TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
BÀI TIỂU LUẬN NĂM THỨ 3
Đề Tài:
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CƠNG TÁC SƯU TẦM HIỆN VẬT CỦA
BẢO TÀNG HẢI DƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS,TS. Nguyễn Thị Huệ
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Hương
Lớp
: Bảo Tàng 24A
Khoa
: Bảo Tàng
Khóa học
: 2004-2008
Hà Nội - Tháng 3/2007
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đất nước ta
đang từng bước chuyển mình và có sự thay đổi toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa khọc, xã hội… Đặc biệt có cơ hội được
giao lưu hội nhập với nền văn hóa của các nước trong khu vực vả trên tồn
thế giới. Đã tạo cho nền văn hóa Việt Nam nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng
ít thách thức trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa Dân tộc. Vì vậy Hội nghị lần
thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chủ trương “Xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong Hội nghị cũng nên
rõ:
“Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản văn hóa vơ giá gắn kết cộng đồng
dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở sáng tạo những giá trị mới và
giao lưu văn hóa, hết sức coi trọng dân tộc. Kế thừa và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống (bác học và dân gian) văn hóa cách mạng bao gồm tất cả
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể”.
Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha
ông ta để lại”
Như vậy nhiệm vụ quan trọng trong nghị quyết đã đặt ra là phải bảo tồn
di tích lịch sử văn hóa của dân tộc. Đồng thời giáo dục và tuyên truyền để
phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc trong giai đoạn hiện nay và truyền
lại cho con cháu thế hệ mai sau.
Cùng với các thiết chế Văn hóa-xã hội quan trọng trong đó có các Bảo
tàng Trung ương, Bảo tàng chuyên ngành, và các Bảo tàng Tỉnh, Thành phố
trên toàn quốc đã thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quan trọng của mình.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa dân tộc. Bảo tàng Hải
Dương là một trong những Bảo tàng Địa phương đã làm tốt các khâu cơng tác
nghiệp vụ của mình nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa
bàn tỉnh Hải Dương. Đặc biệt Bảo tàng đã chú ý tới hoạt động của công tác sư
2
tầm hiện vật cho Bảo tàng và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu công tác sưu tầm hiện vật cho bảo tàng của
Bảo tàng Hải Dương vẫn còn một số mặt yếu kém như: Tình trạng thiếu hiện
vật, chưa đầy đủ hiện vật… đã và đang là mối quan tâm của lãnh đạo Tỉnh,
ban giám đốc Bảo tàng và đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ trong Bảo tàng Hải
Dương. Đây cũng là vấn đề bức xúc đặt ra cho các Bảo tàng Tỉnh và Thành
phố hiện nay. Trước thực tế này là sinh viên được học chuyên ngành Bảo
Tàng , được nghiên cứu tìm hiểu một phần nào tại Bảo tàng Hải Dương em đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Công tác sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Hải Dương”
là đề tài tiểu luận năm thứ 3. Em hy vọng rằng đề tài thành cơng sẽ góp phần
nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Hải
Dương nói riêng và Bảo tàng các Tỉnh, Thành phố nói chung trong thời kỳ
Cơng nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Đánh giá thực trạng (nêu rõ những kết quả đạt được, những mặt còn
hạn chế ) của công tác Sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Hải Dương từ khi chưa
thành lập đến khi thành lập và cho đến nay (Bảo tàng Hải Dương thành lập
năm 1990).
- Trên cơ sở đánh giá thực tiến tìm ra nguyên nhân những mặt tồn tại và
yếu kém. Đồng thời tiếp thu quan điểm chỉ đạo đường lối của Đảng và Nhà
nước. Bước đầu đề xuất một số giả pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của
công tác sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Hải Dương nói riêng và Bảo tàng các
tỉnh, thành phố nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu:
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Bảo Tàng Hải Dương
- Nội dung hệ thống trình bày của Bảo Tàng Hải Dương.
- Những hoạt động của công tác sưu tầm hiện vật tại Bảo Tàng Hải
Dương
Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận: Nghiên cứu công tác sưu tầm
hiện vật tại Bảo Tàng Hải Dương trong thời gian từ những ngày chuẩn bị
thành lập đến nay.
3
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Bài tiểu luận nghiên cứu lịch sử tự
nhiên và lịch sử xã hội tỉnh Hải Dương quá trình hình thành và phát triển của
Bảo Tàng Hải Dương qua các giai đoạn lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu của Bảo tàng học.
- Phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung
của bài tiểu luận được chia làm 3 Chương.
Chương 1 : Bảo Tàng Hải Dương với công tác sưu tầm hiện vật
Chương 2 : Thực trạng công tác sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Hải
Dương.
Chương 3 : Một số nhận xét và kiến nghị giải pháp đối với công tác
sưu tầm hiện vật của Bảo tàng.
4
Chương 1:
BẢO TÀNG HẢI D ƯƠNG
VỚI CÔNG TÁC SƯU TẦM HIỆN VẬT
1.Khái quát về Bảo tàng Hải Dương từ khi thành lập cho tới
nay.
1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và truyền thống lịch
sử văn hóa tỉnh Hải Dương.
1.1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở Trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ với diện
tích 16.609 Km2 thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Hải Dương giáp với
các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, và Quảng Ninh (phía Bắc), Hưng n(phía
Tây), Thái Bình(phía Nam) và Thành phố Hải Phịng(phía Đơng).
