Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận quản lý xã hội về giáo dục đào tạo thực trạng quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở tỉnh điện biên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.75 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN : QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO
DỤC Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO DỤC...........................2
1.1.

Khái niệm quán lý nguồn nhân lực giáo dục........................................................2

1.2.

Đặc điểm quản lý nguồn nhân lực giáo dục cấp tỉnh...........................................2

1.2.1.

Chủ thể quản lý............................................................................................2

1.2.2.

Đối tượng quản lý........................................................................................4

1.3.

Nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý nguồn nhân lực giáo dục...............4

1.3.1.



Nguyên tắc quản lý nguồn nhân lực giáo dục..............................................4

1.3.2.

Nội dung quản lý nguồn nhân lực giáo dục..................................................4

1.3.3.

Phương pháp quản lý nguồn nhân lực giáo dục..........................................5

1.4.

Vai trò và ý nghĩa của quản lý nguồn nhân lực giáo dục......................................5

1.4.1.

Vai trò của quản lý nguồn nhân lực giáo dục...............................................5

1.4.2.

Ý nghĩa của quản lý nguồn nhân lực giáo dục..............................................6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO DỤC Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
HIỆN NAY.............................................................................................................................6
1.1. Những nhân tố tác động đến công tác quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở tỉnh
Điện Biên hiện nay..........................................................................................................6
1.1.1.

Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh điện biên.....................................................6


1.1.2.

Dân số..........................................................................................................7

1.1.3.

Nguồn nhân lực giáo duc thỉnh Điện Biên...................................................7

1.2.

Ưu điểm của quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở tỉnh Điện Biên hiện nay..........9

1.3.
Biên

Những hạn chế còn tồn tại trong quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở tỉnh Điện
13

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯƠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
GIÁO DỤC TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI..........................................................14.
3.1. Phương hướng tăng cường quản lý nguồn nhân lực giáo dục tỉnh Điện Biên
trong thời gian tới.........................................................................................................14
3.1.1.
dục

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nguồn nhân lực giáo
14

3.1.2.


Phương hướng phát triển giáo dục tỉnh Điện Biên trong thời gian tới......16

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở tỉnh Điện Biên
trong thời gian tới.........................................................................................................19
KẾT LUẬN..............................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................21


MỞ ĐẦU
Sự thành công hay thất bại của một tổ chức, đơn vị hoặc ngành phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố nguồn nhân lực. Đơn vị, tổ chức nào có nguồn
nhân lực chất lượng cao sẽ phát triển mạnh và ngược lại. Ngày nay, với sự
phát triển của khóa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đã đặt
ra các yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực. Khả năng phát triển của
mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi đơn vị,… đều phụ thuộc rất lớn vào yếu tố
nguồn nhân lực.. Vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi đơn vị, mỗi ngành,… đều đặt sự
quan tâm rất nhiều vào việc quản lý nguồn nhân lực giáo dục. Trong xu thế
hội nhập và phát triển như ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng
công tác Giáo dục- Đào tạo. Đảng và Nhà nước ta xác định Giáo dục là Quốc
sách hàng đầu, phát triển Giáo dục và Đào tạo được Đảng và nhà nước xác
định là nền tảng và động lực phát triển Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, là yếu
tố cơ bản để thúc đẩy kinh tế phát triển . Muốn phát triển giáo dục- Đào tạo
thì việc quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo giữ vai trò quyết định trong đó
quản lý nguồn nhân lực giáo dục giữ vai trị then chốt quyết định đến chất
lượng giáo dục. Hiểu được điều này, công tác quản lý nguồn nhân lực giáo
dục tỉnh Điện Biên đã có nhiều sự thay đổi để phù hợp hơn trong việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục. trong những năm qua, nguồn nhân
lực giáo dục của tỉnh đã tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh đã xây
dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ công chức,

viên chức phục vụ trong các cơ sở giáo dục ngày càng đông, phẩm chất đạo
đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chun mơn nghiệp vụ ngày càng được
nâng cao.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
GIÁO DỤC
1.1.

