Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đề cương thi luật hình sự 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.65 KB, 30 trang )

Đề Cương Mơn Luật Hình Sự

Câu 1:

Khái niệm: Luật Hình sự

- Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà Nước
- Bao gồm tổng thể QPPL điều chỉnh những QHXH phát sinh giữa Nhà Nước và chủ thể

thực hiện tội phạm bằng việc quy định tội phạm, quy định hình phạt đối với các tội phạm
đó và những vấn đề liên quan đến việc xác định TNHS của chủ thể phạm tội
Đối tượng điều chỉnh: QHXH giữa Nhà Nước và chủ thể phạm tội xuất hiện khi người phạm tội
thực hiện một tội phạm mà Luật Hình Sự đã quy định

Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp quyền uy- Nhà nước buộc chủ thể phạm tội phải chịu
TNHS do đã thực hiện tội phạm được thực hiện và bảo đảm bằng quyền lực Nhà Nước độc lập
ý chí người phạm tội

Câu 2: Vị trí Luật Hình Sự trong hệ thống pháp luật VN

- Luật hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội có tầm quan trọng nhất thuộc các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội (Đ.1 ,Đ.8 BLHS)

- Luật hình sự điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội xuất
hiện do người này thực hiện tội phạm

- Nhà nước phải áp dụng các biện pháp khác nhau do mức độ nguy hiêm của các hành vi
nhằm trừng phạt đồng thời giáo dục người vi phạm và phòng ngừa vi phạm .Biện pháp pháp luật
hình sự là cần thiết nhằm đảm bảo cho pháp luật và trật tự chung được tơn trọng.
Câu 3: Nhiệm vụ của luật hình sự Việt Nam.


- Bảo vệ chế độ XHCN ,bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân ,các tổ chức ,bảo vệ
trật tự pháp luật XHCN.

- Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
- Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật ,ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống
tội phạm .
Câu 4: Khoa học luật hình sự.

- Khái niệm :Là một ngành khoa học pháp lý ,một bộ phận của khoa học pháp lý nói chung.
- Nhiệm vụ :
+ Nghiên cứu cung cấp các dữ liệu khoa học cho việc xây dựng và khơng ngừng

bổ sung ,hồn thiện PLHS

+Nghiên cứu và tổng kết kinh ngiệm thưc tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm, kinh nghiệm áp dụng pháp luật hình sự

+Nghiên cứu toàn diện những vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình
sự ,nghiên cứu các quy phạm ,các chế định của luật hình sự về tội phạm ,CTTP,cơ sở TNHS …
=>qua đó ,xây dựng hệ thống lí luận khoa học của luật hình sự ,góp phần làm cho hoạt động của
các cơ quan tư pháp hình sự tiến hành đúng đắn và có hiệu quả bảo vệ chế độ chính trị ,trật tự an
tồn xã hội,tính mạng ,sức khỏe ,danh dự nhân phẩm ,quyền về tài sản của công dân ,tăng cường
pháp chế XHCN .

+ Nghiên cứu lịch sử xây dựng PLHS ,tìm ra kinh nghiệm tốt kế thừa để hồn
thiện luật hình sự hiện hành .

- Phương pháp luận của khoa học Luật hình sự : chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Câu 5: Sự phân chia thời kỳ của lịch sử luật hình sự Việt Nam.


 Luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến

 Luật hình sự Việt Nam thời Pháp thuộc

 Luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám giai đoạn 1945 - 1946

 Luật hình sự Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp

 Luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1954 -1975

 Luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1975 đến pháp điển hóa lần thứ nhất 1985

 Luật hình sự giai đoạn 1985 - 1999

 Luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1999 - 2015

 Luật hình sự Việt Nam từ 2015 - nay

Câu 6: Những đặc điểm cơ bản của luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến.
Thời kì Ngơ - Đinh - Tiền Lê

- Pháp luật thời kì này vẫn cịn tồn tại dưới hình thức tục lệ là phổ biến.

- Văn bản liên quan đến pháp luật khơng cịn nhiều, chỉ biết vài nét về các hình phạt nặng nề
được sử dụng ở thời kì này đặc biệt là thời kì Đinh - Tiền Lê.

Thời Lý - Trần

- Thời Lý: Bộ luật Hình thư, lệnh, lệ, chiếu, chỉ, sắc


+ Bảo vệ Nhà nước trung ương tập quyền, hạn chế thế lực của tầng lớp quan lại, quý tộc nhằm
tập trung quyền lực trong tay hồng đế.

+ Hình thành dựa trên nền tàng của pháp luật Trung quốc thời Đường, Tống.

+ Ảnh hưởng lớn của Phật giáo và Nho giáo.

+ Bảo vệ triệt để tư liệu sản xuất của xã hội nông nghiệp là ruộng đất và công cụ lao động là
gia súc lớn (trâu, bị)

+ Hình phạt tàn khốc: tùng xẻo, chặt tay chặt chân,...

- Thời Trần:

+ Ảnh hưởng của Nho giáo, sự phân biệt đẳng cấp diễn ra sâu sắc.

+ Hình phạt vơ cùng hà khắc, bổ sung thêm các hình phạt hành hạ thân thể: lăng trì, chặt ngón
tay, ngón chân, thích chữ vào mặt,...

+ Bảo vệ chế độ tư hữu ruộng đất

=> Luật hình sự nhà Lý, Trần khơng có tính khái qt cao mà mang tính trực tiếp điều chỉnh
những hành vi nào xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước trung ương tập quyền, của xã hội.

Thời Hậu Lê: Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật, luật Hồng Đức)

- Nho giáo thành tư tưởng chính thống và có địa vị thống trị. Bộ luật là sự pháp điển hóa tư
tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo kết hợp với phong tục tập quán, giữa luật và tục lệ.


- Bảo vệ lơi ích của giai cấp thống trị nhưng cũng quan tâm đến lợi ích của con người trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Tiếp thu nhiều thành tựu lập pháp của Trung quốc

- Hình phạt bớt hà khắc, nguyên tắc nhân đạo.

