Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới 1986 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN VĂN TÀI

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH THỜI KỲ ĐỔI MỚI ( 1986 – 2001 )

Nhận xét của Hội đồng khoa học cấp khoa

LUẬN VĂN THẠC SỸ

(ghi theo các tiêu chuẩn chấm điểm chương trình)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

………………………………………………………………
Mã số: 60.22.56
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS: Trình Mưu
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
Điểm số

Hà Nội - 2007



MỤC LỤC
Lời cam đoan.
Mục lục
Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu:.......................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: ......................................................4
4. Giới hạn, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn:
...................5
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu:
...............6
6. Đóng góp của luận văn:.....................................................................6
7. Kết cấu của luận văn: .......................................................................7
Chương 1: Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1986
đến năm 1996
1.1. Những điều kiện phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam.................8
1.2. Kinh tế du lịch trong nền kinh tế quốc dân.........................................12
1.3. Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong lãnh
đạo và phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 1986-1996 ..............21
Chương 2: Phát triển kinh tế du lịch theo chủ trương của Đảng thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 -2001)
2.1. Thời cơ, thách thức mới của kinh tế du lịch trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá...........................................37


2.2. Quan điểm, chủ trương mới của Đảng về phát triển kinh tế du lịch
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá...............43
2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của
Đảng và


của ngành du lịch trong giai

đoạn 1996-

2001...............52
Chương 3: Thành tựu và những kinh nghiệm của Đảng trong quá
trình lãnh đạo và phát triển kinh tế du lịch
3.1. Những thành tựu và những hạn chế của kinh tế du dịch trong thời
kỳ đổi mới (1986-2001)..............................................................61
3.2. Những kinh nghiệm bước đầu của Đảng ta trong quá trình lãnh
đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1986 đến năm 2001 và một
số kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển du lịch trong thời gian
tới................................................................................................70
Kết luận .............................................................................................83
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................86
Phụ lục ...............................................................................................92


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế, vấn đề xác định và phát triển
ngành kinh tế mang tính mũi nhọn để thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập và
phát triển có ý nghĩa quan trọng. Đây có thể xem là một trong những nhân tố
quyết định cho việc đảm bảo thành công của quá trình mở cửa và hội nhập
kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng phát triển kinh tế đất nước tạo thắng lợi
cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng và xây dựng và bảo vệ
tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung.
Phát triển ngành kinh tế du lịch được Đảng ta xác định là một ngành
kinh tế mũi nhọn nhằm tạo đà, tạo động lực thúc đẩy những điều kiện để hội

nhập kinh tế trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế hiện nay. Đồng thời với tính
mũi nhọn của mình kinh tế du lịch còn tạo ra những động lực mạnh mẽ để khai
thác một cách có hiệu quả những tiềm năng điều kiện thuận lợi trên tất cả các
mặt các lĩnh vực của nền kinh tế – xã hội nước ta. Những đặc điểm của nước ta
về địa chính trị, địa lịch sử, nhân văn phong phú và một nền kinh tế non trẻ còn
nhiều tiềm năng, năng động hứa hẹn nhiều cho phát triển kinh tế du lịch.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc phát
triển kinh tế du lịch trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là một
yêu cầu cần thiết được đặt ra nhằm đánh giá thực trạng cũng như rút ra những
kinh nghiệm qúi báu từ sự lãnh đạo đối với phát triển kinh tế du lịch mang tính
mũi nhọn nói riêng và sự phát triển của cả ngành du lịch nói chung trong quá
trình hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Nước ta là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch. Việc phát triển
kinh tế du lịch là một đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12-1986) Đảng ta đã xác
định: “Chúng ta phải nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận lợi của đất

1


nước để mở mang du lịch bằng vốn trong nước và hợp tác với nước
ngoài”[12,tr.85].
Hoạt động kinh tế du lịch đã có sự thay đổi chuyển biến tích cực bước
đầu phát triển và giành được những thành tựu quan trọng.
Tại Đại hội VII của Đảng khi nói về phát triển kinh tế du lịch một lần
nữa Đảng ta chỉ rõ phải phát triển du lịch vận tải hàng không, thông tin bưu
điện quốc tế và các hoạt động khác.
Tư duy chính về phát triển kinh tế du lịch được tập trung tại Đại hội
Đảng IX(4-2001) Đảng khẳng định: “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn trong chiến lược kinh tế – xã hội nhằm góp phần thực hiện

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xã hội
công bằng dân chủ văn minh”[24,tr.178].
Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với ngành du lịch cũng
như lịch sử phát triển của ngành kinh tế này qua từng bước phát triển trong
thời kỳ đổi mới là một vấn đề được đặt ra, từ đó tôi chọn đề tài: “Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới (1986 –
2001)” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Vấn đề phát triển du lịch và phát triển kinh tế du lịch ở nước ta nói
chung từ sau những năm đổi mới cho đến nay là đề tài thu hút sự quan tâm đặc
biệt của nhà nước, các địa phương, các cơ quan quản lý, lãnh đạo và nhiều nhà
khoa học trong nước.
Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12-1986) của Đảng đã đặt vấn
đề nhanh chóng khai thác thuận lợi của đất nước để mở mang phát triển du lịch
và nó trở thành vấn đề nhận được sự chú ý quan tâm đúng mức của Đảng. Đã
có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến sự phát triển kinh tế du
lịch như chỉ thị 46 CT/TƯ ngày 14-10-1994, thông báo 179 của Bộ chính trị...
Từ năm 1991 khi điều kiện quốc tế thay đổi, sự vận động của kinh tế quốc tế
2


tác động mạnh đến kinh tế nước ta việc phát triển kinh tế du lịch được Đảng ta
xác định là một ngành mũi nhọn cho sự phát triển và hội nhập đất nước. Đặc
biệt là khi quan hệ đối ngoại của nước ta được rộng mở việc Mĩ bỏ lệnh cấm
vận Việt Nam và việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực
càng thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của kinh tế du lịch. Nhiều nhà khoa
học đã nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch ở nước ta liên quan đến đề tài
chủ yếu một số công trình sau:
Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam hiện
nay. Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Lân.

Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành du
lịch Việt Nam. Du lịch và kinh doanh du lịch của tác giả Trần Nhạn, 1996,
Nxb VHTT... Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt
Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Vũ Đình
Thuỵ, đại học kinh tế quốc dân. Các giải pháp tài chính phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2010, luận án tiến sỹ của tác giả Chu Văn Yên, đại học tài chính
kế toán. Đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam trong thời kì đổi mới
luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Bằng đại học tài chính kế toán.
Các công trình đó tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:
Làm rõ quá trình phát triển của du lịch Việt Nam trong thời kì đổi mới,
những thành tựu và vấn đề tồn tại trong phát triển du lịch và từ đó nêu ra một
số giải pháp để phát triển du lịch trong thời gian tới.
Phân tích cụ thể có hệ thống về hoạt động kinh doanh du lịch.
Khái quát thực trạng phát triển du lịch trong xu thế hội nhập đánh giá sự
đầu tư cho nước ngoài cho hoạt động du lịch và đưa ra những định hướng giải
pháp cho quá trình phát triển du lịch trong xu thế mới.
Nêu lên các giải pháp về tài chính để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
du lịch trong xu thế mở cửa hội nhập.

3


Điều đáng chú ý là mới có một ít công trình khoa học đề cập dưới góc
độ quản lí ngành du lịch, còn nhiều công trình khác chủ yếu đề cập dưới góc
độ kinh tế, tài chính, quản lý nhà nước mà chưa có công trình nào chuyên sâu
trên lĩnh vực Đảng lãnh đạo và phát triển kinh tế du lịch.
Tuy nội dung các công trình đó chỉ có một phần nhỏ liên quan nhiều đến
đề tài mà mình tìm hiểu, tôi sẽ tiếp thu và kế thừa những kết quả đó để sử dụng
và nghiên cứu trong luận văn của mình. Là Đảng cầm quyền lãnh đạo dân tộc
ta trên chặng đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã và đang ngày

càng quan tâm, hoàn thiện hơn chủ trương, biện pháp lãnh đạo phát triển kinh
tế du lịch. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới (1986 – 2001)”.
Chúng tôi cho rằng, cần phải nhận thấy sự chuyển biến rõ nét trong tư
duy kinh tế của Đảng ta trước xu thế hội nhập quốc tế, tạo ra những tiền đề
vững chắc cho sự phát triển kinh tế nước nhà trong quá trình hội nhập. Vì vậy,
việc tìm hiểu nghiên cứu làm rõ đường lối phát triển kinh tế – xã hội trong sự
nghiệp đổi mới nói chung và trong phát triển kinh tế ngành du lịch nói riêng là
nhiệm vụ trách nhiệm chung của mỗi thế hệ với nhiều chuyên ngành khác nhau
nhằm quan tâm chăm lo, đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước trong thời
kỳ mới để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước Việt
Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu tìm hiểu một cách có hệ thống đường lối, chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế du lịch của Đảng ta trong xu thế mở cửa và hội nhập
quốc tế từ năm 1986 đến năm 2001. Đó chính là quá trình phát triển nhận thức
tư duy kinh tế nói chung và nhận thức về phát triển kinh tế du lịch nói riêng
trong xu thế hội nhập quốc tế.

4


Từ đó làm rõ những quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế du lịch
và những đóng góp của kinh tế du lịch trong thời kỳ đổi mới.
Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, kiến nghị và mạnh dạn đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch những năm đầu thế kỷ XXI.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn trình bày một cách có hệ thống và khái quát tình hình kinh tế

du lịch qua các giai đoạn khác nhau của thời kì đổi mới. Đó là giai đoạn đầu
của thời kì đổi mới (1986 – 1996), giai đoạn phát triển quan trọng của du lịch
từ (1996 – 2001).
Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích sự xác định đường lối, định
hướng cho sự phát triển kinh tế du lịch cuả Đảng ta từ 1996 – 2001. Qua đó
phân tích đánh giá kết quả đạt được và những thành tựu bước đầu của kinh tế
du lịch và rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong lãnh đạo phát triển kinh tế
du lịch trong 15 năm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Giới hạn, phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là những chủ trương, quan
điểm, nghị quyết trong văn kiện, chỉ thị, những quyết sách trong chủ trương,
đường lối của Đảng lãnh đạo phát triển du lịch. Quá trình triển khai trong thực
tiễn những chủ trương, kế hoạch, chỉ thị và kết quả đạt được của ngành du lịch
thông qua tư liệu, tổng kết của ngành trong 15 năm đổi mới.
* Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Vấn đề phát triển kinh tế du lịch đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới nói
chung cũng như sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng là vấn đề rộng lớn.
Trong khuôn khổ phạm vi của luận văn thạc sỹ chuyên ngành lịch sử Đảng
5


