Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận học phần lịch sử các học thuyết chính trị đề tài tư tưởng về tự do trong tư tưởng chính trị việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.83 KB, 21 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI

TƯ TƯỞNG VỀ TỰ DO
TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

GV Bộ môn: Phạm Thị Hoa
Lớp tín chỉ: LSCHTCT-QHQT50.1_LT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Đăng
Mã số SV: QHQT50C11293

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2023

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2


CHƯƠNG 1: CÁC QUAN NIỆM VỀ TỰ DO..................................................2

1. Nguồn gốc và khái niệm của tự do.............................................................2
1.1. Nguồn gốc của “tự do”...........................................................................2
1.2. Khái niệm của “tự do”............................................................................2

2. Các quan điểm về tự do..............................................................................3
2.1. Quan điểm tự do của Thomas Hobbes (1588 – 1679)............................3
2.2. Quan điểm tự do của John Calvin (1509 - 1564)...................................4
2.3. Quan điểm tự do của John Locke (1632 – 1704)...................................5
2.4. Quan điểm tự do của Montesquieu (1689 – 1755).................................6
2.5. Quan điểm tự do của J.J. Rousseau (1712 – 1778)................................7
2.6. Quan niệm tự do của Adam Smith (1723 – 1790).................................9
2.7. Quan niệm tự do của John Rawls.........................................................10

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TỰ DO Ở VIỆT NAM........................................13
1. Tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh.........................................................13
1.1. Cơ sở tự do trong chủ nghĩa Mác-Lênin..............................................13
1.2. Áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh.................14
2. Tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam hiện nay................................15
3.1. Tự do trong chính trị............................................................................16
3.2. Tự do trong kinh tế...............................................................................16
3.3. Tự do trong văn hóa – xã hội...............................................................17

KẾT LUẬN........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


1

MỞ ĐẦU

Chính trị ln là một lĩnh vực vô cùng quan trọng của một đất nước, nhân
tố quyết định sự tồn tại ổn định và phát triển của xã hội. Đi kèm với nó là các tư
tưởng, học thuyết chính trị chính – là cơ sở để mọi nền chính trị dựa vào trong
cơng cuộc điều hành quốc gia. Đặc biệt trong đó, hệ thống lý thuyết liên quan
đến khái niệm tự do chính là mối quan tâm của các nhà chính trị gia ở rất nhiều
nước trên thế giới. Bản than để giải thích cho lý thuyết tư tưởng “tự do” cũng có
vơ cùng nhiều quan điểm khác nhau với sự phức tạp đáng kể. Chính vì vậy, việc
có những nghiên cứu về tư tưởng tự do sớm là cực kỳ cần thiết đối với Việt
Nam.

Chính sự cấp thiết này và vai trò to lớn của các lý thuyết nêu trên, em đã
quyết định viết nên bài tiểu luận với đề tài: “Tư tưởng về tự do và trong tư tưởng
chính trị Việt Nam”. Từ đó, em mong người đọc sẽ có được đầy đủ những kiến
thức cần thiết về khái niệm “tự do” và “tự do” dưới góc nhìn của tư tưởng chính
trị Việt Nam thơng qua lăng kính khác quan và sự phân tích sâu sắc, chặt chẽ,
dựa trên một tập hợp lớn những cuốn sách, báo, tài liệu, giáo trình và e-book
cùng các trang thơng tin, báo chí uy tín và đúng đắn.

Bài tiểu luận này đã được em cố gắng hoàn thành với quyết tâm cao độ,
tiếp thu nhiều tri thức từ nhiều nguồn khác nhau cũng như đã kiểm duyệt và đảm
bảo chất lượng vô cùng kĩ lưỡng cho bài. Tuy nhiên, những thiếu sót là khơng
thể tránh khỏi. Vì vậy, em mong sẽ nhận được phản hồi, đánh giá và góp ý cho
em để em có thể cải thiện hơn ạ.

Em xin chân thành cảm ơn!


- Nguyễn Hải Đăng

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CÁC QUAN NIỆM VỀ TỰ DO

1. Nguồn gốc và khái niệm của tự do

1.1. Nguồn gốc của “tự do”

Tự do (liberal) có thể được bắt nguồn từ từ tiếng Latinh “liber” (cũng có
nghĩa là "tự do"). Nhưng nếu để nói về thuật ngữ chỉ những con người theo
khuynh hướng chủ nghĩa tự do thì nó có sự tương đồng lớn hơn với từ
“liberalis” Latinh, có nghĩa là "của hoặc tạo ra nghệ thuật tự do, sự tự do, của
một người tự do."

Từ “liberal” bắt đầu được sử dụng kể từ thế kỷ XIV, mặc dù mới chỉ
mang nghĩa là phù hợp với giới thượng lưu. Đến thế kỷ XV, nó trở thành từ
miêu tả cho sự hào phóng. Sau nhiều năm, “liberal” đã trở thành cụm từ cho sự
thoải mái, khơng gị bó vào thế kỷ XVIII và dần được hoàn thiện trở thành thuật
ngữ chỉ “tự do” rồi được áp dụng vào lĩnh vực chính trị kể từ thế kỷ XIX bởi
nhóm Whigs và Tories ở Vương quốc Anh.1


1.2. Khái niệm của “tự do”

Tư tưởng tự do khơng hề có một cách định nghĩa cố định hay chính xác
nhất. Có nhiều quan niệm khác nhau về tư do tùy theo góc nhìn, cách đánh giá
của mỗi người trong từng khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Nhưng tựu chung
lại thì tự do có thể được hiểu là có quyền tự quyết trong mọi khía cạnh trong
cuộc sống mà không chịu tác động hay chi phối bởi những yếu tố khách quan.
Tự do thường được nhấn mạnh trong xã hội tồn tại sự áp bức, hạn chế từ giai
cấp thống trị hoặc tồn tại mâu thuẫn, định kiến. Tự do nói chung là xu hướng
của thế giới, phù hợp với nguyện vọng của đa số.

