Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) của thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.04 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ PHƯỚC NGUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN

SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH
(HOSE) CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8 34 02 01

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ PHƯỚC NGUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN

SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH
(HOSE) CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

Mã số: 8 34 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỲNH HOA

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Lê Phước Nguyên
Là học viên cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng Trường ĐH
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng
thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí
Minh (HOSE) của thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa.
Luận văn này là cơng trình của riêng tơi, khơng có sự sao chép về nội dung hay
số liệu. Tồn bộ nội dung được trích dẫn nguồn đáng tin cậy. Tôi xin cam đoan
và chịu trách nhiệm với cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Người cam đoan

Nguyễn Lê Phước Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN


Trước hết tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến người hướng dẫn của tôi là TS.
Nguyễn Quỳnh Hoa, trong quá trình hồn thành luận văn này Cơ đã chỉ dẫn,
định hướng và cho tơi nhũng góp ý chân thành, sâu sắc và xác đáng để tơi hồn
thành được cơng trình tốt nhất. Tiếp đó, tơi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Thầy/
Cô của Khoa Sau Đại học đã hỗ trợ tơi tốt nhất trong q trình học và làm luận
văn. Cuối cùng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, người thân và đồng
nghiệp yêu quý đã động viên và giúp tơi hồn thành luận văn thuận lợi nhất.

Trân trọng cám ơn !

iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ
phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) của
thị trường chứng khốn Việt Nam.

Nội dung luận văn: Luận văn tổng hợp các khung lý thuyết nền liên quan đến
nợ xấu của NHTM, các chỉ tiêu đo lường nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến
nợ xấu. Tiếp đó, thơng qua lược khảo các nghiên cứu liên quan xác định các
khoảng trống để đề xuất mơ hình cùng các giải thuyết nghiên cứu ứng với bối
cảnh của các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí
Minh. Trong đó nợ xấu được đại diện thơng qua tỷ lệ nợ q hạn nhóm 3, 4, 5.
Luận văn này đã được tác giả thu thập số liệu của 24 NHTMCP niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh và thiết kê dưới dạng dữ liệu bảng
trong giai đoạn từ 2011 – 2022. Kết quả được trình bày với các mơ hình hồi quy
bình phương nhỏ nhất cụ thể đó là Pool OLS, FEM và REM. Từ kết quả được
trích xuất từ phần mềm thì bước đầu thống kê mơ tả để nắm được tình hình
chung của các biến số trong mơ hình. Tiếp đó là phân tích ma trận tương quan

để xem xét không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Luận văn tiếp
tục trình bày sơ lược về kết quả của các mơ hình hồi quy và nhận thấy có sự
tương đồng cao về kết quả. Từ đó, kiểm định Hausman và lựa chọn FEM làm
mơ hình cuối cùng, điều này ủng hộ cho tính vững nhất của FEM trong các mơ
hình. Sau đó tác giả tiến hành kiểm định và phát hiện các khuyết tật phổ biến,
sau đó khắc phục thông qua phương pháp FGLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy
quy mơ ngân hàng (SIZE); tăng trưởng tín dụng (LGR), tỷ lệ chi phí hoạt động
(ME); hệ số an tồn vốn (CAR); tỷ lệ lạm phát (CPI) có ảnh hưởng cùng chiều
với tỷ lệ nợ xấu. Ngược lại, tỷ suất sinh lời (ROE), tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP) và sở hữu Nhà nước (STA) có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu
tại các NHTM niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh. Từ
kết quả đó tác giả tiến hành đề xuất các hàm ý quản trị tương ứng cho các
NHTM giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.

Từ khoá: Nợ xấu, nợ q hạn, quy mơ, tăng trưởng tín dụng, vĩ mô.

iv

ABSTRACT

Title: Factors affecting bad debt at joint stock commercial banks listed on the
Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE) of Vietnam stock market.