Thời nhà Nguyễn (trước khi Pháp xâm lược nước ta): Bộ luật Gia Long, Hoàng Việt luật
lệ

- Bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến, tăng cường chuyên chế, trung ương tập quyền.

- Ảnh hưởng nhiều từ triều Thanh của Trung quốc (nhất là Hồng Việt luật lệ)

- Hình phạt hà khắc, mang tính trừng trị cao, tính nhân đạo khơng rõ nét.

Tóm lại, pháp luật hình sự phong kiến có ảnh hưởng lớn từ Trung quốc, ảnh hưởng của
phật giáo và nho giáo, nhất là nho g iáo, pháp luật bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền, hình phạt đa phần là hà khắc. Tuy nhiên cũng có những quy định
tiến bộ, bảo vệ lợi ích của người dân, của xã hội.

Câu 7: Hệ thống pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.
Mỗi đơn vị hành chính lãnh thổ đều có cách điều hành và pháp luật riêng cụ thể là

- BLHS Bắc Kỳ bao gồm điều khoản mở đầu với 30 Chương với tất cả 328 điều
- BLHS Trung Kỳ bao gồm điều khoản mở đầu, 29 chương với tất cả 424 điều
- Hình luật canh cải- ở Nam bộ bao gồm điều khoản mở đầu và 4 quyển với tất cả 481 điều

(trừ điều 3, 115,116,399 chỉ áp dụng ở chính quốc,đồng thời sửa 53 điều cho phù hợp
với VN và các thuộc địa khác của Pháp theo Sắc lệnh ngày 31-12-1912)

 Các văn bản do chính quyền bản xứ ban hành (Trung kỳ và Bắc kỳ ) nhưng văn bản ấy
chỉ có hiệu lực sau khi Tồn quyền đơng dương phê chuẩn. =>Hệ thống PLHS ở VN
thời kì Pháp thuộc được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
 Có thể nói hệ thống PLHS VN thời kì này mang tính chất thực dân nửa phong kiến. Vì
về nguyên tắc, các quy định của cả ba BLHS đã nêu nói chung là giống nhau, BLHS
Bắc Kỳ, Trung Kỳ cùng với việc giữ lại một số các quy phạm cũ có tính chất truyền
thống của LHS phong kiến VN đã lĩnh hội phần lớn các chế định cơ bản của LHS tư
sản Pháp từ Hình luật canh cải.
Câu 8: PLHS Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945-12/1946.
- Ban hành sắc lệnh quy định việc giải tán bọn đảng phái phản động đã tư thông với ngoại
quốc mưu hại nền độc lập dân tộc và kinh tế nước ta => Thành lập tòa án quân sự để
xét sử hành vi phương hai đến nền độc lập dân tộc của nước VN dân chủ cộng hòa
- Về mặt PLHS trấn áp bọn phản cách mạng, trên cơ sở rút kinh nghiệm hoạt động của các
tòa án quân sự từ tháng 9/1945, chính phủ đã ra sắc lệnh số 21 quy định lại về mặt tội
danh và hình phạt
- Song song đó Chính phủ cũng ban hành một loạt sắc lệnh quy định về trừng trị hành
động xâm phạm kinh tế, tài chính, trật tự, trị an xã hội như sắc lệnh số 25- trừng trị
hành vi phá hoại công sản, sắc lệnh số 27- trừng trị hành vi bắt cóc, sắc lệnh số 71- quy
tắc quân đội quốc gia.
- Ngoài những văn bản PLHS mới được ban hành nêu trên Chính phủ cịn cho phép áp
dụng 1 số điều khoản của PLHS cũ nhằm duy trì, ổn định, trật tự xã hội, trong lúc chưa
kịp xây dựng văn bản mới, nhưng việc áp dụng một số điều khoản đó cịn có điều kiện
của nó
 Pháp luật thời kì này chủ yếu phục vụ viêc trấn áp, xây dựng, bảo vệ chính quyền mới.
Câu 9: PLHS Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Sắc lệnh số 113 trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét sử những âm mưu và hành
động phản quốc. Đây là một văn bản PLHS tương đối hoàn chỉnh hơn trước, đề ra một
số điểm mới thể hiện quan điểm đấu tranh có phân hóa của Nhà nước ta
- Ban hành một số sắc lệnh quy định công chức, quân nhân và tồn dân nhiệm vụ giữ bí
mật quốc gia


- Để đảm bảo việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố chính
quyền nhân dân, đẩy nhanh kháng chiến thắng lợi, sắc lệnh 150 thành lập tòa án nhân
dân đặc biệt ở những nơi cải cách ruộng

- Sắc lệnh 151 quy địng tội phạm và hình phạt đối với địa chủ cường hào gian ác, đó là các
tội như:
1. Tội dùng thủ đoạn trái phép để cưỡng bức nộp tô hoặc trả nợ cũ, lấy lại ruộng đất,
nhà cửa…
2. Tội phá hoại tài sản của bản thân
3. Tội dùng thủ đoạn lừa bịp, uy hiếp để cướp lại những lương thực, tài sản, ruộng đất,
của nông dân đã do đấu tranh mà giành được
4. Tội đánh chết, đánh bị thương, nông dân và cán bộ

- Sắc lệnh 175 quy định hình phạt mới- hình phạt quản chế. Áp dụng đối với phần tự đã
phạm tội với cách mạng, nhân dân nhưng chưa đáng phạt tù hoặc đã mãn hạn tù, những
chưa thật sự hối cải. Thực chất phương châm này để cải tạo, giáo dục phần tử đó trở
thành người tốt

- Ban hành nhiều sắc lệnh quy định việc trừng phạt các hoạt động đầu cơ tiền tệ, làm giấy
bạc, xuất cảng tư bản, phá hoại nền tài chính quốc gia

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà nước cũng ban quyết định đại xá cho những người
đã lầm đường lạc lối, tích cực sửa chữa

 Luật hình sự Nhà nước trong thời kì này đã kịp thời quy định những biện pháp phong
phú nhằm trấn áp bọn phản cách mạng trong nước và ngoài nước bảo vệ nền kinh tế tài
chính mới. Hình thức văn bản rất phong phú và đa dạng về cơ bản là sắc lệnh và nghị
định và các văn bản khác của Chính phủ. Đường lối xử lí hình sự thể hiện rõ quan điểm
có sự phân hóa sâu sắc.