1 “What Exactly Is a 'Liberal'?, Merriam-Webster. Truy cập qua: riam-
webster.com/wordplay/liberal-meaning-origin-history.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

3
2. Các quan điểm về tự do

2.1. Quan điểm tự do của Thomas Hobbes (1588 – 1679)

Thomas Hobbes là một nhà triết học người Anh vĩ đại, người đã tạo ra
nền móng tư tưởng cho các nền dân chủ hiện đại ngày nay thông qua học thuyết
Khế ước Xã hội (Social Contract Theory).

Theo Hobbes, con người là một tạo vậy xa đọa, sinh ra đã là bản tính ác.
Con người dù có lý trí, nhưng thực chất cũng chả khác thú vật là bao vì “con
người khơng hề có tự do mà là tù nhân của cơ chế máy móc quy định các giác

quan”. Chúng ta “khẳng định bất cứ thứ gì làm ta vui sướng trong cảm giác.
Những gì khơng khiến giác quan vui sướng đều bị ta giảm thiểu hoặc khước từ”.
2 Do vậy, tất cả những gì con người theo đuổi, suy nghĩ và hành động đều có thể
được quy về tính thực dụng và tính vị kỉ. Từ đó, có thể coi rằng con người bản
chất đều khao khát được “tự do” làm những gì mình ham muốn và đem lại lợi
ích cho bản thân.

Hobbes quan niệm trong trạng thái tự nhiên, “tự do và bình đẳng của con
người là tuyệt đối”.3 Vì vậy nên chính sự “tự do” và “bình đẳng” ấy giữa mọi
người sẽ xung đột lẫn nhau, dẫn tới những mâu thuẫn và xã hội sẽ loạn lạc.
Nhưng cũng chính nhờ thứ tự nhiên đó mà chúng ta mới có thể thốt khỏi sự
mơng muội và bản năng nhờ các quy luật. Ví dụ, bởi vì chúng ta luôn coi trọng
mạng sống chúng ta hơn hết thảy, nên mặc dù giữa người với người vẫn có bất
hịa, nhưng mọi người sẽ đều cố hướng tới những phương pháp hịa bình, bởi lẽ
chiến tranh sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của họ.

Dù vậy, lồi người vẫn cần được giải thốt khỏi trạng thái tự nhiên và đạt
được trạng thái hòa bình thì bắt buộc phỉa tạo nên một khế ước xã hội và mọi
người đều nhất quyết hoàn thành dựa trên nguyên tắc “cá nhân sẵn sàng, vì mục

2 Johannes Hirschberger, 1959. “The History of Philosophy”, Volume 2. USA: The Bruce
Publising Company. Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính.
3 GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, TS Lê Thị Thanh Lai, 2021. “Lịch sử các Học thuyết Chính
trị” (tái bản lần 3), tr. 312, NXB ĐH Quốc gia.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

4

đích hịa bình, vì quyền tự nhiên của mình, bằng long giới hạn sự tự do của
mình đến một mức độ mà, trong tình huống tương tự, những người khác cũng
sẵn lòng kiềm chế như vậy.”4

Có thể thấy, tư tưởng tự do khơng của Thomas Hobbes cịn rất nhiều sai
lầm và hạn chế, đặc biệt là việc ủng hộ chế độ chuyên chế và bị ảnh hưởng bởi
thời đại. Nhưng, nó là một trong những bước đầu tiên vô cùng quan trọng khi đã
nêu lên được xu hướng của nhân loại cũng như lí giải những đặc điểm của thực
tế xã hội lồi người dùng hịa giữa chun chế và dân chủ.

2.2. Quan điểm tự do của John Calvin (1509 - 1564)

Thần học của John Calvin là một đức tin cải cách được hình thành dựa trên
những tư tưởng, quan niệm cấp tiến của Calvin. Đức tin này đã xoáy sâu vào
vấn đề phân tầng thứ bậc trong giáo hội, về sự thừa thãi trong hình thức và việc
nhân danh chúa để sử dụng quyền lực của mình. Đặc biệt, mặc dù khơng là một
học thuyết chính trị mà chỉ phục vụ khía cạnh tơn giáo, các tư tưởng của John
Calvin có những điểm nổi trội và được vận dụng trong các lý thuyết sau này.

Về tự do, trong những lý luận của Calvin, đây không phải một vấn đề
chính. Nhưng trong các cuộc tranh luận, ông luôn nhấn mạnh về quyền tự do
trong tôn giáo. Ông kịch liệt phản đối mọi hình thức thứ bậc trong giáo hội và đề
cao quyền tự do, bình đẳng của mọi giáo dân, mục sư. Ai cũng có quyền được
thăng tiến, được quyết định phương hướng giải quyết những vấn đề và đạt đến
những địa vị cao nhất. Đây là sự tiến bộ đáng ghi nhận của John Calvin và là
một hòn đá kiến tạo nên những tư tưởng tự do của hậu bối.

