Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Kiểm tra tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thông qua hoạt động thanh tra chống chuyển giá tại cục thuế tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
----------o0o----------

TẠ THỊ THANH VÂN

KIỂM TRA TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA
NGƯỜI NỘP THUẾ THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG THANH TRA CHỐNG CHUYỂN
GIÁ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai – Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
----------o0o----------

TẠ THỊ THANH VÂN

KIỂM TRA TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA
NGƯỜI NỘP THUẾ THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG THANH TRA CHỐNG CHUYỂN
GIÁ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HẢI
Đồng Nai – Năm 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và bài luận văn với đề tài “Kiểm tra tính
tuân thủ thuế của người nộp thuế thông qua hoạt động thanh tra chống chuyển
giá tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai” tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, động
viên của q Thầy/Cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tơi xin gửi lời tri ân đến tập thể giảng viên khoa Sau đại học Trường Đại học
Lạc Hồng đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng
quý báu trong suốt thời gian tôi tham gia học lớp 21CK912. Đặc biệt tôi xin cảm
ơn sâu sắc đến Thầy TS Nguyễn Văn Hải thời gian qua đã hỗ trợ, giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình để tơi hồn thành bài luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ, cơng chức Cục Thuế tỉnh
Đồng Nai là đồng nghiệp của tôi đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

Đồng Nai, Ngày ……. tháng ……. năm 2023
Tác giả

Tạ Thị Thanh Vân


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kế tốn với đề tài “Kiểm tra tính tn thủ
thuế của người nộp thuế thông qua hoạt động thanh tra chống chuyển giá tại Cục
Thuế tỉnh Đồng Nai” là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi với sự hướng
dẫn của Thầy TS Nguyễn Văn Hải. Các số liệu đã nêu trong luận văn có nguồn
gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực, không trùng lắp với các đề tài nào
khác và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Đồng Nai, Ngày ……. tháng ……. năm 2023
Tác giả

Tạ Thị Thanh Vân


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Chuyển giá hiện nay đã và đang là vấn nạn chung của các nước phát triển cũng
như các nước đang phát triển trên toàn thế giới. Khi mà các tập đồn kinh tế cùng các
cơng ty đa quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ, tăng quy mô về chiều rộng cũng
như chiều sâu, việc đưa vốn vào các nước đang phát triển, khai thác thị trường lao
động, tận dụng và khai thác sự ưu đãi nhằm thu hút vốn từ việc đầu tư….từng mảnh
ghép tạo nên một bức tranh kinh tế đa màu luôn biến đổi đa dạng tạo nên các hiệu
ứng gây nhiễu đối với các nhà quản lý.
Các hiệu ứng gây nhiễu này tạo nên nhiều bất cập, là một trong những hành vi
không mang theo sự tuân thủ thuế, diễn ra phổ biến và được che đậy rất kính kẽ gây
thất thu thuế, khơng bình đẳng trong hoạt động cạnh tranh của những loại hình doanh
nghiệp khác nhau.Vậy để khắc phục thì cần làm như thế nào? Nhà nước cần khắc
phục vấn nạn chống chuyển giá, nâng cao hiệu quả chống chuyển giá hơn nữa trong

điều kiện vấn nạn chuyển giá ngày một tinh vi và gây trở ngại cho công tác của các
cơ quan quản lý thuế.
Các hình thức chuyển giá được phát hiện bao gồm: thơng qua hoạt động góp
vốn đầu tư; thông qua mua bán các loại nguyên vật liệu, hàng hóa; chuyển giá thơng
qua cung cấp dịch vụ; thơng qua quyền sử dụng tài sản vơ hình (bí quyết cơng nghệ,
thương hiệu, bí quyết kinh doanh…); chuyển giá thơng qua chi trả lãi vay vốn sản
xuất kinh doanh hoặc chi trả các khoản chi phí liên quan đến các giao dịch tài chính;
chuyển giá thơng qua tái cấu trúc hoạt động tập đồn.
Trong phần mở đầu tác giả nói đến tính cấp thiết của đề tài, các nghiên cứu có
liên quan, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, dự kiến kết quả đạt được và bố cục luận văn.
Trong Chương 1, tác giả trình bày lý thuyết về tuân thủ thuế và chuyển giá.
Trong Chương 2, tác giả trình bày tổng quan về Cục Thuế tỉnh Đồng Nai và
kiểm tra tính tuân thủ thuê của NNT thông qua hoạt động thanh tra chống chuyển giá
tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.


