TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM
BÀI TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
GVHD: PGS.TS Đào Thị Việt Anh
Họ và tên: Võ Lê Anh Thư
Ngày sinh: 01/12/1998
Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Đơn vị cơng tác: Trung tâm Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí
Minh
I.
Đặt vấn đề
Chất lượng giáo dục đại học trở thành nhân tố sống cịn và then chốt khơng chỉ
đối với tương lai và vận mệnh của các quốc gia, mà còn đối với cả cơ hội và triển
vọng của từng người lao động cụ thể. Xác định được tầm quan trọng chiến lược của
các cơ sở giáo dục đại học đối với hệ thống giáo dục quốc dân và chất lượng đội
ngũ nguồn nhân lực trình độ cao cũng như tiềm năng và triển vọng phát triển của
đất nước, trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng nâng cao chất
lượng và đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống các cơ sở giáo dục đại học nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển một đội ngũ nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước
đồng thời từng bước hội nhập thành công với nền giáo dục đại học khu vực và thế
giới. Điều đó có nghĩa là nâng cao chất lượng giáo dục đại học và tiếp tục đẩy mạnh
hội nhập quốc tế là con đường duy nhất đúng đối với các cỗ máy sản xuất nguồn
nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong thời gian tới. Vấn đề này đã nhận được
sự quan tâm nghiên cứu của cả các cơ quan chức năng lẫn nhà khoa học trong và
ngoài nước tương đối nhiều, nhưng vẫn cịn khơng ít vấn đề chưa thể nhận được
tiếng nói đồng thuận của tất cả giới chuyên gia và nhà giáo thực hành trực tiếp.
Chính vì thế, trên cơ sở kết quả phân tích các số liệu thống kê của các cơ quan chức
năng, kết quả nghiên cứu đã công bố của các nhà khoa học, và thông tin cập nhật
của báo chí, bài viết giới thiệu thêm một góc nhìn đối với bản chất của vấn đề chất
lượng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay với hi vọng góp phần cải thiện hiệu quả
hoạt động của hệ thống giáo dục đại học quan trọng này của đất nước trong thời
gian tới.
II.
Giái quyết vấn đề
1. Chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, chất lượng giáo dục đại học được thể hiện qua các sản phẩm đầu ra
của các cơ sở giáo dục đại học. Các sản phẩm đầu ra của hệ thống giáo dục đại học
có thể bao gồm nhiều dạng thức và phương thức thể hiện khác nhau, nhưng một
trong những chức năng, nhiệm vụ, và thành quả đáng tự hào nhất của các cơ sở giáo
dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học nói riêng chính là cung cấp cho thị
trường lao động một đội ngũ nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng ngày càng cao của thị trường lao động mà còn phù hợp với nhu cầu phát triển
thực tiễn của cộng đồng. Xét trên phương diện này, giáo dục đại học Việt Nam thời
gian qua đã có những bước tiến đáng kể. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của hệ thống giáo
dục đại học của Việt Nam năm 2019 là 489.637 sinh viên. Con số này tăng nhẹ với
khoảng 7,5% nhiều hơn so với năm 2018, nhưng tương đối ổn định với mức tăng rất
thấp trong khoảng 3 năm vừa qua. Đây được xem là một trong những biện pháp
cương quyết của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của các
cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.Kết quả là có đến 91,4% sinh viên tốt nghiệp
đại học của Việt Nam kiếm được việc làm trong vòng 1 năm. Mặc dù vậy, năm
2018 năng suất lao động bình quân của người Việt Nam mới chỉ bằng 1/30 lần của
Singapore, 29% của Thái Lan, 13% của Malaysia, và 44% của Philippines.
Thứ hai, chất lượng giáo dục đại học được thể hiện qua các chỉ số năng lực
khoa học công nghệ và quá trình hội nhập với các nền giáo dục đại học tiên tiến và
hiện đại của khu vực và thế giới. Trong năm 2017, 142/271 trường đại học của Việt
Nam đã xây dựng được 945 nhóm nghiên cứu. Trung bình mỗi trường có 7 nhóm
nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng công bố quốc tế của các cơ sở giáo
dục đại học Việt Nam vẫn còn tương đối khiêm tốn so với các nền giáo dục tiên tiến
của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đây không chỉ là một trong những
tiêu chuẩn quan trọng nhất thể hiện được năng lực khoa học công nghệ, mà còn cả
mức độ hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Mặc dù vậy, vẫn
còn một khoảng cách đáng kể giữa giáo dục đại học Việt Nam với các nền giáo dục
đại học hiện đại thế giới trên lĩnh vực này.