2.3. Quan điểm tự do của John Locke (1632 – 1704)

Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của ông, John Locke

đã bày tỏ rõ ràng quan điểm sâu sắc của ông về tự do. Những tư tưởng, quan

4 William S. Sahakan Mabel L.Sahakan, 2001. “Tư tưởng của các triết gia vĩ đại”, tr. 114,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

5
niệm đó đã có những tác động to lớn với nền chính trị học và là một trong những
cánh chim đầu đàn dẫn lỗi cho nhân loại đến với tự do, dân chủ. Trong đó, có
hai khái niệm về “trạng thái tự nhiên” và “khế ước xã hội” là tiêu biểu nhất về
để cập đến khía cạnh ấy.

Với John Locke, con người được sống tự nhiên tức là “tồn tại trong một
trạng thái tự do hoàn hảo, để sắp xếp cho hành động, sắp đặt tài sản và cá nhân
theo những gì mà họ cho là thích hợp, trong khuôn khổ của luật tự nhiên mà
không cần hỏi xin phép hay lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai”.5 Theo tự nhiên,
khơng có gì có thể vượt qua quyền tự do của mỗi người, mọi người đều bình
đẳng và quyền lực ai cũng như nhau, khơng ai thống trị ai ngồi Chúa có vị thế
cao hơn tất cả. Nhưng cũng khơng có nghĩa là chúng ta thấp kém, Chúng ta,
cùng mọi sinh vật, là tạo tác kỳ diệu của Ngài và đều đáng tôn trọng như nhau,
được tự do như nhau.

Tuy nhiên, những sự tự do đó khơng phải là tự do vô tổ chức, tự do bất
chấp. Tất cả đều phải theo một tổ chức, khuôn khổ chung tuân theo “luật tự
nhiên”. Ai cũng được tự do quyết định cuộc sống và vật chất của riêng mình,
nhưng khơng được phép hủy hoại bản thân hoặc của cải vật chất, sinh vật của họ
cũng như tuyệt nhiên không được làm điều đó với bất kỳ ai khác. Khơng ai có

quyền làm vậy vì đó là quyền tạo hóa tuyệt đối của duy nhất Chúa. Ngoại trừ
một ngoại lệ, khi một người làm tổn hại đến sinh mệnh của người khác để bảo
vệ cơng lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ dựa trên luật pháp. “Mỗi người
đều có quyền tiêu diệt một tên tội phạm như vậy sau khi hắn đã sát hại em trai
của mình, Nợ máu phải trả bằng máu” 6 Miễn là trong quyền hạn và luân lý
thông thường, sự trừng phạt cho người phạm tội lỗi, sống trái với tự nhiên là cần
thiết. Vậy nhưng, đây cũng có thể là một điểm hạn chế khi quan niệm này có thể

5 John Locke (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu), 2007. “Khảo luận thứ hai về Chính
quyền –Chính quyền dân sự”, tr. 33, NXB Tri Thức, Hà Nội.
6 John Locke (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu), 2007. “Khảo luận thứ hai về Chính quyền –
Chính quyền dân sự”, tr. 42, NXB Tri Thức, Hà Nội.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

6
được lợi dụng bởi những người có ý đồ xấu hoặc khiến mọi người thái quá trong
hành động của mình.

Khơng chỉ thế, ơng cũng bàn về tình trạng nơ lệ thời bấy giờ. Ơng coi
quyền tự do là tuyệt đối. Vì vậy hành động kiểm sốt, đàn áp, bóc lột nơ lệ của
đại bộ phận chủ nơ là tước đạt quyền tự do về mạng sống và bắt họ làm công cụ
trục lợi cho cá nhân. Dù vậy, John Locke khơng hồn tồn bài trừ hệ thống nơ
lệ. Ông thấy chủ nghĩa nô lệ là trái với tự nhiên, nhưng lại không giải quyết triệt
để được vấn đề. Ông muốn sử dụng một giao ước, thỏa thuận quyền lực giới hạn
và yêu cầu sự thuần phục giữa hai người để chấm dứt tình trạng nơ lệ. Nhưng nó
chỉ có ý nghĩa hình thức và thực chất thì người nơ lệ vẫn mất đi quyền tự do của
mình và sống trong một trạng thái phản tự nhiên.


Có thể nói, những quan điểm về tự do của John Locke là vô cùng ấn
tượng, dù vẫn cịn đó những những khuyết điểm, hạn chế do thời đại và chủ
quan góc nhìn nhưng và đã để lại cho nền chính trị học của thế giới những lý
thuyết đáng suy ngẫm tới tận ngày nay cũng như trở thành cơ sở lý luận, đấu
tranh, phấn đấu của nhiều quốc gia, đặc biệt nhất chính là ở hai cuộc cách mạng
vĩ đại của Hoa Kỳ và Pháp.

