Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Huyện Định Hoá, Tỉnh Thái Nguyên Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.36 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ: T2012 - 53

Tên đề tài:
“ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HOÁ,
TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY”

Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Thị Thúy

Thái Nguyên - 2013

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ SỰ
CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC ......................................................................................... 5

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng cộng sản Việt Nam
về vấn đề dân tộc ............................................................................ 5
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc ............ 5


1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc .... 11
1.2. Quan niệm về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc và sự cần thiết
phải nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta ..... 15
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ............... 16
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ............................................................ 16
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ............. 19
2.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Định Hoá,
tỉnh Thái Nguyên hiện nay ............................................................ 19
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Định Hoá .............. 19
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và dân số của huyện Định Hoá .......... 21
2.1.3. Tình hình dân tộc và văn hóa của các dân tộc huyện Định Hoá 22
2.2. Tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Hoá,
tỉnh Thái Nguyên hiện nay ............................................................ 24
2.2.1. Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân tộc của
huyện Định Hoá ............................................................................ 24
2.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc của
huyện Định Hoá ............................................................................ 33
2.2.3. Những yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc
của huyện Định Hoá ...................................................................... 38

2


Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN TỐT
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH
THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ............................................................. 42

3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện

chính sách dân tộc trong thời kì đổi mới ....................................... 42
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở
huyện Định Hoá ............................................................................ 45
3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho đồng
bào các dân tộc ở huyện Định Hóa ................................................ 45
3.2.2. Nhóm các giải pháp phát triển đời sống văn hoá, tinh thần, nâng
cao dân trí ..................................................................................... 48
3.2.3. Nhóm các giải pháp thực hiện các vấn đề xã hội ...................... 50
3.2.4. Nhóm các giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị ở huyện
Định Hóa ...................................................................................... 52
KẾT LUẬN ................................................................................................ 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 57
PHỤ LỤC ................................................................................................... 59

3


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc để phát triển
kinh tế - xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay
Mã số đề tài: T - 2012 - 53
Chủ đề tài:

ĐT: 0936 102 508

Nguyễn Thị Thúy

Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: Tháng 3/2012 đến tháng 3/2013
Mục tiêu đề tài:

Làm rõ thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện
Định Hóa; từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn huyện Định Hoá.
Nội dung:
- Khái quát cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng ta về
vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, quan niệm về hiệu quả thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
- Nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa
bàn huyện Định Hoá.
- Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn huyện Định Hoá.
Kết quả :
- Sưu tầm đủ tài liệu và thông tin cho đề tài
- Hoàn thành viết đề tài
- Báo cáo đề tài trước hội đồng khoa học Khoa KHCB.

4


summary
Project title: Enhance the effective implementation of national policies for
socio-economic development of Dinh Hoa district, Thai Nguyen province
today.
Code number: T - 2012 - 53
Researcher:

Nguyen Thi Thuy

Tel: 0936102508


Implementing Institution: Thai Nguyen university of agriculture and
forestry.
Duration : 03/2012 to 03/2013
Objectives:
- Clarify the status of the implementation of the national policy on
Dinh Hoa district; then propose solutions to enhance the effective
implementation of the national policy of the Party and State on Dinh Hoa
district.
Contents:
- General theoretical basis of Marxism-Leninism, the Party's policy on
ethnic issues and people, the concept of effective implementation of
national policies of the Party and State.
- To study the current status of the implementation of national
policies on Dinh Hoa district.
- Propose solutions to help improve the efficiency of the
implementation of the national policy of the Party and State in Dinh Hoa
district.
Results:
- Collectibles sufficient documentation and information for topics
- Complete article topics
- Report of the council before the Faculty of Science base.

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, việc giải quyết một cách đúng đắn
các quan hệ dân tộc, hoạch định và thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc là
vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất to lớn của Đảng và Nhà nước trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề dân tộc đang có
những diễn biến phức tạp, vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính đặc thù riêng
của từng quốc gia. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền... luôn là những vấn đề
nhạy cảm mà các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng, chống phá sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm gây mất ổn định cả về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
ta luôn xác định vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, việc hoạch định và thực
hiện chính sách dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta.
Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian
qua đã đưa lại nhiều thành tựu rất quan trọng: kinh tế, văn hóa, xã hội..., khẳng
định tính ưu việt của chế độ mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này cũng
còn bộc lộ những vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và sự mong đợi của
các đồng bào dân tộc trên phạm vi cả nước nói chung và huyện Định Hoá nói
riêng hiện nay.
Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn huyện có
tám dân tộc anh em cùng sinh sống: Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa,
Kinh và Hmông. Định Hoá là huyện ở trung tâm Việt Bắc, có nhiều đường bộ đi
các địa phương có thể lên biên giới phía Bắc, đi Tây Bắc, Đông Bắc tới trung du,
xuống đồng bằng. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, do có vị trí chiến lược
đặc biệt Định Hoá được chọn làm căn cứ địa nơi các cơ quan đầu não kháng

