăng cơng khai lên
mạng xã hội, thậm chí đối tượng này cịn sử dụng cả hình ảnh con của Độ Mixi để
sử dụng cho mục đích quảng cáo tựa game cờ bạc này. Rõ ràng điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến Độ Mixi bởi nam streamer ln chủ động giữ hình tượng và ít khi
nhận cơng việc quảng cáo cho các nhãn hàng. Nam streamer chọn lựa rất kỹ và
thường chỉ nhận những quảng cáo mà anh nhận thấy phù hợp thay vì chạy theo tiền
bạc. Chính điều này khiến Độ Mixi càng được khán giả yêu mến. Tuy vậy, các bài
đăng quảng cáo lấy hình ảnh của anh vẫn xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội và
6



thậm chí cịn được chạy quảng cáo trên Facebook để thu hút nhiều người dùng tại
Việt Nam hơn.
Thực tế không ít quảng cáo đang lan truyền trên mạng đã khai thác trái phép
hình ảnh, thơng tin của người nổi tiếng nhằm phục vụ mục đích lợi nhuận, nhưng
chưa bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân cơ bản là do việc đăng tải
thông tin trên mạng xã hội vẫn đang thiếu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía người sản
xuất nội dung và nhà cung cấp dịch vụ, nên đã tạo kẽ hở để một số tổ chức, cá nhân
lợi dụng, trục lợi. Trong các sự việc như vậy, người thiệt hại đầu tiên chính là người
bị sử dụng trái phép thơng tin, hình ảnh do phần nhiều đều không hề hay biết về
việc làm phi pháp của một số tổ chức, cá nhân lợi dụng danh tiếng của họ để kinh
doanh, quảng cáo bất hợp pháp, thậm chí lừa đảo.
Các qui định pháp luật về hành vi nêu trên:
Tại khoản 1, Điều 32, Luật Dân sự năm 2015 về Quyền của cá nhân đối với
hình ảnh quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng
hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người
khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác”. Theo đó “Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy
định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền u cầu Tịa án ra quyết định buộc
người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm
dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác
theo quy định của pháp luật” (khoản 3, Điều 32).
Còn theo khoản 8, Điều 8, Luật Quảng cáo bổ sung sửa đổi năm 2018, thì
một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo là quảng cáo có sử dụng
hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường
hợp được pháp luật cho phép. Người tiếp nhận quảng cáo có quyền: “Được yêu cầu
người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số
lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân đã

quảng cáo; Được tố cáo, khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật” (khoản 3, 4,
Điều 16 Quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo).
7


Trong bối cảnh đó, để đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển và xác định cơ
sở pháp luật nhằm kịp thời xử lý các hiện tượng, vấn đề bất cập mới nảy sinh, ngày
27/1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2022/NĐ-CP sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần
số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số
119/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong
hoạt động báo chí xuất bản (Nghị định 14). Đáng chú ý, tại khoản 30, Điều 1 Nghị
định 14 quy định, áp dụng mức phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng (mức cũ là 20 đến
30 triệu đồng) đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng khơng đúng mục đích
thơng tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể
thơng tin cá nhân; Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thơng tin cá nhân đã thu
thập, tiếp cận, kiểm sốt cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá
nhân; Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của
người khác. Và điểm g, khoản 32, Điều 1 Nghị định 14 quy định mức phạt tiền từ
80 đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Quảng cáo bằng thư điện
tử hoặc quảng cáo bằng tin nhắn hoặc cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng internet
nhưng khơng có hệ thống tiếp nhận, xử lý u cầu từ chối của người nhận; Gửi tin
nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách
không quảng cáo.
 Vụ việc 2: Ca sĩ bị lợi dụng hình ảnh bán vé
/> Tóm tắt vụ việc:
Ngày 23/4, đại diện ca sĩ Noo Phước Thịnh cho biết một tổ chức tại Quảng
Ninh lợi dụng hình ảnh của nam ca sĩ để bán vé cho một đêm nhạc, dự kiến tổ chức
ngày 20/5. Ban đầu, đơn vị này có làm việc với nam ca sĩ để mời biểu diễn cho sự