Vị trí địa lý tạo thuận lợi cho Hải Dương mở rộng giao lưu với các tỉnh
bạn trong nước và các nước trong khu vực trên mọi lĩnh vực đặc biệt là giao
lưu văn hóa.
b. Địa hình và đất đai
Hải Dương có địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đơng Nam. Phần
đất chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh. Đất đồng bằng Hải
Dương được bồi đắp bởi phù sa của sơng Thái Bình và một phần phù sa của
sơng Hồng với diện tích 147.900 ha (chiếm 89% diện tích của tỉnh) tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển Nơng nghiệp tồn diện với nhiều sản phẩm phong
phú bao gồm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.
c. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương chủ yếu là vật liệu xây dựng
như đá vôi, cao lanh, sét chịu lửa … là tài nguyên phục vụ phát triển các làng
nghề, cơ sở sản xuất, các hàng hóa có tính văn hóa dân dụng.
d. Tài nguyên nước
5
Mạng lưới sơng ngịi của tỉnh khá dày và dải đều trên phạm vi tồn
tỉnh. Các dịng chính thuộc hệ thống sơng Thái Bình (vùng hạ lưu) chảy qua
địa phận tỉnh 63 Km và phân thành 3 nhánh sông Kinh Thầy, sơng Gùa, sơng
Mía. Ngồi ra tỉnh cịn có diện tích hồ ao khá lớn có nguồn nước sạch. Cảnh
quan đẹp tạo điều kiện phát triển khu du lịch vui chơi, giải trí.
e. Khí hậu
Hải Dương có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, được chia làm 4 mùa rõ
rệt. Lượng mưa trung bình 1500 ml ->1700 ml, nhiệt độ trung bình là
23°C/năm.
1.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Cơ cấu kinh tế
Bước vào thời kỳ Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, kinh tế Hải
Dương đã đạt được những thành tựu nhất định.
Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2003 đạt 6898.6 tỷ đồng tốc độ tăng
trưởng kinh tế là 12.8%.Cơ cấu kinh tế Hải Dương năm 2003 phát triển theo
xu hướng Nông – Lâm – Thủy sản 30.5%, Công nghiệp xây dựng 41%, dịch
vụ 28.5%. Mục tiêu của Hải Dương trong năm 2005 cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi
với tỷ trọng Nông nghiệp 29%, Công nghiệp 42%, Dịch vụ 29%.
b. Hệ thống giao thông
Giao thông Hải Dương có 649 Km đường bộ do Trung Ương và tỉnh
quản lý. Các tuyến quốc lộ số 5, 18, 183, 37 đã được xây dựng và nâng cấp
hoàn chỉnh. Toàn tỉnh hiện có 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 258 Km, 27
tuyến đường huyện với tổng chiều dài 352 Km. Hải Dương có 10 tuyến sơng
do Trung Ương quản lý với chiều dài 300 Km, 6 tuyến sông do địa phương
quản lý dài 140 Km. Hệ thống đường sắt của tỉnh là 70 Km. Trong đó tuyến
Hà Nội – Hải Phòng qua địa phận tỉnh là 44 Km.
c. Bưu chính viễn thơng.
Đến năm 2002 Hải Dương đã có 100% số xã, phường, 83% số thơn có
máy điện thoại. Hiện nay tỉnh đã xây xong 135 trạm bưu điện xã đáp ứng
ngày càng tốt nhu cầu thông tin từ nông thôn đến thành thị từ trong nước sang
quốc tế.
d. Lao động
6
Với dân số gần 1,7 triệu người tạo cho Hải Dương có nguồn nhân lực
dồi dào trong đó 879.000 người trong độ tuổi lao động chiếm 54% dân số.
Hàng năm nguồn lao động được bổ sung từ 1,5 vạn đến 2 vạn người vừa tốt
nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và dạy nghề. Con người Hải
Dương đức tính cần cù hiếu học nghiêm túc trong lao động, có trình độ văn
hóa, khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tốt.
e. Hệ thống phương tiện thơng tin đại chúng
Hải Dương có hệ thống đài phát thanh và truyền hình khá phát triển.
Hiện nay cả tỉnh có 1 đài phát thanh truyền hình tỉnh, 12 đài phát thanh
huyện, thành phố, 263 đài truyền thanh xã phường, thị trấn. Hải Dương đã
phủ sóng phát thanh 98%, sóng truyền hình 90% địa bàn tỉnh.
Song song với hệ thống đài truyền thanh và truền hình Hải Dương có
mạng lưới báo chí khá phát triển và phong phú như báo Hải Dương (ra hàng
tuần và hàng tháng), Tạp chí Văn hóa Hải Dương, Tạp chí Văn nghệ Cơn
Sơn, Tạp chí Khoa học Cơng nghệ, báo điện tử của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân tỉnh.
f. Giáo dục và đào tạo
Để phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo được tỉnh Hải Dương
xem là yếu tố cơ bản, là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Hiện nay Hải Dương có 282 Trường mầm
non, bậc tiểu học có 279 trường, bậc trung học cơ sở có 272 trường và phổ
thơng trung học có 44 trường, 7 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
1.1.3. Truyền thống lịch sử văn hóa
Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội đã tác động và hình thành trên
đất Hải Dương một truyền thống lịch sử, truyền thống văn hiến sâu sắc với
những giá trị đặc trưng.
a. Giá trị văn hóa vật thể
Hải Dương hiện đang lưu giữ và bảo tồn một tổng thể di tích lịch sử
văn hóa và danh lam thắng cảnh từ những dấu ấn thời kì đồ đá cũ có niên đại
trên 3 vạn nămm đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ đồng tại
Đồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), văn hóa Lý-Trần-Lê-Nguyễn là
dịng chảy liên tục và sáng rực trên vùng đất Hải Dương đã tạo nên một
7
khơng gian văn hóa đặc biệt nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng
vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh trong đó có 1098 di tích với 133 di tích
được xếp hạng quốc gia, 23 di tích xếp hạng cấp Tỉnh. Tiêu biểu là Cơn SơnKiếp Bạc, Phương Hồng (Chí Linh), Văn Miếu Mao Điền(Cẩm Giàng) …
Chỉ trong một không gian khoảng 5 Km 2 đã có hàng chục di tích, lưu giữ
những kỉ niệm về danh nhân vĩ đại của đất nước và của thế giới. Tiêu biểu
như Trần Hưng Đạo danh nhân quân sự; Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa;
Chu Văn An -“Người Thầy của mn đời”, cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh
Mơn) đã trở thành huyền thoại của non sông đất Việt.
b. Giá trị văn hóa phi vật thể.