6


chiến, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ở và làm việc. Hơn
60 năm đã trôi qua, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội ở huyện Định Hoá đã đạt được những thành tựu

to lớn và toàn diện, đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có vùng được cải thiện
rõ rệt, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, so với các huyện trong cả nước thì đời sống của nhân dân trong
huyện còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn kém phát triển, trình độ dân trí
thấp... Nói cách khác, hiện nay đang còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: việc
phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ít
người, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng kết cấu hạ tầng. Những hạn chế trên
đây của địa phương có nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta tại Định Hóa. Vì thế, đòi hỏi Đảng, Nhà
nước và các cấp chính quyền địa phương cần đưa ra những chính sách bám sát
cuộc sống của nhân dân trong huyện, đưa ra những chính sách phù hợp với đặc
thù của dân tộc ít người và phải phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân
tộc, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước nhằm góp phần giải quyết tốt hơn những mặt còn hạn chế để nâng cao
không ngừng đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc ở Định Hóa.
Từ những nhận thức trên đây, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách dân tộc để phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc là một trong những
nội dung có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Đây còn là vấn đề thực tiễn lớn đòi hỏi phải giải quyết một cách khoa học,
đúng đắn và thận trọng. Vì thế, trong những năm vừa qua vấn đề dân tộc luôn
được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng, bằng chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Trên tinh thần
đó, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều công trình khoa học, những đề tài, bài báo

7



khoa học tập trung vào vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta như:
- Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội - Khoa Dân tộc, 1995.
- Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội, 1997, PGS.PTS Trần Quang Nhiếp.
- Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, PTS Nguyễn Quốc Phẩm - GS Trịnh
Quốc Tuấn.
- Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta (Tài liệu bồi dưỡng cán
bộ về công tác dân tộc), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Ủy ban dân tộc và
miền núi.
- Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Ủy ban
dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006.
- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi, cải
tiện đời sống nhân dân của Đặng Vũ Liêm trong Tạp chí Quốc phòng toàn
dân, số 2/1999. Về luận văn, luận án có quan hệ đến đề tài luận văn này
Ngoài ra còn có các công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà
quản lý về chính sách dân tộc. Tuy nhiên vẫn chưa có một công trình nào nghiên
cứu trực tiếp về “Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc để phát triển
kinh tế - xã hội huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên hiện nay”
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Làm rõ thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện
Định Hóa; từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn huyện Định Hoá.

8



3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng ta về vấn đề
dân tộc và chính sách dân tộc, quan niệm về hiệu quả thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta.
- Nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn
huyện Định Hoá.
- Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn huyện Định Hoá.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2000 tới nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương Định Hóa - Thái Nguyên
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề dân tộc và quan hệ lợi ích giữa dân tộc và giai cấp .
+ Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, trừu tượng
hoá - khái quát hoá, lôgíc - lịch sử, quy nạp - diễn dịch, kết hợp gắn lý luận với
thực tiễn để làm rõ các luận cứ lý luận, thực tiễn mà luận văn đặt ra.

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH DÂN TỘC

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng cộng sản Việt

Nam về vấn đề dân tộc
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là hình thức cộng
đồng người xuất hiện sau bộ tộc, thay thế bộ tộc.
Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói đến sự ra
đời của các dân tộc khi chưa xuất hiện chủ nghĩa tư bản. Trong “Hệ tư tưởng
Đức” viết vào năm 1845 - 1846 hai ông cho rằng: sự đối lập giữa thành thị và
nông thôn xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại dã man lên thời đại văn
minh, từ tổ chức bộ lạc lên nhà nước, từ tính địa phương lên dân tộc, và cứ tồn tại
mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay. Ph.Ăngghen còn viết: trong
suốt toàn bộ thời kỳ trung cổ xu hướng thành lập những quốc gia dân tộc ngày
một rõ rệt. Ở mỗi quốc gia, dân tộc đó, nhà vua là nhân vật tột đỉnh của toàn bộ
hệ thống thứ bậc phong kiến.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” hai ông chỉ rõ quá trình
xuất hiện dân tộc tư sản gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản,
đó là lúc “những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những
quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau,
thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống
nhất, có một luật pháp thống nhất, có một lợi ích dân tộc thống nhất có tính chất
giai cấp và một thuế quan thống nhất” [14, tr.547]. Như vậy quá trình hình thành
dân tộc tư sản là một quá trình thống nhất lãnh thổ, thống nhất thị trường, đồng
thời cũng là quá trình đồng hóa các bộ tộc khác thành một dân tộc.
C.Mác và Ph.Ăngghen luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc và gắn vấn đề

