Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tác động của Chat GPT đến kết quả học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.32 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***---------

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
TÁC ĐỘNG CỦA ỨNG DỤNG CHATGPT ĐẾN
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Cẩm Tú (2215210182)
Vàng Thị Minh Nguyệt (2214210150)
Ma Thị Bích Ngọc (2214210140)
Hà Thị Thúy (2214210402)
Phạm Văn Nam (2211210132)
Lớp: KTE206(GD1-HK2-2223).12
Khóa: 61
Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Hoa Hồng

Hà Nội, 4/2023


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1. Kết quả khảo sát .............................................................................................. 16
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 3

2.


Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu ............................................................. 3
2.1.Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................3
2.3.Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4

5.

Đóng góp của bản đề xuất....................................................................................... 4

6.

5.1. Những đóng góp về mặt lí luận.

4

5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn

5

Cấu trúc của bản đề xuất ......................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 6

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.......................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến AI và chatbot.

6

1.1.2. Các nghiên cứu liên quan tới ứng dụng AI và chatbot trong lĩnh vực giáo
dục. ..........................................................................................................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................. 7
1.2.1.Nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo việc giáo dục và
đào tạo ....................................................................................................................7
1.2.2.Nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng công cụ ChatGPT vào lĩnh vực giáo
dục ...........................................................................................................................7
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHATGPT TỚI KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ................................ 8
2.1. Một số khái niệm liên quan tới ChatGPT ................................................................. 8

1


2.2. Các mục đích sử dụng ChatGPT .............................................................................. 8
2.2.1. Tra cứu thơng tin ..........................................................................................8
2.2.2. Phân tích dữ liệu ..........................................................................................8
2.2.3. Hỗ trợ trong việc viết nghiên cứu và báo cáo ..............................................8
2.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng ChatGPT tới học tập .................................................. 8
2.3.1. Ảnh hưởng tích cực .......................................................................................9
2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực .......................................................................................9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 10
3.1. Xây dựng bảng hỏi ................................................................................................. 10
3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của việc nghiên cứu ứng dụng chatbot

(ChatGPT) đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. ............ 10
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................................... 10
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CHUNG .................. 12
4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu.................................................................................. 12
4.2. Kết luận và đánh giá chung kết quả nghiên cứu..................................................... 17
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CHATGPT MỘT CÁCH HIỆU QUẢ VÀ
TÍCH CỰC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI CHO VẤN ĐỀ TIÊU CỰC KHI SỬ
DỤNG CHATGPT CHO MỤC ĐÍCH HỌC TẬP ................................................... 18
5.1. Định hướng cho việc sử dụng ChatGPT ................................................................ 18
5.2. Giải pháp cho vấn đề tiêu cực khi sử dụng ChatGPT ............................................ 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 19
ĐÁNH GIÁ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN VÀO BẢN ĐỀ XUẤT
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 20

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành công nghiệp phần mềm đang phát triển các hệ thống AI ngày càng
mạnh mẽ. Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu sinh viên ngừng học cách tự làm bài tập, bài nghiên
cứu của mình và sử dụng đến các phần mềm trợ giúp thì điều gì sẽ xảy ra? ChatGPT là
một ứng dụng chatbot hỗ trợ con người trong việc giải đáp các câu hỏi trên nhiều lĩnh
vực với khả năng tạo văn bản giống con người. Đây là một trong những mơ hình AI xử
lý ngơn ngữ lớn nhất và mạnh mẽ nhất cho đến nay, với 175 tỷ tham số. Được ra mắt
công chúng vào ngày 30/11/2022, chỉ chưa đến 1 tuần kể từ khi ra mắt ChatGPT đã có
hơn một triệu người đăng ký sử dụng.
ChatGPT là một trong những hiện tượng ảnh hưởng to lớn tới đời sống con người,
nhất là lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt là đối với sinh viên, khi ChatGPT dần tiếp cận đến
nhiều sinh viên hơn, họ sử dụng phần mềm này như một công cụ hỗ trợ cho mục đích

