Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

NGUYỄN THỊ ÚT VY

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC

SINH LỚP 5 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2016

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành đến cô giáo
hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp đã tận tình hướng dẫn và
động viên tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tiểu
học-Mầm non-Trường Đại học Quảng Nam đã dạy tơi trong suốt
khóa học, tạo điều kiện để tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành
bài khóa luận.

Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn đến Ban giám hiệu
trường Đại học Quảng Nam, các cô giáo đã và đang giảng dạy lớp
5 ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu.



Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè đã thường
xuyên sẻ chia, giúp đỡ, khích lệ, động viên tơi trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hồn thành tốt khóa
luận nhưng chắn chắc sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự chỉ bảo của q thầy, cơ giáo cũng như ý kiến
đóng góp của các bạn.

Quảng Nam, Tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Út Vy

ỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2
4.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: ............................................................. 2
4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: ......................................................... 2
4.3. Phương pháp thống kê: thống kê xử lí kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm. ... 3
5. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 3
6. Đóng góp đề tài .................................................................................................. 4
7. Cấu trúc đề tài .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI

DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5....... 5
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan .......................................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm cảm thụ văn học....................................................................... 5
1.1.1.2. Khái niệm năng lực cảm thụ văn học........................................................ 5
1.1.2. Tiến trình và các cấp độ của cảm thụ văn học ............................................. 5
1.1.3. Một số vấn đề về dạy cảm thụ văn học ở học sinh Tiểu học ....................... 8
1.1.3.1. Đặc trưng năng lực cảm thụ văn học ở học sinh Tiểu học........................ 8
1.1.3.2. Yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học ................................... 9
1.1.4. Một số đặc điểm tâm- sinh lý của học sinh Tiểu học liên quan đến bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học ......................................................................... 11
1.1.5. Phân môn Tập đọc ở Tiểu học .................................................................. 12
1.1.5.1. Vị trí, tính chất của phân môn Tập đọc................................................... 12
1.1.5.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ........................................................... 13
1.1.5.3. Nội dung dạy học Tập đọc lớp 5 ............................................................ 13

1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 14
1.2.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 thông
qua phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản................................ 14
1.2.2. Thực trạng năng lực CTVH của học sinh Tiểu học hiện nay..................... 20
1.2.3. Nguyên nhân của những thực trạng ........................................................... 21
1.3. Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 22
Chương 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA PHÂN
MÔN TẬP ĐỌC ................................................................................................. 23
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học. .... 23
2.1.1. Đảm bảo tính khoa học, hệ thống .............................................................. 23
2.1.2. Đảm bảo tính tích hợp ................................................................................ 23
2.1.3. Đảm bảo tính vừa sức................................................................................. 23
2.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................... 24

2.1.5. Đảm bảo tính thẩm mỹ ............................................................................... 24
2.2. Thống kê các bài Tập đọc lớp 5 có thể bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học..... 24
2.3. Một số dạng bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học ........................... 26
2.3.1. Dạng bài tập phát hiện những hình ảnh đẹp, ấn tượng, những chi tiết có tác
dụng gợi tả trong dạy tập đọc............................................................................... 26
2.3.2. Dạng bài tập phát hiện một số biện pháp tu từ thường gặp ở tiểu học ........... 29
2.3.2.1. Biện pháp tu từ so sánh ........................................................................... 29
2.3.2.2. Biện pháp tu từ nhân hóa ........................................................................ 31
2.3.2.3. Biện pháp tu từ điệp ngữ ......................................................................... 33
2.3.3. Dạng bài tập về bộc lộ năng lực cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn
.............................................................................................................................. 34
2.3.4. Dạng bài tập cảm thụ hình tượng nhân vật ................................................ 37
2.4. Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học ..... 38
2.4.1. Dạng bài tập phát hiện những hình ảnh đẹp, ấn tượng, những chi tiết có tác
dụng gợi tả trong dạy tập đọc............................................................................... 38
2.4.2. Dạng bài tập phát hiện một số biện pháp tu từ thường gặp ở Tiểu học ..... 38

