Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Định tính shighela tiểu luận phân tích vi sinh thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271 KB, 25 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
🙡🙡🙡

TIỂU LUẬN
Mơn: Phân tích vi sinh thực phẩm
ĐỊNH TÍNH SHIGELLA
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nhóm 6

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
🙡🙡🙡

TIỂU LUẬN
Mơn: Phân tích vi sinh thực phẩm
ĐỊNH TÍNH SHIGELLA

1.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ SHIGELLA.................................................................2
1.

Đặc điểm sinh học..................................................................................................2
1.1. Sinh thái và tính chất ni cấy..........................................................................2
1.2. Tính chất sinh hóa............................................................................................2
1.3. Cấu trúc kháng nguyên.....................................................................................2
1.4. Độc tố............................................................................................................... 3

2.

Khả năng và cơ chế gây bệnh................................................................................3
2.1. Khả năng gây bệnh...........................................................................................3
2.2. Cơ chế gây bệnh...............................................................................................4
2.3. Tác hại.............................................................................................................. 4

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SHIGELLA...........................................5
1.

Phương pháp truyền thống.....................................................................................5
1.1. Phạm vi áp dụng...............................................................................................5
1.2. Ngun tắc.......................................................................................................5
1.3. Mơi trường và hóa chất....................................................................................5
1.4. Quy trình phân tích...........................................................................................6
1.5. Dụng cụ và thiết bị...........................................................................................6
1.6. Các bước tiến hành...........................................................................................7
1.7. Kết quả.............................................................................................................9

2.


Phương pháp hiện đại............................................................................................9
2.1. Phương pháp PCR............................................................................................9
2.2. Kỹ thuật LA (latex agglutination).....................................................................9

KẾT LUẬN.................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................12
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC............................................................................13
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM........................................................................................14

1


2


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Mơi trường và hóa chất

5

Bảng 2. Dụng cụ và thiết bị

6

LỜI MỞ ĐẦU
Trực khuẩn lỵ Shiga được đặt theo tên của nhà Vi khuẩn học người Nhật
Kiyoshi Shiga, người đầu tiên phát hiện ra chúng vào năm 1897. Shigella là tác nhân
gây bệnh lỵ trực khuẩn ở các loài linh trưởng (như người và khỉ đột) và đặc biệt là ở
người, nhưng không gặp ở các lồi động vật có vú khác. Một bệnh truyền nhiễm lây
lan trong cộng đồng từ người sang người, qua đường thực phẩm kể cả nước uống. Sự

xâm nhập sinh lý cơ bản khơi mào cho bệnh viêm này là sự xâm nhập của vi khuẩn
Shigella vào biểu mô ruột kết và lớp đệm. Kết quả là viêm đại tràng và loét niêm mạc
dẫn đến phân có máu, nhầy và tiêu chảy sốt. Shigella gây ra bệnh lỵ trực khuẩn chiếm
một tỷ lệ đáng kể trong các bệnh đường ruột cấp tính ở trẻ em các nước đang phát triển
và bệnh nhiễm trùng này là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng thấp còi của
những trẻ em này. Shigella cũng có nguy cơ đáng kể đối với du khách đến từ các nước
phát triển khi đến thăm các khu vực lưu hành bệnh, và các đợt bùng phát thức ăn hoặc
nguồn nước lẻ tẻ xảy ra ở các nước phát triển.
Shigella được cho là loại vi khuẩn đứng hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy trên
tồn thế giới Tính đến năm 2006, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO,
Shigella là nguyên nhân gây ra khoảng 165 triệu trường hợp lỵ nặng, một triệu trong
số đó đã dẫn đến tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, số ca nhiễm Shigella rất cao, hơn hẳn
bệnh gây ra bởi Salmonella typhi và Vibrio choleraeri. Việt Nam có khoảng 39.500 ca
nhiễm Shigella hằng năm, cao nhất là ở vùng cao nguyên Trung Bộ, kế đến là vùng bờ
biển Nam Trung Bộ và thấp nhất là vùng đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu cho thấy
mưa nhiều và nghèo đói là những nguy cơ trong nhiễm Shigella. Loài Shigella gây
bệnh phổ biến là S. Flexneri và S.sonnei. Loại vi khuẩn này liên quan chặt chẽ với
Salmonella.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ SHIGELLA
1.