Content: This work synthesizes the underlying theoretical frameworks related
to bad debts of commercial banks, indicators for measuring bad debts and
factors affecting bad debts. Next, through a review of related studies, we
identify gaps to propose models and research hypotheses appropriate to the
context of joint stock commercial banks listed on the Ho Chi Minh Stock
Exchange. In which bad debt is represented by the overdue debt ratio of groups
3, 4, 5. In this thesis, the author has collected data from 24 joint stock

commercial banks listed on the City stock exchange. Ho Chi Minh City and
designed as panel data for the period from 2011 - 2022. This data is processed
through STATA 14.0 statistical software and the results are presented with
specific least squares regression models. These can be Pool OLS, FEM and
REM. From the results extracted from the software, the first step is descriptive
statistics to understand the general situation of the variables in the model. Next
is analysis of the correlation matrix to check that there is no serious
multicollinearity phenomenon. The thesis continues to briefly present the
results of the regression models and finds high similarity in the results. From
there, Hausman test and choose FEM as the final model, this supports the most
robustness of FEM among the models. The author then conducted inspection
and detected common defects, then corrected them through the FGLS method.
Finally, the research results show that bank size (SIZE); operating expense ratio
(ME); capital adequacy ratio (CAR); inflation rate (CPI) and State ownership
(STA). On the contrary, profitability ratio (ROE) and economic growth rate
(GDP) have a negative impact on the bad debt ratio at commercial banks listed
on the Ho Chi Minh stock exchange. From those results, the author proposes
corresponding policy implications for commercial banks to minimize bad debt
ratios in the future.

Keywords: Bad debt, overdue debt, scale, credit growth, macro.

v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN...................................................................................iii
ABSTRACT...................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................x

DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................xi
DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ.....................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
1.6. Đóng góp của nghiên cứu...........................................................................5
1.7. Kết cấu của luận văn...................................................................................5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1....................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........7
2.1. Cơ sở lý thuyết về nợ xấu tại các ngân hàng thương mại...........................7
2.1.1. Khái niệm nợ xấu tại các ngân hàng thương mại................................7
2.1.2. Phân loại nợ tại các ngân hàng thương mại.........................................9
2.1.3. Chỉ tiêu đo lường nợ xấu tại các ngân hàng thương mại...................10

vi

2.1.4. Nguyên nhân tạo ra nợ xấu tại các ngân hàng thương mại................11
2.1.4.1. Dựa trên góc độ lý thuyết........................................................11
2.1.4.2. Dựa trên các bên liên quan.....................................................12

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam 16

2.2.1. Nhóm các nhân tố thuộc ngân hàng..................................................17

2.2.1.1. Quy mô ngân hàng...................................................................17
2.2.1.2. Khả năng sinh lời....................................................................17
2.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng....................................................18
2.2.1.4. Tỷ lệ chi phí hoạt động............................................................19
2.2.1.5. Hệ số an toàn vốn....................................................................19

2.2.2. Nhóm các nhân tố thuộc vĩ mơ nền kinh tế.......................................19
2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế......................................................19
2.2.2.2. Tỷ lệ lạm phát..........................................................................20

2.3. Tình hình nghiên cứu................................................................................21
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài...............................................................21
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước...............................................................23
2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu..................................................................29

TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................29
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................30
3.1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................30

3.1.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................30
3.1.2. Thu thập và xử lý số liệu...................................................................30

3.1.2.1. Mẫu nghiên cứu.......................................................................30

vii

3.1.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................30
3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................31
3.2. Giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu.............................33
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................33


3.2.1.1. Đối với quy mô ngân hàng.......................................................33
3.2.1.2. Đối với tỷ suất sinh lời.............................................................34
3.2.1.3. Đối với tăng trưởng tín dụng...................................................34
3.2.1.4. Đối với tỷ lệ chi phí hoạt động................................................35
3.2.1.5. Đối với tỷ lệ an toàn vốn..........................................................35
3.2.1.6. Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế...........................................36
3.2.1.7. Đối với tỷ lệ lạm phát..............................................................36
3.2.1.8. Đối với sở hữu Nhà nước.........................................................37
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu:.........................................................................37
TĨM TẮT CHƯƠNG 3..................................................................................43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................44
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và xem xét tính tương quan của các biến
số độc lập trong mơ hình nghiên cứu.................................................................44
4.1.1. Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2011 – 2022................................................................................................... 44
4.1.2. Thống kê mô tả các biến số trong mơ hình nghiên cứu.....................45
4.1.3. Phân tích tương quan của các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu.

