Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo biện pháp thi gvg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.08 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN THUYẾT TRÌNH
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 3 TUỔI
TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ”

SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên: Đinh Thị Thu Hằng
Sinh ngày: 18/11/1991
Năm vào nghành: 2014
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Chàng Sơn
Thạch Thất- Hà Nội.
Trình độ chun mơm: Đại học sư phạm Mầm non


1/14
MỤC LỤC

Thứ tự

Tiêu đề

Trang

A

Phần mở đầu

2


1

Lý do chọn đề tài

2

B

Nội dung

3

1

Thực trạng vấn đề

3

2

Số liệu đưa ra trước khi thực hiện

4

3

Các biện pháp thực hiện

4


4

Kết quả so sánh đối chứng

9

C

Kết luận

10

1

Bài học kinh nghiệm

11

2

Ý kiến sau khi thực hiện biện pháp

11

Tài liệu tham khảo

12

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp



2/14
Hoạt động tạo hình đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong chương trình giáo
dục mầm non. Chính vì thế là một giáo viên Mầm non tôi muốn được nâng cao
nhận thức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng
cao chất lượng cho trẻ mầm non phát triển tồn diện.
Thơng qua hoạt động tạo hình mang đến cho trẻ những cảm nhận ấn tượng về
cái đẹp, những xúc cảm chân thật, đó là những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Về mặt đạo đức hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành những đức tính tốt như:
yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Về mặt thể chất giúp trẻ vui vẻ phấn khởi
và tác động đến hệ thần kinh, điều chỉnh chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể
giúp trẻ ngày càng khéo léo và linh hoạt. Về mặt thẩm mỹ giúp trẻ hình thành
cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ thực hiện hoạt động tạo hình.
Hoạt động tạo hình mang tính nghệ thuật ở lứa tuổi Mầm non, tạo hình
chính chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình nó đóng góp một phần trong
việc hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển tồn diện, thơng qua hoạt
động tạo hình trẻ phản ánh hiện thực bằng hình tượng, tư duy và hình thành tình
yêu đối với vẻ đẹp thiên nhiên, hình thành ở trẻ những kĩ năng, kỹ xảo, năng lực
quan sát, tư duy ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo.
Với đồ dùng là bút chì, bút màu, màu nước, giấy vẽ, trẻ thỏa thích sáng tạo
cho mình một sản phẩm đẹp nhất trẻ rất thích thú khi được tạo nên sản phẩm tạo
hình, khi trẻ được thỏa trí tị mị, mong muốn tạo ra sản phẩm bằng chính đơi
bàn tay khéo léo của mình, khi cho trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình cũng là rèn
luyện sự kiên trì của trẻ, trẻ sáng tạo, rèn luyện các kĩ năng vẽ, cách tô màu, tư
thế ngồi, cách cầm bút. Cách sử dụng màu nước, sử dụng các nguyên vật liệu
khác nhau.
Đề tài được áp dụng tại lớp 3 – 4 tuổi C1. Trường Mầm non Chàng Sơn.
Chính vì vậy tơi mang đến hội thi báo cáo về “ Một số biện pháp tạo hứng
thú giúp trẻ 3 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình”.


