Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Lý thuyết và bài tập bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 94 trang )

PHẦN I
CÂU HỎI LÍ THUYẾT
CHƯƠNG1
Câu 1: Quan niệm về rủi ro? Rút ra những điểm tương đồng trong các quan niệm ấy?
Câu 2: Các nguy cơ xảy ra rủi ro? Tại sao khi giao kết HĐBH, người BH cần đánh
giá các nguy cơ xảy ra rủi ro?
Câu 3: Các loại rủi ro theo các tiêu thức phân loại? Ý nghĩa của việc lựa chọn tiêu
thức phân loại đó?
Câu 4: Cách hiểu về rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt? Hãy cho ví dụ về mỗi loại
rủi ro đó? Người BH có nhận BH cho các rủi ro cơ bản không?
Câu 5: Cách hiểu về rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy? Hãy cho ví dụ về mỗi loại
rủi ro đó? Người BH có nhận BH cho các rủi ro đầu cơ không?
Câu 6: Cách hiểu về rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính? Hãy cho ví dụ về mỗi
loại rủi ro đó? Người BH có nhận BH cho các rủi ro phi tài chính không?
Câu 7: Quản lý rủi ro là gì? Các biện pháp quản lý rủi ro? Tại sao nói việc chuyển
giao rủi ro của hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại có hiệu quả cao nhất?
Câu 8: Điều kiện để một rủi ro là rủi ro có thể được BH?
Câu 9: Khái niệm BH? Khái niệm kinh doanh BH? BH thương mại có thay thế
cho các biện pháp quản lý rủi ro khác không?
Câu 10: Trong một HĐBH thường quy định những loại rủi ro nào? Hãy cho 01 ví
dụ về mỗi loại rủi ro đó đối với một HĐBH cụ thể?
Câu 11: Tại sao nói bảo hiểm thương mại góp phần đắc lực vào việc phòng tránh
rủi ro?
Câu 12: Vai trị trung gian tài chính của BH? Hoạt đợng đầu tư của DNBH có chịu
sự quản lý của nhà nước hay không?
1


Câu 13: Vai trò của BH? Những vai trò nào của BH là tích cực nhất? Tính tích cực
đó được thể hiện trong thực tiễn như thế nào?
Câu14: Phân loại BH kinh doanh theo luật định? Mục đích của cách phân loại này?


Câu 15: Theo quy định tại Điều 7 Luật Kinh doanh BH, BH nhân thọ bao gồm
những nghiệp vụ nào? Cách hiểu ngắn gọn về các nghiệp vụ BH ấy?
Câu 16: Theo quy định tại Điều 7 Luật Kinh doanh BH, BH phi nhân thọ bao gồm
những nghiệp vụ nào? Cách hiểu ngắn gọn về các nghiệp vụ BH ấy?
Câu 17: Theo quy định tại điều 7 Luật Kinh doanh BH, BH sức khỏe bao gồm
những nghiệp vụ nào? Cách hiểu ngắn gọn về các nghiệp vụ BH ấy?
Câu 18: Phạm vi kinh doanh các nghiệp vụ BH của các loại hình DNBH?
Câu 19: Phân loại BH theo đối tượng BH?
Câu 20: Các nghiệp vụ BH tài sản thông dụng và đối tượng BH của từng nghiệp
vụ BH đó?
Câu 21: Các nghiệp vụ BH trách nhiệm dân sự thông dụng và đối tượng BH của
từng nghiệp vụ BH đó?
Câu 22: Các nghiệp vụ BH con người thông dụng và đối tượng BH của từng
nghiệp vụ BH đó?
Câu 23: Đặc điểm của các loại BH áp dụng kỹ thuật phân chia?
Câu 24. Đặc điểm của các loại BH áp dụng kỹ thuật tồn tích?
Câu 25: Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể lấy tổng số tiền phí bảo hiểm thu được
trong năm trừ đi khoản chi bồi thường, chi hợp đồng mới, chi phí quản lý và coi đó
là lợi nhuận kinh doanh BH trực tiếp của năm tài chính được không?
Câu 26: Thế nào là BH bắt buộc? Các nghiệp vụ BH bắt buộc ở Việt Nam hiện
nay? Mục đích của việc quy định BH bắt buộc?
Câu 27: So sánh BH tiền gửi và BH kinh doanh?