Cộng sản Việt Nam, chúng tôi hi vọng cố gắng làm rõ quá trình hình thành chủ
trương và sự lãnh đạo của Đảng trong việc phát triển kinh tế du lịch ở nước ta
từ 1986 – 2001. Vấn đề được nhìn nhận đây là một ngành kinh tế quan trọng
phát triển mang tính khách quan, các nội dung cụ thể của ngành du lịch chúng
tôi không đi sâu giải quyết. Chủ trương phát triển kinh tế du lịch nằm trong
chủ trương phát triển kinh tế xã hội nói chung của Đảng ta. Song trong thời kỳ
mở cửa hộị nhập phát triển kinh tế du lịch là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn
của Đảng ta. Vì vậy, tôi chỉ nghiên cứu vấn đề về quan điểm, chủ trương của

Đảng đối với phát triển kinh tế du lịch.
Về thời gian của vấn đề nghiên cứu chỉ giới hạn từ khi đổi mới từ 1986
đến 2001 trong đó được chia thành hai giai đoạn (1986 – 1996) và (1996 –
2001).
5.Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận văn được nghiên cứu dựa trên những
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát
triển kinh tế của Đảng ta trong thời kì mở cửa hội nhập quốc tế, các chủ
trương, kết quả thực hiện của ngành trong thực tiễn.
Nguồn tài liệu chủ yếu của luận văn được sử dụng là các văn kiện Đại
hội của Đảng (VI, VII, VIII, IX), những chỉ thị, nghị quyết, hội nghị của Trung
ương Đảng, Nhà nước, những chủ trương quyết định của Tổng cục du lịch. Các
báo của Tổng cục Du lịch, của các sở du lịch… đều là những tài liệu quan
trọng đối với tôi khi nghiên cứu giải quyết vấn đề đặt ra.
Ngoài ra còn kế thừa, tham khảo các nội dung phương pháp nghiên cứu
của các nhà khoa học đi trước, các công trình khoa học, các sách báo tạp chí.
Những tri thức và phương pháp nghiên cứu này để hoàn thành luận văn của
mình.
Luận văn thuộc chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Do
vậy, tôi tuân thủ nguyên tắc phương pháp luận về việc kết hợp phương pháp
6


lịch sử với phương pháp lôgic, kết hợp duy vật biện chứng với duy vật lịch sử.
Đồng thời còn sử dụng một số phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát, thống kê… trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Phân tích một cách có hệ thống và làm rõ nội dung cơ bản của đường
lối phát triển kinh tế du lịch của Đảng ta trong thời kì mở cửa và hội nhập quốc
tế.

Trình bày rõ thực trạng, những thành tựu và hạn chế cũng như những
nguyên nhân trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng ta.
Đặc biệt từ những thành tựu đạt được từ sự lãnh đạo của Đảng từ 1996 – 2001
đã tạo cho ngành du lịch được nhận thức là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Bước đầu rút ra những kinh nghiệm, đề xuất một số kiến nghị và giải
pháp trong quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch để hội nhập kinh
tế trước mắt cũng như tương lai.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục luận văn gồm 3 chương với 8 tiết.
Chương 1: Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1986 đến
năm 1996.
Chương 2: Phát triển kinh tế du lịch theo chủ trương của Đảng thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 -2001).
Chương 3: Thành tựu và những kinh nghiệm của Đảng trong quá trình
lãnh đạo và phát triển kinh tế du lịch.

7


Chƣơng 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996
1.1. Những điều kiện phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam.
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực trung tâm của vùng Đông Nam
Á, là cầu nối phần lục địa với các quần đảo bao bọc quanh biển Đông. Với vị
trí như vậy rất thuận lợi cho du khách ra, vào nước ta bằng đường biển, đường
không một cách dễ dàng. Bờ biển Việt Nam kéo dài trên 3.000km với nhiều
bãi biển đẹp, lãnh thổ Việt Nam không chỉ giới hạn ở phần lục địa mà còn trải

rộng cả vùng hải phận và không phận với nhiều vùng kinh tế biển hay những
quần đảo xa hay gần thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nước ta có trên 130 bãi
tắm lớn nhỏ trong đó có 20 bãi tắm đạt qui mô và tiêu chuẩn quốc tế đang từng
bước khai thác mang lại giá trị kinh tế cao nhất là sự kết hợp giữa các bãi biển
với các hòn đảo tạo nên giá trị tổng hợp to lớn.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiều vùng núi, đồng bằng, hệ
động thực vật phong phú đa dạng. Vùng cao nguyên nước ta xen kẽ là các
thung lũng các cánh động bậc thang gắn với sự cần cù lao động của nhiều dân
tộc anh em. Rừng Việt Nam chiếm 43,8% diện tích đất đai với hệ động thực

8


vật phong phú có hơn 700 loài cây và nhiều loại động vật quí hiếm như voi hổ
báo, sơn dương, sao la… và trên 1 triệu loài chim.
Bên cạnh đó tạo hoá còn ban tặng cho Việt Nam một hệ thống hang
động với những đường nét và cảnh vật kỳ thú mang lại sự hấp dẫn đối với du
khách trong và ngoài nước như những hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trinh
Nữ, Tam Cốc, Bích Động, hang Bắc Pó, hang Lam Sơn, hang Thác Bờ, động
Thuỷ Tiên, động Tam Thanh, động Nhị Thanh... và đặc biệt là quần thể Hạ
Long là di sản văn hoá thế giới. Tiềm năng hang động của Việt Nam đã thu hút
nhiều du khách và đoàn nghiên cứu hang động của nước ngoài như Anh, Ba
Lan, Bỉ, Australia… Đây là điều kiện để quảng bá cho tiềm năng du lịch của
Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều ngọn núi ở nước ta còn có những thác nước thơ mộng.
Hệ thống sông ngòi với những mạch nước ngầm, nước khoáng, chế độ thuỷ
văn phong phú thuận lợi cho việc phát triển du lịch bằng đường sông nước.
Thiên nhiên nước ta thực sự là sự ưu đãi to lớn đối với sự phát triển du
lịch của đất nước. Tài nguyên thiên nhiên đó đã trở thành niềm mơ ước khát
vọng của nhiều quốc gia để phát triển du lịch. Tuy nhiên nguồn tài nguyên đó

