Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.72 KB, 71 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: NGỮ VĂN & CÔNG TÁC XÃ HỘI

. . . …

TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH DƯỚI

GĨC NHÌN THI PHÁP HỌC

Sinh viên thực hiện

VÕ THỊ HÒA LINH

MÃ SỐ: 2113010323
CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

KHÓA: 2013 -2017

Cán bộ hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN XUÂN HOÀNG

MSCB: 1064

Tam Kỳ, tháng 4 năm 2017

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hoàng và sự tiếp thu ý kiến
đóng góp của q thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn và công tác xã hội.



Quảng nam, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

VÕ THỊ HÒA LINH

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo – Th.S. Nguyễn Xuân
Hoàng, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương
pháp để em hồn thành tốt khóa luận này.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn đã
hướng dẫn, giảng dạy cung cấp kiến thức và phương pháp học tập trong suốt
bốn năm học vừa qua.
Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, khóa luận này chắc chắn
khơng tránh khỏi tình trạng thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận
được sự đóng góp và chỉ dẫn tận tình của q thầy cơ.
Cuối cùng em xin kính chúc q thầy cơ dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp trồng người của mình.
Em xim trân trọng cảm ơn!

Quảng Nam, tháng 4 năm 2016
Tác giả khóa luận

VÕ THỊ HÒA LINH

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1. Lý do chon đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3

3. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6
6. Đóng góp đề tài ........................................................................................ 6
7. Kết cấu đề tài ........................................................................................... 7
II. NỘI DUNG ............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA................................... 8
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thi pháp học.................. 8
1.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lý giải, cảm
thủ của chủ thể............................................................................................. 8
1.1.2. Cở sở xã hội, lịch sử, văn hóa của quan niệm nghệ thuật về con
người ............................................................................................................. 9
1.1.3. Khái niệm chung quan niệm nghệ thuật về con người .................. 9
1.1.4. Ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người......................... 10
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa............................................................................................................. 11
1.2.1.Nhân vật hành động “tùy duyên”.................................................... 11
1.2.2. Nhân vật mang vẻ đẹp biểu trưng thiên tính nữ .......................... 16
1.2.3. Nhân vật chính diện ........................................................................ 19
1.2.4. Nhân vật phản diện ......................................................................... 25
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA................................. 31
2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa ........... 31

2.1.1.Khái niệm về không gian nghệ thuật.............................................. 31
2.1.2. Các kiểu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa............................................................................................................. 32
2.1.2.1. Không gian làng quê Bắc Bộ ....................................................... 32
2.1.2.2. Không gian đời thường ............................................................... 36

2.1.2.3.Không gian đời sống Phật giáo .................................................... 39
2.1.2.4. Không gian chiến trường............................................................. 44
2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa............... 46
2.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ..................................................... 46
2.2.2. Các kiểu thời gian nghệ thuật ........................................................ 47
2.2.2.1. Thời gian sự kiện .......................................................................... 47
2.2.2.2. Thời gian hồi tưởng...................................................................... 49
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU
THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA............................................................. 53
3.1. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa.................................. 53
3.1.1. Ngôn ngữ bình dân.......................................................................... 53
3.1.1.2. Ngơn ngữ triết luận ...................................................................... 54
3.2. Giọng điệu ........................................................................................... 56
3.2.1.Giọng triết lý, suy tưởng .................................................................. 56
3.2.2. Giọng điệu cảm thông chia sẻ......................................................... 58
III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 62
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 65

1

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chon đề tài

Hàng nghìn năm qua, có thể nói tác phẩm văn học khơng những là sản phẩm
mà cịn góp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ phát huy văn hóa của dân tộc. Những
cốt cách tinh thần, đạo đức lối sống của con người thông qua lăng kính của nhà
văn mà hiện lên qua từng trang viết. Ở thế kỷ XXI tiểu thuyết lịch sử phát triển
một cách vượt bật có vị thế cột sống và đóng vai trị to lớn vào diện mạo của nền
văn học, nó được đánh giá là thể loại của thời đại hơm nay. Đối với Nguyễn Xn

Khánh thì tiểu thuyết lịch sử là nơi mà ơng có thể dể dàng thể hiện rõ ràng nhất tài
năng của mình. Qua đó cho người đọc có những sự nhìn nhận và quan niệm về
con người với nhiều khía cạnh qua nhiều lăng kính khác nhau.

Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ và đa năng của dòng tư tưởng văn hóa lịch
sử đó nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nổi lên như một hiện tượng nổi trội. Chùm ba
trường thiên tiểu thuyết Hồ quý ly(2000), Mẫu thượng ngàn(2006) và Đội gạo lên
chùa(2011) đã minh chứng chân dung của một tác giả hàng đầu của tiểu thuyết
viết về vấn đề lịch sử của dân tộc. Những tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh là
kho tri thức văn hóa lịch sử, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tuyến trình lịch sử dân
tộc. Với Đội gạo lên chùa đây là một sự kết tinh, luận giải các vấn đề văn hóa, về
những kiếp người nhỏ bé trong giai đoạn đang trải qua những biến động xã hội.
Nếu như Hồ Quý Ly hướng tới khai thác vấn đề về nhân chứng lịch sử Mẫu
thượng ngàn hướng tới khái thác những vấn đề về phong tục. Thì tác phẩm Đội
gạo lên chùa được coi là thành công nhất, bởi đây là tác phẩm được xem như là
một kho tri thức sâu rộng về lịch sử, văn hóa, tơn giáo của con người Việt Nam
trong chiều dài lịch sử từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cải cách ruộng đất và
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tất cả đã tạo thành một bức tranh đa màu, đa chiều
của lịch sử nhân loại. Khác với Hồ quý ly, là một tiểu thuyết lịch sử với các yếu tố
chính là chất liệu nịng cốt, thì Đội gạo lên chùa lịch sử chỉ mang tính chất hư

2

cấu. Tuy nhiên đó là một khơng gian, thời gian nghệ thuật được tái hiện là yếu tố
không thể thiếu đối với một tác phẩm văn học . Đặc biệt, ở đó là sự biểu hiện của
hệ thống nhân vật, các quan điểm cách nhìn nhận cuộc sống đều theo dịng tư
tưởng tơn giáo chi phối đó chính là yếu tố Phật giáo. Trong giai đoạn này Nguyễn
Xuân Khánh là một trong số ít nhà văn thành cơng với việc viết về tiểu thuyết lịch
sử của văn học đương đại. Cùng thế hệ với những nhà văn như Nguyên Ngọc, Ma
Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu với tài năng văn chương của mình, lẽ ra Nguyễn

Xn Khánh đã sớm có được vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa cùng với
những cây bút đồng trang lứa. Tuy nhưng trong suốt thời gian dài ơng đã “mất
tích” trên diển đàn văn học. Khi tác phẩm Hồ q ly được cơng bố nó đã trở thành
cú sốc vô cùng ngoạn mục cho văn học lúc bấy giờ, đánh dấu sự trở lại của
Nguyễn xuân khánh. Và cho đến hai tác phẩm Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên
chùa thì tiếng vang của ơng ngày càng vang xa hơn. Và với tác phẩm Đội gạo lên
chùa thì vị trí của ơng một lần nữa được khẳng định lại. Chúng ta rất khó để có
thể so sánh Đội gạo lên chùa với hai tác phẩm Hồ quý ly và Mẫu thượng ngàn.
Nhưng với Đội Gạo lên chùa đã gợi ra nhiều vấn đề suy ngẫm hơn cả và nhiều
trang độc giả sẽ muốn mở ra và đọc lại một lần nữa. Tuy nhiên điểm nổi bật nhất
của Đội gạo lên chùa không chỉ dừng lại ở đó mà nó cịn là ở những kiến giải
khác nhau về lịch sử dân tộc. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã mượn tứ câu thơ:

“Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa nhà sư”

Để đặt tên cho thiên trường tiểu thuyết của mình. Nhưng ơng lại lấy bốn câu
thơ trong bài thơ “Cư trần lạc đạo phú” của nhà vua Trần Nhân Tông để làm
đề từ cho cuốn sách. Đây là dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm giúp làm rõ
được vấn đề “tùy duyên”. Sự thành công của tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa” là
một sự đóng góp to lớn vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
trong đó bao gồm chủ đề, vấn đề văn hóa, phong tục.

3

Là sinh viên chuyên ngành Ngữ văn với niềm say mê đọc các tác phẩm văn
học và mong muốn khám phá những giá trị văn học dưới nhiều khía cạnh khác
nhau của văn học. Xuất phát từ những nguyên nhân trên người viết mạnh dạn
chọn đề tài: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
dưới góc nhìn thi pháp học để làm chun đề khóa luận này.