Thứ ba, chất lượng giáo dục đại học được thể hiện qua bảng xếp hạng và đánh
giá của các bên liên quan. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2019, đã có 121 cơ sở giáo
dục đại học và 3 trường cao đẳng sư phạm (51%) của Việt Nam đạt tiêu chuẩn kiểm
định chất lượng giáo dục đại học theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
đại học của Việt Nam. Cùng lúc đó, nhiều cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
cũng đã cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo và đã được các tổ chức kiểm định
quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Times Higher Education ngày
11 tháng 9 năm 2019, Việt Nam đã có hai trường đại học quốc gia lọt vao danh sách
1.000 trường đại học hàng đầu thế giới. Đây là một thành công đáng kể của hệ
thống giáo dục đại học Việt Nam, nhưng xét về phương diện tổng thể, mục tiêu
phấn đấu đến năm 2020 có một số trường đại học của Việt Nam được xếp hạng
trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới không những cịn xa mới đạt được,
mà cịn vơ cùng thiếu thực tế.
Thứ tư, chất lượng giáo dục đại học được thể hiện qua nguồn thu của các cơ sở
giáo dục đại học dựa trên các sản phẩm khoa học công nghệ và dịch vụ giáo dục có
liên quan. Quy mơ thu chi và chất lượng các nguồn thu không chỉ phản ánh hiệu quả
đào tạo và khả năng cung ứng các dịch vụ khoa học công nghệ cũng như dịch vụ
giáo dục của các trường đại học, mà còn là một trong những nền tảng quan trọng
nhất cho tương lai phát triển và thước đo giá trị hoạt động thực tiễn của hệ thống
giáo dục đại học. Ví dụ, tổng thu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong năm
học 2018-2019 là hơn 523.795 tỷ đồng. Trong đó, thu từ ngân sách nhà nước là
252.939 tỷ đồng, thu từ nghiên cứu khoa học chỉ có hơn 19.920 tỷ đồng. Trong năm
học 2018-2019, tổng nguồn thu của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh là 859 tỷ đồng. Trong đó, thu từ ngân sách nhà nước chỉ là 6 tỷ đồng, nhưng
thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chỉ là 8 tỷ
đồng. Các dịch vụ khoa học và cơng nghệ vì thế đóng một vai trị khơng đáng kể
trong tổng nguồn thu của các trường đại học hàng đầu của Việt Nam.
Thứ năm, chất lượng giáo dục đại học được thể hiện qua việc đáp ứng nhu cầu
phát triển thực tiễn của đất nước. Xét trên phương diện này, hệ thống giáo dục đại
học của Việt Nam chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế của đất nước. Hàng năm
Việt Nam có khoảng 0,8 triệu học sinh đủ điều kiện học và có nhu cầu chuẩn bị học
tiếp lên bậc đại học, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hệ thống giáo
dục đại học của Việt Nam vẫn còn chưa thực sự tương xứng với mong đợi. Xét rộng
ra hơn nữa, tỷ lệ người dân trong độ tuổi đi học đại học (từ 18-29 tuổi) của Việt
Nam tham gia học đại học chỉ là 28,3%, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan và Malaysia
lần lượt là 43% hay 48%, cịn tại các nước tư bản cơng nghiệp phát triển tỷ lệ này
còn cao hơn nữa. Điều đặc biệt quan trọng là để đảm bảo chất lượng đào tạo của hệ
thống giáo dục đại học, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang cố gắng khống
chế tỷ lệ tuyển sinh và tổng chỉ tiêu tuyển sinh của hệ thống giáo dục đại học ở con
số ổn định trong nhiều năm qua. Con số này vừa không tương xứng với năng lực
đào tạo của hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay, vừa chưa thể đáp ứng
được nhu cầu phát triển đất nước theo định hướng kinh tế tri thức và công nghiệp
dịch vụ trong thời gian tới.
