Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe Mazda 6 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 42 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................I
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ..................................III
DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................V
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN................................................1
1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống chiếu sáng:............................................1
1.1.1. Nhiệm vụ:.......................................................................................................1
1.1.2. Yêu cầu:..........................................................................................................1
1.1.3. Phân loại:.......................................................................................................1
1.2. Cấu tạo chung hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô hiện nay:.................................2
1.2.1. Sơ đồ cấu tạo dây dẫn hệ thống chiếu sáng:................................................2
1.2.2. Hệ thống đèn chiếu sáng:..............................................................................3
1.2.2.1. Đèn pha:....................................................................................3
1.2.2.2. Đèn sương mù:..........................................................................7
1.2.2.3. Đèn táp lô:.................................................................................7
1.2.2.4. Đèn soi sáng biển số..................................................................8
1.2.2.5. Đèn lùi.......................................................................................8
1.2.2.6. Đèn soi sáng trong xe................................................................8
1.2.3. Nhiệm vụ, sơ đồ cấu tạo hộp rơ le, cầu chì hệ thống chiếu sáng:...............8
1.2.3.1. Nhiệm vụ:..................................................................................8
1.2.3.2. Sơ đồ cấu tạo:............................................................................9

CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE MAZDA 6
2020..........................................................................10
2.1. Thơng số kích thước phương tiện khảo sát:......................................................10
2.2. Giới thiệu chung về MAZDA 6 2020 và hệ thống chiếu sáng được sử dụng:. 11
2.3. Vị trí các bộ phận của hệ thống chiếu sáng:.....................................................13
i



2.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng sử dụng trên xe mazda 6:....................14
2.4.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn pha:...........................................................14
2.4.2. Đèn soi biển số, đèn kích thước, đèn dừng, đỗ:.........................................16

CHƯƠNG 3 CHẾ ĐỘ CHIẾU SÁNG AFS VÀ HBC TRÊN ĐÈN
XE MAZDA 6 2020.......................................................19
3.1. Chế độ chiếu sáng thông minh Adaptive Front lighting System (AFS):.........19
3.1.1. Đặt vấn đề:...................................................................................................19
3.1.2. Định nghĩa:...................................................................................................19
3.1.3. Cấu tạo của hệ thống:..................................................................................21
3.1.4. Nguyên lí hoạt động:....................................................................................25
3.1.4.1. Chức năng bật đèn khi vào những khúc cua lớn hoặc rẽ
hướng (đèn liếc tĩnh):........................................................................................25
3.1.4.2. Chức năng thay đổi góc chiếu sáng khi vào những khúc cua
nhỏ hơn 15 độ (đèn liếc động) :.........................................................................26
3.1.5. Sơ đồ mạch điện hệ thống AFS trên Mazda 6 2020:.................................28
3.2. Chế độ chiếu sáng thông minh High Beam Control System (HBC):...............30
3.2.1. Định nghĩa:...................................................................................................30
3.2.2. Cấu tạo của hệ thống HBC:........................................................................31
3.2.3. Sơ đồ mạch điện hệ thống HBC:................................................................33

KẾT LUẬN...................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................37

ii


DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đèn hệ châu Âu.............................................................................................1
Hình 1.2: Đèn hệ châu Mỹ.............................................................................................2

Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo hệ thống dây dẫn hệ thống chiếu sáng cơ bản hiện nay [2]......2
Hình 1.4: Đèn Halogen..................................................................................................4
Hình 1.5: Đèn xenon......................................................................................................4
Hình 1.6: Đèn led sử dụng trên ơ tơ...............................................................................5
Hình 1.7: Gương phản chiếu..........................................................................................7
Hình 1.8: Các kí kiệu đèn báo trên taplo........................................................................8
Hình 1.9: Sơ đồ cấu tạo mạch nối rơ le và cầu chì đơn giản trên ơ tơ............................9
Hình 2.1: Bản vẽ hình chiếu xe Mazda 6.....................................................................11
Hình 2.2: Giới thiệu về hệ thống đèn được sử dụng trên MAZDA 6 2020..................12
Hình 2.3: Giới thiệu về hệ thống đèn hậu được sử dụng trên MAZDA 6 2020............12
Hình 2.4: Vị trí các cụm đèn phía trước xe Mazda 6...................................................13
Hình 2.5: Vị trí các cụm đèn phía sau Mazda 6...........................................................13
Hình 2.6: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn pha...............................................................15
Hình 2.7: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn soi biển số, đèn kích thước, đèn dừng, đỗ.. .17
Hình 3.1: Vùng sáng khi vào cua của hệ thống AFS....................................................20
Hình 3.2: Vùng sáng khi chiếu xa của hệ thống AFS..................................................20
Hình 3.3: Vùng sáng khi chiếu gần của hệ thống AFS.................................................21
Hình 3.4: Vùng sáng khi sử dụng trong đơ thị của hệ thống AFS................................21
Hình 3.5: Các bộ phận cấu tạo của hệ thống AFS........................................................22
Hình 3.6: Cảm biến tốc độ xe (loại điện từ).................................................................22
Hình 3.7: Cảm biến góc đánh lái loại Hall...................................................................23
Hình 3.8: Cảm biến cân bằng cảm ứng........................................................................23
Hình 3.9: Hộp điều khiển AFS....................................................................................24
Hình 3.10: Motor servo xoay ống chiếu sáng..............................................................24
Hình 3.11: Cơ cấu chấp hành (cụm đèn đầu)...............................................................24
Hình 3.12: Hệ thống đèn liếc tĩnh................................................................................25
Hình 3.13: Hệ thống đèn liếc tĩnh................................................................................26
Hình 3.14: Hệ thống đèn liếc động khi vào cua...........................................................27
Hình 3.15: Sơ đồ mạch điện hệ thống AFS..................................................................28
iii



Hình 3.16: Sơ đồ hệ thống AFS...................................................................................29
Hình 3.17: Chuyển đổi chế độ chiếu sáng khi nhận thấy xe ngược chiều phía trước...30
Hình 3.18: Chuyển đổi chế độ khi nhận thấy tiến gần xe phía trước............................31
Hình 3.19: Cấu tạo của hệ thống..................................................................................32
Hình 3.20: Cơ cấu cần chuyển trạng thái hoạt động....................................................32
Hình 3.21: Sơ đồ mạch điện hệ thống HBC trên xe Mazda 2020................................33
Hình 3.22: Sơ đồ mạch điều khiển chùm sáng cao......................................................34
Hình 3.23: Sơ đồ mạch điều khiển chùm sáng thấp.....................................................35

iv


DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU MÀU DÂY :
Ký hiệu
L
B
BR
G
GY
LB
LG
P
R
W
Y
V


Màu dây
Xanh dương
Đen
Nâu
Xanh lá cây
Xám
Xanh dương nhạt
Xanh lá nhạt
Hồng
Đỏ
Trắng
Vàng
Tím

KÝ HIỆU:
AFS:

Adaptive Front lighting System

HBC:

High Beam Control System

LED:

Light-Emitting Diode

HID:


High Intensity Discharge

FBCM:

Front Body Control Module

EPS:

Electric Power Steering

PCM:

Powertrain Control Module

CAN:

Control Area Network - Mạng điều khiển cục bộ

FSC:

Forward sensing camera

DSC:

Dynamic Stability Control

HU/CM:

Hydraulic Unit/Control Module


v


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống chiếu sáng:
1.1.1. Nhiệm vụ:
Hệ thống chiếu sáng trang bị trên ô tô là phương tiện giúp người điều khiển xe có
thể nhìn thấy trong tầm nhìn hạn chế. Nhằm đảm bảo điều kiện an tồn khi xe tham gia
giao thơng trên đường vào những lúc tối trời và phục vụ cho tiện nghi sinh hoạt trên xe
1.1.2. Yêu cầu:
- Có cường độ đủ sáng
- Khơng làm lóa mắt người tham gia giao thông ngược chiều
- Kết cấu gọn nhẹ, chịu dao động rung xóc, dễ sử dụng và kiểm tra sửa chữa.
1.1.3. Phân loại:
Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng:[1]
Hệ thống chiếu sáng theo tiêu chuẩn Châu Âu: Hình dạng đèn thuộc hệ châu Âu
thường có hình trịn, hình chữ nhật hoặc hình có 4 cạnh. Các đèn này thường có in số
“2” trên kính. Đặc trưng của đèn kiểu châu Âu là có thể thay đổi được loại bóng đèn
và thay đổi cả các loại thấu kính khác nhau phù hợp với đường viền ngồi của xe.

