Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn pháp luật về bảo vệ người lao động việt nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực tiễn tại tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 115 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

THÁI ĐOÀN MINH NHỰT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ : 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG - 2023


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

THÁI ĐOÀN MINH NHỰT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ : 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO MỘNG ĐIỆP
TS. PHÍ THỊ THANH TÂM



BÌNH DƯƠNG - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi được sự hướng dẫn
khoa học của TS. Đào Mộng Điệp và TS. Phí Thị Thanh Tâm. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố bất kỳ hình thức nào
trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn
và chú thích nguồn gốc.
Tôi chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Bình Dương, ngày...…tháng……năm 2023
Tác giả

Thái Đồn Minh Nhựt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình từ nhà Trường, cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cá nhân. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các thầy cô giáo, Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một và các
thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chun đề của tồn khóa học đã tạo điều kiện,
đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn

thạc sĩ.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Mộng Điệp và TS. Phí Thị
Thanh Tâm - Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tác giả tiến hành các
hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này.
Với thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, thực tiễn cơng tác lại vô cùng sinh
động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các
ý kiến đóng góp từ các q thầy cơ.
Bình Dương, ngày……tháng……năm 2023
Tác giả

Thái Đoàn Minh Nhựt

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do thực hiện đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 4
2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 4
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 4
2.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 5
3.1. Đề tài khoa học ............................................................................................... 5
3.2. Luận án, Luận văn........................................................................................... 5
3.3. Sách báo và các tài liệu khác .......................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát ...................................................... 9
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 9

4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 10
4.3. Các chỉ tiêu khảo sát ..................................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 10
6. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 12
7. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................ 12
7.1. Ý nghĩa về mặt khoa học ............................................................................... 12
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 12
8. Bố cục luận văn nghiên cứu ............................................................................. 12
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI
LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI ........................ 14
1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng ............................................................................................. 14
1.1.1. Khái quát về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng ...................................................................................................................... 14
1.1.2. Khái quát về bảo vệ người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng ............................................................................................................... 25
1.2. Khái quát pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng ............................................................................................. 30

iii


1.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng ......................................................................... 30
1.2.2. Khung pháp lý điều chỉnh bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng .................................................................................... 33
1.2.3. Các nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .................................................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 44
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG

VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG VÀ THỰC
TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNGError!
Bookmark
not
defined.
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng ............................................................................................. 45
2.1.1. Quy định pháp luật về hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng ................................................................................. 45
2.1.2 Biện pháp bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng ............................................................................................................... 58
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngồi theo hợp đồng tại tỉnh Bình Dương ............................................... 62
2.2.1. Kết quả áp dụng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng tại tỉnh Bình Dương ............................................... 62
2.2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại tỉnh Bình Dương............................. 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 77
Chương 3. HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở
NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG ................................................................ 78
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng ......................................................................... 78
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng ................................................................................. 81
3.2.1. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng ............................................................................................................... 81
3.2.2. Biện pháp bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng ............................................................................................................... 85


iv


3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật nhằm bảo vệ người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ............................................. 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 92
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... vi

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài từ xưa đến nay ln chiếm
một phần đóng góp quan trọng trong nền kinh tế đất nước ta. Trong những năm
gần đây, khi mà q trình hội nhập hóa - tồn cầu hóa dần trở thành xu hướng phát
triển chung mà các quốc gia trên tồn thế giới hướng tới, trong đó có cả Việt Nam,
tình trạng người lao động Việt Nam lựa chọn xuất ngoại ra nước ngoài làm việc
trở nên đơn giản và phổ biến hơn. Với ưu thế là xã hội hịa bình và phát triển,
khơng phát sinh chiến tranh, cộng thêm nền ngoại giao Việt Nam đạt được những
thành tựu liên tiếp trong những năm gần đây như: Việt Nam tham gia vào tổ chức
WTO năm 2007, ký kết hiệp định CPTPP (hiệu lực vào 14/1/2019), ký kết hiệp
định EVFTA mới đây (hiệu lực 1/8/1020)…đã giúp cho hoạt động đăng ký xuất
khẩu lao động của người lao động Việt Nam trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Cùng
với những thuận lợi về mặt di chuyển hiện nay và chính sách ngoại giao thuận lợi
như trên, hoạt động xuất khẩu lao động đã và đang trở thành một trong những lựa
chọn đầy hứa hẹn dành cho bộ phận người lao động của nước ta.
Xuất khẩu lao động đã mở ra một con đường mới giúp cho người lao động
của nước ta có thể thay đổi tình trạng kinh tế của gia đình, cải thiện và nâng cao