2


Câu 28: Phân biệt BH xã hội và BH kinh doanh? Nếu một quốc gia có hệ thống
BH xã hội hoàn hảo thì các loại hình BH kinh doanh liên quan đến con người có cơ
hội phát triển không? Vì sao?
Câu 29: Những dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của

ngành BH Việt Nam?
Câu 30: Vai trò của ngành BH trong việc hỗ trợ cho Ngân sách nhà nước và tạo
việc làm?
CHƯƠNG 2
Câu 31: Khái niệm HĐBH? Các tài liệu cơ bản của HĐBH?
Câu 32: Thế nào là điều khoản BH bổ sung? Tại sao trong nhiều nghiệp vụ BH,
người BH lại soạn ra các điều khoản BH bổ sung? Có phải mọi điều khoản BH bổ
sung được người BH soạn ra đều có thể áp dụng được cho bất kỳ người mua BH
nào hay không?
Câu 33: Giấy yêu cầu BH là tài liệu thể hiện ý chí của bên nào? Mục đích và giá
trị pháp lý của giấy yêu cầu BH?
Câu 34: Hình thức, bằng chứng và nội dung của HĐBH?
Câu 35: Khái niệm sự kiện BH? Tại sao trong khái niệm HĐBH người ta lại sử
dụng thuật ngữ sự kiện BH thay cho thuật ngữ rủi ro được BH?
Câu 36: Điều khoản bồi thường theo tỷ lệ: nội dung, mục đích, ví dụ?
Câu 37: Điều khoản bồi thường theo tổn thất thứ nhất: nội dung, mục đích, ví dụ?
Câu 38: Điều khoản miễn thường: nội dung, mục đích, ví dụ?
Câu 39: Quyền lợi có thể được BH? Căn cứ để xác định quyền lợi có thể được BH?
Câu 40: Các chủ thể và khách thể của HĐBH?
Câu 41: Điều kiện pháp lý để trở thành người BH? Người tham gia BH?
Câu 42: Cách hiểu về người được BH? Quan hệ giữa người được BH và người
tham gia BH? Cho ví dụ?

3


Câu 43: Cách hiểu về người được hưởng quyền lợi BH? Nếu trong HĐBH trọn
đời, người thụ hưởng chỉ định và người được BH bị chết trong cùng một tai nạn thì
người BH có trả tiền BH không? Nếu có thì trả cho ai?
Câu 44: Tại sao pháp luật kinh doanh BH của các nước đều có qui định về quyền

lợi có thể được BH?
Câu 45: Tại sao nói HĐBH là hợp đồng theo mẫu?
Câu 46: Sau khi ký kết, HĐBH có thể được sửa đổi bổ sung không? Luật kinh
doanh BH quy định như thế nào về việc này?
Câu 47: Cách hiểu về chuyển nhượng HĐBH? Luật kinh doanh BH quy định về
chuyển nhượng HĐBH như thế nào? Cho ví dụ về việc chuyển nhượng HĐBH?
Câu 48: Tại sao nói HĐBH là loại hợp đồng song vụ?
Câu 49: Nếu có sự khơng rõ ràng về câu, từ, ngữ, nghĩa trong các điều khoản của
mẫu HĐBH, khi đưa ra tòa án giải quyết tranh chấp thì tịa án phải giải thích các
câu, từ, ngữ, nghĩa đó theo hướng có lợi cho bên nào?
Câu 50: Tại sao việc xác lập và thực hiện HĐBH phải đảm bảo nguyên tắc “Trung
thực, tín nhiệm tuyệt đối”?
Câu 51: Một HĐBH đã được ký kết, người tham gia BH chưa nợp phí BH, tởn thất
đã xảy ra, trường hợp này DNBH có bồi thường khơng? Tại sao?
Câu 52: Điều khoản phạm vi BH và loại trừ? Lý do phân định phạm vi BH và
loại trừ?
Câu 53: Sự khác nhau giữa thuật ngữ bồi thường và trả tiền BH?
Câu 54: Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của BH trong bồi thường hoặc
trả tiền BH?
Câu 55: Sự khác biệt giữa thời hạn yêu cầu trả tiền BH hoặc bồi thường với thời
hạn trả tiền BH hoặc bồi thường theo quy định của Luật Kinh doanh BH?
Câu 56: Căn cứ trả tiền BH trong HĐBH tai nạn; sức khỏe? Cho ví dụ minh họa?
Câu 57: Căn cứ bồi thường trong HĐBH tài sản? Cho ví dụ minh họa?
4


Câu 58: Hình thức bồi thường trong HĐBH tài sản được Luật Kinh doanh BH quy
định như thế nào? Nếu DNBH đã thực hiện bồi thường tởn thất tồn bợ đối với tài
sản được BH hoặc thay thế bằng tài sản khác thì họ có quyền gì?
Câu 59: Các tiêu chí xác định rủi ro có thể được BH?

