Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Đề tài: Phân tích nội dung biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp riếp cận Y – Sinh học, cho ví dụ cụ thể về tội phạm hiếp dâm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.27 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN:
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Đề tài: ĐỀ 05

Phân tích nội dung biện pháp áp dụng hình
phạt và biện pháp riếp cận Y – Sinh học, cho ví dụ
cụ thể về tội phạm hiếp dâm.

Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
MSSV:
Lớp: 19
Ngành: LUẬT HỌC

Hà Nội, 2021/

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Số TT Kí hiệu từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt
1. BLHS Bộ luật Hình sự
2. NĐ Nghị định
3. NĐ - CP Nghị định – Chính phủ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................................................1


PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ HIỆN TƯỢNG TỘI PHẠM..................1
1. Biện pháp áp dụng hình phạt.....................................................................................1
1.1. Nội dung lý luận của biện pháp hình phạt...............................................................1
1.2. Đánh giá biện pháp áp dụng hình phạt....................................................................1
2. Biện pháp tiếp cận y- sinh học...................................................................................2
2.1. Nội dung biện pháp tiếp cận y – sinh học...............................................................2
2.2. Đánh giá về biện pháp áp dụng y – sinh học...........................................................2
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ TỘI PHẠM HIẾP DÂM....................................3
1. Tóm tắt vụ án:............................................................................................................3
2. Phân tích vụ án..........................................................................................................3
2.2. Biện pháp Y - sinh học được áp dụng trong vụ án..................................................3
2.2. Biện pháp hình phạt đã được áp dụng trong vụ án..................................................4
PHẦN 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HÌNH PHẠT VÀ BIỆN
PHÁP Y – SINH HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................4
1. Thực tiễn áp dụng biện pháp hình phạt ở Việt Nam hiện nay:...................................4
2. Thực tiễn áp dụng biện pháp y-sinh học ở Việt Nam hiện nay..................................4
PHẦN 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP........................................................5
KẾT LUẬN................................................................................................................... 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................6

MỞ ĐẦU
Việt nam hiện nay cùng với xu thế hội nhập mang lại là sự gia tăng về các loại hình
tội phạm, các quan niệm chuẩn mực đề pháp luật,.. ngày càng sai lệch. Nhiều các hành
vi phạm tội được thực hiện vơ cùng ghê rợn, vơ nhân tính cần phải có những chế tài xử
lý vơ cùng nghiêm khắc, tuy nhiên, với những vụ án phức tạp đó khơng phải lúc nào
cũng có thể bắt được tội phạm một cách nhanh chóng mà địi hỏi phải có q trình điều
tra, làm rõ, giám định,... góp phần làm cho cơng tác phá án được diễn ra nhanh chóng
và chính xác hơn. Vì vậy để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, dưới góc độ xã hội học
trong bài tiểu luận này em xin làm rõ hơn về biện áp dụng hình phạt và biện pháp y -

sinh học trong phịng chống sai lêch chuẩn mực pháp pháp luật và đạo đức nhằm làm
cơ sở pháp lý và thực tiễn trong hoạt động đấu tranh và phòng chống tội phạm.

NỘI DUNG
PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ HIỆN TƯỢNG TỘI PHẠM.
1. Biện pháp áp dụng hình phạt

1.1. Nội dung lý luận của biện pháp hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước được quy định
trong Bộ luật Hình sự (BLHS), do Tịa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp
nhân thương mại đó (điều 30 BLHS 2015). Áp dụng hình phạt là biện pháp cưỡng chế
mà nhà nước áp dụng có tính mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất. Khi áp dụng nó gây nên
những tổn hại về thể chất, vật chất hoặc tinh thần khơng chỉ cho người bị kết án mà
cịn cho gia đình và thậm chí cho cả cơ quan, tổ chức, tập thể lao động mà họ là thành
viên.
Trong hệ thống pháp luật, chỉ có BLHS quy định về tội phạm và hình phạt. BLHS
quy định hai loại hình phạt: hình phạt chính và hình phạt bổ sung1: Các hình phạt
chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình,... Các
hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề,...
1.2. Đánh giá biện pháp áp dụng hình phạt
Việc áp dụng biện pháp hình phạt ngồi việc trực tiếp trừng trị người, pháp nhân
thương mại phạm tội, cải tạo, cảm hóa họ; hình phạt cịn có ý nghĩa giáo dục, ngăn
ngừa, răn đe khiến họ phải từ bỏ những ý định phạm tội, việc áp dụng hình phạt
có căn cứ, đúng pháp luật sẽ củng cố lòng tin của nhân dân vào sự
nghiêm minh của pháp luật. Cùng với luật hình sự, hình phạt quy định trong
các luật chun ngành qua đó nâng cao giá trị phòng ngừa tội phạm, phù hợp với thực

1 Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015.


