Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thoat nuoc chuong 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.99 KB, 26 trang )

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

Chương 1:

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THOÁT NƯỚC

1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CẤP THOÁT NƯỚC.
1.1.1. Trên thế giới.
Với sự phát triển cơng nghiệp và đơ thị hố nhanh chóng trên tồn cầu, thì nhu cầu về
cấp nước và thốt nước càng trở nên bức thiết. Chúng ta thấy rõ có rất nhiều nơi khan hiếm
nước ngọt và nhiều nguồn nước bị ô nhiễm gây bao tai hoạ, bệnh dịch chết người, phá huỷ
môi trường sinh thái và ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
Hệ thống cấp nước đã có hơn từ 4000 năm trước công nguyên, khi xuất hiện những
vùng tập trung đông dân cư như ở các thung lũng sông Nila, Chigara, Ấn Độ, La Mã và
Trung Quốc. Ban đầu con người chỉ biết khơi mương đào giếng, lấy nước bằng thủ công,
dần về sau việc lấy nước là bằng nhân tạo. Tuy nhiên lúc bấy giờ, nước thải vẫn xả bừa bãi,
khơng có tổ chức thu gom và không được xử lý.
Con người bắt đầu xây dựng hệ thống cấp thoát nước tập trung đầu tiên ở Châu Âu:
Paris, Luân Đôn vào thế kỷ XIII, Đức vào thể kỷ XV. Hệ thống cấp nước cho công nghiệp
được xây dựng vào thời kỳ Đại cách mạng Công nghiệp thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, do trình
độ khoa học kỹ thuật chưa cao, con người chưa nắm được nhũng nguyên tắc vận hành
nước…và chủ yếu là đẻ phục vụ cho một số lâu đài vua chúa, giáo hội, nên những cơng trình
được xây dựng chi phí rất nhiều nhân cơng, vật lực, nhưng hiệu quả sử dụng lại thấp. Nước
thải thường xả thẳng ra sông, hồ khong qua xử lý gây tác hại môi trường và ảnh hưởng tới
sức khoẻ con người.
Việc xây dựng hệ thống thốt nước quy mơ cho đơ thị bắt đầu ở Anh vào thế kỷ XIX
và sau đó phát triển ở Đức và Pháp. Năm 1861, việc xử lý nước thải mới được nghiên cứu ở
Anh.
Thế kỷ XIII ở Liên Xô cũ, người ta đã xây dựng hệ thống cấp nước cho vùng Trung
Á và Gruza. Vào thế kỷ XII-XV, rất nhiều đô thị ở Nga được trang bị hệ thống cấp nước cho
các khu dân cư. Thế kỷ XV, hệ thóng cấp nước tự chảy được xây dựng ở khu Cremlin, và


sau là Petecbua vào năm 1718. Năm 1804, hoàn thành cơng trình cấp nước ngầm cho TP
Mascơva, nguồn nước từ làng Mưchisi với đường ống dài 16km. Nếu trong thế kỷ XIX ở
Liên Xô cũ chỉ xây dựng thêm 64 hệ thống cấp nước trên khắp đất nước bao la của họ. Đã có
nhiều nhà máy làm ngọt nước mặn với công suất hàng trăm ngàn m3/ng. đ chạy bằng sức

1

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CƠNG NGHIÊP

ngun tử và nơtơrơn và nhiều trạm xử lý nước thải lớn với công suất hàng triệu m3/ng. đ và
đường ống dẫn tới 3 đến 5m…

2. Ở Việt Nam.
Trước đây thực dân Pháp có xây dựng một số hệ thống cấp thoát nước, nhưng chủ
yếu cũng chỉ cho các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng…
Từ năm 1975 đến nay, chúng ta đã xây dựng thêm một số hệ thống thốt nước cho
các đơ thị. Tuy nhiên, do việc khai thác sử dụng và quản lý chưa đồng bộ, chưa hợp lý, nên
chưa phát huy được hiệu quả. Riêng thốt nước, cịn tồn tại hệ thống chung đơn sơ, nước
thải chưa được xử lý trước khi xả vào nguồn.
a. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các đô thị nước ta phần lớn nằm trong vùng đồng bằng, có cao độ địa hình thấp so
với mực nước biển, việc thốt nước gặp nhiều khó khăn, nên vào mùa mưa thường xuyên bị
ngập úng.
Hệ thống thoát nước chỉ mới được chú trọng ở các đô thị lớn, cịn ở các đơ thị nhỏ
chưa làm được bao nhiêu. Đa phần các hệ thống này được xây dựng chủ yểu để thoát nước
bề mặt, một số nước thải sinh hoạt từ các khu biệt thự, nhà ở, cơ quan công sở…cũng được
xả vào tạo nên một hệ thống chung, nhưng không được quy hoạch và bảo vệ môi trường.
Hơn nữa, do trải qua nhiều thời kỳ xây dựng khác nhau, đặc biệt trong những năm chiến
tranh, những năm xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế bao cấp yếu kém (phần lớn là cải tạo,
nâng cấp, công việc thường manh mún, không đồng bộ, cái sau chồng chéo lên cái trước,