Câu 60: Phân biệt loại trừ tương đối và loại trừ tuyệt đới? Cho ví dụ minh họa?
Câu 61: Phí BH và những điều khoản liên quan? Với mỗi điều khoản hãy cho 01
ví dụ minh họa?
Câu 62: Cách xác định phí thuần?
Câu 63: Những điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường, trả tiền BH có
thể áp dụng trong cùng một HĐBH được không? Cho ví dụ minh họa?
Câu 64: Thời hạn hiệu lực của HĐBH là gì? Thời điểm phát sinh trách nhiệm của BH?
Câu 65: Thời hiệu khiếu nại theo quy định của Luật Kinh doanh BH? Thời hiệu
khiếu nại có trùng với thời hiệu khởi kiện không?
Câu 66: Các nguyên tắc và quy trình thiết lập HĐBH?
Câu 67: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐBH?
Câu 68: Nghĩa vụ thông báo tuổi trong BH nhân thọ được quy định như thế nào?
Câu 69: Việc đóng phí BH nhân thọ được quy định như thế nào trong Luật Kinh
doanh BH? Trường hợp bên mua BH nhân thọ không thực hiện hoặc không thực
hiện đúng nghĩa vụ đóng phí, người BH có được khởi kiện họ không?
Câu 70: Việc giao kết HĐBH con người cho trường hợp chết được quy định như
thế nào trong luật KDBH? Cha mẹ có được mua BH cho trường hợp chết của con
chưa đến tuổi thành niên của họ không?
Câu 71: Trong HĐBH nhân thọ trọn đời những trường hợp nào người được BH bị
chết nhưng DNBH không phải trả tiền BH?
Câu 72: Nghĩa vụ bồi thường của người BH trong các HĐBH tài sản và BH trách
nhiệm dân sự? Trường hợp người BH bị mất khả năng thanh tốn thì bên mua BH
có được đòi bồi thường từ người nhận tái BH không?
5


Câu 73: Đặc trưng pháp lý của HĐBH?
Câu 74: Các trường hợp vô hiệu HĐBH và hậu quả pháp lý? Cho 01ví dụ minh họa?
Câu 75: Các trường hợp chấm dứt HĐBH và hậu quả pháp lý? Cho 01 ví dụ
minh họa?

Câu 76: Đặc trưng của BH tài sản? Có phải tất cả các tài sản trên thực tế đều có
thể trở thành đối tượng BH của nghiệp vụ BH tài sản hay không?
Câu 77: Nguyên tắc cơ bản chi phối việc bồi thường trong BH tài sản?
Câu 78: Nguyên tắc thế quyền và các điều kiện để DNBH có thể thực hiện thế quyền?
Câu 79: Trách nhiệm của bên được BH trong việc chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
cho bên BH?
Câu 80: Thế nào là BH trên giá trị trong BH tài sản? Quy định của Luật Kinh
doanh BH trong trường hợp BH trên giá trị như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
Câu 81: Thế nào là BH dưới giá trị trong BH tài sản? Quy định của Luật Kinh
doanh BH trong trường hợp BH dưới giá trị như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
Câu 82: Vận dụng nguyên tắc thế quyền trong các trường hợp:
- Tài sản được BH dưới giá trị?
- Tài sản được BH đúng giá trị?
Câu 83: BH trùng và cách xử lí trong trường hợp BH trùng trong BH tài sản?
Câu 84: Phạm vi BH và loại trừ BH trong BH thiệt hại vật chất xe cơ giới?
Câu 85: Đặc điểm của BH trách nhiệm dân sự?
Câu 86: Giới hạn trách nhiệm BH trong HĐBH trách nhiệm dân sự được Luật
Kinh doanh BH quy định như thế nào?
Câu 87: Trong HĐBH trách nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường của DNBH chỉ
phát sinh khi nào? Bên thứ ba có quyền đòi bồi thường từ người BH không?
Câu 88: Mục đích của quy định BH trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới?
Câu 89: BH trùng trong BH trách nhiệm dân sự và cách xác định số tiền bồi
thường của BH?
6


Câu 90: Đặc trưng của BH con người?
Câu 91: So sánh BH tài sản và BH con người?
Câu 92: Đặc trưng của BH nhân thọ?
Câu 93: So sánh BH nhân thọ và BH sức khỏe?

