Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Suu tap ve bo doi cong binh trong khang chien chong my

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
*********

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÌM HIỂU CƠNG TÁC SƯU TẦM TÀI LIỆU HIỆN VẬT VỀ
BỘ ĐỘI CÔNG BINH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
TẠI BẢO TÀNG CÔNG BINH

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Trần Đức Nguyên
Sinh viên thực hiện

: Đỗ Thị Hương

Lớp

: BT26B

HÀ NỘI – 2009


MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………..….3
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….....5
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu………………………………………..…5
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..….5
5. Bố cục bài tiểu luận…………………………………………………..….5
Chương 1: Khái quát về Binh chủng Công binh và Bảo tàng Công binh
1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Binh chủng Cơng binh và Bảo tàng


Cơng binh…………………………………………………………………..6
1.1.1 Q trình hình thành, phát triển của Binh chủng Cơng binh……...….6
1.1.2 Q trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Công binh……..…..8
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Công binh…………………….....10
1.2.1 Chức năng của Bảo tàng Công binh……………………………..….10
1.2.2 Nhiệm vụ của Bảo tàng Công binh………………………………....12
1.3 Nội dung trưng bày của Bảo tàng Công binh………………………....12
1.4 Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Công binh…………………………..….17
Chương 2: Công tác sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong
kháng chiến chống Mỹ của Bảo tàng Công binh
2.1 Tầm quan trọng của công tác sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng Công binh……...17
2.2 Kế hoạch sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng
chiến chống Mỹ…………………………………………………………...20
2.3 Quá trình nghiên cứu sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước……………………………….….23
2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị cho cuộc khảo sát sưu tầm…………………..…23
2.3.2 Khảo sát sưu tầm tại thực địa…………………………………….....24
2.3.3 Trở về Bảo tàng…………………………………………………..…28
2.4 Phương pháp sưu tầm………………………………………….….…..29


2.5 Tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh trong kháng chiến chống Mỹ mà
Bảo tàng sưu tầm được……………………………..…………………......30
2.5.1 Số lượng hiện vật………………………………………………..….30
2.5.2 Lập hồ sơ khoa học pháp lý trong quá trình sưu tầm hiện vật…..….32
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp để nâng cao chất lượng công
tác sưu tầm của Bảo tàng Công binh
3.1 Những thành tựu và điểm tồn tại trong công tác sưu tầm……….…....35
3.1.1 Thành tựu ……………………………………………….…….…....35
3.1.2 Điểm tồn tại…………………………………………………...….....36

3.2 Một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác sưu tầm của Bảo tàng
công binh……………………………………………………………..…...37
Kết luận……………………………………………………………..…....41
Tài liệu tham khảo………………………………………………..…......42
Phụ lục

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Nước ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, quá trình dựng nước cũng
là quá trình giữ nước. Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước dân tộc ta đã
phải đối phó với giặc ngoại xâm. Chúng ta đã phải trải qua các cuộc xâm
lược như là:chống phương Bắc đô hộ, chống Tống, chống Nguyên Mông,
chống Minh, rồi kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Quân dân
cả nước một lòng cùng nhau đánh giặc, khẳng định tinh thần độc lập tự chủ
của đất nước.
Trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” tương truyền là của Lý Thường kiệt,
ông đã khẳng định quyền độc lập tự chủ và tinh thần chống giặc ngoại xâm
của dân tộc:
“Sông núi nước Nam vua nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Hay như trong “Bình ngơ đại cáo”của Nguyễn Trãi, ơng cũng khẳng
định chủ quyền dân tộc và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân ta:
“ Như nước Đại Việt tâ từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc nam cũng khác”

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
Bác Hồ cũng có câu: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Truyền thống yêu nước đã ăn sâu vào máu thịt của người dân. Sau bao
nhiêu khó khăn vất vả dân tộc ta mới thốt khỏi nghìn năm phương Bắc đơ
hộ thì lại phải chụi sự xâm lược của thực dân Pháp và tiếp đó là đế quốc Mỹ.
Với truyền thống từ ngàn xưa quân và dân ta đã đứng lên chiến đấu với
những kẻ thù hơn hẳn chúng ta về mọi mặt. Với ý chí lịng tự hào dân tộc,


