Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ CHO KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.98 KB, 67 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: NGỮ VĂN & CÔNG TÁC XÃ HỘI

LÊ ANH

NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ
CHO KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Ở
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Quảng Nam, tháng 05 năm 2017


UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: NGỮ VĂN & CƠNG TÁC XÃ HỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ CHO
KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Ở TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
Sinh viên thực hiện:
LÊ ANH
MSSV: 2113010303
CHUYÊN NGÀNH
SƯ PHẠM NGỮ VĂN
KHÓA: 2013 – 2017


Cán bộ hướng dẫn
Th.S Lê Ngọc Bảy
MSCB:……

Quảng Nam, tháng 04 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Bản thân em với tư cách là sinh viên năm cuối, đã có thời gian học
tập và rèn luyện tại trường Đại học Quảng Nam, ngôi trường đã giúp em
trau dồi tri thức về nghề nghiệp của mình cũng như giúp em trưởng thành
hơn trong cuộc sống. Nơi đây đã để lại trong em vô vàn cảm xúc và những
kỉ niệm khó quên.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
Ban giám hiệu và các thầy cô trong trường Đại học Quảng Nam, các thầy
cô trong khoa Ngữ văn & Công tác xã hội, đặc biệt là thầy giáo Lê Ngọc
Bảy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hồn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp này tuy cịn nhiều thiếu sót vì lượng kiến thức
của bản thân còn hạn hẹp nhưng đây là thành quả của q trình em miệt
mài, tìm tịi nghiên cứu. Em kính mong nhận được sự thơng cảm và góp ý,
nhận xét tận tình từ phía thầy cơ để em có thêm nhiều kinh nghiệm và kĩ
năng tốt hơn trong việc xây dựng các nghiên cứu hiệu quả, thành cơng.
Em kính chúc thầy cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp trồng người.
Em xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông

GS – TS: Giáo sư – Tiến sĩ


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 2
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 2
1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 3
1.6. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 4
1.7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................... 4
B. NỘI DUNG .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ............................................................ 5
1.1. Kiểu bài nghị luận xã hội .................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 5
1.1.2. Vị trí, vai trị ..................................................................................... 5
1.1.3. Phân loại .......................................................................................... 7
1.1.4. Kĩ năng làm bài nghị luận xã hội ................................................... 8
1.2. Kĩ năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận xã hội ............... 13
1.2.1. Khái niệm đánh giá ....................................................................... 13
1.2.2. Khái niệm vấn đề ........................................................................... 13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ CHO
KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ... 14
2.1. Thực trạng kĩ năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận xã hội
ở Trung học phổ thông ............................................................................. 14
2.1.1. Khảo sát tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu
Trinh ........................................................................................................... 14

2.1.2. Nhận xét khảo sát ............................................................................. 17
2.1.3. Đánh giá khảo sát ............................................................................ 19


2.2. Nguyên nhân ....................................................................................... 20
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................... 20
2.2.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................... 21
2.3. Giải pháp nâng cao kĩ năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận
xã hội ở Trung học phổ thông .................................................................. 24
2.3.1.Về phía giáo viên ............................................................................... 24
2.3.2. Về phía học sinh ............................................................................... 31
2.3.3. Về phía nhà trường .......................................................................... 36
2.3.4. Về phía gia đình ............................................................................... 40
2.3.5. Từ phía xã hội .................................................................................. 41
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM .............................................. 42
3.1. Giáo viên ra một số đề bài nghị luận xã hội ở Trung học phổ thơng42
3.2. Hướng dẫn học sinh phân tích, cho dẫn chứng, lập dàn ý, viết hoàn
chỉnh phần mở bài và kết luận ................................................................. 43
C. KẾT LUẬN ........................................................................................... 48
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 49


