Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.96 KB, 89 trang )

Style Definition: Normal

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Style Definition: Heading 1: Left, Space
Before: 6 pt, After: 0 pt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Style Definition: Heading 2: Font: 13 pt,
Italic, Font color: Black, Space Before: 0 pt

---------------------

Style Definition: Heading 3: Font: Not Bold,
Italic, Font color: Black, Space Before: 0 pt
Style Definition: TOC 2: Font color: Black,
Indent: Left: 0.37", Hanging: 0.02"
Style Definition: TOC 3: Font color: Black,
Justified, Indent: Left: 0.38", Hanging: 0.02",
Tab stops: 6.09", Right,Leader: …

TRẦN THỊ THU HƯỞNG

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chương trình định hướng thực hành

Hà Nội - 2014



Style Definition: Title: Font: 13 pt, Font
color: Black, (none), Do not check spelling or
grammar, Condensed by 0.2 pt, Indent: First
line: 0", Space Before: 0 pt, After: 6 pt


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ THU HƯỞNG

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chương trình định hướng thực hành

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. PHẠM VĂN DŨNG

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC

Formatted: Title


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ ..5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 8
6. Những đóng góp mới của luận văn ....................................................... 8
7. Cấu trúc bài luận văn ................................................................................ 8
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ... 9
1.1 Vai trò và đặc điểm của vốn đầu tư cho giáo dục đại học...................... 9
1.1.1 Vai trò của vốn đầu tư cho giáo dục đại học ......................................... 9

Formatted: Indent: First line: 0"

1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư cho giáo dục đại học .................................... 9
1.2 Các nguồn vốn cho giáo dục đại học ..................................................... 16
1.2.1. Vốn ngoài nước .................................................................................. 16

Formatted: Indent: First line: 0"

1.2.2. Vốn trong nước ................................................................................... 17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn cho GDĐH ở Việt
Nam.............................................................................................................. 23
1.3.1. Trình độ phát triển thị trường giáo dục .............................................. 23
1.3.2. Môi trường chính trị xã hội ................................................................ 25
1.3.3. Chính sách và cơ chế quản lý giáo dục .............................................. 25

Formatted: Indent: First line: 0"


1.3.4. Môi trường pháp lý ............................................................................. 26
1.3.5. Mức độ hội nhập quốc tế về giáo dục đại học..................................... 26
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong huy động vốn cho GDĐH ... 27
1.4.1. Kinh nghiệm của Mỹ .......................................................................... 26

1

Formatted: Indent: First line: 0"


1.4.2. Kinh nghiệm của Singapo .................................................................. 31
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................ 32

Formatted: Indent: First line: 0"

1.4.4.Kinh nghiệm của Malaysia.................................................................. 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM .......................................................................................................... 37
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư GDĐH ở Việt Nam . 37
2.1.1. Sự phát triển kinh tế thị trường .......................................................... 37

Formatted: Indent: First line: 0"

2.1.2. Chính sách và cơ chế quản lý ............................................................. 38
2.1.3. GDĐH đang từng bước hội nhập ....................................................... 40
2.2. Thực trạng nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay ..... 42
2.2.1. Nguồn vốn trong nước ........................................................................ 42

Formatted: Indent: First line: 0"


2.2.2. Nguồn vốn nước ngoài ....................................................................... 52
2.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 60
2.3.1. Những thành tựu ................................................................................ 57

Formatted: Indent: First line: 0"

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT NGUỒN VỐN CHO GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .............................. 63
3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho giáo dục đại học .......... 63
3.1.1.Trong nước .......................................................................................... 63

Formatted: Indent: First line: 0"

3.1.2. Quốc tế ................................................................................................ 67
3.2. Giải pháp giúp thu hút vốn đầu tư cho GDĐH ................................... 68
3.2.1. Đẩy nhanh phát triển thị trường giáo dục đại học ............................. 68

Formatted: Indent: First line: 0"

3.2.2 Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học ................................. 71
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhà nước đối với giáo dục đại học theo
định hướng thị trường ................................................................................. 74
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 78
Formatted: Title, Indent: First line: 0"

2



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
GDĐH

Nguyên nghĩa

Formatted: Centered
Formatted Table
Formatted: Font: Not Bold

Giáo dục đại học

Formatted: Left
Formatted: Left

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

NSNN

Ngân sách nhà nước

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc

KTTT


Kinh tế thị trường

KT-XH

Kinh tế xã hội

XDCB

Xây dựng cơ bản

TBTH

Thiết bị trường học

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

ĐTNN

Đầu tư nhà nước

Formatted: Space Before: 6 pt
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Left
Formatted: Left
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Left
Formatted: Font: Not Bold

Formatted: Left
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Left
Formatted: Left
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Left
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Left
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Title

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT
1

Tên bảng
Bảng 2.1: Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục

Trang
432

Bảng 2.2: Vốn trái phiếu chính phủ đầu tư xây dựng nhà ở
2

44


sinh viên
Bảng 2.3. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho các

3
4

trường đại học, khu đại học công lập địa phương
Bảng 2.4: Tỷ lệ chi của Nhà nước và Người dân cho GDĐH

45
47

Bảng 2.5: Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của các quốc
5

48

gia
Bảng 2.6: Chi phí hằng năm cho giáo dục tính theo sức mua

6
7

49

tương đương
Bảng 2.7: Tổng kinh phí cho các dự án

4


523

Formatted: Font: 13 pt


PHẦN MỞ ĐẦU
Formatted: Heading 1

1. Lý do chọn đề tài
“Nhân tài là nguyên khí của quốc gia”
Tất cả mọi quốc gia có thể phát triển được là nhờ vào nguồn nhân lực giỏi
Sau 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, giáo dục đại
học (GDĐH) Việt Nam trên thực tế đã cung cấp cho xã hội nước ta một nguồn nhân
lực chất lượng cao, có khả năng làm việc trong các trường đại học,các viện nghiên
cứu, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các liên doanh trong và ngoài nước…
thuộc khắp các lĩnh vực, ngành nghề. Kết quả cho thấy, lực lượng này đã góp phần
quan trọng và to lớn trong thành tựu phát triển kinh tế xã hội thông qua các tỷ lệ
tăng trưởng hàng năm cao vào hàng đứng đầu trong các nước ASEAN.
Hiện nay, với sự đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hơn nữa
Việt Nam đã gia nhập vào WTO - sân chơi mới của toàn cầu, nền kinh tế xã hội ta
hơn bao giờ hết cần đến nhu cầu đào tạo một nguồn nhân lực lớn có trình độ cao và
chất lượng cao. Vì vậy, đầu tư cho GDĐH là cực kỳ thiết yếu. Tôi nghiên cứu đề
tài: “Thu hút vốn đầu tư cho GDĐH đại học ở Việt Nam hiện nay” nhằm để hiểu
hơn, có cái nhìn tổng quát về một vấn đề đầu tiên và quan trọng trong chuỗi các
công việc đầu tư cho GDĐH – Thu hút nguồn vốn.
Với những kiến thức được học và kiến thức thực tế của bản thân, trên cơ sở lý
luận của nhiều tác giả, tôi đưa ra những suy nghĩ và quan điểm của mình về vấn đề
này. Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này sẽ khó tránh khỏi những khiếm
khuyết do vậy mong có được sự đóng góp của thầy giáo cùng bạn đọc.


