Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH SINH THÁI ở TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.27 KB, 91 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở
TỈNH NINH BÌNH 11
1.1 Một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế du
lịch sinh thái 11
1.2 Thực trạng phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh
Ninh Bình 26
Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở
TỈNH NINH BÌNH 52
2.1 Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế du lịch sinh
thái ở Ninh Bình 52
2.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế du lịch sinh
thái ở Ninh Bình trong thời gian tới 58
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 86
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn cầu và đã trở thành một
trong những hoạt động kinh tế hàng đầu thế giới. Hội đồng Lữ hành và Du
lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công bố du
lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô
tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống
kinh tế của các nước đang phát triển. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch
còn mới mẻ, tuy nhiên kết quả hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái cho
thấy nó đã đem lại lợi ích và hiệu quả kinh tế xã hội to lớn, góp phần bảo


tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời
sống cộng đồng dân cư. Do đó kinh tế du lịch sinh thái được các nước rất
chú trong đầu tư và phát triển.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch cùng với các
ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch đã và đang được đầu tư phát triển, và nhu
cầu phát triển kinh tế du lịch càng trở nên cấp thiết. Đảng và Nhà nước ta rất
coi trọng lĩnh vực kinh tế này trong đường lối và chính sách phát triển nền
kinh tế. Để tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên
cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa,
lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc
tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” [4, tr.178]. Do vậy, kinh
tế du lịch được các cấp, các ngành các địa phương khai thác ở các mức độ
khác nhau và mang lại sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương
và từng địa bàn trên cả nước.
Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng cách Thủ đô
Hà Nội không xa, là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch có giá trị
3
như: rừng Cúc Phương, khu hang động Tràng An… đã đạt đến mức độc đáo
và quý hiếm, đó là những lợi thế to lớn để phát triển kinh tế du lịch sinh thái.
Trong những năm qua nhất là từ năm 2005 đến nay, kinh tế du lịch sinh thái
Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, mang lại những nguồn lợi kinh tế to
lớn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân
dân…Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế
mạnh của nó, các nguồn lực của kinh tế du lịch sinh thái chưa được khai thác
một cách khoa học, tốc độ phát triển còn chậm, chưa có sản phẩm du lịch
sinh thái đặc trưng… Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những phân tích,
đánh giá về tiềm năng và thực trạng của kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh
Bình để từ đó đề ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu

quả trong thời gian tới góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Với lý do đó tác giả chọn vấn đề “Phát triển kinh tế du
lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về du lịch sinh thái và
kinh tế du lịch sinh thái dưới các khía cạnh và phạm vi khác nhau, trong đó
đáng chú ý là một số công trình tiêu biểu như:
“Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”, đề tài khoa
học cấp Bộ 1996 do TS Phạm Trung Lương làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã
nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái, chỉ ra những yêu cầu cơ
bản đối với phát triển du lịch sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường; đánh
giá tiềm năng và phân tích một số yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh
thái; đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Mạnh, Lê Trung Kiên: “Đặc điểm của du lịch sinh thái và
khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các vườn quốc gia và khu bảo
4
tồn thiên nhiên của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 95/2005. Bài
viết đã luận giải đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái,
nghiên cứu sự cần thiết và khả năng kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại
các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam.
Nguyễn Đình Hòa: “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát
triển ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số1/2006 . Bài viết giới thiệu
về những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái; phân tích các khía cạnh của
du lịch sinh thái và đánh giá thực trạng phát triển loại hình du lịch này hiện nay
ở nước ta; trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoạch định
chính sách, quản lý kinh doanh du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Lê Huy Bá (2006): “Du lịch sinh thái”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đề cập đến lý luận du lịch sinh thái, vai
trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, luận giải các

nhân tố ảnh hưởng và điều kiện để phát triển du lịch sinh thái.
“Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam”, đề tài
khoa học cấp Bộ 2007 do TS Đỗ Thị Thanh Hoa làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài
đã nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, khu du lịch và khu
du lịch sinh thái; đề cập đến kinh nghiệm và mô hình xây dựng, phát triển khu
du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới; phân tích tổng quan, thực trạng
hoạt động du lịch sinh thái và các khu du lịch sinh thái hiện nay ở Việt Nam;
đề xuất các tiêu chí khu du lịch sinh thái làm cơ sở cho đầu tư, phát triển các
khu du lịch sinh thái theo định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Trần Đức Thanh (2004): “Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội”, luận
văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Thị Thùy Linh (2007):
“Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cát Bà”.
luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Tấn Trung (2011):
“Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai”, luận văn
5
thạc sĩ du lịch, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận văn của các tác
giả đã nghiên cứu du lịch sinh thái dưới góc độ chuyên ngành du lịch học
và khẳng định vai trò quan trọng của phát triển du lịch sinh thái đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đánh giá tiềm năng, thực trạng,
chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái
ở các địa phương đó.
Nguyễn Thị Hải (2007): “Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát
triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh
Lào Cai”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Thị Ngoan
(2009) “Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng
Ninh”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn của các
tác giả đã đề cập lý luận chung về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng địa
phương; đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch sinh thái và mối
quan hệ giữa du lịch sinh thái với cộng đồng địa phương; đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở khu vực nhằm hài

hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội địa phương với công tác bảo tồn và phát
triển du lịch bền vững.
Trần Thị Kim Bảo (2009): “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh
thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia
Hà Nội; Đàm Thu Huyền (2009): “Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại
một số đảo Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn. Luận văn của các tác giả đã tập trung nghiên cứu các điều kiện
phát triển du lịch sinh thái dải ven biển và trên một số đảo từ đó đánh giá hiện
trạng phát triển khách du lịch, cơ sở vật chất, hệ thống quản lý và lao động
trong ngành du lịch; xác lập cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du
lịch sinh thái dải ven biển và trên lãnh thổ biển đảo; nghiên cứu đề xuất và
6
đưa ra kiến nghị cho việc phát triển du lịch sinh thái dải ven biển và trên một
số biển đảo theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Nguyễn Hữu Vinh: “Những vấn đề về kinh tế du lịch sinh thái ở Thành
phố Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2012”, chuyên đề kinh tế du lịch. Tác giả đã
phân tích thực trạng du lịch sinh thái Thành phố Cần Thơ; đề ra giải pháp
phát triển nhằm nâng cao hình ảnh du lịch sinh thái, loại hình du lịch đặc
trưng của khu vực sông nước Cửu Long, nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình
này, thúc đẩy kinh tế du lịch của Thành phố phát triển bền vững.
Phạm Lê Hồng Nhung (2012): “Phân khúc thị trường du lịch sinh thái
tại Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 21.
Tác giả đã nghiên cứu tiến hành phân khúc thị trường du lịch sinh thái; đề
xuất giải pháp thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách trong từng phân khúc;
xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả, mang tính đặc trưng
cho du lịch sinh thái thái Thành phố Cần Thơ.
Cùng với xu hướng phát triển kinh tế du lịch sinh thái của cả nước, ở
phạm vi tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng đã có một số công trình nghiên cứu về
phát triển du lịch sinh thái và kinh tế du lịch sinh thái tiêu biểu như:
Nguyễn Văn Mạnh (2005, chủ nhiệm đề tài): “Phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái tại Ninh Bình”, đề tài khoa học cấp Bộ (B2005.38.107).
Tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch sinh thái, phân
tích các tiềm năng phát triển và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch
sinh thái của tỉnh, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế cần khắc phục, phân tích định hướng và xây dựng các nguyên tắc phát
triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình, đề xuất các nhóm giải pháp và kiến
nghị với các đối tượng có liên quan nhằm phát triển sản phẩm du lịch
sinh thái ở Ninh Bình.
7
Tạ Minh Phương (2006): “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã tập trung phân tích và đánh giá thực
trạng du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đề xuất phương hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình trong thời
gian tới. Tuy nhiên luận văn trên tiếp cận vấn đề du lịch sinh thái Ninh Bình
theo quan điểm kinh tế học phát triển, chưa đi sâu nghiên cứu luận giải dưới
góc độ kinh tế chính trị.
Đinh Chúc: “Du lịch sinh thái ở Ninh Bình”, Tạp chí Nông thôn mới, số
230/2008. Tác giả đã giới thiệu và trao đổi một số giải pháp nhằm phát huy,
khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái ở Ninh Bình.
Vũ Tuấn Cảnh (1997): “Nghiên cứu hiện trạng môi trường phục vụ phát
triển du lịch khu vực Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động”, đề tài khoa học cấp Bộ.
Đề tài đã nghiên cứu tác động của môi trường đến hoạt động du lịch đứng từ
góc độ đảm bảo phát triển du lịch bền vững, đánh giá hiện trạng các thành
phần môi trường chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở hai khu du
lịch Hoa Lư và Tam Cốc - Bích Động; đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm
cải thiện tình trạng môi trường và hạn chế những tác động tiêu cực của những
vấn đề môi trường đến hoạt động phát triển du lịch ở hai khu du lịch nêu trên.
Trần Đức Thắng (2008): “Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn Quốc gia Cúc

phương”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đề
cập đến những vấn đề chất lượng cuộc sống; đánh giá hiện trạng chất lượng
cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương và đề
xuất một số giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương.
Së Văn hóa, Thể thao và Du lÞch Ninh B×nh (2010): "Dự án phát triển
loại hình du lịch home stay tại khu du lịch sinh thái Vân Long, huyện Gia
8
Viễn". Dự án đã nghiên cứu nguồn tài nguyên du lịch; đánh giá thực trạng
quản lý, khai thác tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó đưa ra định hướng và đề
xuất giải pháp kinh doanh phát triển du lịch homestay tại khu du lịch sinh
thái Vân Long.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác
nhau của du lịch sinh thái và kinh tế du lịch sinh thái song chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống, dưới góc độ kinh tế chính trị về phát triển
kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi của luận văn
* Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế du
lịch sinh thái đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh
Bình trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ
Làm rõ quan niệm về du lịch sinh thái, kinh tế du lịch sinh thái, phát triển
kinh tế du lịch sinh thái và các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch sinh thái.
Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình
trong thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra cần giải quyết
trong phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình.
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh
Bình từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
* Đối tượng nghiên cứu

Phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình.
* Phạm vi nghiên cứu
Tập trung làm rõ thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch sinh
thái ở Ninh Bình. Số liệu điều tra, khảo sát được thực hiện chủ yếu từ năm
2005 đến nay.
9
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng, trong đó có
phát triển kinh tế du lịch sinh thái.
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, trong đó chú trọng phương pháp trừu tượng hoá khoa học
để luận giải những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Đồng
thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội
như điều tra, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và phương pháp xin ý kiến
chuyên gia để hoàn thiện luận văn.
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ góp phần cung cấp thêm các
căn cứ khoa học cho cấp ủy, chính quyền và các sở ban ngành có liên quan
của tỉnh Ninh Bình trong hoạch định chủ trương, chính sách và các giải pháp
phát triển kinh tế du lịch sinh thái của tỉnh. Kết quả nghiên cứu của luận văn
có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn Kinh tế
chính trị Mác - Lênin.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, 50danh mục tài
liệu tham khảo và 8 phụ lục.
10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH NINH BÌNH
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế du lịch sinh thái
1.1.1. Khái quát chung về du lịch sinh thái và kinh tế du lịch sinh thái
* Quan niệm về du lịch sinh thái
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh
chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan
tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự
nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự phát triển du
lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp
phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội tăng thêm
việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người
dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa nơi có các
khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái
còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua
các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí.
Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các
lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được xem như một giải pháp hữu
hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép
khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch của người
dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Hiện nay, quan niệm về du lịch sinh thái được nhìn nhận ở nhiều góc
độ khác nhau, có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của
các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng
sinh thái quan trọng của quốc gia và thế giới. Đã có nhiều tổ chức và các
nhà khoa học tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này và đưa ra định nghĩa
của riêng mình.
11
Một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái mà đến

nay vẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh
thái Quốc tế đưa ra năm 1991: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách
nhiệm đối với các vùng tự nhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên
bình của người dân địa phương” [1, tr.10].
Định nghĩa này đề cao trách nhiệm của du khách đối với khu vực mà họ
đến thăm đó là trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sống của cư dân địa phương.
Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Du
lịch sinh thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên
hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các
loài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng
đồng địa phương và những người bản địa phục vụ tại đó". [1, tr.10].
Ở định nghĩa này cũng đề cập đến địa điểm có thể tổ chức các tuor du
lịch sinh thái, đó là các khu vực tự nhiên hoang dã, và điều quan trọng là giảm
thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và mang lại những lợi
ích kinh tế cho cộng đồng cư dân địa phương và những người bản địa làm
việc trực tiếp trong ngành du lịch.
Theo tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN - World Commission on
Protected Areas): Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại
những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để
chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó,
giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách
đến thăm. Ngoài ra, du lịch sinh thái phải đóng góp vào công tác bảo tồn những
khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền
vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công
tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm. [1, tr.11].
12
Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất nội dung cũng như những
đặc điểm của du lịch sinh thái, đó là địa điểm để tổ chức được một tuor du lịch,
mục đích chuyến đi của du khách đặc biệt là việc giáo dục và nâng cao nhận

thức cho du khách cùng với nó là trách nhiệm của các tổ chức cũng như du
khách trong việc bảo tồn giữ gìn môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá để
đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách tới thăm quan.
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến
lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: "Du
lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương".[1, tr.11].
Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh
thái, nó được coi là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế việc
phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Trong Luật Du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn: “Du lịch
sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa
phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. [18, tr.11].
Như vậy, có thể thấy mặc dù có sự khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện
nhưng trong các định nghĩa về du lịch sinh thái đều có sự thống nhất cao về nội
dung ở bốn điểm:
Thứ nhất, phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ
hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa.
Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự
nhiên, văn hoá và xã hội.
Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường.
Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia
của cộng đồng cư dân địa phương.
13
* Quan niệm kinh tế du lịch sinh thái
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài
người. Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch (trong đó có du lịch sinh
thái) là hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh tế du lịch từng bước trở thành một
bộ phận hợp thành của hoạt động kinh tế xã hội, lấy sự phát triển các loại hình