Câu 10: PLHS Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
- Sắc lệnh 267 khơi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, cải tạo XHCN, trừng trị những âm
mưu, hành động phá hoại làm thiệt hại tài sản Nhà nước, hợp tác xã nhân dân
- Đối với tôn giáo, Quốc hội đã quyết định 6 nguyên tắc bảo đảm tự do tín ngưỡng, được
phổ biến rộng rãi trong đồng bào tôn giáo, nâng cao tinh thần yêu nước và cô lập được
các phần tử lợi dụng đạo Thiên chúa để chống phá chế độ
- Đầu năm 1957, Quốc hội đã thông qua một số đạo luật về tự do báo chí, tự do hội họp
bên cạnh đó cũng trừng trị những kẻ lợi dụng quyền tự do đó để phá hoại chế độ
- UBTVQH cũng ban hành pháp lệnh trừng trị tội phạm phản cách mạng, là công cụ để
tăng cường pháp chế XHCN, tăng cường chuyên chính đối với kẻ thù của dân tộc. Đây
là một VB pháp lí đầy đủ thể hiện tinh thần, chỉ thị của Đảng ta trong lĩnh vực an ninh
chính trị.
- Ngồi ra cịn nhiều văn bản quy phạm khác được ban hành để quy định việc xử, trừng trị
bằng hình sự với hành vi vi phạm nghiêm trọng về thuế, về quản lí muối, quản lí thuốc
phiện, về thống nhất quản lí kinh doanh rượu, về hải quan

- Ban hành pháp lệnh trừng trị tội xâm phạm tài sản XHCN, tài sản của công dân. Việc ban
hành cùng lúc hai pháp lệnh trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo
vệ tài sản của XHCN và tài sản công dân

- Thông tư số 44 chỉ rõ việc thống nhất án lệ địa phương thành án lệ chung. Thông tư số
556 đã chỉ rõ một cách tồn diện chính sách truy tố, xét sử đối với các tội phản cách
mạng và tội phạm hình sự thường. Thơng tư số 78 quy định điều kiện về cải tạo, sữa
chữa, thời gian ở tù… Việc tha tù trước kỳ hạn thể hiện bản chất nhân đạo của PLHS
nước ta, khuyến khích phạm nhân nỗ lực cải tạo, sớm trở thành người lương thiện.

Câu 11: PLHS Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến pháp điển hóa lần thứ nhất (1985).
- 1976 nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử bầu ĐBQH chung của cả nước, hội đồng chính
phủ tiến hành dự thảo các luật, pháp lệnh cần thiết và hướng dẫn thi hành các pháp luật

hiện hành của VN dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền nam VN cho sát thực tế.Trên cơ
sở hệ thống hóa pháp luật hai miền, Chính phủ cơng bố 700 văn bản pháp luật thống
nhất trong cả nước
- UBTVQH thơng qua pháp lệnh hình sự tội hối lộ ra đời dựa trên kinh nghiệm rút ra từ
thực tiễn đấu tranh… đã có sự tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước khác, thể
hiện trình độ lập pháp khá hoàn thiện, quy định các tội danh 1 cách riêng biệt, mô tả cụ
thể các dấu hiệu tội nhận hối lộ, quy định khung tăng nặng, loại tội phạm …
- Tiếp đến là pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái
phép để đáp ứng nhu cầu phòng chống các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh
doanh trái phép
 Trước đây do nguyên nhân khách quan QH chưa ban hành một BLHS tổng hợp thống
nhất, nên PLHS còn thiếu đồng bộ, nhiều chỗ hổng, bắt buộc phải cho phép nguyên tắc
tương tự đơi khi cịn chưa hợp lí, tùy tiện, chưa phản ánh đầy đủ chính sách hình sự của
Đảng và nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
 Từ đó nhiệm vụ của giai đoạn này là xây dựng BLHS 1985 thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng CNXH, và bảo vệ tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp
1980 từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Câu 12: Các Luật sửa đổi BLHS năm 1985.
Có 4 lần sửa đổi bổ sung:

1989( sửa 27 Điều)

1991 – 26 điều

1992 – 17 điều

1997 – bổ sung 31 điều hoàn toàn mới

 Cùng với nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam=> yêu cầu phải có sự đổi mới


chính sách hình sự

Câu 13: Những tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong việc sửa đổi BLHS năm 1985.

- Đảm bảo được sự thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng về chính sách hình sự chung
- Phải dựa trên các căn cứ xác thực của việc tổng kết thực tiễn đấu tranh chống tội phạm
nói chung và thực tiễn áp dụng PLHS hiện hành nói riêng.
- BLHS năm 1999 phải thể hiện được rõ sự kết hợp 2 yếu tố - tính dân tộc và tính hiện
đại.
- Phải thể hiện rõ tinh thần chủ động đấu tranh chống và ngăn ngừa tội phạm của các cơ
quan bảo vệ pháp luật
- BLHS 1999 phải thể hiện rõ sự kết hợp giữa quy định các chế tài hình sự với các biện
pháp khác( kinh tế, quản lý giáo dục…)

- Thể hiện các nguyên tắc tiến bộ dân chủ của nhà nước trong
giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền.
Câu 14: Những điểm mới chủ yếu của BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985.

Về hệ thống

- Bổ sung nhiều chương mới
- Đã có sự phân bố lại số lượng các chương được đánh theo
số thứ tự của toàn Bộ luật
- Ở một chừng mực nhất định đã có sự sắp xếp lại từng
chương riêng biệt theo chế định độc lập hoặc khái niệm cơ bản của
luật hình sự.

Về đạo luật hình sự
- Loại trừ:


+ Quy phạm của luật hình thức ( tố tụng hình sự )
+ Quy định có tính chất tùy tiện “trừ trường hợp luật quy định khác”
trong quy phạm về hiệu lực của điều luật làm xấu đi tình trạng của người phạm tội mà
trước đây đã tồn tại trong các quy phạm tương ứng của BLHS năm 1985.