2.4.3. Dạng bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn.............. 39
2.4.4. Dạng bài tập cảm thụ hình tượng nhân vật ................................................ 39
2.5. Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 40
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆ SƯ PHẠM..................................................... 41
3.1. Mơ tả thực nghiệm ........................................................................................ 41
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 41
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm .............................................................................. 41
3.1.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................ 42
3.1.4. Thời gian thực nghiệm ............................................................................... 42
3.1.5. Phạm vi thực nghiệm: ................................................................................ 42
3.1.6. Địa bàn thực nghiệm .................................................................................. 42
3.2. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................... 42
3.2.1. Giáo án thực nghiệm .................................................................................. 42

3.2.2. Tiến hành thực nghiệm............................................................................... 42
3.3. Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 47
1. Kết luận ............................................................................................................ 47
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 49

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTVH Cảm thụ văn học

ĐC Đối chứng

GV Giáo viên

HS Học sinh

HSTH Học sinh Tiểu học

NXB Nhà xuất bản

SGK Sách giáo khoa

SGV Sách giáo viên

TN Thực nghiệm

TV Tiếng việt

STT DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Trang

Bảng 1 Tên bảng 14

Bảng 2 Nhận thức của GVTH về tầm quan trọng của việc bồi 15
dưỡng năng lực CTVH cho HSTH
Biểu đồ 1 Những khó khăn cơ bản trong q trình bồi dưỡng năng 17
Bảng 3 lực CTVH cho HSTH 18
Bảng 4 Cách thức bồi dưỡng năng lực CTVH cho HSTH 19
Mức độ sử dụng bài tập bồi dưỡng CTVH cho HSTH
Bảng 5 Các dạng bài tập được GV sử dụng trong việc bồi dưỡng 20
Bảng 6 năng lực CTVH cho HSTH 24
Bảng 7 Thực trạng năng lực CTVH của HSTH hiện nay 40
Bảng 8 Thống kê các bài Tập đọc lớp 5 43
Biểu đồ 2 Bảng phân phối bài tập 44
Kết quả kiểm tra sau khi làm thực nghiệm
Biểu đồ biểu diễn kết quả dạy học thực nghiệm

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, việc thực hiện cuộc đổi mới, đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức
coi trọng. Để thực hiện được chiến lược này thì cần phải có một đội ngũ lao động
khơng những có phẩm chất cao q mà cần phải có trình độ nhất định. Muốn vậy
thì vấn đề giáo dục phải đặt lên hàng đầu vì chỉ có giáo dục mới tạo ra nguồn
nhân lực mà xã hội yêu cầu. Ở nước ta, trong nghị quyết TW2 khóa VIII đã xác
định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học ở
các cấp học” là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội Việt Nam hiện nay. Đến Nghị
quyết Hội nghị TW8 khóa XI lại một lần nữa nhấn mạnh “giáo dục là quốc sách
hàng đầu”. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các

chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Để đạt được mục tiêu này, giáo dục nước ta phải thực hiện qua nhiều cấp
học, bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt cần chú trọng
đến cấp Tiểu học, vì đây là cấp học nền tảng, là mầm móng của nền giáo dục, là
nhân tố quyết định sự đi lên hay đi xuống của chất lượng giáo dục. Giáo dục Tiểu
học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tình cảm, cảm xúc và các kĩ
năng cơ bản để bước lên trung học cơ sơ. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào
thời kì mới, chất lượng giáo dục là vấn đề số một trong nội dung công tác của
ngành giáo dục. Để đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội, cần đến nhân tài,
những người có trí tuệ sắc bén, có bàn tay vàng, có kĩ năng đặc biệt, việc phát
hiện và bồi dưỡng nhân tài là việc làm thật sự cần thiết. Vì vậy ở Tiểu học, việc
bồi dưỡng học sinh là trách nhiệm của giáo viên và nhà trường.

Trong hệ thống các mơn học ở Tiểu học thì mơn Tiếng Việt là môn học rất
quan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các mơn học khác. Chương
trình mơn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn học, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong

1

sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, trong dạy học Tiếng
Việt hiện nay, nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh còn
hạn chế. Giáo viên cịn khá lúng túng trong việc lựa chọn phân mơn và thời gian
thích hợp để thực hiện nhiệm vụ này.

