MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu.................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
6. Bố cục bài tiểu luận...................................................................................5
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG.................................................................6
1.1: Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên ở vùng đất tỉnh
Cao Bằng.......................................................................................................6
1.1.1: Vị trí địa lý......................................................................................6
1.1.2: Dân cư và đời sống văn hóa xã hội.................................................6
1.1.3:Truyền thống cách mạng..................................................................7
1.2: Lịch sử hình thành di tích.......................................................................8
1.2.1: Niên Đại xây dựng di tích...............................................................8
1.2.2: Đền vua Lê qua các thời kì lịch sử..................................................9
1.2.3: Lịch sử nhân vật được thờ.............................................................16
1.2.4 Sự kiện liên quan đến di tích..........................................................18
Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐỀN. .20
VUA LÊ..........................................................................................................20
2.1: Giá trị kiến trúc....................................................................................20
2.1.1: Không gian cảnh quan...................................................................20
2.1.2: Bố cục mặt bằng tổng thể..............................................................21
2.2Giá trị nghệ thuật....................................................................................23
2.2.1: Trang trí kiến trúc..........................................................................23
1
2 .2.2: Các di vật tiêu biểu.......................................................................25
2.2.3: Lễ hội Đền Vua Lê........................................................................26
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐỀN VUA LÊ...............................................................33
3.1: Thực trạng di tích.................................................................................33
3.1.1: Thực trạng về kiến trúc.................................................................33
3.1.2: Thực trạng về di vật......................................................................34
3.1.3 thực trạng về lễ hội.........................................................................34
3.2 Giải pháp bảo tồn di tích Đền vua Lê....................................................35
3.2.1 Giải pháp bảo tồn đối với di tích Đền vua Lê................................35
3.2.2. Giải pháp trùng tu, tơn tạo di tích Đền vua Lê..............................37
3.2.3. Bảo quản các di vật trong di tích...................................................38
3.3 Bảo tồn lễ hội Đền vua Lê.....................................................................39
3.4. Khai thác và phát huy giá trị di tích Đền vua Lê..................................39
3.4.1: Tổ chức tham quan tại di tích........................................................39
3.4.2: Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng.....40
3.4.3: Viết sách, tờ gấp giới thiệu về di tích............................................40
KẾT LUẬN....................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................43
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Truyền thống là những thói quen lâu đời được hình thành trong nếp
sống, cách nghĩ và hành động. Trong quan hệ với thiên nhiên và môi trường
xã hội xung quanh, con người ta dần tích lũy được những kinh nghiệm trong
sản xuất, chiến đấu và sinh hoạt hằng ngày. Những kinh nghiệm ấy đã đi sâu
vào tiềm thức của con người và truyền từ đời này sang đời khác trở thành
truyền thống.
Trong lịch sử lâu đời của dân tộc ta đã hình thành biết bao truyền thống
tốt đẹp, đó lànhững giá trị tinh thần, là lương tâm và vinh dự cảu mỗi chúng
ta. Nhưng trong những kho tàng cổ xưa ấy không phải không có những biểu
hiện tiêu cực, khơng cịn thích hợp nữa, thậm chí cịn là vật cản con đường
tiến lên của lich sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhiều lần căn dặn chúng
ta: “cài gì tốt thì nên khơi phục và phát triển, cái gì xấu ta phải bỏ đi…”
Nước ta đang trong thời kì cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
xã hội có nhiều thay đổi, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động văn
hóa nói chung và các di tích, danh lam thăng cảnh nói riêng…Trong suốt
chặng đường lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tạo dựng
cho mình một nền văn hóa mang bản lĩnh và bản sắc riêng và chĩnh cai bản
lĩnh ấy đã tạo nên sức sống mãnh liệt và hào hùng, giúp cộng đồng vượt qua
bao khó khăn để từ đó phát triển và lớn mạnh khơng ngừng.
Một phần bản lĩnh văn hóa và bản sắc văn hóa đó được thể hiện ở
những cơng trình kiến trúc nghệ thuật, những đình chùa, đền, miếu, phủ…trên
khắp đất nước. Chứng minh cho tài năng, trí tuệ của biết bao nghệ nhân để lại
cho thế hệ hôm nay kế tiếp và phát huy sự nghiệp lớn lao này, nếu như chúng
là những chứng tích lịch sử, những di sản văn hóa trầm lặng giữa núi non thì
3
hìh thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mà tiêu biểu ở đây là lễ hội, lễ hội đã
làm cho những di tích ấy trở nên thiêng liêng, có màu sắc và hấp dẫn hơn.
Di tích Đền vua Lê_xã Hồng Tung_huyện Hịa An_tỉnh Cao Bằng
cũng khơng nằm ngồi những ý nghĩa trên. Ngồi ra ở Cao Bằng cịn có
nhiều di tích khác như chùa Kỳ Sầm, Chùa Đà Quận, Chùa Đống Lân…
Là một sinh viên chuyên ngành Bảo Tàng, tôi khơng mong muốn gì
hơn là tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống trên chính q hương mình,
đóng góp sức nhỏ bé vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm dà bản sắc dân tộc. Đó chính là lý do tơi chọn đề tài “Khảo sát
di tích Đền vua Lê_xã Hồng Tung_hyện Hịa An_tỉnh Cao Bằng.”
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là di tích Đền vua Lê_xã Hồng
Tung_huyện Hịa An_tỉnh Cao Bằng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: nghiên cứu lịch sử hình thành di tích.
Về khơng gian: Di tích Đền vua Lê.
