Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.29 KB, 132 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2020

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI......................................................15

1.1. Những khái niệm liên quan...........................................................................15
1.1.1. Khái niệm giá trị.....................................................................................15
1.1.2. Khái niệm định hướng giá trị.................................................................17
1.1.3. Khái niệm định hướng giá trị nghề nghiệp.............................................20
1.1.4. Khái niệm sinh viên................................................................................21

1.2. Cơ sở lý thuyết áp dụng nghiên cứu..............................................................22
1.2.1. Lý thuyết định hướng giá trị...................................................................22
1.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý...................................................................24
1.2.3. Lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp (SCCT)...............................27

Chương 2. THỰC TRẠNG CHỌN NGÀNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN
TRUYỀN HIỆN NAY...........................................................................................30

2.1. Giới thiệu địa bàn khảo sát và đặc điểm cơ cấu mẫu nghiên cứu.................30
2.1.1. Đặc điểm Học viện Báo chí và Tuyên truyền.........................................30
2.1.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu......................................................................31
2.2. Thực trạng lựa chọn ngành học của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên

truyền....................................................................................................................33
2.2.1. Tiếp cận thông tin lựa chọn ngành học của sinh viên Học viện Báo chí


và Tuyên truyền.................................................................................................33
2.2.2. Định hướng lựa chọn ngành học của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.....................................................................................................36
2.3. Định hướng giá trị lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên Học

viện Báo chí và Tuyên truyền..............................................................................42
2.3.1. Định hướng lựa chọn môi trường làm việc trong tương lai của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền....................................................................43
2.3.2. Định hướng lựa chọn địa điểm làm việc trong tương lai của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền....................................................................45

2.3.3. Định hướng lựa chọn vị trí/cơng việc trong tương lai của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền............................................................................46

2.3.4. Ưu tiên hành động thực hiện hóa định hướng giá trị sau khi ra trường
của sinh viên.....................................................................................................50

Chương 3. CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG LỰA
CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ
TUYÊN TRUYỀN.................................................................................................53

3.1. Các đặc điểm nhân khẩu học xã hội tác động đến định hướng giá trị nghề
nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.....................................53

3.1.1. Đặc điểm giới tính..................................................................................53

3.1.2. Các đặc điểm xã hội của sinh viên tác động đến định hướng giá trị nghề
nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền..................................60

3.2. Yếu tố thuộc đặc điểm gia đình tác động đến định hướng giá trị lựa chọn

nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền...71

3.2.1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn của bố mẹ đến định hướng giá trị lựa
chọn nghề nghiệp của sinh viên........................................................................71

3.2.2. Ảnh hưởng của nghề nghiệp của bố mẹ đến định hướng giá trị lựa chọn
nghề nghiệp của sinh viên.................................................................................76

3.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình đến định hướng lựa chọn giá
trị nghề nghiệp của sinh viên............................................................................80

3.2.4. Ảnh hưởng của khu vực sinh sống của gia đình đến định hướng lựa chọn
nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.........................83

3.3 Phân tích tổng hợp các yếu tố xã hội ảnh hướng đến định hướng lựa chọn giá
trị nghề nghiệp của sinh viên................................................................................87

3.3.1 Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đánh giá tầm
quan trọng của giá trị phúc lợi nhân viên tốt của sinh viên.............................88

3.3.2 Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đánh giá tầm
quan trọng của giá trị được làm vị trí của thu nhập cao của sinh viên...........90

3.3.3 Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đánh giá tầm
quan trọng của giá trị cân bằng cuộc sống và công việc của sinh viên...........91

3.3.4 Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đánh giá tầm
quan trọng của giá trị “cơ hội cho sự sáng tạo”của sinh viên........................92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................100

PHỤ LỤC.............................................................................................................104

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH

1 SV Sinh viên

2 HVBCTT Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3 ĐHGT Định hướng giá trị

4 ĐHNN Định hướng nghề nghiệp

5 ĐHGTNN Định hướng giá trị nghề nghiệp

6 GTNN Giá trị nghề nghiệp

7 ĐHLCNH Định hướng lựa chọn ngành học

8 ĐHLCNN Định hướng lựa chọn nghề nghiệp

9 THPT Trung học phổ thông

10 MTNN Môi trường nhà nước

11 PVS Phỏng vấn sâu

12 ĐTB Điểm trung bình


13 CLB Câu lạc bộ

DANH MỤC CÁC BẢ

Y
Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo đặc điểm (%).............................................31
Bảng 2.2 Tương quan giữa nơi sinh sống trước khi học đại học với kênh thông tin

tìm hiểu ngành học của SV (%)..............................................................35
Bảng 2.3 Tương quan nơi sinh sống trước khi học đại học với trình độ học vấn của

bố mẹ (%)................................................................................................36
Bảng 2.4 Lý do học chuyên ngành hiện tại xuất phát từ nhu cầu/ nguyện vọng cá

nhân.........................................................................................................36
Bảng 2.5 Lý do sinh viên lựa chọn học chuyên ngành hiện tại theo định hướng gia

đình..........................................................................................................37
Biểu đồ 2.4 Mức độ u thích với chun ngành hiện tại của sinh viên (%)..........39
Bảng 2.6 Lựa chọn ngành học định hướng theo giá trị năng động, sáng tạo..........40
Bảng 2.7 Lựa chọn ngành học định hướng theo giá trị liên quan đến gia đình......41
Bảng 2.8 Lựa chọn ngành học định hướng theo giá trị tôn vinh và hướng đến xã

hội............................................................................................................41
Bảng 2.9 Giá trị định hướng lựa chọn ngành học có cơ hội thăng tiến và thu nhập

.................................................................................................................42
Bảng 2.10 Môi trường làm việc theo ưu tiên (%)...................................................43
Bảng 2.11 Môi trường làm việc theo ưu tiên tại các trường khác (%)....................44
Bảng 2.12 Mức độ quan trọng của khu vực làm việc mong muốn sau khi tốt nghiệp