2.4. Quan điểm tự do của Montesquieu (1689 – 1755)

Trong tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”, Montesquieu quan niệm
rằng, tự do là sự yên tâm của mỗi người khi thấy mình được an tồn; tự do của
mỗi cơng dân có quan hệ chặt chẽ với việc chính quyền thực thi quyền lực của
mình, tức là tự do gắn bó mật thiết với luật pháp. Tự do được là một quyền lợi
tối cao của công dân. Quyền lực cần phải là một sự kiểm soát đối với quyền
lực.7 Quyền lực chuyên chế sẽ là thứ kết thúc sự tụ do. Bởi chuyên chế thực chất
chỉ là một sự lộng quyền của một cá nhân, bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật –
một sự tồn tại xấu xí. Sẽ chẳng có sự tự do nào trong một xã hội nơi một kẻ độc

7 PGS.TS. Chu Văn Tuấn, 2018. “Quan điểm của một số nhà triết học phương Tây về tự do và
pháp luật” [online], Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

7
tài nắm mọi quyền hành và áp đặt tư tưởng của hắn lên toàn bộ quốc gia và khi
nào muốn hắn ta có thể thỏa sức làm mọi thứ. Vì vậy, nhà nước cần sự phân

quyền và từ đó chính ơng cùng hai nhà triết học khác định hình nên thuyết “tam
quyền phân lập” (quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, ba quyền
lực gắn với ba cơ quan nhà nước). Các quyền này không được trùng lặp nhiệm
vụ hay cản trở công tác thực thi của nhau và khơng có cơ quan nào có quyền hạn
vượt trên các cơ quan khác. Và pháp luật thì chỉ là cơng cụ để kiểm sốt xã hội
và giải quyết các vấn đề an ninh chung, không được xâm phạm vào đời tư và
công việc cá nhân của người dân. Chính nhờ hệ thống pháp quyền, mọi người sẽ
được đạt được sự tự do hoàn hảo. Mất đi cái “tự do tự nhiên” nhưng họ nhận
được một thứ “tự do” thực thụ và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước
và cố gắng của cả xã hội.

2.5. Quan điểm tự do của J.J. Rousseau (1712 – 1778)

Có thể dễ dàng nhận thấy, toàn bộ hệ thống học thuyết của J.J. Rousseau
nói rất nhiều đến “tự do”. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong bộ tác phẩm
tiêu biểu “Bàn về khế ước xã hội” được xuất bản năm 1762, đặc biệt ở chương
1, 2, 3 của quyển thứ nhất – nơi ông đề cập đến quyền tự do và bình đẳng của
con người. Đây là một tác phẩm vô cùng quan trọng đối với lịch sử các học
thuyết chính trị nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung. Nó có vị trí ngang hành
với kiệt tác “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” được gây dựng bởi K.Marx và F.
Engels khi đã là nắm đấm thép làm nứt vỡ mạnh mẽ chế độ quân chủ chuyên
chế thời bấy giờ, trở thành kim chỉ nam cho cuộc Đại cách mạng Pháp từ năm
1789 đến năm 1794.

Tương tự như Montesquieu hay John Locke, Rousseau cũng coi tự do là
một trong những quyền tự nhiên của con người. Khi loài người mới tồn tại trên
Trái Đất, chẳng có bất kì sự phân biệt hay áp đặt nào. Vì vậy, xã hội ngun
thủy khơng hề có phân tầng xã hội, khơng có các tầng lớp, đẳng cấp mâu thuẫn
lẫn nhau. Họ chỉ sống dựa trên bản năng, thuận theo tự nhiên – một cuộc sống


Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

8
n bình, hạnh phúc khơng xung đột lẫn nhau. Đó chính là sự tự do tuyệt đối,
khơng có sự thống trị hay chi phối mỗi người đều thoải mái làm bất cứ thứ gì tự
nhiên cho phép họ làm.

Nhưng sự tự nhiên này lại đi kèm với sự ích kỉ, tham lam. Từ vô cùng
sớm, con người đã nảy sinh mâu thuẫn, đấu đá lẫn nhau. Trong khi đó, người
nào cũng có quyền tự do làm bất cứ điều gì họ muốn, nên ai cũng có thể làm hại
người khác, và ai cũng có thể bị làm hại. Có nghĩa là, sự tự do tuyệt đối là nguồn
cơn của sự man dợ và gây hại đến nhân loại.

Dần dần, khi con người bắt đầu liên kết, giao thiệp với nhau. Các quan hệ
xã hội bắt đầu trở nên phức tạp. Đồng thời, họ cũng dần trở nên thông minh và
sắc sảo hơn trong ứng xử giữa người với người. Đỉnh điểm là khi con người bắt
đầu có được cơng cụ và phương thức sản xuất mới hiệu quả hơn, nhờ vậy sinh ra
nhiều của cải vật chất dư thừa và xuất hiện tài sản tư hữu; đó chính là lúc các
mâu thuẫn ra đời và hệ quả là những sự phân hóa xã hội hình thành. Các tầng
lớp giàu có bắt đầu thống trị người khác, muốn có được quyền lực ngày càng lớn
và kiểm sốt mọi người. Khi đó, theo Rousseau, xã hội yêu cầu một sự thay đổi
tất yếu sang một trạng thái phù hợp hơn.

Bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ của bất bình đẳng là bản chất của xã
hội, J.J. Rousseau lại một quan niệm khác về tự do – tự do trong trạng thái xã
hội công dân. Để có được sự tự do này, Rousseau mong muốn cần phải có một
cơng ước xã hội đảm bảo sự bình đẳng về quyền lực, luật pháp và đạo đức. Đó
chính là sự xóa bỏ của sự tự do tự nhiên và chuyển sang tự do xã hội, nơi mọi

người đều “tự do” trong một khuôn khổ chung, cùng hướng đến cống hiến cho
xã hội, phục vụ một ý nghĩa chung thay vì chỉ theo đuổi cái lợi cho cá nhân. Có
thể nói, “với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền
hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được; nhưng mặt khác con
người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có”.8 Và

8 Jean Jacques Rousseau, 2004. “Bàn về khế ước xã hội”, NXB Lý luận Chính trị, Hồng
Thanh Đạm dịch.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

9
để hiệu lực của khế ước xã hội được đúng với mục đích của nó, nó phải được
gắn liền với sự ràng buộc cá nhân để ngăn họ vượt qua khỏi khuôn khổ được
định sẵn chứ không được chỉ là lý thuyết suông.