1

A. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2010 - 2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định,

dân chủ, kỉ cương đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
được giữ vững; vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên; tạo tiền
đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.
Sự nghiệp giáo dục có vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược
xây dựng con người; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chăm lo phát triển Giáo dục và Đào tạo là chìa khóa để phát huy nguồn
nhân lực của con người, là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền
vững. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động
dạy - học ở các trường Trung học phổ thơng nói chung và mơn Ngữ văn
nói riêng là một vấn đề rất quan trọng.
Trong các phân mơn của mơn Ngữ văn thì phân mơn Tập làm văn
được xem là phân mơn khó nhất. Tập làm văn là một phân mơn mang tính
chất thực hành tổng hợp giữa các phân môn Tiếng Việt và phân mơn Văn
học của chương trình Ngữ văn. Mỗi bài tập làm văn có thể coi là một “tác
phẩm nhỏ” của học sinh. Tác phẩm ấy phản ánh khá rõ ràng nhận thức tình
cảm của học sinh về văn học và đời sống. Qua đó cho thấy được năng lực
tư duy, trình độ ngơn ngữ và cá tính của học sinh.
Tơi với vai trị là một sinh viên chun ngành sư phạm Ngữ văn qua
quá trình tìm hiểu đã nhận thấy được học sinh Trung học phổ thông hiện
nay đang có nhiều đánh giá sai lệch về các vấn đề đời sống xã hội, các tư


2
tưởng, đạo lí. Học sinh thụ động trong việc tìm hiểu thông tin cũng như
định hướng đánh giá vấn đề cần được triển khai trong bài văn. Chính vì
vậy tơi đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao kĩ năng đánh giá vấn đề cho
kiểu bài nghị luận xã hội ở Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu
của mình. Thơng qua đó, hướng dẫn các em kĩ năng đánh giá vấn đề cho

kiểu bài nghị luận xã hội cho tốt, có hiệu quả, tích cực, sáng tạo khi làm bài
văn nghị luận xã hội, giúp các em nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành một
nhân cách cao đẹp và cũng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động
dạy - học môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Từ việc nghiên cứu kĩ năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận xã
hội ở Trung học phổ thơng, khóa luận này xác lập biện pháp nâng cao kĩ
năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận xã hội ở Trung học phổ thông.
Tạo tiền đề cho học sinh Trung học phổ thơng có một định hướng tốt khi
làm văn nghị luận xã hội, nâng cao hiệu quả dạy – học Tập làm văn nói
riêng và mơn Ngữ văn nói chung.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận xã hội của học sinh ở
Trung học phổ thông.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn trong một số giải pháp nâng cao kĩ năng đánh giá vấn đề cho
kiểu bài nghị luận xã hội ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: tiến hành phát phiếu khảo sát cho
học sinh Trung học phổ thông.
- Phương pháp phân tích: từ những vấn đề đưa ra và tiến hành phân
tích làm rõ các khái niệm, các giải pháp và cách vận dụng cụ thể có liên
quan đến đề tài.


3
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê, phân loại: từ kết quả thực nghiệm, tiến hành
xử lí số liệu và thống kê, phân loại ở phần mục lục.

- Phương pháp tổng hợp: từ những vấn đề đặt ra, cá nhân người
nghiên cứu tiến hành tổng hợp lại và đưa ra những nhận xét và ứng dụng
cụ thể.
1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ nhiều năm nay, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, các
sách tham khảo của các GS-TS, những nhà nghiên cứu, phê bình văn học,
các thầy cơ giáo và cả các em học sinh, các cơng trình này vơ cùng đa
dạng, song phần nhiều là cung cấp kiến thức, cung cấp bài văn mẫu, sách
phân tích tác phẩm. Tơi chỉ xin nêu ra một số cơng trình tiêu biểu:
- Lê A – Nguyễn Thị Ngân Hoa (chủ biên) (2009), Các dạng đề và
hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12, NXB
Giáo dục. Đề tài này cung cấp những phương pháp, cách thức làm bài nghị
luận xã hội với các dạng đề tương ứng, nhằm đưa ra hiệu quả tốt nhất trong
quá trình viết văn nghị luận xã hội của học sinh THPT.
- Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2009), Dàn bài làm văn 10, 11, 12,
NXB Giáo dục. Đề tài cung cấp một lượng lớn dàn bài làm văn 10, 11, 12
để người đọc có thể tham khảo, tìm kiếm những thơng tin cần thiết và cách
lập dàn ý hợp lí nhất cho bài văn nghị luận xã hội ở THPT.
- Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội, tập 1-2, NXB Giáo
dục, 2011. Đề tài thể hiện các dạng đề và các bài văn mẫu cho kiểu bài
nghị luận xã hội.
Qua việc xem xét, nghiên cứu các tài liệu liên quan tôi nhận thấy
những nghiên cứu, những bài viết nêu trên là những kiến thức lí luận và là
những ví dụ minh họa rất hữu ích. Do đó, trong q trình thực hiện đề tài
khóa luận, người viết đã học tập và kế thừa những thành quả của những
nghiên cứu trên và cả những tài liệu, ý kiến liên quan mà bản thân thu được