Khái niệm quán lý nguồn nhân lực giáo dục
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý tới

đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Nguồn nhân lực là các tiềm năng của con người, bao hàm tổng hịa
năng lực về thể lực, trí lực và nhân cách của con người đáp ứng một cơ cấu do
nền kinh tế - xã hội địi hỏi. Tồn bộ tiềm năng đó hình thành năng lực xã hội
của con người ( năng lực xã hội của nguồn nhân lực).
Nguồn nhân lực giáo dục là toàn bộ những con người cụ thể tham gia
vào q trình giáo dục, trong đó quan trọng nhất là đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục.
Như vậy, quản lý nguồn nhân lực giáo dục là quá trình bao gồm các nội
dung: Xây dựng chiến lược, xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực giáo dục,
đào tạo, phá triển nguồn nhân lực giáo dục, bố trí sử dụng nguồn nhân lực và
chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực giáo dục.
1.2.

Đặc điểm quản lý nguồn nhân lực giáo dục cấp tỉnh


1.2.1. Chủ thể quản lý
Quản lý nguồn nhân lực giáo dục là cơng việc heesrt sức khó khăn và phức
tạp , nó được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau. Chủ thể quản lý nhà
nước trực tiếp về quản lý nguồn nhân lực giáo dục của tỉnh cụ thể là :
Thứ nhất là Hội đồng nhân dân tỉnh: Đây là cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân
địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ
2


quan quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm
năng của địa phương, trong đó có nội dung công tác giáo dục, nhân lực giáo
dục của địa phương. Nội dung quyết định vấn đề cán bộ, cơng chức, trong đó
có đội ngũ cán bộ giáo dục tỉnh như ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh về tiêu chuẩn, chức danh, số lượng, chất lượng cán bộ, cơng chức
phù hợp với địa phương mình; chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán
ngân sách tỉnh cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giám sát việc tuân
theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội
đồng nhân dân tỉnh liên quan đến công tác cán bộ.
Hai là, Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quản lý
nhà nước về giáo dục của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp
của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, kiểm
tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn;
có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, phát
triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng
yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa

phương.
Ba là, Sở Giáo dục và Đào tạo .Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa
phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Giáo dục và
Đào tạo có nhiệm vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Hướng dẫn xây
dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, công chức, viên chức
của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; tổ chức thực hiện
sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện
việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục, thể thao
3


ở địa phương; kiểm tra việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Đối tượng quản lý
Đối tượng quản lý là toàn bộ đội ngũ lao động trong ngành giáo dục
của tỉnh Điện Biên - chủ yếu là giáo viên các cấp học, cán bộ quản lý giáo dục
(cấp tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh.
1.3.

Nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý nguồn nhân lực giáo
dục

1.3.1. Nguyên tắc quản lý nguồn nhân lực giáo dục
Nguyên tắc được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt. Quản lý
nguồn nhân lực giáo dục phải tuân theo các nguyên tắc sau : Một là đảm bảo
nguyên tắc tặp trung dân chủ trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực giáo
dục. Hai là quản lý nguồn nhân lực giáo dục trên cơ sở các quy định pháp

luật, thể lệ, quy tắc phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Ba là quản lý nguồn nhân lực giáo dục phải đảm bảo tính thống nhất
trong cả nước, nhưng có sự phân cơng, phân cấp hợp lý, chặt chẽ giữa trung
ương – địa phương- ngành- lãnh thổ và có sự tham gia của tổ chức xã hội liên
quan như Cơng đồn, Hiệp hội,… Bốn là bộ máy quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực giáo dục phải được tổ chức gọn nhẹ có hiệu lực và hiệu quả.
Cuối cùng là phương pháp quản lý nguồn nhân lực giáo dục cần phải được đổi
mới theo hướng phát huy giá trị con người, khơi dật tiềm năng con người
không trái với pháp luật, đạo đức xã hội và hội nhập phù hợp với các thông lệ,
chuẩn mực quản lý nguồn nhân lưc giáo dục hiện đại.
1.3.2. Nội dung quản lý nguồn nhân lực giáo dục
Nội dung của quản lý nguồn nhân lực giáo dục là hồn thiện cơ chế
quản lý từ đó tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc tích cực. Cần
quản lý số lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu của
4