CHƯƠNG 3
Câu 94: Thế nào là sự lựa chọn đối nghịch trong BH kinh doanh?
Câu 95: Các yêu cầu đối với kỹ thuật thống kê trong BH?
Câu 96: Tác động của luật số lớn tới hoạt đợng định phí của BH kinh doanh
Câu 97: Có phải luật số lớn chỉ mang lại lợi ích cho người BH hay không?
Câu 98: Nguyên tắc sàng lọc được áp dụng như thế nào trong BH kinh doanh?
Câu 99: Mục đích của việc vận dụng nguyên tắc sàng lọc trong hoạt động khinh
doanh của DNBH?
Câu 100: Phân chia, phân tán rủi ro và việc áp dụng trong BH?
Câu 101: Đồng BH - khái niệmvà những đặc điểm cơ bản?
Câu 102: Tái BH - khái niệm và những đặc điểm cơ bản?
Câu 103: Sự khác biệt cơ bản giữa đồng BH và tái BH?
CHƯƠNG 4
Câu 104: Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BH?
Câu 105: Thị trường BH và các bộ phận cơ bản của thị trường BH?
Câu 106: Các loại doanh nghiệp BH theo Luật Kinh doanh BH Việt Nam? Hiện
nay ở nước ta cịn thiếu loại hình DNBH nào?
Câu 107: Tổ chức BH tương hỗ là gì? Điều kiện để trở thành thành viên của tổ
chức BH tương hỗ?
Câu 108: Các điều kiện để một tổ chức được cấp giấy phép hoạt động trên thị
trường BH Việt Nam?

7


Câu 109: DNBH có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
Trong trường hợp DNBH bị thu hồi giấy phép hoạt động, các HĐBH đang có hiệu
lực của họ được xử lý thế nào? DNBH bị thu hồi giấy phép hoạt đợng có phải bồi
thường khi xảy ra sự kiện BH đối với các HĐBH đã ký kết trước đó không?
Câu 110: Những thay đổi nào của DNBH phải được cơ quan quản lý nhà nước

chấp thuận?
Câu 111: HĐBH được chuyển giao trong trường hợp nào? Điều kiện chuyển giao
HĐBH?
Câu 112: Theo quy định của Luật Kinh doanh BH, DNBH được thực hiện
những hoạt động nào? Hoạt động cho vay của DNBH phải tuân thủ quy định của
luật nào?
Câu 113: Các chủ thể tham gia thị trường BH?
Câu 114: Khái niệm và nội dung hoạt động của đại lý BH? Trong trường hợp đại
lý BH vi phạm hợp đồng đại lý BH, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người được BH thì xử lý thế nào?
Câu 115: Khái niệm và nội dung hoạt động của môi giới BH? Pháp luật có quy
định gì để bảo vệ khách hàng trong trường hợp có thiệt hại do lỡi của mơi giới?
Câu 116: Vai trị của các doanh nghiệp tái BH trên thị trường BH?
Câu 117: Những đặc tính cơ bản của sản phẩm BH?
Câu 118: Các kênh phân phối sản phẩm chủ yếu trên thị trường BH?
CHƯƠNG 5
Câu 119: Quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh BH - Mục đích và cơ sở
pháp lý?
Câu 120: Đặc điểm của quản lý Nhà nước về BH theo hệ thống “công bố”?
Câu 121: Đặc điểm của quản lý Nhà nước về BH theo hệ thống “định mức”?
Câu 122: Nội dung thẩm định hồ sơ xin cấp phép hoạt động KDBH?
Câu 123: Nội dung quản lý, giám sát nhà nước đối với DNBH?
8


Câu 124: Nội dung kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước đới với khả năng thanh
tốn của DNBH?
Câu 125: Kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đới với việc trích lập dự phịng
nghiệp vụ của DNBH - Sự cần thiết và nội dung?
Câu 126: Đầu tư vốn của DNBH - Tầm quan trọng, yêu cầu và nguyên tắc?

Câu 127: Kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư vốn của
DNBH - Sự cần thiết và quy định pháp lý liên quan?
Câu 128: Đại lý BH và nội dung hoạt động của đại lý BH theo pháp luật kinh doanh
BH Việt Nam?
Câu 129: Điều kiện hoạt động đại lý BH?
Câu 130: Nội dung hợp đồng đại lý BH và quy định trách nhiệm trong trường hợp
đại lý BH vi phạm hợp đồng đại lý gây thiệt hại cho người được BH?
Câu 131: Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh BH?
Câu 132: Tại sao phải quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh BH?
Câu 133: Đặc điểm của quản lý Nhà nước về BH theo hệ thống quản lý toàn diện?
Câu 134: Mục tiêu của các nguyên tắc BH được Hiệp hội quốc tế của các cơ quan
quản lý, giám sát BH IAIS ban hành?

9


PHẦN II
BÀI TẬP
Bài tập 1:
Có số liệu sau:
- Giá trị BH: 800.000.000đ
- Số tiền BH: 640.000.000đ
- Giá trị thiệt hại: 140.000.000đ
- Mức khấu trừ: 5.000.000đ/vụ
Yêu cầu:
1. Xác định số tiền bồi thường của người BH cho các trường hợp sau:
- Trường hợp a: Áp dụng điều khoản miễn thường
- Trường hợp b: Áp dụng điều khoản bồi thường theo tổn thất thứ nhất
2. Giá trị thiệt hại là bao nhiêu để số tiền bồi thường của BH ở 2 trường hợp trên
bằng nhau?