B. NỘI DUNG


3/14
1. Thực trang của việc tạo hứng thú giúp trẻ 3 tuổi tích cực tham gia
hoạt động tạo hình
a. Thuận lợi:
* Vê phía giáo viên:
- Bản thân: Tơi đã có trình độ chun mơn trên chuẩn
Nắm vững phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động tạo hình
Là một giáo viên trẻ được nhà trường phân công giảng dạy chủ nhiệm lớp
3 - 4 tuổi nên tôi nắm chắc về phương pháp cũng như nội dung yêu cầu của độ
tuổi và Ban giám hiệu quan tâm hơn về cơ sở vật chất cũng như về chuyên môn,
được nhà trường cho đi học tập chuyên môn, tham dự những tiết kiến tập do
phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. Đồng thời tôi cũng tự nghiên cứu tài liệu,
luôn học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Bản thân tôi yêu nghề mến trẻ , năng lực chuyên môn vững, nắm chắc các
phương pháp tổ chức các hoạt động, chịu khó sưu tầm và cải tiến đồ dùng phục
vụ cho môn học, phù hợp thực trạng địa phương và tạo hứng thú cho trẻ khi sử
dụng đồ dùng.
* Về phía trẻ:
Trẻ ra lớp đạt 31/31 = 100% kế hoạch ngay từ đầu năm học. Trẻ đi học
đều, tỉ lệ chuyên cần đạt từ 91 – 95%
* Về phía phụ huynh:
Đã quan tâm đến việc học tập của con nên đã mua sắm đủ đồ dùng cá
nhân, đồ dùng học cho trẻ và ủng hộ nguyên liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục cho
việc học và chơi của cơ và trẻ.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi tơi cịn gặp khơng ít những khó khăn sau:

* Về phía giáo viên:
Chưa thực sự thu hút được trẻ trong các hoạt động tạo hình
Sản phẩm mẫu của giáo viên chưa thu hút được trẻ
Ungs dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động cho trẻ hiệu quả
chưa cao
* Về phía trẻ:
Do dịch covid 19 nên trẻ nghỉ học nhiều, đa số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ 24
– 36 tháng.
* Về phía phụ huynh:


4/14
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của trẻ.
2. Số liệu đưa ra trước khi thực hiện:
Tổng số trẻ được khảo sát: 31/31 = 100% kế hoạch giao
TT
Nội dung
1
2
3
4
5

Khả năng chú ý
Kỹ năng cầm bút
Kỹ năng phối hợp màu
Kỹ năng vẽ
Xếp loại chung

Đạt

Trẻ %
8
26
7
23
6
20
4
13
6
21

Chưa đạt
Trẻ %
23
74
24
77
25
80
27
87
25
79

3. Những biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của bản thân
và xây dựng kế hoạch thực hiện
*Bồi dưỡng chuyên môn:
Công tác nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bản thân là nhiệm vụ

hàng dầu mà tôi đã đề ra. Đặc biệt là bồi dưỡng chuyên môn về chuyên đề “
Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực
phát triển thẩm mỹ”
Tôi đã lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề với những nội dung như sau:
Tham gia lớp bồi dưỡng chuyên đề “ Tiếp cận học qua chơi và đổi mới
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ” do PGD tổ
chức
Tự bồi dưỡng qua tài liệu, mạng internet….
Sau khi học tập và nghiên cứu tôi đã rút ra được một số nội dung như sau:
Tôi đã tổ chức các hoạt động giáo dục dựa trên cách học và hứng thú ,
nhận thức của trẻ. Đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm. Tìm hiểu nhu cầu,
sở thích, trình độ của trẻ lớp mình để xây dựng mục tiêu, nội dung hoạt động
phù hợp
Ví dụ: Trẻ hứng thú với những nguyên vật liệu mới lạ, tôi sẽ cho trẻ vẽ
tranh bằng bong bóng xà phịng
*Rèn luyện kỹ năng tạo hình
Kỹ năng tạo hình của giáo viên có một vị trí rất quan trọng trong tiết dạy
tạo hình. Cơ làm cho trẻ hứng thú hơn, thu hút trẻ hơn và cảm nhận được vể đẹp
của sản phẩm tạo hình. Phần lớn phụ thuộc vào kỹ năng tạo hình. Từ những
nhận thức trên tơi đã cố gắng khắc phục hạn chế của bản thân bằng cách tự học


5/14
tập cách vẽ, tô màu, phối màu bố cục tranh. Tìm tỏi học tập những video ngắn
trên mạng hướng dẫn vẽ tranh.
Tóm lại: dạy tạo hình cho trẻ mẫu giáo là một việc nghệ thuật vì vậy cơ
giáo khơng những phải biết vẽ mà phải thể hiện được bố cục, màu sắc qua đó
phát triển trí tuệ cho trẻ bằng tình cảm, đạo đức, ngơn ngữ tạo hình giúp trẻ phát
âm chính xác hơn dẫn đến đạt kết quả cao trong giờ học
* Xây dựng kế hoạch thực hiện.