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xn Khánh

dưới góc nhìn thi pháp học nhằm mục đích nghiên cứu về đề tài thi pháp ở
ba nội dung lớn đó là: về quan niệm nghệ thuật về con người, không gian
thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ giọng điệu. Bên cạnh đó thơng qua những
đánh giá phân tích để thấy được những đóng góp của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh trong dòng chảy tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
3. Lịch sử vấn đề

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi bậc
trong những năm gần đây. Mặc dù xuất hiện trong làng văn học hiện rất sớm
khoảng những năm 50 của Thế kỷ XX, nhưng những tác phẩm của Nguyễn
Xuân Khánh mới thực sự nhận được đánh giá cao của giới nghiên cứu văn
học trong những năm gần đây.

Phó giáo sư Nguyễn Thị Bình đã có những nhận định về Đội gạo lên
chùa như sau: Nguyễn Xuân Khánh là người tự do trên sân chơi tiểu thuyết.
Ơng khơng nệ thực, khơng nệ Phật nệ Mẫu dù chỉ sử dụng là trong tác phẩm.
Cái can dự của ơng vào chất liệu đó là đưa nhưng suy tư về giá trị cuộc sống,
giá trị văn hóa tại các thời điểm lịch sử. Vì thế tác phẩm “Đội gạo lên
chùa”chứa đựng Phật giáo theo kiểu của Nguyễn Xuân Khánh. Và qua tác
phẩm ông cũng đề xuất lẽ sống “tùy duyên” của mình: khơng phải phó mặc
số phận mà ca ngợi tự do, không áp đặt, không định kiến và kể khác với lịch
sử”. Và đây cũng chính là cái đổi mới trong tác phẩm của Nguyễn Xuân

4

Khánh khi nhìn lịch sử, văn hóa dân tộc và trong việc xây dựng chất liệu văn

chương. Nhà văn Hồng Quốc Khải dự cảm rằng:“có thể đây là tác phẩm
văn hóa phong tục cuối cùng của Việt Nam”.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh quan niệm con người hãy ln sống theo
triết lí “từ bi hỷ xả”(chúng ta là những người nhà quê; Báo tuổi trẻ, số ra
ngày 16/7/2006). Do vậy tác phẩm Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh tiếp mạch tự sự cho văn hóa lịch sử Hồ quý ly và Mẫu thượng ngàn”.

Bài viết của tác giả Mai Anh Tuấn “Tiểu thuyết như một tham khảo Phật
giáo” đã đưa ra nhận định: Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh là
cuốn tiểu thuyết ngay từ tiêu đề đã tiết lộ một dấu chỉ Phật giáo và bởi thế,
liền sau đó vẫy gọi những cảm xúc cũng như tri thức tiếp nhận thuộc chốn
cửa thiền.

Vì Nguyễn Xuân Khánh xuất hiện như một hiện tượng văn học đương
đại, nên đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh nói chung và tiểu Đội gạo lên chùa nói riêng là có khá nhiều và
khá đồ sộ. Qua đó cho thấy được sức hút mãnh liệt của văn chương Nguyễn
Xuân Khánh. Lê Thị Thúy Hậu thực hiện Luận văn: “Thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh
(Đại học Vinh năm 2009), Tống Thị Thanh thực hiện Luận văn (Đại học
KHXH và NV- Đại học Quốc gia Hà nội năm 2010, Phạm Văn Vũ thực hiện
luận văn: “ Cảm quan triết luận- Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Đại học sư phạm- Đại học Thái nguyên, năm
2010), Hoàng Thị Thu Hương với Luận văn: “Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh qua tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (Đại học sư phạm- đại học
Thái nguyên”, Võ Thị Hồng Thắm với Luận văn: “Tiểu thuyết Nguyễn Xn
Khánh từ góc nhìn thể loại” (Đại học Vinh).

5


Ngoài ra tác phẩm và sự nghiệp của Nguyễn xuân khánh cũng trở thành
đối tượng nghiên cứu của nhiều sinh viên, học viên tại các trường đại học,
Viện nghiên cứu chuyên ngành từ đề tài nhỏ đến tiểu luận khóa luận tốt
nghiệp và luận văn.Trong đó có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu
như: Luận văn Thạc Sĩ của Hồng Thị Hiền Lương - Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Hà nội năm 2010 với đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Xn
Khánh dưới góc nhìn trần thuật”. Luận văn của Thạc sĩ Tống Thị Thanh -
Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà nội năm 2010 với đề tài “Những
đóng góp của Nguyễn Xn Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt
nam đương đại qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn. Xét riêng
trong trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã có số lượng
đáng kể các khóa luận, luận văn Thạc sĩ như: khóa luận tốt nghiệp tiểu
thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Khải và Nguyễn Xuân Khánh của Nguyễn
Thùy Dung năm 2004: “Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử” (qua
khảo sát của Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn thiêu của Võ Thị
Hảo) của Đinh Việt Hà…

