Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Biện pháp sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn tin học thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 25 trang )

UBND HUYỆN IA PA
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

SÁNG KIẾN

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO NHĨM
VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỊ CHƠI TRONG DẠY HỌC
MƠN TIN HỌC THCS NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC PHỔ THƠNG 2018

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Ngày sinh: 20/07/1989
Tổ: Toán - Tin
Chức vụ:

Giáo viên

Ia Pa, 04/2023


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................ 2
1.1.

Lí do chọn đề tài.............................................................................................2

1.2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................3

1.2.1.



Mục tiêu nghiên cứu................................................................................3

1.2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................4

1.4.

Lịch sử nghiên cứu.........................................................................................5

2. NỘI DUNG............................................................................................................6
2.1. Nội dung sử dụng phương pháp dạy học nhóm và phương pháp dạy học
trị chơi...................................................................................................................... 6
2.1.1.

Phương pháp dạy học nhóm...................................................................6

a. Thiết kế, biên soạn bài tập nhóm......................................................................6
b. Chia nhóm học tập...........................................................................................7
c.

Giao nhiệm vụ cho nhóm..................................................................................8

d. Tổ chức quản lí nhóm.......................................................................................9
e.


Tổ chức báo cáo...............................................................................................9

2.1.2.

Phương pháp dạy học trò chơi..............................................................13

a. Biên soạn nội dung trị chơi............................................................................14
b. Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi..........................................................15
c. Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi............................................................15
d. Thực hiện trò chơi...........................................................................................15
e. Nhận xét sau trò chơi......................................................................................15
2.2. Tổ chức thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm..............................19

3.

2.2.1.

Tổ chức thực nghiệm:............................................................................19

2.2.2.

Phân tích kết quả thực nghiệm.............................................................20

2.3.

Những kết quả đạt được..............................................................................22

2.4.


Khả năng áp dụng sáng kiến.......................................................................23

KẾT LUẬN..........................................................................................................24
3.1.

Kết luận.........................................................................................................24

3.2.

Kiến nghị, đề xuất.........................................................................................24


2

1.

MỞ ĐẦU
1.1.

Lí do chọn đề tài.

Hiện nay chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hướng đến dạy học phát
triển phẩm chất năng lực học sinh, để dạy học phát triển phẩm chất năng lực của
người học thì cần có các phương pháp kĩ thuật dạy học mới, trong đó có phương
pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học trị chơi:
-

Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào mơi

trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một

cách thích hợp. Đối với cấp THCS, việc rèn cho các em các kỹ năng học
hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội
giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục
toàn diện nhân cách cho học sinh.
-

Phương pháp dạy học tích cực trị chơi là phương pháp giáo viên

thơng qua việc tổ chức các trị chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác
dụng phát huy tính tích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên,
đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh.
Thực tế hiện nay là nhiều giáo viên cũng đã mạnh dạn đổi mới phương
pháp dạy học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên tổ chức các hoạt động học theo các
phương pháp này cịn mang tính hình thức, “gọi là có”, chưa phát huy được hết
hiệu quả của phương pháp.
Về phía học sinh: Nhiều học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và
làm theo thầy cơ giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, cịn rụt rè, ngại giao
tiếp, thiếu hợp tác. Khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém,
tính tự tin ít, tự ti nhiều.
Những năm học trước, tại trường THCS Phan Bội Châu đa số các em học
sinh chưa có kĩ năng làm việc nhóm, cũng như tự thực hiện nhiệm vụ học tập, vì


3

vậy để tổ chức được một tiết học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học
sinh là tương đối khó với cả thầy và trị.
Từ những thực trạng trên tôi chọn sáng kiến “ Sử dụng phương pháp