Trước hết giá trị văn hóa phi vật thể được lắng đọng qua các lễ hội
truyền thống, phong tục tập quán nối sống của cộng đồng dân cư xưa và nay.
Với 566 lễ hội truyền thống đã và đang được khơi phục.
Giá trị văn hóa phi vật thể ở Hải Dương còn được thể hiện ở sức lao
động cần cù sáng tạo của con người trên mảnh đất này, tri thức và năng lực
sáng tạo đó đã hóa thân vào các món ăn đặc sản nổi tiếng khắp trong và ngoài
nước như bánh đậu xanh, bánh gai, rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng) và tiềm ẩn
trong các làng nghề truyền thống như trạm khắc đá (Kính Phủ - Kinh Mơn),
Kim hồn Châu Khê, gốm Cậy (Bình Giang), thêu Xuân Nẻo (Từ Kỳ) … Đã
nói nên giá trị trí tuệ, sự khéo léo, tinh xảo và tài hoa của người xứ Đơng.
Giá trị văn hóa phi vật thể ở Hải Dương còn thể hiện ở truyền thống
yêu nước thương nòi, ở tinh thần quật khởi trong cách mạng và trong kháng
chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc. Năm 905 Khúc Thừa Dụ người làng Cúc
Bồ, huyện Linh Giang đã lành đạo nhân dân lật đổ chính quyền cai trị của
phong kiến phương Bắc giành chính quyền tự chủ dân tộc. Thế kỷ XIII quân
Nguyên Mông xâm lược nước ta Hưng Đạo Vương-Trần Quốc Tuấn cùng
quan và qn nhà Trần lập lên kì tích 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông
với các chiến thắng vang dội trong đó có chiến thắng Vạn Kiếp (1285-1288).
Năm 1873 quân Pháp bắt đầu xâm lược Hải Dương nhưng trước sự
chống chả quyết liệt của nhân dân Hải Dương, phải 10 năm sau 1883 quân
Pháp mới có thể quay lại và chiếm đóng Hải Dương. Phong trào kháng chiến
chống Pháp phát triển mạnh mẽ rầm rộ và lan rộng ra toàn tỉnh.
8
Đầu thế kỉ XX phong trào yêu nước theo xu thế dân chủ tư sản dấy lên
mạnh mẽ ở Hải Dương. Điển hình là phong trào Đơng Du, Đơng Kinh nghĩa
thục (1905-1907) phong trào đòi hỏi thả Cụ Phan Bội Châu, để tang Cụ Phan
Chu Trinh (1925-1926).
Từ những năm 1930 dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân Hải Dương đã
kiên cường bất khuất cùng cả nước đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
và tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và chống Đế quốc
Mỹ (1954-1975) đã đến thắng lợi cuối cùng.
c. Chủ thể sáng tạo văn hóa
Tồn bộ giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể đều do
những người Hải Dương sáng tạo ra trong quá trình hình thành và phát triển
của mảnh đất này từ quá khứ đến hiện tại. Vì vậy đề cập đến giá trị đặc trưng
của vùng văn hóa, chúng ta khơng thể khơng tìm hiểu chủ thể sáng tạo ra
những giá trị văn hóa đó.
Văn hóa xứ Đơng được tạo dựng từ truyền thống yêu nước kiên cường
trong cách mạng của con người Hải Dương. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đất
và người Hải Dương đã góp phần làm lên những mốc son lịch sử vẻ vang
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước với các tên tuổi nổi tiếng như: Thiện
Nhân Thiện Khánh, Khúc Thừa Dụ, Yết Kiêu, Trần Khánh Dư. Kháng chiến
chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ có trên 3 vạn thanh niên Hải Dương
tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc, 38.295 người con ưu tú của Hải Dương đã
hi sinh. Toàn tỉnh ghi danh 1.658 bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân dân và đất
nước đời đời ghi ơn của họ. Họ là những tấm gương cho các thế hệ hôm nay
học tập và noi gương.
Hải Dương còn là đất học, đất khoa bảng. Hải Dương đứng đầu về Tiến
sĩ nho học của cả nước với 172 người trong đó 11 Trạng ngun, làng Mộ
Trạch (huyện Bình Giang) được tơn phong là “làng tiễn sĩ” với 39 Tiến sĩ
dưới các triều đại phong kiến, Văn miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng). Văn
Miếu trấn Hải Dương xưa là một minh chứng cho truyền thống hiếu học của
người xứ Đông, nhiều tiến sĩ nho học của Hải Dương là những tác giả nổi
tiếng để lại cho ngày nay hàng trăm tác phẩm có những giá trị trên các lĩnh
vực chính trị, quân sự, khoa học, văn hóa, ngoại giao như Tuệ Tĩnh, Mặc
9
Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Vũ Hữu, đặc biệt Nguyễn Thị Duệ là nữ tiến sĩ đầu
tiên của Việt Nam”.