quản lý và sử dụng kém hiệu quả) nên rất lạc hậu và thiếu thốn trầm trọng. Tổng chiều dài
cống thốt nước tính trong cả nước vào khoảng 1000km, chỉ số tính trên đầu người đối với
các đơ thị có trang bị hệ thống thốt nước nhỏ hơn 0,2m, rất thấp so với bình quân ở các
nước trong khu vực và trên thế giới (~2,0m),
Hầu hết cống thoát nước trong các đô thị của ta là mương máng hở, đậy nắp đan. Ở
một số đơ thị lớn có sự kết hợp với cống ngầm. Nhìn chung, hệ thống cống có kích thước bé,
độ dốc nhỏ, cấu tạo chưa hợp lý, thiết kế xây dựng có nơi sai nguyên tắc kỹ thuật. Hiện trạng
cống thoát nước bị xuống cấp khá nghiêm trọng, nhiều đoạn sụt lở và bồi lấp, trong cống
bùn cát tích đọng nhiều, khơng cịn đủ khả năng tải lưu lượng thiết kế.
Mặc dầu đã có sự cải tiến nhanh chóng hệ thống thốt nước trong các hộ gia đình,
nhưng hiện nay vẫn cịn khoảng 20% dân số đơ thị phải sử dụng loại xí thùng, xí hai ngăn
hoặc xí cơng cộng. Mức độ phục vụ của hệ thống thoát nước chỉ khoảng 40% ở các đô thị
lớn và nhỏ hơn 30% ở các đô thị nhỏ và vừa với chất lượng rất kém về vệ sinh.

2

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

Nước thải sinh hoạt chủ yếu từ các khu dân cư được thu gom, xử lý sơ bộ qua các bể
tự hoại, sau đó cho xả vào hệ thống cống chung của đô thị. Hầu hết các bể tự hoại làm việc
không đạt hiệu quả do xây dựng không tuân thủ theo quy phạm, không gây men, không hút
phân cặn và vì thế làm lượng chất bẩn cịn rất cao.

Nước bẩn sinh hoạt chứa các chất bẩn hữu cơ xả vào sơng hồ (ngn tiếp nhận)
khơng được xử lý hoặc xử lý không đáp ứng yêu cầu là nguyên nhân gây suy thối nguồn
nước. Nhiều sơng hồ trong đơ thị có hàm lượng BOD vượt quá tiêu chuẩn cho phép 3-30
lần.

Nước thải các xí nghiệp cơng nghiệp chứa nhiều các chất đặc trưng như dầu mở, kim
loại nặng, hàm lượng chất hữu cơ cao và hầu hết chưa được xử lý, xả trực tiếp gây ô nhiểm

nặng nề cho nguồn nước.

Nước thải bệnh viện ngoài những chỉ tiêu về hàm lượng các chất hữu cơ cao, nhiều
hố chất độc hại, đặc biệt cịn có nhiều vi trùng gây và truyền bệnh nguy hiểm. Qua kết quả
khảo sát đánh giá một số bệnh viện trên cả nước, có thể đưa ra các chỉ tiêu chất lượng trung
bình như sau:

Hàm lượng SS = 150 ÷ 200 mg/l
Hàm lượng BOD = 150 ÷ 200 mg/l
Hàm lượng COD = 200 ÷ 250 mg/l
Coliform > 106 MPN/100ml
Theo báo cáo kết quả thanh tra các bệnh viện trong cả nước của Bộ Y tế tiến hành gần
đây cho biết: có 31,5% bệnh viện khơng trang bị hệ thống thốt nước, 47,4% có trang bị hệ
thống thốt nước chung, chỉ có 21,1% có trang bị hệ thống thốt nước riêng. Tuy nhiên,
nước thải của hầu hết các bệnh viện đều đổ thẳng ra sông hồ, bãi thấm không qua xử lý.
Nhìn chung, độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải, theo các chỉ tiêu SS,
BOD, COD…đều đã vượt quá tiêu chuẩn từ 5 đến 10 lần, nhiều nơi vượt trên 20 lần.
Thêm vào đó, rác thải sinh hoạt và rác xây dựng đổ bừa bãi làm tắc cống và lấp dần
hồ ao…càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm và suy thối mơi trường.
Tóm lại, cơ sở vật chất kỹ thuật và mức độ phục vụ của ngành thốt nước, vệ sinh cịn
kém.
b. Về cơ cấu tổ chức và khuôn khổ pháp lý.
Tổ chức quản lý ngành thốt nước, vệ sinh cịn rất sơ khai chưa hình thành rõ nét.
Bộ xây dựng có chức năng chỉ đạo ngành trong phạm vi tồn quốc, nhưng chưa có
một bộ phận chun trách, mà chỉ có một số cán bộ theo dõi.

3

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP


Phân công trách nhiệm giữa các bộ phận chưa rõ ràng vừa trùng lặp vừa thiếu. Trong
khi đó một thư viện trung tâm lưu trữ số liệu của ngành lại chưa có bộ nào lo.