Đặc điểm sinh học

1.1.


Sinh thái và tính chất ni cấy
Theo khoa học Shigella được xếp vào giới Bacteria, ngành Proteobacteria, lớp

Gramma Proteobacteria, bộ Enterobacteriales, họ Enterobacteriaceae, giống Shigella
Castellani & Chalmers 1919.
Shigella là có dạng hình que dài 1 – 3 μm trực khuẩn gram âm, kỵ khí tùy nghim trực khuẩn gram âm, kỵ khí tùy nghi
nhưng phát triển rất tốt ở điều kiện hiếu khí.
Trong mơi trường đặc chúng tạo thành
khuẩn lạc trịn, có đường kính khoảng 2 mm
sau 24h. Shigella thường bị nhầm lẫn với
Salmonella trong quá trình kiểm tra vi sinh.
Shigella khơng sinh bào tử và khơng có lơng
mao, khơng di động. Trên mơi trường phân
lập có lactose, khuẩn lạc vẫn khơng màu.
1.2.

Tính chất sinh hóa
Khi mới ni cấy có dạng cầu trực khuẩn có phản ứng catalase dương tính,

oxidase âm tính, H2S âm tính, lactose âm tính trừ S. Sonei có khả năng lên men chậm
sau từ 2 ngày đến 2 tuần. Khả năng lên men monnitol, trừ S. Dysenteriae. Chủng
Shigella đều lên men đường glucose, hầu hết không sinh hơi, một số trường hợp sinh
hơi nhưng rất yếu. Trên mơi trường phân lập có lactose, khuẩn lạc vẫn khơng màu.
1.3.

Cấu trúc kháng nguyên
Shigella có kháng nguyên thân O, một số có kháng ngun K và khơng có

kháng ngun H. Giống Shigella gồm 4 lồi:
-


Shigella dysenteriae (kháng huyết thanh nhóm A), khơng lên men

monnitol, có 10 typ huyết thanh, các typ huyết thanh khơng có quan hệ về
kháng ngun với các nhóm khác và khơng có quan hệ về kháng nguyên với
nhau. Nhóm này lây truyền chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc biệt
4


là nhiễm serotype A (lỵ Shiga Kruse), ngoài độc tố còn sinh ra một ngoại độc tố
mạnh, gây nên các triệu chứng nhiễm độc thần kinh hay gặp ở trẻ em
-

Shigella flexneri (kháng huyết thanh nhóm B), có khả năng lên men

monnitol trừ một vài ngoại lệ, có 6 typ huyết thanh, các typ huyết thanh này có
cả thành phần kháng nguyên đặc hiệu typ và thành phần kháng nguyên chung
cho cả 6 typ. Nhóm được cơ lập thường xun hầu hết các loài trên toàn thế
giới, và chiếm 60% các trường hợp ở các nước đang phát triển
-

Shigella boydii (kháng huyết thanh nhóm C), có khả năng lên men

monnitol, trừ một vài ngoại lệ, được chia thành 15 typ huyết thanh. Được tìm
thấy chủ yếu trong tiểu lục địa Ấn Độ và Bắc Phi, nhiễm trùng do chúng thường
là rất hiếm và không gây hại.
-

Shigella sonei (kháng huyết thanh nhóm D), có khả năng lên men


monnitol, là nhóm duy nhất có khả năng lên men lactose nhưng chậm, chỉ có 1
typ huyết thanh. Gây ra 77% các trường hợp ở các nước phát triển, so với chỉ
15% các trường hợp ở các nước đang phát triển; nhóm này hiện nay phổ biến
nhất ở Trung Âu, đặc biệt gây ra bệnh tiêu chảy mùa hè thường vô hại ở trẻ em.
Nhóm A – C có tính chất sinh lý tương tự nhau; S. sonnei (nhóm D) có thể được
phân biệt trên cơ sở các xét nghiệm sinh hóa chuyển hóa.
1.4.

