TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Đề bài: Anh (chị) hãy thiết kế một chương trình tập huấn/bồi dưỡng
về một vấn đề, 1 kế hoạch bài dạy với thời lượng 15 tiết trên lớp + 30 tiết
chuẩn bị cho 1 nhóm đối tượng và 1 bài kiểm tra kết thúc lớp tập huấn bồi
dưỡng.
1
BÀI LÀM
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
KĨ NĂNG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ BẰNG PHẦN MỀM
MAPINFO
1. Phân tích nhu cầu
1.1. Xu thế phát triển của ngành
Những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã và đang đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
một số hạn chế đòi hỏi toàn ngành giáo dục phải không ngừng nỗ lực để giải
quyết.
Trước bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi nước ta đang
đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Định
hướng phát triển trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng giáo dục từ bậc học mầm non đến THPT; xây dựng mạng
lưới đồng bộ gắn với nâng cao chất lượng giáo dục tiến tới xây dựng nền
giáo dục tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện; chú trọng giáo dục mũi nhọn; đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao
tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý; xây dựng đội ngũ giáo
viên có chất lượng; tăng cường hướng nghiệp cho học sinh. Mặt khác, cần
tập trung mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trong đó cần
chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số lĩnh vực.
1.2. Trình độ phát triển của công nghệ, công nghệ thông tin
2
Hiện nay trình độ phát triển công nghệ thông tin đã và đang đạt được những
thành tựu to lớn, lưu lượng thông tin tăng và biến đổi cực kì nhanh chóng
góp phần phát triển và biến đổi nền kinh tế tri thức nói chung và giáo dục
nói riêng.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận
kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học
như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới
trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân
làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học
phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta
nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay
phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp
học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng
ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt
đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy
giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ
dàng hơn.
Trước những biến đổi của công nghệ thông tin và yêu cầu của ngành giáo
dục. Việc trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản và đẩy mạnh sử
dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một nhu cầu vô cùng quan trọng
và cấp thiết.
1.3. Xu thế phát triển của ngành học trong bối cảnh trình độ phát triển
3
Những năm gần đây, sự tích hợp của công nghệ thông tin và truyền thông
trong giảng dạy đã mở ra nhiều khả năng ứng dụng, tạo bước phát triển mới
làm thay đổi xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, các môn học nói
chung và ngành học địa lí nói riêng. Trong bối cảnh đó, việc triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lí đang diễn ra mạnh mẽ và đạt
được những thành công đáng kể, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới
giáo dục.
Đây chính là phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần tích cực vào việc đổi
mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn
video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp
Minh hoạ được những hình ảnh, mô phỏng những hoạt động, quá trình hình
thành, phát triển và tạo thành của các đối tượng địa lí mà nếu không có nó
thì học sinh rất khó tưởng tượng và giáo viên cũng rất khó giải thích.Thực sự
tôi thấy rằng những hình ảnh minh họa đó đã thay thế cho rất nhiều lời giảng
giải.Tận dụng được kho thông tin, hình ảnh khổng lồ trên mạng In ternet,
phần mềm Encatar , tạo lập bản biểu đồ, bảng số liệu nhanh chóng và chính
xác, điều đó giúp các em dễ dàng liên hệ thực tế, có thêm nhiều kiến thức về
địa lí tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội mà trong sách giáo khoa không thể
đưa ra hết, nó giúp chúng ta cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian trong việc
chuẩn bị thiết bị , đồ dùng dạy học.
1.4. Đặc điểm của người học trong xã hội đương đại
Trong bối cảnh mới, người học không còn là người thụ động tiếp nhận kiến
tức từ giáo viên, mà trở thành một chủ thể tự giác, tổ chức và tự chịu trách
nhiệm về quá trình nhận thức của bản thân dưới sự hướng dẫn và tổ chức
của giáo viên.
4
Bên cạnh đó, người học hiện nay luôn có nhu cầu tiếp thu những kiến thức
mới và chuyên sâu hơn. Vì vậy việc giảng dạy trên lớp không thể chỉ đơn
thuần sử dụng các phương pháp truyền thống, các cộng cụ và phương tiện
dạy học truyền thống lạc hậu, chung chung. Điều này đặt ra cho người dạy
phải có bước thay đổi quan trọng và căn bản, chuyên sâu hơn trong quá trình
chuẩn bị cũng như tiến hành các giờ lên lớp.