kiện bất động sản.  Khi hợp đồng hồn tất, đơn vị thay đổi nội dung chương trình

8


thành đêm nhạc bán vé. Phía ca sĩ Noo Phước Thịnh quyết định hủy hợp đồng. Tuy
nhiên sau đó, đơn vị này vẫn sử dụng hình ảnh của nam ca sĩ để bán vé.  
Mới đây, ca sĩ Tuấn Hưng cũng lên tiếng về việc bị một đơn vị tổ chức hội
chợ sử dụng hình ảnh để bán vé. Nam ca sĩ có nhờ người quen đến tận nơi tổ chức
để xác nhận, thì người đại diện đơn vị này đổ lỗi cho cá nhân khác, liên tục đùn đẩy
trách nhiệm.Cho đến khi ca sĩ Tuấn Hưng lên tiếng trên trang cá nhân (có hơn 1,3
triệu người theo dõi), đã có khơng ít khán giả chi tiền mua vé.
 Phân tích vụ việc trên và áp dụng các quy định của pháp luật:
Trao đổi với Báo Phụ nữ TPHCM, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ nhiệm
Đồn Luật sư TPHCM -  cho biết căn cứ Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy
định, khi muốn sử dụng hình ảnh của người khác, phải được người đó đồng ý, nếu
sử dụng vì mục đích thương mại phải trả thù lao, trừ khi có thỏa thuận khác.
“Việc sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích quảng cáo mà khơng
được người đó đồng ý sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm b Khoản 3 Điều
34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (được sửa đổi bởi Nghị
định 128/2022/NĐ-CP).
Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tổ chức
vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần mức quy định. Đồng thời buộc phải tháo gỡ, xóa
bỏ quảng cáo và xin lỗi bằng văn bản đến người có hình ảnh bị xâm phạm”, luật sư
Nguyễn Văn Hậu cho biết.
Trong trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác mà gây hậu quả nghiêm
trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó, thì có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015
(sửa đổi 2017). Người phạm tội có thể chịu mức án là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10

triệu đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù nặng
nhất 5 năm. Ngồi ra cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
9


Đối với người bị sử dụng hình ảnh trái phép, cá nhân có quyền u cầu tịa
án ra quyết định buộc chủ thể vi phạm và các bên có liên quan thu hồi, tiêu hủy,
chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử
lý khác theo quy định của pháp luật (căn cứ Khoản 3 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015).
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, có một điểm đáng lưu ý được quy định trong
Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015: “Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động
cơng cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ
thuật và hoạt động công cộng khác, mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người có hình ảnh, thì khơng cần được sự đồng ý của người đó”.
“Do đó, khi hình ảnh bị sử dụng trái phép, nghệ sĩ cần phải xem xét liệu
hành vi đó có làm tổn hại gì đến mình hay khơng, rồi mới quyết định trình báo đến
cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu bảo vệ quyền lợi và bồi thường thiệt hại”, luật sư
Nguyễn Văn Hậu nói thêm.
Khi quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm, cá nhân có quyền bảo vệ
quyền nhân thân thông qua các phương thức:
Thứ nhất, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải
chính cơng khai, u cầu bồi thường hoặc khởi kiện lên tòa án, yêu cầu tòa án ra
quyết định liên quan bao gồm buộc chủ thể vi phạm hoặc liên quan phải: thu hồi,
tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại nếu có.
Thứ hai, áp dụng biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật, nếu thấy
hình ảnh của mình bị sử dụng khơng xin phép, gây hậu quả xấu, các nghệ sĩ có thể
nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp, xử lý và bảo vệ quyền lợi của mình.
 Vụ việc 3: Vụ hacker tung clip đời tư Văn Mai Hương
/> Tóm tắt vụ việc:


10


Trên mạng xã hội lan truyền các clip ghi lại cảnh mặc nội y, thay đồ của một
cô gái được cho là ca sĩ Văn Mai Hương, điều đáng nói các clip này được trích xuất
từ camera an ninh của nhà riêng ca sĩ và thời gian trong clip ghi nhận là được quay
từ năm 2015. Nhiều khả năng cho rằng những đoạn camera này đã bị kẻ xấu xâm
nhập vào hệ thống bảo mật và trích xuất mà nữ ca sĩ không hay biết. Sự việc xảy ra
đã gây ra sự tổn thất nghiêm trọng đối với cuộc sống của ca sĩ Văn Mai Hương,
cộng đồng mạng cũng đã lên tiếng bảo vệ Văn Mai Hương cũng như kêu gọi tẩy
chay việc chia sẻ clip, yêu cầu gỡ bỏ chip, động viên tinh thần nhằm xoa dịu một
phần nỗi đau mà cơ đang phải gánh chịu. 
 Phân tích vụ việc trên và áp dụng các quy định của pháp luật:
Kẻ gian truy cập bất hợp pháp vào hệ thống camera tại nhà riêng của ca sĩ
Văn Mai Hương để tung lên mạng xã hội được coi là hành vi xâm nhập trái phép
vào hệ thống máy tính, thư tín, điện thoại của người khác hoặc hành vi phát tán
trên không gian mạng các thơng tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời
sống riêng tư cá nhân.
Cụ thể, những người thực hiện hành vi nêu trên đã có dấu hiệu phạm
Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối
với hình ảnh như sau: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử
dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh
của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình
ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Việc sử dụng hình ảnh trong hai trường hợp sau đây khơng cần có sự đồng ý của
người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ, gồm:
Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng;
Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội
thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công

cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người có hình ảnh.
Xâm phạm hình ảnh cá nhân cịn được thể hiện thơng qua việc một số các
cơ quan báo chí cơng bố những hình ảnh được cá nhân thực hiện bảo mật. Hoạt
11


động của báo chí đã xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân, sử
dụng hình ảnh xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư. Hành vi này biểu
hiện ở việc cá nhân bị phát tán những bức hình, cảnh quay riêng tư, nó thuộc đời
sống sinh hoạt riêng tư của một người hoặc mặc dù là những hình ảnh bình
thường nhưng cá nhân thực hiện vào việc bảo mật những bức ảnh đó thì việc cơng
bố phát tán những bức ảnh cảnh quay đó, hành vi này là xâm phạm tới bí mật cá
nhân, đời sống riêng tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Đời tư và bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ và bất khả xâm
phạm. Đây là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cơng dân. Pháp luật có những quy
định về quyền bí mật đời tư khơng chỉ trong Bộ luật dân sự mà còn đề cập trong
một số văn bản pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác
như Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Bộ luật Tố
tụng Dân sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Quản lý Thuế…cao nhất là được
ghi nhận trong Hiến Pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo
quyền bí mật đời tư của cá nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Hiến pháp
năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an
tồn”.
Trong khi đó, Khoản 2 điều 592 Bộ Luật Dân sự quy định mức bồi thường
bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì
mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm khơng q
10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thêm vào đó, điểm e và điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định Nghị định
174/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vơ tuyến điện cũng có quy định
về phạt tiền. Cụ thể, mức phạt sẽ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành
vị cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa,
quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người khác.

12


Đặc biệt pháp luật về hình sự cũng có nhiều quy định đối với những người
có hành vi xâm phạm đời sống riêng tư cá nhân như: Áp dụng Khoản 1, Điều
155 Bộ Luật hình sự về tội "Làm nhục người khác" với hình phạt cảnh cáo, phạt
tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3
năm; áp dụng Điều 289 về xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn
thơng hoặc phương tiện điện tử của người khác với mức hình phạt cao nhất lên tới
12 năm tù và áp dụng Điều 288  đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy
tính, mạng viễn thơng.
2.3. Nhận xét, bình luận và đề xuất giải pháp:
 Nhận xét, bình luận
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì việc sử dụng hình ảnh của cá
nhân phải được người đó đồng ý. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ là khi sử
dụng hình ảnh của cá nhân khơng cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc
người đại diện theo pháp luật của họ trong trường hợp hình ảnh được sử dụng vì lợi
ích quốc gia, dân tộc, lợi ít cơng cộng hoặc hoạt động cơng cộng khác. Qua nghiên
cứu của nhóm thì hiện tại chưa có quy định cụ thể nào khái niệm rõ thế nào là sử
dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng hoặc hoạt động cơng cộng khác.
Từ đó, khi xảy ra tranh chấp thì rất khó để xác định có hành vi xâm phạm quyền
nhân thân đối với hình ảnh hay khơng? Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì

mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.
Luật chưa quy định rõ hoặc hướng dẫn như thế nào là vì mục đích thương
mại, căn cứ vào tiêu chí nào để xác định những hành vi sử dụng hình ảnh của cá
nhân vì mục đích thương mại. Ngun tắc xét xử nếu pháp luật khơng quy định thì
ưu tiên áp dụng phong tục tập qn tại địa phương, nếu khơng có phong tục tập
quán thì áp dụng tương tự pháp luật sau đó mới đến lẽ cơng bằng. Do đó, có thể
thấy, xét xử những vấn đề chưa có quy định pháp luật mang nặng tính chủ quan, đặc
biệt là nhìn nhận vấn đề chủ quan của Thẩm phán xét xử trực tiếp vụ việc.