chất lượng sinh hoạt trong cuộc sống. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu lao động
cũng là một cơ hội để thể hệ trẻ có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc trong những
mơi trường chuyên nghiệp của các nước phát triển trên thế giới, tiếp xúc nhiều hơn
với những kỹ thuật tiên tiến ở nước bạn để hỗ trợ cho quá trình phát triển của Việt
Nam sau này. Tuy nhiên, đi cùng với việc số lượng người lao động làm việc ở
nước ngoài tăng nhanh chính là những vấn đề vướng mắc khơng chỉ liên quan đến
vấn đề pháp lý, mà còn những hạn chế và bất cập khác xảy ra. Trong đó có những
vấn đề vẫn tồn tại nhiều năm vẫn chưa được giải quyết như: Vấn đề liên quan đến
tình trạng người lao động bị lừa đảo đi xuất khẩu ra nước ngoài dẫn đến những vụ

1


việc thương tâm như “vụ án của 39 công dân tử vong trên container sang Anh”1,
hay những vấn đề liên quan đến tiền mơi giới dịch vụ và tiền phí của các trung tâm
dịch vụ, hay những vấn đề như thời gian làm việc, đãi ngộ nơi làm việc, tiền lương
công nhân mà các công ty bản địa đã cung cấp không đúng với hợp đồng đã ký với
người lao động Việt Nam... Ngồi ra cịn rất nhiều vấn đề khác nhau vẫn đang diễn
ra xâm hại đến quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam.
Tuy rằng Đảng và Nhà nước đã nhận ra tình hình trên và cũng đã có những
hành động liên quan để bảo vệ người lao động Việt Nam như việc ban hành “Luật
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được ban hành
năm 2006”, gần đây nhất là “Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng năm 2020” hay việc tham gia đàm phán và ký kết các hiệp
định thương mại tự do chứa đựng các điều khoản về quyền của người lao động.
Trong đó, Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) cùng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam–EU (EVFTA) được đánh
giá là hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có quy định chặt chẽ nhất về
quyền của người lao động mà Việt Nam tham gia. Cùng với đó, các cam kết trong
khuôn khổ trong Cộng động kinh tế ASEAN (AEC) cũng có những thỏa thuận liên

quan đến quyền của người lao động và là một trong những cam kết mang ảnh
hưởng lớn tới chính sách về người lao động của Việt Nam trong những năm gần
đây. Tuy nhiên do thời gian ban hành và thực hiện vẫn còn ngắn, nên nó vẫn cịn
những vấn đề thiếu sót rất cần các cơ quan quản lý người lao động nước ngoài của
Việt Nam quan tâm và giải quyết như: quyền lợi pháp lý, quy định pháp luật, chính
sách trong pháp luật Việt Nam; phần lớn người lao động xuất thân từ nông dân dễ
bị lừa gạt; thiếu hiểu biết về pháp luật và phong tục bản địa của nước sở tại dẫn
đến vấn đề bài xích người lao động Việt Nam khi tham gia công việc tại nước tiếp
nhận lao động; các vụ tai nạn lao động do thiếu an toàn kỹ thuật trong môi trường
làm việc; các vụ tự sát do áp lực việc làm tại nơi làm việc…., chúng là những vấn