Formatted: Heading 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, đầu tư cho GDĐH đã được nhà nước quan tâm và phát triển từ
lâu, nhưng chủ yếu nguồn đầu tư đến từ ngân sách nhà nước. Mặc dù GDĐH được
xã hội rất quan tâm và ưu tiên phát triển tuy nhiên chưa có mô hình hiệu quả để thu
hút được nguồn lực rất lớn này. Những vướng mắc trong cơ chế pháp lý, môi
trường chính trị xã hội cũng như trình độ phát triển giáo dục đã làm hạn chế việc
tiếp cận của GDĐH tại Việt Nam với các nguồn vốn phong phú và đa dạng. Tình

5


hình thế giới hiện nay, các mô hình tiên tiến của các nước phát triển về vấn đề đầu
tư cho GDĐH đã được thực hiện từ lâu và mang lại kết quả cao. Tại Việt Nam, với
đặc thù thể chế và chính sách quản lí có nhiều khác biệt, Tác giả muốn làm sáng tỏ
những yếu tố quyết định đến thu hút vốn đầu tư cho GDĐH.
Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài là:
Đặng Ứng Vận, 2006,Giải pháp phát triển nguồn vốn cho GDĐH trong cơ
chế thị trường, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 12, tháng 9/2006. Bài viết phân tích,
đánh giá thực trạng vận dụng cơ chế thị trường trong thu hút vốn cho GDĐH Việt
Nam. Nêu lên các đặc trưng của môi trường pháp lý hiện nay của GDĐH Việt Nam.
Đồng thời, đề xuất quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng
cơ chế thị trường trong thu hút vốn GDĐH Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết không đề
cập đến các nguồn vốn phi thị trường như nguồn vốn hỗ trợ, các khoản đầu tư từ
các chính phủ và tổ chức nước ngoài.
Nguyễn Bá Cần (2009), Hoàn thiện chính sách phát triển GDĐH Việt Nam
hiện nay, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Bài viết phân tích những đặc
điểm và nhân tố ảnh hưởng đến chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay. Nêu ra bối

cảnh sắp tới của GDĐH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đề
xuất mô hình phát triển phù hợp cho GDĐH Việt Nam trong đó có đa dạng hóa
nguồn vốn đầu tư thông qua việc hình thành thị trường đầu tư cho giáo dục. Tuy
nhiên, bài viết không nêu được tình hình thực trạng thu hút vốn đầu tư cho GDĐH
Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn.
George Psacharopoulos (1995), “The profitability of investment in education:
concepts and method”, Human capital development and Operations Policy Working
paper (1995) Bài nghiên cứu chỉ ra lợi nhuận ước tính của xã hội khi đầu tư cho
giáo dục. Sử dụng số liệu điều tra tại các nước đang phát triển, bài viết chỉ ra việc
sử dụng tỷ suất lợi nhuận đầu tư để thu hút các nguồn vốn tư nhân cho giáo dục nói
chung và GDĐH nói riêng. Tuy nhiên, bài viết chưa nêu lên tác động của các yếu tố
chính sách, môi trường xã hội đến việc quyết định đầu tư vào GDĐH.

6


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Formatted: Heading 1

*Mục tiêu
 Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạngcác nguồn vốn cho
giáo dục đại học ở Việt Nam, luận văn đề xuất quan điểm, phương hướng và giải
pháp phát triển thu hút vốn cho giáo dục đại học ở nước ta trong những năm tới.
*Nhiệm vụ
 Làm rõ những vấn đề cơ bản về các nguồn vốn cho giáo dục Đại học ở Việt
Nam hiện nay.
 Kinh nghiệm vận dụng huy động vốn trong phát triển GDĐH ở một số nước
điển hình trên thế giới.
 Đánh giá thực trạng nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay,

chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thu hút vốn cho giáo dục đại học
ở Việt Nam.
 Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển thu hút vốn cho
giáo dục đại học ở nước ta trong những năm tới.
Formatted: Heading 1

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nguồn vốn – với tư cách là một
trong những nguồn lực cơ bản cho phát triển giáo dục đại học.Thu hút vốn cho phát
triển giáo dục đại học được nghiên cứu trong quan hệ nhiều chiều, từ đặc điểm của
chính lĩnh vực này, đến sự tác động của các quy luật thị trường và vai trò của nhà
nước.
* Phạm vi nghiên cứu
Thu hút vốn cho giáo dục đại học là một đề tài rộng vì vậy luận văn này chỉ
tiếp cận ở góc độ thực trạng thu hút vốn và ảnh hưởng của vốn đến phát triển giáo
dục đại học.
Về thời gian, luận văn chủ yếu đề cập tới thực trạng của thu hút vốn phát triển
giáo dục đại học từ khi đổi mới đến nay và khuyến nghị cho những năm tới.