kinh doanh du lịch, biến các tài nguyên du lịch của một quốc gia, một vùng
lãnh thổ thành những hàng hóa và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu cho du
khách. Càng ngày trên thế giới du lịch dần dần được xã hội hóa, số lượng
người đi du lịch ngày càng đông, đặc biệt với loại hình du lịch sinh thái hiện
nay thu hút một lượng rất đông du khách ở các nước phát triển sang các nước
đang phát triển. Do đó xuất hiện những nhu cầu cần phải giải quyết như: đảm
bảo chỗ ăn, chỗ ngủ cho những người tạm thời sống ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ. Để đáp ứng nhu cầu đó, đã xuất hiện các nghề mới trong dân
cư ở các vùng có tài nguyên du lịch như kinh doanh du lịch, nhà hàng, môi
giới, hướng dẫn du lịch v.v Hàng loạt các cơ sở chuyên phục vụ du lịch như
khách sạn, quán ăn, cửa hàng, tiệm giải khát, dịch vụ cho thuê, giặt là, mát xa
v.v cùng các tổ chức du lịch và đội ngũ phục vụ du khách lần lượt ra đời và
từng bước hình thành một ngành nghề mới là ngành kinh doanh du lịch. Theo
đó xuất hiện một thị trường mới là thị trường du lịch, trong đó hoạt động kinh
doanh du lịch sinh thái mới đi vào hoạt động nhưng là một bộ phận quan
trọng của kinh tế du lịch.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã coi du lịch như một ngành công nghiệp
không khói. Ủy ban Lữ hành và Du lịch thế giới cho rằng kinh tế du lịch đã
trở thành một ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, đem lại thu nhập, việc làm
đáng kể cho thế giới. Kinh tế du lịch sinh thái cũng đóng góp không nhỏ cho
du lịch thế giới và ngày càng gia tăng, đem lại nguồn thu nhập lớn cho các
nước đang phát triển và kém phát triển.
14
Trên cơ sở các hoạt động kinh tế du lịch nói chung và hoạt động du lịch
sinh thái nói riêng có thể quan niệm: kinh tế du lịch sinh thái là một bộ phận
của kinh tế du lịch, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái
nhằm tổ chức khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
bản địa thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước để thu lợi ích kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho con người, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, các nước
trong lĩnh vực du lịch sinh thái, các đối tượng tiêu dùng sản phẩm du lịch,
dịch vụ. Kinh tế du lịch sinh thái có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nói đến kinh tế du lịch sinh thái tức là đề cập đến các hoạt
động kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái là hoạt động mua bán
trao đổi sản phẩm du lịch sinh thái giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với
người tiêu dùng (khách du lịch) với mục đích là thu được lợi nhuận nhằm mục
đích mở rộng sản xuất kinh doanh. Sản phẩm du lịch sinh thái là các dịch vụ,
hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác
các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái với việc sử dụng các nguồn lực tại một
vùng hay một địa phương nào đó. Các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách
như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hàng lưu niệm… gắn với điểm du
lịch sinh thái. Trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc
biệt là các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến
quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố
rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch sinh thái.
Thứ hai, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái phụ thuộc rất
lớn vào thị trường du lịch.
Hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái được hiểu là một quá trình liên
tục từ nghiên cứu thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc
15
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch để đạt được mục đích kinh doanh của
doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái có
hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch.
Đó là các nhu cầu đi lại, lưu trú và ăn uống, giải trí, vui chơi thể thao, mua
sắm hàng hóa… việc thoả mãn nhu cầu này là khác so với việc thỏa mãn nó
trong đời sống thương nhật, các nhu cầu này được thực hiện trong môi trường du
lịch: lịch sự, sang trọng, mới lạ, cao cấp, thoải mái và tiện nghi. Ngoài ra còn có
nhu cầu rất đặc trưng đó là nhu cầu cảm thụ cái đẹp, cảm thụ các giá trị vật chất,

tinh thần và nhu cầu về giải trí. Về bản chất đó là nhu cầu thẩm mỹ của con
người, thoả mãn nó sẽ tạo ra cảm tưởng du lịch. Nhu cầu đặc trưng quyết định
chuyến du lịch dài hay ngắn, quy mô ra sao, chất lượng của chuyến du lịch phụ
thuộc vào mức độ thoả mãn các nhu cầu đặc trưng. Tương ứng với mỗi loại nhu
cầu, cần thiết có các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng và thoả mãn cho du khách.
Thứ ba, hoạt động kinh tế du lịch sinh thái mang tính thời vụ là chủ yếu.
Xuất phát từ đặc thù của kinh tế du lịch sinh thái mà thể hiện rõ nét tính
thời vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, bởi vì các thành tựu khoa học
công nghệ chưa được áp dụng rộng rãi, chưa đủ điều kiện để khắc phục các
hiện tượng thiên nhiên tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh như; mưa,
gió, bão, nóng, lạnh, lụt lội, hạn hán bên cạnh những ảnh hưởng khác mang
tính xã hội như “mùa” lễ hội; “mùa” nghỉ hè của học sinh, sinh viên; “mùa”
du lịch của khách du lịch quốc tế… sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, sản xuất
không theo kịp thời vụ cho nên chu kỳ kinh doanh hay bị gián đoạn. Đây là
một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm thu nhập, tăng chi phí phát
sinh, cơ sở vật chất - kỹ thuật kinh doanh du lịch gối vụ không được sử dụng
sẽ bị xuống cấp, hư hỏng, cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp trong thời
gian gối vụ thiếu việc làm, thu nhập thấp, sử dụng không hợp lý sẽ bị mai một
kiến thức, dễ chuyển sang lĩnh vực khác
16
Thứ tư, hoạt động kinh tế du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho cộng
đồng dân cư bản địa.
Kinh tế du lịch sinh thái đã mang lại thu nhập đáng kể cho cư dân địa
phương bằng các hoạt động dịch vụ du lịch như: phục vụ lưu trú, ăn uống, bán
hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ khác. Khi du lịch sinh thái phát triển, nó
luôn quan tâm đến việc tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh
thái để phát triển bền vững. Chính những hoạt động này đảm bảo cho hệ thống
rừng cây, hệ động thực vật được bảo đảm, làm giảm thiểu sự tác động của thiên
nhiên đến đời sống của người dân bản địa như hạn chế được xói mòn, lũ quét và
những ảnh hưởng khác. Các nhà kinh doanh du lịch sinh thái đã nhận thức