Dựa vào chương trình giáo dục mầm non mới ban hành ngay từ đầu năm
tôi xây kế hoạch hoạt động theo khung thời gian năm học với 35 tuần và các
chủ đề sự kiện. Lên kế hoạch như thế này giúp tôi có cái nhìn tổng thể và xun
suốt chương trình của bộ mơn trong cả năm học từ đó tơi điều chỉnh bài dạy cho
phù hợp với mức độ tiếp thu của trẻ từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp.
VD: tháng 9 tôi cho trẻ thực hiện hoạt động tô màu cầu bập bênh, nhưng
đến tháng 11 tôi sẽ nâng cao độ khó lên thành tơ nét con đường về nhà.
Biện pháp 2: Xây dựng các hình thức tổ chức tạo hình theo hướng tích
hợp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Trẻ 3-4 tuổi “Học mà chơi, chơi mà học” với phương pháp dạy trẻ theo
chương trình mầm non mới như hiện nay thì việc day trẻ vẽ, nặn, xé dán, xếp
hình... Theo chủ đề sự kiện tích hợp các nội dung nhẹ nhàng, phù hợp với hoạt
động gây ấn tượng cho trẻ khi hướng dẫn trẻ thực hiện một số hoạt động có chủ
đích. Đòi hỏi người giáo viên cần phải tạo sự hứng thú, thu hút được sự chú ý
của trẻ.
Ví dụ: Với đề tài “ Vẽ những con vật sống trong gia đình ”
Chủ điểm : Thế giới động vật.
Chủ đề : Những con vật bé yêu
Vào bài cô cho trẻ hát bài: “ Gà trống , mèo con và cún con ”. Sau đó giới thiệu
Xin chào tất cả các bé đến với chương trình “Những con vật bé yêu ” ngày
hơm nay. Về dự với chương trình ngày hơm nay cịn có rất nhiều các con vật
cùng về tham dự đấy. Các bé hãy quan sát xem đó là con vật gì nhé.
Cơ cho trẻ xem đoạn video clip có hình ảnh những con vật sống trong gia
đình được trình chiếu trên màn hình. Được quan sát những hình ảnh động của
các con vật trên màn hình, Tơi thấy trẻ rất hứng thú và tơi có thể gợi ý hỏi trẻ:
Đến với chương trình “Những con vật bé yêu” ngày hôm nay các bé sẽ vẽ về


6/14
những con vật nào? Hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe! Lúc này hàng loạt ý

kiến của trẻ được đưa ra.
Trong quá trình đàm thoại và gợi mở cho trẻ tơi có thể lồng ghép giáo dục trẻ
biết u q những con vật ni và giữ gìn mơi trường ln sạch sẽ. Sau đó tơi
cho trẻ tự thể hiện ý tưởng, óc sáng tạo của mình.

Nói chung nhờ có các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng
tích hợp và kết hợp với áp dụng cơng nghệ thơng tin vào các bài giảng đã góp
phần tới việc kích thích hứng thú học tập của trẻ, giúp trẻ tạo ra những sản phẩm
đẹp và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
Biện pháp 3: Sưu tầm các nguyên vật liệu mới lạ, các phương pháp tạo
hinh mới để gây hứng thú cho trẻ vào hoạt động tạo hình.
Các nguyên vật liệu mới lạ và các phương pháp tạo hình mới sẽ tạo cho
trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình, một cách tích cực tự giác để
tìm hiểu về cuộc sống, về thế giới xung quanh và phản ánh lại bằng sản phẩm
tạo hình của trẻ
Trước khi dạy trẻ kỹ năng tạo hình cho trẻ địi hỏi người giáo viên cần
phải có sự chuẩn bị về đồ dùng, đảm bảo về yêu cầu chuẩn xác đặc điểm, kiến
thức mà còn phải đảm bảo về thẩm mĩ sao cho hấp dẫn, thu hút trẻ nhỏ và phù
hợp với nhận thức của trẻ .