- Sửa đổi lại chế định về hiệu lực của đạo luật hình sự tại
Điều 7 bằng việc cụ thể hơn các quy phạm liên quan đến hiệu lực
hồi tố của đạo luật hình sự trong các trường hợp khơng có lợi và có
lợi cho người phạm tội.

Về tội phạm

- Phân loại tội pham từ 2 nhóm Tội phạm ít nghiêm trọng và
tội phạm nghiêm trọng thành 4 nhóm: ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

- Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội theo hướng nhân đạo hơn của Khoản 5 Điều 69 Bộ luật
Hình sự. Nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với 1 số loại tội phạm. Sửa đổi, bổ sung về một số tội
phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế , tác tội phạm về môi trường
và quản lý đất đai , sửa đổi, bổ sung các loại tội phạm về lĩnh vực
công nghệ thông tin.

- Điều 19 BLHS 1985 khơng loại trừ trách nhiệm hình sự của
bất cứ ai có hành vi không tố giác tội phạm đối với các tội đã được
liệt kê cụ thể trong luật. Tuy nhiên, Điều 22 BLHS 1999 đã quy định
người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh,
chị, em ruột, vợ, chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách

nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tôị an ninh quốc
gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Về hình phạt và quyết định hình phạt
- Hạn chế quy định hình phạt tử hình trong một số hình phạt,

cụ thể là 08 loại tội phạm cụ thể (Tội hiếp dâm- Điều 111, tội Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản- Điều 139, tội Buôn lậu- Điều 153, tội Làm,
tang trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, công trái giả- Điều 180, tội
Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy- Điều 197, tội Chiếm đoạt tàu
bay, tàu thủy- Điều 221, tội Đưa hối lộ- Điều 289 và tội Phá hủy vũ
khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự- Điều 334)

- Về quyết định hình phạt, 1 tình tiết giảm nhẹ TNHS được
quy định mới : “Người phạm tội lập công chuộc tội” và “Người
phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu,
hoạc tập hoặc công tác.”. Theo quy định của Điều 46 BLHS 1999,
các trường hợp phạm tội khi bị chi phối về mặt vật chất, công tác

hay các mặt khác hoặc phạm tội do nghiệp vụ non kém khơng cịn
được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nữa

Về các biện pháp tha miễn
Trước đây trong pháp luật HS VN, miễn trách nhiêm HS chưa được nhà làm luật ghi

nhận với tính chất là một chế định độc lập nhưng trong thực tế và một số văn bản pháp lý đã ghi
nhận và áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau như “tha miễn trách nhiệm hình sự”, “miễn tố”,
“tha bổng bị cáo”, “miễn nghị cho bị cáo”, “miễn hết cả tội”… Qua thực tiễn áp dụng, chế định
miễn TNHS đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn. Trong BLHS năm 1999, chế định miễn
TNHS được ghi nhận tại các Điều 19, 25, 69, 80, 289, 290 và 314. Theo đó, các quy định về

miễn TNHS bao gồm hai loại: quy định có tính chất bắt buộc, tức là dứt khoát “được miễn
TNHS” và quy định có tính chất tuỳ nghi, tức là “có thể được miễn TNHS”

Phần các tội phạm
- Quy định trực tiếp hình phạt bổ sung tại các khoản cuối cùng của 177 điều của đại đa

số các điều tương ứng với mỗi tội phạm cụ thể khi xây dựng các CTTP trong BLHS 1999 ( trừ 3
chương: XI, XIII, XXIV) chứ không quy định tại các điều cuối cùng của mỗi chương như trong
BLHS 1985.

- Xây dựng 1 chương mới hồn tồn mà trong đó tội phạm hóa một loạt các hành vi xâm
hại mơi trường là Chương XVII “ Các tội phạm về môi trường”.

- Phi tội phạm hóa đối với một số hành vi mà trước đây BLHS 1985 quy định là tội phạm
như:

+ Tội chống phá Nhà nước XHCN (Điều 86)
+ Tội phá hủy tiền tệ ( Điều 98)
+ Tội lạm sát gia súc ( Điều 184)
+ Tội sản xuất hoặc buôn bán rượu. thuốc lá trái phép (Điều 183)
- Loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi 13 CTTP trên tổng số 40 CTTP mà trước đây BLHS
1985 có quy định hình phạt này.
Câu 15: Những tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong việc sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999.
 Thể chế hóa đầy đủ và tồn diện các chủ trương, đường lỗi của Đảng đặc biệt là chủ
trương đề cao hiệu quả phịng ngừa, tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội.

 Bảo đảm phù hợp với hiến pháp đặc biệt là tạo ra cơ chế hữu hiệu để bỏa vệ quyền con
người, quyền công dân.

 Kế thừa, phát triển các quy định còn phù hợp của bộ luật cũ, bổ sung thêm những quy

định mới để giải quyết những vướng mắc, bất cập

 Hoàn thiện kỹ thuật lập pháp nhằm bảo đảm tính thống nhất nội tại của BLHS, nâng cao
tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Câu 16: Những nội dung chủ yếu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm được
ban hành năm 2009.

1.Hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình:

Việc bỏ hình phạt tử hình nói chung và đối với một số tội phạm cụ thể nói riêng xuất phát từ năm
tiêu chí cơ bản: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bỏ hình phạt tử hình
đối với 8 tội phạm cụ thể. Đó là: tội hiếp dâm (Điều 111); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
139); tội buôn lậu (Điều 153); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả,
công trái giả (Điều 180); tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); tội chiếm đoạt tàu
bay, tàu thuỷ (Điều 221); tội đưa hối lộ (Điều 289); tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự (Điều 334). Ngoài ra, Luật cũng bổ sung thêm tội khủng bố (Điều 230a) vào
chương XIX các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng với hình phạt cao nhất là tử
hình.
2. Nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm

Bộ luật hình sự hiện hành có 23 điều luật với 76 khoản quy định các mức định lượng về trị giá
tiền, tài sản hoặc trị giá mức thiệt hại được tính bằng tiền (23 khoản quy định về định lượng tối
thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và 53 khoản quy định về định lượng ở các khung tăng
nặng). Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự lần này chỉ điều chỉnh
nâng mức định lượng tối thiểu về trị giá tiền, tài sản hoặc trị giá mức thiệt hại được tính bằng
tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự trong cấu thành cơ bản của một số tội phạm mà Bộ luật hình
sự hiện hành quy định quá thấp.