iv

Trong Chương 3, căn cứ các cơ sở dữ liệu đã trình bày, tác giả đưa ra các giải
pháp và kiến nghị để hồn thiện tính tn thủ th của NNT thông qua hoạt động
thanh tra chống chuyển giá tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài phân tích, đánh giá nhằm “Kiểm tra tính tuân thủ
thuế của người nộp thuế thông qua hoạt động thanh tra chống chuyển giá tại Cục
Thuế tỉnh Đồng Nai”. Nhằm đối phó với nguy cơ chuyển lợi nhuận và xói mịn cơ
sở thuế, công tác thanh tra chống chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm
hướng tới tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; tạo mơi trường kinh
doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các DN, cũng như nâng cao hiệu quả hiệu lực của
quản lý thuế.



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu trong nước có liên quan ......................... 6
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 6
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu .................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8
7. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TUÂN THỦ THUẾ VÀ CHUYỂN GIÁ ........ 10
1.1

Tuân thủ thuế ........................................................................................... 10

1.1.1

Khái niệm về tuân thủ thuế ................................................................ 10

1.1.2

Không tuân thủ thuế ........................................................................... 11


1.1.3

Các mức độ tuân thủ và không tuân thủ ............................................. 13

1.1.4

Các yếu tố ảnh hường đến hành vi tuân thủ thuế của DN ................... 14

1.1.4.1 Thuế suất ........................................................................................ 14
1.1.4.2 Hệ thống thuế ................................................................................. 15
1.1.4.3 Hiệu quả hoạt động của CQT.......................................................... 16
1.1.4.4 Thanh tra kiểm tra NNT ................................................................. 16
1.1.4.5 Kiến thức về thuế của NNT ............................................................ 18
1.1.4.6 Nhận thức về vi phạm và hình phạt................................................. 18
1.1.4.7 Tình trạng tài chính của NNT ......................................................... 18
1.2

Chuyển giá ............................................................................................... 19

1.2.1

Khái niệm chuyển giá ......................................................................... 19

1.2.2

Các đặc điểm chuyển giá ................................................................... 20


vi


1.2.3

Tác động của chuyển giá .................................................................... 21

1.2.3.1 Tác động đến tình hình tài chính của tập đồn. ................................ 21
1.2.3.2 Tác động đến nền kinh tế quốc gia .................................................. 21
1.2.4

Chuyển giá, dấu hiệu, cách thức và nguyên nhân dẫn đến chuyển giá 23

1.2.4.1 Nguyên nhân dẫn đến chuyển giá tại các DN FDI........................... 23
1.2.4.2 Cách thức và dấu hiệu chuyển giá ................................................... 25
1.3 Những bài học kinh nghiệm về tính tuân thủ thuế của hoạt động thanh tra chống
chuyển giá tại các quốc gia trên thế giới……………………………………………26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................... 299
CHƯƠNG 2: KIỂM TRA TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHỐNG CHUYỂN GIÁ TẠI CỤC
THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI.................................................................................... 30
2.1

Tổng quan về Cục Thuế tỉnh Đồng Nai .................................................... 30

2.2

Thực trạng thanh tra chống chuyển giá tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai ...... 31

2.2.1

Công tác tổ chức................................................................................ 31


2.2.2

Công tác quản lý, thanh tra chống chuyển giá .................................... 33

2.2.3

Các hành vi chuyển giá phổ biến........................................................ 44

2.2.4

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT ................................................ 48

2.3

Kết quả và khó khăn của hoạt động thanh tra chống chuyển giá tại Cục thuế

tỉnh Đồng Nai..................................................................................................... 50
2.3.2

Kết quả đạt được ................................................................................ 51

2.3.3

Những khó khăn trong cơng tác thanh tra giá chuyển nhượng ............ 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 54
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN TÍNH TN
THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THANH
TRA CHỐNG CHUYỂN GIÁ TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI................ 55

3.1

Quan điểm hoàn thiện ........................................................................... 55

3.2

Các giải pháp hoàn thiện ......................... Error! Bookmark not defined.