10


dân tộc với vấn đề giai cấp. Trong đó vấn đề công bằng và bình đẳng giữa các
dân tộc được nêu lên như là một yếu tố tiên quyết khi giải quyết vấn đề dân tộc.
Hai ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng quan hệ dân tộc là quan hệ hết sức phức

tạp, khi xem xét giải quyết nó cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Trong tác
phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” (1848), C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra
rằng: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội
dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình
thức đấu tranh dân tộc” [15, tr.93] và các ông đã đặt ra yêu cầu đối với giai cấp
công nhân mỗi nước: “...giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính
quyền, phải vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc” [15,
tr.105].
Trong việc giải quyết những quan hệ cơ bản của dân tộc hình thành cùng
với sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đề cập đến công bằng bình đẳng giữa các dân tộc, tộc người trong
mối quan hệ với vấn đề giai cấp trong xã hội và hai ông đã nhất trí cho rằng vấn
đề công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc chỉ được thực hiện khi thủ tiêu mọi áp
bức giai cấp. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ “Khi mà sự đối kháng giữa các giai
cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng
đồng thời mất theo” [15, tr.106]. Từ đó, hai ông khẳng định “Hãy xóa bỏ tình
trạng bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xóa
bỏ” [159, tr.106].
Tư tưởng đoàn kết giai cấp công nhân toàn thế giới, đấu tranh chống áp
bức bóc lột, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để từ đó xóa bỏ tình trạng dân
tộc này nô dịch dân tộc khác là nguyên tắc lý luận, đồng thời cũng là nền tảng
của chính sách dân tộc mác xít của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh
chống giai cấp tư sản. Điều đó đã thể hiện thái độ chính trị của những người cộng
sản, thái độ của giai cấp công nhân nói chung trong cuộc đấu tranh giai cấp nhằm
đánh đổ chủ nghĩa tư bản. Quan điểm đó cũng chỉ rõ chiến lược, giải pháp cơ bản
tập hợp lực lượng giai cấp công nhân tất cả các dân tộc vùng lên đấu tranh chống
ách áp bức, nô dịch đang đè lên đầu họ.
11



Những quan điểm về vấn đề dân tộc của C.Mác và Ph.Ănghen đã được
V.I.Lênin kế thừa, bổ sung và phát triển thành những quan điểm chung của chủ
nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong điều kiện đế quốc chủ nghĩa và cách
mạng vô sản. Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ănghen về vấn đề dân tộc, sự
tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới cũng như cách
mạng nước Nga và cả sự phân tích sâu sắc về hai xu hướng khách quan của
phong trào dân tộc trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin đã viết rất nhiều
tác phẩm kinh điển về vấn đề dân tộc như: “Ý kiến phê phán về vấn đề dân tộc”,
“Quyền dân tộc tự quyết”, “Cách mạng xã hội chủ nghĩa và quyền dân tộc tự
quyết”, “Tổng kết cuộc tranh luận về quyền dân tộc tự quyết”,... Đặc biệt tháng
7/1920, V.I.Lênin viết sơ thảo lần thứ nhất “Những luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa” tác phẩm đã trở thành những chính sách của Quốc tế cộng sản về
vấn đề dân tộc - thuộc địa. “Cương lĩnh dân tộc” của Đảng Cộng sản với ba nội
dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, liên
hiệp công nhân các dân tộc lại.
+ Các dân tộc có quyền bình đẳng
Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay
thiểu số, trình độ kinh tế, văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu
da… Quyền bình đảng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây cũng là cơ sở pháp lý chung giải
quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới, trong các khu vực hay trong một quốc
gia.
V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liền chặt
chẽ với việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số… bất cứ một thứ đặc
quyền nào dành cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của
một dân tộc thiểu số đều bị bác bỏ” [12, tr.179].
Trong những quốc gia đa dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được
thể hiện trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, được pháp
luật bảo vệ và được thể hiện sinh động trong thực tế. Phấn đấu để xóa đi khoảng