4. Mục đích nghiên cứu
Trong bài này, tơi đã tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến di tích Đền
vua Lê với mong muốn khai thác những giá trị lịch sử văn hóa và nghệ thuật
của đền.
- Nghiên cứu lịch sử hình thành di tích.
- Nghiên cứu giá trị di tích.
- Nghiên cứu lễ hội của di tích.
- Nghiên cứu hiện trạng của di tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đây cần được xem là một luận cứ lý thuyết quan trọng nhất của bất cứ
đề tài nào, là công cụ để tư duy và trao đổi thông tin, là cơ sở để nhận dạng
4
bản chất của mọi sự vật. Chính vì vậy có thể nói nó là một trong những nhiệm
vụ cơ bản trong công tác nghiên cứu, để đạt được kết quả trong q trình làm
bài tiểu luận này, tơi đã sử dụng một số biện pháp của các bộ môn nghiên cứu
khoa học chuyên nghành như:
- Phương pháp Bảo tàng học, Dân tộc học, Xã hội học.
- Phương pháp phân tích, thống kê, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
6. Bố cục bài tiểu luận.
Chương 1:Khái quát chung.
Chương 2:Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội Đền vua Lê
Chương 3:Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Đền vua Lê.
5
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG
1.1: Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên ở vùng
đất tỉnh Cao Bằng
1.1.1: Vị trí địa lý
Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đơng Bắc của Tổ quốc,
cách Hà Nội 286km về phía Bắc. Hai mặt Bắc và Đơng Nam giáp với tỉnh
Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311km. Phía Tây giáp tỉnh
Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,7 km2 (theo số liệu năm
2003),Địa hình Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp, hình thành 4 tiểu vùng
kinh tế sinh thái: tiểu vùng núi đá vơi ở phía bắc và đơng bắc chiếm 32%, tiểu
vùng núi đất ở phía tây và tây nam chiếm 18% tiểu vùng núi đất thuộc thượng
nguồn sông Hiến chiếm 38%, tiểu vùng bồn địa thị xã Cao Bằng và huyện
Hồ An dọc sơng Bằng chiếm 12% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có
đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đơng Bắc. Có tiểu
vùng có khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế
để hình thành các vùng sản xuất cây, cịn phong phú đa dạng, trong đó có
những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng khơng hạt, đậu tương có hàm lượng đạm
cao, thuốc lá, chè đắng… mà nhiều nơi khác khơng có điều kiện phát triển.
1.1.2: Dân cư và đời sống văn hóa xã hội
Dân số năm 2005 là 514,6 nghìn người, mật độ 77 người/km2. Bao
gồm các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao cùng sinh sống trên địa bàn.
Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thơng thương với Trung Quốc tạo thuận
lợi giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hố. Bên cạnh đó nguồn
6
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành
công nghiệp của tỉnh. Đất nơng – lâm nghiệp cịn tiềm năng chưa được khai
thác, đất vườn tạp còn nhiều, khả năng thâm canh tăng vụ cịn lớn. Đó là các
cơ sở và cũng là điều kiện cho phép phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả.
Với những đặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nước và khí hậu đã tạo cho Cao
Bằng có điều kiện phát triển một nền nông lâm nghiệp đa dạng, phong phú
với nhiều loại cây, con sinh trưởng và phát triển tốt cho sản phẩm có giá trị
hàng hố cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhân dân các
dân tộc Cao Bằng có truyền thống cách mạng, u nước, đồn kết xây dựng
q hươngCao Bằng có nhiều tiềm năng về du lịch cả tự nhiên và nhân văn
với những di tích lịch sử, văn hố được xếp hạng như di tích Pắc Bó, Lam
Sơn, khu rừng Trần Hưng Đạo, khu di tích lịch sử Đơng Khê, hầm pháo đài
thị xã, thác Bản Dốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen…và các cửa khẩu.
Ngồi ra tỉnh cịn có nhiều dân tộc với truyền thống văn hoá, lễ hội đa dạng, độc
đáo, sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
1.1.3:Truyền thống cách mạng
Cao Bằng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và được biết đến
bởi các di tích lịch sử - văn hố qua những giai đoạn đấu tranh oanh liệt của
đất nước, như hang Pác Bó, suối lê Nin, Khuổi Nậm, nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đặt dấu chân đầu tiên khi trở về nước để lãnh đạo cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc trong nửa đầu những năm 1940. Từ đó Người xây dựng cơ
sở cách mạng, làm nên những chiến thắng đầu tiên kể từ ngày quân đội ta
được thành lập như trận Phay Khắt – Nà Ngần…Hòa chung với tinh thần đấu
tranh chống giặc ngoại xâm của cả nước, nhân dân Cao Bằng đã góp phần
khơng nhỏ cho thằng lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này.
Trong số 224 di tích lịch sử và danh thắng hiện có trên tồn tỉnh, 23 di
tích đã được xếp hạng quốc gia và 6 di tích được địa phương xếp hạng.
7
1.2: Lịch sử hình thành di tích
1.2.1: Niên Đại xây dựng di tích
Đền vua Lê thuộc thơn Cao Minh Thượng, nay gọi là làng Đền, thuộc
xã Hồng Tung_huyện Hịa An_tỉnh Cao Bằng. Đền có diện tích 37,5 ha,
cách Thành phố Cao Bằng 11km về phía Tây Bắc.
Đền Vua Lê được xây dựng trên một gị đất cao ở phía Bắc thành Na
Lữ, gò này gọi là gò Con Long (tức gị Rồng). Trong thành có bốn gị đất nổi
lên thì được các triều đại vua quan phong kiến đặt cho bốn cái tên của bốn
con vật thiêng là: Long, Ly, Quy, Phượng (hay còn gọi là tứ linh), giữa thành
còn có ao sen và ruộng bàn cờ.