1

tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.2 Tuy nhiên, biện pháp áp dụng hình phạt việc áp
dụng hình phạt sẽ dựa trên yếu tố chủ quan của người ra quyết định, cơ quan có thẩm
quyền sẽ là người ra quyết định xử phạt, vì vậy khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra hình
phạt khơng đúng với tội sẽ khiến cho biện pháp hình phạt trở nên thiếu khách quan
cơng bằng,

NĐ 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm
đã quy định các hình thức xử phạt gồm có: phạt tiền và xử phạt bổ sung như tước
quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; đình chỉ hoạt
động có thời hạn;....3 Trước tình hình dịch covid – 19 ngày càng phức tạp chính phủ
đã đưa ra các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong cơng tác phịng
chống dịch như: hành vi che giấu, không khai báo hiện trạng của bản thân hoặc của
người khác mắc dịch bệnh covid-19 với mức phạt: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng.4 Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự
thật, liên quan đến phòng, chống dịch covid-19: mức phạt: phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 20.000.000...5
2. Biện pháp tiếp cận y- sinh học

2.1. Nội dung biện pháp tiếp cận y – sinh học.
Trong cơng tác phịng, chống các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và tội phạm,
biện pháp tiếp cân y – sinh học thường do các nhân viên cơ quan nghiệp vụ như y –
sinh học thường do các nhân viên cơ quan nghiệp vụ như giám định, chuyên gia tâm
thần học… thực hiện đối với những người có hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và
phạm tội. mục đích của biện pháp này là nhằm tìm hiểu, phát hiện ở họ những khuyết
tật về thể chất và những khuyết tật về trí lực. Những khuyết tật đó làm cho người vi
phạm khơng có, mất một phần hoặc tồn bộ khả năng điều khiển hành vi của mình, do
đó, bị mất năng lực chịu trách nhiệm hành vi. Từ đó có thể xác định được hình phạt

thích hợp.
Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật TTHS (năm 2015) các trường hợp bắt buộc phải
trưng cầu giám định. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: … 4. Tính
chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động…
2.2. Đánh giá về biện pháp áp dụng y – sinh học.
Biện pháp tiếp cận y – sinh học có ý nghĩa rất quan tọng, nó góp phần làm sáng tỏ
nguyên nhân, điều kiện, giải thích cơ chế tâm lí của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp

2 Trịnh Quốc Toản “Một số vấn đề lý luận về hình phạt trong Luật hình sự”, tạp trí Khoa học ĐHQGHN, Luật
học 27 (2011) 143 – 156. Truy cập ngày 9/10/2021.
3 khoản 1, 2 điều 2 nghị định 115/2018/nđ-cp quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
4 Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
5 Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020

2

luật và hành vi phạm tội. góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử tội phạm
trên nguyên tắc không xử oan người vô tội, là nguồn chứng cứ rất quan trọng, làm căn
cứ đánh giá, kết luận điều tra vụ án. Từ kết luận giám định, y học cơ quan điều tra mới
có đủ căn cứ để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, đảm bảo tính
cơng bằng và nghiêm minh của pháp luật góp phần điều tra làm rõ vụ án một cách
nhanh chóng, khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, bên cạnh đó để
áp dụng biện pháp này địi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn rất cao
mới đưa đưa ra được các kết luận chính xác, nếu kết luận khơng đảm bảo độ chính xác
sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn của vụ án, làm ảnh hưởng đến sự công
bằng, nghiêm minh của pháp luật, đến sự thật khách quan, giúp giải quyết vụ án.
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ TỘI PHẠM HIẾP DÂM
1. Tóm tắt vụ án:

Ngày 20/5/2018, Nguyễn Anh Tú th phịng (phường Ơ Chợ Dừa, quận Đống Đa,

Hà Nội) của anh Tiến để ở trọ. Tuy nhiên, do phòng chật nên Nguyễn Anh Tú báo với
anh Tiến là khơng có nhu cầu th trọ nữa. Lúc này, chị T. (sinh năm 1995, sinh viên
trường Đại Học Sân khấu - Điện ảnh) đã liên hệ với chủ nhà để xem phịng. Vì khơng
có nhà nên anh Tiến đã bảo Tú đón và cho khách xem phịng. Lợi dụng chị T khơng
cảnh giác, Tú lấy viên gạch đập vào đỉnh đầu, đè lên người T, bóp cổ T tới bất tỉnh, rồi
kéo vào phòng và hiếp dâm. Lúc nạn nhân tỉnh lại, kêu lên, liền bị Tú lấy gạch đập liên
tiếp nhiều nhát vào thái dương trái, trán, đỉnh đầu. Khi chị T. Bất tỉnh, Tú lấy khăn phủ
lên mặt rồi tiếp tục thực hiện hành vi hiếp dâm thêm 3 lần nữa. Sau đó, Tú lấy ví, tiền,
dây chuyền, xe máy Honda Vision của Cẩm Tú, có tổng trị giá hơn 14,5 triệu đồng rồi
bỏ trốn. Hành vi của Tú đã khiến cô gái tử vong. Sau khi vụ án bị phát hiện, tối
4.6.2018, Nguyễn Anh Tú đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi phạm
tội của mình.
2. Phân tích vụ án