Có thể nói những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội cùng
những giá trị văn hóa truyền thống là những nét văn hóa đặc thù của một vùng
đất Hải Dương giàu đẹp vùng đất “địa linh nhân kiệt” thế và lực của Hải
Dương là cơ sở thuận lợi để đảm Bảo tàng Hải Dương thực hiện các chức
năng xã hội của mình trong sự nghiệp xây dựng, bảo tồn và phát huy truyền
thống văn hóa tỉnh Hải Dương.
1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Hải Dương
1.2.1.Quá trình hình thành Bảo tàng Hải Dương.
Trong luật Di sản văn hóa đã khái quát “Bảo tàng tỉnh, thành phố” là
nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu của địa phương. Là
một loại hình trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng tỉnh, thành phố
ra đời xuất phát từ thực tế khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa mỗi
tỉnh, thành phố là phương tiện để giúp đỡ người xem có được sự hiểu biết về
mọi mặt về một vùng lãnh thổ … Bảo tàng tỉnh, thành phố là một bộ phận của
tổ chức văn hóa để tạo ra đời sống văn hóa mới của mỗi địa phương. Bảo tàng
là cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học của địa phương.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Miền Bắc hồn tồn giả phóng
(1954) thực hiện thơng tư số 954 TTg ngày 03/07/1956 của Thủ Tướng Chính
Phủ về việc bảo vệ di tích lịch sử văn hóa. Bộ văn hóa đã có hướng dẫn tới
các tỉnh, thành phố, mỗi ty văn hóa phải có ít nhất một cán bộ chuyên trách
phụ trách công tác bảo tồn bảo tàng. Ty văn hóa Hải Dương thời kỳ này có
một đồng chí phụ trách bảo tồn bảo tàng thuộc phịng văn hóa quần chúng.
Nhiệm vụ chính của cơng tác bảo tồn bảo tàng thời gian này là sưu tập hiện
vật về thời kỳ cách mạng kháng chiến và cải cách ruộng đất để phục vụ cho
công tác triển lãm hướng dẫn giáo dục cho nhân dân nâng cao ý thức trách
nhiệm bảo vệ di tích lịch sử văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh trên địa bàn
tỉnh.
Năm 1962 bộ phận Bảo tàng xây dựng nhà truyền thống Hợp Tiến
(Nam Sách) trưng bày các tài liệu hiện vật có liên quan tới sự thành lập Tỉnh
ủy Hải Dương (tháng 06/1940). Đây là nhà truyền thống cấp xã đầu tiên của
10
tỉnh. Mặc dù trong điều kiện tài chính của ngành ngành lúc này cịn có phần
eo hẹp, các cán bộ chỉ có 2 đồng chí sang đã tiến hành cơng tác kiểm kê
những di tích quan trọng. Ngày 28/04/1962 Bộ văn hóa thơng tin ra quyết
định số 313 VHTT-VP về việc đưa xếp hạng đợt này là : Côn Sơn và Kiếp
Bạc (Chí Linh) Động Kính Chủ (Kinh Mơn) những sự kiện đó báo hiệu thời
kì phát triển của Bảo tàng Hải Dương.
Tháng 10/1964 bộ phận Bảo tàng Tỉnh chuyển về Đình thơn Q
Dương, xã Tân Trường (huyện Cẩm Giàng) nhà truyền thống xã Thanh Long
(Thanh Hà) cũng được xây dựng.
Từ năm 1965 do chiến tranh kho hiện vật bảo tàng phải di chuyển sơ
tán đến 3 địa điểm khác nhau, cán bộ ít; cơng tác tu bổ khơng làm được bao
nhiêu tình trạng di tích xuống cấp và bị phá hủy rất nặng nề. Tuy nhiên, 3
năm (1965-1968) công tác bảo tàng đã làm được những việc đáng kể là xây
dựng được 66 Bia chiến thắng và Bia căm thù ghi tội ác của giặc qua kháng
chiến chống Pháp và cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ. Ngồi ra
tỉnh cịn xây dựng được thêm 4 nhà Ái Quốc được cải tiến thành nhà trưng
bày nhà bảo tàng.
Ngày 02/09/1996 Nhà bảo tàng tỉnh Hải Hưng được khánh thành trên
diện tích hơn 8.027 m2 phía đơng giáp đường Hồng Quang con đường lớn nối
liền Hải Dương với trung tâm thành phố. Đây là địa điểm có cảnh quan đẹp,
thuận lợi khách tham quan. Năm 1998 tỉnh Hải Hưng tách thành 2 tỉnh Hải
Dương và Hưng Yên. Bảo tàng Hải Hưng đổi tên thành Bảo tàng Hải Dương.
1.2.2.Khái quát quá trình phát triển của Bảo tàng Hải Dương.
Từ khi mở cửa nhà trưng bày Bảo tàng Hải Dương đã đẩy mạnh các
hoạt động và không ngừng phát triển.
a. Hoạt động bảo tồn di tích
Ngồi việc hồn thành hàng chục hồ sơ di tích đề nghị nhà nước xếp
hạng, Bảo tàng đã tiến hành kiểm kê, lập hồ sơ, đăng kí hơn 1000 di tích các
loại vận động nhân dân cùng nhà nước góp phần cơng góp của tu sửa tơn tạo
chống xuống cấp ở hàng trăm di tích có giá trị.