.................................................................................................................45
Bảng 2.13 Mức độ quan trọng của giá trị vật chất và phát triển bản thân trong việc

lựa chọn nghề nghiệp tương lai của sinh viên.........................................46
Bảng 2.14 Mức độ quan trọng của giá trị: phúc lợi, cơ hội ,an toàn và tự do trong

việc..........................................................................................................47
lựa chọn nghề nghiệp tương lai của sinh viên.........................................................47
Bảng 2.15 Mức độ quan trọng của giá trị trí tuệ, chun mơn và thách thức trong

việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của sinh viên................................49
Bảng 2.16 Mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên khi ra trường (%).......................................50
Bảng 3.1.1 ĐTB về mức độ quan trọng của các yếu tố lựa chọn ngành học theo nhu

cầu/nguyện vọng cá nhân SV phân tích theo đặc điểm giới tính............54

Bảng 3.1.2 ĐTB về mức độ quan trọng của các yếu tố lựa chọn ngành học theo
định hướng gia đình phân tích theo đặc điểm giới tính...........................55

Bảng 3.1.4 ĐTB tầm quan trọng của các giá trị tôn vinh và hướng đến xã hội của
ngành học mà SV ĐHLCNH phân tích theo giới tính............................56

Bảng 3.1.5 ĐTB tầm quan trọng của các giá trị thăng tiến của ngành học mà SV
ĐHLCNH phân tích theo giới tính sinh viên..........................................56

Bảng 3.1.7 Khác biệt về giới trong đánh giá tầm quan trọng của lựa chọn địa điểm
làm việc gần gia đình..............................................................................57

Đơn vị: %................................................................................................................57

Bảng 3.1.8 ĐTB tầm quan trọng của các giá trị vật chất và phát triển bản thân của

ngành học mà SV ĐHLCNN nghiệp phân tích theo giới tính................58
Bảng 3.1.9 ĐTB tầm quan trọng của các giá trị phúc lợi, an toàn và tự do của

ngành học mà SV ĐHLCNN phân tích theo giới....................................59
Bảng 3.1.10 ĐTB tầm quan trọng của các giá trị trí tuệ, chun mơn và thách thức

của ngành học mà SV ĐHLCNN phân tích theo giới tính......................59
Bảng 3.1.12 Mối quan hệ giữa khối ngành học hiện tại của SV với địa điểm làm

việc mong muốn trong tương lai.............................................................61
Bảng 3.1.14 Mối quan hệ giữa khối ngành học hiện tại của SV với ĐHLCNN

tương lai phân tích theo giá trị hướng đến "giá trị phúc lợi, an toàn và tự
do"...........................................................................................................61
Bảng 3.1.15 Mối quan hệ giữa khối ngành học hiện tại của SV với ĐHLCNN
tương lai phân tích theo mức độ quan trọng của "giá trị trí tuệ, chuyên
môn và thách thức”.................................................................................62
Bảng 3.1.22 Mối quan hệ giữa học lực kỳ gần đây nhất của SV với mong muốn địa
điểm làm việc trong tương lai.................................................................63
Bảng 3.1.25 Mối quan hệ giữa học lực kỳ gần đây nhất của SV với ĐHLCNN
tương lai phân tích theo giá trị hướng đến “giá trị trí tuệ, chun mơn và
thách thức”..............................................................................................64
Bảng 3.1.30 Mối quan hệ giữa sự tham gia CLB của SV với ĐHLCNN tương lai
phân tích theo giá trị hướng đến “giá trị trí tuệ, chun mơn và thách
thức”........................................................................................................65
Bảng 3.1.31 Mối quan hệ giữa trải nghiệm đi làm thêm của SV với môi trường làm
việc mong muốn sau khi ra trường..........................................................66


Bảng 3.1.35 Mối quan hệ giữa trải nghiệm đi làm thêm của SV với ĐHLCNN
tương lai phân tích theo giá trị hướng đến “giá trị trí tuệ, chuyên môn và
thách thức”..............................................................................................67

Bảng 3.2.1 Mối quan hệ giữa trình độ học vấn của bố & mẹ và lý do lựa chọn
ngành học phân tích theo nhu cầu/nguyện vọng cá nhân SV..................72

Bảng 3.2.2 Sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của gia đình ảnh hưởng đến
lựa chọn ngành học của SV phân tích theo trình độ học vấn của bố & mẹ
.................................................................................................................73

Bảng 3.2.4 Mối quan hệ giữa trình độ học vấn của bố & mẹ và môi trường làm
việc mong muốn của SV (ĐTB đánh giá mức độ ưu tiên)......................74

Bảng 3.2.6 ĐTB tầm quan trọng của giá trị vật chất & phát triển bản thân của nghề
nghiệp SV lựa chọn phân tích theo trình độ học vấn của bố & mẹ.........75

Bảng 3.2.10 Sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của gia đình ảnh hưởng đến
lựa chọn ngành học của SV phân tích theo nghề nghiệp của bố mẹ.......76

Bảng 3.2.11 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp của bố mẹ với các giá trị lựa chọn
ngành học của SV (ĐTB đánh giá mức độ quan trọng)..........................77

Bảng 3.2.12 ĐTB mức độ ưu tiên của các nguyện vọng về môi trường làm việc của
SV phân tích theo nghề nghiệp của bố mẹ..............................................78

Bảng 3.2.14 ĐTB tầm quan trọng của các nhóm giá trị nghề nghiệp SV lựa chọn
phân theo nghề nghiệp của bố.................................................................79

Bảng 3.2.15 ĐTB về mức độ quan trọng lựa chọn ngành học xuất phát từ nhu

cầu/nguyện vọng cá nhân SV phân tích theo khu vực sống....................84

Bảng 3.2.16 Sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của gia đình ảnh hưởng đến
lựa chọn ngành học của SV phân tích theo khu vực sống.......................85

Bảng 3.2.22 Mối quan hệ giữa khu vực sống và địa điểm làm việc mong muốn sau
khi ra trường của SV (ĐTB đánh giá mức độ quan trọng)......................85