học tập. ChatGPT có thể giúp sinh viên truy cập một lượng lớn nguồn thơng tin một
cách nhanh chóng và dễ dàng, giúp họ tiết kiệm thời gian và cơng sức nghiên cứu, hỗ
trợ sinh viên phân tích lượng lớn dữ liệu. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là chương trình
AI mới như ChatGPT này có nguy cơ trở thành công cụ cho các sinh viên sao chép kiến
thức. Vậy ChatGPT có thực sự gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hay
không? Cụ thể hơn đối với đề xuất nghiên cứu này là đối tượng sinh viên trên địa bàn
Hà Nội có bị ảnh hưởng bởi ChatGPT hay không? Hà Nội là thủ đô và cũng là một trong
hai đô thị đặc biệt của nước ta. Với số lượng lớn các trường cao đẳng, đại học, Hà Nội
có thể nói là nơi tập trung số lượng rất lớn sinh viên tại Việt Nam. Do đó khi đề xuất
nghiên cứu về ảnh hưởng của ChatGPT đến kết quả học tập của sinh viên chúng tôi đã
chọn đối tượng là sinh viên trên địa bàn Hà Nội để thực hiện đề xuất nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung xác định, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của ChatGPT
lên các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Từ đó
nêu lên định hướng cho việc sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả và tích cực và giải
pháp phòng tránh vấn đề tiêu cực của ChatGPT trong quá trình học tập.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề chung về việc sử dụng ChatGPT vào mục đích học
tập. Tổng hợp, nghiên cứu các đánh giá và kết quả nghiên cứu đi trước. Từ đó, đưa ra
phương pháp phân tích cho đề tài.

3


Thứ hai, thu thập những phản hồi và ý kiến của sinh viên đang sử dụng ChatGPT
cho mục đích học tập ở Việt Nam trên địa bàn Hà Nội. Tiếp đến, thống kê, xử lý và phân
tích số liệu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến ChatGPT có tác
động đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn.
Thứ ba, định hướng sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả và tích cực và đề xuất

một số giải cho vấn đề tiêu cực khi sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Các nhân tố liên quan đến kết quả học tập bị tác động bởi việc sử dụng ChatGPT của
sinh viên trên địa bàn Hà Nội là gì?

-

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh viên trong việc ứng dụng ChatGPT cho
mục đích học tập?

-

Định hướng cho việc sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả và tích cực và giải pháp
phòng tránh vấn đề tiêu cực của ChatGPT trong quá trình học tập là gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bản đề xuất là các nhân tố liên quan đến kết quả học tập
bị tác động bởi việc sử dụng ChatGPT của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu của bản đề xuất là các nhận tố ảnh hưởng lên chính các sinh
viên đã và đang sử dụng ChatGPT như một cơng cụ hỗ trợ cho mục đích học tập trên
địa bàn thủ đô Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bản đề xuất nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê nhân khẩu học, phương pháp thống kê mơ tả.
5. Đóng góp của bản đề xuất
5.1. Những đóng góp về mặt lí luận.
Thứ nhất, thơng qua việc tiến hành khảo sát online, nghiên cứu đã tổng hợp được
những tác động của ChatGPT đến việc tìm kiếm thông tin và dữ liệu, giải quyết các vấn

đề và khai thác tối đa nguồn tài nguyên học tập của sinh viên.
Thứ hai, bằng phương pháp thống kê mô tả, nhóm nghiên cứu đã phân tích được
tác động của ChatGPT đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ việc lấy dữ liệu khảo sát thơng qua bảng hỏi (Google Form), nhóm nghiên cứu đã
làm rõ được ảnh hưởng của ứng dụng ChatGPT đối với kết quả học tập của sinh viên.
Thứ ba, nghiên cứu đã đóng góp vào kiến thức hiện có về ngành trí tuệ nhân tạo
mà cụ thể hơn là về ứng dụng ChatGPT bằng cách chỉ ra các biến tác động đến việc học

4


tập của sinh viên đối với ứng dụng ChatGPT. Bài nghiên cứu cho thấy ứng dụng
ChatGPT có tác động tuy nhiên không lớn đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn
Hà Nội.
5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
Từ kết quả mà nghiên cứu phân tích được có thể làm cơ sở cho nhà trường/ tổ
chức/ cá nhân đánh giá về tầm quan trọng của ChatGPT đến việc sử dụng và giảng dạy.
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất và kiến nghị cho các đối tượng
quan tâm, đó là sinh viên, nhà trường, tổ chức nhằm cải thiện chất lượng của việc sử
dụng ChatGPT cũng như đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.
Nghiên cứu góp phần nâng cao sự hiểu biết của sinh viên/ nhà trường/ tổ chức về
ứng dụng ChatGPT, trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các nhóm nghiên cứu khác
trong tương lai.
6. Cấu trúc của bản đề xuất
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản đề xuất còn bao
gồm năm chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của ChatGPT tới kết quả học tập của
sinh viên trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận chung
Chương 5: Định hướng sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả và tích cực và đề
xuất một số giải cho vấn đề tiêu cực khi sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến AI và chatbot.
Các nghiên cứu, báo cáo của Winkler, R. & Söllner, M. (2018); Nitirajsingh Sandu,
Ergun Gide (2019); Chinedu Wilfred Okonkwo, Abejide Ade-Ibijola (2021); Mohamed
A. Ragheb, Passent Tantawi, Nevien Farouk, Ahmed Hatata (2022) đã cho thấy AI và
chatbot là ứng dụng công nghệ rất được quan tâm và được con người sử dụng cũng như
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan tới ứng dụng AI và chatbot trong lĩnh vực
giáo dục.
-