Bài tập 2:
Có số liệu về một HĐBH như sau:
- Giá trị BH: 500.000.000 đ
- Số tiền BH: 420.000.000 đ
(Số tiền BH được khôi phục sau mỗi lần bồi thường của BH).
- Mức khấu trừ cho tổn thất/ 1 sự cố:
10% giá trị tổn thất, không thấp hơn 2.000.000đ
(Mức khấu trừ được tính sau khi đã áp dụng điều khoản bồi thường theo tỷ lệ).
Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã phát sinh các sự cố được BH với giá trị
thiệt hại như sau:

10


Ngày tháng xảy

Trị giá

Giá trị thực tế của đối tượng BH

ra sự cố BH

thiệt hại (đồng)

trước thời điểm xảy ra sự cố (đồng)

1/2

100.000.000


500.000.000

15/6

10.000.000

480.000.000

20/9

50.000.000

480.000.000

Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của BH trong từng sự cố?
Bài tập 3:
Có số liệu sau:
- Giá trị BH: 800.000.000đ
- Số tiền BH: 720.000.000đ
- Giá trị thiệt hại: 60.000.000đ
- Mức khấu trừ: 10.000.000đ/vụ
Yêu cầu:
1. Xác định số tiền bồi thường của người BH cho các trường hợp sau:
- Trường hợp a: Áp dụng điều khoản bồi thường theo tỷ lệ
- Trường hợp b: Áp dụng điều khoản bồi thường theo tổn thất thứ nhất
2. Giá trị thiệt hại là bao nhiêu để số tiền bồi thường của BH ở 2 trường hợp trên
bằng nhau?
Bài tập 4:
Có số liệu về một HĐBH như sau:
- Giá trị BH: 600.000.000 đ

- Sớ tiền BH: 540.000.000 đ
- Phí BH đã nợp mợt lần tồn bợ theo tỷ lệ phí 5‰
Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã xảy ra sự cố được BH với trị giá thiệt hại
của tổn thất là 60.000.000 đ. Khi giám định tổn thất đã phát hiện có sự khai báo rủi
11


ro sai sót không cố ý của người tham gia BH. Nếu khai báo chính xác tỷ lệ phí BH
phải là 6‰.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của BH?
Bài tập 5:
Có số liệu về một HĐBH trách nhiệm dân sự như sau:
- Giới hạn trách nhiệm:
+ Đối với thiệt hại về tài sản: 1.000.000 USD/vụ; mức khấu trừ: 500 USD/vụ.
+ Đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: 2.000 USD/người/vụ; tổng mức trách
nhiệm: 8000 USD/vụ.
Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã xảy ra 1 sự cố được BH với các số liệu sau:
Nạn nhân

Thiệt hại tài sản

Thiệt hại về người thuộc

(người thứ ba)

thuộc trách nhiệm

trách nhiệm

A


70.000 USD

2.500 USD

B

30.000 USD

2.000 USD

C

-

1.000 USD

D

-

3.000 USD

E

10.000 USD

Yêu cầu: Xác định tổng số tiền bồi thường của BH?
Bài tập 6:
Có số liệu về một HĐBH trách nhiệm dân sự như sau:

- Giới hạn trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản:
+ 100.000 USD/1vụ
+ Tổng hạn mức bồi thường: 300.000 USD
+ Mức khấu trừ 1.000 USD/ mỗi vụ.
- Giới hạn trách nhiệm đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: 2.000 USD/ mỗi
người; 8.000 USD/1vụ.
Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã xảy ra các sự cố BH như sau:
12


Thiệt hại tài sản

Thiệt hại về tính mạng

thuộc trách nhiệm

sức khỏe thuộc trách

bồi thường (USD)

nhiệm bồi thường (USD)

A

50.000

-

B


120.000

500

C

500

D

70.000

2.500

E

30.000

2.000

F

-

1.000

G

-


3.000

H

-

10.000

I

200.000

2.500

Sự

Nạn nhân

cố

(người thứ ba)

1
2

3

4

-


Yêu cầu:
- Xác định số tiền bồi thường của BH đối với thiệt hại về tài sản trong mỗi sự cố?
- Xác định số tiền bồi thường của BH đối với thiệt hại về người trong mỗi sự cố?
- Xác định tổng số tiền bồi thường của BH?
Bài tập 7:
Có số liệu sau:
- Giá trị BH: 800.000.000 đồng
- Số tiền BH: 600.000.000 đồng
- Giá trị thiệt hại: 40.000.000 đồng
- Mức khấu trừ: 5.000.000đ/vụ
Yêu cầu:
1. Xác định số tiền bồi thường của người BH cho các trường hợp sau:
- Trường hợp a: Áp dụng điều khoản miễn thường
- Trường hợp b: Áp dụng điều khoản bồi thường theo tỷ lệ
13