Tóm lại, J.J. Rousseau đã có được những quan điểm đúng đắn và cấp tiến,
vượt lên trên thời đại về con người và tự do. Học thuyết của ơng chính là kết
tinh của sự un bác, lý luận phù hợp và vận dụng thực tế sâu rộng. Nó là một
trong những học thuyết chính trị đỉnh cao nhất và được trọng dụng trên toàn thế
giới kể từ khi nó ra đời đến tận ngày nay.

2.6. Quan niệm tự do của Adam Smith (1723 – 1790)

Đến với Adam Smith, chúng ta sẽ đến một khía cạnh mới của tự do chính
là tự do kinh tế. Tiêu biểu nhất về tư tưởng của Adam Smith, ta phải tìm hiểu về
học thuyết “bàn tay vơ hình” của ơng.


Học thuyết này là lý thuyết đầu tiên về cơ chế kinh tế thị trường và sự vận
hành của nền kinh tế của thế kỷ XIX. Trong học thuyết này, Smith quan niệm
rằng “trong môi trường kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia dựa vào khát
vọng tối đa hóa lợi nhuận cá nhân của họ”.9 Khác với các nhà triết học cùng
thời đại, ông lại quan niệm trạng thái tự nhiên của xã hội chính là một xã hội tồn
tại tự do cạnh tranh và trao đổi hàng hóa cùng và giao lưu xã hội. Trong nền
kinh tế đó, mọi người dẫn sẽ đều muốn sản xuất thật nhiều của cải vật chất, cải
thiện tình trạng kinh tế của mình. Từ đó, tồn xã hội sẽ cùng đóng góp để thúc
đẩy sự phát triển của xã hội chung. Chính vì thế, ơng u cầu nhà nước và các
cơ quan có quyền lực khơng được can thiệp vào kinh tế trừ khi họ là người duy
nhất có thể thay đổi hiện trạng. Thị trường kinh tế trong học thuyết của Adam
Smith là tự lập, không cần sự điều phối. Chính bản thân thị trường sẽ tự vận
động và tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất. Vì vậy, tất cả mọi người

9 “Lý thuyết bàn tay vơ hình của Adam Smith” [online], Stockinsight, 2023. Truy cập ở:
.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

10
cần tồn trọng quy luật kinh tế khách quan và không được xâm phạm vào sự tự
do của một nền kinh tế.

Quan điểm kinh tế của Smith phản ánh thực chất điều kiện kinh tế xã hội
tư bản vào thời kỳ đó. Nền cơng nghiệp lúc bấy giờ chủ yếu chỉ là các đơn vị
vừa và nhỏ tự do cạnh tranh lẫn nhau. Mặc dù đến nay, học thuyết của ơng có
nhiều thứ lạc hậu hoặc sai lệch với thời hiện đại nhưng các lý thuyết của ông vẫn
là là cơ sở của lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại. Phương pháp lý luận của ơng

vẫn cịn tồn tại nhiều mâu thuẫn đặc biệt là về các mối quan hệ giữa tính cạnh
tranh. Tuy vậy, ơng đã có thể xoáy sâu vào các khái niệm, quy luật, liên kết cốt
lõi nhất hoặc bị ẩn giấu trong nền kinh tế lúc bấy giờ.

2.7. Quan niệm tự do của John Rawls

Nhắc tới John Rawls là chúng ta phải kể đến lý thuyết Công bình của ơng.
sinh ra trong thế kỷ XX, Rawls đã chứng kiến những cuộc chiến tranh và xung
đột đau thương như: Chiến tranh thế giới thứ II, Chiến tranh lạnh, và Phong trào
đòi quyền tự do cá nhân. Chịu ảnh hưởng của những trải nghiệm này, ơng đã có
nhiều suy ngẫm về vấn đề cơng lý. Từ đó, ơng quyết tâm nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề này để giải quyết các vấn đề liên quan đến cơng bình. Với Rawls,
“cơng bình là nhân đức đầu tiên của các thể chế xã hội, cũng giống như chân lý
là nhân đức trước nhất của các hệ thống tư tưởng.”10

Một xã hội tồn tại thể chế tn theo hệ thống cơng bình là một xã hội
đúng đắn theo quan niệm của John Rawls. Khi đó, mọi người sẽ đều bình đẳng
như nhau. Mỗi người sẽ có một sự bảo vệ về sự tự do và bình đẳng nơi quyền
của bất kỳ ai cũng quan trọng ngang nhau và là quan trọng nhất, sẽ khơng có bất
cứ ai hoặc thứ gì vượt lên trên được sự tự do và bình đẳng hay có thể được kiểm
sốt chúng. Các quyền tự do có thể trải dài từ tự do ngôn luận cho đến tự do thân
thể và cả tự do chính trị nữa. Rawls cũng nhận xét: “Mỗi người chiếm giữ một

10 John Rawls, 1999. “A Theory of Justice, Revised Edition”, tr. 3, Cambridge, MA: Harvard
University Press.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


11
sự bất khả xâm phạm đến mức lợi ích của xã hội xét một cách tổng thể cũng
khơng thể có quyền cao hơn”.11 Do vậy, thỏa hiệp trong bất kỳ vấn đề nào liên
quan đến tự do và bình đẳng là một sự vơ lý và vi phạm quy tắc cơng bình.