c
he

Hình 1.1.3.1.1.1: Đèn hệ châu Âu
Hệ thống chiếu sáng theo tiêu chuẩn Châu Mỹ: Đối với hệ Mỹ, hai dây tóc ánh
sáng xa và gần có hình dạng giống nhau và bố trí ngay tại tiêu cự của chóa đèn. Dây
tốc ánh sáng xa được đặt tại tiêu điểm của chóa, dây tóc ánh sáng gần nằm lệch phía

trên mặt phẳng trục quang học để cường độ chùm tia sáng phản chiếu xuống dưới
1


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

mạnh hơn. Một số xe còn sử dụng hệ chiếu sáng 4 pha. Khi bật ánh sáng pha, cả 4 đèn
sáng, khi bật cốt chỉ 2 bóng sáng.

Hình 1.1.3.1.1.2: Đèn hệ châu Mỹ
Theo vị trí đèn chiếu sáng:
- Đèn chiếu sáng ngồi xe (đèn pha, đèn sương mù, đèn lùi, đèn biển số)
- Đèn chiếu sáng trong xe (đèn táp lô, đèn trần, đèn cốp xe)
1.2. Cấu tạo chung hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô hiện nay:
- Hệ thống dây dẫn
- Hệ thống đèn chiếu sáng
- Hộp rơ le cầu chì hệ thống chiếu sáng

2


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

1.2.1. Sơ đồ cấu tạo dây dẫn hệ thống chiếu sáng:

Hình 1.2.1.1.1.1: Sơ đồ cấu tạo hệ thống dây dẫn hệ thống chiếu sáng cơ bản hiện nay
[2]
1.2.2. Hệ thống đèn chiếu sáng:
1.2.2.1. Đèn pha:
Nhiệm vụ:

Dùng để soi sáng mặt đường phía trước xe vào những khi tối trời. Đồng thời nó
thơng báo cho mọi người tham gia giao thông biết được sự hiện diện của phương tiện
giao thông
Yêu cầu:
Để đáp ứng yêu cầu về góc chiếu sáng rộng, đèn pha ơ tơ thường có kích thước
và cơng suất lớn, tiết diện rộng
Đèn xe phải đảm bảo có độ bền cao, chịu lực, chịu nhiệt và kháng nước giúp xe
vận hành tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
Ánh sáng của các loại đèn pha ô tô thường có hai màu cơ bản là trắng lạnh có
nhiệt độ màu 6500oK và màu vàng ấm có nhiệt độ màu khoảng 3000 oK. Ánh sáng có
nhiệt độ màu càng cao thì hiệu suất chiếu sáng càng cao.
Cấu tạo và phân loại đèn pha:

3


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

Cấu tạo đèn pha thơng thường bao gồm: bóng đèn, pha phản chiếu và bộ phận
khuếch tán ánh sáng
Trong ngành công nghiệp sản xuất xe hơi hiện nay có 4 loại đèn pha được sử
dụng phổ biến gồm: Đèn halogen, đèn xenon, đèn LED và đèn laser.
a. Đèn Halogen:
Bóng đèn halogen có cơng suất và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường. Đây là loại
đèn thế hệ mới có nhiều ưu điểm so với đèn thế hệ cũ. Đèn halogen chứa khí halogen
như iode hoặc brơm. Các chất khí này tạo ra một q trình hố học khép kín: Iode kết
hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram.
Hỗn hợp khí này khơng bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào
đó sự chuyển động mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim
đèn (ở nhiệt độ cao trên 14500 C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim

đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí. Q trình tái tạo này
khơng chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà cịn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở
điều kiện tốt trong một thời gian dài.