Nhiều cơng trình kiến trúc văn hóa có nguy cơ sụp đổ đã được cứu vãn
như Đình Nhân Lý (Thị trấn Nam Sách), Văn miếu Mao Điền (huyện Cẩm
Giàng) Đình Huệ Trì (huyện Kinh Mơn), Chùa Thanh Mai (huyện Chí Linh),
Chùa Minh Khánh (huyện Thanh Hà). Đối với hai di tích Cơn Sơn và Kiếp
Bạc, xuất phát từ nhận thức đánh giá. Đây là hai di tích đặc biệt quan trọng
11
của quốc gia khơng những có ý nghĩa lịch sử quan trọng, khơng chỉ có giá trị
văn hóa cao mà còn là nơi giàu tiềm năng khai thác phát huy tác dụng di tích
có hiệu quả cao trên cả phương diện văn hóa và du lịch. Nên ngày 22/02/1994
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ra quyết định số 153 QĐ-UB thành lập ban
quản lý di tích Cơn Sơn-Kiếp Bạc. Trực thuộc Sở văn hóa thơng tin. Đồng
thời UBND tỉnh cũng ra quyết định số 465 QĐ-UB ban hành quy chế quản lý
bảo vệ và khai thác phát huy tác dụng khu di tích Cơn Sơn-Kiếp Bạc. Đó là
những quy định đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế và địi hỏi cấp bách
của cơng tác bảo vệ sử dụng và phát huy tác dụng của di tích.
b.Cơng tác nghiên cứu biên soạn, sưu tầm hiện vật.
Cũng đạt được một khối lượng đáng kể. Hoàn thành thư mục trên 4.500
văn bản Hán nôm, trên 1200 hương ước gồm 1 vạn phim ảnh, thực hiện nhiều
cuộc khai quật khảo cổ và hoàn thành nhiều chuyên đề như lịch sử Thiên chúa
giáo, nghề cổ truyền, gốm sứ cổ, sách Hán nôm, tham gia biên soạn sách địa
chí Hải Dương.
c. Cơng tác trưng bày tuyên truyền
Bảo tàng duy trì và nâng cao nội dung trưng bày đón khách tham quan
hàng năm tổ chức mở cửa đón khách. Mở cửa các phịng trưng bày chuyên đề
nhất là vào dịp phục vụ các ngày kỉ niệm lịch sử của đất nước. Nổi bật là cuộc
trưng bày “Hải Dương 50 năm xây dựng và trưởng thành” vào dịp quốc
khánh 02/09/1995. Các cuộc trưng bày “40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”
(1934-1994). “50 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam”22/12/1994 và phối hợp với Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tổ chức
trưng bày chuyên đề “Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại Bảo tàng
tỉnh vào cuối tháng 11 năm 1994. Bên cạnh những hoạt động trưng bày tại
Bảo tàng Tỉnh đầu năm 1995 lần đầu tiên Bảo tàng Hải Dương tham gia trưng
bày chuyên đề “Gốm Chu Đậu” tại Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh
với gần 600 hiện vật. Cuộc trưng bày “Gốm Chu Đậu” mở cửa trong 82 ngày,
đón hơn 10 vạn khách tham quan trong và ngồi nước trong đó có 2 vạn
khách nước ngồi. Đó là một sự cố gắng lớn của các cán bộ Bảo tàng Hải
Dương.
d. Về quy mô
Hiện nay tổng diện tích tự nhiên của Bảo tàng là 8.027 m 2 trong đó diện
tích dành cho hoạt động trưng bày trong nhà là 1049 m 2 ngoài trời là 253 m2,
12
diện tích trong phịng làm việc là 255 m2 diện tích kho bảo quản là 799 m2.
Diện tích cịn lại dành cho các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ văn hóa khác.
Mặc dù nhà trưng bày bảo tàng mới được xây dựng từ năm 1988 nhưng
công tác sưu tầm được tiến hành từ những năm 60. Vì vậy hiện nay tổng số
hiện vật của bảo tàng là 41.061 hiện vật và 16 sưu tập hiện vật gốm. Trong đó
hiện vật trưng bày là 1061 hiện vật. Đặc biệt Bảo tàng Hải Dương đang tiến
hành xây dựng nhà trưng bày gốm sứ tạo điều kiện cho các nhà khoa học
nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của quần chúng nhân dân.
Và dự kiến đến năm 2007-2008 Bảo tàng sẽ đưa vào hoạt động nhà trưng bày
gốm đặc biệt là gốm Chu Đậu. Và hiện nay phòng trưng bày truyền thống của
Bảo tàng cũng đang được xây dựng và nâng cấp lại, dự kiến đến năm 2008 sẽ
đưa vào hoạt động phục vụ khách thăm quan ngày càng tốt hơn.
1.3. Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Hải Dương
Qua quá trình hình thành và phát triển đến nay Bảo tàng Hải Dương đã
thiết lập cơ cấu tổ chức chặt chẽ gồm có: Ban giám đốc và 4 phịng nghiệp vụ
đó là phịng nghiên cứu sưu tầm, phịng bảo tàng, phịng bảo tồn di tích và
phịng hành chính quản trị.
Phịng Bảo tàng gồm có 2 bộ phận nhỏ đó là trưng bày tuyên truyền và
kiểm kê-bảo quản. Trong hoạt động của Bảo tàng thì Ban giám đốc chỉ đạo
mọi hoạt động của Bảo tàng. Ngồi ra cịn có Hội đồng khoa học làm công tác
tư vấn khoa học nghiệp vụ cho Ban giám đốc. Tổng số cán bộ làm việc tại
Bảo tàng là 24 người. Trong đó có 18 người có trình độ Đại Học, 5 người
trình độ Cao Đẳng, Trung Học và một người chưa qua đào tạo.
13
Với những thành tựu đã đạt được năm 1994 Bảo tàng Hải Dương Bộ
văn hóa thơng tin quyết định cơng nhận là bảo tàng loại II trong hệ thống Bảo
tàng Việt Nam
1.4. Đặc trưng và chức năng của Bảo tàng Hải Dương
1.4.1.Đặc trưng của Bảo tàng Hải Dương
Theo lý luận của Bảo tàng học khi nói đến đặc trưng của một bảo tàng
tức là tìm hiểu những điểm riêng biệt nhất của bảo tàng đó nhằm mục đích
phân biệt với các thể chế văn hóa khoa học giáo dục khác.
