Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) và một số kiến nghị”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.78 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỀ TÀI: Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của Luật sở
hữu trí tuệ năm 2005(sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) và một số kiến nghị”

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 01/2024


MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................................... 3
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ........................................................ 4
1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp ........................ 4
2. Khái niệm và phân loại nhãn hiệu ......................................................... 5
II. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM2009
VÀ 2019) ............................................................................................................. 7
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được ................................................................... 7
2. Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở ... 8
hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác ..................................... 8
3. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu ..................... 11
III. Ý NGHĨA CỦA BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ................................ 12
IV. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ................................................................. 14
1. Thực trạng và bất cập của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu .................. 14


2. Đề xuất hướng khắc phục .................................................................... 15
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 18


A.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nền kinh tế tồn cầu hóa hiện nay, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa là một yêu
cầu vô cùng cấp thiết, không chỉ đối với hàng hóa hữu hình mà cịn đối với hàng hóa vơ
hình khơng chỉ là hàng hóa trong nước mà cịn quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu. Nhãn
hiệu hàng hóa cho ta biết nơi xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa, uy tín hàng hóa,... và
quan trọng hơn nhất là nó sẽ ln được ghi nhớ trong đầu óc của người tiêu dùng. Sở hữu
trí tuệ nói chung và hàng và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đem lại cơ hội lớn để có được
phạm vi bảo hộ và khai thác rộng lớn nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, trong giai đoạn phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hệ thống bảo hộ sở hữu cơng nghiệp
có những bước phát triển theo từng thời kỳ cùng bước tiến đó bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu nảy sinh một số vấn đề cần phải giải mã về lý luận và thực tiễn.
Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp đã phải gặp khơng ít khó khăn khi
áp dụng những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề điều kiện để bảo để tên một
nhãn hiệu được bảo hộ. Bảo hộ nhãn hiệu góp phần thu hút đầu tư nước ngồi, thúc đẩy q
trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và cũng góp phần bảo vệ người
tiêu dùng bảo vệ sự đầu tư và uy tín sản phẩm dịch vụ đưa ra thị trường. Nhận thức được
vai trò quan trọng của nhãn hiệu và khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong việc đăng
kí bảo hộ nhãn hiệu, em xin chọn đề tài “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định
của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) và một số kiến nghị”
làm đề tài tiểu luận học kì.



4
B.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng

cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh khơng
lành mạnh [1].
Quyền sở hữu cơng nghiệp hiểu dưới góc độ là một quan hệ pháp luật. Gồm chủ thể là
các cá nhân, tổ chức như tác giả hay chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc tổ
chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Khách thể là kết
quả hoạt động sáng tạo trí tuệ được áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh. Nội dung quan hệ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.
1.2. Đặc điểm quyền sở hữu cơng nghiệp
Quyền sở hữu cơng nghiệp có những đặc điểm sau :
Thứ nhất, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp luôn gắn liền với hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ thông qua thủ tục đăng lý tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, quyền sở hữu cơng nghiệp được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ.

/>

5

2. Khái niệm và phân loại nhãn hiệu
2.1. Khái niệm nhãn hiệu
Hiệp định TRIPs là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm nhãn hiệu hàng hóa. Và
cho đến nay khái niệm này vẫn được xem là khái niệm khái qt, tồn diện nhất và mang
tính quy chuẩn. Cụ thể “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng
phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các
doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên
riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ
của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân
các dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành
viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được
xác định thơng qua q trình sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để
được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được” [2].
Luật về bảo hộ nhãn hiệu ban đầu bắt nguồn từ luật chống các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, do các chủ thể kinh doanh có uy tín than phiền sản phẩm của mình bị giả mạo.
Để tránh tình trạng này, Anh Quốc là nước đầu tiên ban hành luật về bảo hộ độc quyền nhãn
hiệu. Nhãn hiệu đầu tiên được bảo hộ cho hãng bia BASS, với hình tam giác màu cam (năm
1777) [3].
Theo pháp luật Việt Nam thì định nghĩa “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”[4].
Nhãn hiệu thiết lập độc quyền sử dụng các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ
thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác cùng loại. Nhãn hiệu có thể bao gồm từ ngữ,
hình khối, màu sắc hay là sự kết hợp của những yếu tố đó.
2.2. Phân loại nhãn hiệu
Dựa vào từng tiêu chí khác nhau, ta có nhiều cách phân loại khác nhau.
/>