Tập đọc với tư cách là một phân mơn của Tiếng Việt có nhiệm vụ hình
thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Thơng qua đọc văn bản mà các em

có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Những rung động tình cảm
ấy sẽ nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy được năng lực hành động sức mạnh
sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn trẻ em. Với những lí do trên, chúng tơi
chọn “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng được hệ thống bài tập nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các bài tập đọc lớp 5
Các bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua phân môn
Tập đọc
Học sinh lớp 5, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận:
Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa, sưu tầm tài liệu có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu khả năng cảm thụ văn học của mỗi học sinh.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: quan sát việc tổ chức hướng dẫn các hoạt động bồi

2

dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh cũng như khả năng cảm thụ văn
học của mỗi học sinh, thu thập các thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu.


Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra để khảo sát thực trạng việc
bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh và khả năng cảm thụ văn học
của học sinh.

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của thầy cô giáo
trong khoa Tiểu học – Mần non và thầy cô giáo trường Tiểu học.
4.3. Phương pháp thống kê: thống kê xử lí kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm.
5. Lịch sử nghiên cứu

Tìm hiểu vấn đề cảm thụ văn học, từ trước đến nay đã có khá nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm.

Cuốn “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học” [5] của tác giả Trần Mạnh
Hưởng đã chỉ ra những cách thức, bài tập cụ thể để luyện tập kỹ năng cảm thụ
văn học cho học sinh Tiểu học. Tác giả đưa ra các bài tập chung chung mà không
đi vào một lớp học cụ thể nào.

Tác giả Nguyễn Viết Chữ với bài viết “Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương ” [2],cũng đã đề cập tới vấn đề: “Lý thuyết câu hỏi cảm thụ tác phẩm
văn chương và sự vận dụng trong dạy học theo loại thể như một phương tiện thiết
yếu” đã đưa ra những yêu cầu có tính ngun tắc khi xây dựng hệ thống câu hỏi
trong dạy học tác phẩm văn chương nhằm giúp cho người đọc cảm nhận được cái
hay cái đẹp của tác phẩm.

Một số bài tập trong cuốn “Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt”[9] của Lê
Phương Nga đã đưa ra một số bài tập nhằm phát triển khả năng cảm thụ văn học
một cách hiệu quả hơn.

Khóa luận của Trương Thị Huyền “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học

cho học sinh lớp 4 thông qua phân môn Tập làm văn”[8] đã đưa ra các biện pháp
nhằm năng cao năng lực cảm thụ văn học trong khi dạy phân môn Tập làm văn.

Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là những cơng trình có giá
trị để chúng tơi kế thừa trong việc nghiên cứu và thực hiện một cách đầy đủ, trọn
vẹn hơn về cách thức phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 qua
phân môn Tập đọc

3

6. Đóng góp đề tài
Hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5

thông qua phân môn Tập đọc sẽ là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong nhà trường.
7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm
3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn học cho học sinh lớp 5

Chương 2: Hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm cảm thụ văn học

Cảm thụ văn học ( CTVH) , nói chính xác hơn là tiếp nhận văn học là quá
trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngơn từ, hệ thống tín hiệu
thứ hai của loài người. Hiểu một cách đơn giản, CTVH chính là sự cảm nhận
những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học. Tính hình
tượng của văn chương, đặc trưng ngơn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ
thuật của văn chương thể hiện trong các tác phẩm ( cuốn truyện, bài văn, bài
thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm ( đoạn văn, đoạn thơ,… thậm chí một từ
ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)
1.1.1.2. Khái niệm năng lực cảm thụ văn học

Năng lực CTVH được hiểu là khả năng nắm bắt một cách nhanh nhạy,
chính xác các đặc điểm đặc trưng, bản chất của các tác phẩm về nội dung và
nghệ thuật; là khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế với điều tâm sự
thầm kín nhất của tác giả gởi gắm qua hình tượng; là khả năng đánh giá chính
xác và sâu sắc cũng như sự độc đáo trong phong cách nhà văn.
1.1.2. Tiến trình và các cấp độ của cảm thụ văn học