“39 nạn nhân tại Anh đều là người Việt”, />1

2


đề vẫn còn đang diễn ra hiện nay và chưa có những biện pháp thật sự hữu hiệu từ
các cơ quan quản lý.
Bình Dương là một điểm sáng trong bản đồ kinh tế Việt Nam với nhiều thành
tựu về thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, đô thị. Thế mạnh của cơng nghiệp
Bình Dương là chế biến thực phẩm, sản phẩm hàng tiêu dùng và các loại nông,
lâm sản có giá trị xuất khẩu cao. Gắn liền với sự phát triển mạnh về số lượng doanh
nghiệp thì nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao, số lượng lao động nhập cư
ngày càng tăng. Chính vì lẽ đó, Bình Dương ngày càng nhiều người tiềm đến để
làm việc và học tập , khơng những thế Bình Dương là tỉnh đi đầu trong cải cách
thủ tục hành chính và có chích sách hỗ trợ người lao động tốt do tỉnh là thủ phủ
cơng nghiệp lớn. Vì thế ngày càng nhiều người đến Bình Dương để có cơ hội
tìm kiếm việc làm trong đó có xuất khẩu lao động chiếm một phần đóng góp cho
sự phát triển của tỉnh.
Với số lượng lao động ngày càng lớn nên quan hệ lao động cũng có nhiều

diễn biến phức tạp; đặc biệt là việc áp dụng 3 chế độ bảo hiểm tai nạn lao dộng .
Thực tiễn cho thấy, một số doanh nghiệp hiện vẫn cịn cố tình “nợ” BHXH, trong
đó có bảo hiểm tai nạn lao động; hoặc người sử dụng lao động không thực hiện thủ
tục về hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động xảy ra khá phổ
biến…vvv. Từ đó, làm suy giảm hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hiểm tai nạn
lao động trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Tóm lại, những vấn đề trên chính là những thách thức lớn mà cơ quan quản
lý nhà nước, cơ quan ngoại giao và những cơ quan tư pháp của Việt Nam cần phải
giải quyết nếu như muốn thấy đất nước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai,
đặc biệt là khi quá trình tồn cầu hóa và hoạt động xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục
phổ biến rộng rãi, trở thành một trong những yếu tố phát triển chủ chốt cho nền
kinh tế - xã hội quốc gia tại tương lai. Chính vì những lý do đó, cho nên tác giả đã
chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng - Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương”, qua đây tác giả đã tìm hiểu
những quy định pháp luật cũng như đánh giá việc thực thi pháp luật, từ đó đưa ra

3


một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật nhằm bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên cơ sở nghiên
cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của luận văn bao gồm:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo
vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng tại tỉnh Bình
Dương.
Thứ ba, đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng hiện nay như thế nào?
- Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
được quy định trong pháp luật hiện hành như thế nào? Thực trạng pháp luật về bảo
vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng có những
hạn chế, bất cập và vướng mắc gì?
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngồi theo hợp đồng tại tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào?

4


- Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần có định hướng và giải pháp nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại tỉnh BÌnh Dương?
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng
như nhu cầu nghiên cứu; một số cá nhân, tổ chức làm trong lĩnh vực lao động đã
có những đề tài, luận án, luận văn,… về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này như:
3.1. Đề tài khoa học
Đề tài “Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của
Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, Hà Nội,

2011. Theo đó, đề tài đã cung cấp những lý luận pháp luật nền tảng về thuật ngữ
“lao động di trú” và các vấn đề pháp lý liên quan, một cách gọi vĩ mô hơn của cách
gọi “người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài” của nước ta. Tác phẩm tập
hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của các giảng viên Khoa Luật và một số
chuyên gia về vấn đề bảo vệ lao động di trú nói chung và người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngồi nói riêng như: TS. Lê Thị Hoài Thu , “Pháp luật hiện
hành về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”;
Đặng Nguyên Anh, “Xuất khẩu lao động, một số vấn đề chính sách và thực tiễn”;
GS.TS Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao, “Khuôn khổ pháp lý quốc tế về bảo
vệ người lao động di trú”, Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng “Bảo vệ người lao động
di trú ở Khu vực Đơng Nam Á”... Có thể thấy đề tài đã đóng góp quan trọng cho
các hoạt động nghiên cứu sau này, tuy nhiên tác phẩm bao trùm quá rộng, vì vậy
những vấn đề về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi vẫn
cịn khá khái qt và khơng đi sâu vào thực tiễn.
3.2. Luận án, Luận văn
- Luận án tiến sĩ Luật học của Thạc sĩ Tống Văn Bằng, “Vấn đề lao động Việt
Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao động giữa Việt