Hình 1.2.2.1.1.1: Đèn Halogen
b. Đèn xenon:
Đèn xenon hay cịn được gọi là hệ thống chiếu sáng phóng điện cường độ cao
(High Intensity Discharge - HID) được ứng dụng trên một số dịng xe hơi cao cấp.
Loại bóng đèn pha ơ tơ này có hiệu suất chiếu sáng vượt trội và tuổi thọ cao hơn loại
đèn pha halogen, tuổi thọ trung bình lên đến 2.000 giờ.
Đèn pha xenon có nguyên lý hoạt động tương tự bóng đèn neon, phát sáng nhờ
sự kết hợp của khí xenon, argon và kim loại hóa hơi. Đèn HID tạo ra ánh sáng có màu
trắng xanh với cường độ sáng gấp 2 đến 3 lần bóng đèn halogen, ít tán xạ hơn giúp cải
thiện tầm nhìn và chiếu sáng được khoảng cách xa hơn, rộng hơn.
Tuy nhiên, cũng chính vì hiệu suất chiếu sáng cao, loại đèn pha ơ tơ này có thể
khiến người đi ngược chiều bị chói mắt. Ánh sáng ít bị tán xạ và quá tập trung cũng
4


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

khiến người điều khiển xe khơng thế thấy gì ngồi trường chiếu sáng của đèn pha, gây
khó khăn cho việc đỗ xe, chuyển làn.
Thêm một hạn chế của loại đèn pha xenon này chính là cấu tạo phức tạp với bóng
đèn, thấu kính hội tụ và ballast ổn định điện áp. Do đó, chi phí sản xuất đèn pha HID
tương đối cao, khơng dễ bảo dưỡng và thay thế.

Hình 1.2.2.1.1.2: Đèn xenon
c. Đèn pha LED:
LED (Light-Emitting Diode) là công nghệ mới được ứng dụng trong đèn pha ô tô

và nhiều thiết bị chiếu sáng khác. Đèn LED có khả năng phát sáng thơng qua các diode
(đi-ốt) kích thước nhỏ khi có dịng điện tác động.
LED có khả năng đạt độ sáng cực nhanh chỉ trong một vài phần triệu giây mà
không tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, ánh sáng phát ra là ánh sáng định
hướng, không bị khuếch tán nên thường được sử dụng trong đèn xi-nhan và đèn chiếu
hậu. Loại đèn pha này có tuổi thọ rất cao, lên đến 15.000 giờ và là một trong các loại
đèn pha có độ bền cao nhất.
Đèn pha LED ô tô được cấu tạo từ nhiều chip bán dẫn có kích thước nhỏ, màu
của ánh sáng phụ thuộc vào chất có trong chip bán dẫn. Điều đó cho phép các nhà sản
xuất linh hoạt hơn trong việc thiết kế, chế tạo ra mẫu đèn pha có hình dạng, kích thước
phù hợp, nâng cao tính thẩm mỹ của chiếc xe.
Nhược điểm của loại đèn pha này chi phí sản xuất khá đắt đỏ. Ngồi ra, nhiệt
lượng phát ra từ bóng đèn khá lớn, có thể gây ảnh hưởng đến các linh kiện điện tử
xung quanh. Do đó, các nhà sản xuất phải tích hợp thêm hệ thống tản nhiệt, làm tăng
gánh nặng về chi phí.
Hiệu năng chiếu sáng tốt nhưng chi phí cịn khá cao nên hầu như đèn pha LED
chỉ được ứng dụng trên các dòng xe cao cấp. Tuy nhiên, loại đèn này có tiềm năng trở
5


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

thành xu hướng và được ứng dụng phổ biến hơn trong ngành công nghiệp sản xuất xe
ơ tơ tương lai.

Hình 1.2.2.1.1.3: Đèn led sử dụng trên ô tô
d. Đèn laser:
Đèn laser là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất nhưng cũng là đắt đỏ nhất, hiện
chỉ được ứng dụng trên một số mẫu xe cao cấp.
Đèn laser ơ tơ có khả năng phát sáng thơng qua kích hoạt các phản ứng hóa học

bằng cách bắn tia laser vào một thấu kính có chứa khí photpho. Nó có thể tạo ra nguồn
ánh sáng mạnh hơn gấp 1.000 lần mà chỉ tiêu thụ một lượng điện năng bằng ⅔ so với
đèn LED.
Ngồi ra, đèn có cường độ chiếu sáng lớn, phạm vi chiếu sáng gấp đôi với tầm
nhìn xa lên đến 600m. Tuổi thọ của đèn có thể kéo dài đến 50.000 giờ.
Khi hoạt động, đèn laser tạo ra nhiệt lượng rất lớn nên đòi hỏi việc lắp đặt hệ
thống tản nhiệt phức tạp hơn so với đèn pha LED. Trong khi đó, 1 bóng đèn laser
không thể đảm nhận đồng thời 2 chức năng chiếu xa và chiếu gần nên vẫn phải lắp đặt
song song với các loại đèn pha ô tô khác như halogen, HID hoặc LED. Đó là chưa kể,
chi phí để trang bị một bộ đèn laser có thể khiến bạn tiêu tốn thêm hàng ngàn đô la.
Vậy nên, trong điều kiện hiện nay thì loại đèn này vẫn chưa thể phổ biến như 3 loại
còn lại.
e. Gương phản chiếu (pha đèn)
Chức năng của gương phản chiếu là định hướng lại các tia sáng. Gương phản
chiếu là mặt cong parabol được làm từ vật liệu có hệ số phản xạ cao (0,6÷0,9) như
6


