Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tiểu luận nhập môn ngành kinh tế lịch sự phát triển kinh tế của singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.67 KB, 33 trang )

lOMoARcPSD|9234052

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC

VĂN HIẾN
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
NHẬP MÔN NGÀNH KINH TẾ

LỊCH SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CỦA SINGAPORE

Lớp: Nhập môn ngành Kinh Tế
Mã học phần: ECO30803
Học kỳ: 1 - Năm học: 2022-2023
Nhóm: 8
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thái Dung
TP.HCM, tháng 12 năm 2022

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

DANH SÁCH NHÓM 8

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ
221A360163
1 Lê Thị Kiều Anh 221A360157
221A360183


2 Lê Thị Thu Thương 221A360202
221A360144
3 Lê Hữu 221A360164

4 Lê Đình Hân

5 Trần Ngọc Lan Anh

6 Phạm Thị Đoan Trang

2

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn
Hiến đã đưa môn học Nhập mơn ngành Kinh tế vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,
chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Giảng viên bộ môn- Cô Nguyễn Thái
Dung. Trong q trình học tập và tìm hiểu mơn Nhập mơn ngành Kinh tế, chúng em
được cô truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích với sự ân cần, nhiệt tình và luôn quan
tâm giúp đỡ chúng em. Những bài giảng của cơ chính là những viên gạch đầu tiên giúp
chúng em xây dựng nền móng tri thức vững chắc cho con đường sự nghiệp sau này.
Nhóm 8 xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến q thầy cơ, gia đình, bạn bè và tập thể lớp,
những người luôn sẵn sang giúp đỡ, chia sẻ trong học tập và cuộc sống. Mong rằng
chúng ta sẽ mãi thân thiết với nhau.
Newton đã từng nói: “Những điều chúng ta biết chỉ là giọt nước. Còn điều
chúng ta không biết là cả một đại dương”. Kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận của
mỗi người ln tồn tại một hạn định. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu luận,

do khả năng tiếp thu thực tế còn hạn hẹp, kiến thức chưa sâu rộng, chúng em đã cô
gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em
rất mong nhận được những lời góp ý từ cơ để bài tiểu của chúng em được hoàn thiện
và tốt hơn.
Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc cơ sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái được
nhiều thành công trên sự nghiệp giảng dạy của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
STT Các mục cần chấm điểm Điểm số
1 Hình thức
2 Lý thuyết
3 Nội dung
4 Kết luận
5 Tài liệu tham khảo/ trích dẫn

Tổng
TP. HCM, ngày … tháng ….năm 2022

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Thái Dung


4

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 02

1. Danh sách nhóm .................................................................................................... 02
2. Lời cảm ơn ............................................................................................................ 03
3. Nhận xét của giao viên .......................................................................................... 04
NỘI DUNG .................................................................................................................. 06
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 06

1. Khái niệm........................................................................................................... 06
2. Cấu trúc .............................................................................................................. 06
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .......................................................... 09
1. Tóm tắt lịch sử phát triển ................................................................................... 09
2. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 10
3. Diện tích............................................................................................................. 10
4. Khí hậu............................................................................................................... 11
5. Dân số ................................................................................................................ 12
6. Tài nguyên ......................................................................................................... 13
7. Các cột mốc quan trọng ..................................................................................... 14
8. Chính trị ............................................................................................................. 14
9. Văn hóa .............................................................................................................. 15
10. Giáo dục ........................................................................................................... 15
CHƯƠNG 3: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA SINGAPORE ............... 16

1. Các giai đoạn phát triển của nền kinh tế............................................................ 16
2. Mơ hình nền kinh tế hiện nay của Singapore .................................................... 20
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ...................................................................................... 26
1. Tổng kết ............................................................................................................. 26
2. Bài học rút ra từ nền kinh tế của Singapore....................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………...………………… ………….31

5

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm mô hình nền kinh tế
Trong kinh tế học, mơ hình là một cấu trúc lý thuyết đại diện cho các quá trình
kinh tế bằng một tập hợp các biến và một tập hợp các mối quan hệ logic hoặc định
lượng giữa chúng. Mơ hình kinh tế là một khung đơn giản, thường là toán học, được
thiết kế để minh họa các quy trình phức tạp. Thường xuyên, các mơ hình kinh tế đặt ra
các tham số cấu trúc. Một mơ hình có thể có các biến ngoại sinh khác nhau và các biến
đó có thể thay đổi để tạo ra các phản ứng khác nhau theo các biến kinh tế. Phương
pháp sử dụng các mơ hình bao gồm: điều tra, lý thuyết hóa và lý thuyết phù hợp với
thế giới.