12


cách, sự chênh lệch về kinh tế, trình độ phát triển giữa các dân tộc trong quốc gia
có ý nghĩa rất quan trọng.
+ Các dân tộc có quyền tự quyết
Theo V.I.Lênin, quyền tự quyết là quyền tự chủ của mỗi dân tộc đối với
vận mệnh của dân tộc mình.
Quyền tự quyết bao gồm: tự quyết định về chính trị - xã hội và con đường
phát triển của dân tộc mình. Quyền tự quyết cũng được thể hiện ở quyền tự do
phân lập thành quốc gia độc lập hay quyền tự nguyện liên hiệp lại của các dân tộc
trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân
các dân tộc vì mục tiêu phát triển hòa bình, phồn vinh và hữu nghị.
Phân tích ý nghĩa về quyền tự quyết và quan hệ của nó với chế độ liên
bang, V.I.Lênin cho rằng: “Quyền dân tộc tự quyết hoàn toàn chỉ có nghĩa là các
dân tộc có quyền độc lập chính trị, có quyền tự do phân lập, về mặt chính trị, khỏi
dân tộc áp bức họ. Nói một cách cụ thể, yêu sách đòi dân chủ chính trị có nghĩa là
hoàn toàn tự do tuyên truyền cho việc phân lập và có nghĩa là giải quyết vấn đề
phân lập bằng con đường trưng cầu dân ý trong dân tộc muốn phân lập. Như vậy
là yêu sách đó hoàn toàn không đồng nghĩa với yêu sách đòi phân lập, phân tán,
thành lập những quốc gia nhỏ. Nó chỉ là biểu hiện triệt để của cuộc đấu tranh
chống mọi áp bức dân tộc” [135, tr.327].
Quyền tự quyết trong Cương lĩnh dân tộc củaV.I. Lênin có ý nghĩa sâu sắc.
Đây là quyền cơ bản của dân tộc. Nó là cơ sở để xoá bỏ sự hiềm khích, thù hằn
giữa các dân tộc; đảm bảo sự tồn tại, phát triển độc lập cho các dân tộc; phát huy
tiềm năng của các dân tộc vào sự phát triển chung của nhân loại.
+ Liên hiệp công nhân các dân tộc lại
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng: quyền bình đẳng và quyền tự quyết
dân tộc không phải tự nhiên có được và đương nhiên thực hiện, ngược lại, chúng
là kết quả của cuộc đấu tranh chống mọi thế lực xâm lược, áp bức dân tộc và gây

nên sự đồng hóa cưỡng bức đối với nhiều dân tộc. Đồng thời, bình đẳng và tự
quyết dân tộc cũng tùy thuộc vào sự đoàn kết, thống nhất giai cấp công nhân các

13


dân tộc trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Chỉ có đứng vững trên
lập trường giai cấp công nhân mới thực hiện được quyền bình đẳng và tự quyết
đúng đắn, khắc phục được thái độ kỳ thị và thù hằn dân tộc. Cũng từ đó mới đoàn
kết được nhân dân lao động các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội.
Chính vì vậy, nội dung đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc được nêu
trong Cương lĩnh không chỉ là lời kêu gọi mà còn là biện pháp hữu hiệu đảm bảo
việc thực hiện quyền bình đẳng và tự quyết dân tộc.
Với bản chất quốc tế và những ưu điểm vốn có, giai cấp công nhân các dân
tộc vừa đại diện cho lợi ích, nguyện vọng của giai cấp công nhân vừa đại diện
cho lợi ích nhân dân lao động và lợi ích dân tộc. Đoàn kết giai cấp công nhân các
dân tộc cũng chính là sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với
tinh thần quốc tế cao cả của giai cấp công nhân các nước.
Những người cộng sản lấy đoàn kết công nhân tất cả các dân tộc làm mục
tiêu phấn đấu và tổ chức lực lượng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc.
Những quan điểm về vấn đề dân tộc và giải quyết các quan hệ dân tộc
được V.I.Lênin khái quát thành Cương lĩnh chung cho các Đảng mác xít, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn trên phạm vi toàn thế giới, trong từng quốc gia cũng
như từng dân tộc.
Năm 1913, định nghĩa dân tộc của Xtalin ra đời. Trong tác phẩm “Chủ
nghĩa Mác và vấn đề dân tộc”, Xtalin viết, “dân tộc là một cộng đồng ổn định,
được hình thành trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ,
sinh hoạt kinh tế và tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa” [19, tr.357].

Định nghĩa dân tộc của Xtalin đã đưa ra được các tiêu chí để nhận biết, đã nhấn
mạnh rằng, nói đến dân tộc là nói đến những cộng đồng người thống nhất, ổn
định, bền vững so với cộng đồng bộ tộc. Nếu so sánh với những quan niệm trước
đó, định nghĩa dân tộc của Xtalin đã có nhiều nét mới tiến bộ. Tuy nhiên, từ thập
kỷ 70 của thế kỷ XX trở lại đây, định nghĩa trên về dân tộc của Xtalin đã trở nên