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều cố gắng và trong thực tế cũng bước đầu khẳng
định được chất lượng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, nhưng chất lượng
giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay vẫn là một bức tranh nhiều gam màu lẫn
lộn. Thành tựu đầu tiên là cùng với hệ thống y tế, giáo dục đại học có lẽ là một
trong những lĩnh vực chủ động hội nhập quốc tế ở mức tối đa và với biên độ rộng
lớn nhất có thể trong hệ thống các đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước. Mặc
dù vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển của đất nước của hệ thống giáo
dục đại học của Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Mặc dù hàng năm có đến
hàng trăm nghìn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn muốn vào học đại học,
nhưng năng lực đào tạo của hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam chỉ đáp ứng
được một bộ phận nhỏ. Tỉ lệ lao động có trình độ chun mơn nghề nghiệp đã qua
đào tạo có tay nghề và bằng cấp chứng chỉ của Việt Nam mới chỉ đạt 23,1% trong
tổng số lao động tồn quốc. Cùng lúc đó, chất lượng các sản phẩm đầu ra cũng đang
là một vấn đề đang được xã hội hết sức quan tâm.
2.
Những kỳ vọng về chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam
trong bối cảnh của Hội nhập quốc tế, của sự phát triển nhanh chóng của
KH&CN
2.1.
Tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về kiểm định và xếp hạng đại học
Đến nay, hầu hết tất cả các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều đã có đơn
vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng; 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục
đã được thành lập và được cấp phép hoạt động.
Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước đã có 149 cơ sở giáo dục đại học và 9
trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, chiếm khoảng 55% tổng số các trường
đại học, học viện trong cả nước.
Có 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế
(HCERES, AUN-QA). Có 145 chương trình đào tạo của 43 trường đại học được
đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước; 195 chương trình đào tạo của 32
trường được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài, nhà trường thấy được điểm mạnh, điểm yếu
và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực, hiệu quả hơn. Các cơ sở giáo dục
đã thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực
quản lý nhà trường, quản lý dạy, học. Kiểm định chất lượng giáo dục tạo động lực
cho công tác đánh giá nói chung, góp phần quan trong thúc đẩy nâng cao chất lượng
giáo dục và hội nhập với thế giới.
Bên cạnh hoạt động kiểm định, xếp hạng đại học là hoạt động được các trường
đại học Việt Nam đặc biệt coi trọng trong những năm qua. Nếu kiểm định phản ánh
chất lượng thì xếp hạng đại học nói lên đẳng cấp.
Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, 2 ĐHQG có
tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng
QS. Đến nay, nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; 11 trường đại học nằm
trong bảng xếp hạng Châu Á của QS; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng
trong top 500 thế giới…
Đó là những thành tựu lớn lao, kết quả của sự bứt phá vươn lên trong những
năm gần đây của giáo dục đại học Việt Nam.
2.2.
Chuyển biến đột phá về chất lượng đội ngũ giảng viên đại học
Kết quả nổi bật thứ 2, là giáo dục đại học tạo được sự đột phá, chuyển biến về
chất lượng đội ngũ. Công bố quốc tế, chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng
người học ở bậc đại học, sau đại học có bước nhảy vọt so với giai đoạn trước
Đến cuối 2020, công bố quốc tế của Việt Nam đã đứng thứ 49 của thế giới và
thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Đáng chú ý là 70% công bố quốc tế của Việt
Nam là từ các trường đại học.
Chất lượng đội ngũ tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế. Nếu như
trước đây, GS, PGS, TS khơng u cầu bắt buộc có cơng bố quốc tế; thì nay, với
quy chế mới về tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS, PGS và cả các nghiên
cứu sinh khi bảo vệ luận án đều phải có công bố quốc tế.
2.3.
Cơ cấu ngành nghề thay đổi mạnh mẽ
Các chương trình đào tạo được thiết kế và xây dựng theo định hướng đảm bảo
chất lượng và yêu cầu, đáp ứng chuẩn đầu ra.
Chuẩn CDIO đã được triển khai khi xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo
ở một số trường.
Bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, các trường đại học đã tích cực triển
khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao để đào tạo, bồi
dưỡng nhân tài.
Đội ngũ giảng viên tham gia các chương trình này là những giảng viên ưu tú
của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển quốc tế hóa chương
trình đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực tồn cầu.
Bên cạnh đó, với chương trình 322, 911, chúng ta đã cử đi đào tạo được hàng
nghìn trí thức trẻ, ưu tú đi học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 phát triển nhanh chưa từng có kéo theo yêu
cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đang tạo ra những cơ hội
cũng như thách thức với giáo dục đại học.
Giáo dục đại học Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nhanh và
phù hợp. Các ngành tự động hóa, CNTT, khoa học máy tính, cơng nghệ phần mềm,
an tồn thơng tin, trí tuệ nhân tạo, quản lý hệ thống thông tin, công nghệ nano, vật
liệu và kết cấu tiên tiến,...được giảng dạy và đào tạo ở nhiều trường đại học khác
trong cả nước.