Như vậy có thể nói có khá nhiều bài báo, nhiều cơng trình nghiên cứu
khoa học về tiểu thuyết của Nguyễn xuân khánh nói chung và tiểu thuyết
Đội gạo lên chùa nói riêng. Tiếp nhận tồn bộ những gì đã có của những
người đi trước, trong bài khóa luận tốt nghiệp này người viết mong muốn
hướng tới nhận thức tổng thể về quan niệm nghệ thuật về con người, không
gian thời gian nghệ thuật cũng như ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết
của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Qua khảo sát của người viết thì hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên
nào nghiên cứu một cách tồn diện về Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn thi pháp học khi thực hiện đề tài này


6

người viết mong muốn người đọc sẽ có cái nhìn tồn diện hơn về nhà văn
Nguyễn Xuân khánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu vào các bình
diện sau: Quan niệm nghệ thuật về con người, không gian thời gian nghệ
thuật và ngôn ngữ giọng điệu.

- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn
Nguyễn Xn Khánh dưới góc nhìn thi pháp học.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này người viết đã sử dụng những phương pháp:
- Phương pháp thống kê - phân tích: Với đề tài này tơi đi tìm hiểu cụ thể tác
phẩm sau đó tiến hành phân tích tổng hợp đánh giá kết quả, một cách khách
quan và khoa học.
-Phương pháp so sánh - đối chiếu: Ở phương pháp này tôi đi so sánh các
nhân vật, các kiểu khơng gian và thời gian, sau đó tiến hành đối chiếu so
sánh các sự kiện, các nhân vât, các kiểu thời gian với nhau.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Sử dụng phương pháp hệ thống này giúp
người viết có được sự logic và cẩn thận hơn trong việc sắp xếp các đề mục,
tiểu mục một cách có hệ thống nhằm phân tích luận điểm cho phù hợp với
nội dung tác phẩm, nhìn nhận vấn đề một cách trọn vẹn hơn.

Ngoài ra, trong khóa luận này người viết cịn sử dụng một số phương pháp
khác như: Phương pháp lịch sử xã hội, phương pháp thuyết minh, giải
thích... nhằm làm rõ những vấn đề được đưa ra
6. Đóng góp đề tài


- Về mặt lí luận: Khóa luận là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống
nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về con người. Từ đó cho thấy tầm quan

7

trọng của con người – con người đóng vai trị trung tâm, khơng thể vắng mặt
trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Đồng thời qua đó ta có thể hiểu rõ được
phần nào được ý đồ của nhà văn gửi gắm vào tác phẩm. Ngoài ra trong khóa
luận này người viết cịn muốn thơng qua hai tác phẩm Hồ quý ly và Mẫu
thượng ngàn qua đó thấy được vai trị của văn hóa đối với văn học và mối
quan hệ giữa hiện thực lịch sử và sáng tạo văn học.

- Về mặc thực tiễn: Khóa luận góp phần vào việc tìm hiểu nghiên cứu sâu
hơn về tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh. Giúp nhà văn khẳng định mình
trên văn đàn phong cách, giá trị sáng tạo của nhà văn. Bên cạnh đó việc
nghiên cứu này, người viết còn muốn khẳng định những giá trị văn hóa
truyền thống vẫn có sức sống mãnh liệt sự mềm dẻo của nền văn hóa Việt
trong xu thế hội nhập và triển.
7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung
khóa luận chia thành gồm 3 chương như sau:

Chương 1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Đội
gạo lên chùa

Chương 2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đội
gạo lên chùa


Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa

8

II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

TRONG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thi pháp học
1.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lý giải, cảm
thủ của chủ thể