2. Mục tiêu của môn học
2.1. Mục tiêu chung
Sau khi tham dự lớp tập huấn, người học có được:
* Về kiến thức:
- Liệt kê được các khả năng ứng dụng của phần mềm MAPINFO trong việc
xây dựng bản đồ chuyên đề.
- Xây dựng được bản chuyên đề phục vụ giảng dạy bằng phần mềm
MAPINFO
* Về kĩ năng:
- Nhập được dữ liệu, quản lí và xử lí được dữ liệu trong MAPINFO.
- Biên tập được các bản đồ chuyên đề phục vụ giảng dạy bằng phần mềm
MAPINFO.
* Về thái độ:
Có ý thức thường xuyên khai thác, sử dụng phần mềm MAPINFO trong việc
xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ giảng dạy.
2.2. Mục tiêu khác
5
- Giải quyết được tình trạng sử dụng các bản đồ chung cho nhiều nội dung
bài học dẫn đến hiệu quả thấp.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học.
3. Những nội dung cơ bản của môn học
3.1. Giới thiệu về phần mềm MAPINFO
3.2. Nhập dữ liệu trong MAPINFO
3.3. Quản lý, xử lý dữ liệu trong MAPINFO
3.4. Biên tập bản đồ chuyên đề bằng phần mềm MAPINFO
4. Mục tiêu chi tiết của môn học
Mục tiêu
Nội dung
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Nội dung 1
Kể lại được các
thực đơn và
thanh công cụ
chính trong
mapinfo
Hiểu được các
chương trình ứng
dụng trong
Mapinfo
Nội dung 2
Phát biểu được
các khái niệm:
cấu trúc dữ liệu
dạng điểm, dạng
đường, dạng
vùng, dạng chữ.
Nhập được dữ
liệu cần biên soạn
bản đồ đúng và
chính xác.
Nội dung 3 Phát biểu được Phân tích được Tổng hợp các
6
các khái niệm về
Object, Layer.
các trường dữ
liệu, các đối
tượng trong
trường dữ liệu
một cách chính
xác.
trường dữ liệu và
các đối tượng
trong trường dữ
liệu. Từ đó tiến
hành thêm bớt,
cắt, xóa đối
tượng; thêm, bớt,
sắp xếp trường
dữ liệu theo đúng
mục tiêu xây
dựng bản đồ.
Nội dung 4
Kể lại tên các
bước biên tập bản
đồ chuyên đề
bằng phần mềm
Mapinfo
Hiểu được vai trò
của việc tạo
“trang bản đồ
chuyên đề” trong
việc biên tập bản
đồ.
Biên tập được
bản đồ chuyên đề
với đầy đủ các
nội dung: Biểu
đồ, đồ thị, trang
in, khung bản đồ,
tiêu đề bản đồ,
lưới chiếu, số
hiệu lưới chiếu,
thước tỉ lệ, tranh
ảnh, bảng chú
giải trên bản đồ.
7
5. Tài liệu tập huấn
5.1. Tài liệu bắt buộc
- Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Đức Tuấn : Sử dụng phần mềm MAPINFO
trong quản lý và biên tập bản đồ địa lí. NXB Đại học sư phạm Hà Nội,
2008.
- Website: http:\\www.mapinfo.com
5.2. Tài liệu tham khảo
- Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Phương pháp dạy học tích cực,
NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2003.