Đền được xây theo hướng Đông Nam, cửa đền mở thông ra bờ sông
Máng. Đền vua Lê ngày trước là cung điện của các triều đại phong kiến. Theo
truyền thuyết và những tư liệu lịch sử để lại, đền xây dựng vào thời nhà Lý,
thế kỷ XI do Nùng Tồn Phúc dựng lên.
Nùng Tồn Phúc người châu Quảng Nguyên, thời Lý Thái Tông. Năm
Mậu Dần 1038, Nùng Tồn Phúc tự xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, lập bà A
Nùng làm Hoàng Hậu, đặt quốc hiệu là Trường Sinh, phong cho con trai là
Nùng Trí Thông làm Nam Nho Vương. Năm Tân Tị 1041, em trai Nùng Trí
Thơng là Nùng Trí Cao cùng mẹ chiếm được châu Thảng Do (gần châu
Quảng Nguyên) lập ra nước Đại Lịch. Nùng Tồn Phúc cho xây thành, xây
cung điện tại thành Na Lữ - phía Tây thành phố Cao Bằng, cung điện có thành
đất bao quanh, đó chính là Đền Vua Lê ngày nay.
Giặc Minh xâm lược nước ta, ở Cao Bằng chúng đặt ra chức quan thái
thú, cho qn đóng ở gị Đống Lân thuộc Cao Bình, giặc Minh bắt nhân dân
đóng sưu thuế rất nặng, bắt dân vào rừng săn thú, mua chuộc, dụ dỗ người
tài làm tay sai cho chúng, nhân dân bị đàn áp hà hiếp rất cực khổ.
Đứng trước tình hình đó, Bế Khắc Thiệu – một tù trưởng dân tộc Tày ở
Cao Bằng đã chiêu quân lính đứng lên khởi nghĩa. Trong cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Minh, Bế Khắc Thiệu liên kết với Nông Đắc Thái với
8
ngọn cờ khởi nghĩa. Khởi nghĩa đã giành được thắng lợi sau trận kịch chiến ở
Nà Khuổi. Quân Bế Khắc Thiệu đã tiêu diệt hơn 4000 quân giặc, bắt sống
tướng giặc Minh. Sau đó Bế Khắc Thiệu tự xưng là Bế Đại Vương, phong cho
Nông Đắc Thái là Nông Nguyên Sối, tiếp tục đóng đơ ở thành Na Lữ năm
1430, nay là Đền vua Lê.
Năm 1598, Mạc Kính Cung chạy lên Cao Bằng, chiếm thành Na Lữ và
lập cung điện ở đó. Sau ba đời, đến đời Mạc Kính Vũ bị quân của Lê Hy Tôn
đánh bại, phải rời bỏ thành Na Lữ chạy sang Trung Quốc.
Đến đời vua Lê Trung Hưng, sau khi dẹp xong nhà Mạc, quan trấn thủ
Cao Bằng là Lê Văn Hải đã tâu xin đổi cung điện nhà Mạc là Đền Vua Lê, lấy
áo bào và thanh kiếm thờ ở chỗ ngai vàng, năm đó chính là năm Chính Hịa
thứ 3 đời vua Lê Hy Tông (tức năm 1682).
1.2.2: Đền vua Lê qua các thời kì lịch sử
Thực ra nhà Mạc khi chạy lên Cao Bằng (1594-1677), trong 83 năm, ba
đời vua Mạc đóng đơ ở Cao Bình đã cho tu sửa, xây thành cao lên, có cổng
thành kiên cố để phịng thủ, đề phịng triều đình vua Lê - chúa Trịnh lên thơn
tính. Vì thành này là thành cũ; thời nhà Lê khi Lê Thái Tổ, niên hiệu Thuận
Thiên năm thứ ba (1431) thân chinh lên Cao Bằng diệt Bế Khắc Thiệu và
Nông Đắc Thái xưng vương chống lại triều đình. Vua Lê tu sửa thành, nhân
dân xây đền vua Lê gọi là “sinh từ” trong thành, nên gọi là thành nhà Lê - đền
vua Lê.
Vương triều Mạc ở Cao Bằngtrải 3 đời vua. Năm 1592, Mạc Kính
Cung lên Cao Bằng. Năm 1594 xưng vua là Cần Thống, đặt vương phủ ở Cao
Bình - Nà Lữ. Mạc Kính Cung đã chấn chỉnh kỷ cương mọi mặt, cắt đặt mọi
việc như lúc nhà Mạc còn ở kinh đơ Thăng Long, chăm lo thu phục lịng dân,
mở trường quốc học, mở khoa thi, thu dụng nhân tài, khuyến khích phát triển
nghề nơng, các nghề thủ cơng, mở mang đường sá, đặt nhiều chợ cho thương
mại phát triển, sửa sang lại các thành và cho đắp nhiều thành nhỏ ở các nơi
9
hiểm yếu, chiêu binh, luyện mã, đặt ra các cơ ngũ chỉnh tề. Đối với dân lại
giảm nhẹ sưu thuế, bớt các hình phạt hà khắc, xử tội nặng các quan chức tham
ô nhũng nhiễu, ức hiếp dân. Tổ chức hội hè, vua quan bách tính cùng chung
vui. Sự nghiệp đó nhằm duy trì đế nghiệp lâu dài, bền vững ở Cao Bằng. Khi
có thời cơ sẽ lấy lại Thăng Long, thu phục cả nước như thuở mới khai sáng
nhà Mạc.