AI và chatbot đóng một vai trị quan trọng trong nền giáo dục tương lai:

Nghiên cứu của Winkler, R. & Söllner, M. (2018) đã chỉ rõ rằng chatbot giữ một
vai trò quan trọng trong tương lai, cụ thể hơn là nó đóng một vai trò ngày càng quan
trọng trong giáo dục. Nghiên cứu của Nitirajsingh Sandu, Ergun Gide (2019) cho thấy
việc sử dụng chatbot AI trong lĩnh vực giáo dục là hoàn toàn khả quan khi mức độ sử
dụng và số lượt đánh giá tích cực là tương đối lớn.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chatbot và ứng dụng AI trong
lĩnh vực giáo dục:
-


Việc ứng dụng công nghệ AI cũng như chatbot vào giáo dục cũng được cân nhắc
khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chatbot hay công cụ hỗ trợ như AI vào
mục đích giáo dục. Trong nghiên cứu của Mohamed A. Ragheb, Passent Tantawi,
Nevien Farouk, Ahmed Hatata (2022) đã chỉ ra rằng giới tính, ảnh hưởng của mơi trường
và xã hội, hiệu suất kỳ vọng,... là những yếu tố tác động trực tiếp đến ý định hành vi sử
dụng chatbot cũng như cơng cụ hỗ trợ AI.
-

Một số mục đích sử dụng chatbot và công nghệ hỗ trợ AI:

Sự tiện lợi và thông minh của chatbot giúp con người trên rất nhiều lĩnh vực và
nhận được nhiều phản hồi tích cực. Trong nghiên cứu của Nitirajsingh Sandu, Ergun
Gide (2019); Tlili, A., Shehata, B., Adarkwah, MA và cộng sự (2023) đã phân tích được
một số mục đích sử dụng chatbot như giảm tối đa thời gian tìm kiếm, tìm kiếm thơng
tin,...
Chatbot AI vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực trong
cuộc sống:
-

Nhiều nghiên cứu cho thấy AI, chatbot ảnh hưởng vừa tích cực, vừa tiêu cực đến
người dùng. Nghiên cứu của Tlili, A., Shehata, B., Adarkwah, MA và cộng sự (2023)

6


chỉ ra rằng người sử dụng cho biết ảnh hưởng của chatbot cụ thể là chatGPT có chiều
hướng ảnh hưởng tích cực nhiều hơn là tiêu cực.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng trí tuệ nhân tạo việc giáo dục
và đào tạo

Đinh Thị Mỹ Hạnh và Trần Văn Hưng (2020) đã nghiên cứu về cơ hội và thách
thức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc dạy và học ở các trường đại học đề xuất
nên thúc đẩy việc sử dụng AI vào lĩnh vực giáo dục bởi những lợi ích mang lại như giảm
thiểu thủ tục hành chính, thời gian chấm bài, điểm danh,...; tạo hứng thú cho người học,
tăng tương tác với hệ thống. Đồng thời, bài báo cho rằng AI chỉ là công cụ hỗ trợ chứ
không thể thay thế con người trong giáo dục nên việc nâng cao năng lực của giáo viên
để có thể ứng dụng AI vào việc giảng dạy là cần thiết.
1.2.2. Nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng công cụ ChatGPT vào lĩnh vực
giáo dục
Bài nghiên cứu đầu tiên về ChatGPT ở Việt Nam của Lê Anh Vinh, Bùi Thị Diển,
Lê Quang Quân, Vũ Văn Luân (2023) cho thấy việc sử dụng ChatGPT có hiệu quả tích
cực trong việc tạo ra những bài kiểm tra chất lượng thông qua việc sử dụng cơng cụ để
tính tốn trước về khả năng trả lời của học sinh. Từ đó, giáo viên có thể định hướng sử
dụng ChatGPT như một phương tiện dạy học tích cực hoặc có những giải pháp phịng
tránh tích cực và gian lận trong kiểm tra, đánh giá.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu về việc ứng dụng của trí tuệ nhân tạo nói chung và
ChatGPT nói riêng vào lĩnh vực giáo dục, chúng tôi nhận thấy một số điểm khoảng trống
nghiên cứu sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu trên thế giới chỉ mới có nhiều bài nghiên cứu về ảnh
hưởng của AI và chatbot chứ chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của ChatGPT đối
với việc học tập và giảng dạy.
Thứ hai, nghiên cứu về ảnh hưởng của ChatGPT lên kết quả học tập của sinh viên
ở Việt Nam đang là đề tài rất mới, chưa có nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt
Nam nghiên cứu về vấn đề này.
Vì vậy, đây sẽ là đề xuất nghiên cứu về ảnh hưởng của ChatGPT tới kết quả học
tập của sinh viên và cụ thể hơn là sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