Đặc trưng của Bảo tàng Hải Dương được thể hiện qua ba tiêu chí như
sau:
a. Nghiên cứu sưu tầm và bảo quản giữ gìn hiện vật gốc và các sưu tập
hiện vật gốc về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội của tỉnh Hải Dương. Hiện
vật gốc là cơ sở để Bảo tàng Hải Dương tiến hành tất cả các hoạt động bao
gồm:
- Hiện vật phản ánh những nét đặc trưng về lịch sử tự nhiên và lịch sử
xã hội của địa phương Hải Dương.
- Hiện vật khảo cổ học đây là một đặc trưng tiêu biểu của Bảo tàng Hải
Dương bởi lẽ Bảo tàng Hải Dương là một bảo tàng tỉnh đi đầu trong công tác
nghiên cứu và khai quật khảo cổ học. Những năm qua các cán bộ Bảo tàng
Hải Dương đã kết hợp cùng với các chuyên gia dận tộc học, khảo cổ học, lịch
sử trong nước và quốc tế (Nhật, Úc) tổ chức bảy cuộc khai quật khảo cổ học
trong đó có ba lần khai quật gốm Chu Đậu (Nam Sách), một lần khai quật ở
khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc, ba lần khai quật gốm Cậy (Bình Giang)…
Ngồi ra Bảo tàng cịn có nhiều cuộc khai quật mộ cổ tại các khu di tích ở các
xã Ái Quốc(Nam Sách), Thượng Vụ(Kinh Mơn), Bình Xuyên (Bình Giang),
Gia Khánh, Gia Cương(Gia Lộc).
Qua các cuộc khai quật khảo cổ học, Bảo tàng đã thu về một số lượng
lớn các hiện vật có giá trị trong đó gốm là hiện vật tiêu biểu có giá trị lớn hơn
cả. Hiện nay Bảo tàng Hải Dương lưu giữ 14.197 hiện vật gốm (chiếm 2/3
tổng số hiện vật gộc tại Bảo tàng) vì thế khi nói đến Bảo tàng Hải Dương
người ta thường nghĩ đến các trung tâm sản xuất gốm với những cái tên như:
Chu Đậu, Cậy, Mĩ Xá, Hợp Lễ.
14
Cùng với hiện vật khảo cổ học trung tâm bảo tàng cịn có hiện vật dân
tộc, chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt và công cụ lao động của dân tộc Kinh.
b. Trên cơ sở các tài liệu hiện vật gốc, các sưu tập hiện vật gốc, Bảo
tàng tiến hành trưng bày với nội dung phù hợp với các đề tài khác nhau nhằm
thảo mãn nhu cầu văn hóa, nhu cầu hiểu biết về địa phương và nâng cao trình
độ dân trí cho mọi tầng lớp dân chúng. Chính các hiện vật gốc và sưu tầm
hiện vật gốc trong nội dung trưng bày của Bảo tàng thể hiện rõ nét nhất đặc
trưng của Bảo tàng Hải Dương. Đó là hiện vật tiêu biểu phản ánh điều kiện tự
nhiên, đặc trưng văn hóa và lịch sử xã hội của tỉnh Hải Dương bao gồm:
- Phần điều kiện tự nhiên, Bảo tàng Hải Dương đã trưng bày các mẫu
đất khoáng sản và các mẫu răng động vật hóa thạch, đất phù sa, đất sét trắng,
đất đồi núi, thạch anh, hạt mài…phân bố chủ yếu ở vùng Chí Linh, Kinh
Mơn. Răng Voi, răng Nhím, răng lanh lợn Rừng, răng Tê Giác…phát hiện tại
hang Thanh Hóa, núi Nhẫm Dương, huyện Chí Linh.
Đặc trưng văn hóa của tỉnh Hải Dương được thể hiện trong hệ thống
trưng bày của Bảo tàng với các nhóm hiện vật tiêu biểu cho nghệ thuật kiến
trúc như Rồng đất nung, mảnh ngói trang trí, mảnh ngói lá Đề, gạch vng.
Được phát hiện tại núi Kiệp Bạc, Côn Sơn(nghệ thuật kiến trúc thời Trần) các
sưu tầm hiện vật gốm Vạn Yên, gốm Cậy…các di vật được phát hiện tại các
di tịch như vạc đồng, tượng phật Quan Âm, trống đồng, bia kí…các hiện vật
dân tộc học(chủ yếu là hiện vật dân tộc học người Kinh)
Các hiện vật và sưu tầm hiện vật gốc phản ánh lịch sử đấu tranh cách
mạng của tỉnh Hải Dương bao gồm các loại vũ khí như lưỡi lê, mã tấu, kiếm,
lưỡi mác, dao bầu, súng, đạn, mìn…các đồ dùng, cơng cụ sản xuất cũng như
trong chiến đấu các sưu tập vũ khí tiêu biểu như sưu tập xác máy bay bị dân
quân Hải Dương bắn rơi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, sưu tập súng thần
công.
c. Với hệ thống các tài liệu hiện vật gốc và các sưu tập hiện vật gốc
được trưng bày. Bảo tàng Hải Dương đã tạo ra điều kiện thuận lợi nhất để
công chúng cảm nhận trực tiếp những tài liệu hiện vật gốc về lịch sử tự nhiên
và lịch sử xã hội của riêng tỉnh Hải Dương được thể hiện rất khác không
giống với bất kỳ Bảo tàng tỉnh, thành phố nào trong cả nước.