Con đường tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm văn học là một quá trình bắt đầu
từ những ký hiệu ngôn ngữ, đến lớp âm thanh, nhịp điệu, rồi đến từ vựng, ngữ
điệu, đề tài, chủ đề và tư tưởng cảm xúc. Chính vì thế, để cảm thụ được tác phẩm
người đọc không chỉ dừng lại ở lớp vỏ âm thanh mà còn phải hiểu được nội
dung, tư tưởng của tác phẩm cũng như tình cảm của nhà văn qua tác phẩm đó. Vì
thế có thể nói tiến trình CTVH này đi từ đọc hiểu đến cảm thụ.


CTVH là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất, không chỉ
nắm bắt thơng tin mà cịn phải thẩm thấu được thơng tin, phân tích, đánh giá
được khả năng sử dụng ngơn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa
tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác.

5

Để tiếp cận một tác phẩm thì việc đầu tiên của người đọc chính là phải đọc,
đọc để nắm được nội dung, để tìm ra những hình ảnh, chi tiết nổi bật nhất, người
đọc cần phải đọc nhiều lần mới có thể tưởng tượng ra bức tranh của tác giả muốn
gửi đến người đọc, từ đó cảm nhận được nội dung của tác phẩm, việc đọc tốt sẽ
giúp ta hiểu nội dung tác phẩm dễ dàng hơn. “Hiểu nội dung tức là người đọc đã
phát hiện ra các thông tin mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm, kể cả việc nhận
diện các yếu tố nghệ thuật đã được sử dụng nhằm chuyển tải thông tin tới người
đọc một cách ấn tượng”. [5,10] Khi người đọc đã hiểu được nội dung của tác
phẩm để có thể thâm nhập vào tác phẩm, hịa mình vào những cảm xúc của tác
giả, người đọc cần huy động vốn sống của mình để cảm thụ tác phẩm ấy, “Cảm
thụ là quá trình người đọc nhập thân đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tư về một số
các câu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật,
nhân vật trữ tình hoặc của tác giả”. [5,3]

Năng lực CTVH ở mỗi người khơng hồn tồn giống nhau do nhiều yếu tố
quy định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và
thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học. Ngay cả ở một người, sự
CTVH về một bài văn, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều
biến đổi. Nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường đã từng nói: “Riêng bài ca dao“Con
cị mà đi ăn đêm”thì ở mỗi độ tuổi của đời người, tơi lại cảm nhận một cái hay
riêng của nó, và cho đến bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chưa đi thấu tận
cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng thuở nhỏ ấy".


Để đảm bảo yêu cầu của CTVH người đọc cũng phải thể nghiệm cùng với
các nhân vật, tức là phải nhập thân bằng tưởng tượng vào các nhân vật để hình
dung các biểu hiện của chúng, từ đó khái qt đặc điểm, tính cách. Người đọc
cũng cần dùng tưởng tượng, trực giác để cảm nhận ý nghĩa biểu cảm của ngơn từ,
từ đó chia sẻ, đồng sáng tạo với tác giả.

Sở dĩ bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa được đánh giá cao là do tác giả đã
biết chọn lọc từ ngữ khi miêu tả, tạo hình cho cây cối, cảnh vật ở góc sân và
mảnh vườn nhà mình. Người đọc biết đánh giá là người tưởng tượng được các
trạng thái ấy qua từ ngữ, hình ảnh. Chẳng hạn, trong hình ảnh Bụi tre tần ngần gỡ

6

tóc, từ “tần ngần” đã diễn tả tài tình dao động chậm chạp của cả búi tre trong
mưa dông, thứ dao động lừng khà lừng khừng không giống với các loài cây khác
do búi tre gồm nhiều thân cây tre tạo nên, mà Trần Đăng Khoa đã phát hiện ra.
Khi sử dụng từ “tần ngần” với dụng ý nhân hóa, tác giả đã khiến cho bụi tre hiện
ra như những cơ gái đỏm dáng, thong thả chải từng lọn tóc dài của mình. Dùng
tưởng tượng và trực giác, người cảm nhận sẽ thấm điều đó và, tất nhiên, nếu đọc
thành tiếng, sẽ nhấn giọng và đọc thong thả từ tần ngần này.