quân dân cả nước đồng sức đồng lòng đánh đuổi kẻ xâm lược đem lại chủ
quyền cho dân tộc.
Bộ đội Công binh một trong những Binh chủng ra đời sớm của Lực
lượng vũ trang thể hiện truyền thống của cha ông. Tham gia chiến đấu luôn
vận dụng hết trí tuệ sức lực của mình đảm bảo cho cuộc chiến. Mở các tuyến
đường giao thông, xây dựng thuyền bè, cầu phà dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào cũng đảm bảo cho giao thơng ln được thơng suốt. Dị gỡ bom mìn
đảm bảo độ an toàn cho trận chiến. Lớp người này hi sinh lại có lớp người
sau kế tiếp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông thông suốt rà phá bom
mìn phục vụ chiến đấu. Trực tiếp tham gia chiến đấu.
Lớn mạnh dần qua các cuộc chiến đấu Bộ đội Cơng binh càng thể hiện
rõ vai trị nhiệm vụ của mình, tiếp tục mở đường sửa đường sau mỗi trận
chiến, rà phá bom mìn, nghiên cứu phá các trang thiết bị hiện đại của giặc…
để đáp ứng được yêu cầu của cách mạng.
Bảo tàng Công binh ra đời phản ánh truyền thống của Binh chủng
Công binh, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc ln
đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho cuộc chiến: đảm bảo giao thông thuận
tiện đi lại dễ dàng, đảm bảo sự an tồn tránh gặp bom mìn của địch gài
bẫy…Muốn thực hiện được điều này Bảo tàng phải tiến hành nghiên cứu sưu

tầm các tài liệu hiện vật để giới thiệu với cơng chúng truyền thống u nước,
truyền thóng anh hùng của Bộ đội Cơng binh qua đó thực hiện chức năng của
Bảo tàng tuyên truyền giáo dục thông tin giải trí…
Với những lí do trên em dã chọn đề tài này, nó giúp em hiểu rõ hơn về
truyền thống yêu nước truyền thống anh hùng của Bộ đội Công binh, thấy
được tội ác của đế quốc Mỹ từ đó thêm yêu dân tộc mình hơn, quý trọng con
người Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu khái quát về Binh chủng công binh, Bảo tàng Công binh.


- Nghiên cứu công tác sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Cơng binh,
qua đó thấy được thực trạng của công tác sưu tầm. Đề xuất những biện pháp
khắc phục những điểm tồn tại cũng như phát huy những điểm tích cực trong
cơng tác sưu tầm của Bảo tàng Công binh.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội Công binh
trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ tại Bảo tàng Công binh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các loại sách, báo, khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến
công tác sưu tầm.
- Phương pháp khảo sát thực tế tại Bảo tàng, thống kê số liệu hiện vật,
chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập tài liệu.
5. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung
của bài tiểu luận được chia thành các chương sau:
Chương 1: Khái quát về Binh chủng công binh và Bảo tàng công binh
Chương 2: Công tác sưu tầm tài liệu hiện vật về bộ đội công binh trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp để nâng cao chất lượng công tác

sưu tầm của Bảo tàng Công binh.

Chương 1
Khái quát về Binh chủng công binh và Bảo tàng cơng binh
1.1 Q trình hình thành, phát triển của binh chủng cơng binh và Bảo
tàng cơng binh.
1.1.1 Q trình hình thành, phát triển của Binh chủng công binh


Gần 60 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, đến nay bộ đội Công
binh một trong những binh chủng kỹ thuật đầu tiên của lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ đã vượt qua mn vàn khó khăn gian khổ, hi sinh xây dựng Binh
chủng ngày càng lớn mạnh, để hồn thành nhiệm vụ được giao góp cơng vào
cơng cuộc giải phóng dân tộc.
Từ một hệ thống các tổ, đội ban phá hoại với những phương tiện kỹ
thuật ít ỏi ban đầu thu được của địch những cán bộ và nhân viên kỹ thuật
Công binh đầu tiên đã hình thành, bắt đầu thu nhặt bom đạn lép thu gom
đồng gang để chế tạo mìn lựu đạn…phong trào phá hoại,làm cản, chế tạo
bom mìn đã ra đời các đội chuyên môn làm cản, đội phá hoại, đội chế tạo vũ
khí…sau này đã chuyển thành các đơn vị cơng binh.
Ngày 25/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh 34 quy định tổ
chức Bộ quốc phòng, trong các cục chun mơn có Cơng chính giao thơng
Cục. Điều 13 của sắc lệnh 34 có quy định “Cơng chính giao thơng Cục có
nhiệm vụ tổ chức và thi hành việc vận tải, thông tin, vẽ bản đồ áp dụng vào
việc chun mơn cầu cống đường xá máy móc” …từ đó ngày 25/3 trở thành
ngày truyền thống của công binh Việt Nam, Cơng binh Việt Nam ngày càng
phát triển nhanh chóng.
Sau hiệp định sơ bộ 6/3/1946 thực dân Pháp tiếp tục gây chiến nhằm
thơn tính nước ta.Trước tình hình này ngày 20/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí

Minh ra lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến. Đáp ứng lời kêu gọi công tác phá
hoại được triển khai sôi nổi. Các lực lượng vũ trang có Cơng binh làm nịng
cốt đã triệt để phá hoại. Công binh Việt Nam trưởng thành dần, lớn mạnh
dần cả về số lượng và chất lượng qua các chiến dịch.
Trong công tác chuẩn bị cuộc tiến công chiến lược năm 1953-1954 mở
đường có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bộ đội Công binh cùng hàng chục
vạn dân công hàng ngàn xe thồ, thuyền bè đã sôi nổi phá đá làm đường bắc
cầu trên các con đường lên Tây Bắc xuống khu 3 vào khu 4 vượt núi cao


sơng sâu vượt mn vàn khó khăn gian khổ giành thắng lợi to lớn cho chiến
dịch.
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi trong cuộc chiến đấu quyết liệt và
vinh quang ấy Bộ đội Cơng binh đã trưởng thành và có những đóng góp to
lớn “Đội Cơng binh mở đường thắng lợi, suốt mùa hè không nghỉ giữ vững
giao thông, không có con đường ấy khơng có chiến dịch này” sau thắng lợi
đó lực lượng cơng binh tiếp tục vừa xây dựng, vừa phục vụ nhiệm vụ trước
mắt, vừa chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo trong kháng chiến chống Mỹ
Bộ đội Cơng binh nhanh chóng nắm bắt làm chủ được các phương tiện kỹ
thuật tiên tiến hiện đại của địch. Bộ đội Công binh đã anh dũng bền bỉ khắc
phục mọi khó khăn gian khổ triển khai các phương tiện trang bị kỹ thuật
đảm bảo giữ vững mạch máu giao thông thông suốt phục vụ tác chiến hiệp
đồng các quân binh chủng đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân và hải quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc năm 1972.
Trong cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 Bộ đội Công
binh đã nhanh chóng tổ chức và phát triển hệ thống giao thơng chiến lược
nối liền các chiến trường đảm bảo giao thông trên các tuyến đường, bến phà
trọng điểm mạch máu giao thông thông suốt từ miền Bắc đến các chiến
trường miền Nam góp phần làm nền thắng lợi vang dội của dân tộc ta.
Ngày 20/10/1976 bộ đội công binh đã được Đảng, Nhà nước tuyên

dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và huân chương Hồ
Chí Minh.
Trong sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã và đang đạt được những
thành tựu quan trọng xong cịn nhiều khó khăn thử thách địi hỏi phải tăng
cường bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao sức mạnh chiến đấu vươn lên
làm chủ khoa học kĩ thuật giữ vững và phát huy bản chất cách mạng truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Công binh


Binh chủng Công binh là một trong những Binh chủng ra đời sớm của
Quân đội Nhân dân Việt Nam. Với 57 năm xây dựng chiến đấu và trưởng
thành lực lượng Cơng binh đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp
cách mạng của dân tộc với niềm tự hào về truyền thống “Mở đường thắng lợi”.
Đảng Ủy,Bộ Tư Lệnh công binh rất quan tâm và coi trọng công tác
tuyên truyền, giáo dục truyền thống binh chủng cho các thế hệ cán bộ chiến
sĩ và quần chúng nhân dân trong và ngồi nước. Chính vì vậy từ những năm
đầu của thập kỉ 60 Binh chủng Công binh đã chú trọng xây dựng phòng
truyền thống làm nơi lưu giữ và giới thiệu lịch sử truyền thống binh chủng
bằng hiện vật gốc, tài liệu gốc, hình ảnh thật có giá trị lịch sử.
Việc bảo tồn lưu giữ các di sản văn hóa lịch sử đồng thời phát huy
những giá trị truyền thống tốt đẹp q báu đó là điều vơ cùng cần thiết để
lưu giữ phát huy truyền thống tốt đẹp quý đó là điều vơ cùng cần thiết để lưu
giữ phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại
xâm của ông cha ta từ xưa tới nay muốn cho thế hệ trẻ và bạn bè Quốc tế
biết được những hi sinh mất mát lớn lao tinh thần anh hùng bất khuất của
quân và dân ta cũng như tội ác của giặc từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác.
Thực hiện quyết định của Tổng cục Chính trị năm 1983 Bộ Tư Lệnh
công binh tiến hành xây dựng Nhà bảo tàng và tổ chức trưng bày hiện vật.
Ngày 25/3/1986 nhân kỉ niệm 40 năm thành lập Binh chủng công binh