4
trong quá trình thực nghiệm tại trường Trung học phổ thơng, mong muốn

góp một phần thành quả nghiên cứu của mình vào việc nâng cao kĩ năng
đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận xã hội ở Trung học phổ thơng nói
riêng và việc nâng cao chất lượng dạy – học mơn Ngữ văn nói chung.
1.6. Đóng góp của đề tài
Thơng qua việc nghiên cứu, tác giả muốn trình bày biện pháp nâng
cao kĩ năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận xã hội ở Trung học phổ
thơng để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy – học môn Ngữ
văn ở trường Trung học phổ thơng.
1.7. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung đề tài
chia làm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Thực trạng kĩ năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận
xã hội ở Trung học phổ thông
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm


5
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Kiểu bài nghị luận xã hội
1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt, “nghị luận” là dùng lí luận để phân
tích ý nghĩa trái phải, bàn bạc, mở rộng vấn đề. Còn “xã hội” trước hết là
một tập thể người cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và
các quan hệ khác. Cũng có thể hiểu “xã hội” là những gì thuộc về quan hệ
giữa người và người về các mặt chính trị, kinh tế, triết học, lịch sử, văn
học, ngơn ngữ,…Từ đó có thể hiểu nghị luận xã hội là thể văn hướng tới
phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con
người trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác

động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người
trong xã hội.
1.1.2. Vị trí, vai trị
Trong phân môn Làm văn được dạy học ở trường Trung học phổ
thơng, văn nghị luận xã hội có vị trí, vai trò rất quan trọng. Việc đưa kiểu
bài nghị luận xã hội trở thành một nội dung dạy học và nội dung trong các
bài kiểm tra, bài thi ở các khối lớp trong phân mơn Làm văn nói riêng và
trong mơn Ngữ văn nói chung là một chủ trương đúng đắn. Bởi trang bị
cho các em kiến thức, sự hiểu biết, các kĩ năng làm văn về xã hội là điều
cần thiết. Học văn, các em không chỉ biết, chỉ sống với các tác phẩm văn
học trong nhà trường, biết cảm thụ giá trị tư tưởng của tác phẩm, biết cái
hay cái đẹp của tác phẩm, thấy được tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà
văn… mà các em còn phải biết, phải quan tâm, phải trải nghiệm với những
vấn đề, những điều đang diễn ra trong xã hội. Văn nghị luận xã hội đã đáp
ứng được yêu cầu trọng yếu của quá trình dạy học trong nhà trường hiện
nay là gắn lí thuyết với ứng dụng thực hành, tích hợp việc rèn luyện kiến
thức và kĩ năng cho người học... Đưa văn nghị luận xã hội vào chương


6
trình Ngữ văn Trung học phổ thơng là cách giúp người học làm quen với
các vấn đề của xã hội, đánh thức các em ý thức quan tâm tới các hiện
tượng, các vấn đề, các thực trạng nóng bỏng của cuộc đời. Văn nghị luận
xã hội chính là cầu nối mở rộng hiểu biết cho các em về cuộc sống xã hội,
nó cũng thực hiện sứ mạng gắn q trình giáo dục trong nhà trường với
hiện thực xã hội.
Việc dạy học văn nghị luận xã hội ở trường Trung học phổ thông, cũng
nhằm giúp học sinh làm quen với một kiểu bài văn nghị luận mới bên cạnh
kiểu bài nghị luận xã hội vốn đã quen thuộc. Văn nghị luận xã hội là kiểu
bài làm văn khơng có một khn mẫu sẵn về nội dung nghị luận, cách thức