....................................................................................................... 47
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm........................................................... 48

4.2.1. Tổng hợp kết quả hồi quy của các mơ hình.......................................48

viii

4.2.2. Kiểm định lựa chọn mơ hình.............................................................50
4.2.2.1. Kiểm định Hausman lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM....50
4.2.2.2. Kiểm định F để so sánh giữa mơ hình FEM và Pooled OLS...50


4.2.3. Kiểm định khuyết tật mô hình FEM..................................................51
4.2.3.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mơ hình FEM........51
4.2.3.2. Kiểm định tự tương quan cho mơ hình FEM...........................52
4.2.3.3. Khắc phục khuyết tật mơ hình FEM........................................52

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu..................................................................55
TÓM TẮT CHƯƠNG 4..................................................................................58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.....................................59
5.1. Kết luận.................................................................................................... 59
5.2. Hàm ý quản trị..........................................................................................59

5.2.1. Đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng...........................................59
5.2.2. Đối với tăng trưởng tín dụng.............................................................60
5.2.3. Đối với quy mô các ngân hàng thương mại.......................................60
5.2.4. Đối với tỷ suất lợi nhuận...................................................................61
5.2.5. Đối với tỷ lệ lạm phát........................................................................62
5.3. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................62
5.3.1. Hạn chế nghiên cứu...........................................................................62
5.3.2. Hướng nghiên cứu mở rộng..............................................................62
TÓM TẮT CHƯƠNG 5..................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................i
PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU THU THẬP TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2022...................................................vi

ix

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TỐN TỪ PHẦN MỀM THỐNG KÊ
STATA 14.0..................................................................................................... xiii

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
Agribank thôn Việt Nam
Báo cáo tài chính
BCTC Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
BIDV Hoạt động kinh doanh
Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
HĐKD Ngân hàng thương mại
HOSE Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTM Phương pháp nghiên cứu
NHTMCP Rủi ro tín dụng
PPNC Tổ chức tín dụng
RRTD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
TCTD thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Vietcombank Việt Nam

Vietinbank

xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan.....................................................25
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu...........39
Bảng 3.2: Phương pháp đo lường biến..............................................................41
Bảng 4.1: Thống kê mô tả.................................................................................45

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mơ hình.........48
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM....................49
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mơ hình FEM và REM..............50
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mơ hình Pooled OLS và FEM. . .51
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi................51
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan....................................52
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mơ hình bằng phương pháp FGLS.....................53
Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả nghiên cứu...............................................................54

xii

DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ
Hình 4.1: Biểu đồ tình hình nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2011 – 2022....................................................................................................... 44

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài

Ngân hàng thương mại (NHTM) là trung gian tài chính - huy động vốn từ các
chủ thể có vốn tạm thời nhàn rỗi và cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn;
thơng qua đó là sự an tồn trong hoạt động của NHTM tác động tích cực đến sự
phát triển của nền kinh tế. Các khoản vay được cung cấp cho khách hàng cũng
đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ cho các NHTM ngày nay, tuy nhiên
đây cũng chính là nguyên nhân chính tạo nên nợ xấu của hệ thống ngân hàng
Việt Nam. Chủ đề nợ xấu đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn trong những thập
kỷ gần đây. Một số nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các NHTM ở Mỹ năm 1982
đến năm 1996, tác giả Keeton (1999) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng

trưởng tín dụng và nợ xấu, cho người đọc thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa
các khoản nợ xấu và tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng nhanh
nhưng tiêu chuẩn tín dụng thấp sẽ góp phần làm tăng nợ xấu ở một số bang ở
Hoa Kỳ. “Tỷ lệ nợ xấu là một trong những ngun nhân chính của vấn đề trì trệ
kinh tế. Mỗi một khoản nợ xấu trong lĩnh vực tài chính làm tăng khả năng dẫn
đến ngân hàng gặp khó khăn và khơng có lợi nhuận. Với mục tiêu đảm bảo cho
hoạt động tín dụng được an tồn, hiệu quả và góp phần tăng trưởng kinh tế thì
việc giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu là một thành phần không thể thiếu trong hoạt động
quản trị tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực,
kèm theo đó là việc kinh doanh thua lỗ của các NHTM. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu
có khả năng cản trở tăng trưởng kinh tế và làm giảm hiệu quả kinh tế (Hou,
2007).” Một nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy một sự kết hợp ngược chiều
giữa nợ xấu và tăng trưởng GDP thực tế (Salas và Saurina, 2002; Fofack, 2005;
Jimenez và Saurina, 2006).