Bảng 3.2.23 Mối quan hệ giữa khu vực sống với ĐHLCNN tương lai của SV phân
tích theo mức độ chú trọng giá trị vật chất và phát triển bản thân..........86

Bảng 3.2.24 Mối quan hệ giữa khu vực sống với ĐHLCNN tương lai của SV phân
tích theo các mức độ quan trọng của “giá trị phúc lợi, an toàn và tự do”
.................................................................................................................87

Bảng 3.3.1 Mô tả các biến độc lập..........................................................................88

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, MƠ HÌ
Y
Mơ hình 1: Hồi quy đơn biến phân tích mối quan hệ các nhận định về đặc điểm cá

nhân và giá trị SV theo đuổi với ĐHLCNN tương lai phân tích theo “giá
trị vật chất và phát triển bản thân”..........................................................68
Mơ hình 2: Hồi quy đơn biến phân tích mối quan hệ các giá trị bản thân SV theo
đuổi với ĐHLCNN tương lai phân tích theo “giá trị phúc lợi, an tồn và
tự do”.......................................................................................................69
Mơ hình 3: Hồi quy đơn biến phân tích mối quan hệ giữa các giá trị bản thân SV
theo đuổi với mức độ quan trọng của giá trị nghề nghiệp lựa chọn trong
tương lai: “giá trị trí tuệ, chun mơn và thách thức”.............................70
Mơ hình 5 Hồi quy đơn biến tổng tài sản ảnh hưởng đến giá trị lựa chọn ngành học

của SV.....................................................................................................81
Mô hình 8 Hồi quy đa biến các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tầm quan trọng của
giá trị sinh viên hướng đến trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai: phúc
lợi nhân viên tốt.......................................................................................89
Mơ hình 9 Hồi quy đa biến các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đánh giá tầm quan
trọng của giá trị được làm ở vị trí có thu nhập cao trong lựa chọn nghề
nghiệp tương lai của sinh viên................................................................90
Mơ hình 10 Hồi quy đa biến phân tích mối quan hệ các yếu tố xã hội ảnh hưởng
đến tầm quan trọng của giá trị cân bằng cuộc sống và công việc trong lựa
chọn nghề nghiệp tương lai của sinh viên...............................................91
Mơ hình 11 Hồi quy đa biến phân tích mối quan hệ các yếu tố xã hội ảnh hưởng
đến tầm quan trọng của giá trị "cơ hội cho sự sáng tạo" trong lựa chọn
nghề nghiệp tương lai của sinh viên........................................................92

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Thanh niên là thế hệ tương lai của đất nước, đóng vai trị then chốt và là chủ
nhân trong xây dựng sự nghiệp, phát triển đất nước. Thanh niên được đặt ở vị trí trung
tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người. Vì vậy định hướng
cho họ có cơng việc đáp ứng nhu cầu của xã hội, phù hợp với sở trường năng lực của
bản thân là rất quan trọng. Trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn
2021- 2030 cũng đã nêu rõ mục tiêu: “Đến năm 2030, phấn đấu 80% thanh niên được
tư vấn hướng nghiệp và việc làm; 60% thanh niên được đào tạo nghề gắn với việc
làm” [28].
Năm 2020 nước ta có hơn 70% học sinh đăng ký thi vào Đại học và Cao đẳng
theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo [40]. Đại học không phải là con đường duy
nhất dẫn đến thành cơng nhưng là con đường chắc chắn và an tồn nhất để thành
công. Với quy mô hơn 400 trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc, mở ra những
cơ hội lớn cho các bạn chạm tay đến ngưỡng cửa Đại học. Tuy nhiên một số bộ phận

học sinh, sinh viên (SV) lại có tâm lý phải vào Đại học bằng mọi giá, lựa chọn ngành
học không phù hợp với năng lực và đam mê của mình, lựa chọn theo ngành “hot” hay
học để lấy tấm bằng Đại học….Theo thống kê của Bộ Lao động Thương Binh và Xã
hội năm 2020 hơn 60% SV ra trường làm trái ngành, không đúng chun mơn đào tạo
[41]. Trung bình thời gian học 3-4 năm là khoảng thời gian các bạn SV phải bỏ khơng
chỉ cơng sức, tiền bạc mà cịn là sự nỗ lực để rèn luyện và học tập nhưng khi ra trường
lại phải học thêm các kỹ năng khác để làm trái ngành hay thậm chí là khơng tìm được
việc. Đó là sự lãng phí lớn đối với bản thân SV, gia đình thậm chí cho tồn xã hội.
Việc định hướng giá trị nghề nghiệp (ĐHGTNN), xác định được những giá trị
cốt lõi mà SV coi trọng là cần thiết bởi đó là quá trình mà mỗi cá nhân lựa chọn, quyết
định cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất, giúp họ phát huy được khả năng, được
làm cơng việc u thích, có cơ hội phát triển, đóng góp hữu ích cho xã hội. Định
hướng có thể diễn ra ngay từ khi các bạn còn nhỏ, khi đang học trung học phổ thông
(THPT) trước khi vào đại học để chọn ngành, hay khi học đại học để đưa ra những giá
trị nghề nghiệp (GTNN) phù hợp mà bản thân theo đuổi. Song trên thực tế, trong
những năm qua việc định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) cịn nhiều lúng túng, cơng tác
hướng nghiệp chưa thực sự có hiệu quả, những bất cập trong nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục, ĐHGTNN hay hoạt động giáo dục cịn thiếu sót. Bên cạnh đó,

1

dưới sự biến đổi của cơ chế thị trường thì có những thay đổi về hệ thống các giá trị,
thang giá trị, thước đo giá trị trong đó có ĐHGTNN của SV. Vì vậy, ĐHGTNN được
coi là một trong những yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến động cơ học tập, rèn
luyện của SV.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) với lịch sử 60 năm truyền thống
đoàn kết, thống nhất vì mục tiêu chung. Là một trong những đại học trọng điểm trong
hệ thống giáo dục quốc dân, thương hiệu và uy tín xã hội của Học viện được khẳng
định. Nơi đây là cơ sở đào tạo lý luận chính trị, báo chí và truyền thơng lớn nhất tại