14


lỗi thời và ảnh hưởng của nó cũng giảm dần trong giới khoa học do có những hạn
chế trong thực tiễn giải quyết vấn đề dân tộc.
Từ yêu cầu trên, nhiều khái niệm mới về dân tộc đã xuất hiện. Tựu chung
lại trong hệ thống những khái niệm đó, chúng ta có thể thấy, dân tộc được hiểu
theo hai nghĩa cơ bản đó là quốc gia - dân tộc và tộc người. Điều này đã phản ánh
đúng thực trạng trên thế giới hiện nay đang tồn tại hai cộng đồng: cộng đồng
quốc gia dân tộc và cộng đồng tộc người.
Từ điển Bách khoa Việt Nam do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn đã
định nghĩa: “Dân tộc. 1. Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng
chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất
định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc, sau này của nhiều
cộng đồng mang tính tộc người (ethnie) của bộ phận tộc người. Tính chất của dân
tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau. Bước vào giai đoạn
phát triển công nghiệp, rõ rệt nhất là ở các nước phương Tây, do yêu cầu xóa bỏ
tính cát cứ của các lãnh địa trong một dân tộc, nhằm tạo ra một thị trường chung,
nên cộng đồng dân tộc được kết cấu chặt chẽ hơn. Kết cấu của cộng đồng dân tộc
rất đa dạng, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong khu vực và
bản thân.
Một cộng đồng dân tộc thường bao gồm nhiều cộng đồng người, với nhiều
ngôn ngữ, yếu tố văn hóa thậm chí nhiều chủng tộc khác nhau. Ngày nay, do
không gian xã hội được mở rộng mang tính toàn cầu, do phương tiện đi lại, mỗi

cộng đồng dân tộc ngày lại có thêm nhiều bộ phận của các cộng đồng dân tộc
người tham gia, nên tình trạng dân tộc đa dân tộc là phổ biến. 2. Dân tộc (ethnie)
còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người, ví dụ dân tộc Tày, dân tộc
Bana… Cộng đồng có thể là một bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc
(nation) sinh sống ở nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau được liên kết với nhau
bằng những đặc điểm về ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giác tộc người”
[11, tr.655].
Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Dân tộc. 1. Cộng đồng người ổn định

15


hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời
sống kinh tế và tâm lý: đoàn kết dân tộc. 2. Dân tộc thiểu số, nói tắt: ưu tiên học
sinh dân tộc, cán bộ dân tộc. 3. Cộng đồng người ổn định hình thành nhân dân
một nước, một quốc gia gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền
lợi: dân tộc Việt Nam” [22, tr.520].
Như vậy, hai khái niệm hiện nay đã trở nên quen thuộc đó là khái niệm dân
tộc (nation) và tộc người (ethnie).
1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc
1.1.2.1. Quan điểm về chính sách dân tộc
Hiện nay, ở nước ta trong các văn bản, trên các phương tiện thông tin đại
chúng thường gặp các thuật ngữ, thường được hiểu cùng một nghĩa gần tương
đương nhau: “Chính sách dân tộc”, “Chính sách dân tộc và miền núi”.
Thuật ngữ “chính sách dân tộc” cần được phân biệt với “chính sách dân tộc
và miền núi” của Đảng, để từ đó xác định đúng vai trò, vị trí, nội dung, tổ chức
bộ máy, phương hướng hoạt động và phương pháp công tác trong tổ chức thực
hiện.
Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa dân
tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp cầm quyền. Chính sách dân tộc

của Đảng cộng sản là một hệ thống chủ trương, giải pháp lớn, nhằm thực hiện
quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, trong đó có sự
quan tâm đến các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo phát huy sức mạnh của cả
dân tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích
giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau cùng
phát triển.
Chính sách dân tộc và miền núi thể hiện sự quan tâm đến đặc điểm vùng
cư trú là miền núi (ở nước ta còn được bổ sung thêm: vùng sâu, vùng xa, vùng
cao), có nhiều khó khăn về giao thông, điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá do
địa hình phức tạp và địa bàn cư trú xa nhau, cắt khúc… Thông thường, đồng bào

16


các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở vùng núi, nên việc thực hiện chính sách dân
tộc và miền núi thể hiện sự quan tâm lớn đến các đồng bào các dân tộc ít người.
Do quá trình phát triển lâu dài, cư dân sống ở miền núi hiện nay là một tập
hợp nhiều dân tộc, cả dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. ở các vùng sâu, vùng xa,
đại đa số là người dân tộc. Các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, bản sắc văn hoá.
Chính sách dân tộc và miền núi thể hiện sự ưu tiên với điều kiện khó khăn của
đồng bào dân tộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nhưng chưa thể hiện rõ sự khác
nhau này đối với các dân tộc và quan hệ dân tộc. Do chính sách dân tộc và miền
núi chỉ quan tâm đến điều kiện cụ thể của dân cư sống ở miền núi, cho nên nó
không đồng nhất với chính sách dân tộc quan tâm đến điều kiện đặc thù của của
các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên chính sách dân tộc và miền núi có liên quan nhiều
đến các dân tộc và quan hệ dân tộc. Chính vì vậy, thực hiện chính sách dân tộc và
miền núi cũng là một nội dung quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta. Đồng nhất chính sách dân tộc với chính sách dân tộc và
miền núi sẽ không quán triệt đầy đủ tích chất, đặc điểm, tầm quan trọng của lĩnh