dạy học tích cực theo nhóm và phương pháp dạy học trị chơi trong dạy
học môn tin học THCS nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng
2018” để giúp học sinh:
Giúp các em phát huy tính chủ động, tích cực tìm tòi kiến thức mới, nâng
cao kết quả học tập.
Giúp các em có cơ hội học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau hồn thiện các kĩ năng
thực hành.
Giúp các em hình thành và phát triển một số năng lực như: năng lực tự
chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực ngơn ngữ, năng lực tin học…
Hình thành và phát triển các phẩm chất như: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển phẩm chất năng lực của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của
chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, cũng như nâng cao chất lượng bộ
môn Tin học THCS.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát việc hình thành phẩm chất năng lực học sinh thông qua các
tiết dạy.
Tiến hành thực nghiệm phương pháp dạy học tích cực qua các tiết dạy:
phương pháp dạy học theo theo nhóm, phương pháp dạy học trị chơi cho học
sinh lớp thực nghiệm là lớp 7.1 và lớp 7.2 trong học kì 1 năm học 2022 -2023.


4

Theo dõi, kiểm tra quá trình học tập cũng như việc hình thành phát triển
phẩm chất năng lực của các em học sinh trong quá trình thực nghiệm sáng kiến.
Khảo sát về việc hình thành phát triển phẩm chất năng lực học sinh sau

khi thực nghiệm biện pháp bằng phiếu khảo sát sau:

Tổng hợp kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Chương trình mơn tin học THCS theo chương trình GDPT 2018.
Học sinh THCS khối 6,7.
Sáng kiến này được thực nghiệm trong học kì 1 năm học 2022 – 2023 (từ
tháng 9 năm 2022 đến hết tháng 12 năm 2022).


5

1.4. Lịch sử nghiên cứu.
Phương pháp dạy học nhóm và phương pháp dạy học trị chơi khơng phải
là phương pháp mới, đã có nhiều giáo viên áp dụng phương pháp này trong
giảng dạy.
Trước đây nhiều giáo viên chỉ áp dụng phương pháp dạy học nhóm và
phương pháp dạy học trị chơi cho có, mang tính hình thức, tính đối phó trong
các tiết thao giảng và các tiết thi giáo viên giỏi, còn việc áp dụng thường xuyên
và phát huy hết tính tính hiệu quả của hai phương pháp này thì rất ít.
Với sáng kiến này tơi thể hiễn rõ cách thức biên soạn, cũng như quá trình
tổ chức hoạt động dạy và học bằng hai phương pháp này một cách cụ thể, có ví
dụ rõ ràng, dễ hiểu. Giúp người đọc, người thực hiện dễ dàng thực hiện được.
Ngoài ra sáng kiến còn chỉ rõ những việc nên làm, cũng như những việc cần
tránh để hoạt động dạy và học có sử dụng hai phương pháp dạy học này có hiểu
quả tốt nhất.


6


2. NỘI DUNG
2.1. Nội dung sử dụng phương pháp dạy học nhóm và phương pháp dạy
học trị chơi.
2.1.1. Phương pháp dạy học nhóm.
Phương pháp dạy học nhóm là một trong những hình thức giảng dạy
hướng học sinh vào mơi trường học tập tích cực. Khi áp dụng phương pháp dạy
học này, học sinh được chia theo từng nhóm nhỏ, thầy cô sẽ đưa ra từng chủ đề
và việc của mỗi nhóm là cùng nhau nghiên cứu giải quyết chủ đề mà giáo viên
đã đặt ra.
Để tổ chức một giờ học theo phương pháp dạy học nhóm, giáo viên cần
thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:
a. Thiết kế, biên soạn bài tập nhóm.
Cơng việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy đảm bảo phù hợp với nhiều
đối tượng học sinh là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà
bất kì một giáo viên nào cũng phải biết, bao gồm cả việc biên soạn các bài tập sẽ
giao cho học sinh hoàn thành trong buổi học này hoặc trong buổi học sắp đến.
“Thiết kế trước bài tập nhóm giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức,
kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào các hoạt động nhóm”.
Bài tập nhóm khác với bài tập ở chỗ là tất cả các thành viên trong nhóm
đều có thể tham gia thực hiện. Nhiệm vụ của nhóm trưởng sẽ là phân chia bài
tập thành các yêu cầu nhỏ và phân công hợp lí dựa theo năng lực của các thành
viên để hồn thành bài tập hiệu quả nhất; thường thì các yêu cầu đầu tiên là
những câu cơ bản và được ưu tiên cho các em có học lực yếu nhất nhóm, các
câu còn lại đạt mức độ khá giỏi và mở rộng để cả nhóm có sự tìm tịi sáng tạo
hơn. Vậy nên, bài tập nhóm phải đảm bảo nhiều yếu tố: khơng q dễ và cũng
khơng q khó, có tính tư duy và tìm tịi sáng tạo, bài tập đã được chia thành các
yêu cầu nhỏ, khuyến khích học tập đối với các đối tượng là học sinh yếu, kém.
Ví dụ trong chương trình tin học 7 (sách kết nối tri thức với cuộc sống),