rõ rằng chính những người dân bản địa, họ sinh ra và tồn tại cùng với các
hệ sinh thái và môi trường thiên nhiên xung quanh từ bao đời lại có được
kiến thức truyền thống văn hoá quý giá của cha ông họ để lại về thiên nhiên
và môi trường xung quanh, họ có văn hóa, phong tục tập quán riêng của
dân tộc mình. Nếu chỉ quan tâm đến thiên nhiên, bảo vệ và tôn tạo các giá
trị tài nguyên để phát triển du lịch mà không quan tâm đến lợi ích của
người dân bản địa thì sẽ không có được sự phát triển ổn định bởi điều này
lại chính là những nhân tố và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển du
lịch. Một biện pháp mà du lịch sinh thái góp phần mang lại các lợi ích kinh
tế, phát huy các giá trị văn hóa và xã hội của những người dân bản địa là sử
dụng những người dân bản địa làm các dướng dẫn viên du lịch tại những
khu du lịch sinh thái. Khuyến khích người dân gìn giữ và phát triển những
nghề truyền thống của mình như dệt thổ cẩm, thêu ren, làm hàng thủ công
mỹ nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương… để khách du lịch
được chiêm ngưỡng, học hỏi và mua sắm các sản phẩm nơi họ đến thăm
quan. Du lịch sinh thái giúp người dân bản địa chủ động làm kinh tế cùng
với việc gìn giữ bản sắc văn hóa của mình bằng việc cung ứng dịch vụ lưu trú
trong hành trình của khách du lịch.
17
1.1.2. Quan niệm và tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch sinh
thái
* Quan niệm phát triển kinh tế du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch còn mới mẻ đối với nhiều quốc gia, đặc
biệt đối với Việt Nam, kinh tế du lịch sinh thái đã và đang được quan tâm đầu tư
phát triển. Trên thực tế, phát triển kinh tế du lịch sinh thái không những đem
lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích văn hóa, xã hội, môi trường…Ở mỗi quốc
gia, dân tộc có tính đặc thù riêng, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, mục đích tính chất của quan hệ sản xuất và chế độ chính trị
của mỗi nước cho nên trong nghiên cứu tất yếu sẽ có những quan điểm khác
nhau. Mặc dù chưa có khái niệm chính thống nào về phát triển kinh tế du lịch

sinh thái. Song vấn đề mang tính nguyên tắc xuyên suốt là để phát triển kinh
tế du lịch sinh thái có hiệu quả, bền vững cần phải nhận thức được mối quan
hệ gắn bó giữa tài nguyên du lịch sinh thái với môi trường, xã hội trong cả
quá trình. Bởi vậy, nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch sinh thái và đưa ra
được định nghĩa về nó phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.
Thứ nhất, từ góc độ kinh tế: phát triển kinh tế du lịch sinh thái phải
đảm bảo khai thác có hiệu quả các nguồn lực gắn với yêu cầu tăng trưởng
kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và đem lại
lợi ích cho cộng đồng địa phương nơi có tài nguyên du lịch. Điều quan trọng
trong kinh doanh du lịch sinh thái là không chỉ thoả mãn lợi ích trước mắt mà
phải coi trọng sự phát triển lâu dài và đồng đều các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội. Kinh doanh du lịch sinh thái phải đảm bảo thực hiện yêu cầu tái
sản xuất mở rộng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, khả năng phát triển bền
vững, huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia.
Thứ hai, từ góc độ văn hóa - xã hội: phát triển kinh tế du lịch sinh thái
nhằm phát huy những giá trị văn hóa dân gian, các di tích lịch sử văn hóa,
18
đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo thêm công ăn việc làm, xóa
đói giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; góp phần
mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, tăng cường giao lưu văn hóa,
thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các địa phương lân cận và với cả nước.
Thứ ba, từ góc độ môi trường: đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát
triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài nguyên môi trường. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái, nơi môi
trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động
kinh tế du lịch sinh thái. Phát triển kinh tế du lịch sinh thái phải tuân thủ theo
nguyên tắc “sức chứa” du lịch. Tức là khai thác các nguồn tài nguyên du lịch sinh
thái hợp lý có tác động tích cực đến môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh, tránh gây ra ô nhiễm môi trường làm cho tài nguyên bị suy thoái.
Như vậy, phát triển kinh tế du lịch sinh thái là một quá trình phát triển cân