3. Phi hình sự hoá đối với một số hành vi phạm tội


- Phi hình sự hố đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 199 của
Bộ luật hình sự năm 1999:

- Phi hình sự hố đối với hành vi ở lại nước ngoài trái phép được quy định tại Điều 274 Bộ luật
hình sự năm 1999 .

4. Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Bộ luật hình sự hiện hành

- Sửa đổi, bổ sung Điều 69 Bộ luật hình sự hiện hành về nguyên tắc xử lý đối người chưa thành
niên phạm tội Điều 69 được bổ sung thêm nguyên tắc chỉ đạo "khi áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù".

- Sửa đổi, bổ sung tội mua bán phụ nữ (Điều 119 của Bộ luật hình sự ) thành tội mua bán người
với đối tượng bị mua bán là con người nói chung, đồng thời, bổ sung thêm một số tình tiết tăng
nặng định khung của tội mua bán người (Điều 119 Bộ luật hình sự) và tội mua bán, đánh tráo

hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 Bộ luật hình sự) cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm này.

- Sửa đổi, bổ sung một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Câu 17: Sự cần thiết phải xây dựng BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

- Bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi. Quyền con người được ghi nhận trong hiến pháp, tội
phạm diễn biến phức tạp nhiều tội phạm mới nảy sinh.

- Bộ luật cũ chưa thể chế hóa được các chủ trương mới của Đảng và nhà nước.

- Kĩ thuật lập pháp cũng còn nhiều hạn chế


Câu 18: ( Trùng với câu 15)

Câu 19: Những định hướng cơ bản xây dựng BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

-Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hồn thiện chính sách hình sự theo hướng đề cao hiệu quả
phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, quyền cơ bản của công dân
-Thể chế hóa về mặt hình sự chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
-Đổi mới tư duy về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, khắc phục những
bất cập, hạn chế trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội
-Nội luật hóa những quy định có liên quan của điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, góp
phần tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phịng, chống tội phạm
-Hồn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự theo hướng nâng cao tính minh bạch, khả thi và tính dự
báo trong các quy định của BLHS; bảo đảm tính thống nhất về mặt kỹ thuật trong nội tại BLHS
và với các luật khác
Câu 20. Những điểm mới chủ yếu về đạo luật hình sự trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017.

Một là, BLHS năm 2015 bổ sung quy định hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình
phạt ngồi tù

Theo BLHS năm 2015, phạt tiền là hình phạt chính khơng chỉ được áp dụng đối với người phạm
tội ít nghiêm trọng mà cả trường hợp phạm các tội nghiêm trọng. Riêng đối với nhóm các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng và một số tội
phạm khác do BLHS quy định thì phạt tiền là hình phạt chính có thể áp dụng đối với tội rất
nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đối với hình phạt tù, BLHS khẳng định ngun tắc khơng áp dụng
hình phạt tù đối với người phạm tội lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý.


Hai là, BLHS năm 2015 bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Theo quy định của pháp luật hình sự Nhà nước ta từ trước đến nay, trách nhiệm hình sự chỉ đặt
ra đối với cá nhân người phạm tội, không đặt ra đối với tổ chức. Tuy nhiên, nay theo BLHS năm
2015, không chỉ cá nhân mà tổ chức (pháp nhân thương mại) cũng là chủ thể

Ba là, thay đổi chính sách hình sự đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều
12)

BLHS năm 2015 có sự điều chỉnh rất lớn trong chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội, đặc biệt là đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo hướng bảo đảm lợi ích tốt
nhất cho người ở độ tuổi này. Theo đó, người ở độ tuổi này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 tội danh trong số 314
tội danh được quy định trong

Bốn là, thay đổi chính sách hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội

BLHS năm 2015, đã mở rộng khái niệm chuẩn bị phạm tội (bổ sung hành vi thành lập, tham gia
nhóm tội phạm); mở rộng phạm vi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội
(khơng chỉ là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng mà cả tội ít nghiêm trọng, tội
nghiêm trọng); tuy nhiên, BLHS năm 2015 thu hẹp số tội danh phải chịu trách nhiệm hình sự (25
tội danh quy định tại khoản 2 Điều 14

Năm là, bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện

BLHS năm 2015 đã bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện với những quy định rất
chặt chẽ nhằm tạo cơ hội cho những phạm nhân tích cực cải tạo tốt trong quá trình chấp hành án
ở các cơ sở giam giữ được sớm trở về với gia đình và tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trong
mơi trường xã hội bình thường có sự giám sát của chính quyền địa phương và xã hội.


Sáu là, bổ sung các tội phạm mới, bãi bỏ một số tội phạm: BLHS năm 2015 đã bổ sung 34 tội
danh mới; bãi bỏ 07 tội danh được quy định trong BLHS năm 1999

Bảy là, cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính

BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính, các tình tiết định tội, định
khung tăng nặng hình phạt của các điều luật có quy định các tình tiết này, đặc biệt là các tội
phạm về kinh tế, môi trường, các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con
người, các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng nhằm đảm bảo tính minh bạch.

Câu 21: Những điểm mới chủ yếu về chế định tội phạm và phân loại tội phạm trong BLHS
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

- Sửa đổi, bổ sung cấu thành giảm nhẹ một số tội phạm: khoản 5 các điều: 260 (tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ), 261 (tội cản trở giao thông đường bộ), 268 (tội cản trở
giao thông), 273 (tội cản trở giao thông đường thủy), 278 (tội cản trở giao thông đường không),
307 (tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nỗ, công cụ hỗ trợ, 310 (tội vi phạm quy
định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân), 313 (tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa
cháy); khoản 4 các điều: 267 (tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
sắt), 272 (tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy) của Bộ luật
hình sự năm 2015 quy định theo hướng mở rộng phạm vi xử lý hình sự đối với trường hợp phạm
tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của

người khác so với Bộ luật hình sự năm 1999 (chỉ giới hạn xử lý hình sự đối với trường hợp phạm
tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng).