vực công tác này, hạn chế, thậm chí mắc sai lầm trong thực tiễn công tác.
Chính sách dân tộc có đối tượng tác động, nội dung, nhiệm vụ rất rộng lớn
và có quan hệ mật thiết với rất nhiều chính sách khác, lĩnh vực khác. Vì vậy trong
nhận thức không thể tách biệt, cô lập tuyệt đối thành một chính sách riêng rẽ. Trên
thực tế, các nội dung chung của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, chính sách dân tộc
gắn bó hữu cơ với các chính sách kinh tế, văn hóa và chính sách xã hội, chịu sự tác
động của các chính sách chung, đồng thời nó luôn luôn tác động trở lại đối với các
chính sách đó. Từ đó việc phân định "chính sách dân tộc" theo tên gọi chính sách,
chủ yếu căn cứ vào đối tượng tác động trực tiếp là các dân tộc và quan hệ dân tộc.
Hàng loạt các chính sách cụ thể như: chính sách định canh định cư, chính sách
phát triển kinh tế miền núi, chính sách ngôn ngữ - dân tộc... đều phản ánh nội dung
của chính sách dân tộc.
1.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc

17


Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là sự vận dụng đúng đắn học
thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể các dân tộc ở
nước ta. Có thể nêu một số quan điểm cơ bản của Đảng ta về chính sách dân tộc
như sau:
- Một là: thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng phát
triển.
Trong quá trình cách mạng, sự bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện
bằng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm giáo dục,
thức tỉnh đồng bào các dân tộc về lòng yêu nước, tổ chức đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng quê hương đất nước.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cách mạng là giành độc lập dân tộc.
Nhưng nếu độc lập dân tộc rồi dân cứ đói, rét, chỉ một số người được hạnh phúc,
đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vẫn cứ nghèo khổ, bệnh tật, thì

độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Do vậy các dân tộc miền núi, cũng như các dân tộc
miền xuôi phải giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
"Đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xuôi. Và đồng bào
miền xuôi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền núi" [17, tr.135].
Người yêu cầu Đảng và Chính phủ phải có chính sách, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội để phát triển toàn diện miền núi tiến kịp miền xuôi, để đồng bào
cả nước ai cũng có cơm ăn, ai cũng được học hành, ai cũng được làm chủ đất
nước.
Tiếp thu tinh thần đó của Người, trong Văn kiện cực kỳ quan trọng của
Đảng ta là Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số của Đảng (3-1952), trong đó
khẳng định: Từ khi Đảng ta thành lập (1930) đến nay, tuy chưa có chính sách cụ
thể đối với dân tộc thiểu số, nhưng Cương lĩnh chung của Đảng đã chỉ rõ: Đoàn
kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng tương trợ để tranh thủ độc lập, tự do và
hạnh phúc chung. Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: Vấn đề dân tộc và
đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng.

18


Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau
cùng phát triển.
- Hai là: Thực hiện sự phát triển toàn diện miền núi.
Để thực hiện mục tiêu đưa các dân tộc cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta chủ trương tập trung phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ. Với chiến lược phát
triển toàn diện miền núi, Đảng ta coi trọng phát triển kinh tế, coi phát triển kinh
tế là nền tảng và nâng cao trình độ dân trí, thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát
huy bản sắc dân tộc trong đó nâng cao dân trí là khâu đột phá.
Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định: Xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời

sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm
giàu và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện
công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm
vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến.
- Ba là: phát triển kinh tế - xã hội miền núi là bộ phận hữu cơ của chiến
lược phát triển kinh tế quốc dân.
Các khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc đều có bước phát triển
cùng với sự phát triển chung của cả nước. Nhưng, khu vực có điều kiện thuận lợi
sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn và sẽ hỗ trợ các khu vực khác cùng phát triển.
Phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, trước hết là sự nghiệp của đồng bào dân
tộc miền núi và của đồng bào miền xuôi định cư ở miền núi, đồng thời cũng là sự
nghiệp chung của cả nước. Cần phải thực hiện điều chỉnh quan hệ sản xuất ở
miền núi cho phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất trong đó, lấy
hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn hàng đầu. Phấn đấu giảm bớt khoảng
cách giữa các vùng về mặt tiến bộ xã hội.
Tinh thần này được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ XI: “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù
hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng,
tạo sự liên kết giữa các vùng. Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm,

19


tạo động lực và tác động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện phát
triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới,
hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía Tây các tỉnh miền Trung” [8,
tr.119].
- Bốn là: Tôn trọng truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng
của các dân tộc, chống mọi hình thức lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc.