Thủ tục để thực hiện các dự án đầu tư rất rườm rà, rắc rối, phải qua nhiều đầu mối ở
nhiều bộ, nhiều cấp, nên rất chậm trể nhiều khi làm nản lòng các nhà đầu tư và tài trợ.

Ở địa phương, ngoại trừ các thành phố loại I, các đơ thị cịn lại đều chưa có tổ chức
và cán bộ chuyên trách về thoát nước, vệ sinh, nếu có thì thốt nước cũng chỉ là phần phụ
của các ngành khác như: cấp nước, đường, điện, chiếu sáng, công viên cây xanh…

c. Về khuôn khổ pháp lý.
Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua 1994, nhưng các văn bản dưới
luật như: nghị định, chỉ thị, quy định, quy tắc, điều lệ…để quản lý điều hành hàng ngày
nhằm giữ gìn vệ sinh, bảo vệ mơi trường trong đơ thị cịn chưa hồn thiện, khơng sát thực tế
và mâu thuẩn nhau khó thực hiện.
Khuôn khổ pháp lý không đủ và vấn đề thi hành pháp luật non kém. Chưa có bộ máy
và cơ chế để đảm bảo cưỡng chế thực hiện các luật để quy định đã ban hành về vệ sinh và
bảo vệ môi trường trong đô thị.
Nghị định 80/2014/NĐ-CP ban hành ngày 6 tháng 8 năm 2014 về thoát nước và xử lý
nước thải là văn bản quy phạm pháp luật mới nhất, là cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý
quản lý chung về thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn.
d. Về đầu tư và hoạt động tài chính.
Đầu tư cho ngành cấp thốt nước và vệ sinh mơi đơ thị cịn rất thấp, trong đó dành
cho thốt nước, vệ sinh chỉ điểm tỷ lệ nhỏ.
Chưa có chính sách để huy động các nguồn vốn trong xã hội, từ các thành phần kinh
tế, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, các liên doanh, cộng đồng dân cư, và thu hút đầu tư
nước ngoài dưới nhiều hình thức.
Hoạt động tài chính của các cơng ty thốt nước, vệ sinh hiện nay đang phải bao cấp.
Các công ty khơng được tự chủ về tài chính và trình độ quản lý tài chính cũng cịn kém về
nhiều mặt.

Mặc dầu Luật mơi trường có quy định bên gây ơ nhiễm phải trả tiền, nhưng giá dịch
vụ thoát nước vẫn chưa thực hiện được.
Do các ngun nhân trên, doanh thu các cơng ty thốt nước và vệ sinh đô thị thấp,
chẵng những không đủ để phát triển mà cịn khơng đủ để trang trải cho quản lý, vận hành.
Một mâu thuẫn đang nổi lên rất gay gắt là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa khu vực
tư nhân và khu vực công cộng.

4

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

Các hộ gia đình đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hoá các thiết bị vệ sinh trong nhà
như: xí bệt, bồn tắm, chậu rửa, bình nóng lạnh, hương sen…

Trong khi đó hệ thống cống đơ thị thị lại xuống cấp nhanh, nhà nước đầu tư quá ít,
phát triển chậm chạp không theo kịp. Đặc biệt các cống nhánh trong ngõ xóm, khu tập thể
khơng được ai quan tâm đầu tư.

Tình hình này một mặt mở ra thị trường to lớn cho ngành vệ sinh, thoát nước, mặt
khác gây sức ép mạnh mẽ đối với việc mở rộng phạm vi thu gom nước thải sinh hoạt, cải tạo
các bể tự hoại và phát triển nhanh hệ thống cống thành phố.

Những năm vừa qua Viêt nam đã được đầu tư hàng trăm triệu USD từ nguồn vốn
ODA vào việc cải tạo, nâng cấp hệ thống thốt nước ở các đơ thị Việt nam và nâng cao chất
lượng môi trường.

Những năm qua, công tác nghiên cứu, thiết kế xây dựng hệ thống cấp thoát nước đã
được chú ý nhiều, vấn đề môi trường đã bước đầu được tơn trọng. Hy vọng vối định hướng
phát triển thốt nước đơ thị Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt, sẽ tạo bởi cơ hội và
điều khiện pháp lý để cơng tác thốt nước phát triển mạnh hơn, tốt hơn, và đáp ứng được yêu

cầu giai đoạn phát triền mới của đất nước.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỐT NƯỚC ĐƠ THỊ VIỆT NAM.

(Trích dẫn theo QĐ của Thủ tướng chính phủ số 35/1999/QĐ TTg ngày 5/3/1999)
1. Mục tiêu:

Nhằm định hướng cho việc phát triển lĩnh vực thốt nước đơ thị, phục vụ cho sự
nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước và bảo vệ mơi trường, trên cơ sở đó, lập kế
hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống thoát nước các đô thị một cách ổn định và bền
vững trong từng giai đoạn.