nghị luận, phương thức diễn đạt. Nội dung vấn đề nghị luận khá rộng, bao
quát, phong phú, đa dạng phản ánh nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau
của hiện thực cuộc sống, hầu như tất cả các vấn đề, các hiện tượng, các lĩnh
vực… đã, đang diễn ra trong đời sống xã hội đều có thể trở thành đối tượng
nghị luận của văn nghị luận xã hội. Trước vấn đề nghị luận, người học phải
có cái nhìn đa chiều khi soi rọi xem xét, đánh giá vấn đề và biết linh hoạt
vận dụng nhiều thao tác lập luận, nhiều cách thức lập luận để khẳng định
và thuyết phục người đọc, người nghe. Dạy học văn nghị luận xã hội trong
trường phổ thông góp phần trang bị, hình thành cho người học năng lực
định hướng, khái quát, đánh giá các vấn đề, các hiện tượng diễn ra trong
đời sống một cách linh hoạt, sâu sắc - đó là cách suy nghĩ, cách thể hiện
trình bày những suy nghĩ, những tình cảm, thể hiện quan điểm, thái độ của
bản thân trước các vấn đề xã hội bàn luận. Dạy học văn nghị luận xã hội có
“tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cho học sinh tư duy lôgic; kĩ năng
lập luận sắc bén, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng một cách
sâu sắc và bản lĩnh, tinh thần tự chủ trước đời sống”. Đối diện với đề văn
nghị luận xã hội chính là q trình người viết đang trải nghiệm với cuộc
đời qua từng trang viết.


7
Dạy học văn nghị luận xã hội trong trường phổ thông cũng đánh thức ở
các em những rung động cảm xúc của tâm hồn, khơi lên ở các em những
tình cảm tốt đẹp với con người và cuộc đời. Học văn nghị luận xã hội, các
em phải biết lên án, phê phán cái xấu, cái ác trong xã hội, đồng thời các em
biết cảm thông, chia sẻ trước những bất hạnh, đau khổ của người khác, các
em phải có những hành động tích cực trước các vấn đề, các hiện tượng
đang diễn ra trong xã hội. Thông qua các bài học, các bài kiểm tra, văn
nghị luận xã hội góp phần hình thành nhân cách, thái độ sống tích cực cho
người học.

Dạy học văn nghị luận xã hội cũng nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế,
đó là việc kiểm tra, thi ở trường Trung học phổ thông. Trong phân phối
chương trình dạy học Ngữ văn ở các khối lớp, trong số các bài kiểm tra
thường xuyên và định kỳ có nội dung dành cho văn nghị luận xã hội.
1.1.3. Phân loại
Dạng đề nghị luận xã hội được chia làm hai nhóm đề chính là nghị luận
về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng xã hội:
1.1.3.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Trình bày suy nghĩ, thái độ về một quan niệm tư tưởng, đạo lí, lối
sống, văn hóa…định hình trong cuộc sống con người. Những quan niệm đó
thường thể hiện dưới hình thức một ý kiến, một nhận định, một đánh
giá…có tính chất khun răn… (tục ngữ, ca dao, danh ngơn, nhận
định…mang tính chân lí).
Ví dụ:
- Nghị luận về đạo lí “Tơn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”,
“Yêu nước thương nòi”.
- Bàn về sự tranh giành và nhường nhịn.
- Ý nghĩa của tình u thương.
- Đức tính khiêm nhường.
- Suy nghĩ của em từ câu ca dao:


8
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
1.1.3.1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Trình bày quan điểm, suy nghĩ, thái độ (khẳng định hay phủ định,
biểu dương hay phê phán) về một sự việc nào đó xảy ra trong đời sống (gia
đình, học đường, xã hội…).
Ví dụ:

- Suy nghĩ của em về tình trạng thanh thiếu niên ham mê trò chơi điện
tử.
- Một tấm gương vượt khó trong học tập.
- Vấn đề bảo vệ môi trường.
- Cảm nhận của em về cách ăn mặc của một bạn ở tuổi mới lớn.
1.1.4. Kĩ năng làm bài nghị luận xã hội
1.1.4.1. Kĩ năng làm bài chung
Trong dạy học Làm văn nghị luận, người dạy trước hết phải trang bị,
hình thành cho người học các kĩ năng chung, đó là các kĩ năng: nghe, nói,
đọc, viết, phản hồi.
Trước đây, quá trình dạy học văn trong trường phổ thông chỉ chú trọng
tới việc dạy và học các văn bản nghệ thuật mà xem nhẹ vai trò, tác dụng
của các loại văn bản khác như văn bản nhật dụng, văn bản khoa học, văn
bản hành chính - cơng vụ... Đồng thời, quá trình dạy học Làm văn chỉ chú
trọng trang bị cho người học kĩ năng viết văn bản, xem bài viết của người
học là kết quả đánh giá quan trọng chất lượng, hiệu quả của việc dạy - học
văn trong nhà trường. Quá trình dạy học Làm văn, thậm chí, đã tách rời
phần Làm văn với Văn học và Tiếng Việt, tách rời lí thuyết với thực hành,
trong dạy học chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết mà ít quan
tâm đến việc rèn luyện kĩ năng thực hành của người học, đồng thời, ít chú
trọng, tạo điều kiện để phát huy năng lực tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh… Hậu quả là nhiều học sinh sau khi rời ghế nhà trường phổ