Quá trình CTVH chính là việc đảm bảo hiệu quả nhất mối quan hệ giữa nhà
văn - tác phẩm - bạn đọc. Đến với tác phẩm văn học, người đọc muốn được
hưởng thụ và bồi đắp những tình cảm thẩm mĩ, muốn được mở mang trí tuệ, bồi
dưỡng thêm về tư tưởng, đạo đức, lí tưởng, học hỏi kinh nghiệm sống hoặc nhận
xét, đánh giá. Bằng việc cảm thụ, người đọc đã chuyển hóa văn bản thứ nhất của
tác giả thành văn bản thứ hai của mình. Bởi vì, trong khi đọc tác phẩm văn học,
người đọc vừa bám vào sự mô tả trong văn bản, vừa liên tưởng tới các hiện
tượng ngoài đời, đồng thời cũng dựa vào cảm nghĩ và lí giải của mình, mà hình

dung, tưởng tượng ra các con người, sự vật, sự việc được miêu tả. Khi mối quan
hệ nhà văn - tác -phẩm - bạn đọc được đảm bảo thì người đọc sẽ có được sự đồng
cảm với với tác giả, khiến họ yêu ghét những gì mà chính tác giả yêu ghét. Trên
cơ sở của sự đồng cảm, nếu người đọc tiếp tục suy ngẫm, kết hợp với chân lí của
tác phẩm, liên hệ với thực tế, với bản thân, sẽ đến được với những nhận thức
mới. Chẳng hạn khi đọc bài ca dao sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Người đọc rung động trước vẻ đẹp thanh khiết của sen, đồng thời khi nghiền
ngẫm kĩ ý nghĩa của câu cuối, sẽ nhận thức được một bài học triết lí: cây cỏ cịn
biết vươn lên khỏi bùn lầy, nở hoa thơm ngát, trắng trong, huống chi con người,
sống trên cõi đời phức tạp này, nếu biết ý thức về phẩm giá, thì có thể bảo tồn khí
tiết và nhân cách của mình trong mọi hồn cảnh, khơng để “gần mực thì đen”...

7

Như vậy, việc CTVH của học sinh ( HS) cũng có những tiến trình nhất định
với các cấp độ khác nhau. Trước hết, HS cần phát hiện tiếp các tín hiệu thẩm mĩ
của văn bản nhằm tiếp cận tác phẩm ở một mức độ cao hơn, tạo mối giao tiếp
gần gũi hơn với tác giả. Các tín hiệu đó có thể rất nhỏ bé nhưng có sức gợi tưởng
tượng và liên tưởng sâu xa, đem lại những rung cảm thực sự cho người đọc. Sau
đó, HS biết dùng từ ngữ để diễn đạt suy nghĩ, những tình cảm của mình, chia sẻ
với người khác cảm nhận của mình về tác phẩm. Do đó, các bài tập cảm thụ văn
học cần được xây dựng phong phú, đa dạng với các mức độ khác nhau để từng
bước rèn luyện và bồi dưỡng khả năng CTVH cho HS.


1.1.3. Một số vấn đề về dạy cảm thụ văn học ở học sinh Tiểu học
1.1.3.1. Đặc trưng năng lực cảm thụ văn học ở học sinh Tiểu học

Sự CTVH của học sinh Tiểu học ( HSTH) mang những đặc trưng riêng: sự
chi phối mạnh mẽ của tình cảm, sự vượt trước của tình cảm so với q trình phân
tích - tổng hợp, sự phát triển chưa hồn thiện của óc phân tích, sự thiếu hoàn
thiện của năng lực so sánh - tổng hợp; óc khái quát của trẻ cũng chưa cao do các
em thường sa vào những chi tiết cụ thể, thiếu khả năng tổng hợp vấn đề; không
biết lật trở vấn đề, sự khái quát thường vội vã, thiếu chiều sâu đồng thời chưa
thấy được hết các mối quan hệ giữa các sự kiện diễn ra trong tác phẩm...