Độc tố
Các Shigella đều có nội độc tố và một số Shigella có ngoại độc tố:
-

Nội độc tố: nội độc tố có tính độc mạnh, cấu tạo như kháng ngun thân,

là loại kháng nguyên yếu. Tác dụng chủ yếu là gây phản ứng trong ruột.
-

Ngoại độc tố: độc tố này rất độc, mạnh như độc tố của trực khuẩn uốn

ván, có tác dụng đặc hiệu vào hệ thần kinh. Những độc tố mạnh thì sẽ trung hịa
bằng kháng thể đặc hiệu.
2. Khả năng và cơ chế gây bệnh
2.1.

Khả năng gây bệnh
Shigella là tác nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn, chỉ có người và khỉ mắc bệnh này.

Nguồn nhiễm Shigella vào thực phẩm chủ yếu là từ nguyên liệu, từ nước, từ công nhân
5



chế biến thực phẩm, hoặc tiếp xúc bề mặt trong sản xuất hay từ phân. Các loại thực
phẩm thường xuyên phân lập được Shigella là rau quả, xà lách, thịt băm, thủy sản.
Liều lượng gây ngộ độc thực phẩm do Shigella rất thấp, có thể chỉ ở mức 10g tế bào/g
sản phẩm là có thể gây bệnh.
2.2.

Cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bệnh của Shigella rất phức tạp, liên quan đến tiền chất tiêu chảy có

thể gây độc ruột, độc tế bào và ngoại độc tố, độc tố thần kinh. Shigella là căn nguyên
gây bệnh lỵ trực trùng, viêm ruột kết qua trung gian cytokine và hoại tử biểu mô ruột
kết. Vi khuẩn Shigella nhân lên trong các tế bào biểu mơ ruột kết, vi khuẩn chết giải
phóng ra nội độc tố.
2.3.

Tác hại
Gây xung huyết, xuất tiết, gây chết tế bào và lây lan sang các bên để lây nhiễm

và giết chết các tế bào biểu mô lân cận gây loét, viêm và chảy máu niêm mạc, viêm
khớp mãn tính, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại tràng.
Nội độc tố còn tác động lên thần kinh giao cảm gây co thắt và tăng nhu động
ruột. Những tác động đó làm bệnh nhân đau bụng quằn, buồn đi ngồi và đi ngồi
nhiều lần, phân có chất nhầy lẫn máu.
Ngoại độc tố có thể gây viêm màng não và hơn mê. Tuy nhiên, vi khuẩn chỉ
sinh ra ngoại độc tố sau khi xâm nhập vào niêm mạc đại tràng.
Bệnh lỵ trực khuẩn thường ở thể cấp tính. Một tỷ lệ nhỏ có thể trở thành mãn
tính, những bệnh nhân này thỉnh thoảng lại đi ngoài lỏng và thường xuyên thải vi
khuẩn ra ngoài theo phân.
Ở nước ta, đa số trường hợp bị lỵ trực khuẩn do S. Dysenteriae và S. Flexneri,

chỉ có một tỷ lệ nhỏ do S. Boydi và S. Sonnei. Shigella có thể được phát hiện bằng cách
ni cấy một lượng mẫu xác định vào môi trường lỏng khơng chọn lọc, sau đó được
chuyển vào mơi trường tăng sinh chọn lọc. Dịch khuẩn sau khi tăng sinh chọn được
cấy phân lập trên ít nhất 2 loại mơi trường thạch đĩa và mức độ chọn lọc khác nhau.
Khuẩn lạc nghi ngờ được kiểm tra bằng thử nghiệm hóa và kháng huyết thanh.