Mọi người đều biết văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện
con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Xét về mặt sáng tác
người ta không thể miêu tả con người nếu như không hiểu biết, cảm nhận và
có các phương tiện biện pháp nhất định. Mặt này của quan niệm nghệ thuật
về con người tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người
trong văn học. “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa
sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện
biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và
thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó”.[10;55]. Từ trước đến nay
người ta chỉ chú ý đến tính khách thể của nhân vật như nhân vật mang những
phẩm chất gì? Tính cánh nhân vật như thế nào? Ngoại hình được khắc họa ra
sao, tâm lý nhân vật có đặc điểm gì đặc sắc? Ngơn ngữ nhân vật có cá tính
hóa hay khơng? Đơi khi người ta phân tích nhân vật như những nhân vật có
thật ngồi đời. Nhưng ở đây người ta khơng biết rằng tiêu chuẩn đánh giá ở
đây là gì? Đánh giá nhằm mục đích gì? Để xác lập ngoại hình nhân vật
người ta chia nhân vật thành nhân vật chính, phụ, phản diện, chính diện... về
mặt cấu trúc có thể chia thành nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật
tính cách, nhân vật tư tưởng. Sự chú trọng đến hình tượng khách thể của con

người là cần thiết, xong xem nhẹ việc tìm hiểu các ngun tắc lí giải cảm thụ
của chủ thể trong hình tượng sẽ dẫn đến việc giản đơn hóa bản chất của sáng
tạo văn học, đặc biệt là vai trò sáng tạo của nhà văn rút gọn tiêu chuẩn tính
chân thực vào một điểm là miêu tả giống hay không giống so với đối tượng.

9

Quan niệm nghệ thuật về con người mở rộng ra một hướng khác, nó
hướng chúng ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của
chủ thể, ngay khi miêu tả con người ấy giống hay không giống so với đối
tượng.
1.1.2. Cở sở xã hội, lịch sử, văn hóa của quan niệm nghệ thuật về con
người

Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm lí giải, cảm thụ,
người viết hiểu và miêu tả con người trong văn học. Nhưng các nguyên tắc
đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử. Mác từng nói đại ý khi con người
nguyên thủy chưa chinh phục được thiên nhiên thì họ tưởng tượng ra các
thần nhưng khi đã sáng tạo ra thuốc súng máy in họ sẽ không tưởng tượng
về các thần như Hephaixtot hay Aplo nữa.

Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa tư
tưởng. Cho dù quan niệm con người trong mỗi thời đại có thể đa dạng nhưng
vẫn mang dấu ấn của quan niệm thống trị. Chẳng hạn, thời trung đại phương
Tây người ta xem con người là sản phẩm của chúa trời, thời Phục Hưng đến
khai sáng thì con người được xem là sản phẩm của tự nhiên. Từ đầu thế kỷ
XIX thì xem con người là sản phẩm vừa tự nhiên vừa xã hội. Quan niệm
nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ, gắn
liền với cái nhìn nghệ sĩ. Đây là điều đã được phổ biến và đã được công
nhận. Trong các thể loại văn học khác nhau cũng có quan niệm nghệ thuật

khác nhau về con người.
1.1.3. Khái niệm chung quan niệm nghệ thuật về con người

Trung tâm của văn học là con người, nên con người cũng chính là đối
tượng thẩm mỹ của văn học, nó thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống.
Người sáng tác sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, cho phép con
người nêu ra những tư tưởng mới để hiểu hết về thế giới của con người. Nhà

10

văn Nguyễn Minh Châu đã từng nhận xét rằng: “Văn học và cuộc sống là
những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm ở đây là con người”[13;24].

Có thể thấy một điều rằng: Bước sang thế kỷ XX thì quan niệm nghệ
thuật về con người đã có sự thay đổi, tính chủ thể được đề cao. Ở mỗi thể
loại, ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại có những quan niệm nghệ thuật khác
nhau. Quan niệm nghệ thuật về con người là một khái niệm cơ bản nhằm thể
hiện rõ khả năng khám phá, sáng tạo trong mỗi lĩnh vực miêu tả của nhà văn.
Quan niệm nghệ thuật về con người như một chiếc chìa khóa góp phần gợi
mở cho người đọc những bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người
nghệ sĩ nói riêng và của từng thời đại nói chung. Thơng qua những đứa con
tinh thần của mình nhà văn gửi gắm những quan niệm sống, những triết lí
sống của mình. Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản
nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện
con người của nhà văn. Có thể nói nó giống như một chiếc chìa khóa góp
phần gợi mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của
mỗi người nghệ sĩ. Giáo sư Trần Đình Sử đã cho rằng: “Quan niệm nghệ
thuật về con người là sự cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm
trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác
phẩm của mình”[10; 55]