CTVH diễn ra ở mỗi em khơng hồn toàn giống nhau do nhiều yếu tố quyết
định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái
độ khi tiếp xúc với văn học,...

Dù có những hạn chế về khả năng cảm thụ thì sự cảm thụ trực tiếp, hồn
nhiên tác phẩm văn học của HSTH vẫn diễn ra là do: khả năng đọc – hiểu của
các em đã bước đầu phát triển, nên khi đọc một bài văn, bài thơ các em có thể
hiểu được nội dung; óc tưởng tượng của các em đã hình thành nên không cần tốn
nhiều công sức, nhận thức của các em có thể phản ánh được kết quả của quá trình
đọc dưới hình thức biểu tượng.

Việc dạy đọc trong nhà trường phải đạt mục đích tạo năng lực CTVH cho
HS. Năng lực này là khả năng rung động, cảm thụ với cái đẹp; là năng lực tạo ra
cái đẹp trong cuộc sống; là cá tính và bản lĩnh của con người có ý thức về bản

8

thân… Khi tổ chức dạy học các bài tập đọc, phải cho các em nhập thân vào tác
phẩm, sống và cảm xúc cùng với cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm

bằng hệ thống các câu hỏi phù hợp.
1.1.3.2. Yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học

Chương trình mơn Tiếng việt (TV) ở Tiểu học (TH) luôn coi nhiệm vụ bồi
dưỡng năng lực CTVH cho HS là một nhiệm vụ quan trọng nhằm: Bồi dưỡng
tình yêu TV và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của TV, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho HS. Để các
em CTVH một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thì các em phải cảm nhận được cái
hay cái đẹp của văn ( thơ ) thông qua nội dung, nghệ thuật; nắm bắt được tư
tưởng của tác giả được gửi gắm trong bài thơ ( văn ); biết bộc lộ suy nghĩ, cảm
xúc của bản thân; biết viết một đoạn văn cảm thụ sinh động ở mức độ đơn giản
phù hợp với lứa tuổi.

Do vậy những yêu cầu dưới đây cần được mỗi HS cố gắng thực hiện tốt:
Thứ nhất, trau dồi hứng thú khi tiếp xúc thơ văn
Giáo sư văn học Lê Trí Viễn đã rút ra một nhận xét quý báu: “Trong thơ
văn hay, chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tiếp thơng thường của nó, cịn
có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại. Nếu khơng “làm thân” được với
văn thơ thì khơng nghe được tiếng lịng chân thật của nó. Muốn “làm thân” với
văn thơ, chính ta cũng phải có tấm lịng chân thật, tình cảm thiết tha u q văn
thơ. Có hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ, các em sẽ vượt qua được khó khăn trở
ngại, cố gắng luyện tập để CTVH tốt và học giỏi môn TV. Tập đọc diễn cảm một
bài thơ, đoạn văn, chăm chú quan sát, lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên
nhiên và cuộc sống quanh ta, tập dùng từ ngữ đúng và hay, nói - viết thành câu cho
rõ ý, sinh động gợi cảm;...... Tất cả đều giúp em phát triển năng lực CTVH.
Thứ hai, tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học
Vốn hiểu biết ấy được tích luỹ bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản
thân qua hoạt động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống. Tập quan sát thường
xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi ) là
một thói quen rất cần thiết của một người HS.


9

Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp cho các em viết được bài văn
hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một
cách tinh tế và sâu sắc.

Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế và cuộc sống, các em cần tích luỹ cả vốn
hiểu biết về văn học thông qua việc đọc sách thường xuyên. Mỗi cuốn sách có
biết bao điều bổ ích và lí thú nó giúp ta mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu
những suy nghĩ và cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực CTVH ở mỗi chúng ta.
Song muốn đọc sách có kết quả, các em cần tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô
để chọn được những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, có ích cho việc học tập tu
dưỡng. Chăm đọc sách, đọc sách có phương pháp tốt sẽ giúp ta tự học được
nhiều điều thú vị, từ đó mà lớn lên cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Càng hiểu biết sâu
sắc về hiểu biết về văn học, trí tưởng tượng và cảm xúc của mỗi người càng thêm
phong phú, chân thực. Đây chính là điều kiện quan trọng để CTVH tốt.

