Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phát triển kinh tế du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.94 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt …………………………………………………………….3
Mở đầu…………………………………………………………………………….. 4

1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………..4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……………………………...4

2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài………………………………………...4
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……………………………………….. 4
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài………………………………………..5
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài………………………… 5
4.1 Ý nghĩa khoa học……………………………………………………….. 5
4.2 Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………….. 5
5. Kết cấu của đề tài……………………………………………………………5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Ở TỈNH LAI CHÂU……………………………………………………………….5
1.1 Một số vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng………………………………..5
1.1.1 Khái niệm du lịch cộng đồng…………………………………………...5
1.1.2 Khái niệm kinh tế du lịch cộng đồng………………………………….. 6
1.1.3 Vai trò của việc phát triển kinh tế du lịch cộng đồng………………….7
1.2 Điều kiện phát triển kinh tế du lịch cộng đồng………………………….8
1.3.1 Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên……………………………………8
1.2.1 Điều kiện về lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật- hạ tầng…………... 8
1.2.2 Điều kiện về chính sách phát triển du lịch cộng đồng………………. 8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY………………………………………...9
2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên của tỉnh Lai Châu……………… 9
2.1.1 Vị trí địa lí……………………………………………………………... .9
2.1.2 Địa hình………………………………………………………………… 9
2.1.3 Khí hậu…………………………………………………………………. 9
2.1.4 Khống sản…………………………………………………………….10



Hàng Thị Cơ-NN1k8

Msv: 2019050009 1

2.1.5 Tài nguyên sinh vật…………………………………………………… 10
2.2 Điều kiện phát triển kinh tế du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu………. 11

2.2.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu……….. 11
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:………………………………………….11
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn:………………………………………... 11
2.2.2 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật- cơ sở hạ tầng phát triển du lịch
cộng đồng ở tỉnh Lai Châu…………………………………………………. 12
2.2.3 Nhân lực và người dân tham gia vào phát triển kinh tế du lịch cộng
đồng ở tỉnh Lai Châu……………………………………………………….. 12
2.2.4 Điều kiện về chính sách phát triển du lịch cộng đồng………………. 13
2.3 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh lai châu hiện nay….. 14
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH LAI CHÂU TRONG THỜI GIAN TỚI......................15
3.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh lai châu…………………………….. 15
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường khách du lịch……………………..16
3.1.2 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch……………………………. 16
3.1.3 Tổ chức không gian du lịch…………………………………………...16
3.1.4 Định hướng đầu tư phát triển du lịch………………………………... 17
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai
Châu hiện nay.....................................................................................................18
3.2.1 Phát triển sản phẩm đặc thù, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ………18
3.2.2 Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật- cơ ở hạ tầng……………………….18
3.2.3 Thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng nâng
cao chất lượng lao động……………………………………………………..19

3.2.4 Đấy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai
Châu………………………………………………………………………… 20
3.2.5 Khai thác du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và bảo vệ môi trường du
lịch……………………………………………………………………………20
KẾT LUẬN………………………………………………………………………. 21
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………22

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 2

Danh mục chữ viết tắt
DLCĐ: Du lịch cộng đồng
UBND: Ủy ban nhân dân, HĐND: Hội đồng nhân dân
QH11: Quốc hội khóa 11
NQ: Nghị quyết; CP: Chính phủ; QĐ: Quyết định;
TU: , CP: Chính phủ
DTTS: Dân tộc thiểu số

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 3

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống càng cao thì cùng với đó du lịch đã trở thành
một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều người. Thực tế cho thấy,
du lịch là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới hiện nay,

góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cấp các di sản văn
hóa, khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay du lịch là một xu hướng phát triển
mạnh ở các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có rất
nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và văn hóa phát triển du lịch cộng đồng như: di tích
lịch sử, di sản văn hóa, lễ hội, ẩm thực, làng nghề truyền thống, các phong tục tập quán…

Trong những năm gần đây du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đang được rất
nhiều du khách ưa chuộng vì du khách muốn được khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về
phong tục tập quán của người dân địa phương tham gia mọi hoạt động sinh hoạt như du
khách sẽ ăn và lao động cùng người với cộng đồng địa phương, thưởng thức những giá trị
thiên nhiên, văn hóa, tinh thần ở địa phương. Bên cạnh các loại hình du lịch thì du lịch
cộng đồng hiện nay đang là một xu hướng mà du khách rất yêu thích.

Lai Châu là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, với lợi thế không gian văn
hóa đa sắc màu của 20 dân tộc anh em cùng cảnh quan, môi trường, lễ hội truyền thống,
phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực…đa dạng và phong phú. Hiện nay, phát triển du
lịch cộng đồng đang là loại hình du lịch được khai thác để thúc đẩy phát triển kinh tế của
tỉnh, loại hình du lịch cộng đồng đã thu hút được lượng lớn du khách đến khám phá, trải
nghiệm. Tuy nhiên hiện nay phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu chưa thực sự
mang lại hiệu quả cao,đa số các hộ kinh doanh homestay ở Lai Châu mới chỉ dừng lại ở
thưởng thức ẩm thực dân tộc và giao lưu văn nghệ mà chưa thực sự khai thác hết được
tiềm năng của địa phương. Do đó em đã lựa chọn đề tài “ Phát triển kinh tế du lịch cộng
đồng ở tỉnh Lai Châu” làm đề tài tiểu luận của mình với mong muốn đưa ra giải pháp
nhằm thúc thấy pháp triển kinh tế du lịch cộng đồng của tỉnh Lai Châu.

1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tôi lựa chọn đề tài “ Phát triển kinh tế du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu” làm
đề tài nghiên cứu của mình với đích chính sau đây:


Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về DLCĐ, kinh tế DLCĐ, đánh giá thực trạng phát
triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế
du lịch cộng đồng ở Lai Châu.

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 4

Để thực hiện tốt mục đích trên tơi cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu các Nghị quyết, Kế hoạch của tỉnh Lai Châu về triển khai thực
hiện các khu du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Từ đó làm rõ cơ sở lý luận về
phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Lai Châu trong
những năm vừa qua. Từ đó rút ra những khó khăn tác động đến phát triển du lịch
cộng đồng của tỉnh Lai Châu

Đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu trong
thời gian tới

2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau
:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê để qua đó đề xuất giải

pháp phù hợp cho phát triển triển du lịch cộng đồng của tỉnh Lai Châu

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu với mục đích chính là đề xuất ra giải pháp nhằm phát triển kinh
tế du lịch cộng đồng. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham
khảo cho các mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn là nguồn tài liệu tham khảo có
ích trong việc đề xuất ra những giải pháp pháp triển kinh tế du lịch cộng đồng ở Lai Châu
trong thời gian tới.