Việt Nam với chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất và đội ngũ cán
bộ giảng viên ngày càng được chuẩn hóa và tăng cường với mục tiêu hướng đến trong
chiến lược phát triển Học viện đến năm 2035 và tầm nhìn 2050 là “Ít nhất 90% sinh
viên tốt nghiệp có việc làm sau khi tốt nghiệp trong đó ít nhất 60% sinh viên có việc
làm phù hợp với chương trình đào tạo” [10]. Tuy nhiên SV của học viện ở một số
chuyên ngành vẫn có tỷ lệ hơn 50% làm việc trái chuyên ngành theo báo cáo thống kê
của Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo năm 2021. Vì vậy đây là thực
tiễn đặt ra cho thấy rất cần phải tiến hành nghiên cứu ĐHGTNN của SV HVBCTT
hiện nay.

Từ những thực trạng trên, đề tài thực hiện nghiên cứu “Định hướng giá trị
nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” để tìm hiểu
quan niệm về ĐHGTNN của SV, nghiên cứu sẽ làm rõ xu hướng những GTNN mà
hiện nay SV đang coi trọng, những yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ, nguyện vọng và
quan niệm của SV liên quan đến việc chọn ngành và chọn nghề từ đó đưa ra các
khuyến nghị để làm tốt hơn công tác ĐHGTNN cho SV trong HVBCTT.

2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên
Thanh niên ln được nhận định là một nhóm xã hội “động”, là chủ thể chuyển
tải liên tục các giá trị thế hệ. Họ là trung tâm của những sự thay đổi không ngừng và
cũng là khách thể nghiên cứu của nhiều đề tài tìm hiểu về ĐHGT trong suốt thời gian
qua cho thấy sự quan tâm, cấp thiết của vấn đề này với nhóm xã hội thanh niên hiện
nay.

Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu thị trường
lao động và định hướng nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện nay” của tác
giả Nguyễn Hữu Dũng năm 2004 mặc dù tiếp cận theo kinh tế học nhưng đã cũng cấp
những số liệu thống kê rất đa dạng và phong phú về thị trường lao động, đặc biệt là


2

mối quan hệ giữa thị trường lao động và ĐHNN cho thanh niên. Tại chương IV, khi
đánh giá về thực trạng ĐHNN của thanh niên tác giả đã chia ra thành 3 nhóm: (1) xu
hướng chọn nghề của học sinh trung học (lớp 9 và 12); (2) xu hướng chọn nghề
nghiệp của thanh niên SV Cao Đẳng, Đại học và Dạy nghề; (3) xu hướng lựa chọn
nghề của thanh niên mất việc làm, thất nghiệp. Kết quả cho thấy: Đa số học sinh đều
có nguyện vọng được học lên Đại học/ Cao đẳng, nhất là nhóm học sinh lớp 12
(90%), rất ít học sinh có xu hướng học nghề, đặc biệt học sinh các trường nghề hiện
tại trên 80% có nguyện vọng bạn đầu là học Đại học. Nhóm học sinh lớp 9 chủ yếu
định hướng vào những nghề có tính chất truyền thống và đã được khẳng định trong
thời điểm hiện tại (nghề giáo viên, bác sĩ, dược sĩ, kinh doanh, cảnh sát, quân đội). Có
khoảng cách khá lớn (31%) giữa ngành, nghề SV đang theo đuổi với nguyện vọng lựa
chọn nghề ban đầu. Xu hướng SV Cao đẳng, Đại học và học nghề muốn đổi nghề
cũng rất đáng kể (10-15%). Điều này chứng tỏ hoạt động định hướng nghề đối với
học sinh ngay từ khi còn theo học phổ thông rất hạn chế. Với thanh niên mất việc làm,
thất nghiệp thì có việc làm ổn định là nhu cầu quan trọng nhất, tiếp đó mới là vấn đề
thỏa mãn về thu nhập và nhu cầu cá nhân khác như được làm đúng chun mơn được
đào tạo hay có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Với mối đối tượng thanh niên định
hướng cho mình những giá trị cụ thể khác nhau, nghiên cứu là tài liệu hữu ích cho các
nghiên cứu sau này [4, tr.115-116].

Cùng hướng đến đối tượng là thanh niên, tác giả Nguyễn Cảnh Khanh trong
cuốn “Xã hội học thanh niên” năm 2006 đã dành riêng Chương 14. Định hướng giá
trị lao động của thanh niên từ những phân tích xã hội học tại một khu cơng nghiệp để
phân tích sự hình thành và phát triển những ĐHGT, chuẩn mực của thanh niên về lao
động, việc làm thông qua số liệu điều tra khảo sát tại khu công nghiệp lớn Dung Quất.
Trong định hướng tương lai của thanh niên khu vực này thì “phát triển học vấn vẫn là
xu thể chủ đạo”,“có rất ít thanh niên cho rằng có trong tay một nghề giỏi sẽ là tấm
giấy thông hành thuận lợi khi bước vào cuộc sống” vì đối với họ muốn có một nghề

giỏi thì vẫn cần phải trải qua q trình đào tạo bài bản, chính quy như ở bậc đại học
do vậy giá trị mà thanh niên hướng đến đó chính là tiếp tục việc học lên cao [18,
tr.405] . Có sự khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp: những ngành nghề gắn bó
trực tiếp với các ngành lao động phát triển công nghiệp được các nam thanh niên ưu
tiên lựa chọn nhiều hơn nữ. Về mong muốn về nghề nghiệp trong tương lai thì đa số
thanh niên mong muốn được làm công chức nhà nước (37.2%) và cơng nhân có tay
nghề tốt (36.6%), làm giáo viên là 22.4%, tham gia vào lực lượng vũ trang là 13.4%.