Liên tục 83 năm trải qua ba đời vua Mạc, một nhà nước có kỷ cương,
có sách lược đối nội, đối ngoại kịp thời, có cách ứng xử nhu cương tùy lúc.
Về văn hóa. giáo dục, tiếp thu nghệ thuật cung đình ở Thăng Long, nhà Mạc
khéo bổ sung văn hóa nghệ thuật dân gian ở Cao Bằng như kèn, sáo nhị đàn
tính, xóc nhạc, lượn then, lượn slương, lượn Nàng Hai, múa sng phục vụ
văn hóa nghệ thuật trong cung đình vua Mạc; tổ chức các hội hè cùng dân
chúng chung vui, chọn các thanh niên có năng khiếu đàn giỏi hát hay để
truyền thụ văn hóa dân tộc; cải biên, nâng cao các bài hát của bụt, mo, tào,
gẩy đàn tính đơn thuần, có thêm những nhịp sử dụng làm cho đời sống văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc ngày càng phong phú; sáng tác các bài thơ có nội
dung giáo dục nhân dân chung sống thuận hòa, dạy dân làm điều thiện, thắng
cái ác để thanh niên có đủ sức đủ tài xây dựng đất nước giàu mạnh, có nếp
sống văn minh bản địa.
Mạc Kính Cung mở trường quốchọc ở Bản Thảnh - Cao Bình, cứ 3năm
một lần tổ chức thi hương, thi hội, thi đình, đã mở 12 khoa thi, đào tạo nhiều
nhân tài, các môn sinh ra trường được trọng dụng, bổ sung vào bộ máy chính
quyền Mạc. Một sốmơn sinh tỏa ra các vùng tồn tỉnhdạy học chữ Hán, chữ
Nơm, nhờ đóxóa được nạn mù chữ. Đỗ các bậccao có bà Nguyễn Thị Duệ đỗ
Tiếnsỹ khoa thi năm Bính Dần (1616) làTiến sỹ nữ đầu tiên của cả nước. Mạc
Kính Cung làm vua được 31 năm ở Cao Bằng. Đến năm 1625, đời vua Lê
Thần Tông niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 7, nhà Lê cử Trịnh Kiền lên chinh phạt bắt
10
được Kính Cung đem về kinh đơ trị tội; bà Duệ phải trốn vào Hạ Lang đi tu ở
Chùa Sùng Phúc. Hạ Lang bà vừa trông nom chùa vừa dạy học mở mang trí
thức, vừa dạy dân làm điều nhân nghĩa theo đức Phật, bà từ bi nên dân Hạ
Lang tưởng nhớ công đức bà, đặt tên bà cho một bản là bản Huyền Du (bí
danh Diệu Huyền, tên húy là Du). ông Bế Văn Phùng quê ở Bản Vạn, xã Bế
Triều, Hòa An đỗ Tiến sỹ ở Trường Quốc học Bản Thảnh được vua Mạc
phong là Tư Thiên quản nhạc, ông thạo về khoa chiêm tinh, sáng tác nhiều tác
phẩm chữ Tày, viết cuốn "Tam nguyên Luận" với 318 câu thơ luận bàn về
thời cuộc, sách giáo nam, giáo nữ, giáo dục thanh niên có đức, có tài để
phụng sự đất nước, sáng tác các điệu then cải biên với cây đàn tính êm dịu,
đem lại sự phồn vinh về trí thức cho dân Cao Bằng. Ơng Bế Văn Noong tức
Nông Quỳnh Văn ở Nga Ổ (nay là xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh) là tổ sư
cây đàn tính hai dây, sáng tác bài "Tứ quý hồng nhan" và các bài hát lượn
then còn lưu hát đến ngày nay . . .
Về nông nghiệp, để dự trữ lương thực phục vụ chiến đấu để dân có đời
sống vật chất, cơm no, áo ấm nên quân cơ vừa chiến đấu vừa sản xuất, khai
hoang, làm thủy lợi, đắp đập lấy nước cho đồng ruộng (ở Nà Bát, Phja Tém
tưới cho cánh đồng Ảng Dàng...) phát triển trồng lúa nương rẫy ở Pò Mò Bằng Khẩu, biết làm phân xanh cho đất thêm màu mỡ, có luật lệ giữ trâu, bị
khơng phá hoại mùa màng, có lịch canh tác từng mùa rõ rệt.
Về thủ công nghiệp, chuyên sản xuất dao, kiếm, vũ khí cho quân đội,
đúc lưỡi cày, dao, búa sắc bén nghề rèn phát triển ở Lũng Chung, Đồi
Khơn... thu hút thợ giỏi từ Trung Quốc, từ miền xuôi lên. Mở nhiều lò gạch
để xây thành (hiện nay còn dấu tích 22 lị gạch ở Pác Tị, xã Hịa Thuận, Phục
Hòa để xây thành Phục Hòa). Sản xuất giấy bán để có giấy tự túc cho học sinh
học, giấy để làm pháo đùng. phát triển nghề đan lát chiếu cói, chiếu nan, nón,
met, mở mang nghề dệt vải chàm, tự túc vải may quần áo, dệt thổ cẩm hoa
văn đẹp.
11
Về thương nghiệp, mở các chợ phiên, 5 ngày 1 phiên trao đổi hàng hóa.
Thuyền bn từ Thủy Khẩu, Trung Quốc lên chợ tỉnh đến Mỏ Sắt... Chợ trao
đổi hàng là chính, ít nhắc đến mua bán bằng tiền thời Mạc (An pháp nguyên
bảo là tiền Mạc).