4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt đề tài còn được chia làm 3
chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu hiện nay
Chương 3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Lai Châu trong thời
gian tới

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở
TỈNH LAI CHÂU

1.1 Một số vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng

Hàng Thị Cô-NN1k8


Msv: 2019050009 5

1.1.1 Khái niệm du lịch cộng đồng

Theo từ điển bách khoa Việt Nam cộng đồng được hiểu là “ một tập đồn
người rộng lớn có những dấu hiệu , những đặc điểm xã hội nói chung về thành
phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa bàn cư trú. Cũng như những cộng đồng xã hội
bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” như vậy khi nói đến cộng đồng
xã hội bao gồm mang tính khái quát nổi bật: kinh tế, địa lý, ngơn ngữ, văn hóa, tín
ngưỡng, tơn giáo và lối sống.

Thuật ngữ du lịch cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch bản làng ngay từ những
năm 1970 ở các Châu lục trên thế giới. Đến năm 2006 du lịch cộng đồng tại Việt Nam bắt
đầu bắt đầu trở thành loại hình được đông đảo khách du lịch tham gia, mang lại lợi ích
khá cao cho nền kinh tế nước nhà và khẳng định được nhiều địa điểm du lịch được thiên
nhiên vô cùng ưu đãi.

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa cho thuật ngữ du lịch cộng đồng như:

Nhà nghiên cứu Nicole và Wollfgang Strasdas đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một
hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản
lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”

Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF, 2004: “ Du lịch cộng đồng là loại
hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự khảo sát và tham gia chủ yếu và sự
phát triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du
lịch cho cộng đồng”

Hiện nay, theo Luật Du lịch 2017( có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì du lịch cộng
đồng được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 như sau: “Du lịch cộng đồng là loại hình du

lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư
quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”.

Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi
ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người
dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những
nét văn hóa độc đáo của địa phương.

1.1.2 Khái niệm kinh tế du lịch cộng đồng
Kinh tế du lịch là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của
các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản
phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo
động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đây là ngành kinh tế có vai trị khai thác các
tài ngun sẵn có của thiên nhiên nhằm thu hút khách du lịch trong và ngồi nước
tới tham quan.

Hàng Thị Cơ-NN1k8

Msv: 2019050009 6

Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị
văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi với
mục đích chính là góp thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, phát huy và giữ gìn
những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Như vậy kinh tế du lịch cộng đồng được hiểu là:
Một loại hình kinh tế du lịch trong đó lấy du lịch cộng làm loại hình du lịch nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế ở phương, hoạt động kinh tế du lịch cộng đồng của các chủ thể
tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch
vụ du lịch sẽ đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế ở địa phương.


Kinh tế du lịch cộng đồng đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế của mỗi địa phương. Lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng mang lại là rất
lớn, khơng chỉ dưới góc độ đóng góp cho sự phát triển kinh tế ở địa phương, giải quyết
việc làm, xóa đói giảm nghèo, mà nó cịn là phương thức để kết nối – giao lưu văn hóa,
quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

1.1.3 Vai trò của việc phát triển kinh tế du lịch cộng đồng
Chúng ta không thể khơng phủ nhận những lợi ích to lớn từ việc phát triển các loại
hình du lịch cộng đồng ở địa phương đem lại cho nền kinh của đất nước. Hiện nay, du
lịch cộng đồng đang là một loại hình du lịch không chỉ thu hút lượng khách du lịch lớn
trong nước và nước ngồi mà cịn là loại hình du lịch được nhiều tỉnh lựa chọn làm mục
tiêu phát triển kinh tế bền vững. Những vai trò của việc phát triển kinh tế du lịch cộng
đồng hiện nay.

Đối với cộng đồng địa phương:

Việc phát triển du lịch cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho
cộng đồng địa phương, cải thiện đời sống.

Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển kinh tế địa phương, nâng cấp các di sản
văn hóa, khuyến khích phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và tăng cường hiểu biết lẫn
nhau giữa các khu vực, thông qua đó góp bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn của địa phương

Bảo tồn các giá trị tự nhiên, môi trường tại địa phương

Đối với cơng tác bảo tồn nguồn tài ngun: Góp phần bảo vệ vững chắc nguồn
tài thiên nhiên, môi trường sinh thái. Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa vật
thể và phi vật thể của đại dương

Đối với du lịch: Tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của một vùng của một

quốc gia. Góp phần bảo vệ tài thu hút du khách đến với địa phương và góp phần bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài ngun rừng nói riêng.

Hàng Thị Cơ-NN1k8

Msv: 2019050009 7

Đối với kinh tế: Việc phát triển du lịch cộng sẽ đem lại nguồn kinh tế cho địa
phương. Chính từ nguồn kinh tế đem lại cho địa phương đó sẽ tác động trực tiếp đến nền
kinh tế của đất nước. Khi đó, không chỉ đời sống của người dân được cải thiện mà các mơ
hình nơng thơn mới của Chính phủ ngày càng đạt tiêu chuẩn về kinh tế.

Như vậy có thể khẳng định việc phát triển kinh tế du lịch cộng đồng có một ý nghĩa
rất lớn đối với mọi mặt của xã hội, trong đó tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế ở
địa phương. Tất nhiên bên cạnh những lợi ích đó nó cũng gây ra một số tác hại ảnh hưởng
xấu đối với cộng đồng địa phương và tài nguyên thiên nhiên. Nhưng dù sao chúng ta cúng
không thể nhận tầm quan trọng đặc biệt của phát triển kinh tế du lịch cộng đồng đem lại.

1.2 Điều kiện phát triển kinh tế du lịch cộng đồng

1.3.1 Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên du lịch phong phú đa dạng mang tính đặc trưng cao

Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân
văn, cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu
du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch cộng đồng. Tài nguyên du lịch
được xem như là tiền để phát triển của bất cứ loại hình du lịch nào. Thực tế cho thấy, tài
nguyên du lịch càng phong phú hấp dẫn bao nhiêu, đặc sắc bao nhiêu thì lượng du khách
càng đơng.


Tài nguyên du dịch bao gồm tài tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn:

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa
chất, khí hậu thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khơng có sự can thiệp nhiều của
con người

Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo,
nghĩa là do con người sáng tạo ra, bao gồm tồn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất
cung như tinh thần do con người sáng tạo ra có giá trị phục vụ du khách.