2. Giá trị thiệt hại là bao nhiêu để số tiền bồi thường của BH ở 2 trường hợp trên
bằng nhau?
Bài tập 8:
Một HĐBH (thể loại BH tài sản) có:
- Giá trị BH của tài sản: 60 tỷ VND
- Số tiền BH của HĐBH: 40 tỷ VND
- Mức khấu trừ: 10 triệu VND
Xảy ra một sự cố thuộc phạm vi BH của hợp đồng với giá trị thiệt hại của đối tượng BH là 1,5 tỷ VND.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của BH?
Bài tập 9:
Có số liệu về một HĐBH như sau:
- Giá trị BH: 800.000.000 đvtt

- Sớ tiền BH: 600.000.000 đvtt
- Phí BH đã nợp mợt lần tồn bợ theo tỉ lệ phí 2%.
Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã xảy ra sự cố được BH với trị giá thiệt hại
của tổn thất là 60.000.000 đvtt. Khi giám định tổn thất đã phát hiện có sự khai báo
rủi ro sai sót không cố ý của người tham gia BH. Nếu khai báo chính xác tỷ lệ phí
BH phải là 2,5%.
u cầu: Xác định sớ tiền bồi thường của BH?
Bài tập 10:
Một HĐBH tài sản, giá trị BH của tài sản là 1.500 triệu đồng xảy ra các trường
hợp sau đây:
a. Chủ tài sản tham gia BH với số tiền BH bằng 900 triệu đồng.
b. Chủ tài sản tham gia BH với số tiền BH bằng 1.500 triệu đồng.

14


c. Do xác định giá trị tài sản khơng chính xác, chủ tài sản tham gia BH với số
tiền BH bằng 1.800 triệu đồng.
d. Trong thời hạn BH, tài sản bị tởn thất tồn bợ.
u cầu: Xác định sớ tiền bồi thường trong ba trường hợp trên.
Bài tập 11:
HĐBH tài sản (BH phi hàng hải) có sớ tiền BH là 900 triệu đồng, giá trị BH là
1.000 triệu đồng. Trong thời hạn BH xảy ra tởn thất tồn bợ tḥc phạm vi BH.
Yêu cầu:
- Xác định số tiền bồi thường của DNBH?
- Thiệt hại cuối cùng của người BH là bao nhiêu nếu giá trị thanh lý của tài sản sau
tổn thất là 50 triệu đồng.
Bài tập 12:
HĐBH tài sản, thỏa thuận số tiền BH là 480 triệu đồng. Giá trị của tài sản tại thời
điểm tham gia BH là 600 triệu đồng. Trong thời hạn BH xảy ra sự cớ BH, chi phí

sửa chữa tài sản là 92 triệu đồng.
Yêu cầu:
Xác định số tiền bồi thường của DNBH trong trường hợp áp dụng từng quy tắc sau:
- Áp dụng qui tắc tỷ lệ
- Áp dụng qui tắc bồi thường theo tổn thất thất thứ nhất
Bài tập 13:
HĐBH tài sản, số tiền BH là 800 trđ, giá trị BH là 1.000 triệu đồng. Trong thời hạn
hiệu lực của HĐBH, xảy ra một sự cố gây thiệt hại cho đối tượng BH. Chi phí sửa
chữa thay thế hợp lý là 120 triệu đồng. Xác định được mợt người thứ 3 có một
15


phần trách nhiệm trong sự cố trên. Số tiền đòi được của người thứ 3 từ phán quyết
của tòa án là 60 triệu đồng, chi phí đòi người thứ 3 là 10 triệu đồng.
Yêu cầu:
- Xác định số tiền bồi thường của DNBH cho người được BH trong sự cố trên?
- DNBH được nhận bao nhiêu tiền từ kết quả đòi người thứ ba ở trên?
Bài tập 14:
HĐBH vật chất xe cơ giới, thỏa thuận số tiền BH bằng giá trị BH. Trong thời hạn
BH, xảy ra sự cố đâm va, tḥc phạm vi BH. Chi phí sửa chữa xe được xác định là
120 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định số tiền bồi thường của hợp đồng BH?
b. Nếu hợp đồng BH thỏa thuận mức khấu trừ là 1 triệu đồng/sự cố. Số tiền bồi
thường của hợp đồng BH sẽ thay đổi như thế nào?
Bài tập 15:
HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới, chủ xe tham gia BH cho cụm tởng thành thân
vỏ. Giá trị tồn bợ xe là 1.200 triệu đồng; giá trị cụm tổng thành thân vỏ là 680
triệu đồng. Số tiền BH ghi trong hợp đồng là 680 triệu đồng. Sự cố tai nạn thuộc
phạm vi BH gây thiệt hại:

- Chi phí sửa chữa, thay thế hợp lý các bộ phận thân vỏ bị hư hỏng: 24 triệu đồng
- Chi phí sửa chữa hợp lý bợ phận đợng cơ: 18 triệu đồng
- Chi phí cẩu, kéo xe về nơi sửa chữa: 3,6 triệu đồng
- Phí giám định: 2,4 triệu đồng
Yêu cầu:
- Xác định số tiền bồi thường của DNBH?
- Nếu số tiền BH ghi trong HĐBH là 612 triệu đồng thì sớ tiền bồi thường của
DNBH là bao nhiêu?
16


Bài tập 16:
Chủ xe ô tô tham gia BH thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Nghệ An, số tiền
BH = 800 triệu đồng; giá trị xe = 1.000 triệu đồng. Trong thời hạn BH có hiệu lực,
khi đi công tác, 1 sự cố tai nạn xảy ra tại Viêng Chăn (Cợng hịa DCND Lào) gây
thiệt hại cho người được BH:
- Chi phí sửa chữa, thay thế hợp lý các bộ phận xe bị hư hỏng: 120 triệu đồng
- Chi phí cẩu, kéo xe về Việt Nam sửa chữa: 36 triệu đồng
- Phí giám định: 3,6 triệu đồng
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của DNBH?
Bài tập 17:
Ngày 18/12/2016, trong một vụ tai nạn, xe khách do phóng nhanh, vượt ẩu đã đâm
vào 2 người đi xe máy và bị lật xuống ruộng. Hậu quả:
- Hai người đi trên xe máy bị chết tại chỗ;
- Lái xe khách và 5 hành khách trên xe tử vong tại bệnh viện;
- Mợt hành khách bị mù hồn tồn 2 mắt;
- Thiệt hại về cẩu kéo, sửa chữa thay thế xe khách: 480 triệu đồng;
- Chi phí sửa chữa thay thế xe máy 18 triệu đồng;
Theo quyết định của tòa án, chủ xe khách phải bồi thường như sau:
- Bồi thường thiệt hại về người cho gia đình 2 người đi xe máy lần lượt là 80 triệu

đồng và 120 triệu đồng;
- Bồi thường thiệt hại về xe máy: 18 triệu đồng;
- Bồi thường cho gia đình 5 hành khách bị chết mỗi gia đình 150 triệu đồng;
- Bồi thường cho hành khách bị mù 2 mắt 280 triệu đồng;
- Bồi thường thiệt hại vể tài sản, hành lý của hành khách 260 triệu đồng
Yêu cầu:

17


1. Xác định số tiền bồi thường của DNBH biết rằng chủ xe khách đã tham gia BH
trách nhiệm dân sự theo chế độ BH trách nhiệm dân sự bắt ḅc của chủ xe cơ
giới, HĐBH có hiệu lực 1 năm, giấy chứng nhận BH bắt buộc cấp ngày 28/4/2016.
2. Sau khi DNBH bồi thường theo đúng quy định của HĐBH trách nhiệm dân sự,
thiệt hại mà chủ xe khách cịn phải chịu là bao nhiêu?
Bài tập 18:
Có vụ tai nạn xảy ra giữa một xe ô tô 5 chỗ và một xe máy vào ngày 01/9/2016.
Theo xác minh của cơ quan chức năng, lỗi của xe ô tô 70%, xe máy 30%. Hậu quả:
- Thiệt hại về xe của xe ô tô: 68 trđ; xe máy: 16 trđ
- Người đi xe máy bị chết.
Theo biên bản thỏa thuận hòa giải giữa chủ xe ô tô và gia đình người đi xe máy,
hai bên thống nhất chủ xe ô tô phải bồi thường cho gia đình người đi xe máy thiệt
hại về người 150 trđ; thiệt hại về xe 16 trđ. Chủ xe ơ tơ đã bồi thường tồn bợ sớ
tiền theo biên bản thỏa thuận hịa giải và đã được gia đình người đi xe máy ký giấy
bãi nại. Chủ xe ô tô đã tham gia BH trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo
mức trách nhiệm tối thiểu. Giấy chứng nhận BH do PTI Hà Nội cấp có giá trị từ
01/4/2016 đến 01/4/2017.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của PTI Hà Nội trong vụ tai nạn trên.
Bài tập 19:
Xe TOYOTA có giá trị là 800 triệu đồng, đồng thời được BH bằng hai HĐBH vật

chất xe cơ giới, với thỏa thuận về số tiền BH như sau:
- HĐBH tại DNBH X, số tiền BH là 560 triệu đồng (BH đúng giá trị).
- HĐBH tại DNBH Y, số tiền BH là 440 triệu đồng.
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra gây thiệt hại cho xe TOYOTA, chi phí sữa xe là
135 triệu đồng. Vụ tai nạn này đều làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của cả
DNBH X và DNBH Y.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của DNBH X và DNBH Y?
18