7


5. Phương pháp nghiên cứu

Formatted: Heading 1

 Nghiên cứu thực trạng thu hút vốn phát triển giáo dục đại học nằm trong
phạm vi của lĩnh vực khoa học liên ngành, bao gồm kinh tế học, chính trị học, quản
trị học, xã hội học và giáo dục học, khoa học lịch sử và khoa học khác…

 Sử dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với công cụ
trừu tượng hoá, kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, đối chiếu, so
sánh để phân tích làm rõ những kết quả nghiên cứu của luận văn.
 Thu thập thông tin, số liệu thống kê, tư liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các cuộc điều tra, khảo sát đã được công bố, các thông tin từ kỷ yếu hội nghị
hội thảo quốc tế, khu vực và trong nước để đưa ra các kinh nghiệm về việc thu hút
nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, làm căn cứ cho các kiến nghị
về phương hướng và giải pháp cho việc thu hút nguồn vốn cho giáo dục đại học cho
những năm tới.
6. Nhu hội nghị hội thảo quốc tế,Nhu hội nghị hội thảo quốc tế,t .Những đóng

Formatted: Heading 1, Left, Indent: Left: 0",
Line spacing: single

góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vốn đầu tư cho GDĐH và việc thu hút
vốn đầu tư cho GDĐH ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Nêu lên những thành tựu đã đạt được của việc thu hút vốn đồng thời phân
tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cơ chế thu hút vốn cho GDĐH ở Việt Nam.
- Làm rõ những yếu tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư cho GDĐH ở Việt
Nam, cả tích cực và tiêu cực.
- Đưa ra được các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho GDĐH ở Việt Nam .
Formatted: Heading 1

7. Cấu trúc bài luận văn.
Phẩn mở đầu
Chương 1: Khái luận về vốn đầu tư cho giáo dục đại học.
Chương 2: Thực trạng nguồn vốn cho giáo dục ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Việt
Nam trong thời gian tới

Kết luận

8


CHƯƠNG 1:

Formatted: Title, Left

KHÁI LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1 Vai trò và đặc điểm của vốn đầu tư cho giáo dục đại học

Formatted: Heading 1

1.1.1 Vai trò của vốn đầu tư cho giáo dục đại học
Cho đến nay, đầu tư là một khái niệm khá phổ thông, được nhiều người biết
đến và sử dụng trong đời sống, nhất là đối với những người hoạt động trong các lĩnh
vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau. Một khái niệm cơ bản được nhiều người thừa nhận là: “Đầu tư là việc sử
dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai, … vào một hoạt
động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội cho xã hội để
thu lợi nhuận”. Người bỏ ra tài sản được gọi là nhà đầu tư hoặc chủ đầu tư, đó có
thể là các tổ chức, cá nhân (đầu tư tư nhân) và cũng có thể là nhà nước (đầu tư
Chính phủ). Một hoạt động được gọi là đầu tư cần thỏa mãn hai đặc trưng quan
trọng là: tính sinh lời và tính rủi ro. Tính sinh lời đơn giản được hiểu là lợi nhuận
mà nhà đầu tư thu được từ các khoản đầu tư. Tính rủi ro là khả năng nhà đầu tư sẽ
bị thiệt hại, mất mát nguồn vốn đầu tư hoặc gặp phải những bất trắc không lường
trước được1.
Trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, GDĐH cũng là một lĩnh vực hiện đang
được quan tâm đầu tư. Đầu tư cho GDĐH được hiểu là căn cứ vào nhu cầu phát

triển sự nghiệp GDĐH và nhân lực, vật lực, tài lực xã hội để đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực có trình độ, nắm vững kiến thức chuyên môn, kĩ năng thực hành cơ
bản về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông
thường.
Tính chất đầu tư cho GDĐH, trước đây trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch
hoá tập trung, mọi người thường cho rằng đầu tư cho GDĐH là đầu tư mang tính
1

Phùng Xuân Nhạ (2013), Sách chuyên khảo, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:

Lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9

Formatted: Line spacing: 1.5 lines
Formatted: English (Australia)


phúc lợi xã hội. Từ những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyến sang nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự nhận thức này đã có sự thay đổi
trong toàn xã hội cũng như các nhà quản lý giáo dục. Đầu tư cho GDĐH được phân
tích đánh giá từ góc độ sản xuất và tiêu dùng, các khái niệm về doanh thu, chi phí
cho đơn vị đào tạo đã được tính đến.
Vậy thu hút nguồn vốn đầu tư cho GDĐH: Là tập hợp cơ chế, chính sách, giải
pháp, hoạt động nhằm tập trung được nguồn vốn cho sự phát triển GDĐH.2.
Vốn đầu tư cho GDĐH có những vai trò cụ thể sau:
- Xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các cơ sở GDĐH, bao gồm hệ
thống giảng đường, phòng làm việc, trang thiết bị giảng dạy, nhà ở cho sinh viên...
- Đổi mới chương trình, giáo trình; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ giảng dạy
và nghiên cứu khoa học.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo, bao gồm đội ngũ cán
bộ quản lý quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên và nhân viên phục vụ.
- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học… Đây là nhân tố quan
trọng thúc đẩy phát triển các trường đại học nói riêng, nền GDĐH nói chung.
Với những vai trò nêu trên, vốn đầu tư trở thành nguồn lực quan trọng để phát
triển GDĐH. Nói cách khác, không có vốn hoặc không đủ vốn, không thể phát triển
GDĐH.
1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư cho giáo dục đại học

Formatted: Heading 2

 Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư. Là việc chi dùng trong hiện tại
để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất
(nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…) vì mục tiêu phát

2

Mục đích của việc thu hút đầu tư cho giáo dục là tập trung cho phát triển giáo dục, xem thêm tại:

Phạm Phụ (2012): Đầu tư và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học Việt Nam. Báo cáo thường niên
về giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Formatted: Normal

10


triển.3. Đầu tư phát triển đòi hỏi nhiều loại nguồn lực. Với xu hướng phát triển hiện
tại, nguồn lực đầu tư có thể đến từ nhà nước, cũng có thể do tổ chức cá nhân trong
và ngoài nước bỏ ra. Phạm vi đầu tư của các nhà đầu tư ngoài nhà nước mở rộng

theo lộ trình xã hội hóa giáo dục. Hoạt động đầu tư có hiệu quả cao là kết quả của
việc huy động tích cực nguồn lực đầu tư trong xã hội. Đa số đầu tư nguồn lực nhằm
mục đích sinh lợi, cũng có chủ thể đầu tư vì tâm huyết với sự học, vì trách nhiệm
với xã hội (nhiều cá nhân tình nguyện hiến đất đai để xây dựng trường học).
Đối tượng của đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là tập hợp các yếu tố được chủ
đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm
phân công lao động xã hội thì đây là đầu tư theo ngành. Dưới góc độ đối tượng tính
chất đầu tư thì đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nổi trội tính chất phi lợi nhuận (mục
tiêu lợi nhuận không phải là tuyệt đối). Trên góc độ xem xét sự quan trọng, đầu tư
trong lĩnh vực giáo dục có đối tượng được khuyến khích đầu tư.
Kết quả của đầu tư cho giáo dục là sự tăng thêm về tài sản trí tuệ (trình độ văn
hóa, chuyên môn, khoa học kĩ thuật…), tài sản vật chất (trường học, trang thiết bị
…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, công trình khoa học …). Các kết quả
của hoạt động đầu tư cho giáo dục góp phần làm tăng thêm những giá trị và chất
lượng cho xã hội. Đặc thù của kết quả đầu tư cho giáo dục so với các hoạt động đầu
tư khác chính là tương quan so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí
để tạo ra kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên
phương diện đối với chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo hài hòa giữa các loại lợi ích,
khuyến khích vai trò chủ động của chủ đầu tư, vai trò quản lí, kiểm tra giám sát của
cơ quan nhà nước các cấp. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tuy không trực tiếp tạo ra
tài sản cố định và tài sản lưu động như các hoạt động đầu tư khác nhưng lại rất quan
trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và vì mục tiêu phát triên.

