Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tiểu luận quản lý xã hội về giáo dục đào tạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đại học ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.61 KB, 36 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU

1

1. Lý do lựa chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

5. Phương pháp nghiên cứu


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

4

ĐẠI HỌC
1.1.

Các khái niệm liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học

4

1.2.

Đặc điểm của xã hội hóa giáo dục đại học

7

1.3.

Vai trị của xã hội hóa giáo dục đại học

10

1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa giáo dục đại học


13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI

16

HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.

Cơ sở chính trị về xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam

16

2.2.

Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam

18

hiện nay
2.3.

Đánh giá chung về việc thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học ở

23

Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠNG TÁC
XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI


26


3.1.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục

26

đại học
3.2.

Hồn thiện chính sách, pháp luật về xã hội hóa giáo dục đại học

27

3.3.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục đại

28

Đảm bảo các điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học

29

học
3.4.


KẾT LUẬN

30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

31



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
XH
XHH
GD
GDĐH
CL
NCL
ĐT
ĐH
GD&ĐT
QL
NN
QLNN
CP

Nghĩa đầy đủ
Xã hội
Xã hội hóa

Giáo dục
Giáo dục đại học
Cơng lập
Ngồi cơng lập
Đào tạo
Đại học
Giáo dục và Đào tạo
Quản lý
Nhà nước
Quản lý Nhà nước
Chính phủ


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Xã hội hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống là một chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, xã hội hóa được dùng để chỉ sự quan tâm
cũng như đóng góp của tồn xã hội đối với một hoặc một số lĩnh vực nào đó
như xã hội hóa kinh tế, xã hội hóa y tế…và quan trọng nhất là xã hội hóa giáo
dục. Trong đó, cơng tác giáo dục đại học rất quan trọng, là hoạt động giáo dục
sau trung học phổ thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái
độ cho người học về một ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong xu thế phát triển chung
của giáo dục đại học trên thế giới, để phát huy tối đa vai trò của giáo dục đại
học trong công cuộc phát triển đất nước, xã hội hóa giáo dục đại học là một việc
làm mang tính tất yếu.
Trong những năm qua, các hoạt động chủ yếu của xã hội hóa giáo dục đại
học ở Việt Nam đã diễn ra rất sôi nổi. Giáo dục đại học ngồi cơng lập được
trao cơ hội, song phát triển chưa đồng đều và cho thấy khơng ít hạn chế. Các
hoạt động thu hút tài chính ngồi ngân sách được thực hiện dè dặt, thiếu chiến
lược. Việc tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính đang bị thả nổi tùy vào năng

lực tự thân của từng cơ sở giáo dục đại học. Việc thực hiện quyền tự chủ đang
được triển khai mạnh mẽ, song còn thiếu cơ chế và động lực để trở nên phổ
biến. Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học đã được thực hiện nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng… Nhận thấy đây là một vấn đề cần phải quan tâm, em xin
lựa chọn đề tài “ Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay” làm tiểu luận nghiên cứu cho môn học “Quản lý xã hội về giáo dục và
đào tạo”.
2. Mục đích nghiên cứu

1


Khái quát, tổng hợp, hệ thống hóa những nội dung cơ bản về xã hội hóa giáo
đục đại học nhằm đưa đến một sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn. Đồng thời
xem xét, đánh giá thực trạng thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay. Từ đó đưa ra giải pháp góp phần đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo
dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: những nội dung cơ bản về xã
hội hóa giáo đục đại học.
- Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục đại học
ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam

4.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu các hoạt động
chủ yếu của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam bao gồm: phát triển
giáo dục đại học ngồi cơng lập; thu hút tài chính ngồi ngân sách cho giáo
dục đại học; tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học; thực
hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; và hợp tác quốc tế về giáo
dục đại học.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các văn bản thể hiện chủ trương của Đảng và
pháp luật của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục đại học trong những năm gần

2


đây và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đại học
ở Việt Nam trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Sử dụng một số phương pháp khác nhằm đạt hiệu quả trong quá trình nghiên
cứu, ví dụ như:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
+ Phương pháp phân tích;
+ Phương pháp tổng hợp;
+ Phương pháp so sánh;


3


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1.