vẫn còn đang từng bước đưa vào khai thác mà hiệu quả mang lại vẫn chưa cao.
Do vậy trong những thời gian tới cần phải có sự đánh giá đúng đắn nguồn tài
nguyên này và có kế hoạch khai thác đầu tư, tôn tạo, quản lý các khu du lịch
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững ngành du lịch
và hơn hết cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của Đảng và Nhà nước
để từng bước đảm bảo sự phát triển hài hoà các nguồn lực tự nhiên của đất
nước và phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có sự phát
triển bền vững.
1.1.2. Điều kiện lịch sử, chính trị và nhân văn.
Việt Nam là một quốc gia có tình hình chính trị xã hội ổn định, điều kiện
xã hội được đảm bảo an ninh. Đây chính là điều kiện giúp cho khách du lịch
9


cảm thấy thoải mái và yên tâm khi đi du lịch tham quan trên đất nước ta, góp
phần thu hút du khách.
Lịch sử Việt Nam đã được hình thành từ hàng ngàn năm với nhiều giá trị
văn hoá và thành tựu nhân văn lâu đời. Sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá
Việt Nam chính là điều thu hút sự khám phá đông đảo du khách. Những nét
đặc sắc và đa dạng của văn hoá được thể hiện trong những công trình, kiến trúc
trong những đường nét nghệ thuật, tôn giáo, trong các lễ hội dân gian, truyền
thống của dân tộc.
Các di sản lịch sử văn hoá là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch
Việt Nam trong quá trình phát triển. Nước ta có khoảng trên 40.000 di tích
trong đó có trên 2800 di tích được xếp hạng, nhiều di tích mang giá trị lịch sử
quan trọng của đất nước. Cho đến nay Việt Nam đã có năm di sản vật thể và
một di sản phi vật thể được UNESCO (Tổ chức khoa học, văn hoá, giáo dục
Liên hợp quốc) công nhận là di sản thế giới.
Nghệ thuật kiến trúc cổ của nước ta mang nhiều nét sáng tạo nhưng
đồng thời cũng chứa đựng tư tưởng phong thuỷ của triết học phương Đông đã

tạo nên những nét duyên dáng, hài hoà, đặc sắc trong bố cục cũng như trong
phong cảnh. Nhiều kiến trúc tôn giáo mà điển hình là các công trình bằng gạch
mà mang tính nghệ thuật có giá trị cao điển hình là “Tháp Chàm”, thánh địa
Mỹ Sơn, những công trình đó đã cho thấy sự giàu có, giản dị và tính độc lập
của trong nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Đó là các công trình nghệ thuật
mang tính tôn giáo như đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm của các vị vua, chúa,
thành quách… đều là những di vật có sức hấp dẫn lớn đối với mỗi du khách.
Các lễ hội, nghi lễ, phong tục, tập quán truyền thống của các dân tộc ở
nước ta cũng rất đa dạng mang những nét đặc thù khác nhau. Trong điều kiện
hiện nay nước ta có 54 dân tộc anh em, tuy rằng một số lễ hội đã bị mai một
xong gần đây với chủ trương của Đảng ta là sự phát huy tính đậm đà bản sắc

10


dân tộc, nhiều lễ hội đã được khôi phục quảng bá để thu hút sự khám phá của
du khách.
Bên cạnh đó nét đặc trưng của âm nhạc Việt Nam cũng là di sản rất có
giá trị. Âm nhạc Việt Nam ngoài yếu tố truyền thống còn có sự tiếp thu ảnh
hưởng từ bên ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ… Nhiều loại hình âm nhạc truyền
thống độc đáo kiểu tôn thờ tổ tiên hay trong các lễ rước, cúng bái… Các loại
hình âm nhạc dân gian truyền thống được gắn với vùng miền nhất định. Đặc
biệt trong thời gian vừa qua nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi
nhận là di sản văn hoá thế giới.
Ngoài ra nghệ thuật đương đại của nước ta mang nhiều dấu ấn từ các di
sản của quá khứ được chứa đựng trong các ngành nghề thủ công như tranh
thêu đan, khảm trai, sơn mài, gốm... Việt Nam cũng là quốc gia có nghệ thuật
ẩm thực độc đáo với nhiều món ăn đặc sắc mang phong vị Á Đông ngày càng
thu hút sự tìm hiểu khám phá, thích thú của du khách.
Cùng với tài nguyên tự nhiên và nhân văn thì các di tích lịch sử gắn với

chiến công oanh liệt của cha ông ta trong quá trình giành độc lập tự do cho dân
tộc như Điện Biên Phủ, thành Cổ Quảng Trị, Địa đạo Củ Chi, Hoả Lò… là
những nơi đang có sức thu hút các du khách, các nhà nghiên cứu lịch sử, các
nhà xã hội học, các nhà chính trị, những người yêu chuộng hoà bình… Những
di tích trên đã minh chứng cho tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất mang lại
thắng lợi vẻ vang cho dân tộc ta và mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Có thể thấy rằng tài nguyên du lịch nước ta là rất phong phú, đa dạng
cho sự phát triển kinh tế du lịch. Những nguồn tài nguyên này có ở khắp các
vùng miền của đất nước và phân bố tương đối đồng đều trong toàn quốc vừa
tập trung thành từng cụm gần các đô thị lớn, các trục giao thông quan trọng
thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du lịch bổ sung cho
nhau giữa các vùng. Mỗi vùng mỗi khu vực có một sắc thái riêng tạo nên các
tuyến du lịch quốc gia không lặp lại ở các vùng chính điều này tạo nên tâm lý