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

gương thủy tinh, lá thép dập mạ crôm, nhôm hoặc bạc. ánh sáng từ bóng đèn tập trung
và phản xạ thành từng chùm tia có góc chiếu nhỏ, tại vùng trung tâm tia đạt tới 25.000
÷ 27.000 cd (cadela), độ rọi tới 200 lux trong khoảng 140 ÷180m. Để tạo ra sự chiếu
sáng tốt, dây tóc đèn phải được đặt ở vị trí chính xác ngay tiêu điểm của gương nhằm
tạo ra các tia sáng song song. Nếu tim đèn đặt ở các vị trí ngồi tiêu điểm sẽ làm tia
sáng đi trệch hướng, có thể làm lóa mắt người điều khiển xe đối diện. Đa số các loại xe
đời mới thường sử dụng chóa đèn có hình chữ nhật, loại chóa đèn này bố trí gương
phản chiếu theo phương ngang có tác dụng tăng vùng sáng theo chiều rộng và giảm
vùng sáng phía trên gây lóa mắt người đi xe ngược chiều.[2]


Hình 1.2.2.1.1.4: Gương phản chiếu
f. Thấu kính đèn:
Thấu kính đèn (bộ phận khuếch tán) nhằm phân bố lại chùm tia sáng sau phản xạ
bảo đảm yêu cầu chiếu sáng. Bộ phận này bao gồm các thấu kính và lăng kính thủy
tinh silicat hoặc thủy tinh hữu cơ đặt trên mặt cong. Hệ số thơng qua khoảng
0,74÷0,83 và hệ số phản xạ khoảng 0,14÷0,09. Sau khi qua bộ khuyếch tán góc tia
sáng được mở rộng hơn. Qua hệ thống lăng, thấu kính các tia sáng được phân bố trong
các mặt phẳng với góc nghiêng 180 ÷200 giúp người lái quan sát rõ mặt đường hơn.[2]

7


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

1.2.2.2. Đèn sương mù:
Dùng để bật sáng vào những khi trời có sương mù, giúp cho khoảng không gian
quan sát được lớn hơn khi điều khiển xe và khơng làm lóa mắt người đi đường. Loại
đèn này có kính khuếch tán màu vàng, có công suất 31W.
1.2.2.3. Đèn táp lô:
Dùng để soi sáng bảng điều khiển xe những khi trời tối. Loại đèn này thường
được bố trí trong các đồng hồ chỉ thị trên bảng điều khiển, có cơng suất 3W-12V và
bật sáng đồng thời với đèn pha hay đèn sương mù.

Hình 1.2.2.3.1.1: Các kí kiệu đèn báo trên taplo
1.2.2.4. Đèn soi sáng biển số
Được bố trí trong hộp và hắt ánh sáng xuống bề mặt của biển số những khi xe
chạy vào những lúc trời tối. Bóng đèn có cơng suất 10W-12V và bật sáng đồng thời
với đèn pha hay đèn sương mù
1.2.2.5. Đèn lùi
Được bố trí sau xe, nó được bật sáng thông qua công tắc số lùi ở hộp số vào

những lúc xe đi lùi. Nó đảm nhận đồng thời hai chức năng là báo hiệu xe đang lùi và
soi sáng khoảng khơng gian phía sau xe để điều khiển lùi xe. Bóng đèn lùi có cơng
suất 21W-12V và có kính khuếch tán màu trắng
1.2.2.6. Đèn soi sáng trong xe
Được bố trí để soi sáng khoang điều khiển xe, khoang hành khách và khoang cốp
chứa hành lý. Chúng được điều khiển qua các công tắc riêng lẻ