7

Phần chủ đề 1. Dựa vào những vấn đề đã xác định ở trên thì giáo viên có thể lựa
chọn được một số bài học và phần như sau:
Bài học

Tên bài

Vấn đề cần hoạt động nhóm

Bài 1

Thiết bị vào ra

Sự đa dạng của thiết bị vào ra
An toàn thiết bị, kết nối thiết bị vào ra

Bài 2

Phần mềm máy tính

Phần mềm ứng dụng: Loại tệp và phần mở
rộng.

Bài 3

Quản lí dữ liệu trong Tệp và thư mục trong máy tính.
máy tính
b. Chia nhóm học tập.
Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển


năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau,
được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm
chất, hồn thiện bản thân trong q trình học tập.
Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận
lợi, chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập
xây dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi
trong việc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí
nghiệm. Nhóm học tập có thể từ 2 đến 6 em, tốt nhất là 4 em đảm bảo các em dễ
hợp tác với nhau. Nhóm trưởng trong nhóm phải được giáo viên chỉ định, tuyệt
đối khơng được chia nhóm một cách hình thức tạo nên sự gị bó khiên cưỡng
trong q trình học tập.
Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh:
- Số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm
trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi
thảo luận hoặc khơng có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận.
- Hình thức hóa nhóm tức là lựa chọn học nhóm không phù hợp với
phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình
chiếu, vấn đáp, khơng có thảo luận trong nhóm học sinh.


8

Giáo viên nên:
- Chia nhóm một cách tối ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao
cho các em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến cơng việc của nhau trong
q trình học tập. Như vậy việc kê bàn ghế theo nhóm phải linh hoạt tránh
gượng ép. Có thể 2 bàn 4 em là 1 nhóm, …
- Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên
và học sinh, nên để khơng gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung

quanh lớp học.
- Điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi khi tổ chức hoạt
động, không nên bầy nhiều thứ làm giảm không gian của nhóm gây khó khăn
khi học tập…
- Luân phiên chỉ định nhóm trưởng và chỉ định thành viên báo cáo kết
quả hoạt động nhóm một cách linh hoạt phù hợp với hoạt động học nhóm trong
từng bài học.

Hoạt động nhóm tại lớp (HS lớp 7.2 trường THCS Phan Bội Châu)

c. Giao nhiệm vụ cho nhóm.
Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành
viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thời gian bao
lâu. Nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm, kiểm tra
thử một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay chưa.


9

Giáo viên cần gợi ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phát biểu, ít
được đề đạt ý kiến của mình có quyền đưa ra câu trả lời trước nhất.
d. Tổ chức quản lí nhóm.
Cần nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không theo cá
nhân. Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên cần phải có trách nhiệm đóng góp,
mọi thành viên đều phải hồn thành cơng việc, mọi thành viên đều phải được
lĩnh hội kiến thức. Thành cơng của nhóm chính là thành cơng của mỗi cá nhân.
Vì thế các em cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau.
Như đã nêu trên, vì câu hỏi khó và mở cần có nhiều ý trả lời nên mỗi
thành viên trong nhóm phải tìm được cho mình một đáp án đúng. Cần ưu tiên
cho những bạn yếu hơn đưa ra đáp án trước nhất và dễ nhất để các bạn này có cơ