đối, hài hòa giữa các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường… các mặt
trong tổng thể đó luôn có mối quan hệ qua lại, gắn bó, tác động lẫn nhau, thúc
đẩy nhau cùng phát triển. Từ những vấn đề nêu trên có thể quan niệm:
Phát triển kinh tế du lịch sinh thái là quá trình khai thác có hiệu quả
những giá trị tiềm năng của du lịch sinh thái trên cơ sở bảo đảm các điều
kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và lao động làm du lịch nhằm tạo ra
các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, góp
phần tích cực vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc
làm, nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường và làm phong phú thêm
các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Từ quan niệm trên có thể hiểu phát triển kinh tế du lịch sinh thái là quá
trình khai thác có hiệu quả những giá trị tiềm năng tài nguyên du lịch và các
yếu tố sản xuất (cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, lao động trong du lịch…) để tạo
ra các hàng hóa và dịch vụ du lịch sinh thái có chất lượng cao đáp ứng nhu
19
cầu của du khách nhằm đạt doanh thu cao nhất và lợi nhuận tối đa góp phần
tích cực vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiệu
quả. Phát triển kinh tế du lịch sinh thái phải đảm bảo phát triển theo hướng bền
vững, tức là hoạt động kinh tế du lịch sinh thái phải tính đến việc khai thác hợp
lý gắn với việc bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường sinh
thái, từ đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc
đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội,
mang lại thu nhập thường xuyên, ổn định cho người lao động, từng bước hoàn
thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân
được nâng cao, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phát triển kinh tế du lịch sinh thái đồng thời cũng là quá trình giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bởi du lịch sinh thái là một hoạt
động văn hóa, mục tiêu của du lịch sinh thái là sự phát hiện, tiếp nhận và nâng
cao các giá trị văn hóa vốn ẩn chứa trong các hiện tượng cuộc sống. Do đó du
khách của du lịch sinh thái ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không gian trong

lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu văn
hóa bản địa nơi họ đến thăm. Nếu văn hóa càng lâu đời, độc đáo càng thu hút
và hấp dẫn du khách. Vì thế bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để
phục vụ du khách là một trong những nội dung rất quan trọng của phát triển
kinh tế du lịch sinh thái.
* Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch sinh thái
Từ quan niệm về phát triển kinh tế du lịch sinh thái có thể thấy việc đánh
giá sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau,
trong đó có các tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, mức độ phát triển của các phương tiện vật chất kỹ thuật.
Phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái là một trong những
nhân tố quan trọng đối với quá trình kinh doanh du lịch sinh thái. Ngoài yếu tố
20
tài nguyên du lịch thì tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở
vật chất - kỹ thuật cũng tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn của
dịch vụ du lịch sinh thái. Một địa phương, một doanh nghiệp muốn phát
triển kinh tế du lịch sinh thái phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
tiện nghi, đồng bộ, hiện đại. Cho nên có thể nói rằng trình độ phát triển của
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sinh thái là điều kiện, đổng thời cũng là sự
thể hiện trình độ phát triển kinh tế du lịch sinh thái của một điểm du lịch
sinh thái cũng như của một địa phương. Do đó mức độ phát triển cơ sở vật
chất - kỹ thuật để phục vụ các hoạt động kinh tế du lịch sinh thái là tiêu chí
rất quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái của một
địa phương. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế du lịch sinh
thái bao gồm: khách sạn, nhà nghỉ, các nhà hàng kinh doanh ăn uống và các
khu vui chơi giải trí, hệ thống thông giao thông, thông tin liên lạc, và các
dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Thứ hai, số lượng khách du lịch sinh thái
Khách du lịch là yếu tố quyết định trong việc hình thành nên “cầu” du
lịch và chi tiêu của khách tạo ra nguồn thu chính của các chủ thể tham gia