Về giao thông, mở rộng đường mòn cho xe ngựa đi lại, xây cầu cống để
nhân dân giao lưu hàng hóa và phục vụ cho việc vận chuyển vũ khí, lương
thực cho các đội quân chiến đấu đóng ở các đồn binh...
Năm 1952 đời vua Lê Thế Tông, đời chúa Trịnh Tùng, niên hiệu Quang
Hưng thứ 17, Mạc Kính Cung chạy lên Cao Bằng, năm 1594 tự xưng là vua
Càn-Thống đặt Vương phủ ở Cao Bình – Nà Lữ.
Mạc Kính Cung lo chấn chỉnh kỷ cương mọi mặt thu phục lòng dân,
mở các khoa thi thu dụng nhân tài khuyến khích phát triển nghề nông, nghề
thủ công, mở chợ búa, đường xá nhất là việc phòng thủ đề phòng nhà Lê lên
chinh phạt, chiêu binh, luyện mã, quân cơ ngũ chỉnh tề, sửa sang các thành trì
và đắp nhiều thành nhỏ trong rừng núi Phúc Tăng (Lam Sơn xã Hồng Việt để
lập thế cố thủ tiến thối lưỡng tiên. Sự nghiệp đó nhằm duy trì để nghiệp lâu dài
bền vững ở Cao Bằng khi thời cơ đến sẽ lấy lại Thăng Long, thu phục cả nước
như thủa khai sáng Mạc Miền.
Trải qua 3 đời vua, 85 năm ở Cao Bằng (1592-1677) Mạc Kính Cung,
vua Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ đã tổ chức 3 tuyến phịng thủ. Tuyến
ngoại vi dài 30 cây số có các đại đồn Mục Mã, Khau Cút, Khau Đồn, Háng
Quang và các đồn lẻ như Bản Tấn, Phya Vịa, Vỏ Giẳng, Khau Lêu, Vò Dẻ,
Vò Đuổn, Đổng Lân, Khau Lừa.
Khu trung tâm có thành Nà Lữ, Bản Phủ, chợ Háng séng Cao Bình.
Tuyến cố thủ ở trên dãy núi đá Thiên Sơn, (nay là Lam Sơn xã Hồng
Việt) có Lũng Hồng, Lũng Chung nơi vua ở có bàn cơng đáng (công đường)
ở gần Nà Giảo, nơi họp các triều thần.
12
Thời vua Lê Hy Tông là thời thịnh trị (1677) thời cơ đã đến khi Ngô
Tam Quế nhà Minh chống lại nhà Thanh bị diệt, nhà Mạc giúp binh lương
cho Ngô Tam Quế, nên nhà Thanh không giúp nhà Mạc nữa và mất chỗ dựa.
Tháng 2 năm Đinh Tỵ (1677) niên hiệu Vĩnh Trị thứ hai đời vua Lê Hy
Tông, đời chúa Trịnh Tạc cử các tướng Đinh Văn Tả làm thống lĩnh, tướng
Nguyễn Hữu Đăng, Hoàng Triều Ninh, Hoàng Triều Hoa… cắt quân từ 5 trấn
và quân Thiết đột của kinh thành lên Cao Bằng chinh phạt Mạc Kính Vũ.
Đại quân nhà Lê tiến lên Cao Bằng theo 2 hướng:
- Hướng thứ nhất do Đinh Văn Tả và Hoàng Triều Ninh từ Bắc Ninh
lên Thất Tuyền (Thất Khê) đánh vào đại đồn Mục Mã. Đạo thứ hai do tướng
Nguyễn Hữu Đăng và Hồng Triều Hoa theo hướng Bạch Thơng, Cảm Hố
đánh vào Khau Đồn, Khau Cút. Triều đình lại cử phiên thần Thái Ngun là
thống quốc cơng Hà Trí Sỹ đem quân bản địa vây mặt Tây Bắc từ Bạch
Thông, Ba Bể đến Bảo Lạc chặn quân Mạc.
Do vấp phải du binh nhà Mạc tập kích, cướp lương thảo, do mưa to,
nước sông suối dâng cao cuốn trôi cả người, do lam sơn chướng khí quân ốm
đau, giảm binh lực đi một nửa, nên tiến chậm, đến tháng 5 cả 2 đạo qn mới
hợp vây và cơng kích vào các cụm cứ điểm ngoại vi rồi thừa thắng, tổng tiến
cơng vào kinh thành Mạc phủ ở Cao Bình.
Diễn biến trận đánh lớn vào Cao Bình như sau: Mạc Kính Vũ đưa quân
cấm vệ hùng mạnh vào cuộc chiến, lợi dụng nước sông lên cao làm chiến
tuyến lợi hại chặn qn Lê. Cuối tháng 6 nhờ có Hồng Cơng Đình (người Đà
Quận, xã Xuân Lĩnh nay là xã Hưng Đạo) làm hội ứng cùng một nhóm qn
bất ngời tập kích vào sườn cánhhữu quân Mạc, bắt được một số quân Mạc
đem nộp Đinh Văn Tả, tướng Mạc tên là Kiên lưỡng lự trong việc tiến thoái.
Thừa cơ, quân Lê chọc thủng tuyến phòng thủ. Quân Thiết đột của tướng
Ninh vượt sông Máng (sau làng Đà Quận) bỏ cả voi, ngựa làm nhanh cầu
13
phao, kéo được các cánh quân qua sông. Tướng Đăng đánh thọc sườn đồi phía
Đơng từ Gia Cung, Tướng Cần lên Khau Máng chiếm Ly cung Đống Lân rồi
chặn không cho Mạc rút lên Nước Hai (Nặm Thoỏng).