Như vậy, cho thấy giáo dục đại học của Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ
và đang đi nhanh và đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của thời đại.
2.4.
Năm năm tới, giai đoạn quan trọng giáo dục đại học
5 năm tới là giai đoạn bản lề, có ý nghĩa quyết định và kỳ vọng trả lời cho câu
hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao của nước ta liệu có đủ sức để vươn
lên, nắm bắt được cơ hội đưa Việt Nam trở thành con rồng, con hổ trong khu vực và
thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay không? Câu trả lời
khẳng định phụ thuộc rất lớn vào thành cơng của giáo dục đại học
Chính vì vậy, giáo dục đại học cần được quan tâm đặc biệt. Hội nhập quốc tế
về kiểm định và xếp hạng đại học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các
trường đại học và nâng cao chất lượng đào tạo sản phẩm đầu ra của nhà trường -3
nội dung cốt lõi như tôi đã nêu ở trên là những giá trị bất biến và đương nhiên là
chúng ta phải tiếp tục giữ vững và phát triển trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chúng ta cịn cần phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tự chủ đại
học, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đại học.
Tự chủ đại học là điểm mới, điểm sáng và thành công nhất của Luật giáo dục
đại học sửa đổi vừa rồi. Và 5 năm tới là giai đoạn phải triển khai thực hiện sâu rộng
tự chủ đại học trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Mặc dù đã được nêu trong Luật và có Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện,
nhưng đến nay, tự chủ đại học, nhất là mơ hình tự chủ của các đại học 2 cấp như hai
Đại học Quốc gia và các đại học vùng vẫn cịn nhiều lúng túng, và vì vậy chưa thực
sự tạo nên sự cộng hưởng của các nguồn lực để tạo nên những bước phát triển đột
phá trong giáo dục đại học của nước nhà.
Mức thu học phí của các trường đại học cơng lập cũng chưa có những chuyển
biến tích cực và đồng bộ theo định mức kinh tế -kỹ thuật, đủ để đảm bảo chất lượng
theo chuẩn đầu ra với từng ngành nghề mà Luật giáo dục đại học sửa đổi cho phép,
điều này dẫn đến nguồn lực bị hạn chế và chảy máu chất xám ở các trường đại học
cơng lập.
Có tự chủ, các trường đại học mới có nguồn lực và cơ chế để thu hút và trọng
dụng nhân tài. Mà nhân tài mới là yếu tố cạnh tranh, làm nên những thành công đột
phá của mỗi quốc gia, tổ chức.
2.5.
Bối cảnh thế giới
Khoa học và cơng nghệ chính là "chiếc đũa thần" để đưa dân tộc ta có thể
vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu.
Nếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ ba, các trường
đại học hàng đầu thường là các đại học nghiên cứu, với 3 chức năng chủ yếu là đào
tạo, nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ, thì ngày nay, trong bối cảnh CMCN 4.0,
các đại học phát triển theo mơ hình mới với 3 cấu thành và tiêu chí quan trọng nhất
là đổi mới sáng tạo, số hóa và ảnh hưởng của các nghiên cứu (Inovation+ Digital+
Research).
III.
Kết luận
Vì vậy, trong thời gian tới, các trường đại học một mặt phải đẩy mạnh nghiên
cứu và xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để làm nịng cột phát triển các ngành,
lĩnh vực mũi nhọn của Việt Nam, gia tăng công bố, hội nhập với quốc tế và thúc
đẩy thứ hạng của các trường đại học.
Để đổi mới sáng tạo, các trường đại học phải đẩy mạnh giáo dục STEM, gắn
kết đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn và các doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo phải
gắn với khởi nghiệp.
Đẩy mạnh chuyển đổi số và tích hợp, khai phá dữ liệu để đổi mới quản trị đại
học, tiến tới xu thế xây dựng các đại học số với quản trị thông minh, gắn với khả
năng dự báo và tự ra quyết định, đồng thời "uber hóa" trong giáo dục đại học là
những bước đi tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong tương lai.
Và cuối cùng, công ăn việc làm, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên phải là một
tiêu chí quan trọng, là trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình của các trường
đại học trong giai đoạn tới.
Xa hơn, song song với giáo dục đại học, để phát triển bền vững và quốc gia
hưng thịnh, bên cạnh khoa học và công nghệ, chúng ta cần đặc biệt chú trọng phát
triển nguồn lực con người, cần xây dựng một kịch bản cho sự phát triển của xã hội
và con người Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 .