A. MỤC TIÊU TRƯỚC MẮT
Chuẩn bị tốt cho việc phát triển hệ thống thốt nước đơ thị, nhanh chóng cải thiện
tình hình thốt nước tại các đơ thị.
1. Ưu tiên giải quyết thốt nước mưa.
* Xố bỏ tình trạng ngập úng thường xun trong mùa mưa ở các đô thị loại I và loại
II, trước hết tại Thủ đơ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
* Cải thiện một bước tình hình thốt nước mưa ở các đô thị loại III đến loại V, đối với
các đô thị có điều kiện địa hình thuận lợi, có thể nghiên cứu cải thiện hệ thống thoát nước
mưa ở mức cao hơn.

5

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

* Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước từ 30 đến 40% hiện nay lên
50 đến 60%, đối với Thủ đô Hà Nội đạt 80%.
2. Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước thải.

* Ưu tiên thủ đơ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các trung tâm du lịch

như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hạ Long, Huế, Vũng Tàu.

* Xử lý cục bộ nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp trước khi xả vào cống
chung của thành phố.

* Xóa bỏ xí thùng trong các đô thị trước năm 2005 (đối với thủ đơ Hà Nội, xố bỏ xí
thùng trước năm 2001), có đủ nhà vệ sinh cơng cộng tại những nơi có nhiều khách vãng lai
như chợ, bến tàu, bến xe.

* Giữ gìn, chống xuống cấp hệ thống thốt nước hiện có tại các đô thị.
* Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường
tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới.
3. Xây dựng mơ hình doanh nghiệp cơng ích cho các cơng ty thốt nước đơ thị.
Từng bước khắc phục cơ chế bao cấp; ban hành chính sách dịch vụ thốt nước để các
cơng ty thốt nước có nguồn vốn tự trang trải chi phí quản lý vận hành.
4. Chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững
 Kiện toàn tổ chức ở các cấp cơ sở.
 Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ công nhân
 Tăng cường hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn nước
 Tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí
 Sản xuất thiết bị, phụ tùng, vật tư trong nước

B. MỤC TIÊU LÂU DÀI
Giải quyết cơ bản yêu cầu về thoát nước nhằm bảo vệ và nâng cao môi trường đô thị,
phục vụ tốt đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, bền vững.
1. Xóa bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đơ thị: từng đơ
thị có hệ thống thốt nước thải với cơng nghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi
trường
 Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thốt nước đơ thị từ 50% - 60% lên 80% -
90%; đối với Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đơ thị loại II, các đô thị nằm

trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế, phát triển du lịch, các khu công nghiệp, khu
chế xuất, đạt 90% - 100%

6

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

 Thiết lập cơ chế tài chính đảm bảo sự phát triển bền vững cho các hệ thống thoát
nước đô thị.

 Phát triển khoa học kỹ thuật: ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công
nghệ, hiện đại hóa hệ thống thốt nước đơ thị để đạt trình độ quốc tế hoặc tương
đương các nước trong khu vực.

 Áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến, đưa lĩnh vực thốt nước đơ thị Việt Nam
hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

2. Các biện pháp chủ yếu
a). Kiện toàn tổ chức , tăng cường pháp chế, giáo dục cộng đồng

 Tổ chức hợp lý chuyên ngành thoát nước thuộc Bộ Xây dựng để phối hợp với các bộ,
ngành liên quan làm tốt chức năng quản lý nhà nước như: hoạch định chính sách, lập
kế hoạch, giám sát, điều phối, đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, quản lý dự
án.

 Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực đối với chuyên ngành thoát nước thuộc sở
xây dựng, sở giao thong cơng chính và các cơng ty thốt nước đô thị để quản lý và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch thoát nước các đô thị trên địa bàn.

 Phân cơng, phân cấp và nâng cao vai trị của các cấp chính quyền địa phương trong

việc chỉ đạo thực hiện cơng tác thốt nước đơ thị trên địa bàn.

 Tăng cường pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong lĩnh vực thốt nước đơ
thị

 Tăng cường các họat động liên ngành trong tuyên truyền giáo dục cộng đồng, nâng
cao dân trí, thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực thốt nước đơ thị; tăng cường các biện
pháp đảm bảo vệ sinh đường phố, nơi công cộng, thu gom chất thải rắn để khắc phục
tình trạng tắc cống, ga thu nước thải.
b). Đổi mới chính sách tài chính, phát huy nội lực tạo nguồn vốn phát triển lĩnh
vực thốt nước đơ thị

 Ngoài vỗn ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh
tế trong nước.

 Tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài như vốn vay và tài trợ của Ngân hang thế giới,
các chính phủ và các tổ chức quốc tế khác.

 Thực hiện đa dạng hóa đầu tư, ban hành chính sách giá dịch vụ thốt nước đảm bảo
cho các cơng ty thốt nước từng bước trang trải được các chi phí quản lý và vận hành.

7

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

 Ban hành các chính sách về thuế và tín dụng nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơng trình thốt nước.

 Nhà nước qui định mức đầu tư bảo vệ môi trường có liên quan đến thốt nước đơ thị
đôia với cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.