Trong giai đoạn từ 2011 – 2022, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng về tỷ lệ nợ
xấu và tỷ lệ nợ xấu nội bảng, cùng với việc nợ tiềm ẩn chuyển sang trạng thái
nợ xấu một cách nhanh chóng và có chiều hướng tăng nhanh. Thực tế đã cho
thấy,

2

để đối mặt với tình hình nợ xấu ngày càng phức tạp, các tổ chức tài chính đã
chủ động bằng cách phân loại nợ và tiến hành việc trích lập dự phịng rủi ro
(chiếm khoảng 80% thị phần tổng tài sản). Mức dự phòng này đã tăng lên đáng
kể, đạt mức cao chưa từng có là 150% vào cuối năm 2021. Năm 2021, tỷ lệ nợ
xấu nội bảng cùng với nợ đã được chuyển cho VAMC (Công ty quản lý tài sản
Việt Nam), cùng với những khoản nợ tiềm ẩn đã chuyển thành dạng nợ xấu, duy
trì ở mức khá cao là 6,31%. Năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên toàn hệ thống
duy trì ở mức 2% so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối tháng

2/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng lên 2,91% (so với chỉ 1,49% vào năm
2021 và mức 2% vào năm 2022). Trong khoảng thời gian này, tồn bộ các tổ
chức tín dụng trong hệ thống đã thành công trong việc giải quyết tổng cộng 21,3
ngàn tỷ đồng nợ xấu. Vì những lý do trên, NHNN nhấn mạnh tầm quan trọng
cũng như xây dựng các giải pháp quản lý, và xử lý tối ưu nhằm đề phòng khả
năng tái diễn nguy cơ chuyển đổi nợ xấu trong tương lai (Nguyễn Thị Kim
Phụng và Nguyễn Thị Nhật Tân, 2022).

Hơn nữa những khó khăn trong lĩnh vực tài chính thể hiện ở thực tế thời gian
gần đây là sự sáp nhập, hợp nhất và mua lại với giá 0 đồng đã diễn ra ở một số
NHTM Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên xuất
phát từ hậu quả của hoạt động tín dụng, việc quản lý và kiểm sốt hoạt động tín
dụng khơng tốt đã làm cho nợ xấu tăng lên, kéo theo sự suy giảm lợi nhuận của
các NHTM, thậm chí là mất vốn. Nợ xấu tại các NHTM niêm yết trên TTCK
không phải mới phát sinh trong những năm gần đây mà thực chất đã tích tụ từ
rất nhiều năm trước, với những biến động xấu của kinh tế vĩ mơ, hoạt động sản
xuất kinh doanh trì trệ làm giảm khả năng trả nợ của người đi vay thì nợ xấu
càng trở thành vấn đề nóng bỏng của nền kinh tế. Để tạo nền tảng tài chính cho
các NHTM dần lành mạnh và phục hồi ổn định thì việc xem xét và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM trở thành nhiệm vụ quan trọng và
cấp thiết. Chúng khơng chỉ làm tắc nghẽn dịng tín dụng trong nền kinh tế mà
ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín,

3

chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Xuất phát từ
thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HOSE) của thị trường chứng khoán Việt
Nam” để làm đề tài nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá tình hình nợ xấu và

tìm ra các nhân tố ảnh hưởng nợ xấu tại các NHTMCP niêm yết tại HOSE giai
đoạn 2011-2022.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên “cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh
hưởng đến nợ xấu tại các NHTMCP niêm yết tại HOSE. Từ kết quả nghiên cứu
đề xuất các hàm ý quản trị để hạn chế nợ xấu cho các ngân hàng.”
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu tổng quát được cụ thể hóa thơng qua các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTMCP niêm
yết tại HOSE.
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu tại các
NHTMCP niêm yết tại HOSE.
Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị mang tính khả thi cho các NHTMCP niêm yết
tại HOSE nhằm hạn chế được nợ xấu trong tương lai.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Muốn hoàn thành được các mục tiêu trên thì nghiên cứu cần trả lời được các câu
hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTMCP niêm yết tại
HOSE ?

4

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu tại các NHTMCP niêm
yết tại HOSE như thế nào ?