7/14

Ví dụ: Cho trẻ xé dán “ Phương tiện giao thơng đường thủy”. Tơi có thể
sử dụng và thu thập những nguyên liệu để cho trẻ sử dụng xé, chỉ làm sóng
nước, bơng làm mây, sử dụng nhiều sáng tạo và sống động thu hút trẻ .
Hoặc với những hoạt động nặn đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị đất
nặn,và tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn có trong tự nhiên như vỏ hến, hạt
cườm, xốp,vỏ hạt hướng dương, để khi trẻ nặn trẻ kết hợp đưa những phế liệu
vào làm cho tác phẩm của trẻ thêm sinh động và sáng tạo hơn .

Ví dụ: Khi trẻ nặn con voi trẻ đã dùng hai cái vỏ hến làm tai lấy hạt cườm
làm mắt, lấy xốp cắt nhọn làm ngà, dùng cành khơ làm gỗ.
Ví dụ: Trẻ muốn nặn con hươu trẻ đã dùng các cành khô do cô sưu tầm
gắn lên làm sừng , lấy vỏ hướng dương làm tai, dùng hạt cườm làm mắt.
Với những hoạt động vẽ giáo viên cần tìm hiểu chuẩn bị nguyên vật lieu
mới, phong phú và dễ sử dụng. Tìm ra những phương pháp tạo hình mới thu hút
trẻ.
Ví dụ: Cơ cho trẻ làm tranh vườn hoa bằng cách in hoa từ các nguyên vật
liệu; rau củ, ống hút, tăm bông, vân tay hoawch là bóng bay
Ví dụ: Cho trẻ dùng ống gút để thổi màu và tăm bông để chấm màu tạo
thành bức tranh cành đào cành mai
Ví dụ: Cơ có thể cho trẻ vẽ tranh bằng những bong bóng xà phòng


8/14
Vậy qua sưu tầm những nguyên vật liệu, đồ dùng sáng tạo đã góp phần
giúp trẻ phát triển tư duy rí tưởng tượng và óc sáng tạo .
Biện pháp 4. Tổ chức nhận xét sản phẩm, dạy trẻ nhận xét tranh.
Qua quá trình nhận xét sản phẩm là rất quan trọng trong hoạt động tạo
hình nó sẽ là niềm phấn khởi, hứng thú cho trẻ thực hiện các giờ hoạt động tạo
hình tiếp theo.
Chính vì vậy trẻ Mầm non nói chung và dạy trẻ 3- 4 tuổi nói riêng thì trẻ
rất thích được khen, cho nên khi nhận xét sản phẩm hình thành cho trẻ giáo viên
cần phải có nhiều hình thức nhận xét khác nhau để tạo cho trẻ cảm giác thoải
mái, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.

Ví dụ: Cơ sẽ tạo điều kiện cho trẻ tự nhận xét cái đẹp trong sản phẩm của
mình và bạn cần tôn trọng ý kiến của trẻ. Bên cạnh khi nhận xét sản phẩm tơi có
thể giới thiệu thêm những hình ảnh và các chi tiết nổi bật do trẻ sáng tạo ra, mà
các trẻ khác chưa phát hiện ra trong sản phẩm của bạn và khuyến khích các cháu

hoàn thành nhiệm vụ, động viên những trẻ yếu.
Để bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cần tăng cường những nội dung miêu tả
mang tính trang trí: Dạy trẻ tích cực sử dụng các đường nét, các hình học, hình
tự nhiên đơn giản để tạo các đường hoa văn, tập tạo nhịp khi xây dựng các bố