1.2.1 Điều kiện về lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật- hạ tầng

Lao động là nhân tố trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch và là nhân tố quyết định tới
chất lượng sản phẩm du lịch. Lao động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
- xã hội, nó là một trong những nguồn lực thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Lao động là nhân tố cơ bản quyết định quá trình sử dụng khai thác, tái tạo,
phát triển các nguồn lực khác thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trị hết sức quan trọng trong q trình tạo ra thực
hiện sản phẩm du lịch cung như quyêt định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch nói

Hàng Thị Cơ-NN1k8

Msv: 2019050009 8

chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng
và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.


1.2.2 Điều kiện về chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa để phát triển du lịch cộng đồng. Những
chính sách khuyến khích của nhà nước, của ngành sẽ là tiền đề để thúc đẩy hoạt động du
lịch phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường du lịch. Đối với phát
triển du lịch cộng đồng thì các chính sách thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào
phát triển du lịch; chính sách đầu tư, xúc tiến, quảng bá và cải thiện cơ sở hạ tầng, thu hút
đầu tư hỗ trợ kinh phí cho địa phương trong bảo tồn và phát triển du lịch cộng đồng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỘNG

ĐỒNG Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY

2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên của tỉnh Lai Châu

2.1.1 Vị trí địa lí

Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, từ ngày 1-1-2004 tỉnh Lai Châu (cũ)
tách thành hai tỉnh là tỉnh Lai Châu(mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh Lai Châu hiện có diện
tích tự nhiên khoảng 9068,78 km², là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam; có tọa độ địa
lý từ 21°41’ đến 22°50’ vĩ độ Bắc và từ 102°19’ đến 103°59’ kinh độ Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Đơng giáp các tỉnh Lào Cai, n
Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La. Diện tích tự
nhiên của tỉnh là 9.068,78 km² . Dân số trên Hiện nay, Lai Châu có 08 đơn vị hành chính
trực thuộc bao gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn,
Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 106 đơn vị hành chính cấp xã (94 xã, 5
phường và 7 thị trấn). Cộng đồng dân cư trong tỉnh bao gồm có 20 dân tộc.

Vị trí địa lý của Lai Châu có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên, kinh tế, văn hóa,
xã hội và an ninh, quốc phịng; tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội và đặt ra

nhiệm vụ trọng yếu trong bảo đảm an ninh, quốc phòng và chủ quyền biên giới quốc gia
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2.1.2 Địa hình

Địa hình của tỉnh Lai Châu mang tính phân bậc, có thể xác định 5 bậc (>2.500m,
1.600-2.000m, 1.100-1.200m, 600-800m và thấp nhất là 300-500m. Độ dốc liên quan khá

chặt chẽ đến các mực địa hình và đới chuyển tiếp giữa chúng, nhưng nhìn chung, địa hình
của tỉnh chủ yếu ở cấp độ dốc đến rất dốc (90% diện tích tự nhiên có độ dốc trên 250). Độ
chia cắt sâu ở mức cao (chủ yếu 200-600m/km2).

2.1.3 Khí hậu

Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 có
nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ
ẩm và lượng mưa thấp (tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa).

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 9

Nhiệt độ khơng khí bình qn năm là 22,5°C với tổng nhiệt năm 8.400°C nhưng có
sự phân hóa khá rõ rệt giữa các vùng của tỉnh: Vùng thấp ở độ cao dưới 300m có nền
nhiệt tương đối cao (nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C với tổng nhiệt năm 8.400°C);
vùng có độ cao trung bình từ 300-800m, nhiệt độ ở đây đã giảm khoảng 2-3°C; vùng có
độ cao trên 1.500m, nhiệt độ khơng khí trung bình năm vào khoảng 16°C, tương ứng với
tổng nhiệt năm là 4.300°C.

Lượng mưa bình quân hằng năm dao động từ 1.600mm đến trên 3.000mm, trung

bình từ 2.500-2.700mm. Lượng mưa phân bổ không đều theo thời gian, mưa lớn tập trung
vào tháng 6, 7, 8 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm, và lượng mưa cũng không đều giữa
các khu vực của tỉnh.

2.1.4 Khoáng sản

Nhóm nguyên liệu cháy: Than đá có 4 điểm.

Nhóm kim loại: Sắt có 5 điểm; đồng có 14 điểm; chì-kẽm có 10 điểm; vàng có 53
điểm; molypden có 4 điểm; thiếc có 1 điểm; phóng xạ (U-Th) có 7 điểm; đất hiếm
có 3 điểm.

Nhóm khơng kim loại: Đá quý - bán quý có 4 điểm; pyrit có 10 điểm; kaolin có 3
điểm.

Nhóm nguyên liệu hóa: 3 điểm.

Nhóm vật liệu xây dựng: Đá ốp lát có 10 điểm; đá vơi xi măng có 4 điểm; đá phiến
lợp có 4 điểm; đá vơi xây dựng có 2 điểm; sét gạch ngói có 4 điểm; cuội sỏi, cát có 3
điểm.

Nhóm nước nóng-nước khống: 21 điểm

2.1.5 Tài nguyên sinh vật

Tỉnh Lai châu có hơn 2.432 lồi thực vật, 209 họ. Trong đó, ngành khuyết lá thơng
có 1 lồi, 1 họ; ngành thơng đất có 21 lồi, 2 họ; ngành cỏ tháp bút có 2 lồi, 1 họ; ngành
dương xỉ có 280 lồi 25 họ; ngành thơng có 14 lồi 6 họ; ngành mộc lan có 2.114 lồi,
174 họ.


Về động vật, Lai Châu là tỉnh có đầy đủ các yếu tố tự nhiên phù hợp với các loài
động thực vật sinh trưởng và phát triển. Mặt khác, nằm trong vùng Tây Bắc, là nơi có
rừng nguyên sinh, các lồi động vật hoang dã có điều kiện thuận lợi giao thoa, nên rất
phong phú về thành phần loài. Có thể nói ở Việt Nam có bao nhiêu lồi chim, thú thì ở
Lai Châu có gần như hầu hết, trừ một số loài đặc hữu của rừng nhiệt đới, rừng hàn đới,
chim biển.