Bảo tàng cắt băng khánh thành và mở cửa đón khách tham quan, học tập,
nghiên cứu tại địa chỉ 395 Đội Cấn Hà Nội.
Được sự quan tâm của Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh Bảo tàng Công binh từ
khi thành lập 1986 đến nay đã trải qua 3 lần cải tạo nâng cấp vào các năm
1900, 1996, 2001. Đồng thời cịn đón hàng triệu khách tham quan trong
nước và quốc tế, tham quan qua các đợt triển lãm lưu động mang tầm cỡ
quốc gia năm 1994, 2000, 2001, 2002 và nhiều triển lãm khác qua đó phát
huy tốt tính tun truyền giáo dục của Bảo tàng. Bảo tàng đã thực sự là một


nơi nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống giàu tính thuyết phục và
tin cậy của Binh chủng Cơng binh.
Tuy đã trải qua 3 lần cải tạo nâng cấp nhưng Bảo tàng vẫn cịn có mặt
hạn chế nhất định. Vẫn còn nằm chung với Cơ quan Bộ Tư Lệnh, khách
tham quan học tập nghiên cứu việc ra vào chưa thực sự thuận lợi. Để khắc
phục những mặt còn hạn chế đáp ứng yêu cầu khách tham quan, đến học tập
nghiên cứu giải trí là một nhiệm vụ cấp thiết vì vậy năm 2004 Bảo tàng đã
tiến hành xây dựng với quy mô lớn hơn đặt ở địa điểm rộng hơn.
Ngày 25/3/2006 Bảo tàng được khánh thành nhân kỉ niệm 60 năm
truyền thống Binh chủng với diện tích trưng bày là 2000m2 trong đó diện
tích sàn là 1000m2, diện tích kho lưu giữ bảo quản là 500m2 và phần trưng
bày ngoài trời là 5640m2. Bảo tàng nằm ở địa điểm 290 Lạc Long Quân –
Tây Hồ Hà Nội. Đảng Ủy Bộ tư Lệnh công binh đã và đang quyết tâm từng
bước đưa Bảo tàng đi vào hoạt động có nề nếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho khách tham quan học tập nghiên cứu.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng công binh
1.2.1 Chức năng của Bảo tàng công binh
Bảo tàng công binh cũng là một thiết chế xã hội do đó nó cũng mang
chức năng chung của thiết chế. Những chức năng cơ bản:
*Chức năng tài liệu hóa khoa học

Các nhà Bảo tàng học Liên Xô cho rằng: “Tài liệu hóa khoa học là
việc nghiên cứu thu thập lựa chọn những tài liệu hiện vật gốc tiêu biểu cho
những giai đoạn cả quá trình phát triển của hiện tượng đó, đó là việc lập hồ
sơ lý lịch khoa học, miêu tả tài liệu văn kiện về hiện vật đó, là viêc đảm bảo
đầy đủ những thủ tục quy định về mặt khoa học pháp lý nhằm gìn giữ lâu dài
những hiện vật đó trong Bảo tàng để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa
học”.
Như vậy tài liệu hóa khoa học ở Bảo tàng Công binh là nghiên cứu
sưu tầm các tài liệu, hiện vật gốc về quá trình chiến đấu trưởng thành và


chiến thắng của Bộ đội Công binh trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời lập hồ sơ khoa học, đảm bảo
việc pháp lý cho hiện vật gìn giữ lâu dài và phát huy tác dụng của hiện vật.
*Chức năng bảo vệ các tài liệu hiện vật gốc
Hiện vật Bảo tàng là cơ sở vật chất để hình thành, tồn tại và phát triển
của Bảo tàng. Bởi vậy việc bảo vệ hiện vật đồng nghĩa với việc bảo vệ sự
tồn tại và phát triển của bảo tàng. Trước hết phải bảo vệ về mặt pháp lý cho
các hiện vật bảo tàng, lập các văn bản pháp lý cho hiện vật và đăng kí hiện
vật vào sổ đăng kí của bảo tàng với đầy đủ các tiêu chí và nguyên tắc nghiệp
vụ.
Bảo vệ hiện vật là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Giữ cho hiện vật
tồn tại lâu dài trước tác động của tự nhiên môi trường hoặc sự phá hoại của
con người. Muốn thực hiện chức năng này công tác bảo quản phải đầu tư
hợp lý.
Mặc dù Bảo tàng cơng binh biên chế cán bộ cịn ít chỉ gồm 7 đồng chí
song công tác bảo quản ở đây luôn được coi trọng. Việc kiểm tra hiện vật lau
chùi vệ sinh được tiến hành thường xuyên.
*Chức năng nghiên cứu khoa học

V.L Lê Nin đã viết: khơng có công tác nghiên cứu khoa học, các Bảo
tàng không thể đem lại tri thức cần thiết cho nhân dân chúng ta. Hoạt động
của Bảo tàng phải là một hoạt động nghiên cứu khoa học vì đó là một hoạt
động sản sinh ra tri thức mới và cung cấp nguồn tư liệu để sản sinh ra tri
thức mới.
Đối với Bảo tàng cơng binh nghiên cứu khoa học chính là nghiên cứu
các sự kiện và chiến công của Bộ đội Công binh trong chiến tranh và trong
hịa bình nhằm hỗ trợ cho công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu
nước cách mạng vận dụng những kết quả nghiên cứu đó để trưng bày giới
thiệu với khách tham quan.