2.2. Biện pháp Y - sinh học được áp dụng trong vụ án: Quá trình điều tra, thu thập
chứng cứ tại hiện trường, khám nghiệm tử thi, bước đầu cho thấy nạn nhân có vết
thương ở vùng đầu, cổ Kết quả khám nghiệm ban đầu cho thấy, chị T. Tử vong do bị
chấn thương sọ não. Căn cứ các dấu vết tại hiện trường, giám định pháp y nhận định
đây là vụ án mạng và trước khi tử vong, nạn nhân đã bị hung thủ cưỡng hiếp.. Như
vậy, với việc giám định rõ về hiện trạng của tử thi đã giúp cơ quan điều tra xác định rõ
đây là một vụ án giết người và hiếp dâm chứ không phải tự sát, tạo điều kiện cho việc
khoanh vùng điều tra tội phạm, bên cạnh đó với những mức tổn thương trên cơ thể nạn
nhân sẽ là bằng chứng tăng nặng trách nhiệm hình sự cho bị cáo sau này. Qua quá
trình thực hiện điều tra Tâm lý của tội phạm: giám định viên có thể xác định: Trước,

3

trong khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định, Tú bị bệnh rối loạn
nhân cách ám ảnh nghi thức (với sở thích biến thái : Tú thích xem phim sex có các
cảnh hành hung để hiếp dâm. Có một trạng thái tâm lí bất thường: sống khép kín, ln

tưởng tượng ra việc bị mẹ đánh rồi đi kể với mọi người). Như vậy, qua việc xác định
của các chuyên viên y – sinh học đã góp phần hỗ trợ cho các cơ quan điều tra xác định
được động cơ dẫn đến phạm tội, cũng như trách nhiệm pháp lý đối với hành vi phạm
tội của Tú. Tại các thời điểm gây án, Tú đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi,
không phải bệnh nào về tâm thần cũng mất năng lực hành vi khi phạm tội.Vì vậy Tú
vẫn phải chịu mức án cao nhất đối với hành vi do mình gây ra.

2.2. Biện pháp hình phạt đã được áp dụng trong vụ án: Tòa án nhân dân Thành phố
Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Anh Tú án tử hình về tội “Giết người”, 10
năm tù về tội “Hiếp dâm” và 5 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt cả 3
tội danh, tịa tun phạt đối tượng này mức án chung là tử hình. Có thể thấy hành vi bị
cáo gây ra là đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của bị hại. Thể hiện tính nguy hiểm của hành vi khơng cịn khả năng để giáo
dục, cải tạo được nên cần phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Vì vậy đây chính là sự
trừng phạt thích đáng từ pháp luật dành cho Tú, hình phạt này được thực hiện đúng
người đúng tội nên nó đã nhận được sự đồng tình của nhân dân và dư luận.
PHẦN 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HÌNH PHẠT VÀ BIỆN
PHÁP Y – SINH HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Thực tiễn áp dụng biện pháp hình phạt ở Việt Nam hiện nay:
Thực tiễn áp dụng biện pháp hình phạt thời gian qua cho thấy, mặc dù vẫn khá coi
trọng tính trừng trị, tuy nhiên, những hình phạt đã tuyên cho thấy xu hướng nhân đạo,
nhân văn và hướng thiện đã thể hiện rất rõ. Việc thực hiện các hình phạt được công
bằng, minh bạch, đúng người, đúng tội. NĐ 119/2020 đã quy định mức phạt tối đa đối
với hành vi “ đăng, phát thông tin sai sự thât: là 200 triều đồng. 6
Tuy nhiên một số hình phạt vẫn cịn mang tính trừng trị nhiều hơn giáo dục vẫn
được Tòa án ưu tiên lựa chọn trong quyết định hình phạt là hình phạt tù có thời hạn
mặc dù điều luật có thể cho phép áp dụng bằng hình phạt khác như cảnh cáo, phạt tiền,
… để thay thế. Hình phạt tử hình vẫn cịn duy trì trong hệ thống hình phạt Việt Nam,
điều này chưa hồn tồn phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