2. Cấu trúc
Mơ hình nền kinh tế gồm 4 mơ hình cơ bản:
2.1. Mơ hình nền kinh tế truyền thống
a) Khái niệm:
Đây là mơ hình kinh tế tự nhiên đã xuất hiện từ thời kỳ công xã nguyên thủy ở đó
việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai là hoàn toàn theo tập quán

được truyền lại từ trước. Kinh tế kiểu tự cấp, tự túc khác đều là những biểu hiện của
mô hình kinh tế tự nhiên. [1]
b) Ưu điểm:
Bởi vì nền kinh tế truyền thống chủ yếu dựa vào phong tục và tín ngưỡng nên mọi
người rất quý giá nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ đều biết vai trò của bản thân trong
việc sản xuất và những gì họ sẽ nhận được. Nền kinh tế truyền thống ít có những ảnh
hưởng tiêu cực đến mơi trường, do đó nó rất là bền vững.
c) Nhược điểm:
Nền kinh tế truyền thống rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tự nhiên,
đặc biệt là thời tiết. Vì lý do này, việc tăng dân số trong các nền kinh tế truyền thống
rất hạn chế. Khi việc thu hoạch và săn bắn không diễn ra suôn sẽ, mọi người sẽ chết
đói. Nền kinh tế truyền thống cũng dễ bị tổn thất hơn so với nền kinh tế thị trường
hoặc nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước. Ví dụ, việc phát triển dầu mỏ của Nga ở
Siberia đã làm thiệt hại nguồn suối và các vùng lãnh thổ, nguyên nhân khiến cho việc
đánh bắt cá truyền thống và chăn nuôi tuần lộc bị giảm sút.[3]

6

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

2.2. Mơ hình nền kinh tế mệnh lệnh
a) Khái niệm:
- Mô hình nền kinh tế mệnh lệnh cịn gọi là kinh tế chỉ huy (hay kế hoạch hóa tập
trung) là tổ chức kinh tế trong đó ba vấn đề lớn của nền kinh tế được giải quyết theo
mệnh lệnh từ một trung lâm chỉ huy.
- Mơ hình kinh tế này đã từng tồn tại ở Liên Xô củ và các nước xã hội chủ nghĩa
trước đây: đặc trưng của sản xuất là tuân theo chỉ tiêu mệnh lệnh chỉ huy từ một trung
tâm. Quyết định về số lượng, phương thức sản xuất, chủng loại sản phẩm, thực hiện

việc phân phối sản phẩm cho xã hội thông qua các kế hoạch tập trung và thống nhất từ
Chính phủ xuống cơ sở.
- Mơ hình này có ba tác nhân: Chính phủ, hộ gia đình và các hãng kinh doanh. [1]
b) Ưu điểm:
- Việc quản lý được thống nhất tập trung.
- Hạn chế được phân hóa giàu- nghèo và bất cơng xã hội.
- Cho phép tập trung mọi nguồn lực để giải quyết được nhu cầu công cộng của xã
hội.
c) Nhược điểm:
- Nảy sinh cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, không thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Sản xuất không dựa trên cơ sở thị trường, sử dụng phương thức phan phối bình
quân, triệt tiêu động lực phát triển.
- Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, cấp trên can thiệp quá sâu vào
công việc của cấp dưới, cấp dưới ỷ lại chờ cấp trên.[3]

2.3. Mô hình nền kinh tế thị trường
a) Khái niệm:
- Kinh tế thị trường là mơ hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa
người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và
số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.
- Kinh tế thị trường là nền kinh tế tôn trọng tôn trọng các quy luật của thị trường.
Trong đó, các quyết định kinh tế được thực hiện một cách phi tập trung bởi các cá

7

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

nhân người tiêu dùng và cơng ty. Việc định giá hàng hố và phân bố các nguồn lực của

nền kinh tế, về cơ bản được tiến hành theo quy luật cung cầu.

b) Ưu điểm:
- Rất rõ ràng thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường.
- Các nhà sản xuất tìm mọi cách để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
- Người tiêu dùng được tự do thỏamãn tối đa hóa lợi ích của mình dựa trên giới hạn
nguồn lực của minh
c) Nhược điểm:
- Phân phối thu nhập không công bằng.
- Có thể gây ra khủng hoảng kinh tế.
- Vì động cơ lợi nhuận nên dẫn đến ô nhiễm môi trường,bất công xã hội, thất
nghiệp.[3]

2.4. Mơ hình nền kinh tế hỗn hợp
a) Khái niệm:
Nền kinh tế hỗn hợp là một hệ thống kết hợp các khía cạnh của cả chủ nghĩa tư bản
và chủ nghĩa xã hội. Hệ thống kinh tế hỗn hợp bảo vệ tài sản tư nhân và cho phép mức
độ tự do kinh tế trong việc sử dụng vốn, nhưng cũng cho phép các chính phủ can thiệp
vào các hoạt động kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu xã hội. Theo quan điểm tân cổ
điển, các nhà kinh tế học cho rằng các nền kinh tế hỗn hợp kém hiệu quả hơn các thị
trường tự do thuần túy, nhưng những người ủng hộ các biện pháp can thiệp của chính
phủ cho rằng các điều kiện cơ bản cần thiết để đạt được hiệu quả trong thị trường tự
do, chẳng hạn như thơng tin bình đẳng và những người tham gia thị trường hợp lý,
không thể đạt được trong ứng dụng thực tế.
b) Ưu điểm:
Phát huy được các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của 2 cơ chế kinh
tế thị trường và cơ chế kinh tế mệnh lệnh.
c) Nhược điểm
- Không thể loại trừ lạm phát, thất nghiệp, khoảng cách giữa người giàu và người

nghèo.