6


CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SHIGELLA
1. Phương pháp truyền thống
1.1.

Phạm vi áp dụng
Phương pháp này được tham chiếu theo ISO 21567:2014 được áp dụng để phát

hiện Shigella trong tất cả loại thực phẩm.
1.2.

Nguyên tắc
Cấy một lượng mẫu xác định vào môi trường chọn lọc. Từ môi trường này cấy

phân lập lên môi trường rắn chọn lọc, sau thời gian ủ, những khuẩn lạc nghi ngờ sẽ
được kiểm tra khẳng định bằng thử nghiệm sinh hóa và kháng huyết thanh.
1.3.

Mơi trường và hóa chất
Bảng 1. Mơi trường và hóa chất
Mơi trường và hóa chất


Mục đích

Shigella Broth

Tăng sinh chọn lọc

MacConkey
XLD

Phân lập

Hektoen Enteric Agar
Nutrient Agar (NA)

Phục hồi

TSI
Urea

Thử nghiệm sinh hóa khẳng định Shigella

LDC
HCl và NaOH 10%

Chỉnh pH

7


1.4.


Quy trình phân tích
X g hoặc X ml mẫu thử + 9.Xml canh thang Shigella
Chứa novobioxin 0,5 µg/ml

Đồng hóa và chỉnh Ph đến 7,0 nếu cần/ủ kỵ khí
41,5°C/16 – 24h

MacConkey Agar

XLD agar

Hektoen enteric agar

ủ 37oC/20 – 24h

Chọn 5 khuẩn lạc điển hình cấy lên thạch dinh dưỡng/ủ
37°C, 20 – 24h

Khẳng định sinh hóa
1.5.

Dụng cụ và thiết bị
Bảng 2. Dụng cụ và thiết bị
Dụng cụ

Thiết bị

Ống nghiệm


Tủ cấy vô trùng

Đĩa petri (∅ 100mm)

Tủ ấm

Cốc thủy tinh (100ml, 250ml)

Nồi hấp

Que trang, qua cấy vòng

Máy dập mẫu (Stomacher)
8


Đầu tip Pipetman (1000, 5000 µl)
1.6.

Pipetman (1000, 5000 µl)

Các bước tiến hành
❖ Bước 1. Tăng sinh chọn lọc
Cần một lượng 25g mẫu rắn hoặc đong một thể tích 25ml mẫu lỏng với sai số

cho phép ± 5% của phần thử đại diện cho vào bao PE vơ trùng (hoặc bình tam giác),
bổ sung 225ml môi trường tăng sinh chọn lọc Shigella và đồng nhất mẫu bằng máy
dập mẫu (stomacher) trong 60 giây, ủ ở 37oC trong khoảng 18h ± 3h.
❖ Bước 2. Phân lập
Dùng que cấy vòng cấy phân lập từ canh thang tăng sinh chọn lọc Shigella lên

mỗi đĩa thạch chứa môi trường chọn lọc MacConkey, XLD và HE. Sau khi cấy, lật
ngược các dĩa sao cho đấy hướng lên trên và ủ ở 37oC ± 1oC trong khoảng 24h ± 3h.
Sau khi ủ 24h ± 3h, kiểm tra các đĩa về sự có mặt của các khuẩn lạc điển hình
và các khuẩn lạc khơng điển hình mà có thể nghi ngờ là Shigella.
-

Trên môi trường XLD khuẩn lạc Shigella điển hình có màu hồng trong

suốt, có hoặc khơng có tâm màu đen.
-

Trên mơi trường HE khuẩn lạc Shigella điển hình có màu xanh lam, có

hoặc khơng có tâm đen.
-

Trên mơi trường MacConkey khuẩn lạc Shigella điển hình có màu đỏ

nhạt (mơi trường có màu đỏ cam, hơi đục). Đánh dấu vị trí các khuẩn lạc này
trên đáy đĩa.
❖ Bước 3. Phục hồi trên môi trường dinh dưỡng NA/TSA
Đánh dấu 5 khuẩn lạc điển hình hoặc nghi ngờ từ mỗi đĩa trên môi trường phân
lập MacConkey, XLD và HE. Nếu trên một đĩa có ít nhất hơn năm khuẩn lạc điển hình
hoặc khuẩn lạc nghi ngờ, thì lấy tất cả các khuẩn lạc điển hình hoặc nghi ngờ đó cấy
ria lên NA/TSA. Ủ ở 37oC ± 1oC trong khoảng 24h ± 3h.
-