3

Như vậy, có thể thấy nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp đã có sự chuyển biến
khá mạnh, trong đó việc phấn đấu để làm thầy cơ giáo, làm công chức nhà nước mặc
dù vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng khơng cịn là giải pháp duy nhất [18, tr.417-425].
Với nguồn số liệu và thông tin phong phú đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích để
nhóm nghiên cứu cũng như có những so sánh về sự thay đổi những GTNN của thanh
niên.

Bên cạnh sự quan tâm đến ĐHNN của thanh niên thì đề tài cấp Bộ năm 2014
“Định hướng nghề nghiệp cho lớp trẻ và tác động của chúng đến quá trình chuyển
đổi cơ cấu nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030” của tác
giả Nguyễn Đức Vinh cũng chỉ ra nhóm ngành nghề mà thanh niên hiện nay tập trung
cao là: nhóm ngành nghề kinh doanh, thương mại, dịch vụ, ngân hàng, kế tốn, tài
chính,... Trong khi đó các nhóm ngành nghề khác lại ít có sự lựa chọn hơn như cơng
nghiệp, nơng lâm ngư nghiệp, mơi trường, giao thơng thậm chí có cả sư phạm - nhóm
ngành mà trước được rất nhiều bạn ưu tiên lựa chọn [33, tr.39].

Trong cuốn sách “Định hướng giá trị của thanh niên trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập quốc tế” năm 2016, TS. Phạm Minh Anh đã nêu ra định hướng giá trị
trên 6 lĩnh vực của thanh niên, trong đó mục 5 dành riêng cho định hướng giá trị kinh
tế, lao động. Theo đó, có một tỷ lệ lớn thanh niên nói rằng ước muốn lớn nhất của họ

tại thời điểm khảo sát là được sống và làm những điều mình muốn (77.6%), cho thấy
xu hướng tự do cá nhân ngày càng được bày tỏ nhiều hơn trong xã hội. Hai mong
muốn cũng chiếm tỷ lệ cao gồm có việc làm ổn định và thành đạt trong nghề nghiệp,
tiếp tục khẳng định nghề nghiệp đã được coi như một giá trị cơ bản của cuộc sống đối
với thanh niên [..., tr.91-92]. Đối với tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp, chủ yếu đều đồng
ý lựa chọn nghề “phù hợp với năng lực của bản thân”, ít người bày tỏ theo đuổi những
nghề truyền thống của gia đình nhưng cũng ít người muốn làm nghề mới xuất hiện,
nhiều thách thức; thêm nữa, “có khả năng thu nhập cao” và “được xã hội coi trọng” là
những tiêu chí tiếp theo được thanh niên đề cao, phản ánh tính thực dụng, khơng quan
tâm nhiều đến tính chất hay loại hình công việc. Đối với những người chuẩn bị bước
vào con đường lập nghiệp, định hướng trong lựa chọn nghề nghiệp trên được đánh giá
là thực tế, không bị phân tán, sa đà vào những điều viển vông [..., tr.93-94].

Như vậy, các nghiên cứu về ĐHGTNN đã được bàn đến qua nhiều nghiên cứu
khác nhau cho chúng ta có cái nhìn tổng qt về ĐHGTNN của thanh niên ở mỗi giai
đoạn sẽ có những định hướng và GTNN được coi trọng khác nhau.

4

2.2. Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên
Với tiếp cận xã hội học, nghiên cứu “Những định hướng giá trị xã hội – nghề
nghiệp của sinh viên trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Phương Thảo thực hiện
năm 1991 điều tra ở 5 trường đại học tại Hà Nội đã phân tích và làm rõ hai nội dung
chính cụ thể như: (1) sự lựa chọn ban đầu, động cơ mục đích vào trường, (2) những
suy nghĩ về phẩm chất nghề nghiệp và chỗ làm việc trong tương lai. SV lựa chọn
ngành học hiện tại trước hết vì những lý do liên quan đến lợi ích cá nhân (hợp với khả
năng, nguyện vọng, nghề dễ kiếm việc làm, ngành và trường lấy điểm chuẩn vừa sức),
tiếp theo là những lý do có liên quan đến ảnh hưởng gia đình (truyền thống gia đình,
lời khuyên bảo của cha mẹ) và của bạn bè,... Trong đó, lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là
“hợp với khả năng và sở thích” tuy nhiên mức độ lựa chọn có sự khác nhau giữa các

trường. Là một lực lượng trẻ rất năng động và nhạy cảm với cuộc sống, trong việc
chọn trường, chọn ngành học SV đã có những “tiêu chuẩn” mới cho sự lựa chọn của
mình khác hẳn SV của những năm 70. Về ĐHNN, theo SV, “có năng lực chun mơn
giỏi” là phẩm chất quan trọng nhất của người cán bộ sau này. Môi trường làm việc
mong muốn của đa số SV (85.3%) vẫn định hướng làm việc trong các cơ quan, xí
nghiệp nhà nước bởi có thể giải thích rằng, rất ít những bạn SV đủ tự tin để sẵn sàng
thử sức mình ngồi thị trường lao động tự do [27]. Đề tài đã phác họa một vài nét về
những định hướng của SV từ những năm 90 để có sự so sánh với các đề tài hiện nay
về sự hình thành và biến đổi những ĐHGT xã hội – nghề nghiệp.
Cùng bàn về ĐHGTNN nhưng đi sâu phân tích hơn vào một chun ngành cụ
thể “Hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp sư phạm cho các trường Đại học
– Cao đẳng hiện nay”, tác giả Phạm Đình Dun đã phân tích thực trạng ĐHGTNN
sư phạm và đưa ra những giải pháp phù hợp. Kết quả phân tích cho thấy có tới 9.5%
SV theo học sư phạm vì mong muốn an nhàn, khơng vất vả; tỉ lệ muốn không phải
cạnh tranh trong cơ chế thị trường là 29.2%; lựa chọn bắt nguồn từ lý do không phải
đóng học phí 100%. Vẫn cịn khơng ít SV chưa nhận thức đúng đắn về giá trị của
nghề nghiệp sư phạm trong đó các lý do lựa chọn ngành học xuất phát từ những lý do
cá nhân khác nhau mà vẫn chưa xuất phát từ việc nhận thức được giá trị đích thực và
ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn của nghề sư phạm vậy nên có tới 26.6% SV không
hứng thú đối với nghề nghiệp sư phạm. Qua đó cho thấy vẫn cịn một tỷ lệ khơng nhỏ
SV sư phạm chưa có ĐHGTNN đúng đắn và điều này ảnh hương trực tiếp đến chất
lượng đào tạo giáo viên [5]. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh nhỏ về thực

5

trạng ĐHGT của nghề nghiệp SV hướng đến lựa chọn ngành học mà chưa hướng đến
cụ thể những GTNN mong muốn trong tương lai.