9/14
cục trang trí theo hàng, đối xứng theo trục, đăng đối và không đối xứng.
Trong khi nhận xét sản phẩm, cần lưu ý khen động viên trẻ là chính, biết khơi
gợi cảm xúc và ý tưởng của trẻ, không nên trách phạt hoặc phê bình trẻ chưa
thực hiện được yêu cầu của bài.
Ví dụ: Đối với hoạt động nặn, giáo viên có thể giúp trẻ tự lựa chọn, tìm
kiếm và sử dụng các phương pháp nặn khác nhau để dễ dàng mở rộng phạm vi
các đối tượng miêu tả, như cho trẻ nặn các con vật sống trong rừng thuộc chủ đề
thế giới động vật. Sau khi trẻ tự thể hiện các tác phẩm nghệ thuật của mình giáo
viên nên cho trẻ trưng bày sản phẩm có phân loại để dễ so sánh, đánh giá và
nhận xét, cùng nhau trao đổi, bày tỏ để phát triển ngôn ngữ mạch lạc, động viên
khích lệ trẻ để giúp trẻ phấn khởi hứng thú trong các giờ nặn tiếp theo.
Mặt khác tạo niềm phấn khởi cho trẻ, cô cho trẻ tự mang những sản phẩm của
mình vào góc nghệ thuật để thỉnh thoảng trẻ ngắm nhìn sản phẩm của mình và
của bạn .
Khi sản phẩm của trẻ tạo ra nếu không được nhận xét, động viên khích lệ sơi
nổi như vậy trẻ sẽ không hứng thú tham gia vào các hoạt động sau này .
Do vậy là giáo viên Mầm non đòi hỏi cô giáo phải luôn tạo được sự hứng thú
cho trẻ trong mọi hoạt động.
Biện pháp 5. Công tác tuyên truyền phối kết hợp.
Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và có sự giáo dục đồng bộ giữa
gia đình và nhà trường là một việc hết sức cần thiết vì tơi nhận thấy rằng: “Gia
đình là mơi trường giáo dục đầu tiên cho trẻ” nên việc kết hợp giữa gia đình và
nhà trường là điều khơng thể thiếu được trong q trình ni dưỡng và giáo dục

trẻ trong trường Mầm non.
Vậy để làm tốt được điều này thì giáo viên thường xuyên trao đổi với các
bậc phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình và đồng thời thường xuyên trao
đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ
3-4 tuổi. Hoặc tuyên truyền với các bậc phụ huynh về việc áp dụng công nghệ
thông tin và dạy trẻ để giúp trẻ có nhận thức sâu hơn, tạo điều kiện hướng dẫn
và khuyến khích trẻ được sử dụng máy vi tính ở nhà để trẻ tập tô màu ở các


10/14
phần mềm như : Bút chì thơng minh, phát triển tư duy cho trẻ ... Để trẻ được tạo
ra những sản phẩm đẹp theo ý thích, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh đồng hành cùng cơ trong các hoạt
động tạo hình như: ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải, một số ngun vật liệu
có trong gia đình để trẻ thở sức sáng tạo.

Nhà trường kết hợp với phụ huynh để tham gia phong trào tổ chức các hội thi
“Bé khéo tay ”. Đã đạt rất nhiều giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích. Như vậy
việc phối kết hợp giữa gia đình và tạo điều kiện cho trẻ phát triển và khám phá
thế giới xung quanh và hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi bảo mơi
trường xung quanh.
4. Kết quả so sánh đối chứng
Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên thực tế trẻ trong các giờ hoạt
động tạo hình và trong các hoạt động hằng ngày trẻ đã đạt được một số kết quả
sau” trong các hoạt động tạo hình trẻ tỏ ra thích thú, thoải mái, mạnh dạn, hồn
nhiên vui tươi nhí nhảnh, tham gia hoạt động một cách tích cực, sáng tạo, yêu
thích hoạt động giáo dục tạo hình.
* Về phía giáo viên:
+ Được trau dồi kiến thức và những kinh nghiệm dạy trẻ nắm vững
phương pháp bộ môn.