Khu hệ động vật tỉnh Lai Châu đa dạng và phong phú, trong đó có một số nhóm
động vật quan trọng như linh trưởng, móng guốc. Kết quả thống kê nghiên cứu về khu hệ
động vật cho thấy: có 66 loài thú thuộc 29 họ và 9 bộ; 347 lồi chim thuộc 48 họ và 14

Hàng Thị Cơ-NN1k8

Msv: 2019050009 10

bộ; 135 lồi bị sát, ếch nhái thuộc 20 họ và 3 bộ. Đã xác định nhiều loài quan trọng, có
giá trị cho khoa học gồm 135 lồi thực vật, 21 lồi thú, 2 lồi chim và 6 lồi bị sát, ếch
nhái quan trọng. Phân bố của các loài động vật theo quy luật phi địa đới, một số loài chỉ
sống ở những khoảng độ cao nhất định, điều này tạo nên tính đặc hữu của hệ động vật

Hiện nay, dân số tỉnh là

2.2 Điều kiện phát triển kinh tế du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu

2.2.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu

2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Với diện tích tự nhiên trải rộng, địa hình đa dạng đã tạo cho Lai Châu tiềm năng du
lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như

sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo hiểm…

Những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, có nhiều núi cao trên
1.700m ở khu vực Phan Xi Păng, Pu Sam Cáp, Tà Tổng… như đỉnh Pu Tà Tổng cao
2.109m, Pu Ta Leng cao 3.049m thích hợp với du lịch mạo hiểm. Núi, đồi cao và dốc xen
kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, tạo nên nhiều cao nguyên cao trên 1.000m khí hậu trong
lành mát mẻ như các cao ngun: Sìn Hồ, Hồ Thầu, Dào San rất phù hợp với du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng; Sơng, suối có nhiều thác ghềnh, dịng chảy lưu lượng lớn như sơng Đà,
sơng Nậm Na, sông Nậm Mu… Nhiều hồ được tạo ra, như: Huổi Quảng, Bản Chát (Than
Uyên), Nậm Hằng (Mường Tè), Đông Pao, Chu Va (Tam Đường)…

Các hang động như: động Hương Sơn, Tiên Sơn, hệ thống động Tiên Sơn khu
PuSamCap (thị xã Lai Châu), hang Thắm Cung, Nậm Tun (Phong Thổ), động Ơng Tiên
(Sìn Hồ), hang dơi Hua Bum (Mường Tè), hang Che Bó (Than Un)…, thác Tắc Tình
(Tam Đường) ngồi thắng cảnh đẹp, nhiều hang động cịn là những điểm di tích văn hóa
lịch sử của tỉnh. Dọc sơng Đà với các nhà mái đá đen, bản dân tộc nguyên sơ luẩn khuất
bên những đỉnh núi cao vút, thực sự tạo cảnh đẹp thơ mộng với du lịch cảnh quan sông
nước trên thuyền.

Có nhiều suối nước nóng, nước khống phục vụ cho du lịch chữa bệnh, như:
Mường So, Vàng Bó (Phong Thổ), Nà Đon, Tiên Bình, Nà Đơng, Thèn Sin (Tam Đường),
Vàng Bơ, Mường Khoa (Than Uyên), Pắc Ma (Mường Tè)…

2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn:

Gồm những di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, các làng nghề thủ công
truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể, như: Di tích Bản Lướt xã Mường Kim là
nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay; Bản
Nà Khoảng, núi Sam Sẩu, đèo Khau Co huyện Than Uyên là những căn cứ du kích, tiểu
phỉ thời chống Pháp; đồn bốt, nhà tù của thực dân Pháp ở huyện Mường Tè - nơi giam

giữ, tù đày nhiều nhà hoạt động cách mạng (như cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ), miếu
Nàng Han, hang kháng chiến Nà Củng ở huyện Phong Thổ; bia Lê Lợi (bia Cổ Hoài Lai),
dinh thự vua Thái bù nhìn Đèo Văn Long ở thượng nguồn sơng Đà thuộc xã Lê Lợi,
huyện Sìn Hồ… là những điểm du lịch nhân văn có giá trị.

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 11

Đến nay, đã có 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là bia Lê Lợi (Sìn Hồ) và
động Tiên Sơn (Tam Đường), có 4 di tích xếp hạng cấp tỉnh: dinh thự Đèo Văn Long, núi
Đá Ơ (Sìn Hồ), miếu Nàng Han, hang Thắm Tạo (Phong Thổ).

Lai Châu là mảnh đất còn lưu giữ nhiều di tích minh chứng nền văn minh của
người Việt cổ tại nhiều hang động. Các nhà khoa học đã tìm thấy cơng cụ của thời kỳ đồ
đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới tại hang Nậm Phé, Nậm Tun (Phong Thổ)… Gần đây qua
khảo sát, khai quật cịn tìm thấy nhiều hiện vật tại các khu vực dọc sông Đà. Hệ thống các
di chỉ khảo cổ ở Lai Châu đều có giá trị lịch sử văn hóa và hấp dẫn du khách đến tham
quan, tìm hiểu và nghiên cứu.

Các lễ hội truyền thống đặc sản chủ yếu như: Lễ hội Nàng Han, lễ hội Kin Pang
Then, lễ Hạn Khuống (Hạn Khuống Giao Duyên), hội Hoa Ban của người Thái, lễ hội
Cơm mới của người La Hủ, lễ hội Gầu Tào của người H’Mông, lễ hội Xên Mường, Căm
Mường của người Lào, lễ hội Lập Tịch của người Dao, lễ hội Bun Vốc Nặm của người
Lự, lễ hội Bắt Cá của người Kháng; lễ Cúng Bản của người Cống, lễ Cơm mới của người
La Hủ, các hội Tủ Cải, đánh cù, bắn nỏ, ném còn… Hát quan làng trong đám cưới của
người Tày, Thổi Pí hát giao duyên của người Thái, múa kiếm của người Dao, múa xòe,
múa sạp của người Thái, người Lự, hát đối và múa khèn của người H’Mơng. Ngồi ra cịn
có nghệ thuật tranh cúng (Pú Giáy) độc đáo của người Giáy…


Các món ăn, đồ uống có tính đặc sản như: mật ong Mường Tè, rượu ngơ Sùng
Phài, cơm lam, Cáp Long (cá suối ướp chua) món nướng chấm nậm pịa của người Thái.
Các nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh, như: mây tre đan ở Sìn Hồ, Mường Tè;
miến dong ở Tam Đường; dệt thổ cẩm ở thị xã Lai Châu, Than Uyên, Tam Đường, Phong
Thổ, rèn, chạm bạc ở Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè… Những sản phẩm đặc sắc của núi
rừng Tây Bắc với bí quyết kiểu dáng riêng, tạo ấn tượng khó phai trong lòng du khách.