7



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHATGPT TỚI KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Một số khái niệm liên quan tới ChatGPT
AI: hay còn gọi là Artificial Intelligence là một lĩnh vực của khoa học máy tính và
cơng nghệ thơng tin liên quan đến nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các thuật tốn và
hệ thống có khả năng học hỏi và tự động thực hiện các nhiệm vụ thông minh.
Chatbot: Chatbot là một chương trình máy tính được thiết kế dựa trên trí tuệ nhân
tạo để tự động trả lời các câu hỏi và giao tiếp với con người thông qua các giao diện
chat, như Facebook Messenger, Telegram, WhatsApp, ...
ChatGPT: ChatGPT được định nghĩa là một mơ hình học sâu trí tuệ nhân tạo (AI)
được phát triển bởi OpenAI, là một trong những mơ hình ngơn ngữ tự nhiên mạnh nhất
hiện nay. ChatGPT được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu văn bản và có khả năng
tự động sinh ra các câu trả lời phù hợp với nội dung câu hỏi được đưa ra.
2.2. Các mục đích sử dụng ChatGPT
2.2.1. Tra cứu thông tin
ChatGPT được sử dụng với mục đích tra cứu thơng tin vì nó có thể tạo ra các câu
trả lời tự động cho các câu hỏi được đưa ra bằng ngôn ngữ tự nhiên. Khi được huấn
luyện với dữ liệu phong phú và đa dạng, ChatGPT có thể cung cấp những câu trả lời
chính xác và logic cho những câu hỏi phức tạp và đòi hỏi tư duy. Ngồi ra, ChatGPT có
thể hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trên internet thông qua các kết quả tìm kiếm và trả lời
các câu hỏi dựa trên các nguồn tài liệu phù hợp.
2.2.2. Phân tích dữ liệu
ChatGPT giúp phân tích dữ liệu văn bản một cách tự động và hiệu quả, từ đó tổng
hợp và tóm tắt thơng tin. Bên cạnh đó, ChatGPT có thể được sử dụng trong việc phân
tích cảm xúc, đánh giá và phản hồi của khách hàng, phân tích văn bản pháp lý và các tài
liệu chuyên ngành.
2.2.3. Hỗ trợ trong việc viết nghiên cứu và báo cáo
ChatGPT có thể hỗ trợ việc viết nghiên cứu/báo cáo thông qua tổng hợp thông tin
và đưa ra đề xuất cho người viết. Ngoài ra, ChatGPT cũng được ứng dụng để kiểm tra

và sửa lỗi ngữ pháp, cú pháp và chính tả trong bài viết và giúp đưa ra các đề xuất và giải
pháp cho bài nghiên cứu, báo cáo.
2.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng ChatGPT tới học tập

8


2.3.1. Ảnh hưởng tích cực
ChatGPT giúp học sinh và sinh viên truy cập thơng tin học tập nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian tìm kiếm và dễ dàng, giúp tự học hiệu quả hơn, nâng cao kỹ năng giao
tiếp và giải đáp câu hỏi, phát triển kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề, từ đó cải thiện
kết quả học tập.
2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Sử dụng ChatGPT quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tư duy, sáng
tạo, tương tác xã hội và chất lượng giáo dục của học sinh và sinh viên, và khơng đảm
bảo tính chính xác và độ tin cậy của thơng tin và tài liệu học tập.