Nghiên cứu đối với SV đại học Cần Thơ năm 2014 đã đưa ra kết luận: “Hầu
như tất cả sinh viên lựa chọn ngành nghề đều xuất phát từ lợi ích cá nhân (hợp với

khả năng, dễ kiếm việc làm, điểm chuẩn thấp, lương cao, có cơ hội thăng tiến, làm
việc ở thành thị...). Mức độ tác động của các yếu tố này lên SV có ngành học khác
nhau sẽ khác nhau phụ thuộc vào bản thân SV, khả năng học tập, hồn cảnh gia đình
và mơi trường xã hội.” [16, tr.118]. Đây là nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phụng Hà,
tác giả tập trung chủ yếu phân tích về ĐHNN trong tương lai của SV. Mong muốn
được làm việc ở thành phố là lựa chọn chiếm tỷ lệ cao nhất (46%). Năm tiêu chí được
SV ưu tiên để chọn nghề nghiệp là: (1) đúng khả năng chuyên mơn, (2) có thu nhập
cao, (3) có triển vọng trong tương lai (làm ở thành phố, có cơ hội thăng tiến, có cơ hội
học thêm), (4) được làm việc ở môi trường tốt (công việc ổn định, lãnh đạo tốt, đồng
nghiệp thân thiện), và (5) được xã hội trọng vọng [16, tr.118-119]. Bài viết có nguồn
số liệu từ các nghiên cứu đi trước và phân tích số liệu do tác giả khảo sát phong phú,
đa dạng có thể tham khảo tốt.

Một tác giả khác cũng bàn đến ĐHGTNN là Nguyễn Thị Hiên (2016) với
nghiên cứu “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân hiện
nay”. Trong ba chỉ báo đưa ra là thu nhập, địa vị xã hội và uy tín xã hội của nghề thì
đa số SV đều cho rằng thu nhập của nghề công an như các nghề khác tuy nhiên yếu tố
địa vị xã hội và uy tín của nghề được SV đề cao hơn. “Yếu tố chọn nghề theo sở thích
cá nhân (do yêu thích) vẫn tiếp tục được đề cao” ngồi ra cịn các lý do như: nghe
theo lời khuyên của người thân trong gia đình; có việc làm sau khi ra trường và khơng
phải đóng học phí. Một bộ phận đáng kể SV mong muốn làm việc ở Hà Nội và được
công tác ở Bộ hoặc các Vụ, Cục trực thuộc Bộ Cơng an. Về điều kiện làm việc thì các
SV dành nhiều sự quan tâm đến yếu tố an tồn, ít rủi ro, đúng chuyên ngành đào tạo.
Gần nhà và có cơ hội học tập nâng cao trình độ cũng là yếu tố được nhiều SV quan
tâm. Yếu tố thu nhập chưa phải là yếu tố SV quan tâm nhất. Tuy nhiên, chỉ có một
phần nhỏ SV sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi được tổ chức phân cơng [14]. Qua đề tài
ta có thể hình dung cụ thể hơn bức tranh về thực trạng ĐHGTNN của nhóm cơng an
nhân dân ở Học viện An ninh nhân dân hiện nay.

Đề tài nghiên cứu về ĐHGTNN của những năm gần đây đã thu hút được sự

quan tâm của các nhà nghiên cứu và các đề tài chủ yếu tập trung vào một đối tượng cụ
thể với những điểm chung nhất định.

6

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình định hướng giá trị nghề nghiệp của
sinh viên

Với một quốc gia có truyền thống hiếu học như Việt Nam thì ảnh hưởng của
gia đình đối với con cái tham gia học tập bậc giáo dục đại học cần quan tâm. Gia đình
với chức năng giáo dục có ảnh hưởng đến việc học tập của con cái nói chung và giáo
dục đại học cho thanh niên nói riêng. Bài viết “Ảnh hường của gia đình đối với giáo
dục đại học của thanh niên Hà Nội” của tác giả Phùng Thị Kim Anh (2010) đã chỉ
ra điều kiện kinh tế gia đình là một yếu tố quan trọng tác động đến tỷ lệ đi học của
thanh niên. Về khu vực sống: thanh niên đơ thị có tỷ lệ theo học đại học gấp 1.43 lần
so với nông thơn. Gia đình có mức sống trung bình có tỷ lệ thanh niên đi học đại học
cao nhất. Trình độ học vấn của cha mẹ tỷ lệ thuận với tỷ lệ thanh niên theo học đại
học, trình độ học vấn của cha mẹ càng cao thì tỷ lệ thanh niên theo học bậc cao đẳng
trở lên càng cao. Nghề nghiệp của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến nghề nghiệp tương lai:
thanh niên có cha hoặc mẹ làm viên chức có tỷ lệ theo học bậc học này cao nhất, sau
đó là những người có cha mẹ làm cơng nhân; với những người có cha/mẹ có nghề
nghiệp là bn bán, kinh doanh thì tỷ lệ thanh niên theo học đại học khơng có khác
biệt lớn với những người có cha/mẹ làm nơng nghiệp. Bên cạnh đó sự kỳ vọng của
cha mẹ cũng ảnh hưởng đến việc tiếp tục học lên cao của con [1, tr.44-45].