hiện tại cũng như trong tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, sự
phát triển số lượng nguồn nhân lực dựa trên 2 yếu tố là nhu cầu tăng số lượng
nguồn nhân lực và sự gia tăng về dân số. Bên cạnh đó, cần quản lý chất lượng
nguồn nhân lực. Nghĩa là quản lý năng lực của người lao động cũng như nâng
cao thái độ của người lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại cũng
như mục tiêu trong tương lai. Hoạt động này có thể có một số nội dung như
nâng cao kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ làm việc,… của đội ngũ giáo
viên, hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn nhân lực,…
1.3.3. Phương pháp quản lý nguồn nhân lực giáo dục
Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Một số phương pháp thường
được sử dụng là :
Phương pháp hành chính: Là phương pháp quản lý thông qua các mệnh

lệnh, chỉ thị trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực giáo dục phù hợp với pháp
luật hiện hành nhằm buộc đối tượng thực hiện mục tiêu quản lý của chủ thể
quản lý.
Phương pháp kinh tế trong quản lý nguồn nhân lực giáo dục là sự tác
động của chủ thể tới đối tượng quản lý bằng cơ chế kích thích hồn thành
cơng việc thơng qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia các công việc
chung và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực giáo dục.
Phương pháp cuối cùng cũng có thể đươc sử dụng trong quản lý nguồn
nhân lực giáo dục là phương pháp cưỡng chế.
1.4.

Vai trò và ý nghĩa của quản lý nguồn nhân lực giáo dục

1.4.1. Vai trò của quản lý nguồn nhân lực giáo dục
Quản lý nguồn nhân lực giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Nắm được tâm tư nguyện vọng của đội ngũ giáo viên phần nào đáp ứng được
5


nhu cầu nguyện vọng của họ, cần nâng cao khả năng ứng dụng khoa học công
nghệ nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hpas – hiện đại hóa như hiện nay để
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Quản lý nguồn nhân lực giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo của địa phương và cả nước. Nguồn nhân lực là nhân tố đặc biệt
quan trọng của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. Giáo dục – đào tạo cũng có vị trí quan
trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực giáo dục và các cán
bộ quản lý giáo dục là động lực và là nhân tố bảo đảm cho lợi thế giáo dục
của nước ta phát triển và cạnh tranh được với các nền giáo dục tiên tiến trên

thế giới và trong khu vực.
1.4.2. Ý nghĩa của quản lý nguồn nhân lực giáo dục
Quản lý nguồn nhân lực giáo dục thục chất là quản lý con người, mà
con người là nguồn của sự phát triển, con người vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển xã hội như Đảng ta đã khảng định. Quản lý nguồn nhân
lực có tầm quan trọng đặc biệt vì nó gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của
tổ chức. Có thể con quản lý nguồn nhân lực là chức năng cốt lõi của quản lý.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO
DỤC Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY
1.1.

Những nhân tố tác động đến công tác quản lý nguồn nhân lực giáo
dục ở tỉnh Điện Biên hiện nay

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh điện biên
Về diện tích tự nhiên và vị trí địa lý:
Về diện tích tự nhiên:tỉnh điện biên có diện tích tự nhiên: 9.562,9 km2
(theo nghị quyết số 45/nq-cp, ngày 25/8/2012 của chính phủ).

6


Về vị trí địa lý : điện biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng tây
bắc của tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ bắc và 102o10’ –
103o36’ kinh độ đông. Nằm cách thủ đơ hà nội 504 km về phía tây, phía đơng
và đơng bắc giáp tỉnh sơn la, phía bắc giáp tỉnh lai châu, phía tây bắc giáp
tỉnh vân nam (trung quốc), phía tây và tây nam giáp chdcnd lào. Là tỉnh duy
nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia: trung quốc (dài 38,5km) và lào
(dài 360 km).
Về địa hình và khí hậu: Điện biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao,

mùa đơng tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính
diễn biến thất thường, phân hố đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khơ và
nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21o – 23oc, nhiệt độ trung bình thấp
nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 14o – 18oc), các tháng có
nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (25oc) - chỉ xảy ra các khu vực có
độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.300 - 2.000mm,
thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 – 187
giờ trong năm; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6, 7; các tháng có giờ nắng
cao thường là các tháng 3, 4, 8, 9.
1.1.2. Dân số
Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2021, dân số của tỉnh điện biên là
598.856 người với mật độ dân số là 63 người/km². Trong đó, dân số nam là
303.436 người và dân số nữ là 295.420 người; dân số thành thị đạt 85,779
người, chiếm 14,3% dân số toàn tỉnh và dân số nông thôn đạt 513.077 người,
chiếm 85,7% dân số toàn tỉnh.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của điện biên từ năm 2009 đến năm 2021 là
2 ‰. Điện biên có 134.273 hộ gia đình với 24.646 hộ ở thành thị và 109.627
hộ ở nông thôn.
1.1.3. Nguồn nhân lực giáo duc thỉnh Điện Biên
7


Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như ngân sách nhà nước, sự đóng
góp từ phụ huynh học sinh,… mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo của các cấp
đã và đang phát triển ngày càng rộng và phân bố trên khắp các bản trên địa
bàn tất cả các huyện/ thị trong tỉnh với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật
chất kỹ thuật từng bước được cải thiện. Hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh
Điện Biên hiện nay như sau:
Ước đến hết năm 2021, tồn tỉnh có 513 trường mầm non và phổ thông

với 188.796 học sinh, riêng cấp trung học phổ thơng có tổng số 1265 giáo
viên, tăng 22 trường, 20.602 học sinh so với năm 2015;Trường phổ thơng dân
tộc nội trú có 8 trường với tổng số giáo viên là 393. Có 09 trung tâm giáo dục
thường xuyên, quy mô đào tạo khoảng 1.200 học viên với tổng số giáo viên là
188 người. Toàn tỉnh hiện có 03 trường cao đẳng (Sư phạm, Kinh tế - Kỹ
thuật, Y tế), tổng quy mơ đào tạo chính quy giai đoạn 2019-2021 bình quân
hàng năm 4.540 sinh viên, học viên, trong đó tuyển mới mỗi năm khoảng 631
sinh viên, học viên. Trong 3 năm tỉnh Điện Biên ước đào tạo nghề cho hơn
24.318 lao động, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 52,15%; giải quyết việc
làm mới cho hơn 26.629 lao động, bình quân 8.876 lao động/năm. Ngành giáo
dục và đào tạo tỉnh Điện Biên đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh
tế- xã hội của tỉnh.
Toàn ngành giáo dục tỉnh Điện Biên hiện nay có khoảng hơn 2500 giáo
viên và hơn 190 cán bộ quản lý ở bậc học phổ thông và ở các đơn vị quản lý
ngành. Việc bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên giảng dạy theo hướng cân đối và
đồng bộ theo nhu cầu thực tế của các đơn vị tuy nhiên vẫn còn một số bất cập
như hiện tượng thừa thiếu cục bộ giữa các bộ môn hoặc giữa các đơn vị. Có
những trường giáo viên mơn tự nhiên ít mơn xã hội nhiều hoặc ngược lại.
Số cán bộ quản lý giáo dục trong ngành giáo dục những năm qua mặc
dù đã có sự chuyển biến về nâng cao trình độ quản lý, có ý thức vươn lên, chủ
động tích cực tiếp cận khoa học- kỹ thuật vào quản lý. Nhưng nhìn chung,
8


tình trạng cán bộ quản lý giáo dục , chuyên môn nghiệp vụ … vẫn chưa đáp
ứng kịp với sự phát triển của quy mô giáo dục và khoa học kỹ thuật trong thời
đại mới. Đặc biệt, số cán bộ quản lý ở cấp cơ sở, tỷ lệ phần trăm có bằng đại
học và trên đại học cịn chưa nhiều.
Mặc dù số giáo viên đạt chuẩn tăng lên trong nhiều năm trở lại đây
nhưng so với yêu cầu của ngành giáo dục tỷ lệ đạt chuẩn trình độ và năng lực

sư phạm của đội ngũ giáo viên còn chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế đang đặt
ra. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa do thiếu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
nên số đạt trình độ đạt chuẩn rất ít, thậm chí nếu theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo thì một số giáo viên phổ thông, trung học, dạy nghề và giảng
viên cao đẳng cịn có những biểu hiện chưa tồn tâm, tồn ý phục vụ sự
nghiệp giáo dục. Phần lớn cán bộ quản lý giáo dục còn yếu kém về năng lực
điều hành và tổ chức hoạt động, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng còn nhiều
hạn chế. Chất lượng làm việc chưa cao, đang còn lơ là trong việc quản lý thời
gian làm việc của cán bộ. Ý thức tự nhọc, tự bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ chưa cao.
1.2.