3. Nghiên cứu áp dụng biện pháp kỹ thuật đồng bộ, hiện đại hóa cơng nghệ sản xuất
vật tư, thiết bị trong nước.
4. Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
1.2. CÁC HỆ THỐNG VÀ SƠ ĐỒ THOÁT NƯỚC
1.2.1. Nhiệm vụ chung của hệ thống thoát nước.

Hệ thống thoát nước là tổ hợp các cơng trình kỹ thuật có nhiệm vụ thu, dẫn và xử lý
các loại nước thải khác nhau để không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tiến hành thu hồi,
chế biến và sử dụng các chất có ích chứa trong nước thải.
1.2.2 Các hệ thống thốt nước đơ thị:
a). Hệ thống thoát nước chung: Là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản
xuất, nước mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình làm sạch

8

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

* Ưu:
- Bảo đảm vệ sinh mơi trường vì tất cả các loại nước thải đều được làm sạch trước khi
ra sông hồ.
- Tổng chiều dài mạng lưới đường ống nhỏ do đó giá thành quản lý hệ thống nhỏ
* Nhược:
- Chế độ làm việc của hệ thống không ổn định, lúc mưa nhiều lưu lượng tăng nhanh
dễ tràn ống. Khi khô nắng, lưu lượng bé dẫn đến tốc độ nước chảy trong cống giảm
làm bùn cặn đọng, gây thối rửa.
- Chí phí xây dựng trạm bơm, trạm làm sạch lớn.
- Chế độ công tác của hệ thống không ổn định dẫn đến vận hành trạm bơm, trạm làm
sạch khó khăn làm chi phí quản lí tăng lên.


9

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

Áp dụng: Xây dựng ở những thành phố nằm cạnh con sông lớn hay trong trời kỳ đầu xây
dựng khi chưa có phương án thoát nước hợp lý.
b). Hệ thống thoát nước riêng: là hệ thống có 2 hay nhiều mạng lưới đường ống riêng để
dẫn từng loại nước thải khác nhau.
* Theo cấu tạo hệ thống thốt nước riêng có thể phân thành các loại sau:

- Hệ thống riêng hoàn toàn: Là hệ thống các loại nước thải được thải vào từng mạng
lưới đường ống riêng biệt. Nước thải sinh hoạt và sản xuất được xử lý trước khi thải ra
mơi trường, cịn nước mưa xả thẳng vào nguồn tiếp nhận.

2 3
1

5
4

Sông

Hình 1-2: Sơ đồ hệ thống thốt nước riêng hồn tồn
1- Mạng lưới thoát nước mưa; 2- Mạng lưới thoát nước sinh hoạt; 3- Mạng lưới thoát nước

sản xuất; 4- Trạm xử lý nước sinh hoạt; 5- Trạm xử lý nước sản xuất
- Hệ thống riêng khơng hồn tồn: là hệ thống chỉ cho nước thải sinh hoạt và sản xuất
bẩn chảy theo cống ngầm, còn nước mưa và nước thải sản xuất được quy ước sạnh thì chảy
theo kênh, máng lộ thiên ra sông hồ. Hệ thống này phù hợp với những đơ thị và vùng ngoại
ơ có cùng mức độ xây dựng tiện nghi hoặc là trong giai đoạn giao thời, chờ xây dựng hệ

thống riêng hoàn toàn.
- Hệ thống riêng một nửa: là hệ thống có 2 mạng lưới đường ống riêng, 1 để dẫn nước
thải sản xuất bẩn và 1 để dẫn nước mưa nhưng 2 mạng lưới đường ống này lại nối với nhau
bằng cửa xả nước mưa (giếng tràn) trên các tuyến góp chính
* Ưu:
- Chế độ công tác của đường ống, trạm bơm, trạm làm sạch được điều hoà, quản lý dễ
dàng, thuận tiện hơn hệ thống thoát nước chung.

10

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CƠNG NGHIÊP

- Kích thước cống, trạm bơm, các cơng trình làm sạch bé nên hạ giá thành xây dựng, có
thể xây dựng nhiều đợt do đó giảm vốn đầu tư ban đầu.

* Nhược:
- Xây dựng nhiều mạng lưới đường ống dẫn đến vốn đầu tư xây dựng mạng lưới lớn
- Khơng đảm bảo hồn tồn vệ sinh mơi trường vì thải cả nước mưa, nước rửa, tưới
đường rất bẩn ra sơng ngịi khơng qua làm sạch.
c). Hệ thống thốt nước nửa riêng: Là hệ thống bao gồm các hệ thống trên
Là HT mà tại những chỗ giao nhau 2 HT (NM và NT) có xây dựng các giếng tràn tách nước
mưa.
Khi mưa nhỏ: NTSH+NM thoát chung.
Khi mưa lớn: NTSH và NM thoát riêng.

1.2.3 Lựa chọn hệ thống thoát nước:
Việc lựa chọn hệ thống thoát nước tối ưu cho một thành phố hoặc một khu dân cư là việc

rất khó vì mỗi 1 hệ thống đều bộc lộ những ưu nhược điểm nhất định  cần phải nghiên cứu
kỹ điều kiện cụ thể từng nơi, khả năng về kinh phí đầu tư xây dựng và so sánh các mặt kinh

tế - kỹ thuật - vệ sinh môi trường.