8

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

- Có thể suy giảm chất lượng hàng hố và tài sản sản xuất trì trệ.
- Giảm tốc độ xuất khẩu của các nhà sản xuất sang thị trưởng mới. [2]

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1. Tóm tắt lịch sử phát triển.
- Đảo Singapore đã xuất hiện trong lịch sử từ thời rất sớm. Thế kỉ XVI khi Bồ Đào
Nha đặc các thuộc địa của mình lên hồi quốc Alaska tại bán Đảo Malaysia. Ảnh hưởng
thật sự đến từ thế kỉ XVIII khi người anh đặt chân đến sứ bản đảo. 1795 Anh được Hà
Lan cho phép chiếm đống tạm thời thuộc địa tại bán Đảo Malaysia nhầm ngăn chặn
cuộc tấn cơng qn Pháp trong cuộc chiến sống cịn của các nước với Pháp. Tuy nhiên
thoả thuận này chỉ cho phép nước Anh chiếm đóng tạm thời khu vực. Ban đầu Anh
cũng không mặn mà với khu vực này. Nhưng sau khi chiến tranh với Pháp, nhận thấy
được sự màu mỡ nơi đây, họ tiếp tục bám trụ khu vực. Anh bắt đầu tìm kiếm khu vực
mới thay thế để trả lại cho Hà Lan. Cuối cùng họ tìm được cho mình vùng đất mới,
một vùng đất mà theo những người Anh nó giữ vị trí tối quan trọng, nó là một cảng
biển quan trọng giúp cho thương thuyền của Anh có nơi trú ngụ an tồn và nơi khu
vực đảo đó là Singapore. Anh đã đàm phán và thuê lại từ quốc vương. Sau khi người
anh đến bộ mặt của hòn đảo này thay đổi một cách chống mặt. Bắt đầu từ năm 1819.
Người Anh đã đàm phán và th lại thành cơng. Đến năm 1824 tồn bộ quần đảo
thuộc quyền sở hữu của người anh. Bắt đầu sau đó người Anh đã đổ tiền vào khu hải
chấn này, từ một khu nhỏ bé Anh đã biến Singapore thành một khu sầm uất bật nhất
Đông Nam Á. Nhờ 2 vị trí vơ cùng quan trọng. Đến năm 1900 Singapore trở thanh

một đảo vồn thịnh vượt xa các cảng tại Bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
Tháng 12/1941 Nhật phát động cuộc xâm lược Đông Nam Á. Quân Nhật tràn vào bán
đảo Đông Dương tràn vào Thái Lan và nhanh nhanh tiến vào bán đảo Malaysia nơi
xảy ra cuộc đụng độ đỉnh điểm tại Singapore. Đến ngày 15/2/ 1942 các lực lượng
phóng thủ Singapore đầu hàng hơn 90000 lính Anh bị bắt. Singapore rơi vào tay Nhật
và phải chịu sự hà khắc cho đến tháng 9/1945 khi người Anh trở lại tiếp quản đảo quốc
sau thế chiến thứ 2. Tuy nhiên sau cuộc chiến người Anh cũng đã suy kiệt cũng như
các thuộc địa khác.Vì vậy Singapore khơng thể vồn vinh như trước.Sau đó Singapore
gia nhập vào liên ban 16/9/1963. Tuy nhiên chỉ sau 2 năm Singapore bị trục xuất khỏi

9

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

liên ban Malaysia vì những bất đồng. Ngày 9/8/1965 Singapore tuyên bố độc lập. Khi
tách ra độc lập mọi chuyện lại khác, nguồn tài nguyên hạn chế đặt biệt là dầu mỏ,
thậm chí cả nước ngọt phải phụ thuộc vào Malaysia làm cả hòn đảo nhỏ lao đao. Vào
thời điểm độc lập hơn 70% dân số gặp cảnh nghèo khó, hơn 50% dân số mù chữ. Tuy
nhiên với sự lãnh đạo của chính phủ mới đặt biệt là Lý Quang Diệu, Singapore nhanh
chóng vượt qua khủng hoảng và vương lên trở thành trung tâm tài chính kinh tế của
thế giới. Một trong những động lực phát triển kinh tế của Singapore trong khoản thời
gian đó là Singapore được hưởng lợi lớn từ cuộc chiến tranh Việt Nam , trong chiến
tranh các nhu yếu phẩm, phương tiện chiến tranh của Mĩ được đưa đến Việt Nam. Chỉ
xăng dầu có tháng Singapore chỉ xuất cho Mĩ một khối lượng giá trị lên đến
600.000.000 đô la. Thu nhập từ chiến tranh để kinh tế Singapore phát triển xây dựng
đất nước.