*Chức năng giáo dục và phổ biến tri thức khoa học
Giáo dục của Bảo tàng là phổ biến tri thức giáo dục tình cảm, giáo dục
thẩm mĩ cung cấp cho công chúng các dữ liệu đã được lựa chọn sắp xếp theo
chủ định làm cho người xem lĩnh hội được những tri thức mới tạo cho họ
những cảm xúc và óc thẩm mĩ làm giàu thêm trí tuệ và tâm hồn họ.
Giáo dục và phổ biến khoa học của Bảo tàng công binh dựa trên các tài
liệu hiện vật gốc đã được tư liệu hóa một cách khoa học thơng qua trưng bày
nhằm tuyên truyền giáo dục những thành tích chiến đấu và trưởng thành của
Bộ đội Công binh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc trong thời kì cơng
nghiệp hịa hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, Bộ
quốc phòng và sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư Lệnh Binh chủng công binh
đến đông đảo quần chúng nhân dân.
1.2.2 Nhiệm vụ của Bảo tàng công binh
Bảo tàng Công binh thuộc loại hình lịch sử xã hội và loại hình Bảo
tàng cơng cộng vì vậy Bảo tàng đảm nhiệm nhiệm vụ tương tự như các Bảo
tàng khác thuộc loại hình này. Đây chính là cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học, sưu tầm bảo quản giới thiệu giáo dục những thành tích chiến đấu

sự trưởng thành của Binh chủng Công binh qua hai cuộc kháng chiến chống
pháp và Mỹ cũng như sau ngày đất nước thống nhất tới khách tham quan
trong và ngồi nước thơng qua hệ thống tài liệu hiện vật gốc trưng bày tại
Bảo tàng.
Bảo tàng Công binh nằm trong sự quản lý của Bộ quốc phòng thuộc
hệ thống Bảo tàng lực lượng vũ trang. Đây vừa là một thiết chế văn hóa lại
vừa là một đơn vị của binh chủng vì vậy Bảo tàng có nhiệm vụ thực hiện
cơng tác Đảng cơng tác chính trị. Trong quân đội là nơi học tập của các
chiến sĩ trong binh chủng.
Xác định được nhiệm vụ từ đó Bảo tàng công binh đề ra kế hoạch
trước mắt và lâu dài nhằm phát triển đúng hướng và nâng cao hơn nữa các


hoạt động của mình. Điều này giúp Bảo tàng đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ của một bảo tàng lịch sử xã hội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Binh
chủng giao phó. Ngày càng thu hút đơng đảo khách tham quan. Bảo tàng đã
và đang nỗ lực để bắt kịp xu hướng của thời đại.
1.3 Nội dung trưng bày của Bảo tàng công binh
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình Bảo tàng đã tận dụng tối
đa diện tích của mình cho khâu trưng bày. Qua khâu trưng bày khách tham
quan học tập nghiên cứu thấy được ý nghĩa của những hiện vật thấy được sự
hi sinh gian khổ của quân dân ta cũng như tội ác của giặc.
Hệ thống trưng bày của Bảo tàng được chia làm hai phần chính: phần
trưng bày trong nhà và trưng bày ngoài trời.
Nhà trưng bày gồm 4 tầng mỗi tầng trưng bày một hay nhiều đề mục,
mỗi đề mục có nhiều chủ đề. Tuy nhiên tuyến tham quan của Bảo tàng
không đi theo tầng mà theo bố cục theo dòng lịch sử.
*Phần trưng bày trong nhà
Phần khánh tiết
Đầu tiên là gian long trọng – khánh tiết của bảo tàng. Phần này thâu

tóm tồn bộ tinh thần nội dung của hệ thống trưng bày. Trung tâm của gian
khánh tiết tại Bảo tàng là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đi trên một nhịp
cầu do Bộ đội Cơng binh bắc. Phía sau là lá cờ “Mở đường thắng lợi”. Đó là
bốn chữ vàng Bộ đội Công binh được Bác Hồ khen tặng 1952 sau khi kết
thúc chiến dịch Tây Bắc với những thành tích xuất sắc của mình.Từ đó mở
đường thắng lợi trở thành truyền thống vẻ vang của Bộ đội Công binh Việt
Nam. Bên trái tượng Bác là bức phù điêu thể hiện truyền thống của Bộ đội
Công binh, bên phải là bức phù điêu thể hiện nhiệm vụ của Bộ đội Công
binh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đề mục I: Bộ đội công binh trong kháng chiến chống Pháp.
Trong đề mục này Bảo tàng trưng bày hai chủ để lớn:


- Chủ đề 1: Bộ đội cồng binh ra đời đảm bảo chiến đấu và chiến đấu
trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
+ Tiêu đề 1: Thực dân Pháp trở lại xâm lược.
+ Tiêu đề 2: Sự ra đời của bộ đội công binh Việt Nam.
+ Tiêu đề 3: Nhân dân và lực lượng vũ trang các địa phương thực
hiện tiêu thổ kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Tiêu đề 4: Bộ đội công binh xây dựng để đánh địch.
- Chủ đề 2: Bộ đội cơng binh góp phần cùng toàn dân, toàn quân giành
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Tiêu đề 1: Bộ đội công binh bảo đảm chiến đấu và chiến đấu
trong chiến dịch.
+ Tiêu đề 2: Bộ đội công binh bảo đảm chiến đấu và chiến đấu
trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và đỉnh cao là chiền dịch Điện Biên
Phủ.
Đề mục II: Bộ đội công binh trong kháng chiến chống Mỹ.
Gồm 4 chủ đề lớn:

- Chủ đề 1: Bộ đội công binh trong giai đoạn 1954-1964
+ Tiêu đè 1: Bộ đội công binh cùng tồn dân miền Bắc xây dựng
các cơng trình trọng điểm giúp dân phòng chống thiên tai
+ Tiêu đề 2: Xây dựng lực lượng cơng binh trong thời bình
+ Tiêu đề 3: Bộ đội công binh phát triển lực lượng tham gia chiến
đấu và bảo đảm chiến đấu cùng các lực lượng vũ trang ở miền Nam góp
phần đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” của đề quốc Mỹ.
- Chủ đề 2: Bộ đội công binh trong giai đoạn 1964-1968
+ Tiêu đề 1: Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam
+ Tiêu đề 2: Bộ đội công binh huấn luyện sẵn sàng chiến đấu phát
triển lực lượng bảo đảm giữ vững mạch máu giao thông.
+ Tiêu đề 3: Bộ đội công binh tham gia nghiên cứu dị gỡ bom mìn
bảo đảm giao thông.


- Chủ đề 3: Bộ đội cơng binh góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh” và cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ từ
1968-1972.
+ Tiêu đề 1: Bộ đội công binh cùng toàn quân, toàn dân đánh bại
cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 của đế quốc Mỹ từ 1968-1972.
+ Tiêu đề 2: Bộ đội công binh tham gia chiến đấu bảo đảm giao
thông mở đường Trường Sơn.
+ Tiêu đề 3: Bộ đội công binh tham gia các chiến dịch đặc biệt là
chiến dịch Quảng trị .
- Chủ đề 4: Bộ đội công binh tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân năm 1975 bảo đảm cơ động chiến đấu và chiến đấu trong chiến
dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
+ Tiêu đề 1: Bộ đội công binh tham gia bảo đảm chiến dịch Tây
Nguyên từ 4/3 đến 24/3/1975.
+ Tiêu đề 2: Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

+ Tiêu đề 3: Bộ đội công binh chiến đấu và chiến đấu trong chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đề mục III: Bộ đội công binh trong công cuộc xây dựng bảo vệ và cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Bảo tàng trưng bày 2 chủ đề:
- Chủ đề 1: Bộ đội công binh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Tiêu đề 1: Huấn luyện chiến đấu xây dựng Binh chủng chính quy
+ Tiêu đề 2: Bộ đội công binh tham gia xây dựng các cơng trình
chiến đấu bảo đảm chiến đấu và chiến đấu bảo vệ biên giới tổ quốc
+ Tiêu đề 3: Tham gia khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ phát
triển kinh tế.
- Chủ đề 2: Bộ đội công binh trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa tứ 1986 đến nay.


+ Tiêu đề 1: Huấn luyện xây dựng bộ đội cơng binh bằng cách
mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
+ Tiêu đề 2: Bộ đội công binh xây dựng công trình quốc phịng
tham gia xây dựng các cơng trình kinh tế kết hợp với quốc phòng.
+ Tiêu đề 3: Bộ đội cơng binh với nhiệm vụ phịng chống thiên tai
cứu hộ cứu nạn bảo đảm giao thông phục vụ đời sống dân sinh.
+ Tiêu đề 4: Bộ đội công binh nghiên cứu khoa học cải tiến kỹ
thuật phục vụ binh chủng quân đội phục vụ dân sinh.
Đề mục IV: Bộ đội cơng binh với Bác Hồ
- Chủ đề 1: Tình cảm Bác Hồ dành cho bộ đội công binh
- Chủ đề 2: Tình cảm nhiệm vụ vinh dự của bộ đội công binh với Bác Hồ.
Đề mục V: Bộ đội công binh thực hiện nghĩa vụ quốc tế và quan hệ đối
ngoại quân sự.
Đề mục VI: Trưng bày bom mìn trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam gồm các chủ đề.