11


thoải mái cho sự khám phá của mỗi du khách và điều cơ bản trong sự phát
triển du lịch của mỗi địa phương cần phải có kế hoạch đúng đắn phát huy lợi
thế cơ bản của mình để phát triển du lịch.
1.1.3. Lợi thế so sánh về vị trí địa lý và nguồn lao động dồi dào.
Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực tạo
xu hướng vận động có tính chất thời đại của luồng khách du lịch quốc tế. Việt
Nam lại nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á là nước có sự tiếp giáp
với trên 3000 km đường biển. Đây là nơi luồng khách du lịch tăng trung bình
12,2% so với mức tăng trung bình của thế giới là 3,6%. Nước ta là một cửa lớn
nhìn ra biển Thái Bình Dương, nằm trên đường hàng không và hàng hải quốc
tế nên có rất nhiều lợi thế về lượng khách du lịch quốc tế. Đây là khu vực có sự
ổn định tương đối về kinh tế – xã hội, có tốc độ tăng trưởng về kinh tế nói
chung và du lịch nói riêng vào dạng nhanh nhất thế giới. Nơi đây môi trường

sinh thái ít bị ô nhiễm so với nhiều vùng du lịch trên thế giới. Có thể nói rằng
trên tất cả các phương diện vị trí địa lý địa hình, khí hậu thì nước ta là nước
được sự ưu đãi của thiên nhiên, là địa danh hấp dẫn nhiều loại hình khách du
lịch.
Không chỉ vậy, nước ta còn là quốc gia có dân số đông và có cơ cấu dân
số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn. Hơn nữa cơ cấu lao
động trong các ngành nghề của nước ta hiện nay đang từng bước có sự chuyển
dịch hợp lý. Với lực lượng lao động đông đảo trong bối cảnh cung về lao động
trên thị trường, lao động Việt Nam nói chung và lao động trong ngành du lịch
nói riêng có tính cần cù, ham học hỏi, tiểp thu nhanh với những yếu tố mới
trong tác nghiệp và quản lý. Lao động nước ta có mức lương thấp, nên chi phí
lao động thấp, lực lượng dồi dào. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho du lịch
phát triển. Yếu tố con người trong kinh doanh du lịch ngày càng trở nên quan
trọng khi dịch vụ du lịch đòi hỏi ngày càng cao, giá trị gia tăng của dịch vụ

12


phụ thuộc chủ yếu vào lao động sống, đó là kỹ năng, tinh thần phục vụ, chất
lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên ngày du lịch.
Chính nguồn lao động dồi dào và ngành nghề khá đa dạng là nguồn cung
cấp to lớn cho ngành du lịch về vật tư, hàng hoá, dịch vụ cần thiết. Bên cạnh
đó chất lượng nguồn nhân lực đang từng bước được nâng cao, hiện nay cả
nước có 46 trường và trung tâm dạy nghề du lịch. Trong đó có 28 trường đại
học và cao đẳng có chuyên ngành du lịch và 26 trường trung học chuyên
nghiệp và trung tâm dạy nghề du lịch. Với sự giúp đỡ thiết thực của các nước
và các tổ chức quốc tế như Luxembourg, Tây Ban Nha, Singapore, Đức,...
1.2. Kinh tế du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
1.2. 1. Vị trí, vai trò của kinh tế du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài

nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Từ thập niên 50 trở lại đây khi cuộc sống của con người ngày càng được
đáp ứng một cách đầy đủ hơn thì nhu cầu về du lịch cũng không ngừng tăng
lên. Bởi vì đi du lịch ngoài việc thoả mãn nhu cầu giao lưu tình cảm, lí trí thì
nó còn là hình thức nghỉ ngơi, dưỡng sức nhằm tái tạo sức lao động của con
người và đặc biệt là sự mở mang kiến thức tầm hiểu biết của mỗi người với thế
giới mà chúng ta đang sống.
Chính vì vậy, du lịch được xem xét là ngành kinh tế có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Có nhiều nhà kinh tế dự đoán thế kỉ XXI
là thế kỉ của ngành dịch vụ trong đó phát triển kinh tế du lịch đóng vai trò to
lớn, lúc đó con người đua chen nhau phục vụ con người. Hơn nữa thế giới hiện
nay đang chuyển dịch theo hai xu thế kinh tế lớn.
Xu thế thứ nhất đó chính là sự chuyển biến từ khu vực sản xuất vật chất
sang khu vực dịch vụ. Xu thế này diễn ra chủ yếu từ các nước công nghiệp
phát triển, tiên tiến. Trong nền kinh tế các nước này tỉ trọng khu vực dịch vụ
13


trong tổng sản phẩm quốc nội đã vượt xa hơn so với khu vực sản xuất kinh
doanh. Xu thế này gắn liền với những điều kiện của một nền kinh tế phát triển
cao và nhất là do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công
nghệ đang diễn ra như vũ bão.
Xu thế thứ hai là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá diễn ra ở các nước đang phát triển. Trọng tâm của sự chuyển dịch ở đây
chủ yếu là trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, theo hướng tăng sản xuất
công nghiệp so với nông nghiệp. Nhưng sự gia tăng này lại thực hiện trong xu
thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và sự tác động mạnh mẽ của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật vào đời sống kinh tế của các quốc gia. Vì vậy ở
các nước này cùng một lúc xuất hiện khả năng, thực hiện cùng một lúc hai xu

thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một quốc gia.
Việc kết hợp hai quá trình chuyển dịch đã được coi là một thuộc tính của
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
những nước đang phát triển hiện nay trong đó có nước ta. Quy luật có tính phổ
biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới hiện nay là giá trị ngành
dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số
người lao động có việc làm.
Phát triển kinh tế du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế thực chất là trao đổi
dịch vụ lao động giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp. Trong thời đại
của chúng ta việc phát triển kinh tế, du lịch nói chung nhanh hơn việc xuất
khẩu và sản xuất tổng sản phẩm quốc dân còn về giá trị ngành du lịch thế giới
sẽ đứng vị trí thứ ba sau xuất khẩu dầu lửa và xuất khẩu ô tô.
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch phát triển rất nhanh. Theo
số liệu của tổ chức du lịch thế giới, hàng năm có tới 3 tỷ người đi du lịch. Điều
đó đòi hỏi các ngành kinh tế gắn liền với hoạt động du lịch như giao thông vận
tải, công nghiệp, thủ công nghiêp, nông nghiệp, ăn uống khách sạn… phải đáp
ứng nhu cầu khổng lồ của 80 triệu người du lịch bình quân mỗi ngày.

14


Việc tăng dòng người du lịch đòi hỏi không chỉ các ngành kinh tế mà về
phương diện lãnh thổ du lịch cũng có tác động nhất định, đặc biệt đối với
những vùng xa xôi nơi có nền kinh tế chậm phát triển nhưng có nhiều tiềm
năng thu hút khách du lịch. Thực tế cho thấy nhiều vùng đất trước đây được
coi là hoang vu hẻo lánh thì giờ đây trở thành khu du lịch nổi tiếng thu hút
nhiều khách du lịch, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể nhờ có việc làm
thêm tăng thu nhập cho gia đình.
Ở Việt Nam du lịch đã được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, là một
trong những lĩnh vực kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế quốc

dân đã và đang mở ra triển vọng to lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Nguồn thu nhập từ du lịch trong thời gian qua không ngừng tăng từ 250 tỷ năm
1990 lên 400 tỷ năm 1994. Điều này được khẳng định trong nghị quyết 45/CP
“Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp có tác dụng thực hiện
chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế
khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa giữa nước ta và nước
ngoài đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc"[34,tr.5].
Phát triển kinh tế du lịch có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu nhập ngoại tệ cho
địa phương và cho nền kinh tế đất nước. Du lịch là ngành xuất khẩu vô hình, là
ngành xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả kinh tế cao. Phát triển du lịch góp phần
thúc đẩy giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời tạo động lực thúc
đẩy các ngành kinh tế có liên quan cùng phát triển cũng như sự phát triển của
các vùng miền của tổ quốc góp phần đa dạng hoá sản phẩm của đất nước tạo
điều kiện khai thác tốt tiềm năng của đất nước.
Sự phát triển du lịch là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh
tế như giao thông vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghiệp, nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Trong việc thoả mãn nhu cầu vật chất và sinh
hoạt cho con người và cho du khách. Bởi lẽ, cơ cấu kinh tế quốc dân là một thể
thống nhất sự phát triển ngành kinh tế này sẽ là nhân tố thúc đẩy ngành kinh tế
15


khác phát triển. Vai trò của kinh tế du lịch còn được thể hiện ở chõ nó giúp cho
du khách hiểu biết đựơc tiềm năng kinh tế của các nước, của các địa phương từ
đó xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước với
nhau.
Xét trên góc độ chính trị thì sự phát triển kinh tế du lịch sẽ tạo điều kiện
giúp cho du khách ngày càng có sự hiểu biết sâu rộng về đất nước, con người,
truyền thống, lịch sử, văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Từ đó làm tăng

cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc nhằm mục đích vì nền hoà bình
và tiến bộ xã hội. Đối với nước ta phát triển kinh tế du lịch góp phần vào việc
mở rộng và củng cố mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới thực hiện
phương châm mở rộng quan hệ ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước ta.
Hình ảnh nước Việt Nam hoà bình hữu nghị, thân thiện và mến khách là nội
dung thông điệp mà mỗi người khách chuyển tải đến bạn bè thế giới làm tăng
sự hiểu biết của nhân dân thế giới về Việt Nam.
Về mặt văn hoá xã hội, như mọi người dân đều biết mỗi dân tộc trên thế
giới có một nét văn hoá riêng, có phong tục tập quán riêng về ăn, mặc, ở… Đó
là những nét văn hoá được tích tụ từ lâu đời trong lịch sử. Du lịch tạo ra sự trao
đổi, giao lưu giữa các dân tộc, thoả mãn thú khám phá của mỗi du khách và
giúp du khách mở rộng hiểu biết về các nền văn hoá của thế giới. Tại điều 1
của pháp lệnh du lịch khẳng định “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc"[38,tr.5].
Về sinh thái: Vai trò sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc nó tạo
nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có
tác dụng kích thích việc bảo vệ khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên
bao quanh, bởi chính môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các
hoạt động của con người. Việc làm quen với các danh lam thắng cảnh và môi
trường thiên nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ đối với du khách. Nó tạo
điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức tự nhiên, hình thành quan niệm
và thói quen bảo vệ tự nhiên.
16