5


Nam và các nước - Lý luận và thực tiễn” vào năm 2020 tại Trường Đại học Luật
Hà Nội. Theo đó, luận án cũng đóng góp rất nhiều những nghiên cứu lý luận pháp
luật về lao động làm việc ở nước ngoài trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc
tế. Đồng thời qua bài luận án này, tác giả của bài viết đã đánh giá được thực trạng
các hiệp định hợp tác lao động của Việt Nam và thực tiễn thực hiện các hiệp định
này, qua đây đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu
quả thực thi hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam với các quốc gia khác.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học (2010) “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp

đồng” của Lô Thị Phương Châm, chuyên ngành Luật Kinh Tế, Trường Đại Học
Quốc Gia Hà Nội. Trong bài luật văn này bên cạnh việc phân tích các vấn đề pháp
lý liên quan hoạt động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, tác giả cũng đưa ra được những thực trạng về hoạt động đi làm việc
tại nước ngồi của cơng dân Việt Nam, qua đó đánh giá thực trạng áp dụng pháp
luật về vấn đề này để từ đó có cơ sở đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Người Việt Nam đi làm việc ở nước
ngồi nói riêng.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học (2014), “Bảo vệ Người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Đặng
Phước Tâm, chuyên ngành Luật Kinh Tế, Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Trong đó luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận chung cũng như quy định
pháp luật trong một số vấn đề về hoạt động bảo vệ người lao động làm việc tại
nước ngoài, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật và đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ người lao
động nói chung và bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi nói
riêng.
- Luận án “How do Vietnamese policies designed to protect the rights of
migrant worker need to be changed to enhance their effectiveness?” của Nguyễn
Phương Trang, Victoria University of Wellington (2015). Trong luận án này tác

6


giả đã tập trung phân tích trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là nước đưa người
lao động trong việc bảo vệ quyền của người lao động di cư theo các công ước quốc
tế đã được Liên hợp quốc và Tổ chức lao động quốc tế thông qua. Phân tích các
chính sách hiện hành và đưa ra một số ý nghĩa nhằm cải thiện các chính sách và
thực tiễn có liên quan ở Việt Nam nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của người lao động
di cư.

3.3. Sách báo và các tài liệu khác
- Cuốn sách chuyên khảo “Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt
Nam”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011). Cuốn sách đã phân tích vấn
đề di cư quốc tế trong pháp luật các nước và Việt Nam; những thuận lợi và những
khó khăn, thách thức mà Chính phủ và người lao động di trú phải đối mặt.
- Cuốn sách “Labour migration in Asia: Building effective institution” (Nhập
cư ở Châu Á: Xây dựng những thiết chế hiệu quả), ILO, Ngân hàng phát triển Châu
Á (ADB) và tổ chức hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD), (2016). Cuốn sách đã
chỉ ra các mơ hình quản lý lao động nước ngồi tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc và Singapore.
- Lê Thị Thùy Nhi (2018), “Pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đăng trên Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số
37/2018; Lê Lâm Sơn (2021), “Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng” đăng trên Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 03/2021. Theo
đó cả 2 tác giả đã đề cập về thực trạng quy định về bảo vệ quyền lợi của người
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật.
- Phạm Anh Thắng (2023), “Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài: Những dấu ấn và vấn đề đặt ra trong tình hình mới” được đăng trên
Tạp chí của Ban tuyên giáo trung ương tháng 5/2023. Bài viết đã khẳng định hoạt
động tạo việc làm và đưa người lao động trong nước đi làm việc ở nước ngoài đã
đạt được nhiều thành quả, tuy nhiên để phát huy kết quả này cần phải triển khai