3.3

Các kiến nghị hoàn thiện cơ sở dữ liệu về chuyển giá ........................... 57

3.4

Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng .. 57

3.5

Giải pháp áp dụng ngưỡng an toàn ........................................................ 58


vii

3.6

Giải pháp xây dựng sổ tay thanh tra chuyển giá .................................... 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 63
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 1

PHỤ LUC 1: MẪU PHỎNG VẤN
PHỤ LUC 2: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP NGÀY 19/04/2023
PHỤ LUC 3: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP NGÀY 24/04/2023
PHỤ LUC 4: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP NGÀY 24/04/2023
PHỤ LUC 5: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT

TÊN
STT

VIẾT

DIỄN GIẢI

TẮT
1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

CQT


Cơ quan thuế

3

NNT

Người nộp thuế

4

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

5

DN

Doanh nghiệp

6

GTGT

Giá trị gia tăng

7

KQ
HĐKD


Kết quả hoạt động kinh doanh

8

NNT

Người nộp thuế

9

NSNN

Ngân sách nhà nước

10

OECD

11

WTO

12

TNCN

Thu nhập cá nhân

13


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

14

TTHT

Tuyên truyền hỗ trợ

15

TTHT
NNT

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (The
Organisation for Economic Co-operation and Development)
Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade
Organization)

Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các cấp độ tuân thủ thuế của DN .................................................. 144
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự thanh tra giá chuyển nhượng giai đoạn 2019-2022 . 31

Bảng 2.2: Cơ cấu thu theo khu vực tại Cục thuế Đồng Nai .............................. 37
Bảng 2.3: Kết quả thanh tra chuyển giá giai đoạn 2018-2022 .......................... 40
Bảng 2.4 Thống kê thời gian thực hiện một cuộc thanh tra .............................. 41
Bảng 2.5: Cơ cấu các loại thuế truy thu giai đoạn 2018-2022 .......................... 40
Bảng 2.6: Kết quả xử phạt sau thanh tra chuyển giá giai đoạn 2018-2022 ....... 41


x

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Hình ảnh Cục Thuế tỉnh Đồng Nai................................................... 28
Hình 2.2: Đóng góp của khu vực DN FDI ....................................................... 38
Hình 2.3: Kết quả thanh tra chuyển giá giai đoạn 2018-2022 .......................... 41
Hình 2.4: Tình hình thu nộp NSNN sau thanh tra ............................................ 44
Hình 2.5: Báo cáo kết quả HĐKD của công ty con và các chi phí cho cơng ty
mẹ ................................................................................................................... 45


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành Thuế Việt Nam là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức
thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Phát huy truyền thống vẻ vang, đóng góp
tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau khi Cách mạng
Tháng Tám thành công, công tác thuế của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
cũng được triển khai kịp thời để phục vụ hoạt động của Chính phủ. Suốt 65 năm qua,
ngành thuế ln góp phần tích cực và chủ yếu vào việc xây dựng ngân sách nhà nước
vững mạnh, đồng thời phát huy vai trò là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ghi nhận

thành tích vẻ vang của ngành thuế và động viên các thế hệ cán bộ của ngành tiếp tục
phát huy truyền thống tốt đẹp, ngày 06/08/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký
Quyết định số 1370/QÐ-TTg lấy ngày 10/09 hằng năm là "Ngày Truyền thống của
ngành thuế Việt Nam". Với tuyên ngôn “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính Đổi mới”.
Trong xu hướng tồn cầu hóa đã và đang phát triển nhanh, từ nhưng năm 2000
đến nay, theo báo cáo thống kê chuyên đề của tổ chức OECD về giao dịch của các
công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới đã chiếm 70% hoạt động kinh tế
quốc tế với giá trị đạt khoảng 6.000 tỷ USD/năm. Điều đáng quan tâm là chuyển giá
hiện nay đã và đang là vấn nạn chung trên toàn thế giới. Khi mà các tập đồn kinh tế
cùng các cơng ty đa quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ, liên tục mở rộng mạng
lưới kinh doanh trong phạm vi tồn cầu, tăng quy mơ về chiều rộng cũng như chiều
sâu, việc đưa vốn vào các nước đang phát triển, khai thác thị trường lao động, tận
dụng và khai thác sự ưu đãi nhằm thu hút vốn từ việc đầu tư , nhưng họ thường kê
khai kinh doanh thua lỗ để không phải nộp thuế thu nhập cho nước sở tại. Trong đó,
việc xác định giá chuyển nhượng trong nội bộ các tập đoàn là vấn đề đáng được quan
tâm đặc biệt, thậm chí đã trở thành thách thức đối với các cơ quan thuế các nước.
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) do hoạt động chuyển
giá, chuyển lợi nhuận của các công ty đa quốc gia đã khiến số thuế trên toàn cầu bị