3

Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2005) : Giáo trình Kinh tế đầu tư, Trường đại học

Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê, Hà Nội.
Formatted: List Paragraph, Justified, Line
spacing: 1.5 lines


11


Mục đích của hoạt động đầu tư cho giáo dục là vì sự phát triển bền vững, vì
lợi ích của quốc gia cộng đồng và của nhà đầu tư.
Đầu tư cho lĩnh vực giáo dục thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất
định. Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lí đầu tư
nói chung và vốn đầu tư nói riêng. Chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức
chính trị xã hội, cộng đồng dân cư, nhà đầu tư nước ngoài …
Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là một quá trình, diễn ra trong thời
kì dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian”. “Độ trễ thời gian” là sự trùng hợp giữa
thời gian đầu tư với thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng
kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai xa.
Nội dung đầu tư trong lĩnh vực giáo dục được quy định trong pháp luật về
đầu tư và pháp luật về giáo dục. Bao gồm hình thức đầu tư, điều kiện đầu tư, quyền
và nghĩa vụ nhà đầu tư; quy trình, thủ tục và triển khai dự án đầu tư; đảm bảo
khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lí nhà nước về đầu tư.
 Đầu tư cho giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù.
Thứ nhất, giáo dục là loại hình dịch vụ đặc biệt. Thực tế còn nhiều tranh
luận rằng giáo dục có phải là ngành dịch vụ hay không bởi nhiều ý kiến cho rằng
gắn giáo dục với “dịch vụ” với “kinh tế thị trường”, với “thương mại hóa” là làm
mất đi giá trị cao quý của ngành, là một hiện tượng tiêu cực… Lâu nay, người ta
vẫn coi giáo dục là sự nghiệp công ích, là phúc lợi xã hội cần phải được bao cấp
hoàn tòa; đối với các nho sĩ phong kiến thì giáo dục là một hình thái hoạt động
thanh cao, thuần túy trau dồi hiểu biết và đức hạnh, không liên quan gì đến những
sinh hoạt vật chất như sản xuất hàng hóa, tính toán giá cả, lưu thông trao đổi…
Thời đại của nền văn minh trí tuệ đã bật sáng những tín hiệu mới, buộc chúng
ta cần phải chuyển đổi quan niệm. Giáo dục không thể là một ốc đảo, đứng ngoài
nền kinh tế thị trường, đứng ngoài những yêu cầu phát triển của xã hội; sản phẩm

của giáo dục cũng coi là hàng hóa, dù là một thứ hàng hóa đặc biệt. Hoạt động của
giáo dục phải phù hợp với kế hoạch tổng thể của đất nước, chịu sự chi phối trực tiếp
những yêu cầu của kinh tế, xã hội.

12


Trong gần thập kỷ qua, trong nhiều diễn đàn ở hội thảo, trên báo chí, phát
thanh truyền hình trong nước cũng như ngoài nước, đề tài “có hay không yếu tố
thương mại trong hoạt động giáo dục” đã được đề cập đến khá sôi nổi.4. Ý kiến
khác nhau diễn ra kéo dài, có khi tranh luận gay gắt. Nhưng thực tiễn đã nhanh
chóng trở thành người trọng tài công minh; sự phát triển của nền kinh tế mới với
cuộc hành trình toàn cầu hóa của nhân loại đã cho phép chúng ta nhận thức lại
nhiều điều có ý nghĩa. Thương mại không còn chỉ là cái đuôi của sản xuất, không
còn chỉ là một thứ sinh hoạt trao đổi hàng hóa đơn giản mà nó đã trở thành một hoạt
động quan trọng có tác dụng rộng lớn đến nhiều mặt của đất nước; nó có khả năng
phát ra nhiều tín hiệu có ý nghĩa định hướng cho các hoạt động kinh tế, xã hội.
Chúng ta không nên nuôi giữ những định kiến sai lầm về việc buôn bán, không nên
nhìn thương mại qua những kẻ buôn bán gian lận, đầu cơ, trốn thuế, không nên
dùng từ “thương mại hóa” để chỉ những biểu hiện cá nhân, tiêu cực, kiếm tiền bất
chính trong nhà trường. Cần phân biệt những tiêu cực trong giáo dục với việc vận
dụng hợp lý những yếu tố thương mại trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Trong xã hội mà nền kinh tế phát triển nhanh thì yếu tố thương mại càng can thiệp
vào hoạt động giáo dục mạnh. Đó là điều hiển nhiên, không thể không thừa nhận.
Nguyên nhân để nhiều ý kiến cho rằng giáo dục không phải là một loại hình
dịch vụ cũng bởi khái niệm dịch vụ còn được hiểu khá hẹp trong khi bản chất của
nó thì rất phức tạp, đa dạng và vô hình. Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia giải
thích: “Dịch vụ là các hoạt động phục vụ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất
kinh doanh và sinh hoạt”.5. Sự giải thích này còn chung chung và chưa làm rõ được
bản chất của “dịch vụ”, chưa làm rõ được nội hàm của “dịch vụ” – là kết tinh sức

lao động con người trong các sản phẩm vô hình và đáp ứng nhu cầu của con người.
Sự giải thích này còn làm hẹp đi khái niệm dịch vụ, rằng chỉ đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh và sinh hoạt trong khi nhu cầu của con người ngày càng vô hạn.