8


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

1.2.3. Nhiệm vụ, sơ đồ cấu tạo hộp rơ le, cầu chì hệ thống chiếu sáng:
1.2.3.1. Nhiệm vụ:
Cầu chì được mắc nối tiếp giữa thiết bị điện và nguồn cấp. Nó bao gồm một dải
kim loại mỏng và sẽ bị cháy đứt mạch khi dịng điện q lớn chạy qua nó.
Cơng tắc điều khiển các loại đèn chiếu sáng được bố trí ở những vị trí khá phức
tạp cho việc bảo dưỡng, sửa chữa. Nếu trực tiếp điều khiển dịng bóng đèn qua cơng
tắc chịu dòng điện lớn đi qua sẽ giảm tuổi thọ làm việc của công tắc. Thế nên, việc sử
dụng rơ le đóng mạch sẽ phần nào khắc phục được nhược điểm này. Và lúc này công
tắc điều khiển chỉ thực hiện nhiệm vụ đóng mạch cho cuộn dây của rơ le (có điện trở),
cịn cặp tiếp điểm rơ le sẽ đóng cấp nguồn cho bóng đèn
1.2.3.2. Sơ đồ cấu tạo:

Hình 1.2.3.2.1.1: Sơ đồ cấu tạo mạch nối rơ le và cầu chì đơn giản trên ơ tơ

9


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020


CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE MAZDA 6 2020

1.3. Thơng số kích thước phương tiện khảo sát:

Thơng số kích thước xe và hệ thống chiếu sáng xe Mazda 6-2020 [3]
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thông số
Tên xe
Hộp số
Kiểu động cơ
Dung tích cơng tác
Loại nhiên liệu
Hệ dẫn động
Kích thước tổng thể (dài x rộng x

8
9
12
13

cao) DxRxC

Chiều dài cơ sở
Khoảng sáng gầm xe
Hệ thống đèn trước
Đèn trước tự động

14

Đèn trước

15

Đèn trước

16

Đèn trước

17
18
19

Đèn sương mù trước
Cụm đèn sau
Đèn sương mù sau

Đơn vị

cc

Chi tiết

Mazda 6 2020
Tự động 6 cấp/6AT
SkyActiv-G 2.0L
1998
xăng
Cầu trước (Front Wheel Drive)

mm

4865 x 1840 x 1450 mm

mm
mm

2.830
165
LED (LED headlightings)
Bật/Tắt theo mơi trường ánh sáng
Chức năng mở rộng góc chiếu khi
đánh lái (AFS)
Đèn trước thích ứng thơng minh ALH
Chức năng tự động cân bằng góc
chiếu (HBC)
LED - LED front fog lamps
LED
LED

10



Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

1.4. Giới thiệu chung về MAZDA 6 2020 và hệ thống chiếu sáng được sử dụng:

Hình 1.4.1.1.1.1: Bản vẽ hình chiếu xe Mazda 6
Phân khúc sedan hạng D tại Việt Nam vốn dĩ trầm lắng bởi khơng có nhiều mẫu
xe cạnh tranh. Tuy vậy, phân khúc này đã nóng trở lại trong thời gian gần đây kể từ
khi Toyota Camry nâng cấp ra mắt, Honda Accord 2019 rồi cho đến Vinfast LUX
A2.0 (với kích thước thuộc phân khúc trên nhưng nằm trong tầm giá) hay thậm chí cả
dịng xe Đức như Volkswagen Passat với giá bán tốt hơn cũng cạnh tranh tại đây. Đối
trọng ở đây với các dòng xe kể trên là Mazda6 2020, mẫu xe này được Thaco lắp ráp
và phân phối từ năm 2013, được nâng cấp vào năm 2017 và giờ là phiên bản 2020.
Về tổng quan Mazda 6 2020 có cùng phong cách thiết kế với All-New Mazda3 mẫu xe đẹp nhất thế giới năm 2020. Ngôn ngữ thiết kế KODO thế hệ mới được áp
dụng trên mẫu xe sedan kích cỡ lớn tạo ra vẻ đẹp nghệ thuật và tinh giản mang tính
chuẩn mực cho Mazda 6 2020.
Đầu xe được thiết kế với phong cách hiện đại, mở rộng theo phương ngang,
mang đến sự lịch lãm và sang trọng. Lưới tản nhiệt được thiết kế lớn, kết hợp cụm đèn
LED phía trước chìm vào thân xe và vuốt ngược về sau, liền mạch với đường viền
chrome “Signature Wing” đặc trưng của thế hệ sản phẩm mới.
So với thế hệ trước thì Mazda6 với thiết kế đèn LED ban ngày mới đẹp mắt và ấn
tượng hơn hẳn, làm tăng mức độ nhận diện về cụm đầu xe với người đối diện. Tất cả
các phiên bản đều có tính năng tự động bật/tắt đèn cos và cân bằng góc chiếu. Tính
11