2.2.2 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật- cơ sở hạ tầng phát triển du lịch cộng

đồng ở tỉnh Lai Châu

Hầu hết các điểm bản đều nằm ở vùng sâu, xa, điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó
khăn, việc đầu tư khai thác các giá trị tài nguyên trên địa bàn để phát triển du lịch cịn rất
hạn chế. Hiện nay, hệ thống đường giao thơng của một số địa phương vẫn cịn chưa hồn
thiện hoặc đã xuống cấp dẫn tới việc khó tiếp cận với điểm du lịch (các điểm Sin Suối Hồ,
Sì Thâu Chải, Lao Chải 1..). Tỉnh đã và đang đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông
kết nối Lai Châu với các địa phương trong khu vực; triển khai đầu tư, nâng cấp đồng bộ
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng. Quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và Nhân dân hai nước (Việt Nam –
Trung Quốc) tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và giao
lưu văn hóa qua biên giới... nhằm phát triển kinh tế biên mậu, tăng ngân sách, cải thiện
đời sống người dân.

Xây dựng kết cấu hạ tầng được tỉnh Lai Châu xác định là một trong các nhiệm vụ
trọng tâm đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Hạ tầng giao thông, điện, nước
sinh hoạt, thuỷ lợi, các cơng trình văn hố - xã hội, hạ tầng thiết yếu nông thôn, đô thị,
dịch vụ, thương mại và du lịch có bước phát triển, tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn,
dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện nhằm tạo sự chuyển biến quan trọng

Hàng Thị Cô-NN1k8


Msv: 2019050009 12

về hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống Nhân dân. Đến nay, 100% xã có
đường ơtơ đến trung tâm được cứng hóa; 93.7% thơn, bản có đường ô tô hoặc xe máy đi
lại thuận lợi; 85,2% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ
phòng học kiên cố và bán kiên cố đạt 96,6%; 93,52% trạm y tế được xây dựng kiên cố; tỷ
lệ đơ thị hóa đạt 17,24%.

2.2.3 Nhân lực và người dân tham gia vào phát triển kinh tế du lịch cộng đồng ở
tỉnh Lai Châu

Nhân lực đóng một vai trị quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ du lịch. Tỉnh đã
luôn quan tâm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đầu tư đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ, cơ bản đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, khách du lịch,
khách công vụ khi đến thăm quan và làm việc tại Lai Châu. Đến nay, toàn tỉnh có: 11 địa
điểm du lịch cộng đồng với với 30 hộ kinh doanh dịch vụ homestay đáp ứng nhu cầu của
khách, 111 cơ sở lưu trú, với 2.028 buồng/phòng, cơng suất sử dụng phịng đạt bình qn
63%/năm; 01 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, 03 đơn vị kinh doanh lữ hành
nội địa; 8/8 huyện, thành phố thành lập các tổ vận chuyển hành lý phục vụ du khách tham
gia loại hình du lịch mạo hiểm, dịch vụ taxi, cho thuê xe tự lái; 132 nhà hàng kinh doanh
dịch vụ ăn uống; các quầy bán ẩm thực địa phương, ẩm thực truyền thống ngày càng phát
triển, nhất là tại các điểm du lịch; dịch vụ viễn thơng, ngân hàng, vui chơi, giải trí, mua
sắm... ngày càng đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Nguồn nhân lực du lịch cộng đồng hiện của tỉnh đa phần đều là sự tham quản lí,
xây dựng và phát triển của người dân địa phương nên đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ
khách hiện nay còn thiếu kỹ năng, tính chuyên nghiệp; thiếu cơ chế, giải pháp đột phá để
khuyến khích đầu tư. Bởi vây, tỉnh Lai Châu đã tổ chức 13 khóa tập huấn kỹ năng,
nghiệp vụ cho trên 700 lượt cán bộ, nhân viên, quản lý khách sạn và người dân trên địa

bàn toàn tỉnh; tổ chức các chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại
tỉnh và các mơ hình du lịch cộng đồng, sinh thái tại các tỉnh Lào Cai, Hịa Bình, Sơn La.
Nhằm nâng cao nguồn lực du lịch tại địa phương và thu hút sự tham gia đông đảo của
người dân địa phương vào cung cấp các sản phẩm du lịch hoặc tham gia tổ chức các buổi
triểm lãnh du lịch địa phương.

2.2.4 Điều kiện về chính sách phát triển du lịch cộng đồng
Để đưa ngành du lịch cộng đồng của tỉnh phát triển theo hướng bền vững đạt kết
quả cao, thu hút được lượng lớn du khách thì khơng thể thiếu đi những hành lang pháp lý,
chính sách, kế hoạch của Chính phủ, UBND tỉnh Lai châu về phát triển du lịch nói chung
và du lịch cộng đồng nói riêng. Sau nhiều năm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, tỉnh
Lai Châu lựa chọn việc phát triển du lịch cộng đồng làm loại hình du lịch mũi nhọn để
phát triển kinh tế của tỉnh, hiện nay tỉnh đã có nhiều hành lang pháp lý, chính sách về việc
phát triển du lịch, như:

- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 13

- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ,

- Quyết định số 1685/QĐ- TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ

- Quyết định số 316-QĐ/TU ngày 22/11/2016 của Tỉnh ủy Lai Châu phê duyệt Đề
án “Phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020” của Tỉnh ủy Lai Châu đến
các ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển du lịch
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội.


- Quyết định 623/QĐ-UBND ngày 06/06/2013 của UBND tỉnh Lai Châu về “phê
duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lai châu đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 11/5/2007của UBND tỉnh Lai Châu về “Phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2006- 2020"

- Nghị quyết số: 68/2016/NQ-HĐND về “Phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn
2016 – 2020”

Trên cơ sở các chính sách đó, tỉnh Lai Châu tích cực tham gia quảng bá du lịch cộng
đồng tại Chương trình “Sắc màu Văn hóa Tây Bắc” ở Hà Nội qua đó giới thiệu về vẻ đẹp
mảnh đất, con người và xúc tiến, quảng bá điểm đến Lai Châu nói riêng và các tỉnh tại
khu vực Tây Bắc mở rộng nói chung với du khách, các đơn vị kinh doanh du lịch, các nhà
đầu tư chiến lược, tập đoàn lớn, Hiệp hội Du lịch Hà Nội.

Thực hiện tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa tỉnh Lai Châu lần thứ II gắn với Lễ hội
Mắc Ca; đưa Lễ hội thành hoạt động thường niên và từng bước xây dựng thành thương
hiệu du lịch tỉnh.