Các khái niệm liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học

1.1.1. Khái niệm giáo dục và đào tạo
Thuật ngữ giáo dục ngày nay thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Với nghĩa rộng, giáo dục là q trình hình thành tồn vẹn nhân cách, là sự hình
thành được tổ chức một cách có mục đích, có hệ thống những sức mạnh thể chất và
tinh thần của con người, cho cá nhân tham gia vào đời sống xã hội, sản xuất và văn
hóa có hiệu quả. Q trình này được tiến hành thơng qua hai lĩnh vực hoạt động có
mục đích là dạy học và giáo dục.
Giáo dục cũng có thể hiểu là bộ phận của quá trình xã hội, là một hệ thống
mở đáp ứng nhu cầu học hỏi, tự hoàn thiện của mọi người, ở mọi lứa tuổi, được
thực hiện trong thời gian, không gian khác nhau; Giáo dục còn được thực hiện với
các điều kiện, phương tiện, thiết bị khác nhau ( phương tiện kĩ thuật, các hệ thống
tài liệu; các phương tiện truyền thông đại chúng,..) với các kiểu dạy, kiểu học đa
dạng, mềm dẻo, linh hoạt khác nhau.
Đào tạo là đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những
tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
Từ đó, khái niệm về giáo dục và đào tạo được hiểu như sau “ Giáo dục và
đào tạo là hoạt động có mục đích, có chương trình nhằm trang bị cho con người
những tri thức, kinh nghiệm lịch sử - xã hội cần thiết và những kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp nhất định để chuẩn bị tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động
sản xuất.


4


1.1.2. Khái niệm xã hội hóa
Khái niệm xã hội hóa lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại văn kiện của
Đảng tại Đại hội lần thứ VIII. Sau đó, trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng ta
tiếp tục khẳng định rằng các chính sách xã hội được thực hiện trên tinh thần xã hội
hóa, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, huy động nguồn lực của nhân dân và
sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội.
Cịn có một cách hiểu khác về xã hội hóa đó là một quá trình mà cá nhân gia
nhập vào nhóm cộng đồng xã hội và được xã hội tiếp nhận cá nhân như một thành
viên chính thức của mình, là q trình cá nhân tiếp nhận nền văn hóa xã hội, là q
trình cá nhân học tập bắt chước lẫn nhau và là q trình học cách đóng vai trị xã
hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong đợi của toàn xã hội. Các
tác nhân chủ yếu của xã hội hóa bao gồm gia đình, nhà trường, các nhóm xã hội,
các phương tiện truyền thông đại chúng.
Từ những cách hiểu được nêu trên, có thể đưa ra một khái niệm chung “ Xã
hội hóa là q trình huy động có hiệu quả và mở rộng sự tham gia của các tầng
lớp nhân dân, của toàn xã hội, với nhiều phương thức và mơ hình hoạt động phong
phú, linh hoạt để cùng với Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của một lĩnh vực nào
đó nhằm mục tiêu vì con người và phát triển bền vững đất nước”.
1.1.3. Khái niệm xã hội hóa giáo dục
Xã hội hố giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các
tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của
Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập; là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến
giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục phù hợp với sự

5



phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo
dục và xã hội.
Tại Việt Nam, cơng tác xã hội hóa giáo dục là điều kiện cần thiết và tất yếu
để phát triển giáo dục và đào tạo; là chủ trương đúng đắn mang tính chiến lược của
Đảng. Đó cịn được hiểu là một quá trình mà cả cộng đồng và xã hội cùng tham gia
vào giáo dục. Trong đó mọi tổ chức xã hội, gia đình và cơng dân có trách nhiệm
chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo
dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
1.1.4. Khái niệm giáo dục đại học
Ngày nay, trong hệ thống giáo dục chính quy, giáo dục đại học được coi là
giai đoạn giáo dục không bắt buộc sau giáo dục phổ thông. Giáo dục đại học có
mục tiêu là cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học về một ngành,
lĩnh vực cụ thể, từ đó làm gia tăng sự am hiểu chuyên môn của người học, đồng
thời tăng cường khả năng làm việc kiếm sống của họ. Về cơ bản, giáo dục đại học
gồm hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ giảng dạy,
nghiên cứu. Theo khoản 2 điều 6 Luật Giáo dục năm 2019, giáo dục đại học bao
gồm đào tạo các trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Giáo dục đại học có nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Trong bối cảnh hiện tại, có ba vai trị được xem là chủ đạo với tư cách ba trụ cột
tồn tại của giáo dục đại học. Thứ nhất, giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ đào tạo
và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Bên cạnh đó, nó cịn thực
hiện hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm sáng tạo các tri thức mới, sản phẩm
mới. Đồng thời, giáo dục đại học cung cấp các dịch vụ gắn kết chặt chẽ với chuyên
môn nhằm phục vụ cộng đồng. Ngày nay, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ
gián tiếp phục vụ cộng đồng thông qua đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa

6



học, mà còn trực tiếp áp dụng các thành tựu nghiên cứu nhằm cung cấp sản phẩm
và dịch vụ cho xã hội.
1.1.5. Khái niệm xã hội hóa giáo dục đại học
Xã hội hóa giáo dục đại học được hiểu là một phương hướng, một giải pháp
thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hướng tới thực hiện đổi mới
căn bản và tồn diện giáo dục nói chung. Như nhiều giải pháp và định hướng phát
triển xã hội khác, để hiện thực hóa xã hội hóa giáo dục đại học, Nhà nước ban hành
các chính sách nhằm khuyến khích các bên liên quan tích cực thực thi xã hội hóa
giáo dục đại học.
Về phương thức huy động sự tham gia của tồn xã hội, có thể phân chia
thành phương thức huy động trực tiếp ( Mở trường, tham gia vào quá trình giảng
dạy, hợp tác nghiên cứu, trao đổi chun mơn, giao lưu văn hóa…) và huy động
gián tiếp ( Tài trợ vật chất cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu; Tham gia xây
dựng chương trình và nội dung học tập; Tham gia đánh giá hoạt động giáo dục và
đào tạo...).
Từ đó rút ra được khái niệm chung về xã hội hóa giáo dục đại học như sau:
“Xã hội hóa giáo dục đại học là q trình huy động sự tham gia của toàn xã hội
vào việc thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học dưới sự quản lý của nhà
nước. Sự tham gia của toàn xã hội được thể hiện trên nhiều phương diện và dưới
dạng các nguồn lực được huy động.”
1.2.

Đặc điểm của xã hội hóa giáo dục đại học

1.2.1. Xã hội hóa giáo dục đại học không làm giảm trách nhiệm quản lý nhà
nước về giáo dục đại học

7



Khơng những vậy, tính chất của hoạt động quản lý này sẽ trở nên thách thức
hơn trước bởi đối tượng QL trở nên đa dạng hơn, biến động phức tạp và mang tính
cạnh tranh hơn. Thêm vào đó, việc thực hiện quản lý trên cơ sở XHH cũng khiến
chủ thể quản lý phải xử lý lượng thông tin đầu vào rộng lớn và đa chiều hơn. Thay
vì chỉ quản lý các cơ sở GDĐH công lập , giờ đây các cơ quan chủ quản còn phải
quản lý các cơ sở GDĐH NCL với các hình thức khác nhau; Bản thân các cơ sở
GDĐH công lập cũng được thực hiện quyền tự chủ lớn hơn nên nội dung quản lý
sẽ không còn như trước; Những vấn đề mới cần xem xét như sự tham gia của các
bên liên quan vào quá trình đào tạo và nghiên cứu của nhà trường, quyền giám sát
của người học đối với hoạt động quản trị của của cơ sở đào tạo; Việc kiểm soát
chất lượng GDĐH ngồi cơng lập..
Ngồi ra, để thực hiện tốt trách nhiệm quản lý, Nhà nước phải xây dựng
hành lang pháp lý chặt chẽ và thực thi các giải pháp chính sách phù hợp để huy
động tối đa tiềm lực của các bên liên quan cho GDĐH. Như vậy, thực hiện xã hội
hóa GDĐH đặt ra yêu cầu đối với Nhà nước trong nâng cao năng lực QL vĩ mơ.
Vai trị chủ đạo của Nhà nước trong sự nghiệp giáo dục khơng hề thay đổi.
1.2.2. Xã hội hóa giáo dục đại học là mở rộng chủ thể cung ứng dịch vụ giáo
dục đại học
Thực tiễn cho thấy, khi thực hiện XHH, nhiều loại hình dịch vụ rất quan
trọng đối với nhu cầu chung của cộng đồng nhưng lại không được các chủ thể
ngoài Nhà nước chọn để cung ứng. Tương tự đối với GDĐH, các ngành đào tạo mà
cơ sở GDĐH ngồi cơng lập chọn thực hiện thường là những ngành đào tạo mang
tính ứng dụng và thực hành, đáp ứng trực tiếp các nhu cầu trước mắt của xã hội.
Các ngành khoa học cơ bản (những ngành học nền tảng lý thuyết và dự đoán khoa
học), đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (những ngành học có vai trò quan