9


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng bảng hỏi
Hiện nay, bảng hỏi là công cụ phổ biến và quen thuộc trong việc thu thập dữ liệu
sơ cấp, giúp thu thập thông tin từ người dùng một cách khách quan và nhanh chóng. Có
nhiều thiết kế bảng hỏi khác nhau, số lượng câu hỏi cũng tùy thuộc vào từng mục đích
nghiên cứu khác nhau vì vậy mà bảng hỏi thể hiện sự nắm bắt rõ ràng của nhóm nghiên
cứu đối với đề tài và đối tượng nghiên cứu, đảm bảo rằng người tham gia khảo sát có
thể dễ dàng trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Nghiên cứu này
nhằm mục đích giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố quyết định kết quả học tập như
tìm kiếm thơng tin, xử lí vấn đề, hiệu quả học tập đối với ứng dụng ChatGPT. Do đó,

nhóm nghiên cứu đã quyết định sử dụng các câu hỏi đóng. Với đề tài này, những thơng
tin về các nhân tố của ChatGPT gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đã
được thể hiện dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ để có thể lấy dữ liệu đơn giản phục
vụ phân tích bằng cơng cụ Excel. Bảng câu hỏi sẽ được thiết kế trên ứng dụng Google
Form (link khảo sát: )
Bảng câu hỏi bắt đầu bằng các câu hỏi chung về sự hiểu biết của sinh viên đối với
ứng dụng ChatGPT và mục đích sử dụng ChatGPT của sinh viên về việc học tập. Điều
này được thực hiện nhằm tạo ra kiến thức về việc sử dụng ChatGPT và mục đích sử
dụng ChatGPT đối với việc học tập của sinh viên. Câu hỏi về việc sinh viên có sử dụng
ứng dụng ChatGPT khơng, sinh viên có sử dụng ứng dụng ChatGPT cho mục đích học
tập khơng, tần suất sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Mục đích của các câu hỏi
trong bảng khảo sát nhắm xem và nhằm mục đích giải thích mối quan hệ giữa các nhân
tố quyết định kết quả học tập như tìm kiếm thơng tin, xử lí vấn đề, hiệu quả học tập đối
với ứng dụng ChatGPT. Dữ liệu định lượng được thu thập từ bảng câu hỏi với thang đo
Likert 5 mức độ giúp so sánh được sự khác biệt và mối quan hệ giữa các biến.
3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của việc nghiên cứu ứng
dụng chatbot (ChatGPT) đến kết quả học tập của sinh trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
Mẫu nghiên cứu ban đầu gồm 149 phiếu khảo sát theo hình thức online (Google
Form) về việc ảnh hưởng của ChatGPT đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Trong đó, nghiên cứu tiến hành loại bỏ một số phiếu không phù hợp
với phương pháp nghiên cứu ban đầu, cuối cùng còn lại 102 phiếu khảo sát.
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp thống kê nhân khẩu học được nhóm nghiên cứu sử dụng để thống kê
lại nhân khẩu của sinh viên sử dụng phần mềm chatbot (ChatGPT) ở địa bàn thành phố

10


Hà Nội từ đó nắm bắt rõ các thơng tin về trường đại học, giới tính, năm sinh viên của

người dùng tham gia cuộc khảo sát.
Nghiên cứu tiếp tục sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để tính tốn, thống kê
tần suất, tỷ lệ, giá trị trung bình và từ đó xác định xu hướng của các nhân tố tác động
đến việc sử dụng phần mềm chatbot (ChatGPT) của sinh viên và ảnh hưởng của phần
mềm chatbot (ChatGPT) đến kết quả học tập của sinh viên trên toàn địa bàn Hà Nội.
Sau khi thu thập dữ liệu sơ cấp và loại bỏ một số mẫu không đủ điều kiện, nhóm
nghiên cứu tiến hành mã hóa các thơng tin trong tệp dữ liệu thu được tương ứng với các
con số.

11


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CHUNG
4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu
Đây là tổng hợp, phân tích dữ liệu được thu thập từ người tham gia khảo sát.
Nhóm tác giả tiến hành khảo sát 102 mẫu kết quả hợp lệ để phân tích định lượng.
Những thơng tin này sẽ được thu thập và ghi nhận để làm cơ sở cho việc phân tích ảnh
hưởng của ChatGPT lên kết quả học tập ở sinh viên:
Câu hỏi

Chỉ tiêu

Tần số

Tỷ lệ (%)

Nam

35


34.31

Nữ

67

65.69

102

100

Năm nhất

69

67.65

Năm hai

12

11.76

Năm ba

9

8.82


Năm bốn

12

11.76

102

100

Tra cứu thông tin

93

91.18

Phân tích dữ liệu

49

48.04

Viết báo cáo/nghiên cứu

43

42.16

Rất khơng tán thành


18

17.65

Khơng tán thành

18

17.65

Trung lập

30

29.41

Tán thành

19

18.63

Rất tán thành

17

16.67

Giới tính của bạn là


Tổng số

Bạn là sinh viên của trường
nào?