- Đến cuối thời kỳ của cố thủ tướng Lý Quang Diệu những năm 1990, Singapore

vương lên phát triển là 1 trong 4 con rồng hiếm hoi của Châu Á , được đà phát triển ấy
ngày nay Singapore đã trở thanh quốc gia phát triển nhất hiện nay.[4]

2. Vị trí địa lý.
- Singapore là một quốc đảo nằm ở khu vực Đông Nam Á. Singapore là một tập
hợp các hịn đảo nằm ở ngồi khơi phía Nam của bán đảo Mã Lai. Có lẽ đây chính là
lý do mà Singapore được gọi là quốc đảo (đất nước tạo nên từ những hịn đảo). Có
tổng cơng 63 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên lãnh thổ của đảo quốc sư tử, trong đó có 1 đảo
chính lớn nhất và nhiều đảo nhỏ hơn.
- Quốc gia này có biên giới tự nhiên phai bắc là eo biển Johor với Malaysia và eo
biển Singapore với Indonesia về phía Nam. Các nước được coi là láng giềng gần nhất
với Singapore là: Brunei, Indonesia và Malaysia.[5]

3. Diện tích.
- Tổng diện tích của Singapore là 700 km2 kéo dài từ vĩ độ 1o09′ Bắc tới 1o29′
Bắc theo chiều dọc và từ 104o36′ đến 104o24′ Đơng. Như vậy, diện tích của
Singapore chỉ tương đương với huyện đảo Cần Giờ của Tp.HCM. Tuy nhiên, diện tích
của đảo quốc này đang ngày càng được mở rộng nhờ các chương trình cải tạo đất đai.

10

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

- Toàn bộ đất nước Singapore được tạo nên từ 63 đảo lớn nhỏ trong đó có 1 đảo
chính lớn nhất có hình thoi như một viên kim cương. Diện tích của đảo chính chiếm
gần hết tổng diện tích của cả đất nước Singapore là 680/700 km2. Trong đó có chiều
ngang từ Đơng sang Tây là 42 km và chiều dọc từ Bắc xuống Nam là 23 km. Địa hình
Singapore tại hịn đảo này khá bằng phẳng. Chỉ có duy nhất một khu vực hơi cao hơn

một chút là vùng đồi Bukit Timah. Đất đai ở đây chủ yếu được chia ra làm 2 phần.
Một phần nhỏ được giữ lại cho việc bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên hoặc để
phát triển du lịch. Một phần còn lại là các khu dân cư, các khu thương mại và cơng
nghiệp. Hơn 4% tổng diện tích của đảo chính được sử dụng làm các khu bảo tồn và chỉ
có 2% là đất dành cho công nghiệp.

- Trước đây, đa phần diện tích của đảo chính đều là rừng rậm. Tuy nhiên ngày nay
đã bị quy hoạch giải tỏa đi rất nhiều để làm đất đai phục vụ nhu cầu sinh sống và phát
triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay tại đây vẫn còn rất nhiều bãi biển đẹp và các khu bán
tự nhiên được con người lập ra để bảo tồn.

- Ngày này hầu hết đất đai của Singapore đều đã được sử dụng để phát triển thành
khu dân cư hoặc khu du lịch sinh thái bán tự nhiên. Diện tích tự nhiên ở Singapore cịn
lại rất ít, chỉ khoảng 2% tổng diện tích lãnh thổ.[5]

4. Khí hậu.
- Do chỉ cách đường xích đạo 137 km, Singapore có khí hậu xích đạo ẩm đặc
trưng với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và
áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ cao đều quanh năm nhưng không
dao động quá lớn, thay đổi trong khoảng 22°C đến 31 °C (72°–88°F). Trung bình, độ
ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận
mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã
từng xuất hiện là 18,4 °C (65,1 °F) và 37,8 °C (100,0 °F).
- Sự đơ thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện
nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy
nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như
Vườn Thực vật Quốc gia Singapore. Khơng có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung
cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ
chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại


11

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau q
trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng
nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.

- Từ tháng 7 đến tháng 10, thường có những đám khói dày đặc do cháy rừng ở
nước láng giềng Indonesia bay qua Singapore, thường là từ đảo Sumatra. Mặc dù
Singapore không quan sát thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST), nhưng nó tuân
theo múi giờ GMT + 8, trước một giờ so với khu vực điển hình cho vị trí địa lý của nó.
Điều này đã khiến mặt trời mọc và lặn đặc biệt vào cuối tháng 1 và tháng 2, trong đó
mặt trời mọc lúc 7:20 sáng và lặn vào khoảng 7:25 tối. Trong tháng 7, mặt trời lặn vào
khoảng 7:15 tối, tương tự như các thành phố khác ở vĩ độ cao hơn nhiều như Đài Bắc
và Tokyo. Sớm nhất mặt trời lặn và mọc là vào tháng 10 và tháng 11 khi mặt trời mọc
lúc 6:45 sáng và lặn lúc 6:50 chiều. Singapore vẫn rất dễ bị thương tổn trước nguy cơ
biến đổi khí hậu, đặc biệt là liên quan đến mực nước biển dâng cao.