Thứ ba, nắm vững kiến thức cơ bản về TV
Để trau dồi năng lực CTVH ở TH, các em cần nắm vững những kiến thức cơ
bản đã học trong chương trình mơn TV ở TH. Nắm vững kiến thức ngữ pháp TV,
các em sẽ không chỉ nói tốt, viết tốt mà cịn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội
dung qua những hình thức diễn tả sinh động, sáng tạo.
Thứ tư, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về CTVH.
Rèn luyện để nâng cao năng lực CTVH là một trong những nhiệm vụ cần
thiết đối với mỗi HS Tiểu học.
Để làm được bài tập về CTVH đạt kết quả tốt các em cần thực hiện những
việc sau:
Đọc kĩ đề, nắm chắc yêu cầu bài tập.
Đọc và tìm hiểu về các câu thơ, câu văn, đoạn trích trong đề.

Viết đoạn văn 5 – 7 dòng hướng vào yêu cầu của đề.
Đoạn văn có nội dung về CTVH ở TH cần được diễn đạt một cách hồn
nhiên trong sáng, cần tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
Nắm vững những yêu cầu về CTVH ở TH, kiên trì rèn luyện từng bước,
nhất định khả năng CTVH của HS sẽ từng bước được nâng cao, các em sẽ phát
hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và trong cuộc sống của chúng ta.

10

1.1.4. Một số đặc điểm tâm- sinh lý của học sinh Tiểu học liên quan đến bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học

TH được tính từ 6 đến11 tuổi ( đến 16 tuổi đối với vùng kinh tế khó khăn).
Ở giai đoạn này, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Để quá trình bồi dưỡng
có hiệu quả thì việc nắm vững các đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ là rất quan
trọng. Sau đây là một số đặc điểm tâm – sinh lý của HSTH làm cơ sở cho việc
xây dựng các bài tập bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS

* Về tri giác
Đặc điểm tri giác của HSTH là tươi sáng, sắc bén. Trong những năm đầu
của bậc TH tri giác của HSTH thường gắn với hành động, với hoạt động thực
tiễn của trẻ. Tri giác ở góc độ phân tích có định hướng, có tổ chức và sâu sắc của
trẻ còn yếu, trẻ thường phân biệt những chi tiết ngẫu nhiên mà người lớn ít chú ý
đến nhưng chưa nhìn thấy được những chi tiết quan trọng và bản chất.
Từ những đặc điểm tri giác trên cho thấy tri giác của trẻ khơng tự nhiên mà
có. Điều đó u cầu người GV khơng chỉ dạy cho các em nhìn, xem, mà còn phải
dạy cho trẻ em nhận xét, biết nghe và biết lắng nghe, và đặc biệt là tổ chức cho
HS hoạt động để tri giác đối tượng một cách tích cực, dạy trẻ vạch ra những dấu
hiệu bản chất, những thuộc tính bản chất, phải làm thế nào đó để trẻ có thể biết
cần chú ý đến cái gì, rèn luyện cho trẻ phân tích những đối tượng một cách có hệ

thống và có kế hoạch. Đây cũng chính là cơ sở xây dựng các bài tập nhằm bồi
dưỡng năng lực CTVH cho HSTH.
* Về chú ý
Đối với HSTH cùng một lúc các em chưa chú ý đến được nhiều đối tượng
và sự phát hiện cũng chưa cao nên việc duy trì sự tập trung chú ý 40 phút trong
mỗi giờ học thường bị phá vỡ bởi những việc riêng nhất khi học các phân môn
của môn TV nói chung và phần rèn luyện CTVH cuối mỗi giờ Tập đọc nói riêng.
Do đó để bồi dưỡng năng lực CTVH, ươm mầm năng khiếu văn chương cũng
như việc giúp các em cảm nhận giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục trong mỗi tác
phẩm, GV nên phối hợp linh hoạt các biện pháp, các con đường tiếp cận khác nhau
và sử dụng đa dạng các bài tập để thu hút sự tập trung của HS.