4

Giáp Văn Dương (2013), Thương mại hóa giáo dục: Thương mại hóa cái gì?,
/>
5

/>
13

Formatted: Normal, Pattern: Clear (White)


Trong hiệp định thương mại dịch vụ GATS, WTO không cố gắng đưa ra một giải
thích nào cho khái niệm dịch vụ, thay vào đó đã liệt kê 12 ngành lớn, trong mỗi
ngành lớn lại bao gồm các phân ngành, tổng cộng 155 phân ngành với 4 phương
thức cung cấp dịch vụ. Theo đó, WTO đã thừa nhận “giáo dục là một dịch vụ
thương mại”.6. Cơ sở để WTO công nhận giáo dục là một loại hình dịch vụ bởi dịch
vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu không thể thiếu của con người, nhu cầu được học
hành, nhu cầu được đào tạo bài bản và nâng cao. Dịch vụ giáo dục cũng có đầy đủ
những tính chất của dịch vụ nói chung như: tính vô hình, quá trình cung ứng và tiêu
dùng xảy ra đồng thời; và tính không đồng nhất của chất lượng dịch vụ (chất lượng
dịch vụ phụ thuộc vào khả năng của chủ thể cung ứng dịch vụ).
Có thể thấy rằng quan điểm “giáo dục là một ngành dịch vụ” cần được chấp
nhận rộng rãi, chúng ta không nên gắn cho cụm từ ấy cái nhìn thiếu thiện cảm trong
khi điều quan trọng là chúng ta vận dụng nó và ứng xử với nó như thế nào. Nếu nó
tồn tại thì chúng ta không nên phủ nhận, không nên lảng tránh vì nó trái với quan

niệm cổ điển.
Nói giáo dục là một dịch vụ không hề hạ thấp vai trò và tính cao đẹp của giáo
dục. Coi giáo dục là một loại dịch vụ đào tạo nguồn lực cho đất nước có nghĩa đã
đặt giáo dục vào vị trí hàng đầu, vị trí tạo tiền đề, tạo động lực cho mọi sự phát
triển. Trên thực tế, không có một ngành hoạt động nào mà không cần đến nhân lực,
không thừa hưởng kết quả đào tạo của giáo dục. Một kết quả của giáo dục nhất là
giáo dục bậc đại học, cao đẳng thường sẽ đi liền với kết quả cộng hưởng của những
ngành kinh tế, xã hội. Một xã hội đi lên bằng những chương trình được hoạch định
một cách khoa học, phù hợp với nhu cầu khách quan của cuộc sống, phù hợp với xu
thế của thời đại thì giáo dục phải là một bộ phận khăng khít hữu cơ, phải là hoạt
động tiền đề của mọi hoạt động.
6

Education services:

“The sector includes primary, secondary, post-secondary and adult education services, as well as
specialized training such as for sports.”
Formatted: Normal

14


Giáo dục vừa là một ngành hoàn chỉnh, hoạt động với tinh thần chủ động sáng
tạo theo mục tiêu nhiệm vụ của chính phủ giao cho nhưng cũng lại vừa là một bộ
phận chủ chốt trong hệ thống tổng thể của đất nước với tư cách là một loại dịch vụ
quan trọng, hoạt động theo cơ chế thị trường.
Theo quan niệm của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), giáo dục là dịch vụ
thương mại. Trong lần đàm phán với chúng ta, WTO đã đề cập nhiều đến giáo dục.
Trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng có điều khoản nêu rõ giáo dục phải
chịu sự điều chỉnh một phần của hoạt động thương mại. Rõ ràng ngày nay, thương

mại có một tầm hoạt động và tác dụng rộng lớn, có tính xã hội rất cao. Nhiều nước
ở Châu Âu xác định nền kinh tế xã hội hiện nay gồm 3 loại: kinh tế khai thác, kinh
tế chế biến và kinh tế dịch vụ. Người ta phân giáo dục vào loại kinh tế 3. Vậy tại
sao chúng ta có chủ trương hội nhập sâu rộng và chủ trương xã hội hóa giáo dục mà
còn ngần ngại khi cho rằng giáo dục là một loại hình dịch vụ?
Quan điểm này còn được nhấn mạnh trong bản Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật giáo dục năm 2005 (Hồ sơ Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật giáo dục do Chính phủ trình Quốc hội). Trong bản thuyết minh dự thảo
Chính phủ trình Quốc hội, đề nghị sửa đổi Điều 13 đã khẳng định rằng “Giáo dục là
loại hình dịch vụ đặc biệt”.
Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực đặc thù, khác với lĩnh vực kinh tế, trong đó
đối tượng là con người chứ không phải là hàng hóa hay lợi nhuận, do đó cần phải
khẳng định một số quan điểm và phải có những giải pháp hết sức cụ thể. Sẽ còn rất
nhiều tranh cãi vì đây là vấn đề nhạy cảm nhưng cũng phải thống nhất rằng “Giáo
dục có nhiệm vụ cung ứng dịch vụ học tập cho xã hội”, bản thân nó cũng có tính
cạnh tranh, có sự đầu tư để đạt được những lợi ích cho cả nhà đầu tư và cho toàn xã
hội. Bởi lẽ đó chúng ta không nên né tránh khía cạnh dịch vụ trong trong giáo dục
đào tạo mà nên coi đó là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục, mang lại những
giá trị cao quý cho xã hội, gia trị cao quý nhất là con người được đào tạo bài bản và
có trí thức. Theo quan điểm chính thống, giáo dục đào tạo vẫn phải là sự nghiệp của
nhà nước chăm lo cho nhân dân chứ không được hiểu xã hội hóa giáo dục là chuyển

15


tất cả các hoạt động giáo dục đào tạo cho các thành phần “phi nhà nước” tổ chức và
quản lí. Thực tế cho thấy, ngay tại những nước thành công trong việc xã hội hóa
giáo dục, như tại Mỹ, thì nhà nước vẫn duy trì hệ thống giáo dục công lập để phục
vụ người dân. Vai trò của xã hội hóa là chấm dứt một số hoạt động bao cấp không
cần thiết trong giáo dục, cung cấp các tiện nghi tốt hơn cho một bộ phận nhân dân