8


trọng đối với việc tạo dựng và duy trì bản sắc văn hóa, có giá trị cốt lõi đối với sự

phát triển của cộng đồng) hiếm khi được các cơ sở GDĐH NCL lựa chọn.
Như thế, thực hiện xã hội hóa GDĐH giúp NN giảm bớt trách nhiệm cung
ứng các ngành ĐT mà các chủ thể ngoài NN lựa chọn cung ứng (chứ không giảm
đi trách nhiệm cung ứng), tạo điều kiện để NN tập trung vào các ngành ĐT mang
tính nghiên cứu cơ bản, các ngành học đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài và bền
vững cho xã hội, các vùng miền còn kém phát triển.
1.2.3. Xã hội hóa giáo dục đại học được thực hiện dưới sự quản lý vĩ mơ của
nhà nước
Để thực hiện vai trị chủ đạo trong QL vĩ mô đối với xã hội hóa GDĐH, NN
ban hành thể chế, chính sách về XHH GDĐH, xây dựng quy hoạch, kế hoạch,
hướng dẫn tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong xã hội hóa
GDĐH. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trị vận động,
tun truyền người dân tích cực tham gia thực hiện xã hội hóa GDĐH, đồng thời
phản biện đối với các chính sách NN ban hành và thực hiện giám sát xã hội đối với
tồn bộ q trình thực hiện chính sách. Các cơ sở giáo dục đại học và các bên liên
quan là đối tượng tham gia thực hiện xã hội hóa GDĐH.
Đối với xã hội hóa GDĐH, các cơ sở GDĐH NCL chỉ có thể hoạt động khi
được Nhà nước cho phép thông qua các quyết định thành lập trên cơ sở quy hoạch
mạng lưới các trường Đại học. Trong suốt quá trình hoạt động, các cơ sở này đều
chịu sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương tới địa phương trên
các nội dung được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Các biểu hiện khác của xã hội hóa GDĐH (huy động nguồn lực ngồi ngân sách,
tăng cường tự chủ Đại học… ) đều thực hiện trong khn khổ chính sách và pháp
luật của Nhà nước, nhằm đảm bảo lợi ích chung của tồn xã hội.

9


1.2.4. Xã hội hóa giáo dục đại học là một hoạt động mang tính xã hội nhằm
phục vụ lợi ích chung của cộng đồng

Mọi hoạt động của GDĐH trong XHH đều được thực hiện trên cơ sở gắn
kết, phối hợp, tương tác giữa nhiều bên, và được đánh giá bằng các thang đo do
các bên đồng thuận. Từ góc độ của mình, các bên tham gia giải quyết các vấn đề
một cách phù hợp, tích cực và chủ động. Quá trình huy động và tổ chức sự tham
gia của các bên thể hiện rõ tính kết nối giữa nhà trường và đối tác xã hội trong việc
cùng thực hiện trách nhiệm GDĐH.
Một minh chứng khác của tính xã hội được thể hiện qua những giá trị mà
hoạt động XHH GDĐH mang lại. Như đã phân tích, XHH GDĐH mang lại cho
người học cơ hội học tập phong phú, đa dạng với xu hướng cạnh tranh nâng cao
chất lượng. Trải qua giáo dục đại học, người học có được nền tảng tri thức và kỹ
năng, kinh nghiệm, từ đó sẽ có tương lai nghề nghiệp, mức thu nhập, cơ hội thành
công và chất lượng cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Nhờ đó, cộng đồng xã hội
nhận được những ảnh hưởng tốt từ giá trị công việc và giá trị cuộc sống mà những
người trải qua GDĐH mang lại.
1.3.

Vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học

1.3.1. Xã hội hóa giáo dục đại học làm giảm nhẹ gánh nặng ngân sách đồng
thời đảm bảo nguồn cung đào tạo nhân lực trình độ đại học
Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học đồng nghĩa với việc phát triển hệ
thống trường ngồi cơng lập và tăng cường tự chủ nhằm huy động các nguồn lực
ngồi ngân sách cho các trường cơng lập. Các nhu cầu của trường cơng lập có thể
được thỏa mãn bởi các bên có quyền và lợi ích liên quan thơng qua nhiều hình thức
hợp tác khác nhau mà không cần tới đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cùng đó, việc
khơng phải gồng mình tự cung cấp tất cả các ngành nghề đào tạo đáp ứng mọi nhu

10



cầu (nhu cầu ngắn hạn, nhu cầu dài hạn, nhu cầu xã hội, nhu cầu phát triển…) giúp
cho chi phí quản lý sẽ giảm. Nguồn lực tiết kiệm được sử dụng theo hướng tập
trung đầu tư phát triển đối với những ngành mục tiêu/chiến lược/mũi nhọn, những
ngành mà các cơ sở giáo dục đại học ngồi cơng lập khơng muốn đầu tư hoặc
không đủ điều kiện và động lực đầu tư (khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân
văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ cao…), đào tạo chất lượng cao, các ngành
nghề đặc thù với từng giai đoạn phát triển, các vùng khó khăn...
1.3.2. Xã hội hóa giáo dục đại học tạo nên động lực cạnh tranh trong toàn hệ
thống và đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục
đại học
Với khả năng phát hiện và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động,
các cơ sở giáo dục đại học ngồi cơng lập ln nhanh chóng thay đổi, tích cực
nhập khẩu các chương trình đào tạo, sẵn sàng cải thiện điều kiện học tập, quốc tế
hóa giảng viên, làm mới các điều kiện học tập… Những thế mạnh này khiến các cơ
sở giáo dục đại học ngoài công lập trở thành các nhân tố linh hoạt nhất hệ thống
giáo dục đại học và có tác dụng “truyền chuyển động” tới các cơ sở trong toàn hệ
thống. Dùng thị trường (với bản chất là cạnh tranh) làm động lực nhằm đổi mới
toàn diện trên toàn hệ thống là đích phấn đấu và là mong mỏi lớn của những người
làm quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam, nơi mà GDĐH đang yếu thế trước xu thế
du học đang ngày càng mạnh mẽ của các gia đình Việt.
Quản lý một hệ thống GDĐH đa dạng và năng động là thách thức đối với
mọi chủ thể quản lý. Thực hiện xã hội hóa GDĐH đem lại những trải nghiệm quản
lý mới mẻ, phức tạp, buộc các chủ thể phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
GDĐH, góp phần giảm bớt các tiêu cực, thúc đẩy các cơ quan QLNN về GDĐH
làm việc tích cực, chủ động và hiệu quả.