6
Căn cứ vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu, ta có :
Nhãn hiệu hình bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối ( hình khơng gian ba

chiều ).
Nhãn hiệu chữ bao gồm chữ cái, từ, ngữ.
Nhãn hiệu kết hợp có sự kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh. Những nhãn hiệu này có thể được
thể hiện đen trắng hoặc kết hợp cả màu sắc.
Căn cứ vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu, pháp luật thế giới và Việt Nam đềuquy
định về các loại nhãn hiệu sau :
Nhãn hiệu hàng hóa ( trademarks) là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người sản
xuất khác nhau;
Nhãn hiệu dịch vụ ( service marks) là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ cho các chủ thể kinh
doanh khác nhau cung cấp;
Nhãn hiệu tập thể (collective marks) là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của các thành viên của tổ chức là chủ ở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,
cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó ( khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019);
Nhãn hiệu chứng nhận ( certification marks) là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng
nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức
cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an tồn và các đặc tính khác của hàng hóa
dịch vụ mang nhãn hiệu ( khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2009 và 2019);

/>

7
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu vô cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự
nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau
( khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019);
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh
thổ Việt Nam. ( khoản 20 Điều 4 và Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ
sung năm 2009 và 2019).

II. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT
SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2009 VÀ 2019)
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn
hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [5]. Điều 72 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) quy định về Điều kiện
chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ : “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện
sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình
ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa,
dịch vụ của chủ thể khác.”
Theo đó, một nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải đảm bảo đồng thời hai tiêu chí
sau:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được.
Các dấu hiệu này phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hay sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay một số màu sắc nhất
định. Dấu hiệu trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục cũng
/>

8
khơng được bảo hộ. Từ đây, ta có thể thấy rằng ở Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có
thể nhận biết bằng thị giác. Trong khi đó, trên thế giới hiện nay, bên cạnh loại nhãn hiệu
truyền thống là dấu hiệu nhìn thấy được, pháp luật một số nước còn bảo hộ cả nhãn hiệu là
âm thanh như tiếng nhạc mà con người có thể nhận biết được bằng thính giác, hoặc các dấu
hiệu mùi hương mà con người có thể nhận biết được thơng qua khứu giác hay chỉ đơn thuần
là nhãn hiệu được thể hiện bằng một màu sắc nhất định.
Ví dụ, tại Hoa Kỳ, tiếng sư tử gầm của hãng sản xuất phim MGM, tiếng chuông điện
thoại mặc định của hãng Nokia ở Phần Lan, tiếng sấm rền của hãng môtô Harley Davidson

của Hoa Kỳ hoặc bốn nốt nhạc lên xuống trầm bổng của hãng dược phẩm Hisamitsu ở Nhật
Bản đã được bảo hộ nhãn hiệu, hay mùi hương của hoa mới nở cũng được bảo hộ nhãn hiệu
cho sản phẩm chỉ thêu theo văn bằng bảo hộ số U.S.Reg.No.13639128 [6], mùi cỏ vừa mới
cắt cũng được đăng ký làm nhãn hiệu mùi cho bóng tennis [7],...
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc chấp nhận bảo hộ các dấu hiệu thể hiện dưới
dạng không gian ba chiều của Việt Nam là một bước tiến đáng kể và tương đối phù hợp với
các quy định bảo hộ nhãn hiệu của các quốc gia khác trên thế giới. Chính việc thừa nhận
“dấu hiệu hiện đại” này đã thể hiện được sự điều chỉnh hợp lý của các quy định pháp luật
với thực tế phát triển của các quan hệ xã hội.
2. Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu
nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác
Có thể thấy điều kiện này bao gồm hai yêu cầu: Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt
và Nhãn hiệu không trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc
phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
2.1. Khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 và 2019) , “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ
/>