“Ngồi yếu tố gia đình và mơi trường làm việc, bản thân sinh viên đáng vai trò
quan trọng trong việc quyết định ở lại thành phố Cần Thơ làm việc” [11, tr.137] Đó
là một trong những phát hiện chính của bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn nơi làm việc” nghiên cứu trường hợp SV đại học Cần Thơ của nhóm tác
giả Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011). Có sự khác biệt giới trong

lựa chọn mơi trường làm việc khi nam có xu hướng ở lại thành phố Cần Thơ cao hơn
nữ. Những yếu tố cá nhân như kiến thức chuyên môn và kỹ năng là những nhân tố
quan trọng nhất quyết định đến nơi làm việc của họ. Nơi cư trú là yếu tố tác động từ
phía gia đình khi các SV muốn làm việc ở gần gia đình: tiết kiệm được các chi phí
sinh hoạt (như thuê nhà trọ, đi lại,...) bên cạnh đó có mối quan hệ tốt với người thân
cũng giúp họ có những cơ hội việc làm.

Nghiên cứu của tác giả Thân Trung Dũng có chỉ rõ các nhân tố liên quan đến
đặc điểm cá nhân của SV như: năm học, ngành học viên theo học, kết quả học tập và
các nhân tố gia đình: địa bàn cư trú, mức sống gia đình có ảnh hương đến ĐHGTNN
của học viên. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Thân Trung Dũng “học viên ở các
ngành học, năm học khác nhau có nhận thức về nghề nghiệp quân sự khác nhau”.

7

Học viên năm thứ tư “có nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn”, “có thái độ đúng đắn”,
“có những hành động mang tính thực tiễn cao hơn về nghề nghiệp quân sự so với
sinh viên năm hai” [6, tr.102-103]. Ngành học cũng là một trong những yếu tố khác
biệt lớn ở nghiên cứu này: “những học viên ngành kỹ thuật có nguyện vọng được làm
việc ở các thành phố lớn cao hơn học viên ngành hậu cần, học viên ngành chính trị
và học viên ngành quân sự” [6, tr.94-95]. Các nhân tố gia đình cũng chỉ ra rằng, yếu
tố dân tộc, địa bàn cư trú, mức sống của gia đình có ảnh hưởng đến ĐHGTNN của
học viên, song yếu tố nghề nghiệp chính của cha/mẹ khơng có ảnh hưởng đến
ĐHGTNN của học viên [6, tr.122]. Ngoài ra đề tài cũng phân tích một số các yếu tố
ảnh hưởng khác như: nhân tố nhà trường quân sự, nhân tố xã hội, các phương tiên
truyền thơng đại chúng, nhóm xã hội – nhóm bạn.

Nghiên cứu riêng về sự khác biệt giới, trong đề tài gần đây nhất tác giả Trương
Thúy Hằng (2021) với nghiên cứu “Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp
của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng” đã chỉ ra các khía cạnh

cụ thể khi phân tích: (1) Khác biệt giới trong nhận thức của học sinh về sự phù hợp
nghề nghiệp theo giới tính, về sự phù hợp của một số đặc tính nghề nghiệp theo giới
tính; (2) Khác biệt giới trong hành vi liên quan đến nghề nghiệp trước khi đưa ra
quyết định lựa chọn nghề (lựa chọn khối theo học; dự định lựa chọn bậc học); (3)
Khác biệt giới trong hành vi dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học
sinh (đưa ra quyết định ở thời điểm hiện tại); (4) Khác biệt giới trong lý do dự định
lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Kết quả phân tích cho thấy vẫn cịn tồn tại nhận
thức có chứa khn mẫu giới, định kiến giới về nghề nghiệp khi học sinh cho rằng có
những nghề chỉ phù hợp với con trai, hoặc phù hợp với nam giới hơn như là những
nghề địi hỏi nhiều sức khỏe, mang tính kỹ thuật, chun mơn cao. Những nghề phù
hợp hơn với nữ là ít phức tạp, ít tính kỹ thuật, nghề nhẹ nhàng, nghề làm đẹp và
không vất cả. Về khối ngành: học sinh nam thiên về học khối ngành tự nhiên nhiều
hơn trong khi đó nữ thiên về học khối ngành kết hợp giữa tự nhiên, xã hội và ngoại
ngữ. Vì vậy mà khi ĐHNN tương lai nam giới có xu hướng lựa chọn những ngành có
tính chun mơn, kỹ thuật cao hơn, đòi hỏi sức khỏe/thể lực tốt, thiên về khối ngành
khoa học tự nhiên nhiều hơn. Nữ giới có xu hướng lựa chọn những nghề được cho là
khơng địi hỏi chun môn kỹ thuật quá cao, nghề được cho là nhẹ nhàng khơng địi
hỏi khắt khe về sức khỏe/ thể lực. Đặc biệt có những nghề chỉ có nam lựa chọn và
những nghề gần như chỉ có nữ lựa chọn [17, tr.104].

8

Như vậy, các nghiên cứu đi trước đều cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến
ĐHGTNN SV chủ yếu do các đặc điểm cá nhân như: giới tính, năm học, ngành học
v.v..., các đặc điểm gia đình như: mức sống gia đình, học vấn cha mẹ, địa bàn nơi cư
trú, truyền thống gia đình v.v... có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ĐHGTNN, định hướng
lựa chọn nơi làm việc của SV.