Chính vì vậy, chỉ thị 46 CT-TW đã chỉ rõ hoạt động du lịch đạt hiệu
quả trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, trật tự an toàn xã hội,
bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá
dân tộc và nhân phẩm của con người Việt Nam, tiếp thu có chon lọc tinh hoa
văn hoá thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của nước ta
việc phát triển kinh tế du lịch có vai trò rất quan trọng nó được thể hiện ở việc
thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở và động lực thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển. Tuy nhiên khi nhìn nhận vấn đề này chúng ta cần đánh giá,
xem xét trên nhiều khía cạnh phương diện khác nhau.
Như chúng ta đều biết rằng du lịch có vai trò “tích cực” và vai trò
“không tích cực”. Nếu việc kinh doanh du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế,
không đúng hướng có thể làm ô nhiễm môi trường kinh tế và môi trường xã
hội do các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài xâm nhập vào. Đây chính là mặt trái
của nền kinh tế mở. Sẽ không có sự phát huy tính mũi nhọn của kinh tế du lịch
và không có sự phát triển du lịch bền vững nếu không có sự quản lý chặt chẽ
của Nhà nước. Chính vì vậy, sự nhận thức về vai trò của kinh tế du lịch trong
nền kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước ta là điều rất quan trọng để từ đó
có biện pháp, tổ chức định hướng, quản lý và phát triển tốt ngành này. Đồng
thời tạo sự mở rộng và khai thác tốt những tiềm năng phát triển ngành du lịch
nước ta để có sự định hướng đúng đắn cho sự phát triển du lịch trong tương lai.
1.2.2. Kinh tế du lịch trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Vào những năm cuối của thế kỷ XX tình hình quan hệ quốc tế có nhiều
thay đổi xu thế chung của khu vực và thế giới là, mở rộng đa dạng hoá, đa
phương hoá quan hệ đối ngoại trong mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu, bức thiết của đất nước
ta. Nhận rõ lợi thế và thách thức để chủ động hội nhập là điều hết sức cần thiết.
17


Có vậy chúng ta mới đẩy nhanh quá trình hội nhập với quy mô rộng hơn, trình
độ cao hơn…
Nếu nói không sai, thì trên thực tế kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế
thế giới từ lâu, nhưng vẫn ở trình độ thấp, sơ khai. Hiện nay, tuy kinh tế Việt

Nam tham gia vào AFTA, ASEAN, nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm vi
hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực lẫn quy mô, khối lượng... Trước yêu cầu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đẩy nhanh
tốc độ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ VIII và IX và X đều khẳng định phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới với quy mô rộng hơn và trình độ cao hơn.
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được
thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử
không công bằng.
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn,
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới mở rộng được thị trường
xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa hội
nhập do đó, không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để các
doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta.
Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của bản thân nền
kinh tế nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắt buộc. Thời cơ đang
đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa chọn ưu việt nào
hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn như thế nào để vẫn hội nhập phát triển
mà vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tự chủ, vẫn hội nhập mà không đánh mất
truyền thống, hội nhập mà an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, hội nhập mà xã
hội lành mạnh và phát triển.
18


Chúng ta có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Nếu biết vận dụng đúng
lợi thế, chúng ta sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt để hội nhập. Chúng ta có thế mạnh
về con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ cần cù.

Đất nước ta nằm ở vị trí chiến lược trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và
khu vực. Nằm ở vùng trung tâm của biển Thái Bình Dương, nơi hội tụ các
luồng vận tải biển quốc tế, nơi giao thoa của các dòng chảy thương mại Âu Á, Mỹ - Á, Đại Dương - Á và Phi - Á. Mặt khác tài nguyên của nước ta rất đa
dạng, phong phú và trữ lương ở dạng tiềm năng lớn. Do vậy xét trên tổng thể,
nếu chúng ta vạch ra được một lộ trình hội nhập hợp lý và tổ chức thực hiện tốt
lộ trình đó, tất yếu những lợi thế trên sẽ được phát huy tối đa giúp ta có thể
vượt qua khó khăn để tạo ra năng lực cạnh tranh trong hoàn cảnh mới, để từ đó
có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.
Nhưng bên cạnh những lợi thế đó, chúng ta có vô vàn khó khăn, yếu
kém cản trở quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn rất thấp, nó còn đang trong
quá trình chuyển đổi, kinh tế thị trường mới còn đang ở giai đoạn phát triển sơ
khai, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của một thị trường chưa phát triển đầy đủ.
Điều đó dẫn đến khả năng kinh doanh và cạnh tranh của các chủng loại hàng
hoá, các chủng loại dịch vụ của từng doanh nghiệp rất yếu kém. Thị trường thế
giới để hàng hoá ta tiêu thụ rất hạn hẹp, có lúc, có chỗ ta vừa chiếm lĩnh được,
ta vừa đặt chân tới thì đã bị thôn tính. Trong bối cảnh quốc tế tự do buôn bán,
tự do đầu tư, chúng ta đang ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hàng
hoá cho nước ngoài.
Bên cạnh những khó khăn trên, còn nhiều khó khăn khác nữa, nhưng
đáng quan tâm hơn cả là những khó khăn về con người, về cơ chế chính sách
và bộ máy. Hiện nay trong xã hội, trong Đảng, trong bộ máy nhà nước vẫn còn
nhiều nhận thức khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là nhận thức về
mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế với bảo đảm độc lập tự chủ và định