Chính sách văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo cho các dân
tộc có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình, có quyền hưởng thụ không chỉ
những giá trị văn hóa của tộc người mình mà còn được hưởng những giá trị của
nền văn hóa chung của các dân tộc khác, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn
hóa của nhân loại và thời đại; không ngừng nâng cao dân trí cho đồng bào các
dân tộc để đủ khả năng hưởng thụ và góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Năm là: Chính sách dân tộc phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng,
phát triển và chăm sóc đội ngũ cán bộ, con em của đồng bào dân tộc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ là gốc của mọi công việc... công việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Người đòi hỏi công tác cán
bộ: "Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Cố nhiên cán
bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương, nhưng phải làm sao cho
cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc ở địa phương, chứ
không phải là bao biện làm thay" [16, tr.418].
Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định: Tích
cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc
thiểu số, động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong
dân tộc và ở địa phương. Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc
lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân
tộc.
1.2. Quan niệm về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc và sự cần
thiết phải nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta

20


1.2.1. Quan niệm về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc
Trong quyển Đại từ điển tiếng Việt có khái niệm về hiệu quả đó là "Kết
quả đích thực; Hiệu quả kinh tế. Lao động có hiệu quả cao" [5, tr.806]. Chính

sách: "Là chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một Chính phủ trong
các lĩnh vực chính trị - xã hội; chính sách đối ngoại của nhà nước. Chính sách
dân tộc" [4, tr.368].
Theo nhận thức của tác giả về hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc, chính
là kết quả cần phải đạt được như yêu cầu của việc thực hiện sách lược và kế hoạch
cụ thể của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề dân tộc mang lại. Nói cách khác,
hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng là khái niệm được dùng để chỉ
toàn bộ những mục tiêu kết quả đạt được của quá trình tổ chức thực hiện chính
sách dân tộc, được thể hiện thông qua các tiêu chí phản ánh, mức độ cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần, trình độ phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, mức độ giải
quyết các vấn đề xã hội; tóm lại là sự phát triển trên mọi mặt của xã hội cho đồng
bào các dân tộc đặc biệt là dân tộc ít người.
Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng phải được thể hiện qua
các tiêu chí:
Mức độ cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc.
Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc phải được thể hiện thông qua mức
độ nâng cao trình độ dân trí.
Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc phải được thể hiện thông qua việc
giải quyết các vấn đề xã hội: việc làm, chăm sóc sức khoẻ, môi trường…
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước
Thắng lợi của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra động lực to lớn thúc
đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có vùng dân tộc ít người.
Kinh tế - xã hội phát triển thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc
ít người với dân tộc Kinh và giữa các dân tộc ít người với nhau góp phần củng cố
mối quan hệ giữa các dân tộc. Những chính sách đúng đắn của Đảng nhằm đảm

21



bảo bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc đã thúc đẩy mối quan hệ
bền chặt giữa các dân tộc.
Nhận thức đúng chính sách dân tộc, và thực hiện chính sách dân tộc một
cách có hiệu quả là một vấn đề quan trọng, trong khi công tác dân tộc của chúng
ta chưa kịp đổi mới, còn mang nặng tính chất hành chính, quan liêu, từ trên dội
xuống, ít hiệu quả. Nội dung công tác dân tộc còn cũ. Ta chưa chú ý nghiên cứu
thực trạng vùng dân tộc và từng dân tộc, không nắm bắt đúng những vấn đề mới
nảy sinh ở mỗi nơi để có chủ trương, biện pháp giải quyết thích hợp và kịp thời.
Tình trạng "thả nổi" đối với nhiều vùng trên đã dẫn tới làm nảy sinh những
tư tưởng, tình cảm phức tạp.
Hiện nay, trình độ và năng lực của đội ngũ làm công tác dân tộc ở hầu hết
các địa phương còn nhiều bất cập, việc nhận thức hiệu quả thực hiện chính sách
dân tộc còn nhiều hạn chế, cho nên trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc
không chú ý đến hiệu quả, chỉ chạy theo hình thức, theo thành tích, theo số lượng
công việc dẫn đến trì trệ trong công việc cho nên đã tạo điều kiện cho nạn quan
liêu, tham nhũng có chiều hướng gia tăng.
Đến nay, đời sống nhân dân các dân tộc còn khó khăn, thiếu thốn, khoảng
cách chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi, giữa vùng cao và vùng thấp vẫn rất
xa. Đất rừng bị tàn phá nghiêm trọng, do đó nhiều thế mạnh của miền núi đang
chuyển thành thế yếu và sẽ gây nhiều hậu quả xấu đối với sản xuất và đời sống
của nhân dân.
Bác Hồ đã từng nhấn mạnh: Miền núi nước ta chiếm vị trí quan trọng đối
với quốc phòng, đối với kinh tế. Vì vậy Trung ương Đảng và Chính phủ, mà trực
tiếp là các cấp uỷ Đảng, các uỷ ban địa phương phải làm sao nâng cao đời sống
vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, xuất phát từ thực tiễn của tình hình các
vùng dân tộc nước ta, vận dụng sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn
đề dân tộc trong điều kiện hiện nay, công cuộc đổi mới đặt ra cho chúng ta nhiệm
vụ nặng nề là làm sao bảo đảm chính sách dân tộc của Đảng thực sự có tác dụng