5. Dân số.
- Theo như dự kiến trong năm 2022 dân số Singapore sẽ tăng 46.867 người và
đạt 5.967.114 người vào đầu năm 2023. Dân số gia tăng được dự báo là nằm ở mức
dương bởi số lượng sinh sẽ chiếm nhiều hơn số lượng mất đến 19.848 người. Nếu như
tình trạng di cư ở mức độ như năm 2021 thì dân số sẽ tăng 27.019 người. Tức là số
lượng người chuyển đến Singapore để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời
khỏi Singapore để định cư ở một nơi khác. Theo như ước tính, tỷ lệ thay đổi dân số
hàng ngày của Singapore vào năm 2022 sẽ thay đổi như sau:


• 136 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày
• 82 người chết trung bình mỗi ngày
• 74 người di cư trung bình mỗi ngày
- Dân số Singapore sẽ tăng trung bình là 128 người mỗi ngày trong năm 2022,
số người nhập cư vào đất nước này sẽ vẫn cao hơn so với số người rời khỏi đây.
- Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số Singapore ước tính là 5.920.310
người, tăng đến 46.341 người so với dân số 5.873.704 người so với năm trước. Vào
năm 2021, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương bởi số người sinh ra nhiều hơn so
với số người mất đến 21.038 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1.098, trong

12

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

đó 1.098 nam trên 1.000 nữ cao hơn tỷ lệ giới tính tồn cầu. Tỷ lệ giới tính tồn cầu
trên thế giới năm 2021 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.

- Số liệu chính về dân số ở Singapore trong năm 2021:
• 49.875 trẻ được sinh ra
• 28.819 người chết
• Gia tăng dân số tự nhiên là 21.038 người
• Di cư là 25.303 người
• 3.098.427 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
• 2.821.883 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021

- Mật độ dân số của Singapore là 8.494 người trên mỗi km2 tính đến ngày
17/07/2022. Mật độ dân số được tính là lấy dân số của Singapore chia cho tổng diện
tích đất của đất nước. Tổng diện tích là tổng diện tích đất và nước trong ranh giới quốc

tế và bờ biển của Singapore. Theo như Tổng cục Thống kê Liên Hợp Quốc, tổng diện
tích đất của Singapore là 700km2.

- Có 100% dân số Singapore sống ở thành thị, bởi hầu hết đất đai ở đất nước
này để sử dụng vào việc phát triển kinh tế và xã hội. Nhìn vào, có thể thấy diện tích và
dân số của Singapore khá là chênh lệch.[6]

6. Tài nguyên.
- Singapore hầu như khơng có tài ngun, ngun liệu đều phải nhập từ bên
ngồi, trong đó có cả lương thực, rau, hoa quả, đến cả nước ngọt cũng phải nhập và
chiếm đến một nửa lượng nước ngọt là phải nhập từ Malaysia và tái chế lại để sử
dụng.
- Môi trường sinh thái trên đất nước này được đặc biệt quan tâm. Chính phủ
Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược
trong chính sách phát triển KT-XH.
- Bên cạnh chính sách dành đất để có những khu vườn thực vật rộng 52ha- nơi
có vườn lan quốc gia với 3.000 loài hoa phong lan, vườn chim Jurong, đảo Sentosa,...
và phần đất hai bên của tất cả các con đường, phố đều nằm trong ngút ngàn của 3 tầng
thực vật quanh năm xanh mướt, thì Singapore cịn cho ra nhiều đạo luật liên quan đến
mơi trường và các biện pháp thi hành các chế tài dân sự, hành chính và hình sự.

13

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

7. Các mốc lịch sử quan trọng.
- Thời kỳ cổ đại.
- Thành lập Singapore hiện đại (1819)

- Phát triển ban đầu (1819–1826)
- Các khu định cư eo biển (1826–1867)
- Thuộc địa vương thất Các khu định cư Eo biển (1867–1942)
- Trận chiến Singapore và Nhật Bản chiếm đóng (1942–1945)
- Thời kỳ hậu chiến (1945–1955)
- Cộng hòa Singapore (1965–nay).