Nhưng điều đó khơng có nghĩa là lý tưởng cá nhân là quan trọng nhất. Bởi
lẽ để một xã hội tiến lên và mọi người trong đó đều được lợi. Điều đó đặt ra u
cầu phải dung hịa lợi ích của tất cà mọi người và nếu cần sự hi sinh quyền lơi
thì hãy hạn chế và cơng bằng trong việc đó. Và John Rawls đã có một câu trả lời
hoàn hảo cho vấn đề này. Quả thực, sẽ ln có mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa
các người khác nhau. Điều quan trọng là, một nhóm người đó có thể thỏa hiệp
và đưa ra một đồng thuận chung để từ đó tất cả cùng nhau hướng đến một mục
đích, lợi ích chung. Khơng chỉ vì nó có ích cho tồn xã hội, mà thực chất điều đó
cũng đem lại nhiều lợi ích cho từng cá nhân. Tuy nhiên, nhấn mạnh lại rằng điều
này cũng không đồng nghĩa với việc xã hội được phép xâm phạm quyền cơng
bình của bất kỳ ai dù có lợi ích chung có lớn đến đâu.

Không chỉ có thế, John Rawls trong vấn đề tự do, cũng đặc biệt chú trọng
về tư tự do chính trị. Bởi lẽ, ông quan niệm rằng, chỉ khi tự do chính trị thì tất cá
các quyền khác của chúng ta mới được đảm bảo. Có đầy đủ các quyền lợi, có cả
địa vị và tiềm lực, nhưng nếu khơng được tự do chính trị thì các quyền lợi của
bạn sẽ vô cùng mong manh. Chỉ cần một kẻ trong bộ máy bị tha hóa thì tiêu
chuẩn cơng bình sẽ khơng bao giờ đạt được. Vì thế, để đạt được cơng bình, phải
đảm bảo đủ tất cả quyền tự do, bình đẳng, và cực kỳ chú trọng đến tự do trong
lĩnh vực chính trị.

Tất cả những quan điểm, tư tưởng nêu trên đều là những kiệt tác lý luận
của nền chính trị học thế giới của John Rawls - một nhân vật thống trị trong triết
học chính trị trong nửa sau của thế kỷ XX. Học thuyết của ông là một hệ thống
kiến thức cực kỳ đầy đủ và phù hợp, được xây dựng chủ yếu dựa trên khát vọng

về một thế giới tốt đẹp hơn với đầy đủ tự do và bình đẳng. Nó vơ cùng thành

11 John Rawls, 1999. “A Theory of Justice, Revised Edition”, tr. 3, Cambridge, MA: Harvard
University Press.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

12
cơng và có thể nói là một trong những học thuyết để lại tác động sâu sắc nhất tới
nền triết học chính trị hiện đại.

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TỰ DO Ở VIỆT NAM

Tự do luôn là một vấn đề cốt lõi được rất nhiều nước quan tâm đến và Việt
Nam cũng khơng phải là một ngoại lệ. Nó đã được Hiến chương Liên hợp quốc
coi là một trong ba quyền cao nhất của con người khơng có ai được phép lấy nó

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

13
đi. Với nước ta, “tự do” là một thứ vô cùng thiêng liêng và luôn được Đảng và
Nhà nước chú tâm gìn giữ. Bản thân tiêu ngữ của Việt Nam cũng đã nêu rõ 6
chữ đặc biệt quan trọng là “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như một minh chứng
về vị trí vơ cùng ý nghĩa của ba quyền đó đối với sự tồn tại và phát triển của
nước ta. “Tự do” ở nước ta mang đậm chất đặc sắc của Việt Nam, gắn liền với
chủ nghĩa Mác – Lênin và noi theo tư tưởng Hồ Chí Minh vì vậy sẽ vơ cùng ấn

tượng để tìm hiểu.

1. Tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1 Cơ sở tự do trong chủ nghĩa Mác-Lênin

Mác có nhấn mạnh trong học thuyết của mình rằng, “Tự do khơng phải là
ở sự độc lập tưởng tượng đối với các quy luật của tự nhiên, mà là ở sự nhận thức
được những quy luật đó và ở cái khả năng - có được nhờ sự nhận thức này -
buộc những quy luật đó tác động một cách có kế hoạch nhằm những mục đích
nhất định... Do đó, sự phán đốn của một người về một vấn đề nhất
định, càng tự do bao nhiêu thì nội dung của sự phán đốn đó sẽ được quyết định
với một tính tất yếu càng lớn bấy nhiêu; cịn sự khơng quả quyết, do khơng hiểu
biết mà ra, thì có vẻ là chọn lựa một cách tùy tiện trong nhiều khả năng quyết
định khác nhau và trái ngược nhau, song chính do đó mà chứng tỏ rằng nó
khơng có tự do, nó bị chi phối bởi đối tượng mà lẽ ra nó phải chi phối. Vì vậy,
tự do là ở sự chi phối được chính bản thân và tự nhiên bên ngoài, một sự chi
phối dựa trên sự nhận thức được những tất yếu của tự nhiên; do đó, tự do là sản
phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử”.12 Tự do không phải tự nhiên, khơng phải
thứ ln tồn tại. Nó là kết quả của các hoạt động của con người, đặc biêt từ các
cuộc đấu tranh giai cấp trong các xã hội có giai cấp nhằm giải quyết các mâu
thuẫn, xung đột giai cấp và đấu tranh chống việc dân tộc này áp bức, thống trị
các dân tộc khác. Nói tóm lại, tự do đối với con người là sự nhận thức được cái
tất yếu và hành động theo cái tất yếu ấy. Các cuộc cách mạng giải phóng dân