Ưu điểm của quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở tỉnh Điện Biên
hiện nay
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân

dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đạt được những
kết quả quan trọng, góp phần vào sự ổn định và phát triển Kinh tế- xã hội của
tỉnh, cụ thể:
Qui mô, mạng lưới trường lớp cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học
tập. Số lượng học sinh ở các cấp học, ngành học ổn định, ít biến động. Địa
phương đã tạo điều kiện thu hút con em đến
trường.

9


Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động
dạy học. Một số trường, được chuẩn hố, khang trang. Nhiều trường Tiểu học
có đủ các điều kiện tổ chức được các lớp tăng buổi và 2 buổi/ngày, Số phòng

học kiên cố tăng, phòng học tranh tre, phòng học tạm, học nhờ giảm do thực
hiện tốt nhiệm vụ kiên cố hoá trường lớp học từ nguồn đóng góp của nhân
dân, các dự án và ngân sách Nhà nước.
Tồn ngành có 494 trường, tăng 04 trường so với năm học trước, trong
đó có 165 trường mầm non (tăng 3 trường), 174 trường tiểu học (tăng 1
trường), 114 trường Trung học cơ sở , 29 trường Trung học phổ thông, 08
Trung tâm GDTX, 02 Trung tâm Ngoại ngữ-tin học , 01 trường Cao đẳng sư
phạm. Có 8 trường Phổ thông dân tộc nội trú , 83 trường Phổ thơng dân tộc
bán trú (trong đó cấp Tiểu học 36 trường, Trung học cơ sở (47 trường) và
176/482 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 36,51%, tăng 27
trường chuẩn quốc gia so với năm học trước.
Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực nói chung cũng như nguồn nhân lực ngành giáo dục
nói riêng. Trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành giáo
dục, Ngành giáo dục tỉnh thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hàng năm và được triển khai tới tất cả các cán
bộ giáo viên. Bên cạnh đó ngành giáo dục tỉnh Điện Biên cũng rất quan tâm
tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên và cán bộ quản lý có nhu cầu đi học
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Vì vậy, đến nay đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh Điện Biên về cơ bản đều có trình độ đạt
chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên cơng tác đào tạo giáo viên trong thời gian qua
chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực nói chung và quy
hoạch nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh nói riêng. Vì vậy, hiện nay
trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sinh viên học các trường sư phạm ra khơng có
việc làm, gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực cũng như sự hoang mang, lo lắng
10


trong quần chúng nhân dân nói chung và những sinh viên nói trên. Cơng tác

bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được tổ chức thường
xuyên nhưng mới chỉ chú trọng bồi dưỡng kiến thức mà chưa thực sự chú
trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, vì vậy vẫn cịn một bộ phận giáo viên
và cán bộ quản lý còn chậm đổi mới về phương pháp và kỹ năng trong công
tác giáo dục, chưa ứng dụng được các phương pháp giáo dục mới vào giảng
dạy nên chất lượng cịn hạn chế. Về cơng tác bố trí và sử dụng nguồn nhân
lực luôn là vấn đề trọng tâm, là nguyên tắc cơ bản trong công tác tổ chức của
Đảng và Nhà nước; quản lý cán bộ có hiệu quả sẽ góp phần tích cực nâng cao
chất lượng hoạt động của tổ chức; nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý cán
bộ là sự phân công, phân cấp, phân quyền, xác định nội dung, phương pháp
quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của cán bộ. Thực hiện các
quy định của Trung ương, Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tinh Điện Biên đã
ban hành nhiều văn bản đề tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực giáo
dục.
Định kỷ 2-4 năm một lần cán bộ quản lý các trường phổ thông được bổ
nhiệm lại, bổ nhiệm mới tùy theo từng trường hợp của cán bộ quản lý lãnh
đạo và hoạt động tốt hay khơng tốt. Muốn có trị giỏi, phải có thầy giỏi. Đội
ngũ giáo viên ngày nay phải được xây dựng và phát triển để xứng đáng là
nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để đáp ứng được
yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo
dục, phải hết sức coi trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên.
Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên yêu cầu mỗi nhà trường dựa vào
kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường, và quy mô phát triển lâu dài
của nhà trường mà có kế hoạch tuyển dụng giáo viên cho phù hợp, đủ về số
lượng đúng, bộ môn đào tạo, đối với tuyến mới, phải chú ý đến chất lượng
chuyên môn và dạy nghề của giáo viên thông qua các kỳ tuyển công chức.
Coi trọng văn bằng, nhưng điều quan trọng nhất là năng lực sư phạm và khả