Tổng số

Bạn sử dụng ChatGPT cho
mục đích học tập nào?

Tần suất sử dụng ChatGPT
cho mục đích học tập và
nghiên cứu

12


Câu hỏi

Chỉ tiêu

Tần số

Tỷ lệ (%)

102

100

Rất không tán thành


3

2.94

Không tán thành

4

3.92

Trung lập

19

18.63

Tán thành

46

45.1

Rất tán thành

30

29.41

102


100

Rất không tán thành

3

2.94

Không tán thành

12

11.76

Trung lập

26

25.49

Tán thành

43

42.16

Rất tán thành

18


17.65

102

100

Rất không tán thành

4

3.92

Không tán thành

5

4.9

Trung lập

18

17.65

Tán thành

43

42.16


Rất tán thành

32

31.37

102

100

8

7.84

Tổng số

Câu 1: Khi sử dụng ChatGPT,
bạn sẽ tìm kiếm thơng tin và
giải quyết vấn đề nhanh
chóng hơn?

Tổng số

Câu 2: Khi sử dụng ChatGPT,
bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn
trong việc làm bài tập và
nghiên cứu?

Tổng số


Câu 3: Sử dụng ChatGPT
giúp bạn tiết kiệm thời gian
hơn?

Tổng số
Rất không tán thành

13


Câu hỏi

Chỉ tiêu

Câu 4: ChatGPT đã giúp cải
thiện khả năng tư duy và phân
tích của bạn trong q trình
học tập?

Tần số

Tỷ lệ (%)

Không tán thành

11

10.78


Trung lập

45

44.12

Tán thành

27

26.47

Rất tán thành

11

10.78

102

100

Rất không tán thành

4

3.92

Không tán thành


12

11.76

Trung lập

40

39.22

Tán thành

31

30.39

Rất tán thành

15

14.71

102

100

Rất không tán thành

5


4.9

Không tán thành

6

5.88

Trung lập

19

18.63

Tán thành

43

42.16

Rất tán thành

29

28.43

102

100


Rất không tán thành

4

3.92

Không tán thành

12

11.76

Trung lập

30

29.41

Tổng số

Câu 5: ChatGPT giúp bạn cải
thiện kỹ năng viết và tổng
hợp kiến thức?

Tổng số

Câu 6: ChatGPT giúp bạn
giảm thiểu thời gian cần thiết
để tìm kiếm thơng tin liên
quan đến bài tập hay dự án

học tập?

Tổng số

Câu 7: Bạn có cảm thấy
ChatGPT đã giúp bạn khai
thác tối đa các nguồn tài

14


Câu hỏi

Chỉ tiêu

nguyên học tập khác nhau
không?

Tần số

Tỷ lệ (%)

Tán thành

34

33.33

Rất tán thành


22

21.57

102

100

Rất không tán thành

6

5.88

Không tán thành

13

12.75

Trung lập

39

38.24

Tán thành

28


27.45

Rất tán thành

16

15.69

102

100

Rất không tán thành

7

6.86

Không tán thành

18

17.65

Trung lập

40

39.22


Tán thành

27

26.47

Rất tán thành

10

9.8

102

100

Rất không tán thành

5

4.9

Không tán thành

6

5.88

Trung lập


40

39.22

Tán thành

35

34.31

Rất tán thành

16

15.69

Tổng số

Câu 8: Bạn có cảm thấy
ChatGPT đã giúp bạn phát
triển khả năng tự học và tìm
kiếm thơng tin một cách độc
lập khơng?

Tổng số

Câu 9: Bạn có tin rằng
ChatGPT có thể làm giảm
khả năng tập trung của bạn
trong quá trình học tập

không?

Tổng số

Câu 10: Kết quả học tập của
bạn được cải thiện sau khi sử
dụng ChatGPT?