11


1.3.3. Xã hội hóa giáo dục đại học tạo ra nhiều cơ hội học tập, góp phần xây

dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời
Việc phát triển các cơ sở GDĐH ngồi cơng lập và tăng cường các hình thức
đào tạo theo nhu cầu tại các cơ sở GDĐH công lập mở ra cơ hội được học Đại học
cho nhiều người hơn trước. Việc làm này mang lại ba ý nghĩa lớn. Một là thể hiện
GDĐH dành cho số đông (ngược lại với triết lý đại học “tinh hoa” chỉ dành cho
một số ít người có năng lực nổi trội). Hai là phá vỡ sự hạn chế về chỉ tiêu và quy
mô đào tạo của các cơ sở GDĐH ngồi cơng lập , tạo ra những lựa chọn phong
phú, thỏa mãn mong muốn, nguyện vọng và nhu cầu học tập của xã hội. Ba là góp
phần quan trọng trong việc tạo dựng xã hội học tập (Learning Society) trong bối
cảnh xã hội hiện đại.
Với những thay đổi nhanh chóng của khoa học cơng nghệ ngày nay, mọi mặt
của xã hội đều đang vận động biến đổi với tốc độ và xu hướng khó có thể dự báo.
Con người khơng thể biết trước mình sẽ phải tạo dựng và tái tạo dựng sự nghiệp
bao nhiêu lần trong hành trình một đời người. Vì thế, quyền bình đẳng trong việc
tiếp cận với cơ hội học tập liên tục và học tập suốt đời sẽ là đòi hỏi bức thiết trong
tương lai gần. Sự đa dạng này sẽ có được khi thực hiện xã hội hóa GDĐH.
1.3.4. Xã hội hóa giáo dục đại học làm phát huy các tiềm lực của xã hội, khích
lệ tính chủ động của các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả chất
lượng giáo dục đại học
Thơng qua xã hội hóa GDĐH, các cá nhân và tổ chức có quyền và lợi ích
liên quan sử dụng các nguồn lực của mình để tham gia vào quá trình thực hiện
nhiệm vụ GDĐH. Bên cạnh các nguồn lực như tài chính vật chất, trí tuệ, năng lực
quản lý, có thể coi trách nhiệm từ vị trí của các bên tham gia XHH chính là nguồn
lực đặc biệt nhất.

12


Song song với nhiệm vụ sáng tạo và truyền bá tri thức, trường ĐH cần đồng
thời chú trọng tới việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đang bức xúc, nhằm

nuôi dưỡng trách nhiệm của cá nhân trong mỗi người học. Việc các trường ĐH trên
thế giới tham gia chủ đạo trong nghiên cứu và cho ra đời các loại vắc xin phịng
Covid-19 là mình chứng rõ nét cho điều này. Thực hiện tốt xã hội hóa GDĐH sẽ
đồng nghĩa với việc các trách nhiệm xã hội của trường ĐH có cơ hội được thực
hiện một cách tối đa, mang lại lợi ích bền vững cho chính xã hội.
1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa giáo dục đại học
Các yếu tố này tác động tới xã hội hóa giáo dục đại học theo hai xu hướng

chủ đạo là tích cực và tiêu cực. Có thể kể ra các yếu tố cơ bản như sau:
1.4.1. Truyền thống văn hóa về giáo dục
Truyền thống văn hóa về giáo dục và đào tạo là yếu tố rất quan trọng đối với
mỗi quốc gia. Điển hình như tại châu Á, lịch sử khoa cử và văn hóa tơn sư trọng
đạo đã góp phần quan trọng tạo nên tinh thần hiếu học tại các quốc gia Đông Á và
Việt Nam. Truyền thống này đã ăn sâu trong tiềm thức của rất nhiều thế hệ và vẫn
là lựa chọn hành động của phần lớn các gia đình tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng
chính là tiền đề của rất nhiều hành động xã hội hóa GD đang phổ biến trong xã hội
hiện nay như hiến đất xây dựng trường học, đóng góp quỹ khuyến học, giúp đỡ học
sinh nghèo vượt khó, khen thưởng học sinh giỏi và thi đỗ ĐH… Các hoạt động này
được thực hiện rộng rãi trên nhiều quy mô, cấp độ và ở nhiều loại hình tổ chức
khác nhau như dịng họ, thơn/làng, tổ dân phố, phường/xã, doanh nghiệp, cơ quan
NN, đoàn thể… Như thế, truyền thống trọng việc học đã có tác động tích cực tới xã
hội hóa giáo dục nói chung, trong đó có xã hội hóa GDĐH.
1.4.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