Thực tế có thể tham khảo:
- Hệ thống thoát nước chung thường được áp dụng khi lưu lượng thải > 5 m3/s, khu vực
thốt nước có nhiều nhà cao tầng, có sơng ngịi lớn ở gần, cường độ mưa với thời gian mưa
20’ là 80l/s.ha.

11

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

- Hệ thống thốt nước riêng hồn tồn: thường được áp dụng khi phải làm sạch nước thải
sinh hoạt 1 cách triệt để bằng phương pháp sinh học và nước thải thẳng ra hệ thống sông hồ
gần

- Hệ thống thốt nước riêng khơng hồn tồn áp dụng cho các thành phố và khu dân cư
đang được cải tạo, mở rộng, nó là hệ thống đệm giao thời để chờ xây dựng hệ thống riêng
hoàn toàn.

- Hệ thống thoát nước hỗn hợp: áp dụng cho các thành phố lớn có số dân N>100.000
người

Ở Việt Nam, trong điều kiện mưa nhiều, lượng mưa lớn do đó xây dựng hệ thống riêng
hồn tồn hay riêng 1/2 là hợp lý.
1.2.4. Sơ đồ thoát nước tổng hợp liên vùng
Cho một khu vực lớn nếu kinh tế hơn
Có thể gồm nhiều loại HTTN nối với nhau, XL chung

12


Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

1.2.5. Điều kiện xả nước thải sản xuất vào hệ thống thoát nước sinh hoạt
a). Điều kiện thu nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước
- Phù hợp với k/năng tiếp nhận của mạng, t/chất và th/phần của NT
- Không được xả NTSH và NTSX bẩn vào MLTN mưa.
- Thường thoát và XL chung NTSH và NTSX bẩn là có lợi về k/tế. Song nhiều
trường hợp khi NTSX có chứa chất độc hại thì khơng được phép xả và XL chung.
- NTSX chỉđược xả vào mạng (riêng, chung) khi không làm hại hệ thống
(cống, CTXL...):
+ Không chứa chất ăn mòn VL
+ Không làm tắc cống hoặc tạo thành chất khí dễ cháy nổ
+ Nhiệt độ<40 oC
+ Khơng chứa chất làm ảnh hưởng xấu đến q trình XL sinh học nước thải
+ Nồng độ pH=6,5 8,5
+ Rác phải được nghiền nhỏ d=3 5mm, pha loãng 1/8
b). Điều kiện thu nhận nước thải vào nguồn tiếp nhận (sông, hồ, biển...)
Nước thải càng bẩn thì q trình ơ xy hố càng nhanh, lượng ô xy dự trữ trong nguồn

bị cạn kiệt dần và sau đó là q trình kỵ khí xảy ra. Q trình phân huỷ kỵ khí làm các chất
hữu cơ tạo thành CH4, CO2, các chất chứa lưu huỳnh thành H2S rất hôi thối và độc hại cho
người và các sinh vật.
Tuy nhiên nguồn nước có kh/năng tự làm sạch (tự giải phóng các chất bẩn) có thểlợi dụng, nhưng
cần một thời gian nhất định và chỉ trong một phạm vi cho phép.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt theo QCVN 14:2008 quy định:
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn
nước tiếp nhận nước thải không vượt q giá trị Cmax được tính tốn như sau:

Cmax = C x K

Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi
thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);

13

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2.
K là hệ số tính tới quy mơ, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy
định tại mục 2.3. Khơng áp dụng cơng thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải
cho thông số pH và tổng coliforms.
1.3. Những vấn đề cơ bản về thiết kế hệ thống thoát nước
1.3.1. Tài liệu cơ sở để thiết kế và nội dung thiết kế mạng lưới
Thiết kế mạng lưới thốt nước đơ thị thực hiện theo tiêu chuẩn thiết kế thốt nước đơ
thị, TCVN 7957-2008: Thốt nước-mạng lưới thốt nước cơng trình bên ngồi: tiêu chuẩn
thiết kế.
Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải

14

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

* Tài liệu cơ sở thiết kế
- Bản đồ qui hoạch và các số liệu về qui hoạch của thành phố với thời gian tính tốn 20-25
năm và tổng mặt bằng các xí nghiệp cơng nghiệp với thời gian làm việc hết cơng suất tính
tốn.
- Bản đồ địa hình khu vực thốt nước tỷ lệ 1/5.0001/10.000 cho thành phố và 1/500
1/2000 cho các xí nghiệp có các đường đồng mức cách nhau 0,5-1m.
- Các tài liệu về dân số tính tốn của khu vực, Ntt

- Các tiêu chuẩn và chế độ thải nước của khu vực.
- Các tài liệu về địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình, chế độ thuỷ văn, các số liệu
về khí tượng, số liệu về mặt phủ đường xá, sân nhà.