2

mất đi khoảng 100 đến 240 tỷ USD/năm, tương đương với 4-10% số thu thuế TNDN
hàng năm.
Trước thực trạng đó, nhiều nước đã chủ động điều chỉnh chính sách, bắt buộc các
tập đồn đa quốc gia phải cơng khai minh bạch về thuế, kể cả khoản thuế phải nộp
cho các nước sở tại khi sản xuất kinh doanh ở nước ngồi. Tiếp đến, nhóm các nước
cơng nghiệp phát triển G7, G20 và các thành viên OECD đã thông qua chương trình
hành động (BEPS) nhằm đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế hoạt động chuyển
lợi nhuận, chuyển giá tránh thuế của các công ty đa quốc gia.

Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam do phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, trong 03 loại hình doanh nghiệp hoạt
động ở nước ta, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (DN FDI) có tỷ lệ thua
lỗ ln cao nhất, có thời điểm cao nhất lên tới 51% (năm 2008), trong 03 năm 20122014 bình quân 48% và 03 năm 2015-2017 bình quân 36% năm 2018 là 42% và năm
2019 là 55%. Điều bất hợp lý là dù thua lỗ liên tục thậm chí có DN thua lỗ lũy kế
vượt q số vốn đầu tư ban đầu nhưng các DN FDI vẫn thực hiện đầu tư mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh.Trái ngược với các DN FDI đang thua lỗ thì hầu hết các
doanh nghiệp cùng ngành nghề trong nước lại có lãi.
Đối với Việt Nam, từ năm 2003, ngành thuế Việt Nam đã áp dụng cơ chế tự khai
tự nộp. Theo đó, NTT sẽ tự xác định số thuế phải nộp đồng thời tự nộp số tiền thuế
đó vào NSNN trong thời hạn quy định. Theo đó, DN sẽ tự chịu trách nhiệm với việc
tự kê khai, tự nộp thuế của chính mình. Cơ quan thuế chỉ can thiệp vào việc kê khai,
nộp thuế của NNT khi phát hiện sai sót hay nhận thấy dấu hiệu rủi ro không tuân thủ
thuế. Quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế địi hỏi tính tự giác tn thủ
pháp luật của NNT. Vì thế nếu NNT khơng có tính tn thủ cao và cơ quan quản lý
thuế không thể phát hiện được hành vi gian lận thuế này dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Bên cạnh đó, nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi thực hiện chuyển giá, tránh
thuế, ngày 22/4/2010 Bộ tài chính đã ban hành Thơng tư số 66/2010/TT-BTC hướng
dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên
kết. Theo đó, các doanh nghiệp có giao dịch kinh doanh với các bên liên kết, khi kê


3

khai quyết toán thuế TNDN với cơ quan thuế phải kê khai các giao dịch liên kết. Tuy
nhiên sau một thời gian áp dụng, hệ thống chính sách thuế đã bộc lộ nhiều hạn chế,
chưa theo kịp thực tiễn hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia. Hơn nữa,
Thơng tư 66 của Bộ tài chính chưa đủ hiệu lực pháp lý để giải quyết các vấn đề về
trốn thuế, tránh thuế mang tầm quốc tế. Vì vậy, Bộ tài chính đã chủ động xây dựng
đề án cùng tham gia với Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế, triển khai chương trình

hành động về chống xói mịn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (gọi tắt là chương trình
BEPS). Cùng lúc đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày
24/2/2017, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017
quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định
68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 8 nghị định số
20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của chính phủ quy định về quản lý thuế
đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Và gần đây nhất ngày 05/11/2020 Chính
phủ đã ban hành Nghị định 132/2020 NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với DN
có giao dịch liên kết. Đây là hệ thống văn bản đồng bộ nhất, hy vọng là công cụ có
hiệu lực nhằm quản lý có hiệu quả đối với các hoạt động giao dịch liên kết, đảm bảo
thu đúng, thu đủ các khoản thu ngân sách nhà nước.
Tỉnh Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả
nước – Vùng kinh tế Đơng Nam Bộ. Trong đó, tỉnh Đồng Nai là một trong ba góc
nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai, có
nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu cơng nghiệp. Theo thơng
cáo báo chí tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm 2019 của ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai có khoảng 38.000 DN đang hoạt động. Đứng thứ
5 trong tổng số 10 địa phương đứng đầu về thu ngân sách nhà nước đạt 54,431 tỷ
đồng (đạt 102% dự toán được giao). Do đó, tỉnh Đồng Nai là một trong những tỉnh
đóng góp nguồn thu lớn cho NSNN hàng năm và có vai trị quan trọng đối với tình
hình kinh tế xã hội của quốc gia.
Đồng Nai là một trong số 16 tỉnh có nguồn thu tự cân đối và góp phần điều tiết
ngân sách trung ương. Nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất của tỉnh là số thu từ khu vực