8. Chính trị.
- Căn cứ vào Hiến pháp Singapore, Singapore thật hành chế độ cộng hoà nghị
viện. Tổng thống là nguyên thủ danh nghĩa của quốc gia, chìa khoá thứ hai mà trữ sẵn
để dùng khi cần đến của quốc gia, do tuyển cử toàn dân sản sinh, nhiệm kì 6 năm.
Tổng thống uỷ nhiệm lãnh tụ đảng đa số ở nghị viện làm thủ tướng. Tổng thống có
quyền phủ quyết dự tốn tài chính cơng và sự bổ nhiệm chức vị ban ngành cơng cộng
của chính phủ; có thể thẩm tra quyền lực mà chính phủ sử dụng và thật thi Pháp lệnh
An toàn Nội bộ (ISA) và Pháp lệnh Hồ hợp Tơn giáo (MRHA) cùng với vụ việc kiện
tụng điều tra tham nhũng. Hội xử lí sự việc Cố vấn Tổng thống (CPA) bị giao phó đưa
ra cung cấp thương lượng bàn bạc và kiến nghị hướng về tổng thống. Tổng thống lúc
sử dụng và thật thi các chức quyền nào đó, ví như ra lệnh bổ nhiệm nhân viên công vụ
chủ yếu, trước tiên cần phải hỏi xin ý kiến của Hội xử lí sự việc Cố vấn Tổng thống.
Tổng thống và nghị viện cùng nhau sử dụng và thật thi quyền lập pháp. Nghị viện gọi
là Quốc hội, thật hành chế độ nhất viện. Nghị viên do công dân đầu phiếu tuyển cử sản
sinh, nhiệm kì 5 năm, chính đảng chiếm chỗ ngồi đa số ở Quốc hội kiến lập và tổ chức
chính phủ.
- Từ lúc lấy được địa vị tự trị vào năm 1959 tới nay, một mạch do Đảng Hành
động Nhân dân nắm giữ chính quyền và lấy đa số mang tính áp chế để thao túng nghị
viện, do đó bị một ít người cho biết nước đó trên thật tế là một quốc gia chủ nghĩa uy
quyền hoặc chế độ một đảng. Nhưng mà, bởi vì nghị viên Quốc hội Singapore do cử
tri bỏ phiếu trực tiếp chọn ra sản sinh nên (chế độ vùng bầu cử đơn lẻ và chế độ vùng
bầu cử nhóm họp), trong nước cũng có nhiều chính đảng và cho phép có sự tồn tại của


14

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

đảng đối lập, hơn nữa sau khi Lí Hiển Long lên đảm nhiệm, người lãnh đạo của đảng
đối lập có khơng gian thêm lớn so với trước đây, cho phép phát ngôn và tổ chức trên
mạng, nhưng mà không cho phép tụ tập cùng nhau, do đó một ít người cho biết là
Singapore cũng thuộc về dân chủ một phần. Phổ thông mà nói, thể chế chính trị của
Singapore có sẵn đặc trưng của nước dân chủ: có sự tồn tại của đảng đối lập, có nghị
viện do cử tri bỏ phiếu, có trói buộc và cân bằng độc lập lẫn nhau giữa các cơ cấu
chính phủ (thật hành chính thể Westminster và lập pháp, tư pháp, hành chính tam
quyền phân lập[2]), truyền thơng tin tức cũng độc lập với chính phủ. Nhưng mà cũng
khơng hồn tồn dân chủ, dù cho dân chúng vẫn có quyền lợi cơng dân tương đối tự
do.

9. Văn hóa.
- Lịch sử hình thành văn hóa: Quốc đảo sư tử được khai phá vào năm 1819 bởi
Thomas Stamford Raffles. Khi đó nơi đây còn là một hòn đảo hoang sơ, người dân
sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá. Sau khi được khai phá, Singapore đã thu hút
được nhiều người dân di cư đến từ bán đảo Mã Lai, Trung Đông, Trung Quốc….
- Vào thế kỷ 19, Singapore đã trở thành quốc gia có nền văn hóa đa dạng và đặc
sắc nhất, với nhiều người dân có quốc tịch khác nhau. Đồng thời, quốc đảo này cũng
trở thành tuyến đường biển huyết mạch về giao thương và trung chuyển hàng hóa trên
tồn cầu.[10]

10. Giáo dục.
- Bộ Giáo dục Singapore trực tiếp điều hành các trường công lập nhận tài trợ về
tài chính của chính phủ, đồng thời có vai trò tư vấn và quản lý các trường tư thục tại

Singapore.
- Giáo dục tại Singapore, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học công lập đều
được nhà nước bao cấp về tài chính. Tất cả các tường cơng và tư, quốc tế tại Singapore
đều phải đăng kí với Bộ giáo dục và đào tạo. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, chính
thống tại Singapore và là ngơn ngữ được giảng dạy ở các trường công lập, ngoại trừ
các môn học ngoại ngữ hoặc tiếng mẹ đẻ.[11]

15

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

CHƯƠNG 3: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE

1. Các giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
1.1. Tổng quan.
- Singapore hầu như khơng có tài ngun, ngun liệu đều phải nhập từ bên

ngoài, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
- Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng

đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, cơng
nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi.

- Singapore có 12 khu vực cơng nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công
nghiệp Du-rông (Jurong). Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện
tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng
đầu ở Châu Á.


- Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh
tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành
một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế
toàn cầu và Châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.

- Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công.
Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa và khơng có tham nhũng, giá
cả ổn đỉnh, và thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn so với hẩu hết các nước phát
triển khác. Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện
tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, và lĩnh vực dịch vụ tài chính.
GDP thực tế tăng trưởng trung bình 7,1% từ năm 2004 - 2007. Nền kinh tế sụt giảm
0,8% trong năm 2009 do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lại
hồi phục 14,5% trong năm 2010 và 5,3% trong năm 2011, với sức mạnh của xuất
khẩu.