9
một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một
tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ...”. Yếu tố được hiểu là một trong những bộ phận của dấu
hiệu, nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt nếu có một hay một số yếu tố tạo nên được sự “dễ
nhận biết” và “dễ ghi nhớ”. Dấu hiệu dễ nhận biết, dễ ghi nhớ là dấu hiệu tạo nên một ấn
tượng nhất định, có khả năng giúp cho người tiếp xúc với chúng có thể lưu trữ trong trí nhớ,
dễ dàng nhận biết và phân biệt chúng với các loại nhãn hiệu khác [8].
Nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó thuộc một trong các
trường hợp sau đây :
Hình và hình hình học đơn giản khơng có khả năng phân biệt và gây ấn tượng cho thị
giác, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, ngôn ngữ thông dụng là

ngơn ngữ sử dụng ký tự có nguồn gốc Latinh mà người Việt Nam có thể nhận biết và ghi
nhớ .
Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thơng thường của hàng hóa, dịch vụ
bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng,
tính chất, thành phần, cơng dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mơ tả hàng hóa,
dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thơng qua q trình sử
dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được
sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng
nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ;
Trên thực tế, việc bảo hộ nhãn hiệu thường dựa trên mức độ khả năng phân biệt của
chúng. Những nhãn hiệu được coi là đương nhiên có khả năng phân biệt gồm : Những nhãn
hiệu là những từ tự tạo, khơng có nghĩa (fanciful trademark). Ví dụ như nhãn hiệu Kodak
/>

10
do Công ty Eastman Kodakm đăng ký là tự tạo và khơng có nghĩa. Nhãn hiệu tùy hứng
(arbitrary trademark) là những từ ngữ phổ biến nhưng lại được sử dụng một cách độc đáo,
hồn tồn khơng liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ : từ CAMEL
và hình con lạc đà được đăng ký làm nhãn hiệu cho sản phẩm thuốc lá.
2.2. Nhãn hiệu phải không trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối
tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau. Vì vậy, một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ có thể thuộc về
một chủ thể duy nhất. Nếu nhãn hiệu được đăng ký lại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác thì
sẽ khơng được bảo hộ vì nó khơng đảm bảo được chức năng phân biệt của nhãn hiệu.
Nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng mà

tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác dùng cho các hàng hóa dịch
vụ phụ tùng hoặc tương tự trong các trường hợp sau :
Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng
ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng
quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã
đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt
hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không
được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm
liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà khơng có lý do chính đáng, trừ trường

/>

11
hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu
cầu chấm dứt hiệu lực;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng
của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ
mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ khơng tương tự, nếu việc sử
dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc
việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
Nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc
tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp sau:
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu
việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa,
dịch vụ;
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu
hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;

Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên
âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng
ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh khơng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý
mang chỉ dẫn địa lý đó;
Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác
được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng cơng nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu
tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
3. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) quy
điijnh về các trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghãi nhãn hiệu nếu các dấu
hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với :
/>

12
Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu khơng được cơ quan, tổ chức đó
cho phép;
Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt
Nam, của nước ngoài;
Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có u
cầu khơng được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn
hiệu chứng nhận;
Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về
nguồn gốc xuất xứ, tính năng, cơng dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của
hàng hóa, dịch vụ.
III. Ý NGHĨA CỦA BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
Việc quy định bảo hộ đối với nhãn hiệu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng khơng những đóng
vai trị rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan

trọng đối với người tiêu dùng.
Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại. Trên thực tế,
người tiêu dùng thường xuyên đối diện với những vấn đề lựa chọn những sản phẩm giống
nhau, tương tự về hình dáng bên ngồi mặc dù chúng được sản xuất bởi các doanh nghiệp
khác nhau, thường là các đối thủ cạnh tranh của nhau. Nhãn hiệu chính là yếu tố giúp người
tiêu dùng nhận biết và phân biệt hàng hóa, dịch vụ này với hàng hóa dịch vụ khác cùng loại.
Nhãn hiệu bảo đảm về chất lượng hàng hóa dịch vụ. Nhãn hiệu chứa đựng thơng điệp về
chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đa số người tiêu dùng đều không mong muốn