4

các DN FDI (năm 2018 là 41%; 2 năm 2019 và 2020 cùng chiếm 35%; năm 2021 và
năm 2022 đều gần 30% tổng nguồn thu nội địa). Trong giai đoạn từ năm 2018 đến
cuối năm 2022, tổng số dự án FDI trên địa bàn Đồng Nai tăng từ 1.287 DN lên 1.525

DN và tổng số vốn đăng ký còn hiệu lực lên đến 31 tỷ USD.
Ta có thể thấy thu NSNN từ khu vực FDI chiếm tỷ lệ cao qua các năm. Khơng
thể phủ nhận vai trị của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của
tỉnh Đồng Nai. Nhưng bên canh những DN FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả,
kê khai và nộp thuế đầy đủ theo quy định thì vẫn cịn đó một bộ phận không nhỏ DN
FDI kê khai thu lỗ. Qua kiểm tra, rà soát, các DN FDI này đều có giao dịch kinh
doanh với các bên liên kết, doanh thu tăng trưởng hàng năm và vẫn mỡ rộng sản suất
kinh doanh nhưng kết quả vẫn lỗ, trong đó, khơng ít DN lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ
sở hữu. Nguyên nhân cơ bản và ảnh hưởng lớn nhất được chỉ ra là chuyển giá.
Tại Đồng Nai, mỗi kỳ quyết tốn có hơn một trăm DN FDI báo cáo kinh doanh
thua lỗ theo báo cáo thường niên của Ban quản lý các khu cơng nghiệp Đồng Nai;
Chỉ tính riêng trong năm 2018, hơn 30 DN FDI báo cáo tình hình thua lỗ nặng. Một
số DN FDI lỗ đã vượt quá so với vốn đầu tư và khi không chi trả được các khoản nợ
cũng như nợ lương của công nhân thì đã bỏ trốn về nước. Theo Báo Đồng Nai đưa
tin 03 trường hợp DN Hàn Quốc đã bỏ trốn là “Công ty TNHH KL Texwell Vina ở
Khu công nghiệp Bàu Xéo (huyện Trảng Bom), công ty TNHH MTV Cho Won ở
Khu công nghiệp dệt may Nhơn Trạch (huyện Nhơn Trạch) và công ty TNHH
Kumsung Vina ở Khu công nghiệp Tam Phước (TP.Biên Hịa)”.
Chỉ tính riêng Cơng ty TNHH KL Texwell Vina, trong năm 2017, phòng thanh
tra giá chuyển nhượng Cục thuể tỉnh Đồng Nai thực hiện thanh tra công ty sau khi
nhận thấy rủi ro từ hoạt động thua lỗ không hiệu quả liên tục trong nhiều năm qua và
có nghi vấn về hành vi chuyển giá. Qua thanh tra, Cục thuế tỉnh Đồng Nai đã ra quyết
định truy thu số tiền thuế TNDN đã thất thoát trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2016 lên đến 4 tỷ đồng và giảm lỗ hơn 50 tỷ. Tháng 2/2018, lãnh đạo công ty TNHH
KL Texwell Vina bỏ trốn để lại khoản nợ tiền lương công nhân hơn 13,6 tỷ đồng.
Điều này làm UBND tỉnh Đồng Nai phải tạm ứng ngân sách địa phương 7 tỷ đồng