2.3 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh lai châu hiện nay
Sau khi Tỉnh ủy ban hành Đề án "Phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 –
2020 tầm nhìn đến năm 2030", Hội đồng nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa thành Nghị quyết số
68/2016/NQ-HĐND, ngày 10/12/2016 về phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 -
2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1841/QĐ-UBND, ngày 27/12/2016 về kế
hoạch thực hiện Đề án phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở đó,
các huyện, thành phố đã xây dựng các đề án, nghị quyết, kế hoạch chuyên đề phù hợp với
điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của địa phương để triển khai thực hiện.


Đã hình thành một số sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách đến thăm quan,
tìm hiểu và trải nghiệm: sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch
sử, văn hóa danh lam thắng cảnh (di tích quốc gia Pusamcap; bản văn hóa dân tộc Mơng
gắn với hệ thống hang động Gia Khâu 1; động Tiên Sơn; thác Tác Tình; đỉnh Putaleng;
đỉnh Tả Liên Sơn; bản Sin Suối Hồ; bản Vàng Pheo, bản Sì Thâu Chải; bản Nà Khương;
bản Hon...); các lễ hội truyền thống (Then Kin Pang, Kin Lẩu Khẩu Mẩu, Nàng Han của
dân tộc Thái; Tú Tỉ của dân tộc Giáy; Bun Vốc Nậm của dân tộc Lào; Gầu Tào Cha của
dân tộc Mông; Tủ Cải của dân tộc Dao); quần thể đền thờ vua Lê Thái Tổ và bảo vật quốc

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 14

gia gắn với lễ hội đua thuyền đuôi én, du lịch lòng hồ thủy điện; sản phẩm chợ phiên vùng
cao... thu hút khách thăm quan, mua sắm, nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu bản sắc văn hóa
độc đáo của các dân tộc thiểu số.

Sau hơn hai năm triển khai thực hiện đề án. Hiện nay, tỉnh khai thác có hiệu quả
một số sản phẩm du lịch cộng đồng tại: bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo ở huyện Phong
Thổ; bản Hon, Sì Thâu Chải, Lao Chải 1, Nà Khương ở huyện Tam Đường… Tỉnh chỉ
đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Trung ương, của tỉnh về phát
triển du lịch; đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn mơi trường, bảo
tồn giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên tại các điểm du lịch. Hiện nay,
tồn tỉnh có 11 điểm du lịch cộng đồng với 30 hộ kinh doanh dịch vụ homestay đáp ứng
nhu cầu khách tham quan; hỗ trợ để giới thiệu tiềm năng, lợi thế và các thông tin liên
quan đến các điểm du lịch cộng đồng trên website, mạng xã hội; xuất bản các loại tờ rơi,
cẩm nang, bản đồ du lịch; giới thiệu, quảng bá du lịch tại các hội chợ hằng năm, sự kiện ở
các tỉnh với sự tham gia trực tiếp tại các điểm du lịch cộng đồng.

Nhờ đó,nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch: tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình

quân đạt 14,6%/năm (chỉ tiêu 12% - 13%/năm); thời gian lưu trú bình quân khách du lịch
quốc tế 1,6 ngày đạt 97,6%, khách du lịch nội địa 1,75 ngày đạt 97,2%. Tính đến tháng
6/2019: có 111 cơ sở lưu trú (vượt 0,9%); có 5.200 lao động (đạt 94,5%); tổng doanh thu
khách du lịch là Đặc biệt, năm 2020, Bản Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu)
được Hiệp hội Du lịch Việt Nam vinh danh là “Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu năm
2019”. 1.492,479 tỷ đồng/2.312,3 tỷ đồng so với chỉ tiêu (đạt 64,5%).

Tuy vậy, kết quả triển khai thực hiện đề án ở một số chỉ tiêu, nhiệm vụ được xác
định còn hạn chế: Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại một số khu, điểm phát triển chậm,
thiếu đồng bộ; thiếu các dự án đầu tư lớn, đặc biệt là các khách sạn, nhà hàng, điểm vui
chơi giải trí, trung tâm mua sắm quy mơ, chất lượng cao. Chưa có sản phẩm du lịch chất
lượng cao và tính cạnh tranh nổi trội tại khu vực; các lễ hội truyền thống chưa thực sự trở
thành sản phẩm du lịch văn hóa có sức hút đối với khách du lịch. Thiếu các dịch vụ bổ trợ
cho du lịch như khu: vui chơi giải trí, ẩm thực, mua sắm, giao lưu văn hóa - nghệ thuật...
nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du
lịch còn thiếu chuyên nghiệp; thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao và đội ngũ hướng
dẫn viên du lịch tại các điểm du lịch có trình độ ngoại ngữ. Công tác quảng bá, xúc tiến
du lịch thiếu chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao; các hoạt động giao lưu, hợp tác với các
đối tác nước ngồi cịn thiếu chủ động, hình ảnh du lịch Lai Châu chưa đến được các thị
trường quốc tế. Tính liên kết của du lịch Lai Châu với các địa phương, các trung tâm du
lịch lớn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường tại
một số điểm du lịch cộng đồng chưa được giải quyết triệt để; chưa xây dựng được quy
hoạch chi tiết các khu du lịch.

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 15

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH LAI CHÂU TRONG THỜI GIAN TỚI.


3.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh lai châu
Với Mục tiêu của tỉnh là tập trung phát triển du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh
của địa phương với các loại hình du lịch cộng đồng gắn với giá trị văn hóa di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp. Nâng cao chất lượng dịch vụ,
kết nối sản phẩm du lịch liên vùng, nội vùng, mang đậm bản sắc văn hóa Lai Châu, thân
thiện với môi trường; trở thành điểm hấp dẫn của khu vực Tây Bắc, tạo động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Thời gian tới, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ đề án, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, mang lại
nguồn thu nhập lớn cho địa phương, tạo việc làm ổn định, thúc đẩy các ngành dịch vụ
khác phát triển, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận
tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các tổ chức, nhất là vai trò của người
dân, trọng tâm là:

3.1.1 Định hướng phát triển thị trường khách du lịch

-Thị trường khách quốc tế:

+ Ưu tiên phát triển thị trường gần: Thị trường ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Lào; thị
trường Đơng Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc).

+ Duy trì phát triển thị trường truyền thống: Thị trường Tây Âu, thị trường Bắc Mỹ, Úc,
Đông Âu.

+ Hướng tới thị trường mở rộng: Trung cận Đông và Ấn Độ, gắn với hành lang Đông-
Tây.