Nay, Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi, bổ sung theo hướng giới hạn phạm vi xử lý hình sự đối
với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng để thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này so với Bộ luật hình

sự năm 2015.

- Bổ sung tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a) để bảo đảm
việc phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn sớm thiệt hại cho người dân, đáp ứng yêu cầu cần xử lý
sớm đối với đối với tội phạm này. Bên cạnh đó, Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi, bổ sung về kỹ
thuật trong một số điều luật liên quan đến việc viện dẫn, sử dụng từ ngữ cũng như các sửa đổi
khác về kỹ thuật nhằm bảo đảm tính chính xác, logic, rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc giải thích và
áp dụng thống nhất các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung trên thực tiễn.

Câu 22. Những điểm mới chủ yếu về chế định hình phạt trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017.

Câu 23. Những điểm mới chủ yếu về chế định những trường hợp loại trừ TNHS và miễn
TNHS trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Chế định miễn TNHS trong điều 29 BLHS với 3 khoản và 4 điểm mới như sau:

- Một trong hai căn cứ được miễn TNHS (dạng bắt buộc) liên quan đến hành vi phạm tội được quy
định tại điểm a khoản 1 điều 29 là quy định mới “Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử

Câu 24: Những điểm mới chủ yếu về chế định các biện pháp tư pháp trong BLHS năm 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Câu 25: Những điểm mới chủ yếu về chế định quyết định hình phạt trong BLHS năm 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Câu 26: Nội dung cơ bản của những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong
BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là nội dung mới được quy định trong

BLHS năm 2015. Xuất phát từ nguyên tắc xác định TNHS của pháp nhân thương mại, được
nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận, là dựa trên hành vi của cá nhân người đại diện, nên BLHS
năm 2015 chỉ quy định những vấn đề có tính ngun tắc khi xem xét TNHS của pháp nhân như:

- Nguyên tắc áp dụng quy định của BLHS đối với pháp nhân thương mại (Điều 74):

- Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (Điều 75);

- Số lượng tội phạm pháp nhân phải trách nhiệm hình sự (Điều 76) ;

- Các hình phạt, biện pháp tư pháp, căn cứ quyết định hình phạt, các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ, tổng hợp hình phạt, miễn hình phạt và xoá án tích tại các Điều 77,78,79.. Chương XI
BLHS 2015)

Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 còn quy định: Cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 2),

nguyên tắc xử lý (Điều 3).

Như vậy, ngoài những quy định cụ thể về pháp nhân thương mại thuộc phần chung,
những quy định khác thuộc phần chung (dù không quy định cụ thể nội dung liên quan đến pháp
nhân thương mại) vẫn được áp dụng nếu không trái với quy định tại Chương XI và các quy định
khác của Phần thứ nhất của Bộ luật (Điều 74 BLHS năm 2015).

Câu 27: Những điểm mới chủ yếu của các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội
trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 12 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Quy định này có ưu điểm là thuận tiện cho các cơ quan tố tụng trong việc xử lý
người phạm tội (chỉ cần xem hành vi người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện là tội rất

nghiêm trọng (do cố ý) hay tội đặc biệt nghiêm trọng để quyết định xử lý). Tuy nhiên, quy định
cũng bộc lộ một số hạn chế như sau:

(i) Phạm vi xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi quá rộng . Theo
quy định này thì các em có thể bị điều tra, truy tố, xét xử về những tội phạm mà trình độ nhận
thức ở độ tuổi của các em khơng nhận thức đầy đủ, ví dụ: các em có thể bị xử lý cả về các tội
xâm phạm an ninh quốc, các tội phạm về chức vụ, các tội phạm đi lính đánh thuê, làm lính đánh
thuê..), Theo Báo cáo của các cơ quan chức năng, loại tội mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện chủ yếu là những tội mang tính nhất thời, bồng bột và chủ yếu tập trung vào một
số tội như: cướp, cướp giật, trộm cắp1,...

(ii) Thiếu sự minh bạch vì ở độ tuổi các em không thể nhận thức được thế nào là tội rất
nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng, nên làm giảm tính phịng ngừa của BLHS;

(iii) Xét dưới góc độ tâm sinh lý, ở độ tuổi này các em cần nhiều hơn sự khoan dung, giáo
dục hơn là sự trừng phạt, để giúp các em nhận thức sai lầm để tiếp tục học tập rèn luyện. Việc
trừng phạt hinh sự là biện pháp cuối cùng. Việc chúng ta quy định xử lý hình sự quá rộng đối với
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tiềm ẩn nguy cơ sớm đưa các em vào vịng tố tụng. Đây
khơng phải là phương án tốt nhất để giáo dục các em trở thành người tốt cho xã hội.

(iv) Hành vi vi phạm của các em cịn có một phần trách nhiệm của cha mẹ, nhà trường và
xã hội.

Do đó, BLHS năm 2015 đã điều chỉnh chính sách xử lý hình sự theo hướng thu hẹp và liệt kê cụ
thể các tội mà các em có thể thực hiện. Cụ thể, BLHS năm 2015 giới hạn phạm vi trách nhiệm
hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ đối với 29 tội danh quy định tại khoản 2
Điều 12, trong đó chủ yếu là các tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 28: Các quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về những nguyên tắc
xử lý đối với người phạm tội.


1

Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng,
cơng minh theo đúng pháp luật.

Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt giới tính, dân tộc,
tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần địa vị, xã hội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm
nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.

Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên
nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Khoan hồng với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập
cơng chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội
phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc
bồi thường thiệt hại gây ra.

Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn
hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ,
phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội, nếu họ đủ điều kiện do Bộ
luật này quy định thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước
thời hạn có điều kiện.

Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện
hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.


Câu 29: Các quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về những nguyên tắc
xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

 Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời,
xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật.

 Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt
hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

 Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chun
nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

 Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm
trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa
chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả gây ra.

Câu 30: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 ý
nghĩa của nguyên tắc pháp chế.

a) Nội dung cơ bản:
- Bất kì 1 hành vi nào chỉ bị coi là tội phạm và bị trừng phạt bằng chế tài pháp lý hình sự

và các hậu quả pháp lý hình sự khác của việc thực hiện hành vi đó chỉ và phải do BLHS quy
định.

- Việc thực hiện PLHS nhất thiết phải trên cơ sở tuân thủ, chấp hành và áp dụng nghiêm
chỉnh và nhất quán các quy phạm PLHS.

- Tuyệt đối không được áp dụng LHS theo nguyên tắc tương tự.

b) Sự thể hiện trong LHS:
- BLHS quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội (đoạn 2, điều 1)
- Chỉ người nào phạm tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS ( Điều 2)
- Khi đã hết thời hạn do bộ luật này quy định thì người phạm tội khơng bị truy cứu TNHS
(Khoản 1, điều 27)
- Khi quyết định hình phạt Tịa án phải căn cứ vào quy định của BLHS (Điều 50)
c) Ý nghĩa;

- Góp phần cụ thể hóa trong BLHS nguyên tắc Hiến định.
- Phù hợp với tư tưởng tiến bộ của nhân loại “khơng có tội phạm, khơng có hình phạt nếu
điều đó khơng được luật quy đinh”.
- Chống lại nguyên tắc tương tự - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vơ pháp luật,
tùy tiện, xâm phạm các quyền và tự do của công dân.
Câu 31: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 ý
nghĩa của nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự.
a) Nội dung cơ bản:
- Những người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm 1 cách bình đẳng trước LHS khơng
phân biệt giới tính, dân tộc, tơn giáo, chính kiến, nghề nghiệp, địa vị xã hội, và tình trạng tài sản.
b) Sự thể hiện 2015
- Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt giới tính, dân tộc, tín
ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội (điểm b, khoản 1, điều 3)
c) Ý nghĩa
- Góp phần cụ thể hóa nguyên tắc Hiến định
- Phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự bình đẳng của tất cả mọi người
trước pháp luật.

Câu 32: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 ý
nghĩa của nguyên tắc công minh.

 Nội dung cơ bản

- Các biện pháp cưỡng chế HS khi áp dụng đối với chủ thể phạm tội cần phải có sự tương xứng
và phù hợp
- Khơng được phép truy cứu TNHS 2 lần về cùng 1 hành vi phạm tội

 Sự thể hiện trong BLHS 2015
- Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm,
lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c,khoản 1, điều 3).
- Hệ thống các hình phạt từ điều 32 đến 45

 Ý nghĩa
- Nó hồn tồn phù hợp với tư tưởng pháp lí tiến bộ của nhân loại về sự công bằng của pháp luật.
- Được thể hiện trong Công ước quốc tế đã nêu bằng quy định cấm kết án hoặc trừng phạt hai lần
đối với cùng một tội phạm
Câu 33: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 ý
nghĩa của nguyên tắc nhân đạo.

 Nội dung cơ bản
- Các biện pháp cưỡng chế HS không nhằm hành hạ thể xác hay chà đạp nhân phẩm.
- Áp dụng các biện pháp tha miễn cho chủ thể phạm tội khi họ có đủ điều kiện LHS quy định
- Giảm nhẹ TNHS cho đối tượng yếu thế phạm tội

 Sự thể hiện trong BLHS2015
- Đối với người lần đầu tiên phạm tội ít nghiêm trọng thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình
phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát giáo dục (điểm đ, khoản 1, điều 3)
- Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập
với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích (điểm g, khoản 1, điều 3)
- Hiệu lực của BLHS về thời gian (Điều 7)
- Các tình tiết giảm nhẹ (Điều 51)
- Miễn TNHS do người tự ý nửa chừng kết thúc tội phạm ( Điều 16)
- Miễn hình phạt (Điều 59)

- Các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 91)

 Ý nghĩa
Nó khơng chỉ góp phần cụ thể hóa trong BLHS các quy định của Hiến pháp mà còn phù hợp với
tư tưởng pháp lí tiến bộ của nhân loại về sự nhân đạo của pháp luật đã được thể hiện trong văn
bản của Liên hợp quốc về chống việc tra tấn và các hình thức đối xử hình phạt khác tàn nhẫn, vô
nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm của người khác
Câu 34: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017ý
nghĩa của nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm.

 Nội dung cơ bản: Chủ thể phạm tội nếu khơng có căn cứ áp dụng các biện pháp tha miễn
thì phải chịu TNHS

 Sự thể hiện trong BLHS 2015
- Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công
minh theo đúng pháp luật ( điểm a, khoản 1, điều 3)
- BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi trên lãnh thổ VN (khoản 1, điều 5)
- Người vi phạm các điều kiện hợp pháp của PVCĐ hoặc TTCT đều phải chịu TNHS ( Khoản 2,
điều 22,23)
- Chuẩn bị phạm tội mà là tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2, điều 14)
- Phạm tội chưa đạt (điều 15)
- Hành vi tự ý chấm dứt tội phạm đã có đủ yếu tổ cấu thành của một tội phạm khác (đoạn 2
điều16)

 Ý nghĩa
-Thể hiện mối quan hệ chặt chẽ đối với hai nguyên tắc pháp chế và bình đẳng trước pháp luật,
phản ánh rõ nguyên tắc xử lí trong PLHS VN hiện hành
- Bảo vệ vững chắc các quyền tự do con người với phương châm không bỏ lọt tội phạm, tránh
làm oan người vô tội
Câu 35: Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 ý

nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm do lỗi.

 Nội dung cơ bản
- Chủ thể chỉ phải TNHS nếu có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng như
trong việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các lợi ích được PLHS bảo vệ.