7


đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động
Việt Nam sang nước ngoài làm việc, góp phần bảo vệ những đối tượng này.
- T.Lan (2022), “Bảo đảm quyền của người lao động đi làm việc ở nước
ngoài” được đăng trên Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 01/2022,

trong đó tác giả đã chỉ ra thời gian vừa qua tình hình lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài bị ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch Covid-19, do đó đã đưa ra
một số những giải pháp cụ thể để bảo vệ nhóm những người lao động đặc biệt này.
- Bài báo “A New Portrait of Indentured Labour: Vietnamese Labour
Migration to Malaysia” của tác giả Lê Thu Hương đăng trên Tạp chí Khoa học xã
hội Châu Á (2010) nghiên cứu về tình trạng lao động Việt Nam sang Malaysia,
qua đó đưa ra những hạn chế và các kiến nghị.
- Kamibayashi, C. 2013. “Suy nghĩ lại các quyền tạm thời của người lao
động nước ngoài: Điều kiện sống của thực tập sinh kỹ thuật trong chương trình
thực tập kỹ thuật Nhật Bản.” Viện Nghiên cứu Kinh tế - So sánh, Đại học Hosei,
Tokyo. Tại cơng trình này tác giả đã đánh giá về thực tiễn hoạt động bảo vệ quyền
của người lao động nước ngồi, qua đó chỉ ra thực tiễn những điều kiện sống của
thực tập sinh trong chương trình thực tập kỹ thuật của Nhật Bản.
- Tài liệu “Assessment of Labour Provisions in Trade and Investment
Arrangements” của ILO năm 2016. Tài liệu đã làm rõ những vấn đề về sự phát
triển của các điều khoản về lao động trong các hiệp định thương mại và đầu tư,
mối liên hệ giữa lao động và thương mại và đưa ra các khuyến nghị nhằm thực thi
các điều khoản lao động.
- Bài viết “Labour Provisions in Trade Agreements with Developing
Economies: The Case of TPPA and ASEAN Member Countries” Sanchita Basu
Das, Rahul Sen, Sadhana Srivastava đăng trên tạp chí ISEAS Economic Working
Paper năm 2017 đã đề cập đến tác động của toàn cầu hóa đến thị trường lao động
cũng như tầm quan trọng của các điều khoản về lao động trong các hiệp định
thương mại và tác động của các điều khoản về lao động đến các quốc gia đang phát

8


triển như Brunei, Malaysia, Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề về quyền của người lao
động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chưa được đề cập và nghiên

cứu sâu trong các tài liệu này.
Nhìn chung lại, tác giả nhận thấy các cơng trình nghiên cứu đã phân tích
quy định của pháp luật về bảo vệ người lao động Việt nam đi làm việc ở nước
ngoài; Đánh giá thực trạng, gợi mở một số giải pháp và kinh nghiệm của một số
nước về việc quản lý, bảo vệ người lao động khi làm việc ở nước ngoài,... mà chưa
đi sâu vào phân tích pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngồi theo hợp đồng. Đồng thời, chưa có bất kỳ cơng trình nào cụ thể, chi
tiết về áp dụng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng qua thực tiễn địa bàn tỉnh Bình Dương. Do đó, việc tác giả
thực hiện đề tài này thể hiện tính mới và khơng trùng lập.
Trên cơ sở đó, tác giả sẽ kế thừa các nội dung cơ cản sau đây:
Thứ nhất, kế thừa một số vấn đề lý luận pháp luật về bảo vệ người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi như khái niệm, đặc điểm, các hình thức về bảo
vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai, kế thừa một số quan điểm khoa học về đề xuất giải pháp kiến nghị
hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc
tại nước ngoài theo hợp đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy phạm pháp luật về bảo vệ người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua nghiên cứu
Bộ luật lao động, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các
văn bản pháp luật có liên quan.
Đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng tại tỉnh Bình Dương qua