- Thị trường khách nội địa: Chú trọng khai thác các nguồn đến từ các tỉnh trong
vùng và vùng phụ cận đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc,
các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội và từ trong tỉnh. Tiến tới mở rộng phát triển thị

trường khách các tỉnh Bắc Trung Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Hướng khai thác tập trung
các dòng khách:

- Khách du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh.

- Khách du lịch lễ hội, tâm linh.

- Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ.

- Khách du lịch cuối tuần.

3.1.2 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

- Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ

+ Tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở khu vực Sìn Hồ; Du lịch
văn hóa tại các bản Pú Đao, Hon, Hồ Thầu, Vàng Pheo...;

+ Du lịch tham quan hang động và lễ hội ở Bình Lư-Tiên Sơn, Pusamcap;

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 16

+ Du lịch cửa khẩu Ma Lù Thàng, du lịch sự kiện ở thị xã Lai Châu, đặc biệt sau
khi Lai Châu được công nhận thành phố.

+ Du lịch sinh thái hồ: Hồ Lai Châu, Huội Quảng, bản Chát.

- Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo nhu cầu thị trường


+ Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Sìn Hồ.

+ Du lịch tham quan, nghiên cứu: Tham quan hang động, cảnh quan Bình Lư,
Pusamcap, các bản văn hóa Pú Đao, Bản Hon, v.v...

+ Du lịch thể thao, khám phá các đỉnh núi cao, sông Nậm Mu, Nậm Ma.

+ Du lịch thương mại, công vụ.

3.1.3 Tổ chức không gian du lịch

- Phát triển du lịch Lai Châu theo vùng: Phát triển theo 3 không gian

+ Không gian du lịch Trung tâm: Gồm thị xã Lai Châu, các huyện Tam Đường,
Phong Thổ và Sìn Hồ (cao nguyên Sìn Hồ) với trọng tâm là thị xã Lai Châu.

+ Không gian du lịch Đông Nam: Gồm địa bàn hai huyện Than Uyên và Tân
Uyên.

+ Khơng gian du lịch phía Tây: Gồm phần lãnh thổ hai huyện Mường Tè, Nậm
Nhùn, tiếp giáp Mường Lay tỉnh Điện Biên.

- Điều chỉnh thống khu, điểm du lịch:

Trên cơ sở định hướng Quy hoạch 2006 trong giai đoạn phát triển mới ngoài việc
bổ sung khu du lịch Pusamcap ở thị xã Lai Châu quy mô khoảng 200-300 ha, tiếp tục định
hướng phát triển các khu du lịch trên cho giai đoạn tiếp theo. Tập trung phát triển khu du
lịch Sìn Hồ với định hướng mở rộng quy mơ hơn 500 ha cho phù hợp tiêu chí khu du lịch
quốc gia.


- Bổ sung tuyến du lịch

Tiếp tục phát triển các tuyến nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế theo quy hoạch 2006,
bên cạnh đó phát triển bổ sung thêm một số tuyến du lịch mới; Tuyến thị xã Lai Châu -
Sìn Hồ - Nậm Nhùn - Mường Tè (theo tỉnh lộ 129, 128 và 127).

Đặc biệt quan tâm các tuyến quốc tế với Vân Nam (Trung Quốc) qua cửa khẩu Ma
Lù Thàng và với các tỉnh Bắc Lào (CHDCND Lào) qua cửa khẩu Tây Trang và cửa khẩu
Huổi Puốc - Na Son của tỉnh Điện Biên.

3.1.4 Định hướng đầu tư phát triển du lịch

- Điều chỉnh tổng nhu cầu đầu tư: Được tính tốn điều chỉnh là: 3.593 tỷ đồng,
tương đương 171 triệu USD.

- Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn:

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 17

+ Vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả ODA chiếm khoảng 10-12% (tức khoảng
540 tỷ đồng) ....

+ Nguồn vốn khác, bao gồm cả FDI chiếm khoảng 88% (tương đương 3.053 tỷ
đồng).

- Điều chỉnh, bổ sung phân kỳ đầu tư:


+ Từ nay đến năm 2015: 546 tỷ đồng (26 triệu USD)

+ Từ 2016 - 2020: 714 tỷ đồng (34 triệu USD)

+ Từ 2021 - 2030: 2.333 tỷ đồng (111 triệu USD), được chia làm hai giai đoạn.

- Các khu vực tập trung đầu tư: Các khu, điểm, du lịch quan trọng mang ý nghĩa
vùng theo các địa bàn trọng điểm. Ưu tiên đầu tư phát triển khu du lịch Sìn Hồ.

- Điều chỉnh, bổ sung các dự án đầu tư trọng điểm: Trong số 14 dự án đề xuất năm
2006, bổ sung dự 1 án (khu du lịch Pusamcap ở thị xã Lai Châu); mở rộng quy mơ đầu tư
một số dự án trong đó đặc biệt là dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Sìn Hồ. Tổng
cộng có 15 dự án, trong đó có 1 dự án về phát triển nguồn nhân lực; 1 dự án về xúc tiến,
quảng bá; 1 dự án về phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường; 12 dự án các khu, điểm,
sản phẩm du lịch.

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai
Châu hiện nay.

3.2.1 Phát triển sản phẩm đặc thù, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ
Các tour du lịch đến Lai Châu hiện nay còn khá đơn điệu, kém hấp dẫn, khơng có
chun sâu, khơng mang tính đột phá, sự gắn kết giữa du khách và cộng đồng dân cư
chưa cao, chưa phát huy hết thế mạnh đặc trưng văn hóa, do vậy:

Đối với các sản phẩm đặc thù, bên cạnh việc gìn giữ cần đa dạng hóa các loại hình
để thu, mẫu mã phong phú và đa dạng gắn với ý nghĩa của sản phẩm. Tận dụng địa hình,
cảnh quan tự nhiên theo mùa để tiến hành các tuần lễ du lịch liên kết giữa các khu du lịch
cộng đồng của tỉnh nhằm thu hút lượng khách du lịch đến thăm quan.

Đối với các sản phẩm dịch vụ, cần phát triển một cách đa dạng hơn để đáp ứng du

khách, mặc dù du lịch cộng đồng du khách khơng địi hỏi q cáo về dịch vụ. Nhưng vẫn
phải có các dịch vụ cơ bản, thiết yếu và thêm các dịch vụ bổ sung khác để du khách có thể
thỏa mãn các nhu cầu của họ như các dịch vụ về rút tiền, đổi tiền, y tế, các cửa hàng bán
đồ lưu niệm, cần trang trí, bài trí đẹp mắt hơn với nhiều sản phẩm đa dạng hơn.