Trường hợp 1: Từ mỗi đĩa thử một khuẩn lạc đặc trưng, nếu cho các kết

quả thử nghiệm sinh hóa phù hợp thì kết luận phát hiện Shigella trong mẫu.


9


-

Trường hợp 2: Nếu khuẩn lạc đầu tiên cho kết quả từ thử nghiệm sinh

hóa khơng phù hợp thì tiến hành thử bốn khuẩn lạc còn lại đã được đánh dấu,
một trong bốn khuẩn lạc này cho kết quả thử nghiệm sinh hóa phù hợp thì kết
luận phát hiện Shigella trong mẫu và ngược lại thì kết luận khơng phát hiện
Shigella trong mẫu.
❖ Bước 4. Khẳng định sinh hóa
Từ các khuẩn lạc đã chọn cấy ria lên NA/TSA, dùng que cấy cấy vào các môi
trường sau:
-

Môi trường thạch TSI/KIA:
+ Mục đích: Được sử dụng để thử nghiệm khả năng sử dụng các nguồn

carbon khác nhau (glucose, lactose) và khả năng sinh H2S.
+ Cấy đâm sâu và cấy vạch trên bề mặt thạch nghiêng. Ủ các đĩa trong tủ ở
37oC trong 24h. Shigella cho phản ứng kiềm trên mặt nghiêng và acid ở phần
đâm sâu. Không sinh hơi và không sinh H2S trong mơi trường.
-

Mơi trường Urea agar:
+ Mục đích: Phát hiện vi sinh vật có mang enzyme urease hay khơng.
+ Cấy ria trên bề mặt thạch. Ủ trong tủ ở 37 oC - 1oC trong 24h - 3h. Nếu


urea bị thủy phân, thì sẽ có màu hồng đến hồng đậm do giải phóng amoniac từ
việc phân hủy urea với sự đổi màu của chất chỉ thị pH. Khi khơng có sự đổi
màu của thạch chứng tỏ phản ứng âm tính. Các lồi Shigella khơng thủy phân
urea.
-

Mơi trường VP:
+ Mục đích: Phát hiện vi sinh vật tạo sản phẩm trung tính trong quá trình

lên men glucose
+ Ủ ở 37oC trong 24h. Shigella cho phản ứng âm tính với thử nghiệm VP,
khơng đổi màu trên bề mặt môi trường. Thử nghiệm VP (+) khi có màu đỏ trên
bề mặt mơi trường.
1.7.

Kết quả
10


Phát hiện (hay không phát hiện) Shigella trong 25g mẫu rắn hoặc 25ml mẫu
lỏng.

2. Phương pháp hiện đại
2.1.

Phương pháp PCR
Kary Mullis đã phát minh ra kỹ thuật PCR (phản ứng chuỗi polymerase) vào

năm 1985, tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong đời sống khoa học. Chỉ sau 8 năm
(1993), K. Mullis đã được trao giải Nobel về hoá học nhờ phát minh này.