11

* Về tưởng tượng
Ở các lớp cuối bậc TH hình ảnh tưởng tượng của các em cũng khá phong
phú, tưởng tượng thường dựa trên những tri giác đã có từ trước và dựa vào ngơn
ngữ. Vì vậy, các bài tập cảm thụ đưa ra cần có những chỉ dẫn, gợi mở để phát
huy trí tưởng tượng của HS.
*Về tư duy
Mang đậm màu sắc cảm xúc và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động.
Các phẩm chất tư duy chuyển từ cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Cần
đưa ra một số bài tập với những định hướng cụ thể nhằm rèn luyện khả năng
phân tích tổng hợp của HS.
*Về tình cảm
Về tình cảm HS giàu tình cảm và dễ rung động nhưng tình cảm của trẻ chưa
bền vững dễ thay đổi do đó dạy GV TH cần đưa ra những bài tập đánh động vào
tình cảm của HSTH, khơi gợi được cảm xúc có như thế mới phát triển được
CTVH cái hay cái đẹp của văn chương.
1.1.5. Phân môn Tập đọc ở Tiểu học

1.1.5.1. Vị trí, tính chất của phân môn Tập đọc
Dạy học Tập đọc có vai trị, vị trí rất quan trọng trong nhà trường TH. Đọc
được hiểu là “một dạng hoạt động ngơn ngữ, là q trình chuyển dạng thức chữ
viết sang lời nói có âm thanh và thơng hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành
tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa
khơng có âm thanh (ứng với đọc thầm)” (M.R Lơvôp – “Cẩm nang dạy học tiếng
Nga”[ dẫn theo Lê Phương Nga]). Đọc giúp con người lĩnh hội những tri thức và kinh
nghiệm sống được kết tinh từ nền văn hóa nhân loại. Hoạt động đọc đặc biệt có ý
nghĩa to lớn đối với trẻ nhỏ. Học đọc là tiền đề để các em chiếm lĩnh ngôn ngữ
phục vụ trong giao tiếp và học tập. Nói cách khác, đọc là con đường để trẻ tiếp thu
tri thức, là công cụ để học tập các môn học khác. Từ học đọc, HS phải đọc để học,
đọc để tự học và học tập suốt đời. [9]

12

1.1.5.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc
Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho

HS. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng
của đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này có
mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện kĩ năng này sẽ tác
động tích cực đến những kĩ năng khác.

Một nhiệm vụ khá quan trọng của dạy Tập đọc là giáo dục lịng ham đọc sách,
hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho HS.

Đọc cịn là một hoạt động tích cực nhằm giúp trẻ khám phá thế giới xung
quanh. Từ những bài tập đọc, kiến thức, văn học cũng như các kinh nghiệm sống,
năng lực ngơn ngữ…được HS tích lũy và tiếp nhận. Từ đó, ngơn ngữ và tư duy
của HS cũng phát triển hơn.


Việc dạy đọc ở TH cũng hướng tới bồi dưỡng ở HS những tư tưởng và tình
cảm tốt đẹp. Dạy đọc còn chú trọng giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho HS, định
hướng cho các em trong việc chọn lựa và tiếp nhận các văn bản hay, phù hợp với
lứa tuổi của mình.

Như vậy, phân mơn Tập đọc là phân mơn có nhiều tiềm năng để hình thành
và phát triển năng lực CTVH cho HSTH.

1.1.5.3. Nội dung dạy học Tập đọc lớp 5
Chương trình Giáo dục phổ thơng, cấp TH (ban hành kèm theo Quyết định
số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5 - 5 - 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) đã quy định rõ nội dung và kế hoạch dạy học môn TV lớp 5 (8 tiết/tuần x 35
tuần= 280 tiết). Trong đó phân mơn Tập đọc 2 tiết/ tuần.
Tập 1: gồm 5 chủ điểm

- Việt Nam Tổ quốc em
- Cánh chim hịa bình
- Con người với thiên nhiên
- Giữ lấy màu xanh
- Vì hạnh phúc con người
Tập 2: Gồm 5 chủ điểm
- Người công dân
- Vì cuộc sống thanh bình
- Nhớ nguồn
- Nam và nữ

13



×