Qua tổng quan các tài liệu đi trước đã giúp ích rất nhiều cho đề tài nghiên cứu
đã soi sáng và định hướng rất nhiều. Những nội dung tổng quan giúp nhóm có thể xây

dựng hệ thống khái niệm, thao tác hóa khái niệm, các lý thuyết, các giá trị định hướng
nghề nghiệp để có thể xây dựng bộ công cụ nghiên cứu cũng như mối tương quan
giữa các biến số để quá trình nghiên cứu được thuận lợi hơn.. Những nghiên cứu,
phân tích đi trước cho thấy rõ những giá trị mà SV coi trọng trong quá trình
ĐHGTNN cũng như những mong muốn hướng đến trong tương lai để nhóm nghiên
cứu có thể so sánh và tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể hơn mà các nghiên
cứu trước vẫn chưa giải quyết được.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hướng đến tìm hiểu, phân tích ĐHGTNN của SV, các yếu tố xã hội
tác động đến ĐHGTNN, từ đó đưa ra những khuyến nghị để nâng cao ĐHGTNN cho
SV HVBCTT hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐHGTNN của SV HVBCTT
- Phân tích thực trạng lựa chọn ngành học, định hướng nghề nghiệp trong tương
lai và ĐHLCNN của SV HVBCTT.
- Phân tích lý do lựa chọn và những nhân tố tác động đến ĐHGTNN của SV
HVBCTT
- Đề xuất một số khuyến nghị cơ bản về ĐHGTNN cho SV HVBCTT.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu định hướng nghề nghiệp và giá trị định hướng
lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên hệ chính quy các lớp từ năm nhất đến năm tư, tương đương từ K37
đến K40 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
4.3. Phạm vi nghiên cứu

9


- Phạm vi khơng gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Phạm vi thời gian: 11/2020 – 8/2021.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để tìm hiểu, nhận thức các vấn đề nghiên cứu. Trên quan điểm phương
pháp pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, mọi sự vật hiện tượng phải được xem xét
trên các mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn và trong quá trình vận động,
phát triển không ngừng của lịch sử. Mặt khác mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong
không gian, thời gian nhất định. Người nghiên cứu cần xem xét sự vật, hiện tượng
trên những cơ sở khoa học đó. Áp dụng quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin vào nghiên cứu, nghiên cứu xem xét ĐHGTNN của SV HVBCTT trong
mối quan hệ tác động qua lại với nhau, trong bối cảnh, điều kiện cụ thể ảnh hưởng
đến quá trình ĐHGT cụ thể của SV như sau: mơi trường học tập, các yếu tố đặc điểm
cá nhân, gia đình SV, các yếu tố về môi trường kinh tế - văn hố - xã hội,... ĐHGTNN
của SV HVBCTT ln được xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu
thuẫn và q trình phát triển, biến đổi khơng ngừng của xã hội.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục nghiên cứu đã đề
ra, nghiên cứu thực hiện giữa giữa phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp
phương pháp nghiên cứu định tính. Trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng là
phương pháp chính và được thực hiện trước, phương pháp định tính thực hiện sau và
mang tính bổ sung cho phương pháp định lượng.
a. Phương pháp định lượng
Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu (điều tra bằng bảng hỏi) nhằm mô tả
và làm rõ kết quả khảo sát về thực trạng định hướng lựa chọn GTNN của SV hiện
nay. Phân tích những yếu tố xã hội của cá nhân và gia đình tác động đến ĐHLCNH và
ĐHLCNN của SV thông qua phân tích tương quan mối quan hệ giữa biến số độc lập

và biến số phụ thuộc.
b. Phương pháp định tính
- Phân tích tài liệu: Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết được
đăng tải, công bố trên các phương tiện truyền thơng đại chúng có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu. Các tài liệu có sẵn sẽ làm căn cứ để bổ sung, so sánh với kết quả nghiên
cứu của đề tài.

10

- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin quan trọng
đối với đề tài, kết quả nghiên cứu sẽ được minh chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu
cho phương pháp Anket. Đồng thời khai thác thông tin thông qua lời chia sẻ của các
bạn SV. Trong q trình phỏng vấn thực hiện nghiên cứu nhóm đã cố gắng khai thác
tìm hiểu từ khi các bạn SV lựa chọn ngành học cho đến khi chuẩn bị ra trường. Những
nguyện vọng, mong muốn của các bạn SV, các giá trị mà các bạn SV coi trọng và lý
do tại sao các bạn lại coi trọng những giá trị đó, những khó khăn mà các bạn SV đang
gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm.

c. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu với phương pháp định lượng
Đề tài nghiên cứu dự kiện chọn mẫu theo phương pháp phân cụm/theo chùm:
lập danh sách các lớp chia theo 2 chùm là lớp thuộc khối lý luận và nghiệp vụ từ năm
nhất đến năm tư học học 2019 – 2020 sau đó sẽ từ danh sách các lớp mỗi chùm chọn
ngẫu nhiên hệ thống 4 lớp theo bước nhảy K và chọn ngẫu nhiên đơn giản mỗi lớp 35
SV. Dự kiến là 280 mẫu.
Tuy nhiên trong thời gian khảo sát bảng hỏi vào đầu tháng 5 đúng lúc dịch
bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các trường đều chuyển sang hình thức dạy học
trực tuyến nên việc tiếp cận với mẫu nghiên cứu có gặp khó khăn nên đã chuyển sang
hình thức gửi bảng hỏi bằng Google Forms. Dù đã nhờ sự hỗ trợ của Liên chi đoàn
các khoa cũng như ban cán sự của các lớp nhưng số mẫu nghiên cứu gửi về theo các

lớp có sẵn trong danh sách khơng đáp ứng u cầu nên nhóm nghiên cứu đã quyết
định gửi trực tiếp các link bảng hỏi qua trang cá nhân Facebook của các bạn SV trong
trường và mời họ tham gia vào nghiên cứu. Dù có gặp chút khó khăn nhưng số kết
quả thu về đạt yêu cầu là 243 phiếu hợp lệ và đảm bảo được tính khách quan, đại diện
của nghiên cứu.
- Chọn mẫu với phương pháp định tính
Với tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19, trong quá trình phỏng vấn
sâu nhóm nghiên cứu khơng thể phỏng vấn trực tiếp nên đã hẹn và phỏng vấn online
qua nền tảng là Microsoft Teams. Điều này mang lại thuận lợi khi chủ động được
khung thời gian và không phải di chuyển nhiều. Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn
một số bạn khơng có bật camera chỉ trao đổi qua giọng nói nên khó có thể nắm bắt
được hết tâm lý, ánh mắt hay gương mặt của người trả lời. Các thành viên trong nhóm
đã cố gắng linh hoạt trong cách đặt các câu hỏi và đã đi sâu khai thác, lắng nghe chia

11


×