/>

13
trở thành người thử nghiệm đối với một nhãn hiệu mới trong khi họ đã có sự trải nghiệm
hài lịng về một nhãn hiệu khác. Hơn nữa nhãn hiệu đã tạo dựng được uy tín cho người tiêu
dùng tin tưởng sẽ là động lực để chủ sở hữu nhãn hiệu không ngừng cải tiến phát triển sản
phẩm dịch vụ để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, nhãn hiệu chính
là sự đảm bảo chất lượng của sản phẩm dịch vụ để người tiêu dùng có thể yên tâm về xuất
xứ sản phẩm và xác định được chủ thể pháp lý thì xảy ra tranh chấp.
Đối với doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp đảm bảo quyền lợi của doanh
nghiệp – chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu.
Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu cũng là để tạo ra môi trường pháp
lý vững mạng cho việc thu hút đầu tư và chuyển giao cơng nghệ nước ngồi.
Bảo hộ nhãn hiệu cũng là bảo hộ đối với lợi ích quốc gia trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.
Góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích chung của xã hội, từng bước thiết lập một môi trường
kinh doanh cạnh tranh phù hợp, thúc đẩy đẩu tư và tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy
khi hệ thống pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp được thiết lập đồng bộ, hoạt động thực
thi được thực hiện có hiệu quá thì quyền và lợi ích hợp pháp của người sáng tạo, người sử
dụng sẽ được đảm bảo. Khi đó, họ sẽ yên tâm thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh
doanh mà không lo bị người khác đánh cắp, sử dụng trái phép.
Bên cạnh đó nhãn hiệu cịn có vai trị quảng cáo. Khi một sản phẩm có chất lượng tốt

được sản xuất bởi một nhà sản xuất có uy tín thì tự thân một nhãn hiệu đó là một sự quảng
cáo cho sản phẩm đó. Ngày nay, nhãn hiệu đóng vai trị khơng thể thay thế trong cơ cấu của
ngành quảng cáo, sản xuất sản phẩm. Cùng với nhãn hiệu là cái logo và khẩu hiệu kinh
doanh của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ mà thông qua đó những thơng tin của nhà sản
xuất được truyền đến người tiêu dùng. Nhãn hiệu ngày nay là một trong những tài sản trí
tuệ của giá trị mang tính sống còn của doanh nghiệp mà việc bảo hộ nhãn hiệu phải được
nâng lên hàng đầu.

/>

14
IV. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO HỘ NHÃN HIỆU
1. Thực trạng và bất cập của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu
Xét về khía cạnh nào đó, hoạt động phát triển nhãn hiệu hàng hố của doanh nghiệp Việt
Nam đã có bước tăng trưởng cao. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành chủ sở hữu
hàng chục nhãn hiệu hàng hoá khác nhau như: Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam có 143 nhãn
hiệu, Cơng Cơng ty sữa Việt Nam VINAMILK có 23 nhãn hiệu… Việc đăng ký bảo hộ sở
hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được các doanh nghiệp chú trọng và cũng đã nhận
được sự quan tâm rõ rệt của xã hội. Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cịn gặp
nhiều khó khăn khi Việt Nam trở thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhãn hiệu nổi tiếng bị các doanh nghiệp nước
ngồi lợi dụng, qua đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến uy tín, hoạt động sản xuât kinh doanh. Việc gạo ST25 bị các doanh nghiệp tại Mỹ đăng
ký nhãn hiệu là một điển hình.
Nhãn hiệu là một trong những hình thức bảo hộ được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005 được sửa đổi 2 lần vào năm 2009 và 2019. Một trong những mục tiêu của chế
định nhãn hiệu có trong Luật Sở hữu trí tuệ là cố gắng đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ
thể quyền với đối thủ cạnh tranh và đảm bảo người tiêu dùng không bị nhầm lẫn về nguồn
gốc thương mại.

Tuy vậy, thực tiễn xác lập quyền hoặc giải quyết tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu đã
bộc lộ hạn chế, bất cập hệ quả là cần thiết phải nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp với thực
tiễn và tuân thủ cam kết quốc tế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong đó
điển hình nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA):
Khơng có quy định chấm dứt sự tồn tại của nhãn hiệu đã đăng ký mà đã mất chức năng
nhãn hiệu.