- Chủ đề 1: Thảm họa bom mìn trong các cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam gây ra.
- Chủ đề 2: Hoạt động dị tìm xử lý bom mìn của bộ đội công binh
Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tế đất nước.
- Chủ đề 3: Các chủng loại bom mìn đã được sử dụng qua các cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Chủ đề 4: Hoạt động giáo dục cộng đồng về ý thức cảnh giác đối với
hiểm họa bom mìn cịn sót lại sau chiến tranh gây ra.
- Chủ đề 5: Hợp tác quốc tế trong hoạt động khắc phục hậu quả bom
mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.
*Trưng bày ngồi trời
Với diện tích 5640m2 Bảo tàng trưng bày các loại khí tải cơng binh đã
sử dụng trong huấn luyện, chiến đấu lập công xuất sắc trong hai cuộc kháng


chiến chống Pháp và chống Mỹ cùng một số hiện vật trong khắc phục hậu
quả sau chiến tranh và trong xây dựng đất nước. Bảo tàng trưng bày 1 chiếc
xe lội nước V003, một chiếc canô Y434, một chiếc máy húc C-100
1.4 Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Công binh
- Số lượng: 7 người
Bao gồm: 1 Giám đốc, 2 cán bộ sưu tầm trưng bày, 1 cán bộ kiểm kê bảo
quản, 3 cán bộ tuyên truyền.
- Tổ chức: chia làm 3 phòng ban
+ Phòng sưu tầm – trưng bày
+ Phịng kiểm kê bảo quản
+ Phịng tun truyền

Chương 2
Cơng tác sưu tầm tài liệu hiện vật về bộ đội công binh trong

kháng chiến chống Mỹ của Bảo tàng công binh
2.1 Tầm quan trọng của công tác sưu tầm hiện vật tại Bảo tàng cơng binh
Theo giáo trình cơ sở Bảo tàng học(1990), khoa Bảo tàng,Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, trang 3 thì: “Cơng tác sưu tầm là khâu quan trọng được


coi là bước đi đầu tiên trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng, gắn
với các khâu công tác khác tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh nhằm
đảm bảo cho bảo tàng ra đời tồn tại và phát triển”.
Nằm trong khối chung nên công tác sưu tầm hiện vật đối với Bảo tàng
Công binh cũng rất quan trọng. Nó đảm bảo điều kiện cho Bảo tàng ra đời
tồn tại phát triển. Đồng thời lưu giữ những hiện vật thể hiện truyền thống
yêu nước truyền thống anh hùng của dân tộc của Bộ đội Công binh. Thông
qua hiện vật mà Bảo tàng thực hiện được những chức năng của mình.
Hiện vật bảo tàng là một bằng chứng chung thực tố cáo tội ác của đế
quốc Mỹ. Với một lượng lớn bom mìn Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam, rải khắp chiến trường gây ra những thiệt hại nặng nề cả
về người và của.
Thông qua những hiện vật khách tham quan phần nào hình dung được
quy mô sức hủy diệt của chúng đối với nhân dân ta. Đây chính là bằng
chứng thuyết phục về tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
Những hiện vật bảo tàng còn chứa đựng giá trị nhân văn sâu xa: Chính
nghĩa bao giờ cũng thắng phi nghĩa dù thế lực phi nghĩa có sức mạnh lớn
như thế nào. Mỹ đã sử dụng khối lượng bom mìn với sức hủy diệt lớn rải
xuống hai miền với hy vọng ta nhanh chóng khuất phục và trở thành thuộc
địa kiểu mới của Mỹ. Nhưng với truyền thống yêu nước từ ngàn xưa quan
dân cả nước đã vùng lên đánh giặc, chống lại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ
xâm lược. Qua đây ta thấy được tinh thần yêu nước truyền thống hào hùng
của dân tộc,trải qua biết bao gian nan thử thách nhưng quân dân ta vẫn kiên
cường bất khuất chịu đựng gian khó khơng lùi bước trước kẻ thù. Nó đã tạo

nên giá trị văn hóa của dân tộc khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người thời
đại Hồ Chí Minh.
Qua hiện vật Bảo tàng thực hiện chức năng của mình. Góp phần giáo
dục các chiến sĩ trong binh chủng về thành tích và truyền thống anh hùng
của Bộ đội Công binh-nhiệm vụ binh chủng đảm nhận là rà phá bom mìn