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

năng thích ứng thơng minh ALH có thể được trang bị theo dạng tuỳ chọn trên bản 2.0
Premium và tiêu chuẩn trên 2.5 Signature Premium


Hình 1.4.1.1.1.2: Giới thiệu về hệ thống đèn được sử dụng trên MAZDA 6 2020
Đuôi xe gây ấn tượng với kiểu dáng thể thao qua các chi tiết mạ chrome kết hợp
hài hoà với cản sau và ống xả kép, cùng hiệu ứng ánh sáng LED mới của cụm đèn hậu.
Phần cản thấp phía bên dưới được sơn màu sáng để tao điểm nhấn, bên cạnh đó là cặp
ống xả được viền chrome đẹp mắt. [4]

Hình 1.4.1.1.1.3: Giới thiệu về hệ thống đèn hậu được sử dụng trên MAZDA 6 2020
12


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

1.5. Vị trí các bộ phận của hệ thống chiếu sáng:

Hình 1.5.1.1.1.1: Vị trí các cụm đèn phía trước xe Mazda 6

Hình 1.5.1.1.1.2: Vị trí các cụm đèn phía sau Mazda 6
13


Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

1.6. Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng sử dụng trên xe mazda 6:
1.6.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn pha:
Cấu tạo bao gồm: Ắc quy, cầu chì tổng (200A), khối điều khiển, cầu chì pha cốt
trái, phải (15A, 20A), cầu chì bảo vệ (25A), rơ le pha cốt, dây điện, cụm cơng tắc điều
khiển và giắc nối, bóng đèn pha cốt, các cảm biến ánh sáng / cảm biến mưa.

14



Khảo sát hệ thống chiếu sáng, công nghệ AFS và HBC trên đèn xe MAZDA 6 2020

Hình 1.6.1.1.1.1: Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn pha
 Nguyên lí hoạt động của mạch đèn pha cốt:
(+) Nguồn → cầu chì tổng (200A) → cầu chì nguy hiểm (25A) → chân 1A, 1B của hệ
thống điều khiển FBCM.
- Khi người lái bật cơng tắc chọn chế độ đèn tới vị trí HEAD (HIGH), đèn pha được
bật ở chế độ chiếu xa. START STOP UNIT (Hộp điều khiển) nhận được tín hiệu điều
khiển, đồng thời FBCM nhận được tín hiệu điều khiển. Chân I của công tắc điều khiển
→ 4L → 1X → 2W của FBCM (Hộp điều khiển). Ta có dịng điện như sau:
(+) Nguồn → cầu chì tổng (200A) → cuộn rơ le đèn pha mức cao → chân 2X của
FBCM. Lúc này tiếp điểm C và D của rơ le đóng, mạch xuất hiện dịng điện. (+)
Nguồn → cầu chì tổng (200A) → cầu chì (20A) → tiếp điểm C, D rơ le đèn pha đóng
→ chân A của 2 cụm front combination light LH và RH (cụm tổ hợp đèn) → đèn pha
mức sáng cao được bật → G01/G02 → mát.
- Khi người lái bật công tắc chọn chế độ đèn tới vị trí HEAD (LOW). Lúc này các đèn
pha chiếu gần được chọn. Ta có dịng điện như sau:
(+) Nguồn → cầu chì tổng (200A) → lúc này chia thành 2 nhánh:
 Nhánh 1: Cuộn rơ le đèn pha mức thấp HEADLIGHT LO RELAY No.1(Led L)
→ chân 2V của FBCM. Lúc này tiếp điểm D và C của rơ le đóng, mạch xuất
hiện dịng điện. Nguồn → cầu chì tổng (200A) → tiếp điểm của rơ le
15



×