Hướng trung tâm do tướng Hoàng Triều Hoa chỉ huy vượt qua cánh
đồng Tổng Chúp tiến thẳng vào Vương phủ đóng ỏ Bản Phủ và chi viện cho
ba cánh quân đang tiến lên phía trước.
Quân Mạc đã chuẩn bị rút lui về miền Phúc Tăng – Bà Đông trên núi
đá (Lam Sơn). Tướng Mạc tên là Kiên và Chiêu đã khôn khéo lập kế nghi
binh đưa vua Mạc (giả) ngồi lên kiệu đỏ, có che lọng vàng, quân cấm vệ đi
hai bên mặc áo hồng khăn đỏ rút lên Nước Hai. Kế nghi binh đã thu hút được
quân Lê truy bắt Kính Vũ. Thực ra Kính Vũ đã cùng triều thần sang Nà Lữ rồi
chuyển tiếp lên Lũng Hoàng. Vua Mạc thiết triều ở công đường, nay gọi là
bản Cổng Đáng ở Nà Giảo. Từ Lũng Hồng, Kính Vũ chỉ huy đánh lại nhà
Lê, đánh đồn Háng Quang, Háng Hoá, các cầu phao, các đường tiếp viện từ
Lạng Sơn, Thái Nguyên lên Cao Bằng.
Quân Lê chiếm Cao Bình vào tháng 8 – 1677, lúc ấy mùa nước lũ, cầu
phao thì bị quân Mạc phá. Khi Tướng Ninh vượt được qua sông vào thành Nà
Lừ thì thành đã chống rỗng, quân Mạc đã chuyên chở lương thảo lên vùng núi
Lũng Hoàng. Thấy vậy, Tướng Đinh Văn Tả cho người về Thăng Long xin
viện binh và lương thảo rồi lại mở cuộc tiến công vào dinh lũy nhà Mạc ở Kê
Tạnh – Phúc Tăng. Tướng Hoàng Triều Hoa đánh vào Kê Tạnh – Phúc Tăng.
Tướng Nguyễn Hữu Đang đánh vào đồn Khau Thước (núi Bế Khác Thiệu) và
Yên Minh. Tướng Lê Duy Khu đánh tập hậu vào vùng Kỳ Chỉ - Gia Bằng (Xã
Minh Tâm huyện Nguyên Bình ngày nay) bị tử trận vì bị dàn đá của quân
Mạc trên núi đá dựng đứng lăn đè chết (hiện nay cịn có miếu thờ tướng Lê
Q Khu ở xã Minh Tâm). Bị vây chặt các ngả qn Mạc lương thảo khơ kiệt,
mấy lần phá vịng vây nhưng khơng thành. Ở thế cùng qn Mạc hồng hậu
14
cùng hai công chúa không chịu rơi vào tay giặc đã nhảy xuống Hát Giả
Vuồng (gần Cốc Lại) trên sông Dẻ Rào tự vẫn. Xác công chúa thứ ba là Hoa
Dung trơi đến Hoằng Ging được nhân dân vớt lên chôn cất và sau lập miếu
thờ ở Cầu Khanh (cạnh đường 203 - Cao Bằng Pác Bó, cây số 11).
Cơng chúa thứ 2 đẹp như tiên trôi đến Mục Mã được vớt lên và sau này
lập miếu thờ gọi là miếu Cao Tiên (đằng sau Tỉnh Ủy, phố Xuân Trường thị
xã Cao Bằng). Bà Hồng Hậu, vợ Mạc Kính Vũ trơi đến Vương Phủ nhà Mạc
ở phố Cao Bình, dạt vào bờ được dân vớt lên chôn cất, sau lập miếu thờ, nay
là Miếu bà Hoàng ở cuối chợ Cao Bình. Cịn cơng chúa cả là Mạc Thị Tuyết
Lan khi chiến sự xảy ra, không kịp về Na Lữ được, bèn theo hai mẹ con bà
cấp dưỡng Trường quốc học Bản Thành về xã Nam Mẫu, Ba Bể, được tin cha
là Mạc Kính Vũ chưa chết nên nàng đã về thành Phục Hòa. Khi 2 chị em (đi
cùng con bà cấp dưỡng, về đến Phiêng Lầu thì bị ngất vì bị đói khát). Nùng
Tơng Lao nơi bản doanh của tướng Đinh Văn Tả được vua Lê giao cho ở Cao
Bằng để truy quét tàn quân Mạc, đang vây hãm thành Phục Hịa đã cứu cơng
chúa Tuyết Lan và con bà cấp dưỡng. Vì đẹp nết, đẹp người được làm tỳ thiếp
trong trướng của tướng Tả. Có những đêm nằm cạnh tướng Tả giãi bầy tâm
sự cùng Tuyết Lan. Quân Mạc đã đến bước đường cùng, nên lấy khoan dung
tạo lối thoát. Tướng Tả bàn với Tuyết Lan muốn khéo dài cuộc vây hãm thì
phải tổ chức sản xuất lấy lương thực ni qn và đề n lịng binh sĩ đỡ nhớ
nhà nên đã giao cho 2 cô tổ chức vui chơi giải trí, giữa quân và dân cùng cầy
cấy, khuyên binh lính ở lại lâu dài lấy vợ người bản địa. Trong những đêm
trăng sáng 2 cô tổ chức múa hát, lượn slướng, lượn Nàng Hai (nàng trăng).