nhiệm vụ nặng nề và nguy hiểm. Giáo dục cho thế hệ sau biết được truyền
thống anh hùng, từ đó xây dựng và phát huy truyền thống anh hùng của dân
tộc. Ln đứng về cái thiện cái chính nghĩa đấu tranh chống lại cái ác.
Hiện vật bảo tàng đem đến lượng thông tin cho khách tham quan cho
những nhà nghiên cứu, lưu giữ lại những hiện vật là bằng chứng chung thực
với lịch sử dân tộc. Phục vụ nhu cầu giải trí cho khách tham quan.
2.2 Kế hoạch sưu tầm tài liệu hiện vật về Bộ đội công binh trong kháng
chiến chống Mỹ
Trước khi xây dựng Bảo tàng
Ý thức được việc sưu tầm những hiện vật tư liệu truyền thống của binh
chủng nhằm tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ cán bộ chiến sĩ trong quân
đội và nhân dân lãnh đạo và chỉ huy các cấp từ Bộ Tư Lệnh đến các lữ đồn
nhà trường đã tổ chức cơng tác sưu tầm, quản lý giữ gìn trưng bày giới thiệu
hiện vật ở các phòng truyền thống và các cuộc triển lãm ở các đơn vị phục
vụ mọi đối tượng đến tham quan.
Trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh Bộ Tư Lệnh đã cử một số
cán bộ làm nhiệm vụ sưu tầm trên các chiến trường đi cùng các đơn vị chiến
đấu để thu nhận hiện vật phục vụ cho công tác bảo tàng và tổng kết biên
soạn lịch sử của binh chủng. Những năm đầu của thập kỉ 70 việc sưu tầm
hiện vật đã trở thành phong trào quần chúng ở các đơn vị. Sau khi miền Nam
hoàn tồn giải phóng cơng tác sưu tầm được chú ý và trọng hơn. Nhiều cán
bộ được cử đến các địa bàn trước đây chưa có điều kiện sưu tầm để gặp các
nhân chứng thu thập tài liệu hiện vật.

Sau khi xây dựng Bảo tàng
Sau ngày khánh thành (25/3/1986) Bảo tàng Công binh tiếp tục tổ
chức nhiều đợt sưu tầm ngắn hạn và dài hạn. Đáng kể là đợt sưu tầm từ 2
đến 5 tháng ở các địa bàn đơn vị công binh. Từ Điện Biên, Thái Nguyên, Hà
Tuyên, Lạng Sơn,Quảng Ninh, Hịa Bình đến các đơn vị phía nam từ thành


phố Hồ Chí Minh,Bến Tre, Kon Tum, Bn Mê Thuật, Quảng Trị…đến đất
bạn Lào, Campuchia tổ chức vận động các ban liên lạc cựu chiến binh ở các
địa phương các đơn vị các tổ chức cá nhân hưởng ứng cuộc vận động đóng
góp hiện vật tư liệu ý kiến để xây dựng Bảo tàng Công binh.
Kế hoạch sưu tầm của Bảo tàng công binh được thực hiện trên cơ sở
sự đồng ý và phê duyệt của Thủ trưởng Cục Chính trị, Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh.
Thông qua kế hoạch năm của Bảo tàng và Cục Chính trị.
Năm 2006 Bảo tàng lập kế hoạch tổ chức sưu tầm tại các đơn vị trong
và ngoài binh chủng trong tất cả các giai đoạn với mục đích:
- Thực hiện cơng tác Đảng, cơng tác chính trị của binh chủng
- Nhu cầu xây dựng các bộ sưu tập mới và những bộ sưu tập đã có
nhưng cịn thiếu về số lượng.
- Mở rộng xây dựng kho cơ sở
- Hiện vật trưng bày cần thay thế bổ sung
- Đáp ứng nhu cầu cho các cuộc triển lãm lưu động tại các đơn vị công
binh trong tồn qn.
- Phục vụ cho cơng tác xếp hạng nâng hạng bảo tàng theo đúng tiêu
chí của Cục Di sản Văn hóa
- Xây mới và mở rộng các khu trưng bày
Kế hoạch sưu tầm được tổ chức và thực hiện một cách chặt chẽ và
phải được thông qua ở tất cả các cấp chức năng của Bộ Tư Lệnh công binh.
Địa điểm sưu tầm: sưu tầm hiện vật tại các đơn vị cơng binh tồn
qn: Lữ đồn 513 QK3, trung đoàn 131 QCHQ, lữ đoàn 575QK1, trung

đoàn 219( QĐ2)
Sưu tầm tại các Bảo tàng bạn khu vực phía Bắc: Bảo tàng Quân chủng
Hải quân(khảo sát, thống kê, chụp ảnh các tư liệu hiện vật công binh hải
quân tập chung chủ yếu vào các trang thiết bị rà phá bom mìn, thủy lôi giai
đoạn kháng chiến chống Mỹ từ 1964 đến 1972)



×