 Sự thể hiện trong BLHS
-Nghiêm trị người cố ý gây hậu quả nghiêm trọng (điểm d, Khoản 1, điều 3)
- Chế định tái phạm (điều 53)
- Một loạt các CTTP cơ bản mà dấu hiệu bắt buộc của chúng được nhà làm luật xây dựng trên cơ
sở các hình thức lỗi

 Ý nghĩa
-Quan điểm tiến bộ được thừa nhận chung của khoa học LHS trong nhà nước pháp quyền coi
tính chất lỗi là dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội phạm.
Câu 36: Khái niệm và cấu tạo của đạo luật hình sự Việt Nam.

 Khái niệm đạo luật hình sự Việt Nam: Đạo luật hình sự của nước CHXHCNVN là

+ Văn bản pháp luật hình sự do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành

+ Quy định về tội phạm và hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác
định tội phạm và hình phạt, đồng thời quy định những nhiệm vụ và nguyên tắc của LHS
VN.

 Cấu tạo của đạo luật hình sự Việt Nam

Gồm 2 phần chính: Phần chung và phần các tội phạm
- Phần chung : giả định, các loại tội phạm, hình phạt.


(Quy định nhiệm vụ của BLHS, nguyên tắc, cơ sở của TNHS, hiệu lực, các khái niệm chung về
tội phạm và hình phạt,....)

- Phần các tội phạm: quy định + chế tài, quy định từng tội phạm cụ thể. (Quy định những dấu
hiệu pháp lý của tội phạm cụ thể, loại hình phạt và mức phạt với các tội đó)

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi gồm 3 phần: phần chung, phần riêng, điều khoản thi hành. Tất cả
426 điều.

Câu 37: Hiệu lực của đạo luật hình sự theo khơng gian.

 Trong trường hợp xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 5, BLHS 2015 sửa đổi): Luật hình
sự có hiệu lực với tất cả các hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy
nhiên có loại trừ cơng dân nước ngồi thuộc diện hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ
ngoại giao, lãnh sự theo luật quốc tế (những người này phạm tội sẽ đc giải quyết bằng
con đường ngoại giao)

 Trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (Điều 6)

+ Là công dân Việt Nam, không quốc tịch, thường trú ở Việt Nam, pháp nhân thương mại: có
thể bị truy cứu TNHS.

Vấn đề cần xem xét

 Đối với luật hình sự của quốc gia nào thì hành vi của người đó có được coi là tội phạm.

 Hiệu lực về khơng gian của hai quốc gia cùng có hiệu lực đối với tội phạm đó.

+ Là cơng dân nước ngồi, pháp nhân thương mại nước ngồi: có thể bị truy cứu nhưng trong
trường hợp được quy định tại các điều ước mà VN tham gia (ví dụ: tội phạm quốc tế)


 Tội phạm được coi là xảy ra trên lãnh thổ quốc gia khi địa điểm phạm tội được xác
định trên lãnh thổ quốc gia đó. Địa điểm phạm tội là nơi hành vi đó xảy ra kể cả bắt
đầu, diễn ra một phần hay kết thúc hoặc là nơi hậu quả xảy ra, dự kiến xảy ra. (Bao
gồm tất cả các trường hợp về giai đoạn phạm tội: bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt
Nam, bắt đầu ở VN kết thúc ở ngoài lãnh thổ VN, bắt đầu ngoài lãnh thổ VN kết thúc
trong lãnh thổ VN, bắt đầu và kết thúc ngoài lãnh thổ VN nhưng có ít nhất 1 giai đoạn
diễn ra trên lãnh thổ VN)

Câu 38: Hiệu lực của đạo luật hình sự về thời gian.

- Chỉ có hiệu lực sau khi có Luật ban hành và Luật đó có hiệu lực kể từ ngày được cơng bố
chính thức.

- Đạo luật hình sự chấm dứt hiệu lực khi Quốc hội ban hành đạo luật thay thế.

- Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có thời điểm thi
hành mà hành vi phạm tội được thực hiện.

- Hiệu lực hồi tố chỉ được áp dụng khi có lợi cho người bị áp dụng.

Câu 39: Vấn đề hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự

Khái niệm: Là hiệu lực trở về trước của QPPL. Về nguyên tắc PLHSVN khơng có hiệu lực hồi
tố. Tuy nhiên xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo XHCN nên trong một số TH sẽ áp dụng hiệu
lực hồi tố theo hướng có lợi cho người phạm tội (khi mà bộ luật mới nhẹ hơn bộ luật cũ)

- Hiệu lực hồi tố KHƠNG có hiệu lực trong các trường hợp:

+ xác định có tội


+ tội nặng hơn, TNHS nặng hơn

+ quy định nội dung khác khơng có lợi cho người bị áp dụng.

- Trường hợp bắt đầu và kết thúc thực hiện tội phạm là một thời gian dài, luật hình sự có hiệu
lực thi hành trong thời gian đó. Như vậy, thời điểm bắt đầu tội phạm được tính là thời điểm
thực hiện tội phạm (có lợi cho người phạm tội).

- BLHS năm 2015 sửa đổi của Nhà nước ta về cơ bản khơng có hiệu lực hồi tố. Bộ luật chỉ
quy định tại khoản 2 về việc khơng có lợi cho người phạm tội thì khơng áp dụng đối với hành
vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực.

Câu 40: Giải thích đạo luật hình sự.

Giải thích đạo luật hình sự là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng các quy phạm PLHS, bảo đảm
nhận thức và thực hiện chính xác, thống nhất luật hình sự, là một giai đoạn của quá trình áp
dụng luật hình sự.

 Giải thích chính thức: là giải thích của cơ quan nhà nước được pháp luật quy định. (Theo
quy định của Hiến pháp thì UBTVQH có quyền giải thích luật)

 Giải thích của cơ quan xét xử: TAND các cấp khi xét xử các vụ án cụ thể. Sự giải thích
này chỉ có ý nghĩa bắt buộc trong phạm vi hiệu lực của bản án.

 Giải thích có tính khoa học: giải thích của các luật gia, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, cán
bộ làm công tác trong thực tiễn.... trong các bài báo, các tác phẩm khoa học, sách giáo
trình....

Câu 41: Việc áp dụng nguyên tắc tương tự trong PLHS Việt Nam.



×