9
thơng, bước vào đời, đã gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu những kĩ năng Ngữ
văn cần thiết như năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, đối thoại,
năng lực tạo lập các loại văn bản thông dụng như viết đơn xin việc, viết
biên bản, lập hợp đồng kinh tế…
Hiện nay, trên tinh thần đổi mới giáo dục, chương trình và sách giáo

khoa Ngữ văn đã đưa vào dạy - học trong trường phổ thông nhiều loại văn
bản khác nhau như văn bản thuyết minh, văn bản hội thoại, văn bản nhật
dụng, văn bản hành chính - cơng vụ… mỗi loại văn bản nhằm trang bị cho
người học những kĩ năng thiết yếu để có thể đáp ứng được các u cầu của
thực tế cuộc sống. Chính vì thế, dạy học Làm văn trong trường phổ thông
phải chú trọng tới việc trang bị, hình thành, rèn luyện cho người học sáu kĩ
năng cơ bản nhưng quan trọng, cần thiết đó là: lựa chọn, nghe, nói, đọc,
viết, phản hồi. Mỗi kĩ năng hình thành, rèn luyện những năng lực riêng để
góp phần hồn thiện năng lực Ngữ văn cho người học. Kĩ năng lựa chọn là
khả năng biết tiếp nhận, phân loại, linh hoạt vận dụng… trong nắm bắt,
khai thác, xử lí vấn đề của người học; kĩ năng nghe là năng lực tiếp nhận,
nắm bắt, hiểu, phân loại… thông tin của người học; kĩ năng nói là năng lực
sử dụng sáng tạo ngôn ngữ trong giao tiếp, đối thoại, trình bày, thuyết
phục… bằng hình thức nói (văn bản nói) của người học; kĩ năng đọc là
năng lực lĩnh hội, thông hiểu của người học trước một văn bản viết và kĩ
năng viết là năng lực diễn đạt, trình bày trong tạo lập các văn bản viết của
người học; kĩ năng phản hồi là năng lực đánh giá, phản biện, đối thoại, điều
chỉnh… của người học. Đây cũng chính là những kĩ năng nền tảng của
người học.
1.1.4.2. Kĩ năng làm bài cụ thể
a. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Bước 1. Tìm hiểu đề
Xác định ba yêu cầu:


10
- Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? (Lí tưởng; Cách
sống; Hoạt động sống; Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con
người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở
ngồi xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trị, bạn bè…)? Có

bao nhiêu ý kiến cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý kiến như thế nào?
- Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng?
(giải thích, chứng minh, bình luận…)
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực
tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
Bước 2. Lập dàn ý
 Mở bài
Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
Nêu khái quát nội dung, ý nghĩa tư tưởng đạo lí.
 Thân bài
Cần trình bày các ý chính sau:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận:
Lí giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng,
nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu
được đến nơi đến chốn luận đề được đưa ra nhằm xác lập một cách hiểu
đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống tránh cách hiểu sai, hiểu
không đầy đủ, không hết ý. Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra
được những ý nghĩa của luận đề.
- Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể:
+ Làm sáng tỏ chân lí bằng các dẫn chứng và lí lẽ.
+ Tìm hiểu điều cần phải chứng minh, không những chỉ bản thân
mình hiểu, mà cịn phải cho người khác thống nhất, đồng tình với mình
cách hiểu đúng nhất.