* Nội dung thiết kế mạng lưới thoát nước bao gồm các việc sau:
- Điều tra cơ bản, sưu tầm và thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết nêu trên
- Phân chia các lưu vực thoát nước theo đường phân thuỷ.
- Vạch tuyến mạng lưới
- Xác định lưu lượng tính tốn cho từng đoạn ống, tính tốn thuỷ lực mạng lưới (xác định
đường kính, độ dốc, độ dày, vận tốc nước chảy trong ống, độ sâu chơn ống...
- Tính tốn và thiết kế các cơng trình trên mạng lưới (giếng thăm, giếng chuyển bậc, giếng
thu nước mưa, cửa xả, trạm bơm, ống qua các chướng ngại...)
- Thực hiện các bản vẽ kỹ thuật: mặt bằng, mặt cắt ... các tuyến cống và các cơng trình trên
mạng.

1.3.2 Dân số tính toán
Dân số tính tốn là số người sử dụng HTTN tính đến cuối thời gian qui hoạch xây

dựng ( thường lấy 15-25 năm) được xác định khi lập dự án tổng thể.
Dân số tính tốn lấy phụ thuộc vào loại nhà, số tầng nhà, mức độ trang bị vệ sinh và

tiện nghi ngôi nhà ở và được xác định theo mật độ dân số P. Mật độ dân số P là số người
sống trên 1 đơn vị diện tích (ha) của tiểu khu nhà ở (khơng kể diện tích đường phố.

Dân số tính tốn xác định:
N = P.F (người)

Trong đó :

15


Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

P- mật độ dân số (người)
F- diện tích của tiểu khu nhà ở (ha)
Lượng nước thải sinh hoạt của xí nghiệp cơng nghiệp tính theo số cơng nhân, nhân
viên phục vụ theo các ca sản xuất. Số công nhân, nhân viên phục vụ theo các ca sản xuất
lấy theo số liệu thực tế khi cải tạo và lấy theo số liệu công nghệ khi xây dựng mới.

1.3.3. Tiêu chuẩn và chế độ thải nước

Tiêu chuẩn thải nước là lượng nước thải ngày đêm tính trên đầu người sử dụng hệ
thống hay 1 đơn vị sản phẩm sản xuất (l/người.ngày; l/người.ca sx ; l/đơn vị sp).

Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: mức độ tiện nghi
của khu dân cư, điều kiện khí hậu địa phương, điều kiện quản lý và cấp nước, thời hạn xây
dựng...

Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt theo đối tượng sử dụng .

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng Tiêu chuẩn bình quân Hệ số khơng điều hịa giờ
(l/người-ngày) (K giờ)

Thành phố lớn, thành phố du lịch, 200 - 250 1,5 - 1,4
nghỉ mát, khu công nghiệp lớn

Thành phố, thị xã vừa và nhỏ, khu 150 - 250 1,7 - 1,5
công nghiệp nhỏ


Thị trấn, trung tâm công nông 80 - 250 2,0 - 1,7
nghiệp

Nông thôn 25 - 50 2,5 - 2,0

16

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

Bảng 1-2: Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt theo mức độ tiện nghi các nhà ở

Mức độ tiện nghi của các nhà ở Tiêu chuẩn bình Hệ số khơng
quân điều hòa giờ

(l/người-ngày) (K giờ)

Nhà có vịi nước riêng, khơng có thiết bị vệ 60 - 100 2,0 - 1,8
sinh

Nhà có thiết bị vệ sinh, tắm hương sen và 100 - 150 1,8 - 1,7
hệ thống thoát nước bên trong

Nhà có thiệt bị vệ sinh, tắm hương sen, 150 - 250 1,7 - 1,4
chậu tắm và hệ thống thốt nước bên trong

Như trên và có tắm nước nóng cục bộ 200 - 300 1,3 - 1,5

Tiêu chuẩn thải nước cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt cho công nhân các xí nghiệp cơng
nghiệp phụ thuộc vào lượng nhiệt tỏa ra trong phân xưởng sản xuất


Bảng 1-3: Tiêu chuẩn thải nước cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt cho cơng nhân các xí
nghiệp cơng nghiệp

Loại phân xưởng Tiêu chuẩn bình quân Hệ số không điều hòa giờ
(l/người-ngày) (K giờ)

Phân xưởng tỏa nhiệt > 35 2,5

20Kcal/m3 giờ

Các phân xưởng khác 25 3,0

Lượng nước thải từ nhà tắm cho công nhân sau giờ làm việc, tính với tiêu chuẩn tắm
hương sen trong nhà sinh hoạt 40-60 lit /người cho 1 lần tắm và tính theo ca đồng nhất là
500l/h/1vịi

Số vịi tắm tính theo số lượng cơng nhân và đặc điểm vệ sinh của quá trình sản xuất

17

Bài giảng: THỐT NƯỚC SINH HOẠT & CƠNG NGHIÊP

Bảng 1-4: Số vịi tắm tính theo số lượng cơng nhân và đặc điểm vệ sinh của quá trình
sản xuất

Tiêu chuẩn tắm sau 1 ca sản xuất 300 l/giờ cho 1 bộ vòi tắm hương sen với thời gian 45 phút

Nhóm quá Đặc điểm vệ sinh của quá trình sản Số người sử dụng tính cho
trình sản xuất xuất 1 bộ vòi hương sen


a) Không làm bẩn quần áo, tay chân 30

b) Có làm bẩn quần áo và tay chân. 14

I

c) Có dùng nước 10

d) Thải nhiều bụi và các chất bẩn độc 6

Bảng 1-5: Tiêu chuẩn thải nước chữa cháy phụ thuộc vào qui mô dân số, số tầng nhà, bậc
chịu lửa và áp lực của mạng lưới đường ống cấp nước chữa cháy .