/>

15
Khái niệm “sử dụng” nhãn hiệu chưa đủ rõ dẫn đến làm gia tăng hiện tượng đầu cơ nhãn
hiệu và gia tăng hiện tượng sử dụng giả cách.
Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền nhãn hiệu được quy định chưa đầy đủ.
Chưa có nguyên tắc khái quát và đầy đủ nhằm giải quyết xung đột giữa quyền nhãn hiệu
và các quyền sở hữu trí tuệ khác.
Việc quy định phạm vi đối tượng bảo hộ dưới danh nghĩa còn hạn chế.
Quy định yếu tố "dễ nhận biết" "dễ ghi nhớ" chưa có pháp luật sở hữu trí tuệ hướng dẫn
cụ thể. Điều này gây khó khăn khơng nhỏ cho những cơ sở sản xuất kinh doanh cho việc
lựa chọn các yếu tố để tạo lập nhãn hiệu cho mình và gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm
quyền trong việc xem xét khả năng phân biệt của nhãn hiệu.
Việc hướng dẫn đánh giá tính phân biệt của nhãn hiệu tính tương tự đến mức gây nhầm
lẫn với một số nhãn hiệu khác còn quy định một cách chung chung, chưa cụ thể. Vì vậy,
việc đánh giá tính phân biệt, tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn của nhãn hiệu phụ thuộc
nhiều vào các xét nghiệm viên, nên đơi khi đánh giá kết luận cịn mang tính chất cảm tính.
2. Đề xuất hướng khắc phục
Để giải quyết bất cập trên, chúng ta cần sửa đổi, bổ sung theo hướng như sau:
Về quy định pháp luật cần bổ sung quy định chấm dứt hiệu lực đối với nhãn hiệu đã đăng
ký nhưng bị xem là mất chức năng nhãn hiệu. Hạn chế tình trạng khơng sử dụng nhãn hiệu
và chống hiện tượng đầu cơ nhãn hiệu bằng cách sửa đổi khái niệm “sử dụng” thành “sử
dụng thực sự”.

Bổ sung nguyên tắc chung về giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu với quyền tác giả và các
quyền sở hữu trí tuệ khác có trước.
Quy định rõ ràng hơn các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền nhãn hiệu
[9].
/>

16
Mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hộ là nhãn hiệu như âm thanh, mùi,...
Do trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau và điều quan trọng là phải tạo được sự
thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, cho nên cần đưa ra những quy
định cụ thể, rõ ràng về những yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
Về công tác quản lý của các cơ quan có thẫm quyền cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
chuyên trách cho các cơ quan bảo vệ nhãn hiệu từ Trung ương đến địa phương bằng cách
huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn một cách thường xuyên và liên tục
cho các cán bộ đầu mối trong việc bảo vệ nhãn hiệu.
Cần phân định rõ nhiệm vụ quyền hạn, phạm vi của từng cơ quan cũng như cách thức
phối hợp giữa các cơ quan này với nhau trong việc cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Phải xây dựng và nâng cao nhận thức xã hội về việc bảo hộ nhãn hiệu, rút gọn thủ tục
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động hơn trong
việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Cần xây dựng cụ thể hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt cũng như
cách thức đánh giá các yếu tố ảnh hưởng khả năng phân biệt của nhãn hiệu.Xây dựng quy
chế, trong đó xác định tiêu chí đánh giá các dấu hiệu của yếu tố tương tự đến mức gây nhầm
lẫn một cách chính xác và đầy đủ.

/>

17
C. KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, thì việc bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp

đối với nhãn hiệu hàng hóa thực chất là bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ
chức là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đầu tư tiền của, công sức trong sản xuất, kinh
doanh và cũng là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Đó là một trong những động
lực bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế, khuyến khích đầu tư trong nước, nước ngồi và ln là
vấn đề thời sự được các quốc gia, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp rất quan tâm. Ngày
nay, hàm lượng chất xám, trí tuệ trong mỗi sản phẩm, hàng hóa ngày càng có tỷ trọng cao
nên việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp
đối với nhãn hiệu hàng hóa nói riêng là vấn đề có ý nghĩa thực tế và mang tính tồn cầu. Vì
vậy, các nhà làm luật cần liên tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế định về bảo hộ
nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu cơng nghiệp nói chung để tạo mơi trường pháp lý bền
vững, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước và thu hút đầu tư từ nước
ngồi. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên đây là bài tiểu luận kết thúc học kì của em. Do kiến thức cịn hạn hẹp nên khơng
tránh khỏi sai sót, kính mong thầy cơ góp ý, sửa chữa để bài của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

/>

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và
2019).
[2]. Khoản 1 Điều 15b, Hiệp định TRIPs.
[3]. Lê Nết, Tài liệu bài giảng Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, 2006.
[4]. Theo Khoản 16 Điều 4 và Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( được sửa
đổi, bổ sung năm 2009 và 2019)
[5]. Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và
2019).
[6]. Vương Thanh Thúy, Đại học Luật Hà Nội, Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật

về nhãn hiệu - Một giải pháp cho vấn đềxung đột quyền bảo hộ.
[7]. Dữ liệu từ vụ việc R156/1998-2 của Cộng đồng Châu Âu.
[8]. Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục Việt
Nam.
[9]. />Và một số tài liệu khác.

/>


×