+ Sưu tầm các nguyên vật liệu phong phú và tạo nên những sản phẩm từ
các nguyên vật liệu đó


11/14
+ Biết cách tổ chức lớp linh hoạt, sáng tạo, lắp ghép đan xen các nội dung
phù hợp nội dung vào bài dạy.
+ Được phụ huynh tín nhiệm và tin u
* Về phía trẻ :
+ Trẻ có tiến bộ rõ rệt, 100% số trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động
tạo hình.
+ Trẻ mạnh dạn tự tin
+ Bảng đối xứng qua bảng khảo sát sau :
T
Đầu năm
Cuối học kì I
Tăng
Giảm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt Đạt tăng

T Nội dung
giảm
Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ %
1 Khả năng 8
26 23
74
28

91 3
9 20
65 20
65
chú ý
2 Kỹ năng 7
23 24
77
27
88 4
12 20
65 20
65
cầm bút
3 Kỹ năng 6
20 25
80
26
85 5
15 20
65 20
65
phối hợp
màu
4 Kỹ năng 4
13 27
87
25
82 6
18 21

69 21
69
vẽ
5 Xếp loại 6
21 25
79
27
88 4
12 21
68 21
68
chung
* Về phía phụ huynh.
+ Đã phối kết hợp với giáo viên hướng dẫn con học tại nhà.
+ Ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ nên chăm
mở video cho con học, chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và đồng hành cùng con
học tại nhà.
+ Đã hỗ trợ thêm kinh phí để mua đồ dùng,đồ chơi và ủng hộ nguyên vật
liệu để giáo viên làm đồ chơi tự tạo cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng bộ
mơn và góp phần nhỏ để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
C. KẾT LUẬN
1 Bài học kinh nghiệm:
Để đạt được kết quả trong các giờ hoạt động tạo hình bản thân tơi đã rút
ra được bài học kinh nghiêm sau.


12/14
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy, thường xuyên đầu tư
phương pháp dạy học linh hoạt sáng tạo trong các tiết dạy
- Tôi tự bồi dưỡng chuyên môn , khả năng tạo hình cho bản thân , ln

thay đổi hình thức, tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào các
giờ học.
- Đồ dùng dạy học phải đa dạng, phong phú
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh đồng hành hướng
dẫn trẻ học ở nhà.
- Thường xuyên kết hợp công tác giáo dục, thông qua các hoạt động học
tập, vui chơi ở lớp, trẻ phát triển mọi mặt, từ đó tạo nên niềm tin với phụ huynh
học sinh.
2. Ý kiến sau quá trình thực hiện biện pháp
Sau quá trình thực hiện đề tài tơi có một số đề xuất với các ban ngành cấp
trên như sau:
-Tiếp tục mở các lớp tập huấn tổ bồi dưỡng chuyên môn , mở nhiều đợt
kiến tập để giáo viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức
chuyên môn hơn nữa.
- Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng khi hướng dẫn trẻ hoạt
động tạo hình, những biện pháp đó mang lại kết quả tốt trong việc gây hứng thú
giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình. Tuy nhiên với yêu cầu đổi mới,
chắc chẵn còn phải mở rộng sáng tạo để phù hợp đảm bảo yêu cầu về phương
pháp giáo dục mới giúp trẻ tiếp thu, hứng thú với hoạt động tạo hình
- Rất mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp trên và các bạn
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Chàng Sơn, Ngày 20 tháng 12 năm 2022
Người thực hiện
Tác giả

Đinh Thị Thu Hằng


13/14

Tài liệu tham khảo
1. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non- Nhà
xuất bản Đại học sư phạm
2. Một số vấn đề quản lý giáo dục Mầm non – Nhà xuất bản Đại
học quốc gia – Hà nội.
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non
4. Tạp chí giáo dục Mầm Non
5. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới- Nhà
xuất bản giáo dục


14/14
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
................, ngày

tháng

năm 2022

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN THẠCH THẤT
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
................., ngày

tháng

năm 2022



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×