5


chi trả lương cho cơng nhân và sau đó giải quyết hậu quả cịn lại kéo dài hàng tháng
trời. Thơng qua trường hợp cụ thể này, phần nào có thể thấy được ảnh hưởng của
hành vi chuyển giá của các DN FDI trong địa bàn tỉnh. Trong nhiều năm kinh doanh
thua lỗ liên tục, cơng ty khơng đóng góp khoản thuế TNDN nào vào NSNN mà đồng
thời tiềm ẩn những bất ổn ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra trong giai
đoạn từ năm 2018 đến cuối năm 2022, Cục thuế tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tổng
cộng 16.639 cuộc thanh tra kiểm tra NNT; trong đó, có 123 cuộc thanh tra về hành vi
chuyển giá tại các DN FDI trong địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nếu tính về số cuộc thì hoạt
động thanh tra về hành vi chuyển giá thấp hơn nhiều so với các cuộc thanh tra thông
thường về thuế khác, chiếm 0,74% trên tổng số. Tuy nhiên về kết quả sau Thanh tra
Kiểm tra, xử lý thuế truy thu, phạt, truy hoàn của các cuộc thanh tra về hành vi chuyển
giá lại chiếm tỷ lệ lớn trên tổng số: 1.825 /6.351 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 29%) và giảm
lỗ với số tiền 9.855/16.461 tỷ đồng (tỷ lệ 60%). Thơng qua một vài số liệu đơn cử
này, có thể nhận thấy được chuyển giá thật sự rất nghiêm trọng, gây thất thốt lớn đối
với NSNN.
Qua thực tế cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế cho thấy hiện tượng chuyển giá bằng
cách lạm dụng các giao dịch trong nội bộ tập đoàn, giao dịch giữa các bên liên kết để
giảm thiểu số thuế phải nộp tại Việt Nam trong các DN FDI và một số bộ phận DN
khi sản xuất kinh doanh trên các địa bàn, lĩnh vực khác nhau có mức thuế TNDN
khác nhau. Tổng hợp từ báo cáo của Tổng cục Thuế đến cuối năm 2022, cả nước có
hơn 16.500 DN thực hiện kê khai có quan hệ với các bên liên kết; trong đó, khoảng
8.000 DN có giao dịch liên kết với nhau.
Do đó, cần khắc phục vấn nạn chống chuyển giá, nâng cao hiệu quả chống chuyển
giá hơn nữa trong điều kiện vấn nạn chuyển giá ngày một tinh vi và gây trở ngại cho
công tác của các cơ quan quản lý thuế., để hướng tới việc tìm hiểu nhiều hơn về thực
trạng nêu trên và đề xuất các kiến nghị đối với hoạt động thanh tra chống chuyển giá
từ đó hồn thiện việc kiểm tra tính tn thủ thuế của DN thơng qua hoạt động thanh
tra chống chuyển giá góp phần hạn chế thất thu thuế trên địa bàn tỉnh, tôi đã chọn đề



6

tài “Kiểm tra tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thông qua hoạt động thanh tra
chống chuyển giá tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai”
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu trong nước có liên quan
Tại Việt Nam cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong cơng tác hoàn thiện hệ
thống quản lý thuế, dưới đây là một số trích dẫn tiêu biểu:
Trương Thanh Lam (2018) “Giải pháp hạn chế gian lận thuế Thu nhập Doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”. Luận văn Thạc sĩ Kế
toán Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Luận văn đi sâu phân tích hệ thống hóa một
số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về cơng tác quản lý thuế TNDN, góp phần từng
bước hạn chế tình trạng gian lận, trốn thuế TNDN thơng qua việc kiểm tra phát hiện
chấn chỉnh kịp thời và nâng cao mức độ tuân thủ về thuế của NNT từ đó bảo đảm
nguồn thu cho NSNN và bảo vệ lợi ích chính đáng của NNT.
Nguyễn Thị Trang (2017) “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng tác
kiểm tra tại Chi cục Thuế thành phố Thủ Dầu Một”. Luận văn Thạc sĩ Kế toán,
Trường Đại học Thủ Dầu Một. Luận văn làm rõ ý nghĩa của việc tăng cường kiểm
sốt nội bộ trong cơng tác kiểm tra thuế, đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị
cần thiết tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội bộ trong công tác kiểm tra
thuế tại Chi cục Thuế thành phố Thủ Dầu Một. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phạm Vũ Thúy Hằng (2015), “Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng
tác kiểm tra tại Chi cục Thuế Quận 9”. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế TP.HCM. Luận văn làm rõ ý nghĩa của việc tăng cường kiểm soát nội bộ và
thực trạng kiểm sốt nội bộ trong cơng tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 9 từ
đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng tác kiểm
tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 9. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng.
3. Mục tiêu nghiên cứu