15


Câu hỏi

Chỉ tiêu
Tổng số

Tần số

Tỷ lệ (%)

102

100

Bảng 1. Kết quả khảo sát
Nguồn: tự nhóm tác giả tổng hợp
Khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 102 sinh viên ở khu vực Hà Nội,
trong đó có 34.31% là sinh viên nam và 65.69% là sinh viên nữ. Trong đó, sinh viên
năm nhất chiếm phần lớn với tỉ trọng 67.65%, các sinh viên năm hai, năm ba, năm bốn
lần lượt là 11.76%, 8.82%, 11.76%.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành
phố Hà Nội đánh giá cao ChatGPT trong việc tìm kiếm thông tin và tiết kiệm thời gian
trong học tập. Cụ thể như sau:
- ChatGPT giúp sinh viên tìm kiếm thơng tin và giải quyết vấn đề một cách nhanh
chóng hơn so với khi không sử dụng với lên tới 74.51% sinh viên tán thành và rất tán
thành trong khi chỉ có hơn 6% là phủ nhận điều đó.
- Sinh viên cảm thấy tự tin hơn trong việc làm bài tập và nghiên cứu khi có gần
60% sinh viên đồng tình với sự hữu ích này.
- Có tới 73% sinh viên tán thành và rất tán thành việc ChatGPT giúp tiết kiệm
thời gian trong học tập.
- ChatGPT giúp sinh viên giảm thiểu thời gian cần thiết để tìm kiếm thơng tin
liên quan đến bài tập hay dự án học tập với lên tới xấp xỉ 71% tổng số sinh viên đưa ra
sự lựa chọn này.
- Với gần 60% sinh viên cho rằng ChatGPT giúp khai thác tối đa các nguồn tài
nguyên học tập.
Từ kết quả trên có thể nhận thấy rằng: ChatGPT có khả năng cung cấp thơng tin
hiệu quả, nhanh chóng, chính xác. Ngun nhân dẫn đến điều này đó là nhờ vào thuật
tốn Transformer - mơ hình Deep Learning được sử dụng trong Natural Language
Processing (NLP) để phân tích và xử lí câu hỏi để từ đó tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.
Thêm vào đó là một số kĩ thuật như Attention và Masked Language Modeling để xác
định độ quan trọng của từ ngữ trong câu hỏi để đảm bảo sự chính xác nhất của câu trả
lời.
Thêm vào đó ChatGPT cũng giúp người dùng trong việc cải thiện các kỹ năng của
bản thân sinh viên trong quá trình học tập. Cụ thể như sau:
- Kỹ năng tư duy và phân tích: Người dùng khá trung lập với sự cải thiện kỹ năng
tư duy và phân tích khi sử dụng ChatGPT (với 41.12% chọn trung lập). Tuy nhiên số

16



người dùng cịn lại có thiên hướng đánh giá tích cực hơn khi xét đến cải thiện kỹ năng
này với số người chọn tán thành và rất tán thành là 37.25% trong khi không tán thành
và rất không tán thành chỉ chiếm 18.62%
- Kỹ năng viết và tổng hợp kiến thức: ChatGPT được đánh giá cao trong cải thiện
kỹ năng viết và tổng hợp kiến thức khi tổng số người dùng tán thành và rất tán thành là
nhiều nhất với 45.1% trong khi chỉ có 15,68% người dùng khơng đồng tình.
- Phát triển kỹ năng tự học và tìm kiếm thông tin một cách độc lập: Tương tự,
người dùng được phát triển kỹ năng tự học và tìm kiếm thơng tin một cách độc lập khi
sử dụng ChatGPT với số người dùng tán thành và rất tán thành việc cải thiện này là
43.12% chiếm nhiều hơn so với các lựa chọn cịn lại.
Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì ứng dụng chatbot (ChatGPT)
cịn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên đặc biệt trong việc giảm khả năng tập trung
của sinh viên trong học tập khi có tới 36.27% đồng tình rằng họ bị giảm khả năng tập
trung.
Từ kết quả nghiên cứu với 50% tổng số sinh viên tham gia khảo sát đồng ý rằng
kết quả học tập được cải thiện khi sử dụng ChatGPT, tuy nhiên có tới gần 40% người
dùng trung lập với câu hỏi trên cho thấy rằng ChatGPT chưa thực sự cải thiện một cách
rõ rệt và cần xét thêm những nhân tố khác để đánh giá và xem xét kết quả học tập của
sinh viên của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Kết luận và đánh giá chung kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ChatGPT rất hữu ích trong việc cung cấp thơng tin
cho người dùng, có lợi thế tổng hợp và phân tích thơng tin cùng khả năng lập luận một
cách chặt chẽ. Điều này khá đồng thuận với nghiên cứu trước đó về việc sử dụng chatbot
trong lĩnh vực giáo dục của Tlili, A., Shehata, B., Adarkwah, MA và cộng sự (2023). So
sánh với kết quả nghiên cứu của Winkler, R. & Sưllner, M. (2018) thì có điểm tương
đồng về việc phần mềm Chatbot (ChatGPT) cải thiện kết quả học tập cho sinh viên, tuy
nhiên điểm khác biệt đó là ở nghiên cứu của chúng tôi kết quả học tập của sinh viên
chưa thực sự được cải thiện một cách rõ rệt.