Vua Lê nghi ngờ tướng Tả án binh bất động bèn hạ lệnh cho tướng Tả phải hạ
thành Phục Hòa vào mùa gặt năm 1685. Hai cô được tin nhảy xuống sông tự
vẫn. Cô cả Tuyết Lan viết một bức thư để lại, tự thư mình là cơng chúa cả vua
Mạc. Vì nặng ơn tướng Tả, không ủng hộ đánh thành là bất nghĩa, mà ủng hộ
chống lại cha mình là bất hiếu, nên kết liễu đời mình để giãi bày tấm lịng với
15
trời đất. Tướng Tả thương người đẹp tài hoa, tổ chức lễ tang chu đáo và tìm
cách thuyết phục nhà Mạc quy thuận nhà Lê.
Cuối năm 1685 thành Phục Hòa bỏ ngõ, quân Mạc hạ vũ khí xin hàng.
Tướng Tả binh sĩ nhà Mạc được đối sử tử tế, tìm nơi ẩn tích, cấp tiền gạo cho
về quê làm ăn. Tổng Lao được đổi tên thành xã Tiên Giao (Tuyết Lan đẹp
như nàng tiên lại đang hát) sau xã đổi tên thành xã Tiên Thành. Thành Phục
Hòa đổi là xã Quy Thuận (nhà Mạc quy thuận nhà Lê) và nay là xã Hòa Thuật
thị trấn huyện Phục Hòa.
Sau khi nhà Mạc quy phục nhà Lê, quan trấn thủ Cao Bằng là Lê Văn
Hải đã tâu xin đổi cung điện nhà Mạc là đền thờ vua Lê, tức vua Lê Lợi. Từ
đó, Đền vua Lê tồn tại cho đến ngày ngay
Ghi chú: Đinh Văn Tả quê Hải Dương. Hoàng Triều Ninh, Hồng Triều
Hoa q ở Thanh Hóa cầm qn ưu binh ở Thăng Long có cơng dẹp loạn năm
1645 nên vua Lê Phong là Tả Hữu Vệ điện tiền chỉ huy sứ, tước Vũ Lưu
Xuyên Bá . Quân ưu binh quê ở Thanh Hóa, Nghệ An quê của vua Lê - Chúa
Trịnh. Các Tướng này trên lên dẹp Mạc ở Cao Bằng.
1.2.3: Lịch sử nhân vật được thờ
Năm 1368 triều Nguyên bị nhân dân Trung Hoa đánh đổ, triều Minh –
một triều đại của Tộc Hán được thiết lập. Sau khi củng cố nền thống trị trong
nước, triều Minh lại đi vào vết cũ của các triều đại phong kiến phương Bắc
muốn phục hồi uy quyền của thiên triều đối với các bang “thu phục cả thiên
hạ” dưới quyền bá chủ của nhà Minh, với âm mưu bành chướng đó, từ cuối
thế kỉ XIV, nhà Minh đã ráo riết nhịm ngó xâm lược nước ta.
Ngày 19 tháng 11 năm 1406 quân Minh bắt đầu vượt biên xâm lược
nước ta. Trước sức tấn công mãnh liệt của quân Minh, nhà Hồ lúc này là Hồ
Quý Ly chỉ chống đỡ được nửa năm, sau đó đất nước ta rơi vào tay giặc.
Chúng bắt cha con họ Hồ đưa về Kim Lăng rồi đặt nước ta thành quận huyện.
16
Trước cảnh nước mất nhà tan, Lê Lợi – một người u nước, cương
trực đã từ lâu ni ý chí diệt giặc cứu nước, ông đã đem tất cả tâm huyết, hiến
dâng tài sản của mình cho việc thực hiện lý tưởng cao cả đó. Lê Lợi sinh ngày
6 tháng 8 năm Ất Sửu (tức ngày 10 tháng 9 năm 1385) là con trai thứ ba, cũng
là con út trong nhà. Cha sinh ra Lê Lợi húy là Khoáng, là người chí khí hào
hiệp, thương yêu dân chúng, chu cấp người nghèo, giúp đỡ những kẻ hoạn
nạn khó khăn nên được khắp vùng kính nể. Ngay từ khi cịn trẻ, Lê Lợi đã tỏ
ra là người thông minh dũng lược, đức độ hơn người. Vẻ người ông đẹp tươi
hùng vĩ, mắt sáng miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên, bả vai tả
có 7 nốt ruồi, bước đi nhẹ nhàng khoan thai, tiếng nói vang như tiếng chng.
Cả nhà đặt hy vọng vào người con trai út này, còn các bậc thứ giả biết ngay
Lê Lợi là một người phi thường.