11



năng thực tế qua thi tuyển và thời gian làm hợp đồng. Việc đánh giá và lựa
chọn phải dựa vào tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và giáo dục.
Chất lượng của đội ngũ giáo viên luôn được đánh giá thường xuyên qua
từng tiết dạy, tuân dạy, qua nhiều kênh thông tin: học sinh, giáo viên, tổ
trưởng chuyên môn, ban giám hiệu, phụ huynh học sinh. Qua các kênh đó
người quản lý cụ thể là hiệu trưởng phải tổng hợp, phân tích, động viên những
mặt tốt của giáo viên, nhắc nhở những mặt cịn hạn chế, từ đó mỗi giáo viên
phải tự hồn thiện mình, vươn lên để có chất lượng dạy vững vàng. Thường
xun duy trì phong trào thi đua phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp của
tỉnh.
Việc xây dựng đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây đã được chủ
ý đúng mức, đội ngũ cán bộ giáo viên ở các ngành học, cấp học trên quy mơ
tồn tỉnh cơ bản đã đủ về số lượng, towng đối đồng bộ về cơ cấu và trình độ
đào tạo.
Cơng tác bố trí, sử sụng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong tỉnh
thời gian qua cơ bản đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn quy định, bố trí, sử dụng
đúng người, đúng việc, đúng sở trường, đồng thời cấp ủy thường xuyên quan
tâm đến công tác trẻ hố đội ngũ cán bộ đảm bảo tính liên tục, kế thừa, phát
triển gắn việc bố trí, sử dụng với đổi mới cơng tác quản lý cán bộ.
Nhìn chung, công tác quản lý và sử dụng cán bộ quản lý giáo viên trên
địa bàn tỉnh Điện Biên đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
và giáo viên có bản lĩnh chính trị vững càng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống
trong sạch, có kiến thức, trình độ chun mơn lý luận chính trị, kỹ năng công
tác đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp Cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
Để đạt được những kết quả trên là do: thứ nhất, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh nói
riêng đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trị, tầm quan trọng trong quản
12



lý nguồn nhân lực giáo dục như: xây dựng chiến lược phát triển ngồn nhân
lực, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; bố trí, sử dụng nguồn nhân lực; chính
sách đãi ngộ nguồn nhân lực. Đánh giá, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng, sử
dụng và chế độ chính sách nhằm hướng đến chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục và đội ngũ giáo viên, cũng như tạo điều kiện tốt nhất để đội ngũ giáo
viên toàn tinh n tâm cơng tác tại địa phương mình.
Hai là, Trung ương và tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo về công tác quản lý cán bộ, cơng chức trong đó có quản lý nguồn
nhân lực giáo dục của tình với những quy định cụ thể. Việc chỉ đạo sơ kết,
tổng kết một cách có hiệu quả các nghị quyết, kế hoạch từ Trung ương đến cơ
sở về công tác quản lý nguồn nhân lực giáo dục trong thời gian qua đã tác
động và tạo nên sự chuyển biến mạnh về nhận thức, trong tổ chức thực hiện
công tác cán bộ cũng như công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và
giáo viên trên địa bàn tỉnh có hiệu quả hơn.
Ba là, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Điện Biên đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
thực hiện nghiêm túc, vận dụng các văn bản về giáo dục và nhân lực giáo dục
của Trung ương, của tỉnh phù hợp với điều kiện của tỉnh cũng như của từng
huyện trong tỉnh.
1.3.

Những hạn chế còn tồn tại trong quản lý nguồn nhân lực giáo dục
ở tỉnh Điện Biên
Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước hạn chế so với nhu cầu, xã

hội hóa giáo dục và đào tạo trên địa bàn còn chưa mạnh so với khả năng và
tiềm năng, sức hút đầu tư vào phát triển giáo dục và đào tạo còn hạn chế .
Chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch phát triển nguồn

nhân lực, chưa thực sự gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục.