3.2.2 Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật- cơ sở hạ tầng
Hiện nay tại các cơ sở lưu trú ở các khu du lịch cộng đồng của tỉnh vẫn chưa đáp

ứng đủ về chất lượng cho khách thăm quan. Du khách có lúc phải nghỉ đêm ở TP Lai
Châu hoặc ở trung tâm Huyện của tỉnh, không thuận lợi cho việc tham quan du lịch.
Ngoài yếu tố về nơi lưu trú, do các điểm du lịch cộng động của tỉnh nều nằm cách xa

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 18

trung tâm huyện 10km đến 30km trở lên nên đường giao thơng đi lại cịn rất khó khăn,
nhiều đoạn đường hiện nay chỉ là đổ đá chưa có đổ bê tơng. Do đó, mục tiêu quan trọng là
giải quyết được nơi lưu trú, đường giao thông thông suốt và dễ đi lại cho khách. Đó là tiền
để tạo ra những tour du lịch dài ngày và mang tính chất trải nghiệm, khám phá dành cho
du khách.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Lai Châu cần ban hành những chính sách
đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất tại các điểm du lịch cộng đồng đã được công nhận.
Đồng thời tăng cường các lớp, chương trình đào tạo kỹ năng nghiệp vụ buồng, bếp,
hướng dẫn viên các hộ gia đình trực tiếp tham gia phục vụ khách du lịch; đẩy mạnh xúc
tiến, quảng bá du lịch homestay như là một sản phẩm chủ lực của Du lịch Lai Châu. Đối
với du khách khi đến các điểm du lịch cộng đồng cần có ý thức bảo vệ tài ngun du lịch,
tơn trọng văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư. Ngành Du lịch Lai Châu
cũng cần tăng cường sự hợp tác, kết nối với các công ty lữ hành để tạo ra những sản phẩm

du lịch hấp dẫn, tạo cơ hội cho du khách khám phá, trải nghiệm. Mặt khác, các doanh
nghiệp lữ hành cần chủ động chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng cho người dân
địa phương để cùng nhau góp sức tạo nên những điểm đến hấp dẫn, Giám đốc Tẩn Thị
Quế, nhấn mạnh.

3.2.3 Thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng nâng cao
chất lượng lao động

Để phát triển du lịch cộng đồng một cách mạnh mẽ, thu hút lượng lớn du khách thì
người dân địa phương là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của hoạt động
du lịch. Vì vậy cần quan tâm và thu hút cộng đồng địa phương cùng tham gia vào du lịch
cộng đồng để không chỉ nâng cao chất lượng lao động mà còn giúp người địa phương
nhận thức được những giá trị mà du lịch cộng đồng đem lại cho họ.

Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch phụ thuộc vào người dân địa phương.
Những trải nghiệm của du khách phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi
chính những người dân địa phương. Do đó, để có thể nâng cao chất lượng du lịch việc cần
thiết là phải đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó trọng tâm đào tạo:

Đào tạo về kỹ năng đón tiếp khách du lịch, phục vụ trong quá trình lưu trú, giới
thiệu, hướng dẫn khách tham quan người dân địa phương cần được đào tạo về cách nói
trong giao tiếp, thái độ và hành động đón tiếp khách du lịch, đảm bảo tính hài hịa, nồng
nhiệt, an toàn và thân thiện với du khách.

Đào tạo về cách phục vụ các dịch vụ cho khách du lịch. Nội dung này nhằm cung
cấp kiến thức cho người dân đặc biệt là các chủ nhà lưu trú trong cách đối xử và chăm sóc
khách hàng.

Hàng Thị Cơ-NN1k8


Msv: 2019050009 19

Đào tạo về xúc tiến, quảng bá nhằm giúp người dân biết cách xây dwujng tài liệu
phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá về du lịch cộng đồng như: sách, báo, sổ tay hướng
dẫn du lịch.

Đào tạo thông qua gửi con em của người dân địa phương tới các trường học có đào
tạo du lịch tại các tỉnh và vùng lân cận, đực biết là các trường có đào tạo du lịch ở Hà
Nội. Đây là hình thức đào tạo kết hợp nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao vì sau khi kết thúc
khóa học các em có thể về địa phương để làm việc và phổ biến, truyền đạt cho những
người dân địa phương.

Như vậy có đào tạo người dân địa phương thực hiện tốt kỹ năng phục vụ du lịch thì
Du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu mới có cơ hội phát triển lâu dài và bền vững. Chính
điều này sẽ làm cho hoạt động du lịch nơi đây đưa ra những sản phẩm du lịch đặc sắc và
phong phú từ đó người dân tăng thêm cơ hội có thêm việc làm và đời sống của người dân
được nâng cao.

và quan tâm tới việc đào tạo trình độ chun mơn cũng như trình độ ngoại ngữ cho
đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho những người trẻ, cũng như là người dân tham gia làm
du lịch để họ có thể giao tiếp với lượng khách quốc tế khi đến với làng.

3.2.4 Đấy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng ở tỉnh Lai Châu
Khi xây dựng một hình tượng du lịch cho Lai Châu, cần đảm bảo đó là một hình
tượng đơn giản, hấp dẫn và có tính phân biệt với các địa phương khác.

Hiện nay, chỉ có một vài Website về du lịch Lai Châu, trong đó có một trang chính
thức về Lai Châu: Vẻ Đẹp Du Lịch Lai Châu, em xin đề xuất một số thay đổi nhằm tăng
tính hấp dẫn về nội dung và giao diện. Trang web cần có một giao diện đơn giản, dễ dàng
sử dụng cùng với những hình ảnh đặc trưng về du lịch Lai Châu hơn nữa.


Xúc tiến quảng bá du lịch qua các hội chợ, hội nghị, hội thảo bằng cách thiết kế tờ
rơi, tờ gấp về các mơ hình du lịch ở của tỉnh và đem phân phát cho khách du lịch tại các
hội chợ, hội thảo và các hội nghị về du lịch. Tuy nhiên những ấn phẩm này cần được dịch
ra nhiều thứ tiếng nhằm thu hút khách du lịch từ các nước.

Thực hiện quảng bá qua các phương tiện thơng tin đại chúng: Đây là hình thức
quảng bá thông qua việc làm phim quảng bá phát triển đài truyền hình trong nước và nước
ngồi, viết bài, ảnh, phóng sự đăng tải trên báo chí trung ương và địa phương trong nước.
Viết các bài giới thiệu trên các tạp chí chuyên đề du lịch như Tạp chí du lịch Việt Nam.

Hàng Thị Cô-NN1k8

Msv: 2019050009 20


×