13


Hiện nay, với thời đại công nghệ phát triển việc sử dụng hình ảnh của cá
nhân với nhiều hình thức đa dạng, chỉ bằng một vài thao tác đơn giản là có thể sử
dụng hình ảnh của người khác một cách dễ dàng, đặc biệt là trên môi trường mạng
xã hội. Việc sử dụng hình ảnh của người khác chủ yếu dưới hai dạng là nhằm mục
đích thương mại và phi thương mại. Hành vi sử dụng hình ảnh của người khác
nhằm mục đích thương mại gây ảnh hưởng đến quyền lợi về kinh tế của người bị
xâm phạm, tuy nhiên, với mục đích phi thương mại nhưng ảnh hướng đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân cũng là vấn đề quan trọng và đang được quan tâm
hiện nay.
Khi xảy ra sự việc xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân thì việc
xác định “trả thù lao cho người có hình ảnh” hiện nay chưa có một văn bản nào quy
định cụ thể, do đó, nếu có tranh chấp về mức thù lao mà các bên khơng thỏa thuận
được cũng là một khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong q trình giải quyết.
Khi giải quyết tranh chấp về vấn đề này, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào
quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết, theo quy định
của BLDS 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây

thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định khác”. Về nguyên tắc, thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Tuy
nhiên, việc xác định thiệt hại trong trường hợp này rất khó khăn, đặc biệt là trên mơi
trường mạng xã hội, vì nó là dịch vụ để kết nối nhiều người không phân biệt không
gian, thời gian, như vậy người này truyền cho người kia dễ dàng, làm hình ảnh bị
lan truyền nhanh chóng.
Việc xử lý chủ thể đăng những hình ảnh trái phép hoặc những hình ảnh gây
ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc xác định họ khơng có lỗi hoặc
lỗi vơ ý để giảm mức bồi thường là rất khó. Bên cạnh đó, có thể xảy ra tình huống
người vi phạm là người vi phạm thứ cấp, trực tiếp chia sẽ những hình ảnh đó, nghĩa
là họ mặc dù khơng biết hay khơng liên quan đến chủ thể có hình ảnh, nhưng họ lại
là người gián tiếp làm cho những thơng tin đó được lan truyền rộng rãi, dẫn đến hậu
quả nặng nề hơn. Trong trường hợp này, chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm có thể
14


khởi kiện những người này liên đới chịu trách nhiệm khơng? Nếu có thì cơ chế thực
hiện như thế nào thì hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể.
Tất cả các quyền dân sự của cá nhân đều được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ. Khi hành vi xâm phạm xảy ra thì hai bên có thể tự thỏa thuận. Ngun tắc
hịa giải ln được pháp luật dân sự khuyến khích. Và chỉ khi hai bên khơng thống
nhất ý chí được với nhau thì tranh chấp mới xảy ra và phát sinh thủ tục tố tụng. Tòa
án là cơ quan xét xử các vụ việc này và Tòa án chỉ thực sự tiến hành xét xử khi có
đơn yêu cầu của đương sự. Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 BLDS 2015, việc sử
dụng hình ảnh mà vi phạm thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết
định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu
hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp
xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận, nếu
các bên khơng thể thỏa thuận thì Tịa án sẽ xác định một mức hợp lý nhưng không

vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, việc vi phạm
đến quyền về hình ảnh của cá nhân gây ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín,
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân vơ cùng lớn hoặc
nguy hiểm hơn khi hành vi sử dụng hình ảnh đó để uy hiếp tinh thần, cưỡng đoạt tài
sản, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy… Với quy định mức bồi thường không vượt
quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì khơng phản ánh hết và bù
đắp được những thiệt hại mà chủ thể phải gánh chịu, vì người bị xâm phạm quyền
về hình ảnh tổn thất rất lớn về tinh thần. Do đó, mức bù đắp tổn thất tinh thần cần
được xác định một cách độc lập cho từng người, từng trường hợp cụ thể với những
mức bồi thường cụ thể khác thay vì phải giới hạn khơng vượt q 10 lần mức lương
cơ sở do Nhà nước quy định.
Đối với các trường hợp đăng báo vi phạm quyền hình ảnh thì khi phát hiện
hành vi vi phạm thì số báo phát hành quá lớn, hay hình ảnh được làm ra thành rất
nhiều bản phát cho nhiều người hoặc được đăng công khai trên mơi trường mạng và
đã có rất nhiều lượt xem, chia sẻ, việc thu hồi, tiêu hủy ở đây rất khó khi thực hiện.

15


Tuy nhiên, đối với những loại hình ảnh mang tính chất truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy nếu có thu hồi, tiêu hủy thì hình ảnh đã bị lộ, nhiều người đã xem, lưu vào đầu
óc của họ, làm sao tiêu hủy thu hồi trong đầu óc của mỗi con người. Các chủ thể có
hình ảnh bị xâm phạm thì có quyền tự mình hoặc được quyền u cầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm
phạm, nhưng khi yêu cầu họ không thực hiện hay các trường hợp u cầu bồi
thường nhưng người vi phạm khơng có tài sản để bồi thường, đây cũng là các vấn
đề đặt ra hiện nay. Như vậy, luật cần quy định rõ các biện pháp chế tài đối với các
trường hợp cụ thể để đảm bảo thực hiện có hiệu quả hơn các quyền của chủ thể có
hình ảnh bị xâm phạm, đồng thời răn đe người vi phạm.
Bên cạnh đó, BLDS 2015 cần quy định rõ hơn về khái niệm mục đích

thương mại và phi thương mại, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng và
hoạt động cơng cộng khác. Với quy định trên sẽ giúp hạn chế thấp nhất những thiệt
hại về quyền nhân thân nói chung và quyền hình ảnh của cá nhân nói riêng.
 Đề xuất giải pháp
 Trên cơ sở phân tích các nội dung trên, cần kiến nghị bổ sung thêm quy định tại
khoản 1 Điều 32 BLDS 2015 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
“Việc sử dụng trái phép hình ảnh người khác vào mục đích thương mại thì phải
bồi thường, mức bồi thường do hai bên thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được
thì do Tịa án quyết định.
 Tăng cường thông tin và giáo dục: Tổ chức các chiến dịch thông tin và giáo dục
để nâng cao nhận thức của cơng chúng về quyền hình ảnh và hậu quả của việc
xâm phạm. Cung cấp thông tin rõ ràng về quyền riêng tư và quyền sở hữu trí tuệ
liên quan đến hình ảnh để mọi người có thể hiểu và bảo vệ quyền của mình.
 Tăng cường kiểm soát và giám sát: Thúc đẩy sự kiểm soát và giám sát nghiêm
ngặt đối với việc sử dụng hình ảnh, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông và
mạng xã hội. Cần thành lập cơ quan giám sát độc lập để theo dõi và xử lý các vi
phạm quyền hình ảnh.
16


 Xây dựng phương pháp bảo vệ hình ảnh: Phát triển và thúc đẩy sử dụng công
nghệ và các biện pháp bảo vệ hình ảnh. Điều này có thể bao gồm việc áp dụng
kỹ thuật mã hóa, chữ ký số và công nghệ gương phản chiếu để ngăn chặn việc
sử dụng trái phép và xâm phạm hình ảnh.
 Tăng cường trách nhiệm cá nhân và tổ chức: Tăng cường ý thức và trách nhiệm
của mọi cá nhân và tổ chức trong việc tơn trọng quyền hình ảnh của người khác.
Cần thông qua cam kết và hợp đồng đảm bảo việc sử dụng hình ảnh chỉ được
thực hiện sau khi có sự đồng ý rõ ràng từ người chủ sở hữu.
 Tạo ra cơ chế phản ánh và báo cáo: Thiết lập cơ chế cho người bị xâm phạm
quyền hình ảnh để báo cáo và phản ánh việc vi phạm. Đồng thời, cần có quy

trình xử lý nhanh chóng và cơng bằng để giải quyết các trường hợp xâm phạm
và đòi lại quyền của người bị hại.

17



×