13


Giáo viên, cái bộ quản lý có vai trị quyết định trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục phổ thông, nhưng việc tuyển dụng chưa được quan tâm đúng.
Công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý đã được quan tâm, nhưng việc bồi dưỡng giáo viên mới chỉ nặng về
kiến thức mà chưa quan tâm đúng mức tới bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cũng
như giáo dục kỹ năng cho sinh viên sư phạm (đội ngũ giáo viên tương lai).
Chính sách đãi ngộ giáo viên chưa được thích đáng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học cịn thiếu, khơng đồng bộ và
lạc hậu (nhiều trường thiếu phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm, khu giáo
dục thể chất và các cơng trình phụ trợ...). Một số trang thiết bị dạy học cấp
cho các trường đã cũ, hỏng, nhưng chưa được cấp mới nên chưa đảm bảo cho
việc dạy học theo yêu cầu đặt ra. Với hệ thống cơ sở vật chất như vậy nó cũng
phần làm hạn chế năng lực, trình độ của giáo viên.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯƠNG QUẢN
LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO DỤC TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG THỜI
GIAN TỚI
3.1.

Phương hướng tăng cường quản lý nguồn nhân lực giáo dục tỉnh
Điện Biên trong thời gian tới

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nguồn nhân lực
giáo dục
Giáo dục, đào tạo có vai trị quan trọng đối với quốc gia dân tộc, nhận

thức rõ vai trò của giáo dục, đào tạo đối với sự nghiệp xây dựng đất nước,
theo mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng
ta luôn quan tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực quan trọng này.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta ln khẳng định giáo dục
đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trị chính

14


yếu, được quan tâm, ưu tiên đi trước một bước so với các chính sách phát
triển kinh tế- xã hội khác.
Kế thừa tư tưởng của các Đại hội Đảng và các nghị quyết về giáo dục
đào tạo trước. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định :“Giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu”. Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và
toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Phát triển giáo dục
đào tạo là phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng của phát triển
kinh tế- xã hội phải được ưu tiên và quan tâm thật sự.
Nội dung quan điểm về phát triển nguồn nhân lực được thể hiện xuyên suốt
trong văn kiện đại hội XIII của Đảng và được xác định là một trong sáu
nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ đại hội.
Lần đầu tiên Đảng đưa ra quan điểm đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục, đào tạo gắn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực
quốc gia, là nguồn nhân lực đáp ứng các tiêu chí về chất lượng cao và trình độ
cao; đồng thời là nguồn lực con người được đào tạo và sử dụng có chất lượng,
hiệu quả cao với tổng hợp các phẩm chất và nhân cách, năng lực và thể lực
con người
Đại hội XIII xác định: “ Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ”, “

Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kinh tế- xã hội”. Trong đó tập trung cho
giải pháp đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường, trong sản xuất kinh
doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành. Phát
triển hợp lý, hiệu qủa trường công lập đối với giáo dục nghề nghiệp, và giáo
dục đại học.

15


Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và
đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phẩm
chất, năng lực của người học”. Đây là sự tiếp tục khẳng định quan điểm của
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI. Mục tiêu này thể hiện sự chuyển biến căn
bản về chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo, hướng đến xây dựng một nền
giáo dục hiện đại, nhân văn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo về tổ
quốc thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế.
Đổi mới những vấn đề cốt lõi, cấp thiết. Đổi mới chương trình, nội
dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại thiết thực, phù hợp với lứa tuổi,
ngành nghề. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học,hình thức phương pháp
thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo bảo đảm trung thực, khách
quan.
Quan điểm này của Đảng thể hiện mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi
mới: Chuyển quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học, chú trọng dạy chữ, dạy người,
dạy nghề. Tập trung dạy cách học khuyến khích tự học, tạo cơ sở đề người
học tự cập nhật tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Giáo dục đào tạo phải
thấm nhuần phương châm học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn.
Giáo dục, đào tạo có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, an
ninh, quốc phịng, là nguồn lực trí tuệ trong nguồn lực phát tiển của đất nước.