hội tham gia vào hoạt động chung của nhóm.
Trong q trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi tổng quát,
phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những
lệch lạc của học sinh. Giáo viên phải hạn chế đến mức thấp nhất việc nói của
mình trong khi các em đang hoạt động nhóm. Nếu cần, giáo viên cho cả lớp
dừng lại để tập trung chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thêm.
e. Tổ chức báo cáo.
Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho các nhóm lên báo cáo; khơng
chỉ trích cá nhân cụ thể mà chỉ phân tích ý tưởng, suy nghĩ. Nói cách khác, trong
tranh luận chỉ có quan điểm hợp lí và chưa hợp lí mà thơi. Cần tạo mọi điều kiện
để học sinh tự bộc lộ quan điểm của bản thân, quan sát, giúp đỡ các nhóm, các
cá nhân đặc biệt là những học sinh gặp khó khăn để phát huy hết năng lực của
học sinh. Được như vậy tiết dạy sẽ đảm bảo 100% học sinh trong lớp đều hồn
thành cơng việc của mình.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động nhóm bài 1: Hoạt động nhóm phần thiết bị vào
ra, môn tin học 7 (sách kết nối tri thức với cuộc sống).
HĐ 2.4. An toàn thiết bị


10

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết cách sử dụng an toàn các thiết bị vào –ra, những việc nên và
khơng nên làm khi sử dụng máy tính.
b. Nội dung: Thao tác cơ bản an toàn khi kết nối sử dụng các thiết bị.
c. Sản phẩm:

Học sinh biết được cách để sử dụng an toàn thiết bị và những việc nên làm và không nên làm khi
sử dụng máy tính.
d. Tổ chức hoạt động:


Hoạt động của GV và HS
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: chia lớp thành 8 nhóm.
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học
tập số 1 trong thời gian 3 phút.
1. Em hãy lắp các thiết bị sau vào đúng
cổng của nó bằng cách ghép mỗi chữ
cái với số tương ứng: a) Bàn phím; b)
Dây mạng, c) Chuột; d) màn hình; e)
Tai nghe, f) dây nguồn.

Dự kiến sản phẩm
2. An toàn thiết bị.


11

- Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất
trước khi sử dụng thiết bị.
- Kết nối các thiết bị đúng cách.
- Giữ gìn nơi làm việc gọn gằng, ngăn
nắp, vệ sinh, khơ ráo.

2. Việc cấp nguồn điện cho máy tính cần
được thực hiện trước hay sau các kết nối
trên? Tại sao?
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận
- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả

- HS thực hiện trả lời
- HS khác phản biện bổ sung cho nhau.
* Kết luận, nhận định
GV chốt và nêu Lưu ý nên lựa chọn
đúng cổng vào ra để lắp thiết bị. không
nên tác động mạnh để kết nối vì có thể
làm hỏng đầu kết nối hoặc cổng kết
nối.GV: Nhận xét câu trả lời của học


12

sinh và chốt kiến thức
GV lưu ý một số việc nên làm và khơng
nên làm khi sử dụng máy tính.
GV chuyển ý
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động nhóm của học sinh lớp 7.1 trường
THCS Phan Bội Châu.

Bài gảng PowerPoint hoạt động nhóm

Hoạt động nhóm (học sinh lớp 7.1 trường THCS Phan bội Châu)


13

Sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh

Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm làm việc nhóm


2.1.2. Phương pháp dạy học trị chơi.
Phương pháp dạy học tích cực trị chơi là phương pháp giáo viên thông
qua việc tổ chức các trị chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát
huy tính tích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi,
học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, phát triển sự tự giác,
tự chủ của học sinh.


14

Mục đích của phương pháp trị chơi: giúp kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài
mới, tạo tình huống có vấn đề và hệ thống kiến thức nhanh.
Để tổ chức một giờ học theo phương pháp dạy học tích cực cùng trị chơi,
giáo viên cần thực hiện theo quy trình 5 bước như sau:
a. Biên soạn nội dung trò chơi.
Cũng giống như bài tập nhóm, việc biên soạn các câu hỏi cho trò chơi
cũng hết sức quan trọng và phải đảm bảo các yếu tố sau:
Giáo viên cần xác định được nên sử dụng phương pháp trò chơi vào
phần nào trong hoạt động dạy và học. Thông thường nên sử dụng trò chơi
trong phần mở đầu và phần luyện tập.
Giáo viên cần nghĩ ra tên trò chơi, cách chơi, tạo trò chơi sao cho
đẹp, hay và gây hứng thú cho học sinh.
Câu hỏi trong trị chơi cần có nội dung từ dễ đến khó, để giúp cho
các em học sinh yếu, trung bình cũng có thể chơi được.
Ví dụ trong chương trình tin học 7 (sách kết nối tri thức với cuộc sống),
Phần chủ đề 1. Dựa vào những vấn đề đã xác định ở trên thì giáo viên có thể lựa
chọn được một số bài học và phần như sau:
Bài học
Bài 1
Bài 2