9


nghiên cứu các báo cáo đánh giá tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở

nước ngoài theo hợp đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
(i) Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu Luật người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Bộ luật lao động, các điều ước quốc tế, quy
định pháp luật quốc tế và văn bản pháp luật khác có liên quan đến nội dung việc
bảo vệ và các biện pháp bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngồi.
(ii) Phạm vi khơng gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng tại tỉnh Bình Dương.
(iii) Phạm vi thời gian nghiên cứu
Luận văn tập nghiên cứu trong giai đoạn 2019 đến 2022.
4.3. Các chỉ tiêu khảo sát
Việc khảo sát được thực hiện với một số quốc gia có số lượng người lao
động Việt Nam đến làm việc cao, cụ thể việc khảo sát dựa trên các tiêu chí sau:
- Sự phù hợp của các quy định pháp luật về bảo vệ người lao động của Việt
Nam làm việc ở nước ngồi.
- Các chính sách hỗ trợ và bảo vệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ người lao động của Việt Nam làm
việc tại một số quốc gia khác.
- Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ người lao động của Việt Nam
làm việc tại nước ngồi theo hợp đồng tại tỉnh Bình Dương.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng sự kết hợp các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ

10



nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam làm
việc tại nước ngoài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài ra đề tài còn được nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu đặc
trưng trong hoạt động nghiên cứu pháp lý gồm:
- Phương pháp phân tích: Phân tích những quy định pháp luật về bảo vệ người
lao động đang làm việc ở nước ngoài để làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan.
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật dùng để
điều chỉnh đối tượng nghiên cứu của đề tài, tổng hợp các vụ việc, các số liệu, tài
liệu, báo chí liên quan đến vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc
ở nước ngoài.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh các quy định pháp luật của Việt
Nam đối với các quy định pháp luật của các nước khác và quốc tế, so sánh quy
định trong văn bản pháp luật đã hết hiệu lực và quy định trong văn bản pháp luật
hiện hành để rút ra những điểm tiến bộ và bất cập của pháp luật.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu thập từ các văn bản
quy phạm pháp luật, sách, giáo trình, các cơng trình khoa học, tạp chí chun ngành
liên quan đến bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, báo cáo hàng năm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương,… có giá trị trong việc đưa ra những dẫn
chứng rõ ràng, đảm bảo tính chính xác, logic, thuyết phục cho luận văn cũng như
đáp ứng tính thực tiễn.
- Phương pháp liệt kê: Trên cơ sở thu thập được các số liệu từ các nguồn thứ
cấp, thông tin được tiến hành phân loại, phân nhóm theo nội dung và mục đích
trình bày từ đó làm căn cứ để áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác, cụ thể:

11



- Phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch khi phân tích và đề xuất giải pháp
bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Chương
1, Chương 2 và Chương 3).
6. Kết quả nghiên cứu
Luận văn hướng đến mục tiêu đóng góp những vấn đề lý luận pháp lý liên
quan đến vấn đề về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo
hợp đồng. Từ đó, góp phần hồn thiện pháp luật về về bảo vệ người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luận văn đề xuất định hướng,
các giải pháp mang tính khoa học nhằm góp phần hồn thiện, nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng trên cơ sở đánh giá thực trạng lĩnh vực pháp luật
này tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
7. Đóng góp của nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Luận văn hướng đến mục tiêu đóng góp những vấn đề lý luận pháp lý liên
quan đến vấn đề bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngồi, từ đây góp phần
hồn thiện pháp luật về chế định bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phân tích, chứng minh thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng tại địa bàn tỉnh Bình
Dương. Qua đó, chỉ rõ nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn, làm cơ
sở cho đề xuất các giải pháp khắc phục. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho
các chủ thể liên quan đến bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng. Đồng thời, có thể được sử dụng là tài liệu học tập cho người
học trong chương trình đào tạo cử nhân luật chuyên ngành luật kinh tế tại các
cơ sở đào tạo.

12



8. Bố cục luận văn nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo vệ người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài
Chương 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Bình Dương
Chương 3. Hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

13



×