kinh doanh du lịch. Do vậy, sự gia tăng liên tục trong một thời gian dài số
lượng khách du lịch sinh thái là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để
đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Các chỉ tiêu về khách du lịch
cho biết rất nhiều thông tin như: sự nổi tiếng và sức hấp dẫn của khu du lịch
sinh thái; khả năng “cung” và đáp ứng các nhu cầu của du khách của khu du
lịch sinh thái… Các đánh giá về khách là bức tranh về hoạt động kinh tế của
khu, điểm du lịch sinh thái, các đánh giá về khách sẽ làm cơ sở cho nhiều
đánh giá liên quan khác cũng như đưa ra những định hướng phát triển kinh tế
du lịch sinh thái trong tương lai. Để có những đánh giá cụ thể về khách cần
thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra nhằm đánh giá mức độ hài lòng của
21
du khách đối với các dịch vụ du lịch sinh thái cũng như thái độ đón tiếp của
chính quyền và cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch. Tỷ lệ khách du
lịch sinh thái tăng trưởng liên tục chứng tỏ rằng hoạt động kinh tế du lịch sinh
thái tại địa phương đó đang phát triển đúng hướng, có hiệu quả cao.
Thứ ba, doanh thu và giá trị gia tăng (GDP) du lịch sinh thái
Doanh thu và giá trị gia tăng du lịch từ các hoạt động kinh doanh du lịch
sinh thái là tiêu chí có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của
kinh tế du lịch sinh thái vì có đạt mức doanh thu, lợi nhuận cao mới có thể
tích lũy để tái sản xuất mở rộng, tăng cường ưu thế trong cạnh tranh để từ đó
mới có điều kiện giải quyết thỏa đáng lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh
nghiệp và người lao động. Nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài mà không có biện
pháp khắc phục thì tất yếu ngành du lịch không thể phát triển và các chủ thể
kinh doanh du lịch sinh thái sẽ bị phá sản. Trong điều kiện cơ chế thị trường
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển,
ngành du lịch cũng như các chủ thể kinh doanh du lịch sinh thái phải xây
dựng được những sản phẩm du lịch sinh thái đặc sắc có sức cạnh tranh cao,
thu hút khách du lịch nhằm đạt được doanh thu và giá trị gia tăng du lịch sinh
thái ngày càng cao.
Thứ tư, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân

Du lịch sinh thái luôn gắn với sự tham gia của cộng đồng địa phương, do
đó giải quyết việc làm, nâng cao đời cho người dân đặc biệt là cộng đồng dân
cư địa phương ở các vùng có tài nguyên du lịch sinh thái là một trong những
yếu tố để đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Bởi lẽ, các khu, điểm
du lịch sinh thái thường nằm xa các trung tâm thương mại, các khu đô thị nên
cộng đồng dân cư địa phương ở nơi đó nhìn chung còn nghèo, trình độ dân trí
thấp, thu nhập và đời sống còn rất nhiều khó khăn, cuộc sống của họ còn dựa
nhiều vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khai thác gỗ, săn bắn, hái
22
lượm… Phát triển kinh tế du lịch sinh thái chỉ bền vững khi số lượng các khu,
điểm du lịch sinh thái cũng như các nguồn tài nguyên du lịch được quan tâm
đầu tư, bảo vệ. Đồng thời, quá trình đó tạo được công ăn việc làm cho cư dân
địa phương và đời sống của họ được cải thiện. Có như vậy người dân mới có
ý thức trong việc bảo vệ các tài nguyên du lịch sinh thái.
Thứ năm, tài nguyên du lịch sinh thái được bảo vệ.
So với các tài nguyên du lịch khác, tài nguyên du lịch sinh thái rất nhạy
cảm với các tác động của con người. Sự thay đổi tính chất của bất kỳ thành
phần cấu thành nào cũng dẫn tới sự thay đổi thậm chí biến mất của cả hệ sinh
thái và khiến cho tài nguyên du lịch sinh thái bị ảnh hưởng ở những mức độ khác
nhau. Do đó, nguồn tài nguyên du lịch sinh thái được bảo vệ, tôn tạo được xem
là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái.
Nguồn tài nguyên du lịch sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp
dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách,
đến sự tồn tại của hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái. Vì vậy, việc bảo vệ tài
nguyên du lịch không bị suy thoái, cạn kiện, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân
tộc và môi trường sinh thái không bị ô nhiễm sẽ góp phần làm tăng sức hấp dẫn
của các sản phẩm du lịch sinh thái, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Điều
này làm cho hiệu quả các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái càng cao.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái
Thứ nhất, tài nguyên du lịch sinh thái.

Tài nguyên của du lịch sinh thái bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, vùng
núi có phong cảnh đẹp, các hang động, di tích lịch sử, di tích văn hoá, công
trình lao động sáng tạo của con người, các di tích tự nhiên, các vùng khí hậu
đặc biệt các điểm nước khoáng, suối nước nóng, hệ sinh vật, các vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái độc đáo, môi trường văn hóa bản
địa… đó là các yếu tố tạo ra sự hấp dẫn và hình thành các điểm du lịch, khu du
23
lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển các hoạt
động kinh doanh du lịch sinh thái. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng
phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du
lịch càng cao bấy nhiêu. Du lịch sinh thái, loại hình du lịch gắn liền với thiên
nhiên và môi trường nên nguồn tài nguyên lại càng quan trọng hơn và cũng có
nguy cơ thường xuyên bị đe doạ xâm hại và tàn phá. Muốn phát triển kinh tế
du lịch sinh thái một cách bền vững thì một hoạt động mang tính nguyên tắc
là việc khai thác phải đi đôi với việc bảo vệ và nuôi dưỡng tài nguyên, đảm
bảo nguyên tắc “sức chứa”.
Thứ hai, dân cư và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái.
Số lượng dân cư và chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, hệ động thực vật. Hệ sinh
thái, môi trường tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân cư quá đông trình
độ dân trí thấp. Các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái đạt kết quả cao
hay thấp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng lao động phục vụ tại các điểm du
lịch sinh thái, đây là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ
cung ứng. Do đó, để phát triển các hoạt động kinh tế du lịch sinh thái đòi hỏi
đội ngũ lao động làm du lịch đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh
thái, những người trực tiếp giao tiếp và cung cấp thông tin tới khách du lịch
có trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, nhận thức và hiểu biết về
môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa địa phương.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật.
Cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật

chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch,
tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu
của du khách. Với kinh tế du lịch sinh thái nó bao gồm các hoạt động nhằm
cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn uống, lưu trú, mua
24
sắm, giải trí, thông tin liên lạc, các hoạt động giảng giải, hướng dẫn, nghiên cứu
thiên nhiên và văn hoá… của khách du lịch. Mặc dù du lịch sinh thái là hình
thức du lịch dựa nhiều vào thiên nhiên và việc khai thác kinh doanh du lịch
sinh thái phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa việc tác đến môi trường thiên
nhiên và hệ sinh thái. Tuy nhiên, đây là một hoạt động dịch vụ phục vụ “con
người” do đó cơ sở kỹ thuật hạ tầng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn
đến việc phát triển và thu hút khách du lịch đó là: đường sá giao thông, phương
tiện đi lại, cơ sở lưu trú, dịch vụ y tế, các dịch vụ bổ sung như hệ thống thông
tin liên lạc, các hoạt động vui chơi giải trí, hàng lưu niệm… đặc biệt vấn đề
thông tin liên lạc là một khâu quan trọng đối với phát triển kinh tế du lịch sinh
thái.
Thứ tư, hoạt động xúc tiến, quảng bá.
Hoạt động xúc tiến quảng bá là một khâu quan trọng trong quá trình phát
triển và xây dựng thương hiệu, hình ảnh của một sản phẩm du lịch sinh thái.
Chương trình quảng bá, xúc tiến nhằm khuyến khích du khách có mong muốn
được đi du lịch theo hình thức du lịch sinh thái. Trên thực tế nhu cầu đi du lịch
sinh thái của con người ngày càng tăng nhưng nếu một điểm du lịch hay một khu
du lịch dù có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn, môi trường trong lành, hệ
sinh thái da dạng có thể nói đó là một điểm du lịch lý tưởng nhưng nếu những
thông tin về nó không được quảng bá, không đến được với du khách thì chắc chắn
điểm du lịch đó cũng không có nhiều khách đến thăm. Nếu như công tác quảng
bá được chú trọng đúng mức, duy trì thường xuyên thì nó sẽ là một nhân tố
quan trọng cho việc phát triển kinh tế du lịch sinh thái.
Thứ năm, cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước.
Xây dựng cơ chế, chính sách và quản lý một cách đồng bộ, khuyến khích

việc khai thác các tiềm năng kinh tế du lịch sinh thái đặc biệt là ở các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên thiên…phải được cụ thể hóa bằng các văn bản
25
pháp lý từ các cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy, mặc dù nhiều
nước, nhiều quốc gia vùng lãnh thổ có tiềm năng rất lớn về kinh tế du lịch
sinh thái nhưng sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định
chính sách và đầu tư chưa thật sự sâu sắc, không có cơ chế, chính sách thích
hợp để quy hoạch, tập trung đầu tư phát triển kinh tế du lịch sinh thái v.v… đã
làm lãng phí nguồn tài nguyên thậm chí có thể bị lãng quên hoặc bị tàn phá do
không có cơ quan đơn vị hay người quản lý các nguồn tài nguyên đó. Để kinh
tế du lịch sinh thái phát triển thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy vai trò của
nó là một vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các
nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý nhận thức rõ và đưa ra cơ chế,
chính sách hợp lý để phát triển.
1.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình
1.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình
* Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19
o
50’
đến 20
o
27’ vĩ độ Bắc và 105
o
32’ đến 106
o
33’ kinh độ Đông. Về phía Bắc,
Ninh Bình giáp Hà Nam với một phần ranh giới tự nhiên là sông Đáy, phía
Nam giáp Thanh Hóa, phía Tây giáp Hòa Bình, phía Đông Nam giáp biển
Đông. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện)

với diện tích 1.388,7 km
2
, trong đó đất đồi núi và nửa đồi núi chiếm trên 70%.
Ninh Bình cách Thủ đô Hà nội hơn 90 km, có quốc lộ 1A và đường sắt
xuyên Việt chạy qua (đoạn chạy qua Ninh Bình dài 35km), cùng hệ thống
sông ngòi phong phú với cảng Ninh Bình nên có điều kiện phát triển mạnh
giao thông cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phương
trong nước và quốc tế. Như vậy, sự thuận tiện của hệ thống giao thông và các
phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch đa dạng là một lợi thế và tạo
điều kiện thuận lợi cho kinh tế du lịch sinh thái phát triển.
26

×