có điều kiện tài chính cao hơn, làm nhẹ gánh ngân sách nhà nước để tập trung
nguồn lực cho đại bộ phận người dân còn khó khăn.
Cá nhân tôi đồng ý với quan điểm coi giáo dục là một ngành dịch vụ đặc thù
nên hoạt động đầu tư cho lĩnh vực giáo dục cũng có những đặc điểm đặc thù so với
đầu tư vào những lĩnh vực khác. Điểm đặc thù không chỉ ở chỗ giáo dục là một lĩnh
vực đặc biệt mà còn ở chỗ đầu tư cho giáo dục là đầu tư có điều kiện và được ưu đãi
đầu tư.
Thứ hai, đầu tư cho giáo dục là hoạt động đầu tư có điều kiện và được ưu
đãi đầu tư.
Theo Luật đầu tư 2005, “Phát triển sự nghiệp giáo dục” được quy định là lĩnh
vực ưu đãi đầu tư (Điều 27), và là lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điều 29).
Về ưu đãi đầu tư, Giáo dục được coi là lĩnh vực tiên phong, là ngành nghề
được khuyến khích trên cơ sở có chọn lọc giữa các ngành trong toàn xã hội. Nhà
nước dành cho giáo dục một cơ chế ưu tiên, tạo điều kiện để thu hút và sử dụng
hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Những
quy định về ưu đãi đầu tư được ghi nhận cả trong pháp luật về đầu tư và pháp luật
về giáo dục, tạo nên một khung pháp lí chung cho các nhà đầu tư trên cơ sở không
phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nội dung của ưu đãi đầu tư
trong lĩnh vực giáo dục gồm ưu đãi về tài chính, về đất đai cho xây dựng trường
học, ưu đãi về thuế thu nhập; đảm bảo cân đối ngoại tệ đối với cơ sở giáo dục có
vốn đầu tư nước ngoài.
Về điều kiện đầu tư, gồm điều kiện đối với chủ thể đầu tư, điều kiện thành lập
và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều kiện về vốn đầu tư và cơ sở vật chất… Tuy
nhiên trên thực tế chúng ta hướng tới mục đích đảm bảo sự đối xử công bằng giữa

16


nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhưng trong lĩnh vực đầu tư đặc biêt,
vẫn có sự phân biệt nhất định giữa hai loại chủ thể đầu tư này. Vốn đầu tư cho giáo

dục ngày càng mở rộng, thu hút được nhiều nguồn đầu tư khác nhau cả trong và
ngoài nước nhưng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng,
kích thích và dẫn dắt thị trường.
 Đầu tư vào giáo dục ngày càng theo xu hướng thị trường, GDĐH
chuyển từ dịch vụ công thuần tuý sang lĩnh vực đầu tư lợi nhuận cao, hấp dẫn nhiều
nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp.
 Người học thường phải nộp học phí ngay từ đầu khóa học. Do đó, người
học cũng là nhà đầu tư vốn cho GDĐH. Tuy nhiên, người học chỉ nhận được dịch
vụ GDĐH chứ không được nhận lợi nhuận từ vốn đầu tư.
Formatted: Heading 1

1.2 Các nguồn vốn cho giáo dục đại học
Giáo dục hiện đang được Nhà nước và nhân dân quan tâm phát triển. Nhu cầu
vốn đầu tư cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng là rất lớn, trong khi nguồn
lực của Nhà nước lại hạn chế. Thay vì trước đây nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
là chủ yếu, thì nay cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho GDĐH, trong đó có các
nguồn vốn nước ngoài và các nguồn vốn trong nước ngoài ngân sách.
Nguồn vốn là thuật ngữ dùng để chỉ các của cải vật chất tập trung và phân
phối cho một hoạt động nào đó, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và xã
hội, được thể hiện dưới dạng vật thể hoặc tài chính.

Formatted: English (Australia), Check spelling
and grammar

1.2.1. Vốn ngoài nước
- Nguồn vốn ODA: Đây là nguồn vốn do các tổ chức quốc tế và các chính phủ
nước ngoài cung cấp với mục tiêu cho giáo dục của các nước đang phát triển. Nó là
một nguồn có tính ưu đãi khá cao.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Đây là nguồn vốn quan trọng
cho đầu tư và phát triển cho các quốc gia, cũng có một phần dùng cho đầu tư

GDĐH.

17


- Một số nguồn vốn viện trợ khác: Đó là các nguồn tiền viện trợ từ các tổ chức
như IMF, UNESCO, nguồn tài trợ ODA của các nước khác,…Các nguồn viện trợ
này thường dành cho các nước nghèo, kém phát triển, tạo điều kiện cho họ có thêm
nguồn lực đầu tư cho giáo dục, để họ có điều kiện học tập trong môi trường tốt hơn,
họ có thể được tiếp cận với tri thức khoa học của thế giới… họ viện trợ để xây dựng
trường lớp, để cung cấp các máy móc trang thiết bị trường học tiên tiến. Có như thế
thì các nước này mới có điều kiện để phát triển nền kinh tế, mới có thể sánh vai với
các nước khác trên thế giới.
- Nguồn vốn trực tiếp từ Chính phủ nước ngoài và các tổ chức nước ngoài: Đó
là nguồn vốn dành cho các trường đại học trong nước thông qua hình thức học
bổng, trợ cấp, vay vốn ưu đãi. Đây là nguồn vốn ngày càng phát triển, đặc biệt trong
bối cảnh nhiều quốc gia, tổ chức muốn đầu tư vào Việt Nam.
- Nguồn vốn hợp tác đầu tư giáo dục: Trong bối cảnh giáo dục ngày càng được
xem trọng và đầu tư con người là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao, các trường đại
học, cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép thành lập và đi vào hoạt
động ngày càng nhiều. Các trường đại học công lập được thành lập theo mô hình
hợp tác quốc tế với hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động đặc biệt nhằm thu hút các
nguồn tài chính từ nước ngoài.
1.2.2. Vốn trong nước

Formatted: Heading 2

1.2.2.1 Vốn ngân sách nhà nước
Đây chính là nguồn chi của NSNN cho đầu tư giáo dục. Đó là một nguồn vốn
quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Thường để thực

hiện xây dựng trường học, cung cấp trang thiết bị trường học, trả lương cho giáo
viên, cho đội ngũ quản lý giáo dục…
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên học đại học, cao đẳng
và học nghề là một chính sách lớn, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị
xã hội, tạo cơ hội cho các học sinh, sinh viên là con gia đình nghèo, cận nghèo hoặc
có hoàn cảnh khó khăn học đại học, cao đẳng và học nghề; đồng thời tạo điều kiện
để các cơ sở đào tạo đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa,