2. Thực tiễn áp dụng biện pháp y-sinh học ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay chuyên ngành điều tra hình sự và pháp y đang sử dụng phương pháp, công
nghệ tiên tiến như công nghệ giám định ADN. Theo kết quả giám sát của Ủy ban Tư
pháp, việc giám định pháp y hiện nay là 95.024 vụ, việc, giám định pháp y tâm thần là

6 Khoản 8 điều 8 NĐ 119/2020/ NĐ-CP.

4

376 trường hợp; Các kết luận giám định được đưa ra khách quan, chính xác, đúng quy
trình và quy định. Như vậy có thể thấy cơng tác giám định pháp y trong ngành Y tế,
Công an được thực hiện đầy đủ, khách quan, đáp ứng yêu cầu của cơ quan trưng cầu.7

Tuy nhiên, Số lượng và vụ việc giám định lại và giám định lại lần hai tương chiếm
80% các vụ việc. Nhiều đối tượng phạm tội gây khó khăn cho các giám định viên
trong việc đánh giá triệu chứng và kết luận bệnh. Như vậy khi kết luận giám định
khơng đúng có thể dẫn đến giải quyết vụ việc khơng thỏa đáng, bỏ sót tội phạm hoặc
oan sai cho người vô tội, gây hậu quả nặng nề. Cuối tháng 01/2018, ổ nhóm ma túy
nghi vấn về bệnh án tâm thần với 78 bệnh án tâm thần giả, nhằm trốn tránh trách
nhiệm hình sự xảy ra ở Bênh viện Tâm thần Trung ương 1. Đã cho thấy những hạn chế
trong quá trình y – sinh học trong hoạt động xác định tội phạm.
PHẦN 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Một là, thiết lập cơ chế pháp lý để nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, Kiểm sát
viên tham gia phiên tòa trong hoạt động xét xử hình sự. Xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các cấp tố tụng và giữa cơ quan tố tụng hình sự ở các tỉnh, thành khác nhau. Kiện
tồn và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn pháp luật về tổng hợp hình phạt trong vụ án
hình sự. Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán,
Kiểm sát viên.


Hai là, tổ chức tập huấn, quán triệt nhận thức của các ngành, các cấp về bản chất,
vai trò, ý nghĩa của giám định tư pháp đối với hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, sự
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; đối với công tác quản lý giám định tư pháp cần
nâng cao tinh thần trách nhiệm và quan tâm hơn đối với hoạt động này; đổi mới nội
dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tố tụng theo
hướng tăng cường nội dung, thời lượng giảng dạy về giám định tư pháp.

KẾT LUẬN
Với những nội dung của các biện pháp về áp dụng pháp luật và áp dụng y – sinh
học trong công tác phòng chống tội phạm và các sai lệch về chuẩn mực đạo đức có thể
thấy Chỉ khi nhận thức được tính nguy hiểm của tội phạm, hình phạt đối với hành vi
phạm tội và nâng cao kĩ năng nghiệp vụ điều tra tội phạm thì mới có thể hạn chế được
tội phạm phát sinh, không bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội và đảm bảo trật tự xã
hội, tạo điều kiện để con người và xã hội cùng phát triển. Do đó cần phải có nhiều biện
pháp tích cực để nâng cao các biện pháp phịng ngừa tội phạm, nâng cao nhận thức của
nhân dân về pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo sự công bằng,
nghiêm minh và trật tự xã hội./.

7 />Lists/News&ItemID=41999

5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
2. Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
3. Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 Quy định xử phạt vi phạm hành

chính về an tồn thực phẩm.
4. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành


chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông
tin và giao dịch điện tử.
5. Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế.
6. Nghị định 119/2020/ NĐ-CP ngày 07/10/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
Sách, tạp chí
7. Ngọ Văn Nhân chủ biên ; Phan Thị Luyện, năm 2018, Giáo trình Xã hội học pháp
luật /Trường Đại học Luật Hà Nội ; NXB Tư Pháp; Hà Nội.
8. Trịnh Quốc Toản “Một số vấn đề lý luận về hình phạt trong Luật hình sự”, tạp trí
Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 143 – 156. Truy cập ngày 9/10/2021.
Trang web
9. /> mac-trong-cong-tac-giam-dinh-tu-phap-va-dinh-huong-hoan-thien-luat-sua-doi-
bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-giam-dinh-tu-phap-306308/
10. /> doi-voi-ke-giet-hai-nu-sinh-dai-hoc-san-khau---dien-anh
11. /> tham-lang-dang-sau-cac-vu-an-537983/
12. /> UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=41999

6

7


×