1.1.4. Ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người
Nhiều nhà nghệ sĩ đã khẳng định rất đúng rằng: một nền nghệ thuật mới ra

đời bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới với cách hiểu mới về con
người hoặc bắt đầu bằng việc suy nghĩ lại các khám phá nghệ thuật của
những người đi trước. Trong lịch sử việc sử dụng các đề tài, cốt truyện, nhân
vật truyền thống là rất phổ biến nhưng cách giải thích và cảm nhận của họ
mới tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới. Cùng một con người hiểu biết nhưng
hơm qua được nhìn ở một góc độ, hơm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo

11

thành sáng tác văn học mới. Quan niệm nghệ thuật về con người không phải
bất cứ cách cắt nghĩa nào, lí giải nào về con người cũng là chính xác mà là
cách cắt nghĩa phải có tính phổ quát, tột cùng mang ý nghĩa triết học. Quan
niệm nghệ thuật về con người luôn hướng con người vào trong mọi chiều
sâu của nó. Những tác phẩm minh họa sử dụng nhân vật như những quân cờ
trên ván cờ tư tưởng tất nhiên rất xem nhẹ việc khám phá về con người do
đó nội dung nhân văn thường nghèo nàn. Nếu chúng ta bỏ qua quan niệm
nghệ thuật về con người sẽ dẫn đến hiểu đơn giản bản chất phản ánh của văn
nghệ. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề về tính
năng động của nghệ thuật phản ánh hiện thực, lí giải lĩnh vực đời sống con
người bằng phương tiện nghệ thuật, là vấn đề về giới hạn, phạm vi chiếm
lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm nhập vào các
miền khác nhau.
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa
1.2.1.Nhân vật hành động “tùy duyên”


Mở đầu cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh đã sử dụng bốn câu thơ trong bài thơ “Cư trần lạc đạo phú” của vị
vua Trần Nhân Tông một vị vua duy nhất trong lịch sử nước ta đã tự xuống
tóc để lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và được người đời tôn vinh là
ông tổ của Phật giáo.

“ Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cư tắc san, hề, khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch ,
Đối cảnh vô tâm, mạc vấn Thiền .”
(Ở giữa cõi trần vui với Đạo hãy tùy duyên

Đói thì ăn, mệt ngũ liền .

12

Trong nhà sẵn báu, tìm đâu nữa,
Đối cảnh vô tâm, hỏi chi Thiền .)

Trích Cư trần lạc đạo phú ,
Trần Nhân Tông

Trong tất cả các câu thơ trên câu thơ nào cũng mang một triết lý và đều
đáng được chú ý, nhưng đáng được chú ý nhất là câu thơ: “Cư trần lạc đạo
thả tùy duyên”. Nhưng nếu tinh ý, người đọc có thể hiểu được dụng ý của
tác giả trong việc kiến giải lịch sử dân tộc, theo phương cách “tùy duyên”.
Những nhân vật trong tác phẩm đều biết chọn cách “tùy duyên” để sống, để
tồn tại. Vậy “tùy duyên” là như thế nào? Sư thầy Vô Úy đã nói với An
rằng: “Con ơi! Trên đường đời dài dằng dặc , một người con của Phật, hay
một con người cũng vậy đều phải biết tự đi bằng đơi chân của mình…Phải

biết độc hành? Đường Phật gian nan. Muốn tìm được đạo Phật, phải biết
độc hành. Khơng ai tìm hộ con đâu…”[8;28 ]. Vậy “tùy duyên” là trạng
thái tu thân để sống. “Không rèn luyện để hướng tới cao thượng khơng phải
là người. Cao thượng đó là cá tâm của Phật. Đó là tâm từ, tâm bi, tâm hỷ,
tâm xả. Tâm từ yêu thương tất cả chúng sinh. Tâm bi thương xót những
người đau khổ. Tâm hỷ vui với người đang vui. Tâm xả khơng dính chấp
với được thua ở đời. Đạt được bốn cái tâm cao thượng ấy, là tiến được khá
xa trên con đường tu lập”[8;30]. Nhưng để “tùy duyên” không dễ dàng
chút nào cả. Trong Đội gạo lên chùa có một chi tiết rất lí thú kể về chuyện
“tùy duyên” và nó được hiểu theo nghĩa là “vô chấp”. Sư cụ Vô Úy khi bị
bọn phản động bắt đi cải tạo, đã bị ốm nặng suýt chết. Trong lúc sư cụ hấp
hối Trắm đã cho sư thầy húp nước thịt “thản nhiên cậy mồm thầy ra, đổ
vào”. Rồi sau đó Trắm cho thầy uống thứ nước “trần tục” đó thêm vài lần
nữa để sư thầy bình phục. Chính Trắm đã cho An hiểu “thêm nghĩa của chữ
tùy duyên. Nếu tốt đẹp, ta chẳng nên chấp trước một điều gì”[8;885]. Vì