18


nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Đây là giải pháp tích cực để đào tạo nguồn
nhân lực, nhất là lực lượng lao động ở nông thôn, song cần xác định đúng đối tượng
vay, quy định rõ trách nhiệm của người học - gia đình, của Nhà nước, của Nhà
trường, của người sử dụng lao động để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và
hoàn trả đúng hạn. Khuyến khích việc trả vốn vay sớm; tạo điều kiện cho các gia
đình đông con đi học có thể vay được, trả được.
Thường ở các nước đang phát triển thì nguồn NSNN là nguồn chủ yếu để đầu
tư cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Tuy nhiên không nên coi GDĐH là
một gánh nặng cho NSNN mà phải coi đầu tư cho GDĐH là đầu tư cho phát triển,
là một khoản đầu tư dài hạn, đúng đắn và cấp thiết. Chỉ có mạnh dạn đầu tư toàn
diện người và của, kiên quyết đầu tư có trọng điểm theo phương thức đa dạng hoá
nguồn lực thì bản thân GDĐH mới có cơ may đủ lực trên con đường cạnh tranh và
hội nhập được với GDĐH trên trường quốc tế. Thiếu cách nhìn xa và đúng đắn này
thì không thể có được một nền GDĐH phát triển bền vững và đất nước sẽ mất đi
một động lực thiết yếu, quan trọng bậc nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
Trong nền KTTT, khi GDĐH được xác định là dịch vụ công không thuần túy
có đem lại ngoại ứng tích cực thì sự đầu tư của nhà nước thông qua NSNN là tất
yếu. Hơn nữa, sự đầu tư của nhà nước sẽ kích thích đầu tư của tư nhân, cải thiện

tình trạng bất bình đẳng, sửa chữa thất bại của thị trường trong GDĐH.
1.2.2.2. Vốn từ học phí

Formatted: Heading 3

Đó là nguồn thu từ học phí, lệ phí, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản
xuất dịch vụ…).
Học phí là nguồn thu chủ yếu của tất cả các trường đại học. Học phí thu được,
một phần để trả lương cho các cán bộ, công nhân viên trong trường, phần khác được
giữ lại để tái đầu tư…
Các tổ chức đầu tư với mục đích để kiếm lợi nhuận thì học phí là vấn đề quan
tâm hàng đầu của họ. Một mức học phí cao nhưng hợp lý thì mới tạo điều kiện cho
trường phát triển, tạo được danh tiếng cho trường.

19


Từ năm 1987 trở về trước, hệ thống giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng
đều được NSNN trang trải toàn bộ chi phí, người học không phải đóng học phí
thậm chí sinh viên ĐH còn được trợ cấp thông qua học bổng, được bao cấp về ăn, ở,
được mượn giáo trình và tài liệu tham khảo không phải trả chi phí…
Cùng với sự nghiệp “Đđổi mới ” nền KT-XH, trong GDĐH đã có việc thu học
phí của người học. Từ năm 1989 đến nay, việc thực hiện chính sách học phí ở Việt
Nam có 3 mốc quan trọng vào các năm 1989, 1993, 1998 và đều được đánh dấu
bằng các văn bản pháp quy do Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan có thẩm
quyền ban hành. Các nội dung cơ bản của hành lang pháp lý về học phí bao gồm:
 Các đối tượng đóng học phí được mở rộng dần từ chỗ chỉ cho phép thu học
phí đối với các chỉ tiêu ngoài NSNN cấp đến chỗ thu học phí đối với tất cả các đối
tượng sinh viên.
 Cùng với việc quy định thu học phí và mở rộng diện phải nộp học phí, việc

miễn

và giảm học phí cũng được quy định.
 Về mức học phí được quy định trong Khung học phí có mức cao nhất và

mức thấp nhất và cũng được điều chỉnh theo thời gian. Từ năm 1998 đến tháng 8
năm 2009, mức thu học phí của SV các trường ĐH,CĐ công lập được thực hiện trên
cơ sở khung học phí quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998
của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, đối với bậc CĐ từ 40.000 đồng đến 150.000
đồng/tháng; đối với bậc ĐH từ 50.000 đồng đến 180.000 đồng/tháng. Thực hiện
Nghị quyết 35/2009/QH12 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 quy định từ năm học 2009-2010 điều chỉnh
mức trần học phí của CĐ lên 200.000 đồng/tháng và của ĐH lên 240.000
đồng/tháng. Tổng thu học phí năm 2009 của các cơ sở GDĐH công lập ước đạt
4.100 tỷ đồng, bằng 28,5% tổng chi NSNN và học phí cho GDĐH công lập.7.

7

Nguyễn Thị Minh Hường (2006): Nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH phân bổ sử dụng và quản

lý, Tạp chí Thanh tra tài chính, Số 47, tháng 5/2006.
Formatted: List Paragraph, Justified, Line
spacing: 1.5 lines

20


Đối với các cơ sở GDĐH ngoài công lập, Nhà nước chỉ quy định mức trần học
phí bằng một câu rất chung: mức thu học phí đủ trang trải các khoản chi phí đào tạo
cần thiết nhưng không vượt quá mức NSNN đầu tư hàng năm cho một sinh viên của

khu vực công lập cùng cấp và cùng ngành nghề đào tạo.
Về quy định sử dụng nguồn thu học phí. Nhà nước cho phép các cơ sở GDĐH
được phép sử dụng toàn bộ học phí thu được nhưng có ấn định tỉ lệ sử dụng nguồn
thu học phí đối với các cơ sở GDĐH công lập.
Ban đầu mức học phí của các trường khác nhau, ngành khác nhau thì khác
nhau tùy vào các yếu tố nhất định. Nhưng trong những năm gần đây do khung học
phí được ban hành từ năm 1998 vẫn chưa được điều chỉnh nên hầu hết các cơ sở
GDĐH công lập đều thu học phí với mức gần bằng hoặc bằng với mức trần của
khung học phí này. Đối với cơ sở ngoài công lập, mức thu cũng ngày càng tăng lên.
Thực chất việc thu học phí và phí đào tạo là một trong những hình thức để
chuyển gánh nặng chi phí GDĐH (chia sẻ chi phí) sang cho sinh viên và cha mẹ họ
hoặc người sử dụng nhân lực để bù đắp một số chi phí trong việc cung cấp dịch vụ
GDĐH của Nhà nước. Tuy nhiên, thu học phí cũng là cách thức để thực hiện công
bằng xã hội trong GDĐH. Vì phần lớn sinh viên học ĐH chính quy xuất thân từ
những gia đình có thu nhập trung bình khá và cao trong xã hội. Hơn nữa, so với các
bậc học thấp hơn thì GDĐH đem lại lợi ích cá nhân rõ ràng và thiết thực hơn nhiều.
Trong những năm qua việc thu học phí một mặt đã góp phần đa dạng hóa nguồn