7

Các hình thức chuyển giá được phát hiện bao gồm: thơng qua hoạt động góp vốn
đầu tư; thơng qua mua bán các loại nguyên vật liệu, hàng hóa; chuyển giá thông qua
cung cấp dịch vụ; thông qua quyền sử dụng tài sản vơ hình (bí quyết cơng nghệ,
thương hiệu, bí quyết kinh doanh…); chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản
xuất kinh doanh hoặc chi trả các khoản chi phí liên quan đến các giao dịch tài chính;
chuyển giá thơng qua tái cấu trúc hoạt động tập đồn.
Do đó, để đối phó với nguy cơ chuyển lợi nhuận và xói mịn cơ sở thuế, cơng
tác thanh tra chống chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm hướng tới tăng
cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; tạo mơi trường kinh doanh bình
đẳng, lành mạnh giữa các DN, cũng như nâng cao hiệu quả hiệu lực của quản lý thuế.
Mục tiêu cụ thể:

- Hoạt động thanh tra chống chuyển giá ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của
người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Những tồn tại hiện hữu trong hoạt động thanh tra chống chuyển giá tại Cục
thuế tỉnh Đồng Nai.

- Những kiến nghị cần thiết đối với hoạt động thanh tra chống chuyển giá từ đó
hồn thiện việc kiểm tra tính tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng
Nai.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài sẽ chọn đối tượng để tiến hành nghiên cứu: hoạt
động thanh tra chuyển giá tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu: Cục thuế tỉnh Đồng Nai.
- Thời gian nghiên cứu:

Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp truy cập từ nguồn thơng tin nội bộ: Báo cáo tổng hợp tình hình
cơng tác của Cục thế tỉnh Đồng Nai hàng năm từ năm 2018 đến năm 2022; Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2018
đến năm 2022; Báo cáo kết quả thanh tra của các DN FDI, lỗ liên tục nhiều năm có


8

hoạt động liên kết, đã được Cục thuế tỉnh Đồng Nai thanh tra trong giai đoạn 20182022
Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Chọn mẫu trong nhiên cứu định tính là chọn mẫu theo lý thuyết, nghĩa là không
xác định trước quy mô mẫu, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn đến khi thơng tin thu về
đã bảo hịa thì sẽ dừng lại. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phỏng vấn các cán bộ thuế
Cục thuế Đồng Nai trực tiếp quản lý và thanh tra tại DN với tư cách là những người
hiểu rõ nhất về hạn chế và khó khăn họ gặp phải, bao gồm: ơng Nguyễn Văn Viện
(Trưởng phịng Thanh tra Giá chuyển nhượng); ơng Vũ Anh Cường (Phó trưởng
phịng Thanh tra Giá chuyển nhượng); ơng Nguyễn Đức Hải (Chun viên phịng
Thanh tra Giá chuyển nhượng -Trưởng đồn thanh tra); bà Nguyễn Hồng Un
Phương (Chun viên phịng Thanh tra Giá chuyển nhượng).
Tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn sâu cho các đối tượng phỏng vấn. Hình thức
phỏng vấn được sử dụng là phỏng vấn trực tiếp. Nội dung trả lời được ghi thành văn
bản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn những đối tượng có liên quan trực tiếp trong công tác
thanh tra chống chuyển giá (cán bộ của Cục thuế tỉnh Đồng Nai).
Phương pháp khảo sát và thống kê mơ tả: trên cơ sở phân tích dữ liệu thứ cấp
truy cập từ nguồn thông tin nội bộ
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở lí luận: Nghiên cứu này giúp cho cơ quan thuế vừa có thể tuyên truyền

hỗ trợ một cách nhanh chóng để tạo điều kiện cho người nộp thuế tiếp cận những
chính sách, pháp luật thuế được ban hành. NNT sẽ có được cái nhìn khách quan, trung
thực hơn về tình hình chấp hành luật thuế. Điều đó có vai trị to lớn đến việc nâng
cao tính tuân thủ thuế của NNT.
Trên cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu này giúp phát hiện kịp thời và ngăn chặn các
hành vi vi phạm chuyển giá và không để tái phạm, kiểm tra số lượng DN thanh kiểm



×