13

“tùy duyên” mà sư Ôn dấy binh khởi nghĩa. Vì “tùy duyên” mà sư An đi bộ
đội. Vì “tùy dun” mà sư Vơ Trụ, Sử Văn Hoa, Phạm Sinh, sư cụ Vô Úy,
Khoan Độ, tiểu An đề nhập thế. Nhưng cũng chính vì “tùy dun” mà ở
cuối truyện tất cả các nhân vật ấy đều thoát ra khỏi các xung đột thế tục. Vì
vậy “tùy duyên” trong tác phẩm là một với các nhân vật là một sự ngẫu
nhiên và các nhân vật không hề biết trước được. Trong kinh pháp của nhà
Phật thì “tùy duyên” là tư tưởng xuất thế của Phật giáo bản pháp, cịn “tùy
dun” trong Đội gạo lên chùa lại được nhìn nhận là một tư tưởng nhập thế
đối với người Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc. Trong chúng ta ai cũng
biết biết dân tộc Việt Nam trong tiến trình phát triển lịch sử của mình, ln
phải đối mặt với mn vàn khó khăn, thử thách, hết thiên tai lại đến địch
họa. Với một quá trình phát triển của lịch sử như vậy. Nếu khơng có

phương cách “tùy dun” thật khó có thể tồn tại và phát triển được như
ngày nay. Đấy là một cách xử thế mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam đã
được đúc kết trong tư tưởng của Nguyễn Trãi: lấy yếu thắng mạnh, lấy ít
địch nhiều và đỉnh cao là trong đường lối đối ngoại của Hồ Chí Minh. Chỉ
có điều là “tùy dun” trong kinh pháp nhà Phật lại là một tư tưởng xuất thế
của Phật giáo bản quốc, còn “tùy duyên” trong “Đội gạo lên chùa” của
Nguyễn Xuân Khánh lại được nhìn nhận như là một tư tưởng Phật giáo
nhập thế đối với tiến trình lịch sử dân tộc . Trong tiểu thuyết “Đội gạo lên
chùa”, tư tưởng xuyên suốt của tác phẩm chính là đạo Phật. Phật giáo trong
tác phẩm này vừa thánh thiện vừa gần gũi thân quen, mộc mạc, dân dã, vừa
long lanh vừa dễ vỡ, vừa lì lợm, vừa sỏi đá và ngời sáng nhân tâm. Đấy là
một cách kiến giải khác về lịch sử dân tộc của Nguyễn Xuân Khánh. Nhân
vật An và sư đệ Vô Trần là những nhân vật chính trong tác phẩm, tư tưởng
chủ đạo của nhà văn gởi gắm vào tác phẩm ở đây khá rõ qua hai tuyến nhân
vật này. Từ khi An vào chùa với chị Nguyệt rồi cậu trở thành đệ của các vị
sư Vô Úy, Vô Trần. Khi An bị người xấu bắt nạt, cậu nhanh chóng trở

14

thành môn đệ võ lâm của sư Khoan Độ và để hành đạo cứu người. An là
học trò cưng của thầy giáo Hải. Ngay khi An trở thành Việt Minh cũng chỉ
chuyên bắn súng chỉ thiên. Cịn sư đệ Vơ Trần, bị cơ Nấm lẳng lơ đội gạo
lên chùa bỏ bùa cho hoàn tục, để rồi cuối cùng trở thành Việt Minh giữ đến
chức chính ủy, tham gia đánh giặc như là cách để cứu độ chúng sinh. Có
thể nói cuộc đời tiểu An và sư đệ Vô Trần và các nhân vật khác như Thêu,
Nguyệt, Rêu, Thầm, Nấm, Hạ… là một chuỗi những sự “tùy duyên” cả về
phía đạo lẫn phía đời, thấm đẫm một tinh thần Phật giáo Việt Nam theo
tinh thần nhập thế. Phải chăng đấy cũng là phương thức tồn tại và phát triển
của mỗi con người nói riêng và dân tộc Việt nói chung. Ở đây Phật giáo đã
lan truyền về làng q và trụ sở chỉ có thể là ngơi chùa làng khiêm tốn nhờ