Phát triển giáo dục, đào tạo góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, hội nhập quốc tế, những nội dung, quan điểm, mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo cần được tuyên
truyền, tổ chức thực hiện để nhanh chóng đưa Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng đi vào cuộc sống.
3.1.2. Phương hướng phát triển giáo dục tỉnh Điện Biên trong thời gian
tới.
16


Phát triển giáo dục toàn diện để nâng cao mặt bằng dân trí chung của
nhân dân trong tinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi
trọng giáo dục thể chất, đạo đức, nhân cách, thẩm mỹ, pháp luật, kỹ năng
sống và truyền thống cho học sinh. Cung cấp những kiến thức phổ thơng cơ
bản, có hệ thống, tiếp cận với trình độ chung của quốc gia, khu vực và thế
giới; tạo dựng và kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo, giúp cho học
sinh năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Hệ thống giáo dục
phổ thông gắn kết chặt chẽ với giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp phù hợp với đặc
điểm và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tạo cơ hội thuận lợi cho
học sinh và người dân tiếp tục đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và tham gia vào
thị trường lao động.
Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông các cấp trên địa
bàn tỉnh được phát triển và phân bố trên cơ sở hệ thống hiện có, gắn với sự
phát triển và phân bố dân cư theo yêu cầu từng bước nâng cao chất lượng của
mỗi cơ sở theo hướng kiên cố hoá và đạt Chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và
trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng dạy học, đội ngũ giáo viên và năng lực quản
lý; kiên cố hoả và đảm bảo đồng bộ ngay từ đầu các trường được xây mới
nhằm thực hiện các mục tiêu được đề ra.
Trong thời kỳ từ nay đến năm 2025, cùng với việc cải tạo, nâng cấp và

xây dựng thêm phịng học tại các trường học hiện có, do kết quả của q trình
đơ thị hố, tất yếu xuất hiện các khu dân cư đô thị, điểm dân cư mới, để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc học tập của người dân, cần phải tiếp tục xây dựng
thêm các trường học mới mở tất cả các cấp học. Nhu cầu xây dựng hệ thống
các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và kể cả trường
Trung học phổ thông chủ yếu là ở các khu đô thị mới và xây dựng bổ sung
trường học mới, các điểm trường mới ở một số vùng nông thôn hiện có mật
độ trường thua đề đra trường, lớp học đến gần học sinh, đảm bảo cho học sinh
được đến trường thuận lợi, an toàn. Việc tổ sắp xếp, tổ chức và xây dựng

17


trường mới sẽ được triển khai trên cơ sở tổng nhu cầu về số lớp học các cấp
như kết quả đã được dự báo trên.
Đối với cấp tiểu học cần đầu tư, nâng cấp và đồng bộ hóa cơ sở trường
học lớp học gồm hệ thống phòng học và các phịng chức năng, nhà cơng vụ…
và trang thiết bị dạy học và học theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến.
Đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông cần đầu tư nâng cấp và
đồng bộ hóa cơ sở trường học, lớp học theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến, hiện
đại, xây dựng thêm phòng học mới để đảm bảo mỗi lớp có 1 phịng học và tổ
chức cho học sinh học 2 buổi/ngày ở trường, xây dựng bổ sung hệ thống
phòng chức năng theo chuẩn quy định cho các trường cịn thiếu như phịng thí
nghiệm, thư viện, nhà giáo dục thể chất ,….
Bên cạnh đó, cần tăng cường sự lãnh đạo. chỉ đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền trong quản lý nguồn nhân lực giáo dục. Các cấp ủy và chính
quyền cần có sự chuyển biến mới, chuyển biến căn bản trong nhận thức về
công tác quản lý nguồn nhân lực giáo dục của tỉnh, đồng thời cần quán triệt
nghiêm túc, đầy đủ chủ trương, quan điểm và nguyên tắc của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước,… Từ đó tạo sự thống nhất trong cấp ủy, chính

quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị về giáo dục, nhằm chủ động chuẩn
bị nguồn nhân lực giáo dục có chất lượng, có trình độ chun mơn tốt, kỹ
năng sư phạm cao đáp ứng yêu cầu và thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển
giáo dục cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình.
Cuối cùng là tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý nguồn nhân lực
giáo dục. Cần có kế hoạch, phương án lựa chọn, hồn thiện hệ thống chính
sách phát triển nguồn nhân lực giáo dục cho từng thời kỳ thích ứng với những
yêu cầu đòi hỏi mới của sự phát triển nền kinh tế- xã hội. Xây dựng kế hoạch,
quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo dục phải căn cứ vào điều kiện tình
hình phát triển kinh tế xã hội cụ thể trong nước của mỗi vùng, địa phương và
những xu hướng biến động của thế giới về sự phát triển giáo dục, từ đó để có
18



×