- Singapore tăng trưởng chậm dần trong các năm gần đây, lần lượt 2014 GDP
đạt 3.3%, 2015 2% và 2016 chỉ đạt 1.7% do nhu cầu xuất khẩu yếu của nền kinh tế
toàn cầu và sự tăng trưởng chậm của ngành sản xuất Singapore.

- Về lâu dài, Chính phủ hy vọng sẽ thiết lập một lộ trình tăng trưởng mới tập
trung vào nâng cao năng suất. Singapore đã thu hút được đầu tư lớn vào sản xuất dược

16

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

phẩm và công nghệ y tế và sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập Singapore là trung tâm tài
chính và cơng nghệ cao của khu vực Đông Nam Á. Cuối năm 2015, Singapore đã cùng

với các quốc gia Đông Nam Á khác thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Chính phủ
Singapore đang nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, dần xóa bỏ phụ thuộc vào lao động nước
ngoài, nâng cao năng suất lao động và tăng lương cho người dân.

- Singapore thu hút được đầu tư lớn trong ngành dược phẩm, công nghệ y tế và
đang nỗ lực củng cố vị trí trung tâm tài chính và cơng nghệ cao hàng đầu khu vực
Đông Nam Á.

- Singapore cũng là một thành viên của TPP, RCEP với 9 thành viên khác của
ASEAN và Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.[14]

1.2. GDP & Tốc độ phát triển kinh tế
- Singapore đã phát triển một cách thần kỳ và vượt bật cho đến năm 2013 mức
thu nhập bình quân đầu người là cao nhất thế giới GDP: khoảng 55000 USD/ năm
vượt cả các nước phát triển khác ở Tây âu và Bắc Mỹ và trở thành một trong những
con Hổ của Châu Á. Nền kinh tế của Singapore dần trở thành nền kinh tế thị trường tự
do với mức độ phát triển cao và được đánh giá là nền kinh tế mở nhất trên thế giới và
được coi là một trong những nước tham nhũng ít nhất thế giới.
- Singapore thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhờ mức
thuế thấp doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2%GDP. Từ năm 1965- 1995: tỉ lệ tăng trưởng
của GDP là 6%/ năm và làm thay đổi nhiều về mức sống của dân số. Đến năm 2018
với dân số 5.638.676 người tổng sản phẩm quốc nội GDP là 364.139 triệu đơ la Mỹ
tăng 3,1% so với năm 2018 GDP bình quân đầu người là 64.579 USD/ người tăng
7,1% so với năm 2017, lạm phát 0,4%, tỉ lệ thất nghiệp 2,1%.
- Ngoài ra Singapore cịn là nơi đặt trụ sở chính của Asia- Pacific diễn đàn hợp
tác Châu Á Thái Bình Dương ngồi ra Singapore cũng là thành viên của một số tổ
chức thành viên khác như: tổ chức thương mại thế giới WTO, hiệp hội họp tác khu
vực IOR- ARC, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEN.
- Nhờ các chính sách ưu đãi thuế để thu hút đầu tư nước ngoài nhờ vậy kinh tế
tăng trưởng FDI thấy nghiệp giảm năm 1959: 14% đến năm 1970: 4,5%. Từ năm 1985

suy thoái độc lập Singapore phải đưa ra các giải pháp mới các cơng ty nhà nước như
tập đồn viễn thơng ngừng tư nhân hoá để tăng sức cạnh tranh. Đầu thập kỷ sau các

17

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

nghành dịch vụ như tài chính, bảo hiểm được cỡi chói điều này giúp nghành dịch vụ
đóng góp vào GDP tăng từ 1985: 24% lên 70%: 2017.

- Các công ty đa quốc gia cũng bắt đầu đặt trụ sở tại Singapore điều này giúp
Singapore thu hút nhiều công ty lớn hơn và thúc đẩy tăng trưởng GDP. Đến cuối thời
kỳ của cố thủ tướng Lý Quang Diệu những năm 1990, Singapore vương mình phát
triển là 1 trong 4 con rồng hiếm hoi của Châu Á , được đà phát triển ấy ngày nay
Singapore đã trở thành quốc gia phát triển nhất hiện nay.

1.3. Tỉ lệ thất nghiệp ở Singapore.
- Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore vào năm 2021 là 3.62% theo số liệu mới nhất
từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số Tỷ lệ thất nghiệp Singapore giảm 0.48 điểm
phần trăm so với con số 4.10% trong năm 2020. Ước tính Tỷ lệ thất nghiệp Singapore
năm 2022 là 3.20% nếu tình hình kinh tế xã hội vẫn như năm vừa rồi. Với giả định
tình hình kinh tế Singapore và kinh tế thế giới khơng có nhiều biến động. Số liệu Tỷ lệ
thất nghiệp của Singapore được ghi nhận vào năm 1991 là 2.18%, trải qua khoảng thời
gian 31 năm, đến nay số liệu Tỷ lệ thất nghiệp mới nhất là 3.62%. Tỷ lệ thất nghiệp
Singapore đạt đỉnh cao nhất là 5.93% vào năm 2003