hẳn vào thành tâm “nhân dân cùng làm” nhưng luôn trở thành “vùng hoạt
động” thầm lặng, bền bỉ của các giáo lí Phật . Phật giáo làng quê tuy hai
đường tu hành nhưng là một đích đến đó là đích đến của giác ngộ, khơng
cố chấp câu nệ ranh giới đời - đạo. Người xuất gia đi tu và kẻ trần tục đều
gặp gỡ ở cùng một điểm, cùng cập nhật đời sống xung quanh, cùng hướng
đến“cư trần lạc đạo” và nếu xã tắc lâm nguy thì nhà chùa, thiền sư người
bình dân cũng đặt quốc sự lên vai, chung quy cũng vì bách tính ưa thuận
hịa khoan dung hơn là binh đao biển lửa. Đó là tính văn hóa Việt. Chọn
Phật giáo làng q làm đối tượng triển khai, Nguyễn Xuân Khánh một lần
nữa tiếp tục khảo sát các lớp giá trị văn hóa Việt với một cảm quan dân tộc
chủ nghĩa. Cảm quan nay sẽ chi phối cách ông đã biện luận trong tác phẩm
Đội gạo lên chùa này. Có thể thấy cấu trúc của tác phẩm xoay quanh một
cái trục mà điểm trung tâm là ngơi chùa Sọ, là một góc độ, độc đáo của tác
phẩm….Trong Đội gạo lên chùa, chùa Sọ là trung tâm tâm linh của mọi sự
kiện, mọi nhân vật trong làng Sọ, khơng chỉ thu hút những người tín tâm,
có tiền dun cửa Phật, mà cịn đùm bọc cả những nạn nhân trong cuộc
chiến khơng nơi bấu víu như chị em Nguyệt, An khi cả cha lẫn mẹ đều bị

15

giết trong một trận càn. Chính nguyên nhân nay là cơ duyên giúp cho hai
chị em tìm đến nương tựa nơi cửa Phật. Tuy nhiên đối với An thì sư cho
xuống tóc và ơng nói ở An có một “cái duyên” với Phật. “Chú cũng thật
may. Vừa đến đã được sư cụ yêu mến ngay. Chú tưởng làm tiểu dễ lắm đấy
hả. Trong làng có hai thằng bé nhà nghèo ngoan ngoãn. Bố mẹ chúng ra
chùa năn nỉ xin cho chúng ở chùa nhưng không được. Cụ bảo riêng chú có
cái duyên với bụt...Mà này lạ thật. Chính tơi cũng q chị em chú..."[8;23-
24].

Cũng chính trận càn đó của giặc đã vơ tình làm cầu nối giữa An với

Phật. Tuy nhiên không phải mọi biện luận đều vô cớ, người kể chuyện
xưng tôi là An đã xuất hiện ngay từ đầu, khiến các trải nghiệm Phật giáo
trở nên thực chứng hơn.Từ tiểu An vỡ lòng bài học gõ mõ đến sư thầy An
đã thấu hiểu nếp sống quy y, từ cậu bé mồ côi lưu lạc nương nhờ chùa Sọ
đến “nhà sư bộ đội” rồi khi hịa bình, với một trang trại tự cung tự cấp, An
thành người chủ gia đình lập am thờ Phật là cuộc hành hương đi tìm đạo
“Phật ở trần gian” mà sự “giằng xé giữa đời và đạo” có thể coi là bằng
chứng ghi nhận kết quả giác ngộ đó: Phật giáo hồn tồn có thể sinh thành
từ ngồi cửa Phật. Trong truyện nhân vật An và Vơ Trần đều là “những
người chọn” có cơ duyên với nhà Phật từ nhỏ nhưng cuối cùng họ đều hoàn
tục đúng như lời sư phụ đã nói. Riêng với nhân vật Vơ Trần ơng đã thốt
tục và sống với đời thường. Oái ăm thay “một cô yếm thắm” đẹp đến nổi
nhức mắt đã bỏ bùa nhà sư, khiến cho “sư ốm tương tư”, nhưng thực tế sư
“ốm tương tư” là điều khó tin và thật khó biện bạch. Nhưng thực tế đó đã
xảy ra ngay trong chính tác phẩm này

Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư

Sư về sư ốm tương tư


×