Formatted: Condensed by 0.1 pt

tài chính cho GDĐH tăng cường tài chính bền vững cho GDĐH, mặt khác việc thu
học phí còn góp phần giảm ghánh nặng cho NSNN chi cho GDĐH đồng thời tăng
trách nhiệm của những người học ĐH. Thêm nữa, thực hiện chính sách học phí đã tạo
điều kiện cho việc thực hiện quyền tự chủ về tài chính tại các cơ sở GDĐH công lập.
1.2.2.3 Vốn từ doanh nghiệp

Formatted: Heading 3

Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các tổ chức dân
doanh… Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, một bộ phận không nhỏ

của dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích luỹ
truyền thống. Tiềm năng của nguồn vốn này rất lớn, thực tế phát hành trái phiếu

21


chính phủ cho giáo dục chỉ trong một thời gian ngắn đã thu được hàng ngàn tỉ đồng
và hàng chục triệu USD.
Đây là hình thức các tổ chức kinh tế bỏ tiền trực tiếp xây dựng cơ sở vật chất,
trang thiết bị trường học dưới sự cho phép của nhà nước. Tự bản thân họ sẽ giải
quyết mọi vấn đề liên quan đến việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực. Họ sẽ tự tổ
chức dạy và học theo một chương trình cụ thể mà có sự đồng ý của nhà nước. Họ sẽ
thuê lực lượng giảng viên, hoặc chiêu mộ họ trở thành giảng viên chính thức của
mình, họ tự tuyển sinh sinh viên vào học với cơ chế mà họ đặt ra dưới sự quản lý
của bộ giáo dục đào tạo. Họ thực hiện nghĩa vụ tiền lương, thưởng đúng với quy
định của nhà nước, cũng có thể tiền lương ở các trường này sẽ cao hơn rất nhiều
tiền lương ở các trường công lập do nhà nước xây dựng. Chính ở điểm này đã tạo
cho họ một lợi thế lớn đó là thu hút được một lực lượng giáo viên chất lượng cao,
tâm huyết với họ. Vấn đề ở đây là học phí, thường những trường do tổ chức kinh tế
hoặc cá nhân xây dựng thường có mức học phí cao hơn rất nhiều so với mức học
phí ở các trường công. Tuy nhiên, đó lại không phải là vấn đề đáng lo ngại của họ
vì rất nhiều người sẵn sàng đầu tư cho con em mình đi học, với điều kiện học tập
được tốt nhất, trang bị cho con em mình đầy đủ kiến thức kĩ năng để bước vào đời.
Mục đích của việc làm này là vấn đề lợi nhuận. Họ đầu tư để thu lợi nhuận, đó
là tất yếu của mọi hình thức đầu tư. Ta cũng không thể phê phán hình thức này, một
số người quan điểm rằng đầu tư cho GDĐH là thực hiện việc xã hội hoá giáo dục,
nó như là một dịch vụ công mà ai có khả năng học cũng có thể được học. Bước vào
thế kỷ 21, bước vào nền kinh tế thị trường thì đầu tư cho GDĐH không còn là một
dịch vụ công như trước nữa. GDĐH không thể tổ chức trong chân không nữa,
GDĐH có trăm ngàn mối liên quan với xã hội. Trong thể chế kinh tế thị trường,

GDĐH cũng phải tuân theo cơ chế thị trường, hoặc là học theo quy tắc thị trường.
Dĩ nhiên, quá trình quá trình giáo dục con người không phải là quá trình sản xuất
dây chuyền, không phải là quá trình tiếp nhận đơn thuần. Vấn đề ở đây là đầu tư
cho GDĐH hiện vẫn là một vấn đề lớn mà mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia

22


đang phát triển cần phải chú trọng và tập trung nguồn lực nhiều. Cho nên, chúng ta
vẫn luôn ủng hộ cho mọi nguồn đầu tư cho GDĐH.
Ở đây ta cũng cần xem xét sự khác nhau giữa nguồn đầu tư trong nước và
nguồn đầu tư nước ngoài :
Đầu tư của các tổ chức kinh tế trong nước thường có nguồn vốn nhỏ, mang
tính cấp thiết về nguồn lực. Chẳng hạn như đầu tư vào các ngành hiện tại có nhu
cầu lớn như kế toán, ngân hàng, công nghệ thông tin… hoặc họ sẽ đầu tư vào các
ngành mà hiện tại tổ chức của họ đang cần. Mặc dù như vậy sẽ rất mất thời gian và
tốn kém, nhưng đó cũng là vấn đề sống còn của tổ chức họ.
Đầu tư của các tổ chức kinh tế nước ngoài thường có nguồn vốn rất lớn, thứ

Formatted: Condensed by 0.1 pt

nhất, đó thường là những tập đoàn kinh tế mạnh, thứ hai, do có sự chênh lệch về tỷ
giá hối đoái mà đồng tiền của họ cũng thường có giá trị hơn. Và thường đây là sự đầu
tư của các tổ chức kinh tế của các nước phát triển hơn đến các nước kém phát triển
hơn. Thường ở những trường này có mức học phí rất cao, nhưng bù lại thì cơ sở học
tập lại cực kỳ tốt, môi trường học tập tốt, đội ngũ giảng viên vừa trong nước vừa
nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp giảng hiệu quả, và tại đây
sinh viên có điều kiện học ngoại ngữ rất tốt, cùng với học hỏi được nền văn hoá của
các nước…
Nói chung, cái gì cũng có cái giá đích thực của nó, tuỳ từng điều kiện hoàn

cảnh mà mỗi người sẽ tự lựa chọn cho con đường học của mình.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn cho GDĐH
1.3.1. Trình độ phát triển thị trường giáo dục
Một quốc gia dù giàu hay nghèo thì cũng luôn luôn đặt giáo dục lên hàng đầu,
đặc biệt là GDĐH - đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Môi
trường giáo dục là tập hợp tất cả các yếu tố xung quanh, có mối quan hệ tương hỗ,
ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và đào tạo. Có môi trường giáo dục lành mạnh,
người ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi rót vốn vào.
Chất lượng giáo dục cũng là nhân tố quyết định đến việc thu hút vốn. Nó làm
cho nhà đầu tư cảm thấy hứng thú với hiệu quả của nguồn vốn mình bỏ ra. Nội

23

Formatted: Heading 1


×