Khi quân Minh đã đánh bại cha con Hồ Q Ly, Lê Lợi ngầm có trí
khơi phục non sơng nên hạ mình tơn người hiền, bỏ tiền ra nuôi binh sĩ, chiêu
nạp những anh hùng hào kiệt từ khắp nơi. Những hào kiệt thời ấy như Lê Văn
An, Lê Văn Linh, Nguyễn Trãi… đều nối tiếp nhau quy phục Lê Lợi đứng lên
khởi nghĩa. Năm 1416 tại miền núi rừng Lam Sơn – Thọ Xuân – Thanh hóa,
Lê Lợi cùng 18 người bạn chiến đấu thân tín nhất lập hội thề, ngyện một lịng
sống chết vì sự nghiệp đánh giặc cứu nước, lễ thề đó đặt cơ sở đầu tiên cho
việc tổ chức cuộc khởi ngĩa Lam Sơn. Ngày 7 tháng 2 năm 1418 (tức ngày 2
tháng Giêng năm Mậu Tuất) trong khơng khí tết cổ truyền của dân tộc ta, Lê
Lợi cùng với những người đồng chí chính thức dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn,
xưng là Bình Định Vương, truyền Hịch đi khắp nước kêu gọi nhân dân cứu
nước. Với lực lượng ban đầu không quá 2000 người “cơm ăn thì sớm tối
khơng được hai bữa, áo mặc thì đơng hè chỉ có một manh, khí giới thì thật tay
khơng” Phải đối địch với một qn đội đơng đảo có trang bị đầy đủ của giặc,
nghĩa quan nhiều lần bị vây vây khốn. Có lúc lương cạn hàng tuần, thủ lĩnh
17
Lê Lợi phải cho giết cả voi chiến và ngựa của mình để ni qn. Có lần bị
vây chặt, Lê Lai đã phải đóng giả Bình Định Vương Lê Lợi để mở đường cứu
chúa. Song, với lòng tự tin sắt đá của mình vào vận mệnh của dân tộc, tin việc
làm của mình là “thuận lịng trời” với sự hợp tri hợp mưu của nhân tài cả
nước, nghĩa quân đã vượt qua mọi thử thách để duy trì và mở rộng đị bàn. Sau
10 năm chiến đấu gian khổ “nằm gai nếm mật” bằng lối đánh “lấy ít địch
nhiều” cả vây thành và diệt viện, bằng những chiến thắng quyết liệt ở Chi
Lăng – Xương Giang, Cần Trạm, tiêu diệt hàng chục vạn viện binh giặc, cuối
cùng nghĩa quân Lam Sơn đã buộc giặc Minh trong các thành Đông Quan,
Tây Đơ, Cổ Lộng, Chí Linh phải đầu hàng.
Ngày 9 tháng 2 năm 1427 bại binh giặc bắt đầu rút, đến ngày 3 tháng 1
năm Mậu Thân (1428) quân Minh rút sạch khỏi bờ cõi. Vậy là sau hơn 20
năm phải sống dưới ách đô hộ ngoại bang, đất nước lại giành được độc lập.
ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi chính thức lên ngơi vua tại
điện Kính Thiên, thành Đông Đô (tức Hà Nội ngày nay)xưng là Thuận Thiên
Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ đại vương” đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên
hiệu, đại xá thiên hạ, ban bài Cáo Bình Ngơ. Khi đó ơng 43 tuổi, đây là sự mở
đầu một thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.
1.2.4 Sự kiện liên quan đến di tích
Trong thời kì thực dân pháp xâm lược, đền Vua Lê cũng là một trung
tâm bí mật của Đảng ta, năm 1936 đồng chí Hồng Đình Giong đã đứng ra
thành lập “Đoàn Thanh Niên Phản Đế”
Năm 1942 cũng tại đền Vua Lê đã tổ chức họp hội nghị chỉ đạo tỉnh uỷ
Cao Bằng, hội nghị gồm các đồng chí:
1. Đồng chí Lã
2. Đồng chí Hồng Sâm
3. Đồng chí Lê Tơ
18
4. Đồng chí Lê Khương
5. Đồng chí Dương Mạc Thạch
6. Đồng chí Lê Tịng
Hội nghị nhất trí cử đồng chí Lê Tịng làm bí thư
Năm 1944 nơi đây tổ chức họp hội nghị liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng.
Hội nghị này do đồng chí Lã cử hành cuộc họp và được nhất trí làm bí thư
Tháng 9 năm 1945 Đền vua Lê là nơi tập trung và tiễn đưa quân đi
Nam Tiến.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trường Đảng của tỉnh
Cao Bằng dựng lớp học ở phía trước đền, sau đó là Nhà máy Giấy Cao Bằng.
19
Chương 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐỀN
VUA LÊ
2.1: Giá trị kiến trúc
2.1.1: Không gian cảnh quan
Đối với bất kì cơng trình kiến nào, việc chọn khơng gian và cảnh quan
xung quanh là vô cùng quan trọng.
Đền vua Lê xây dựng theo hướng Đông Nam, hướng ra bờ sơng Máng,
dựa lưng vào gị con Long – một trong bốn gò lớn của Thành Na Lữ cổ xưa.
Hướng nhìn sơng dựa núi ngầm bao hàm ý nghĩa các sự vật dần dần phát triển
một cách vững chãi. Đây là hướng lí tưởng nhất vì xét theo góc nhìn địa lý
nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng ẩm mưa nhiều nên
hướng Nam sẽ tránh được rét mùa đông và tránh được nắng mùa hè, lại phù
hợp với quan niệm tâm linh của người Việt. Nó có màu đỏ lửa, của cuộc sống
độc lập, mặt khác, đây được coi là hướng của thần linh, thánh thần quay mặt
về hướng Nam để nghe thiên hạ, hướng của sự khởi nguyên trong sáng, của
trí tuệ, hướng của sự sinh sôi phát triển, hướng của đế vương.
Bên cạnh hướng xây dựng đền thì vị trí, thế đất dựng đền cũng không
kém phần quan trọng. Đất dựng đền cũng được cha ông ta lựa chọn theo
hướng phong thủy. Đền được xây trên lưng của con vật thiêng tiềm ẩn như
Long, Ly, Quy, Phượng. Đền vua Lê xây dựng trên gò “con Long” theo tên
gọi của người xưa, hai bên đền cũng có chỗ đất cao để làm “tay ngai”, phía
trước là sơng Máng – con sơng rộng và dài nhất Cao Bằng.
Nhà của người dân xung quanh chỉ xây song song hoặc xây phía sau
đền, thể hiện sự kính trọng đối với vua Lê Lợi. Qua đây, chúng ta thấy rằng:
việc chọn hướng đền là vô cùng quan trọng và Đền vua Lê cũng không phải
ngoại lệ.
20