12 “C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập”, tr. 163 – 164. NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 1994.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


14
tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trong thời đại chúng ta
được tiến hành dựa trên cơ sở con người nhận thức và tự giác hành động theo
tính tất yếu đanh thép, đó là sự sụp đổ khơng tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân,
“sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản”, của những
người dân nô lệ ở các nước thuộc địa, “đều là tất yếu như nhau”

1.2. Áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời vẫn luôn đau đáu về vấn đề tự
do cho dân tộc ta mặc dù trong tất cả các bộ lý thuyết, tư tưởng của ơng khơng
có một tác phẩm nào chuyên đi sâu về vấn đề này.

Trong hệ thống cơng trình của mình, Người ln đề cao đầu tiên là độc
lập. Phải giành được lại quyền tự chủ của đất nước về tay dân tộc thì chúng ta
mới đạt được tự do cho nhân dân. Và trong lúc nước Việt ta bị bóc lột đến cùng
cực chủ nghĩa cộng sản của Mác-Lênin đã xuất hiện như là một ánh hải đăng soi
rọi con đường giải phóng một dân tộc khỏi đêm trường nô lệ. Sau biết bao ngày
tháng nghiên cứu và suy luận, Bác Hồ khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản
mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn
gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi
người và vì mọi người, niềm vui, hịa bình, hạnh phúc.”13 Quả thực, nhờ tn
theo con đường cách mạng, chúng ta cuối cùng đã cởi bỏ được xiềng xích nơ lệ
suốt gần trăm năm. Rồi kể từ đó, một trang sử mới đã được viết nên và dân tộc
Việt Nam ngày càng phát triển và có được một đất nước tự do, hạnh phúc và
thịnh vượng. Qua đó có thể thấy, Bác quan niệm phải giữ gìn được độc lập thì
mới có thể chạm tới sự tự do thực sự. Đồng thời, “nếu nước độc lập mà dân
khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”14. Do đó,
phải ln cân bằng đảm bảo cả ba điều kiện cơ bản của một con người.


13 “Hồ Chí Minh: Tồn tập”, tr.461. NXB Chính trị Quốc gia, 2002.
14 “Hồ Chí Minh: Tồn tập”, tr.64. NXB Chính trị Quốc gia, 2002.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

15
“Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” nhưng thực tê cũng chẳng có độc
lập, tự do nào tự nhiên tồn tại. Theo Bác Hồ, có được điều đó là cả một đấu
tranh, hi sinh vì đại cuộc. Vì vậy, muốn có được tự do, chỉ có thể tự đứng lên
giành lấy cho chính mình. Nhưng khơng chỉ vậy, có được độc lập rồi, tự do cũng
đã có rồi nhưng, nó chưa hồn thiện. Ta phải cố gắng phát triển, từ đó đem lại
lợi ích cho Tổ quốc và cịn giữ đến mãi mai sau. Người cho đó là tất yếu trong
xã hội và diệt toàn bộ và nghĩa vụ của mọi công dân là phải bảo vệ và phát triển
sự độc lập, tự do và hạnh phúc.

2. Tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam hiện nay

Tự do luôn là một quyền được Nhà nước Việt Nam tôn trọng tuyệt đối và
bảo vệ bằng mọi biện pháp. Chính Hiến pháp và các bộ luật của nước ta luôn đặt
quyền tự do cơ bản của con người lên hang đầu và đặt nó làm một trong những
ngun tắc nịng cốt để xây dựng nên pháp luật. Mọi công dân đều có quyền
được thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình trong khn khổ của pháp luật
một các tuyệt đối và không thể bị ngăn cấm. Và quyền lực của luật pháp phải là
tuyệt đối và phổ quát, không ai được đứng trên luật pháp và vi phạm luật cũng
lợi dụng các quyền của mình để làm tổn hại đến lợi ích và quyền của người
khác. Điều này khơng có nghĩa là pháp luật giới hạn quyền tự do của con người,
mà thậm chí chính quyền tự do đang được bảo vệ chặt chẽ bởi pháp luật. Chỉ khi

đó, nước ta mới có xã hội trật tự, cơng bằng, là nơi mọi người thỏa sức phát triển
và cống hiến. Một số quyền tự do của công dân quy định ở trong pháp luật Việt
Nam bao gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền có nơi ở hợp pháp,
quyền, tự do cư trú, tự do kinh doanh, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngơn
luận và báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình, tự do nghiên cứu,
sáng tác, tự do lựa chọn nghề nghiệp mưu sinh, tự do hôn nhân…

3.1. Tự do trong chính trị

Tự do trong chính trị chính là quyền được đảm bảo sự tụ do và dân chủ
trong các hoạt động chính trị như bầu cử, tự ứng cử, tham gia quản lý nhà nước,

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

16
nêu ý kiến, biểu quyết trong các cuộc họp của bộ máy lãnh đạo các cấp, ... Có
thể nói, đây là quyền tự do quan trọng nhất khi bạn có thể trong tay quyền tham
gia quyết định hướng đi phù hợp của cả đất nước, đảm bảo lợi ích cho cả xã hội
và bản than bạn. Một số quyền cụ thể trong tự do chính trị chính là tự do học
thuật, tự do ngơn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo.