15
1.4.2.Chức năng của Bảo tàng Hải Dương
Trong quá trình phát triển từ khi thành lập (1990) đến nay Bảo tàng Hải
Dương đã thực hiện các chức năng xã hội sau đây.
a. Chức năng nghiên cứu khoa học
Đây là chức năng xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Bảo tàng từ công
tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày đến cơng tác giáo dục đều mang
tính chất khoa học. Chức năng nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Hải Dương
được thể hiện trước hết ở việc Bảo tàng phối hợp với các cơ quan văn hóa
khoa học giáo dục trong tỉnh như địa chất, khảo cổ, hội khoa học lịch sử, để
tiến hành nghiên cứu toàn diện tỉnh Hải Dương trên hai lĩnh vực lịch sử tự
nhiên và lịch sử xã hội.
Chức năng nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Hải Dương còn thể hiện
ở việc nghiên cứu hiện vật gốc bao gồm các mẫu vật tự nhiên và hiện vật là di
vật lịch sử văn hóa có giá trị bảo tàng.
Chức năng nghiên cứu khoa học của Bảo tàng cịn được thể hiện cụ thể
trong từng khâu cơng tác nghiệp vụ của Bảo tàng như sau:
*) Đối với công tác nghiên cứu sưu tầm hiện vật bảo tàng được thực
hiện qua qui trình bao gồm các bước:
- Bước 1: Xác định nội dung chủ đề sưu tầm.
- Bước 2: Chuẩn bị khảo sát: Cán bộ sưu tầm nghiên cứu và tìm hiểu
các tài liệu, sách báo, tạp chí, nhật ký, … về tự nhiên và xã hội của tỉnh Hải
Dương.
- Bước 3: Khảo sát và sưu tầm ở thực địa.
- Bước 4: Kết quả quá trình sưu tầm là các tài liệu hiện vật gốc và các
sưu tập hiện vật gốc có giá trị bảo tàng và phù hợp nội dung chủ đề cần sưu
tầm.
*) Đối với công tác kiểm kê hiện vật: Bảo tàng Hải Dương cũng tiến
hành theo quy trình khoa học sau:
- Bước 1: Xác định hiện vật.
- Bước 2: Phân loại hiện vật.
- Bước 3: Xác minh hiện hiện vật, tên gọi, hình dáng, kích thước, hoa
văn kĩ thuật chế tác, xuất xứ, nguồn gốc.
16
- Bước 4: Hệ thống hóa hiện vật
*) Đối với công tác trưng bày của Bảo tàng Hải Dương được tiến hành
theo quy trình khoa học sau:
- Bước 1: Xác định chủ đề trưng bày
- Bước 2: Xây dựng đề cương trưng bày với các đề mục tiêu đề.
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch đề cương, chọn tài liệu hiện vật gốc và
tài liệu trung gian, lập danh mục hiện vật trưng bày.
- Bước 4: Thiết kế trưng bày; giải pháp kiến trúc và giải pháp mỹ thuật
cho các trưng bày.
- Bước 5: Thi cơng và hồn thiện cho trưng bày.
b. Chức năng giáo dục
Đây là chức năng quan trọng và là mục đích hướng tới của các hoạt
động trong bảo tàng. Để thực hiện chức năng này Bảo tàng Hải Dương đã tiến
hành công tác giáo dục tuyên truyền trên cơ sở hiện vật gốc được trưng bày
trong Bảo tàng. Thực hiện các hình thức hoạt động phong phú như hướng dẫn
tham quan. Tổ chức trưng bày chuyên đề, trưng bày lưu động, tuyên truyền
trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
c. Chức năng tài liệu hóa khoa học
Bảo tàng Hải Dương phải nghiên cứu lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội
của toàn tỉnh Hải Dương trên cơ sở đó tìm ra các sự kiện, hiện tượng trong
lịch sử tự nhiên-lịch sử xã hội và tiến hành tài liệu hóa khoa học bằng các
hiện vật gốc có giá trị bảo tàng mang tính địa phương Hải Dương. Các hiện
vật gốc ở đây là những minh chứng cho điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên
nhiên ỏ Hải Dương trong quá trình đấu tranh cách mạng bảo vệ và xây dựng
đất nước.
d. Chức năng bảo vệ di sản văn hóa.
Bảo tàng đã tiến hành đăng kí kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho hệ
thống di tích trên địa bàn tỉnh. Bảo tàng thường xuyên kiểm kê xây dựng khoa
học và khẳng định giá trị thuộc tính của các mẫu vật tự nhiên và hiện vật lịch
sử xã hội được lưu giữ và trưng bày trong Bảo tàng.
Bảo tàng còn tổ chức kho và sắp xếp các hiện vật tài liệu một cách
khoa học và hợp lí. Nghiên cứu những tác hại và môi trường và con người
17
gây ra đối với tài liệu hiện vật để có biện pháp bảo quản phịng ngừa và bảo
quản sử lí đối với tồn bộ tìa liệu hiện vật. Bảo tàng được lưu giữ trong kho
cơ sở của Bảo tàng Hải Dương. Đó là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc.
Ngồi các chức năng xã hội nêu trên Bảo tàng Hải Dương cịn có các
chức năng thơng tin và chức năng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của
nhân dân Hải Dương.
1.5. Đội Ngũ cán bộ của Bảo tàng Hải Dương
Tổng số Đội ngũ cán bộ của Bảo tàng Hải Dương gồm có 24 người
trong đó cán bộ có trình độ Đại Học là 18 người, 5 người có trình độ Cao
Đẳng, Trung Học, và 1 người chưa qua trường lớp đào tạo.
Số cán bộ được phân bố vào các phịng ban với các tiêu chí riêng trong
đó có: 1 Giám đốc bảo tàng, 1 Phó Giám đốc.