6. Hình thức tổ chức tập huấn
- Trên lớp: 15 tiết
- Ở nhà: 15 tiết
7. Lịch trình tập huấn
7.1. Lịch trình chung
HTTCTH
Nội dung
Lý thuyết Thực hành
Nhóm/
Xêmina
Ở nhà Tổng
Nội dung 1 1 2 0 3 3(3)
Nội dung 2 1 3 1 5 5(5)
Nội dung 3 1 1 0 2 2(2)
Nội dung 4 0 5 0 5 5(5)
8
7.2. Lịch trình chi tiết
Buổi
Hình
thức tổ
chức
Thời
gian,
địa
điểm
Nội dung
Người
học
chuẩn
bị
Ghi chú
Buổi
1
Lý
thuyết
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Giới thiệu khái quát phần
mềm Mapinfo và khả năng
ứng dụng
Đọc tài
liệu từ
trang 1
đến
trang 2
Người
học
mang
theo tài
liệu, các
vật dụng
phục vụ
học tập
Thực
hành
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Tìm hiểu các thực đơn và
thanh công cụ chính trong
Mapinfo
Đọc tài
liệu từ
trang 2
đến
trang 6
Người
học
mang
theo
máy tính
cá nhân
đã cài
phần
mềm
Mapinfo
Lý
thuyết
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
Cấu trúc dữ liệu trong
mapinfo
Đọc tài
liệu từ
trang 6
đến
9
tầng trang
8
Xêmina Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Mở dữ liệu trong thư mục:
MIF_TH\01_GIOI_THIEU
\MAP_DATA
Mở các lớp dữ liệu bản đồ
thế giới và các châu lục.
Mở bản đồ của tỉnh Lào Cai
trong thư mục:
01_GIOI_THIEU\LAOCAI\
.
Phân tích các cấu trúc dữ
liệu được sử dụng để thành
lập bản đồ
Đọc lại
tài liệu
từ
trang 1
đến
trang 2
Buổi
2
Thực
hành
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Nhập các dữ liệu biên tập
bản đồ chuyên đề
Đọc tài
liệu từ
trang 8
đến
trang
19
Các dữ
liệu cho
bản đồ
chuyên
đề định
biên tập
Lý
Hội
trường Quản lý tệp dữ liệu Đọc tài
10
thuyết 3.1, 3.2
nhà 3
tầng
liệu từ
trang
19 đến
trang
22
Thực
hành
Hội
trường
3.1, 3.2
nhà 3
tầng
Tách, gộp, xóa đối tượng.
Thêm bớt trường dữ liệu
Đọc tài
liệu từ
trang
22 đến
trang
27
Buổi
3
Thực
hành
Phòng
máy
2.1,
2.2, 2.3
Nhà 3
tầng
Biên tập bản đồ chuyên đề
bằng phần mềm Mapinfo
Đọc tài
liệu từ
trang
28 đến
trang
39
8. Kiểm tra đánh giá
8.1. Mục đích kiểm tra đánh giá
- Đánh giá mức độ nhận thức của người học thông qua chương trình tập
huấn.
- Có biện pháp điều chỉnh nội dung và phương pháp tập huấn để đạt hiệu
quả cao nhất ở những lần tập huấn tiếp theo.
8.2. Đề kiểm tra đánh giá kết thúc đợt tập huấn
ĐỀ THI KẾT THÚC ĐỢT TẬP HUẤN
11
Thời gian làm bài: 100 phút
Câu 1. Trình bày khả năng ứng dụng của phần mềm MAPINFO trong việc
xây dựng bản đồ chuyên đề.
Câu 2. Có hai lớp dữ liệu trong Mapinfo. Lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
của tỉnh Tuyên Quang, dạng vùng (TQU_HTSDD.TAB). Lớp dữ liệu ranh
giới huyện, dạng vùng (TQU_HUYEN.TAB) với tên các huyện thuộc
trường TEN_HUYEN . Làm thế nào để tách dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
của huyên Sơn Dương từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang.
Câu 3: Sử dụng dữ liệu và phần mềm Mapinfo:
- Xây dựng bản đồ thích nghi sinh thái của cây chè huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang trên cơ sở độ cao, độ dốc và loại đất theo 4 cấp: S1: Rất thích
nghi; S2: Thích nghi trung bình; S3: Ít thích nghi và N: Không thích nghi.
Với giả sử: cây chè rất thích hợp với độ cao từ 500 – 1000m, độ dốc từ 8
0
–
15
0,
loại đất vàng nhạt trên đá cát. Thích hợp trung bình với độ cao 100 –
500m, độ dốc từ 15
0
- 25
0
, loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất
xám bạc màu. Không trồng được ở khu vực núi đá, sông.
- Tính diện tích các cấp thích nghi của cây chè theo xã. Ghi kết quả vào bài
thi.
….HẾT….
12