17



CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CHATGPT MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
VÀ TÍCH CỰC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI CHO VẤN ĐỀ TIÊU CỰC KHI
SỬ DỤNG CHATGPT CHO MỤC ĐÍCH HỌC TẬP
5.1. Định hướng cho việc sử dụng ChatGPT
Định hướng sử dụng ChatGPT một cách tích cực và hiệu quả gồm:
- Sử dụng ChatGPT như một công cụ hỗ trợ
- Kiểm tra độ tin cậy của thông tin
- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng
- Đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng và đầy đủ thông tin cần thiết để tìm kiếm
- Cân nhắc việc sử dụng thơng tin
- Không lạm dụng ChatGPT
Tuy nhiên, việc sử dụng ChatGPT trong học tập cần được thực hiện cẩn thận và
kết hợp với kiến thức chun mơn để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của bài viết
hoặc phân tích dữ liệu. ChatGPT chỉ là một cơng cụ hỗ trợ và khơng thể thay thế
hồn tồn vai trị của sinh viên trong việc học tập và phát triển kiến thức.
5.2. Giải pháp cho vấn đề tiêu cực khi sử dụng ChatGPT
Giải pháp cho vấn đề tiêu cực khi sử dụng ChatGPT trong học tập bao gồm:
1. Sử dụng ChatGPT hợp lý và đúng mục đích
2. Khuyến khích sự tương tác xã hội và giáo viên
3. Sử dụng ChatGPT để thúc đẩy sáng tạo và tư duy của người dùng
4. Đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Mỹ Hạnh, Trần Văn Hưng (2020), “Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục:
Cơ hội và thách thức đến tương lai của việc dạy và học ở trường đại học”, Tạp chí Khoa

học và công nghệ, số 19 (2) năm 2021, trang 38-42.
2. Lê Anh Vinh, Bùi Thị Diển, Lê Quang Quân, Vũ Văn Luân (2023), “Khả năng
thực hiện bài kiểm tra định kì mơn Tốn và mơn Ngữ văn cấp Trung học của công cụ
ChatGPT: Kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị ban đầu”, Tạp chí Khoa học giáo
dục Việt Nam, số 19 (2) năm 2023, trang 1-10.
3. Lê Nguyễn Quỳnh Hương, Nguyễn Hữu Bình (2021), “Chatbot trong lĩnh vực
ngân hàng - Thực trạng và xu hướng ứng dụng tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào
tạo Ngân hàng, số 236,237 tháng 1&2 năm 2022, trang 64-78.
4. Ahmed Tlili, Boulus Shehata, Michael Adarkwah, Aras Bozkurt (2023), “What
if the devil is my guardian angel: ChatGPT as a case study of using chatbots in
education”, Smart Learning Environments (2023) 10:15, pp. 1-24.
5. Abdul-Kader, Sameera A., & Woods, J. (2015), “Survey on chatbot design
techniques in speech conversation systems”, Int. Journal on Advanced Computer
Science Applied.
6. Bansal, H, & Khan, R, (2018), “A review paper on human computer interaction”,
International Journals of Advanced Research in Computer Science and Software
Engineering, Vol. 8, Issue. 4, pp. 53-56.
7. Chinedu Wilfred Okonkwo, Abejide Ade-Ibijola (2021), “Chatbots applications
in education: A systematic review”, Computers and Education: Artificial
Intelligence 2(2021) 100033, pp. 1-10.
8. Guruswami Hiremath, Aishwarya Hajare, Priyanka Bhosale, Rasika Nanaware,
Dr. K. S. Wagh (2018), “Chatbot for education system”, International Journal of
Advance Research, Ideas and Innovations in Technology (IJARIIT), Vol. 4, Issue. 3, pp.
37-43.
9. Mohamed A. Ragheb, Passent Tantawi, Nevien Farouk, Ahmed Hatata (2022),
“Investigating the acceptance of applying chat-bot (Artificial intelligence) technology
among higher education students in Egyp”, International Journal of Higher Education
Management (IJHEM),Vol. 08, Issue. 02, 28 Feb 2022, pp. 1-13.
10. Winkler, R. & Söllner, M. (2018), “Unleashing the Potential of Chatbots in
Education: A State-Of-The-Art Analysis”, Academy of Management Annual Meeting

(AOM), pp. 1-40.

19



×