+ Phịng hành chính : Kế tốn, thủ quỹ, lái xe, văn thư gồm có 04 cán
bộ.
+ Phịng bảo tồn di tích : gồm 04 người.
+ Phịng nghiên cứu sưu tầm, gồm có 05 cán bộ
+ Phịng trưng bày bảo tàng, kho bảo quản gồm có 06 cán bộ.
+ Ban quản lý di tích Văn miếu Mao Điền có 03 cán bộ.
Do đặc thù Bảo tàng Hải Dương có 1 đội ngũ Bảo vệ và dọn vệ sinh
cũng khá đông gồm có 12 người.
Nội dung đội ngũ cán bộ nhân viên của Bảo tàng tuy có khơng nhiều
nhưng họ đã làm việc rất tốt, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đã làm cho
bảo tàng ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu và hưởng thụ
văn hóa của nhân dân.
1.6. Khái quát nội dung hoạt động của Bảo tàng.
Các cán bộ nhân viên trong Bảo tàng đã làm tốt những công việc cần
làm để cho Bảo tàng ngày càng phát triển, làm tốt tất cả các khâu công tác từ
khâu công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản trưng bày và công tác
tuyên truyền giáo dục tri thức khoa học đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Công tác nghiên cứu, sưu tầm : Các cán bộ bảo tàng đã đi nghiên cứu,
sưu tầm được những tài liệu hiện vật có ý nghĩa bảo tàng đem về bảo tàng.
18
Công tác này đã đem lại nhiều hiện vật gốc bổ sung ngày càng nhiều vào kho
hiện vật bảo tàng và tăng thêm hiện vật gốc cho phần trưng bày tại Bảo tàng.
- Công tác kiểm kê, bảo quản : Sau khi các cán bộ của công tác sưu tầm
đưa hiện vật về thì các cán bộ kiểm kê lại và sau đó đưa vào kho bảo quản để
bảo quản, các cán bộ đã dùng các phương pháp khoa học để bảo vệ các hiện vật
tránh hư hỏng của hiện vật, công tác này được các cán bộ bảo tàng làm rất tốt.
- Công tác trưng bày hiện vật: Hoạt động này được thực hiện rất tốt.
Sau khi lựa chọn được những tài liệu hiện vật có giá trị ý nghĩa với bảo tàng
đem ra trưng bày giới thiệu cho nhân dân, Bảo tàng Hải Dương đã tổ chức
được các trưng bày chuyên đề rất có ý nghĩa.
- Nhờ các hiện vật tài liệu hiện vật gốc và các sưu tập hiện vật hiện vật
gốc được trưng bày tại Bảo tàng Hải Dương đã giới thiệu cho nhân dân trong
và ngồi nước biết được q trình hình thành và phát triển của vùng đất Hải
Dương, quá trình đấu tranh xây dựng được và bảo vệ đất nước của nhân dân
trong tỉnh. Nhờ hiện vật và thông qua các hiện vật sưu tập hiện vật các cán bộ
bảo tàng đã phổ biến được tri thức khoa học, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân
dân phải biết đấu tranh, đoàn kết và xây dựng đất nước phải biết giữ gìn và
phát huy những tinh hoa văn hóa của thế hệ trước để lại.
2. Tầm quan trong của công tác sưu tầm đối với Bảo tàng Hải
Dương
Cơng tác sưu tầm giữ vai trị hết sức quan trọng trong tất cả các bảo
tàng cho dù thuộc bất kỳ loại hình nào. Khâu hoạt động nghiệp vụ này được
coi là bước đi đầu tiên trong tồn bộ hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng nó gắn
liền với tất cả các khâu công tác của bảo tàng tạo thành một thể thống nhất
của bảo tàng nhằm làm cho bảo tàng ra đời tồn tại và phát triển.
Tất cả các bảo tàng đều coi trọng quan tâm đối với cơng tác sưu tầm
hiện vật vì cho dù khi khi bải tàng chưa thành lập hay bảo tàng đó có thành
lập rồi đi nữa thì cơng tác sưu tầm cũng vẫn có tầm quan trọng rất lớn. Vì vậy
cũng như các bảo tàng khác thì cơng tác sưu tầm có vai trị và tầm quan trọng
rất lớn đối với Bảo tàng Hải Dương.
Từ khi Bảo tàng Hải Dương chưa thành lập thì cơng tác sưu tầm đã
được tiến hành, nhờ công tác sưu tầm các cán bộ đã sưu tầm được những hiện
19
vật đầu tiên làm cơ sở ban đầu cho việc thành lập bảo tàng là những hiện vật
đầu tiên làm cơ sở ban đầu cho việc thành lập bảo tàng là những hiện vật đầu
tiên để đưa ra trưng bày giới thiệu cho công chúng. Và đến khi thành lập cho
tới nay thì cơng tác sưu tầm vẫn có vai trò quan trọng đối sự tồn tại và phát
triển của Bảo tàng Hải Dương. Nhờ công tác sưu tầm mà các hoạt động khác,
các khâu công tác nghiệp vụ khác của bảo tàng khác của bảo tàng cũng được
đẩy mạnh. Công tác sưu tầm đã đem lại ngày càng nhiều tài liệu hiện vật.
Các sưu tập hiện vật làm cho qui mô trưng bày của Bảo tàng ngày càng được
mở rộng. Số tài liệu hiện vật ngày càng tăng thêm và kho hiện vật của Bảo
tàng ngày càng phong phú hơn về chủng loại. Nhờ những tài liệu hiện vật bộ
sưu tập hiện vật được sưu tập trên đất Hải Dương có những nét khác biệt đối
với các tỉnh khác trong cả nước đã tạo ra phần riêng biệt
20