Biểu đồ Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore giai đoạn 1991 - 2021


18

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

- Quan sát Biểu đồ Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore giai đoạn 1991 - 2021
chúng ta có thể thấy trong gian đoạn 1991 - 2021 chỉ số tỷ lệ thất nghiệp:

• Đạt đỉnh cao nhất vào năm 2003 là 5.93%
• Tỷ lệ thấp nhất vào năm 1991 là 2.18%. [12]
1.4. Tỷ lệ lạm phát của Singapore.
- Tỷ lệ lạm phát của Singapore vào năm 2021 là 2.30% theo số liệu mới nhất từ
Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số tỷ lệ lạm phát Singapore tăng 2.48 điểm phần trăm
so với con số -0.18% trong năm 2020. Ước tính tỷ lệ lạm phát Singapore năm 2022 là
-29.39% nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như năm vừa rồi. Với giả định tình
hình kinh tế Singapore và kinh tế thế giới khơng có nhiều biến động. Số liệu tỷ lệ lạm
phát của Singapore được ghi nhận vào năm 1961 là 0.40%, trải qua khoảng thời gian
61 năm, đến nay giá trị tỷ lệ lạm phát mới nhất là 2.30%. Đạt đỉnh tăng trưởng cao
nhất 22.37% vào năm 1974.

Biểu đồ Tỷ lệ Lạm phát của Singapore giai đoạn 1961 – 2021

- Quan sát Biểu đồ Tỷ lệ Lạm phát của Singapore giai đoạn 1961 - 2021 chúng
ta có thể thấy trong gian đoạn 1961 - 2021 chỉ số tỷ lệ lạm phát:

• Đạt đỉnh cao nhất vào năm 1974 là 22.37%
• Giá trị thấp nhất vào năm 1976 là -1.84%. [13]

19


Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

1.5. Dịch vụ.
- Ngành dịch vụ - trong đó bao gồm các lĩnh vực như thương mại bán lẻ, vận
chuyển và lưu trữ, và tài chính – tăng trưởng 0,5% trong quý thứ hai, so với con số
4,8% trong ba tháng trước đó. Tăng trưởng trong ngành sản xuất giảm xuống 0,3% từ
18,4%."Trong ngành thương mại bán lẻ, tăng trưởng đã được hỗ trợ một cách mạnh
mẽ bởi doanh số bán xe," MTI cho biết trong một tuyên bố. Trong khi đó, ngành sản
xuất đã được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng về sản lượng y sinh học và thiết bị điện tử. So
với một năm trước đó, nền kinh tế tăng trưởng 2,2% trong quý thứ hai, phù hợp với
ước tính trung bình của 17 nhà kinh tế được khảo sát bởi Bloomberg.
- Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) – nơi mà sử dụng tỷ giá hối đoái là cơng cụ
chính – làm dịu lập trường chính sách của mình trong tháng tư với tuyen bố sẽ khơng
tìm cách tăng giá tiền tệ. Ngân hàng trung ương có thể thực hiện một sự điều chỉnh
nữa trong tháng Mười, theo Australia & New Zealand Banking Group Ltd. "Sự nới
lỏng chính sách của MAS sẽ có thể gây ra một nguy cơ", Khoon Goh, Giám đốc
nghiên cứu châu Á tại ngân hàng ANZ tại Singapore cho biết. Điều đó có thể dẫn đến
việc ngân hàng trung ương tái tập trung vào các bước đi khơng được tiết lộ trong đó
cho phép đồng đơ la Singapore dao động, ơng nói.

2. Mơ hình nền kinh tế hiện nay của Singapore.
2.1. Xu thế toàn cầu hóa.
Trong thời kỳ thuộc địa, nền kinh tế của Singapore tập trung vào thương mại tái

xuất. Nhưng hoạt động kinh tế này mang lại rất ít triển vọng cho việc mở rộng việc
làm trong thời kỳ hậu thuộc địa. Việc Anh rút tiền càng làm tình hình thất nghiệp thêm
trầm trọng. Giải pháp khả thi nhất cho tai ương kinh tế và thất nghiệp của Singapore là

bắt tay vào chương trình cơng nghiệp hóa tồn diện, tập trung vào các ngành cơng
nghiệp thâm dụng lao động. Thật khơng may, Singapore khơng có truyền thống công
nghiệp. Phần lớn dân số làm việc trong ngành thương mại và dịch vụ. Do đó, họ khơng
có chun mơn hoặc kỹ năng dễ thích nghi. Hơn nữa, khơng có vùng nội địa và các
nước láng giềng sẽ giao dịch, Singapore buộc phải tìm kiếm cơ hội vượt ra ngồi biên
giới để dẫn đầu sự phát triển cơng nghiệp. Áp lực phải tìm việc cho người dân, các nhà
lãnh đạo của Singapore bắt đầu thử nghiệm toàn cầu hóa. Bị ảnh hưởng bởi khả năng
của Israel vượt qua các nước láng giềng Ả Rập (đã tẩy chay Israel) và buôn bán với

20

Downloaded by Heo Út ()


×