Bài 3

Tên bài

Phần (Hoạt
động)

Trò chơi

Thiết bị vào ra (tiết 2)

Phần khởi động

Nhổ cà rốt

Phần mềm máy tính

Phần luyện tập

- Phần q bí mật
- Ngơi sao may
mắn

Quản lí dữ liệu trong máy - Phần khởi động - Ong non học việc
tính
- Phần luyện tập - Ai nhanh hơn


15


b. Giới thiệu tên và mục đích của trị chơi.
- Tên trị chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu và lơi cuốn.
- Mục đích trị chơi là giúp học sinh định hình được mình tham gia trị
chơi để làm gì, mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trị chơi, … Từ đó, học sinh
xác định được nhiệm vụ, vai trị của mình trong trị chơi này.
c. Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi
- Xác định: Số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản trò trong
trò chơi. Quản trò thường là giáo viên.
- Các dụng cụ dùng để chơi là gì? Ví dụ: Giấy, bút, phấn, chng, …
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian trị
chơi, những việc khơng được làm trong trò chơi. Giáo viên cần hướng dẫn kĩ
cách chơi, nhiệm vụ của người chơi, đội chơi.
- Cách tính kết quả và cách tính điểm chơi, các giải thưởng.
d. Thực hiện trò chơi
- Khi học sinh đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, học sinh sẽ chủ
động tham gia vào trò chơi. Ở bước này, học sinh sẽ là người quyết định cho kết
quả của trò chơi, do vậy giáo viên nên tương tác với học sinh để giúp học sinh
tham gia tích vào trị chơi.
- Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu học sinh
còn lúng túng.
e. Nhận xét sau trò chơi
- Giáo viên sẽ nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc
làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
- Giáo viên công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao giải thưởng
cho đội, cá nhân đoạt giải.

Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực trò chơi



16

- Thực tế là phương pháp dạy học tích cực cùng trị chơi khơng hề khó.
Nhưng giáo viên cần đủ bản lĩnh, kỹ năng và chun mơn để kiểm sốt các giờ
học. Và khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý một số điểm sau:
- Mục đích của trị chơi phải thể hiện được mục tiêu của bài học hoặc một
phần của chương trình.
- Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học
tập, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động tay
chân.
- Luật chơi nên đơn giản để học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện. Nên đưa ra các
hình thức chơi để nhiều học sinh cùng tham gia, từ đó giúp học sinh tăng tương
tác và giao tiếp hơn.
- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm.
- Chọn quản trị có năng lực phù hợp với u cầu của trị chơi.
- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học, để học sinh vừa hứng
thú với giờ học, vừa có thể nắm bắt được kiến thức một cách tập trung. Thơng
thường trị chơi được tổ chức vào phần mở đầu hoặc phần vận dụng.
Ví dụ bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính, sử dụng trị chơi “Ai nhanh
hơn”.
Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức về tạo thư mục mới, đổi tên, sao chép, di
chuyển, xoá tên tệp/thư mục
b) Nội dung: HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu luật chơi và tổ chức

trò chơi.
GV chia lớp thành 4 đội chơi
tương ứng với 4 tổ, 4 tổ trưởng
làm trọng tài và theo dõi chéo,
1 thư ký ghi kết quả. Mỗi đội

Dự kiến sản phẩm
* Nội dung các câu hỏi trò chơi “Ai
nhanh hơn”:
Câu 1: Để tạo một thư mục, ta mở thư
mục mẹ, sau đó:
A. Vào File->New->Folder
B. Vào Edit->New->Folder
C. Nhấp chuột->New->Folder


17

cử 1 bạn thực hiện nhiệm vụ
giơ thẻ.
Cách chơi: Sau khi giáo viên
đọc xong câu hỏi, cả đội suy
nghĩ đưa ra đáp án bằng cách
giơ thẻ (đúng hoặc sai) trong
thời gian tối đa là 3 giây. Đội
nào phạm luật là bị hủy kết quả
câu đó.
- GV đọc đáp án, thư kí ghi lại
kết quả mỗi câu, thứ tự thời
gian các nhóm đưa ra đáp án.