19


hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều chính sách, cơ chế và quy định của nước ta
không phù hợp với các quy định của quốc tế, dẫn tới rất nhiều phiền toái trong

giao dịch thương mại, nhiều khi mất thời cơ, mất hàng, mất tiền. Nghị quyết
Trung ương 3 khoá VI ngày 29-06-1992 về chính sách đối ngoại và kinh tế đối
ngoại nêu rõ chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại. Tiếp đó Nghị quyết Đại
hội VIII (06-1996) chỉ rõ "Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố
môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước... đẩy
nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới".[21,tr.25]
Đến nay, chiến lược về hội nhập kinh tế mới đang được hình thành,
ngày 27- 11-2001 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã
ra Nghị quyết số 07 về hội nhập kinh tế. Phải khẳng định đây là một quốc sách
quan trọng của Đảng ta, nhưng trong 5 năm qua trong quá trình hành động cụ
thể, thì bước tiến còn rất chậm chạp. Thành thử trong hàng loạt các vấn đề liên
quan đến quản lý xã hội, quản lý kinh tế cần phải được nhanh chóng giải quyết
để tạo đà cho hội nhập vẫn chưa được đồng bộ tháo gỡ và phát triển. Ví dụ
như: chúng ta chưa xây dựng đủ mạnh một hệ thống tổ chức kinh tế đối ngoại,
chúng ta chưa chuẩn bị được một đội ngũ cán bộ đủ sức đối đầu và cạnh tranh
trên thương trường. Đặc biệt là việc ngăn ngừa, hạn chế những tác động xấu về
văn hoá, lối sống...
Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi nội sinh, bức thiết của đất nước
ta. Đây là một công việc hết sức mới mẻ, khó khăn và không ít thách thức. Xây
dựng một chiến lược hội nhập với những kế hoạch cụ thể với một hệ thống tổ
chức chặt chẽ và hệ thống chính sách thông thoáng cởi mở, một đội ngũ cán bộ
giỏi, thạo việc là những điều kiện cần phải có để chúng ta đủ sức hội nhập.
Hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu để phát triển
du lịch trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, đối với du

20


lịch là một ngành kinh tế đối ngoại thì hoạt động du lịch thực hiện hội nhập

kinh tế quốc tế là một đòi hỏi khách quan.
Phát triển du lịch Việt Nam hiện nay đang được triển khai trong bối
cảnh cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, toàn cầu hoá kinh
tế tác động đến mọi quốc gia tạo cơ hội huy động và tranh thủ nguồn lực bên
để phát triển. Những nguồn lực cần tranh thủ cho phát triển du lịch gồm: vốn
đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý, nguồn khách, đối tác, kênh phân
phối... Mặc dù nguồn lực bên ngoài có vai trò bổ sung quan trọng, song việc
chuyển hoá nguồn lực bên ngoài thành sức mạnh tổng hợp do nội lực quyết
định.
Chủ trương hợp tác về du lịch nước ta về du lịch rất đa dạng, phong phú,
bằng nhiều hình thức và hoạt động khác nhau như tuyên truyền quảng bá du
lịch, phát triển nguồn khách du lịch, tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và
khu vực, phát triển nguồn nhân lực du lịch, trao đổi các chuyên gia, thông tin
kinh nghiệm phát triển du lịch, xây dự các dự án phát triển du lịch...
Du lịch là ngành kinh tế có tính xã hội hoá cao có khả năng thu hút rộng
rãi các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia. Do vậy, trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Du lịch Việt Nam cần tạo môi trường thuận lợi cho
các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển du lịch, trên cơ sở thống nhất
quan điểm của Đảng ta về hội nhập.
Bảo đảm độc lập tự chủ, linh hoạt xử lý tính hai mặt của hội nhập kinh
tế quốc tế, khắc phục tư tưởng trì trệ, thụ động, đồng thời chống tư tưởng giản
đơn, nóng vội.
Tinh thần độc lập tự chủ phải được phát huy trong xây dựng, quyết định
chiến lược, sách lược phát triển du lịch trong quá trình hội nhập, chủ động xây
dựng lộ trình hội nhập, điều chỉnh chính sách, pháp luật theo tiến trình hội
nhập, chủ động tham gia vào các thoả thuận quốc tế về du lịch.

21



Hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch theo lộ trình phù hợp với trình độ
phát triển của ngành và đáp ứng yêu cầu các thể chế kinh tế quốc tế mà Việt
Nam tham gia, tranh thủ tối đa ưu đãi của các thể chế kinh tế quốc tế. Hội nhập
kinh tế quốc tế của du lịch phải đảm bảo du lịch phát triển bền vững và hiệu
quả kinh tế - xã hội trong phát triển du lịch.
Trong quá trình hội nhập chỉ thị 46 của Đảng ta cũng đã chỉ rõ Du lịch
là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hoá cao. Do đó, du lịch có nhiều tác động về nhiều mặt
chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường, an ninh quốc phòng. Vì vậy,
phải đảm bảo phát triển du lịch bền vững, giữ được cảnh quan môi trường, bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng trong
quá trình hội nhập. Yêu cầu và cam kết tự do hoá về dịch vụ du lịch trong các
thể chế thương mại quốc tế thường không đề cập đến những tác động về văn
hoá, xã hội, môi trường, an ninh của du lịch. Do vậy, để đảm bảo phát triển du
lịch bền vững, phải luôn nhận thức đầy đủ tác động nhiều mặt của du lịch trong
đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế về du lịch.
1.3. Những quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng lãnh đạo
phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 1986-1996
1.3.1. Thực trạng của du lịch Việt Nam giai đoạn 1960 – 1986 và
đường lối đổi mới của Đảng.
Nghị định số 26/CP ngày 9/7/1960 của Chính phủ về “Thành lập Công
ty du lịch Việt Nam” là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt
Nam. Lúc đầu chỉ là một công ty với vài ba chi nhánh đặt tại Hải Phòng,
Quảng Ninh, Hoà Bình...
Ngày 27/06/1978 UB thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số
282/NQ-QH khoá VI phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Căn cứ vào nghị quyết trên ngày 23/1/1979. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
22



×