3.2. Tự do trong kinh tế

Kể từ thời điểm đổi mới, nước ta đã có rất nhiều tiến bộ rõ rệt trong cách
vận hành và điều phối nền kinh tế, đặc biệt là mở cửa kinh tế để chuyển từ kinh
tế bao cấp thành kinh tế thị trường tự do theo phong cách riêng của Việt Nam.
Đảng ta đã gọi nó là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, một nền
kinh tế vận dụng tất cả những gì tinh túy nhất của một nền kinh tế thị trường tự

do tư bản chủ nghĩa, lọc bỏ những hạn chế tiêu cực và áp dụng thực tiễn và Việt
Nam dựa trên nền tảng là chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế chính là cơ sở hạ tầng của xã hội. Vì vậy có được kinh tế phát
triển, quốc gia sẽ tiến thêm một bước dài tới đạt được sự thịnh vượng, hạnh phúc
và trường tồn. Với tầm quan trọng như vậy, Đảng và Nhà nước ta ngày càng chú
tâm đến lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, họ quan tâm đến tính tự do của nền kinh tế
nước nhà. Chúng ta được đã đươc quyền tự do kinh doanh, buôn bán và giao
thương trong mọi ngành nghề, với mọi đối tượng được pháp luật chấp nhận.
Nhà nước cũng rất hoan nghênh tiếp tục tồn cầu hóa, mở rộng thị trường, liên
kết kinh tế, hợp tác giao thương thông qua các hiệp định, cam kết song phương,
đa chiều. Đồng thời, nước ta vẫn luôn cố gắng cải thiện các mặt như cơ sở hạ
tầng, chất lượng lao động, chính sách đãi ngộ để thu hút đa dạng nguồn vốn đầu
tư phát triển kinh tế bởi không chỉ các công ty trong nước mà cịn từ các tập
đồn từ khắp năm châu.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

17
3.3. Tự do trong văn hóa – xã hội

Tự do trong văn hóa – xã hội bao chùm tồn bộ tất cả các hoạt động văn
hóa – xã hội bao gồm quyền tham gia sáng tạo nghệ thuật; quyền tự do ngơn
luận – báo chí; quyền tự do tơn giáo – tín ngưỡng; quyền tự do hội họp, … Nhà
nước ln cố gắng hết mức để người dân có thể thoải mái tham gia vào bất kỳ
hoạt động văn hóa – xã hội nào miễn khơng vi phạm pháp luật và chuẩn mực xã
hội. Cụ thể một số ví dụ như sau: “Cơng dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề
nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và

cơng nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động
đó. Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào
đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa…”15

KẾT LUẬN

Tóm lại, có thể thấy tự do là một phạm trù khái niệm vô cùng rộng lớn
nhưng lại cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam và toàn thế giới. Chính vì vậy, từ

15 “Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013” [pdf], Thư viện Pháp luât. Truy cập ở
/>
Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

18
lâu tự do đã luôn là một vấn đề được các nhà triết học, chính trị học quan tâm và
nghiên cứu. Nhờ vậy, đã có rất nhiều tư tưởng, học thuyết đã được xây dựng nên
với tự do là một phần không thể thiếu, và mỗi tư tưởng, học thuyết lại có cách
định nghĩa, giải thích, phân loại và đề nghị riêng. Nhưng suy cho cùng, có
những đặc điểm cốt lõi của tự do ln được nhắc đến và đề cao trong mọi lý
thuyết. Trong tư tưởng chính trị Việt Nam, tự do là một phần tất yếu đối với sự
hạnh phúc vàphát triển của mỗi người dân và của toàn xã hội. Việt Nam đã vận
dụng các học thuyết, tư tưởng, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, kết hợp cùng với thực tiễn hoàn cảnh đất nước và vận dụng kinh
nghiệm đúc kết được từ các quốc gia đi trước. Từ đó, chúng ta tạo nên một khái
niệm “tự do” cùng cách áp dụng tư tưởng tự do vào điều hành xã hội mang đậm
bản sắc xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, luật pháp cũng đã quan tâm rất
nhiều đến vấn đề tự do, đặt tự do làm quan trọng bậc nhất, nhưng vẫn không
được vượt qua pháp luật. Tất cả nhằm một mục đích, bảo đảm và dung hịa lợi

ích, quyền lợi và nghĩa vụ giữa cho cá nhân và xã hội.

Mặc dù đã cố gắng chọn lọc thông tin thật kỹ lưỡng và tìm hiểu đa dạng,
chuyên sâu nhưng do sự thiếu kinh nghiệm, những sai sót là khơng điều thể
tránh khỏi. Chính vì thế, em mong sẽ nhận được những đánh giá và góp ý từ cơ
để bài tiểu luận của em hồn thiện hơn, qua đó đúc kết được kinh nghiệm cho
những đề tài tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn cô!

Downloaded by tran quang ()


×