Bộ công cụ dùng trong xét nghiệm “bộ Kít PCR” với độ nhạy rất cao với các vi
khuẩn, cứ trong 25g mẫu thực phẩm có một con vi khuẩn cần tìm thì PCR sẽ phát hiện
ra chúng. Điều đặc biệt là các bộ kít khơng chỉ gọi tên một loại vi sinh vật gây ngộ độc
thực phẩm mà chúng có thể phát hiện ra 12 loại vi khuẩn khác nhau như: E.coli, E.
coli 0157:h7, Salmonella spp, Shigella spp, nấm mốc...
Tùy thuộc vào loại thực phẩm và số loại chỉ tiêu vi khuẩn gây bệnh cần kiểm
soát đối với mỗi loại thực phẩm, các quy trình và bộ Kit PCR cho phép xét nghiệm và
gọi tên tất cả các vi khuẩn nêu trên trong vòng 24 giờ (trừ Clostridium botulinum, cần
thời gian nuôi cấy tăng sinh dài). Chúng được thiết kế cho 50 phản ứng PCR với 50
ống phản ứng, chứa đầy đủ thành phần dung dịch đệm PCR, mồi, nước... để giúp kiểm
tra chính xác mức độ nhiễm vi sinh vật trầm trọng hay không.
Kỹ thuật PCR dùng phát hiện Shigella được tiến hành trên cặp mồi SHIG
khuếch đại cho trình tự 320bp trên plasmid xâm nhiễm đặc hiệu cho Shigella và cặp
mồi 16S khuếch đại cho trình tự có kích thước 1007bp nằm trong vùng bảo tồn cùa
16S rRNA hiện diện trong mọi loài vi khuẩn.
So với phương pháp nuôi cấy truyền thống, phương pháp này cho hiệu quả
chính xác và hay hơn ở chỗ, nó phát hiện nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn và tốn rất ít
thời gian. Riêng đối với Shigella thì cho phép phát hiện Shigella ở mức 10 CFU/25g
mẫu sau 12→14h tăng sinh, cho kết quả sau 24h.
2.2.

Kỹ thuật LA (latex agglutination)
Ngoài ra dựa trên kỹ thuật phân tích kháng thể dùng trong phát hiện Shigella

cịn có bộ Kit Wellcolex, bộ kít Bactigen dựa trên kiểu phân tích LA.
11


Được sử dụng từ những năm 1956, xét nghiệm LA rất phổ biến tại các phịng
thí nghiệm lâm sàng, áp dụng để phát hiện hơn 100 bệnh truyền nhiễm. Thử nghiệm

này dựa trên sự ngưng kết giữa các hạt cao su với các kháng thể huyết thanh.Chẩn
đoán xác định Shigella từ các mẫu lâm sàng trong 24h với độ đặc hiệu (> 98%) và độ
nhạy (100%), hơn nữa thao tác rất đơn giản và dễ sử dụng.
Ví dụ: cơ chế của thử nghiệm LA: Các mẫu thực phẩm cần kiểm tra sau khi
được xử lý được pha trộn với hạt cao su đã được phủ một kháng thể hoặc kháng
nguyên cụ thể. Nếu mẫu bị nghi ngờ có sự hiện diện của Shigella, các hạt cao su sẽ
cụm lại với nhau (tựu lại).
❖ Sau thử nghiệm
Nếu thử nghiệm là âm tính, cao su vẫn cịn mịn và giữ lại màu sắc ban đầu của
nó.
Nếu thử nghiệm dương tính, hạt cao su thay đổi màu sắc khác biệt so với hạt
cao su xung quanh.

12


KẾT LUẬN
Do vậy Shigella được kiểm soát rất nghiêm ngặt trong thực phẩm, đòi hỏi các
phương pháp kiểm nghiệm phải rất nhạy, các quy trình kiểm sốt phải chặt chẽ.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

TCVN 8131:2009 (ISO 21567:2004) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn

chăn nuôi. Phương pháp phát hiện Shigella Spp.
[2]


Shigella - Medical Microbiology. (n.d.). NCBI. Retrieved October 12, 2022,

from />[3]