Số Số Lưu lượng nước cho 1 đám cháy (l/s)
dân đám
(1000 cháy Nhà 2 tần trở xuống Nhà hỗn hợp các Nhà 3 tầng trở lên
người) đồng
thời với bậc chịu lửa tầng không phụ không phụ thuộc bậc

I II III IV V thuộc bậc chịu lửa chịu lửa

Đến 5 1 5 5 10 10

10 1 10 10 15 15

25 2 10 10 15 15

50 2 15 20 20 25


100 2 20 25 30 35

200 3 20 30 40

300 3 40 55

400 3 50 70

500 3 60 80

18

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CÔNG NGHIÊP

Tiêu chuẩn thải nước tưới đường và tưới cây có thể lấy 0,5-1,0 l/m2.ngđ.
Tiêu chuẩn thải nước sản xuất xác định theo đơn vị sản phẩm hay lượng thiết bị cần cấp
nước, phụ thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất, nguyên liệu tiêu thụ ban đầu vảan phẩm
sản xuất của từng nhà máy.

Ở giai đoạn lập qui hoach thoát nước có thể lấy dựa vào lượng nước cấp tính theo
m3/ha.
Tiêu chuẩn thải nước là đại lượng trung bình. Cịn thực tế thải nước không đều theo thời
gian và không gian.
Hệ số khơng điều hịa ngày, Kngày

K ng.max  Qng.max
Q ng .tb

Hệ số khơng điều hịa giờ, Kgiờ


K gio.max  Qmax.h
Qtb.h

Trong đó:
Qng.max: lưu lượng thải ngày lớn nhất
Qng.tb: lưu lượng thải ngày trung bình
Qh.max: lưu lượng thải giờ lớn nhất
Qng.max: lưu lượng thải giờ trung bình
Kchung: hệ số điều hoà chung

Kchung = Kngày.Kgiờ
Kchung phụ thuộc vào lưu lượng trung bình giây qtb (l/s) nước thải chảy vào hệ thống
Bảng 1-6: Bảng xác định Kchung dùng để tính tốn lưu lượng nước thải sinh hoạt
qtb (l/s) 5 15 30 50 100 200 300 500 800 1250
Kchung 2,5 2,5 2 1,8 1,6 1,4 1,35 1,25 1,2 1,15

19

Bài giảng: THOÁT NƯỚC SINH HOẠT & CƠNG NGHIÊP

Chế độ thải nước từ các nhà cơng cộng chảy ra hệ thống thốt nước cũng khơng đều.

Nhưng về tiêu chuẩn thải ở đây là lượng nước tối thiểu cho nhu cầu sinh hoạt và do mức độ

trang bị thiết bị vệ sinh trong loại nhà này người ta lấy hệ số khơng điều hịa ngày Kngày = 1.

Hệ số khơng điều hịa giờ phụ thuộc tiêu chuẩn thải nước và lịch thời gian làm việc.

Trường học: Kh = 1,8


Bệnh viên: Kh = 2,5

Phân xưởng nguội: Kh = 3

Phân xưởng nóng: Kh = 2,5

Đối với nước thải sản xuất nếu kế hoạch sản xuất ổn định cho cả năm thì Kngày = 1

1.3.4 Cơng thức xác định lưu lượng tính tốn nước thải

a). Lưu lượng tính tốn cho sinh hoạt của khu dân cư:

- Theo tiêu chuẩn thải và dân số tính tốn

Lưu lượng tính toán cho sinh hoạt của khu dân cư ngày lớn nhất

QSh max = Kngày max . Qtb ngày (m3/ngày)

Trong đó:

-Kngày max: Hệ số khơng điều hịa ngày ngày lớn I’

- Qtb ngày: lượng nước tính tốn trung bình ngày trong năm cho nhu cầu sinh hoạt.

Qtbngay   qi .Ni (m3/ngày)
1000

Trong đó:

-qi: tiêu chuẩn thải nước trung bình của khu vực i (l/người ngđ)


-Ni: dân số tính tốn khu vực i (người)

Lưu lượng tính tốn cho sinh hoạt của khu dân cư giờ lớn nhất

Q h . max   q i . N i . K hm , m3/h
24 .1000

Lưu lượng tính tốn cho sinh hoạt của khu dân cư giây lớn nhất

q s . max  86400  q i . N i . K ch ; l/s

20


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×