Bài tập 20:
Cũng với số liệu giả định của bài tập 19, nếu việc chia sẻ trách nhiệm bồi thường
giữa các hợp đồng BH dựa trên trách nhiệm bồi thường độc lập. Hãy xác định tổng
trách nhiệm bồi thường độc lập của 2 DNBH?
Bài tập 21:
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra khiến cho một xe tải bị hư hỏng, thuộc phạm vi
BH của một HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới mà chủ xe tải đã tham gia BH.
Chi phí sữa chữa xe được xác định là 74 triệu đồng. Kết quả giám định cho thấy,
thiệt hại của xe tải có liên quan đến trách nhiệm của xe KIA với mức độ lỗi là
60%.
Yêu cầu:
Xác định số tiền mà DNBH có thể đòi chủ xe KIA khi đã thực hiện bồi thường
cho chủ xe tải với giả định xe tải tham gia BH đúng giá trị của xe.
Bài tập 22:
Một sự cố BH xảy ra gây tổn thất cho đối tượng của một HĐBH, thể loại BH tài sản;
BH dưới giá trị; hợp đồng có áp dụng mức khấu trừ; cụ thể:
- Giá trị BH của tài sản: 1.000 triệu VND
- Số tiền BH của HĐBH: 800 triệu VND
- Mức khấu trừ: 1 triệu VND
- Trị giá thiệt hại của tài sản: 100 triệu VND

Xác định được một người thứ ba phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất nói trên (tỷ
lệ lỗi của người thứ ba là: 70%). Xác định trách nhiệm bồi thường của BH, của
người thứ ba và số tiền bồi thường nhận được của chủ sở hữu tài sản?
Bài tập 23:
Có số liệu về một HĐBH tài sản như sau:
- Giá trị BH: 500.000.000 đ
19


- Số tiền BH: 450.000.000 đ
- Mức khấu trừ: 5% giá trị tổn thất, không thấp hơn 2.000.000 đ/sự cố
Trong thời hạn BH xảy ra 1 sự cố (thuộc phạm vi BH), làm tài sản bị thiệt hại
150.000.000 đ. Một người thứ ba phải chịu một phần trách nhiệm đối với thiệt hại
trên, tỷ lệ lỗi của người thứ ba là 70%.
Yêu cầu:
- Xác định tổng số tiền chủ tài sản nhận được từ các bên liên quan?
- Xác định thiệt hại cuối cùng của nhà BH trong sự cố trên?
Bài tập 24:
Lô hàng nhập khẩu của Công ty X mua theo giá CFR: 2.653.350 USD. Theo yêu cầu
của chủ hàng, lô hàng trên đã được BH tại Tổng Công ty bảo hiểm P theo điều kiện
BH A (ICC1982). Số tiền BH ghi trong giấy chứng nhận BH mà Tổng Công ty bảo
hiểm P đã cấp là giá CIF của lô hàng.
Yêu cầu: Xác định phí BH mà chủ hàng phải đóng cho Tổng Công ty bảo hiểm P nếu
tỷ lệ phí (cơ bản) áp dụng cho lô hàng này: 0,25%.
Bài tập 25:
Tổng Công ty vật tư nông nghiệp nhập 10.000 tấn UREA đóng bao (50 kg/bao) theo
giá CFR là 2 560 000 USD. Theo yêu cầu của chủ hàng, lô hàng trên đã được BH tại
Bảo Việt Hà Nội theo điều kiện BH A. Số tiền BH ghi trong giấy chứng nhận BH mà
Bảo Việt Hà Nội đã cấp bao gồm cả 10% lãi ước tính.
Yêu cầu:

Tính số tiền bồi thường của Bảo Việt Hà Nội cho chủ hàng, nếu quá trình bốc dỡ ở
cảng Hải phòng có 3.500 bao bị rách vỡ do bốc dỡ nặng tay; trong đó trọng lượng hàng
tốt thu hồi và đóng gói lại được 1.200 bao; trọng lượng hàng quét hót được lẫn tạp chất
giảm giá trị 20% là 20 tấn. Chi phí thu hồi và đóng gói lại là 1.600.000 VND; chi phí
giám định 2.500.000 VND. Biết rằng, tỷ lệ phí áp dụng cho lô hàng này là 0,25%.

20



×