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
trong trò chơi.
- GV: Quan sát HS, hướng dẫn
HS thực hiện nhiệm vụ (nếu HS
gặp khó khăn).
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Yêu cầu HS là thư kí của
4 đội báo cáo kết quả
- HS: Thực hiện theo hướng
dẫn của GV.
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, chốt đáp án.
- HS: Chú ý lắng nghe, tiếp thu
kiến thức

D. Nhấn chuột phải, chọn New->Folder
-> Đáp án D
Câu 2: Thao tác nào sau đây thực hiện
được thao tác sao chép tệp, thư mục?
A. Chọn thư mục hoặc tệp->Home->Copy
B. Home->Copy
C. Chọn thư mục hoặc tệp->Home->Cut
D. Home->Cut
-> Đáp án A
Câu 3: Cách nào sau đây đổi tên thư
mục?
A. Kích chuột phải vào thư mục->chọn
Cut

B. Kích chuột phải vào thư mục->chọn
Rename
C. Kích chuột phải vào thư mục->Chọn
Copy
D. Kích chuột phải vào thư mục->Chọn
Delete
-> Đáp án B
Câu 4: Để xoá tệp, thư mục, ta chọn
tệp/thư mục? Hãy chọn đáp án sai
A. Nhấn phím Delete
B. ->Home->Delete
C. ->Nhấn chuột phải, chọn Delete
D. Chọn Delete
-> Đáp án D
Câu 5: Sắp xếp thứ tự đúng theo các bước
để sao chép một thư mục sang thư mục
khác.
a, Mở thư mục muốn sao chép đến, nháy
nút phải chuột vào chỗ trống ở khung bên
phải cửa sổ File Explorer, chọn lệnh Paste
(hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V)
b, Mở chương tình File Explorer bằng
cách nháy chuột vào biểu tượng
thanh công việc

trên


18


c, Nháy nút chuột phải vào thư mục cần
sao chép chọn lệnh Copy (hoặc nhấn tổ
hợp phím Ctrl+C)
-> Đáp án: b->c->a
Dưới đây là một số hình ảnh về trị chơi ai nhanh hơn của học sinh lớp 7.2:

Bài giảng PowerPoint “Ai nhanh hơn”


19

Trò chơi “Ai nhanh hơn” (Lớp 7.2 trường THCS Phan Bội Châu)

2.2. Tổ chức thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm.
2.2.1. Tổ chức thực nghiệm:
Sáng kiến được thực nghiệm tại trường THCS Phan Bội Châu, đối tượng
học sinh khối 7.
Lớp thực nghiệm: 7.1,7.2
Lớp đối chứng: 7.3, 7.4
Sáng kiến được thực nghiệm từ tháng 9 năm 2022 và được kiểm chứng
kết quả vào tháng 12 năm 2023 (Trong học kì 1 năm học 2022-2023).
Để kiểm chứng kết quả thực nghiệm tơi đã sử dụng một số phương pháp
và hình thức sau: So sánh, đối chiếu, phỏng vấn, phiếu khảo sát, tổng hợp, phân
tích.
2.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm.
Qua quá trình thực nghiệm sáng kiến “Sử dụng một số phương pháp dạy
học tích cực trong dạy học mơn tin học THCS” tôi thu được kết quả về học tập
của học sinh lớp thực nghiệm (Lớp TN) và lớp đối chứng (Lớp ĐC) học kì 1
năm học 2022-2023 như sau:
Lớp


Số
HS

8.0-10
SL

%

6.5-7.9
S

%

5.0-6.4
SL

%

3.5-4.9
SL

%

0-3.4
SL %




×