Thứ ba, các hàm ý quản trị nào mang tính khả thi được đề xuất cho các NHTMCP
niêm yết tại HOSE nhằm hạn chế được nợ xấu trong tương lai ?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các
NHTMCP niêm yết tại HOSE.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm không gian và thời gian như sau:

 Về không gian: 24 NHTMCP niêm yết tại TTCK Việt Nam, do có những
NHTM chưa được niêm yết trong giai đoạn 2011 – 2015. Mặt khác, tổng tài sản
của 24 NHTM này chiếm trên 80% thị phần của hệ thống NHTM ở Việt Nam,
do đó có thể đại diện cho các NHTM.
 Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tại các NHTM
trong giai đoạn 2011 – 2022. Tác giả lựa chọn khoảng thời gian này vì đây là
giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động về khủng hoảng tài chính
2018, NHNN Việt Nam có những quy định mới liên quan đến tái cấu trúc và
các nhóm nợ 2015 và đặc biệt những ảnh hưởng đến từ đại dịch Covid 19.

 Về dữ liệu nghiên cứu: Đối với dữ liệu thuộc nội tại của các ngân hàng, tác
giả tổng hợp từ các BCTC đã qua kiểm toán và báo cáo thường niên trong
khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2022. Đối với dữ liệu vĩ mô, luận văn tổng
hợp từ Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Thế giới (World Bank).
1.5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp hai phương pháp nghiên cứu đó là định tính và định
lượng với những mục đích cụ thể sau:
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tổng hợp tài liệu và các công

5

trình liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM nhằm đề
xuất nghiên cứu phù hợp với bối cảnh NHTM Việt Nam.


Nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập số liệu liên quan đến các biến
số của mơ hình nghiên cứu, thiết kế dưới dạng bảng với giai đoạn từ 2011 –
2022. Từ đó, tính tốn hồi quy số liệu qua các mơ hình Pooled OLS, FEM,
REM để đánh giá sự phù hợp của số liệu. Tiếp đó thực hiện kiểm định
Hausman, F - test để tìm ra mơ hình cuối cùng phù hợp để phân tích kết quả
nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng mơ hình nghiên cứu được chọn tiến hành kiểm
định khuyết tật đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và
khắc phục chúng theo phương pháp FGLS. Cuối cùng, từ kết quả được khắc
phục tiến hành thảo luận và đề xuất hàm ý.

1.6. Đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến
nợ xấu tại các NHTMCP niêm yết tại HOSE trong giai đoạn 2011 – 2022. Từ
kết quả thực tiễn đó luận văn đã đề xuất đến các lãnh đạo ngân hàng cũng như
các bên liên quan về các hàm ý quản trị có tính khả thi bao gồm cả các vấn đề
thuộc nội tại cũng như vĩ mô nền kinh tế để hạn chế được nợ xấu gia tăng, tạo
điều kiện cho các hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng bền vững và tăng
trưởng.

1.7. Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 1 sẽ trình bày các vấn đề tổng thể của bài nghiên cứu sẽ được trình bày
như lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
đóng góp của đề tài.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tính hình nghiên cứu

Chương 2 tổng hợp lý thuyết về nợ xấu và chỉ tiêu đo lượng tại các NHTM, đồng

6

thời chương này tổng hợp các nghiên cứu liên quan nhằm tìm ra cơ sở đề xuất
các yếu tố xây dựng mơ hình.
Chương 3: Mơ hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 sẽ trình bày về giả thuyết, mơ hình nghiên cứu, các biến trong mơ hình,
bảng kỳ vọng về tương quan giữa các biến. Ngồi ra, trình bày về cách thức tính
tốn mẫu nghiên cứu và các phương pháp tính tốn.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu, kết quả kiểm định và thảo luận
các kết quả đó.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Chương này sẽ tóm tắt về kết quả nghiên cứu và đưa ra các hàm ý phù hợp với
các NHTM Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 khái quát lý do chọn đề tài, song song với mục tiêu thì xác định các
nhiệm vụ cần phải giải quyết. Để hoàn thành được các câu hỏi, chương này đã
trình bày phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu
đóng góp của đề tài này cho các NHTM Việt Nam và định ra kết cấu của luận
văn để tạo cơ sở trình bày cho các chương tiếp theo.


×