Shigellosis -Journal of Microbiology. (n.d.). Korea Science. Retrieved October

12, 2022, from />
14


BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
ST
T

Họ và tên

MSSV

Cơng việc

Mức độ
hồn thành

Dụng cụ và thiết bị
1

Phạm Thị Xn

2005200438


Đào

Mục đích của các mơi trường
Tổng hợp và chỉnh sửa Word

100%

Chỉnh sửa PowerPoint
Phạm vi và ngun tắc
2

Huỳnh Tấn Lộc

2005208212

Mơi trường và hóa chất

100%

Quy trình phân tích
Mở đầu và kết luận
3

Phan Thị Hồng

2005201194

Tổng quan về Shigella


Quyên

100%

Phương pháp hiện đại
Các bước tiến hành
4

Võ Nguyễn Trúc
Quỳnh

Kết quả

2005200372

Phương pháp hiện đại

100%

Chỉnh sửa PowerPoint
5

Dương Thị Ánh
Trâm

2005200259

Tổng hợp PowerPoint

15


100%


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn câu đúng về Shigella
A. Trực khuẩm gram âm, không sinh bào tử
B. Trực khuẩn gram dương, không sinh bào tử
C. Trực khuẩn gram âm, sinh bào tử
D. Trực khuẩn gram dương sinh bào tử

Câu 2. Trong cơ chế của thử nghiệm LA nếu nghi ngờ phát hiện Shigella?
A. Cao su vẫn mịn và giữ lại các màu sắc ban đầu của nó
B. Thay đổi màu sắc so với các hạt xung quanh
C. Cao su thay đổi màu sắc khác và khơng cịn mịn
D. Hạt cao su cụm lại với nhau và thay đổi màu sắc khác biệt với cao su xung quanh

Câu 3. Định tính Shigella gồm mấy bước
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4. Phát biểu đúng về Shigella
A. Nội độc tố độc như trực khuẩn uốn ván
B. Ngoại độc tố gây tác dụng trong hệ thần kinh
C. Cả hai độc tố này là độc tố yếu
D. Ngoại độc tố chủ yếu gây phản ứng trong ruột

16



Câu 5. Trong bước phân lập khi định tính Shigella mơi trường XLD khuẩn lạc
Shigella điển hình có màu gì?
A. Màu hồng trong suốt
B. Màu xanh lam
C. Màu tím hoa cà
D. Màu đen

Câu 6. Trong bước phân lập khi định tính Shigella mơi trường HE khuẩn lạc
Shigella điển hình có màu gì?
A. Màu đỏ thẫm
B. Màu hồng cánh sen
C. Màu xanh lam
D. Màu xanh lục

Câu 7. Trong bước phân lập khi định tính Shigella mơi trường MacConkey
khuẩn lạc Shigella điển hình có màu gì?
A. Màu đỏ nhạt
B. Màu tím hoa cà
C. Màu hồng
D. Màu nâu đen

Câu 8. Ở quy trình phân tích, đồng hố chỉnh tới pH?
A. pH = 6
B. pH = 5
C. pH = 7
D. pH = 8
17



Câu 9. Shigella có mấy loại kháng nguyên?
A. Kháng nguyên K và H
B. Kháng nguyên O và K
C. Kháng nguyên O và H
D. Kháng nguyên O, K và H

Câu 10. Mục đích của mơi trường Shigella Broth?
A. Tăng sinh chọn lọc
B. Phân lập
C. Phục hồi
D. Chỉnh pH

Câu 11. Đâu là phản ứng sinh hoá của Shigella?
A. Lên men đường glucose không sinh hơi
B. Không phản ứng Oxidase
C. Không lên men Lactose (một số có thể lên men chậm sau 2 ngày đến 2 tuần), không
sinh H2S
D. Tất cả đều đúng

Câu 12. Mức cho phép phát hiện Shigella?
A. 10 CFU/25g mẫu sau 12 14h tăng sinh, cho kết quả 24h
B. 15 CFU/25g mẫu sau 12 13h tăng sinh, cho kết quả 24h
C. 10 CFU/25g mẫu sau 14 20h tăng sinh, cho kết quả 24h
D. 20 CFU/25g mẫu sau 12 14h tăng sinh, cho kết quả 24h
18




×