13


Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố tác động rất lớn tới việc thực

hiện các chính sách XH, trong đó có xã hội hóa GDĐH. Sau 30 năm thực hiện
công cuộc đổi mới, những thành tựu của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
đã giúp đời sống của người dân được nâng cao, tích lũy vật chất gia tăng. Nhờ đó,
khả năng đầu tư và đóng góp cho giáo dục của các thành phần trong xã hội cũng
tăng theo.
Năm 2020, khủng hoảng kinh tế - xã hội do tác động của Covid-19 khiến
cho giáo dục bị xáo trộn. Xã hội hóa GDĐH vì thế cũng chịu những tác động
không nhỏ. Duy nhất đi ngược với những tiêu cực là hoạt động hợp tác về cung
ứng cơ sở hạ tầng và tiện ích phục vụ triển khai dạy học trực tuyến của các nhà
cung cấp nền tảng công nghệ và các nhà khai thác mạng viễn thông. Sự hợp tác
này giúp các nhà trường ứng phó ngay trong điều kiện phải triển khai giảng dạy
trực tuyến khẩn cấp, đồng thời tránh được nhiều nguy cơ liên quan tới bảo mật khi
sử dụng các nền tảng miễn phí. Đây là minh chứng cho thấy sự phát triển của kinh
tế - xã hội là tiền đề quan trọng để thực hiện các chính sách xã hội nói chung và xã
hội hóa GDĐH nói riêng.
1.4.3. Cơ chế chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xã hội hóa giáo
dục đại học
Trong những năm gần đây, các hoạt động xã hội hóa GDĐH bắt đầu diễn ra
sơi nổi. Nhiều cơ sở GDĐH ngồi cơng lập được thành lập, hoạt động thu hút tài
chính ngồi ngân sách bắt đầu được triển khai, việc tiếp nhận các nguồn lực phi tài
chính được thực hiện một cách đa dạng, quyền tự chủ đại học được quan tâm rộng
rãi, hợp tác quốc tế về GDĐH phát triển mạnh mẽ. Nếu xác định xã hội hóa là biện
pháp quan trọng để phát triển GDĐH, Nhà nước sẽ ban hành các chính sách để
khuyến khích triển khai xã hội hóa GDĐH trên thực tế. Ngược lại, nếu không coi

14


đây là giải pháp thích hợp để đổi mới GDĐH, Nhà nước sẽ không tạo hành lang
pháp lý để thực hiện XHH GDĐH. Như vậy, chính sách của Đảng và pháp luật của

NN về xã hội hóa GDĐH là nhân tố quyết định sự tồn tại của XHH GDĐH, và cịn
có ảnh hưởng chủ đạo tới mức độ phát triển của XHH giáo dục đại học trên thực tế.
1.4.4. Thực tiễn hội nhập quốc tế và sự tham gia đầu tư vào giáo dục đại học
của đối tác ngoài nước
Hội nhập quốc tế sâu rộng là xu thế tất yếu và đã được thực hiện mạnh mẽ ở
Việt Nam trong những năm qua. Đối với GDĐH, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội
tiếp cận và cập nhật thường xuyên các xu thế mới ở các quốc gia khác trong nghiên
cứu và giảng dạy, đồng thời tạo ra khả năng tiếp nhận đầu tư trên nhiều phương
diện từ các đối tác ngồi nước. Q trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam
trong những năm qua đã tạo ra nhiều cơ hội hợp tác giữa giáo dục đại học trong
nước với nước ngoài như: nhà đầu tư nước ngoài tham gia mở trường tại Việt
Nam; cơ sở GDĐH trong nước tổ chức giảng dạy các chương trình đào tạo quốc tế;
các hoạt động trao đổi học giả, trao đổi giảng viên và sinh viên… Và đây chính là
các biểu hiện của một nội dung xã hội hóa GDĐH.
1.4.5. Nhận thức, sự đồng thuận và năng lực thực hiện xã hội hóa của các cơ sở
giáo dục đại học và cộng đồng
Nhà trường là chủ thể quan trọng của thực hiện xã hội hóa GDĐH. Nếu nhà
trường nhận thức đúng bản chất của XHH, việc triển khai thực hiện sẽ thiết thực và
hiệu quả. Nhưng nếu nhận thức thiếu đầy đủ, việc triển khai không đúng với bản
chất sẽ khiến các hoạt động XHH bị thực hiện thiên lệch, gây nhiều tác động tiêu
cực. Bên cạnh đó, bản chất của xã hội hóa GDĐH là huy động sự tham gia của
toàn xã hội vào việc thúc đẩy sự phát triển của GDĐH. Và đích đến cuối cùng là
nâng cao chất lượng GDĐH, đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển của xã hội.

15



×