22


thiết thực, sống động, khắc phục những trì trệ trước đây, góp phần vào quá trình
phát triển đời sống kinh tế, văn hóa ở các vùng dân tộc một cách tích cực, trực
tiếp để từng bước nâng cao đời sống nhân dân, làm cho miền núi tiến kịp miền
xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, nhân dân các dân tộc ít người tiến kịp nhân
dân các dân tộc đông người, xây dựng và phát triển quan hệ dân tộc trên nguyên
tắc đoàn kết, bình đẳng, hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, cùng đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng được toàn thể nhân dân các dân
tộc trên đất nước ta ủng hộ và hăng hái thực hiện là "dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh" [8, tr.70], chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta được thực hiện có hiệu quả sẽ tác động trực tiếp vào đồng bào các dân
tộc thiểu số.
Để đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, đòi hỏi
cần phải đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả của những chính sách nhằm ổn định chính trị và phát triển toàn diện, bền
vững vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người Việt Nam.

23


Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

2.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Định
Hoá, tỉnh Thái Nguyên hiện nay
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Định Hoá

Huyện Định Hoá là một huyện miền núi ở phía Tây - Tây Bắc của tỉnh
Thái Nguyên, được giới hạn ở toạ độ địa lí từ 105,29 đến 103,43 độ kinh đông;
21,45 đến 22,30 độ vĩ bắc, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50km theo
quốc lộ 3 (Phụ lục 1).
* Vị trí địa lí
Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam giáp hai huyện
Đại Từ và Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Bạch Thông
(tỉnh Bắc Kạn), phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên
Quang).
Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính gồm 23 xã (Linh Thông, Lam Vĩ,
Quy Kỳ, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Thịnh, Bảo Linh, Trung Lương, Trung Hội,
Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Sơn Phú, Điềm Mặc, Bình Thành, Phú Đình, Định Biên,
Phượng Tiến, Phúc Chu, Linh Thông, Đồng Thịnh, Tân Dương, Bảo Cường,
Bình Yên) và một thị trấn là Chợ Chu.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Định Hoá là 322,72 km2 chiếm 14,76%
diện tích đất tự nhiên Thái Nguyên và xếp thứ ba toàn tỉnh.
* Địa hình
Địa hình huyện Định Hoá chia làm hai vùng: Vùng núi cao bao gồm địa
bàn các xã ở phía bắc huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim
Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu, Bảo Linh). Trong vùng này có các dãy núi chạy từ
Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc lớn. Trong đó, có dãy núi đá vôi thuộc
phần cuối của cánh cung Sông Gâm kéo dài từ phía Bắc qua trung tâm huyện tạo

24


nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã Trung Hội.
Dãy núi đá vôi này có độ cao từ 200 đến 400m, địa bàn này có nhiều rừng già,
suối nhỏ, đất canh tác ít, cư dân thưa thớt. Tiếp theo là vùng núi thấp gồm địa bàn
thị trấn Chợ Chu và các xã Bảo Cường, Trung Hội, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu.

Vùng núi này có độ cao trung bình từ 50 đến 200m, độ dốc nhỏ, nhiều rừng già
và những cánh đồng màu mỡ.
Trên địa bàn huyện tuy có nhiều sông suối nhưng đều là sông suối nhỏ. Ba
hệ thống sông lớn trên địa bàn là sông Chợ Chu, sông Cầu, sông Công. Sông Chợ
Chu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ các xã phía tây và phía bắc
huyện Định Hoá. Đoạn sông chảy qua địa bàn xã Tân Dương có chiều rộng lớn
nhất. Từ xã Tân Dương sông Chợ Chu chảy qua địa bàn xã Yên Ninh (Huyện
Phú Lương) hợp lưu với sông Cầu tại huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn). Sông Công
bắt nguồn từ xã Thanh Định chảy qua các xã Bình Yên hợp lưu với sông Cầu tại
xã Thuận Thành.
* Khí hậu
Huyện Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng
của khí hậu vùng cao. Một năm chia thành 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 4
đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ bình quân năm 22,50C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng
1) là 14,60C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7) là 42,60C. Biên độ nhiệt trung bình
giữa các tháng là 7,60C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8 đến 100C.
Số giờ nắng trung bình năm 1.560 giờ/năm, năm cao nhất là 1750 giờ, năm
thấp nhất 1.470 giờ.
Lượng mưa trung bình năm 1.750mm, năm cao nhất với 2.450mm, năm
thấp nhất 1.250.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến
thiên từ 75 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5.
Mùa khô mặc dù ít mưa nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí cao.

25


×