11
+ Lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch
sử rất phong phú, ta phải tìm và lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác
đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất.
Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm

theo dẫn chứng phải có lí lẽ phân tích – chỉ ra những nét, những điều ta cần
làm nổi bật trong các dẫn chứng kia.
Để dẫn chứng và lí lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng
thành một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không
gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại…
miễn sao hợp logic.
- Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề): phải bày tỏ thái độ, để khách
quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ
đúng đắn.
- Bày tỏ thái độ: có 3 khả năng
+ Hồn tồn nhất trí
+ Chỉ nhất trí một phần (có giới hạn, có điều kiện).
+ Khơng chấp nhận (bác bỏ).
- Sau đó, ta bình luận – mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu
hơn, tồn diện hơn, triệt để hơn.
 Kết bài
- Liên hệ thực tế bản thân.
- Rút ra bài học cho bản thân bài học nhận thức và hành động.
Bước 3. Tiến hành viết bài văn
- Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn
hoàn chỉnh.
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã
xây dựng (theo dàn ý).
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên
cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài


12
dịng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề khơng cần thiết. Trên cơ sở dàn ý cần
luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính

thuyết phục cao.
Bước 4. Đọc lại và sửa chữa để hoàn thành bài viết
Người viết đọc lại và kiểm tra về lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, câu
văn…Sau đó, sửa chữa để hồn thiện bài viết một cách tốt nhất.
b. Kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Bước 1. Tìm hiểu đề
Xác định ba yêu cầu:
- Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào
(hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất
tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán)? Có bao nhiêu ý cần triển khai
trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
- Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng?
(giải thích, chứng minh, bình luận…)
- u cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực
tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
Bước 2. Lập dàn ý
a. Mở bài
Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
b. Thân bài
- Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mơ tả được hiện
tượng.
- Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan) của hiện
tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh.
- Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực); tác hại – hậu
quả (nếu là hiện tượng tiêu cực).
- Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc
phục (nếu là hiện tượng tiêu cực).


13

c. Kết bài
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.
- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.
Bước 3. Tiến hành viết bài văn
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã
xây dựng (theo dàn ý).
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên
cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài
dịng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần
luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mach lạc, dễ hiểu và có tính
thuyết phục cao.
Bước 4. Đọc lại và sửa chữa để hoàn thành bài viết
Người viết đọc lại và kiểm tra về lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, câu
văn…Sau đó, sửa chữa để hồn thiện bài viết một cách tốt nhất.
1.2. Kĩ năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận xã hội
1.2.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá là quá trình thu thập, xử lí thơng tin để lượng định tình
hình và kết quả cơng việc giúp q trình lập kế hoạch, quyết định và hoạt
động có kết quả.
1.2.2. Khái niệm vấn đề
Vấn đề là hệ thống các câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt động mà chủ
thể chưa có thuật giải để giải đáp câu hỏi hoặc chưa thực hiện được hoạt
động.


14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ CHO
KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Thực trạng kĩ năng đánh giá vấn đề cho kiểu bài nghị luận xã hội
ở Trung học phổ thông

2.1.1. Khảo sát tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu
Trinh
2.1.1.1. Đối với giáo viên
Qua việc khảo sát ở hai trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT
Phan Châu Trinh thuộc địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, người
viết đã nhận thấy rằng, giáo viên đa phần vẫn dạy học theo phương pháp
truyền thống, chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết giảng, học sinh trở nên
thụ động, chỉ là cỗ máy ghi chép lại những gì giáo viên cho ghi. Không tạo
hứng thú cũng như môi trường để học sinh tự mày mị, tìm hiểu nội dung
bài học.
Đặc biệt với phân môn Làm văn mà cụ thể hơn là kiểu bài nghị luận
xã hội địi hỏi giáo viên phải có tầm hiểu biết phong phú, thường xuyên cập
nhật thông tin, thời sự để có thể cung cấp tư liệu cho học sinh bổ sung cho
việc làm văn nghị luận. Nhưng đa số giáo viên vẫn chưa quan tâm đến việc
cập nhật thông tin mới mà chỉ truyền đạt nội dung trong sách giáo khoa và
không nâng cao, mở rộng kiến thức cho học sinh.
Mỗi tiết dạy trên lớp giáo viên chỉ chú ý đến việc truyền đạt nội
dung bài học chứa chưa tìm hiểu xem học sinh có nắm được kiến thức hay
không hay khả năng nhận định, đánh giá vấn đề của học sinh ở mức độ
nào.
Giáo viên ít tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, hoạt động ngoại
khóa khiến mơn học trở nên nhàm chán. Học sinh ít có cơ hội thâm nhập
thực tế để trải nghiệm, nắm bắt, chiêm nghiệm những sự việc, hiện tượng
xảy ra xung quanh mình. Khơng có sự trao đổi, bổ sung kiến thức, kĩ năng
cho nhau cũng như giúp nhau đánh giá lại vấn đề sao cho chuẩn xác, đúng



×