Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bài tiểu luận cuối kì môn văn hóa việt nam đề tài văn hóa vùng trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.74 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

----

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MƠN VĂN HĨA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hoa
Sinh viên thực hiện : Đỗ Minh Phương –A39576
Lớp : VHVN.3 – Nhóm 4

HÀ NỘI, 17/03/2022

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Thăng Long đã đưa mơn
học Văn hóa Việt Nam vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến giáo viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Hoa đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia
lớp học Văn hóa Việt Nam của cơ, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích,
tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu,
là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ mơn Văn hóa Việt Nam là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích. Đảm bảo cung cấp đủ
kiến thức, giúp người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn hóa học, những điều kiện


tự nhiên và xã hội hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý
để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cơ nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!

2

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng em và
được sự hướng dẫn khoa học của Ts Nguyễn Thị Hoa. Các kết quả, số liệu trong đề tài
“Văn hóa vùng Trung Bộ” là trung thực và hoàn toàn khách quan. Những số liệu trong
các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được em thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình.

3

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN........................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................3
NỘI DUNG CHÍNH................................................................................5

I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................5
II. TRIỂN KHAI.............................................................................6
III. KẾT LUẬN..............................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................15

4

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

NỘI DUNG CHÍNH
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Có nhiều định nghĩa về văn hóa tuy nhiên phổ biến và được phần đông người công
nhận là định nghĩa sau đây: Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều
cách hiểu khác nhau gồm có tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con người
làm ra trong quá trình lao động, sinh sống thực tiễn suốt chiều dài lịch sử. Qua văn
hóa, người ta có khả năng đánh giá trình độ phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử
nhất định.
Do văn hóa là một phạm trù lớn gồm có nhiều phương diện khơng giống nhau trong
đời sống xã hội nên nó cũng mang trong mình nhiều nhiệm vụ to lớn, cụ thể như:
– Văn hóa góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, do văn hóa là những thứ đã xuất
hiện trong một thời gian khá dài, đi sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do
vậy mọi hành vi của người dân đều chịu sự điều chỉnh bởi một khn khổ tập qn,
đạo đức của dân tộc.
Chính thế nên mà văn hóa đã góp phần làm sửa đổi và nâng cấp các mối tương quan

trong xã hội, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả mặt vật chất và
tinh thần.
Sinh viên được học tập các nền tảng tri thức về khoa học xã hội và nhân văn cũng như
các tri thức liên quan văn hoá, lý luận học văn hoá và văn hoá ứng dụng đời sống. Và
có cơ hội tìm hiểu về những lối sống khác nhau cũng như các nền văn hoá khác nhau,
bởi đặc biệt Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc. Bên cạnh đó, Văn hố Việt
Nam còn bổ sung các kỹ năng mềm cho sinh viên như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
làm việc nhóm, ứng dụng tri thức vào đời sống thực tiễn và có ý thức trách nhiệm xã
hội.
Từ những hiểu biết về văn hóa, thì khơng gian văn hóa được hiểu như sau:
– Khơng gian văn hóa theo nghĩa hẹp là những khu vực, mơi trường có các hoạt động
văn hóa hoặc gắn với văn hóa như khơng gian văn hóa cơng cộng, khơng gian văn hóa
kiến trúc, khơng gian văn hóa du lịch, thương mại (nối có những nét đặc sắc về văn
hóa gắn với hoạt động du lịch, thương mại), khơng gian văn hóa cồng chiêng (khu vực
tập trung nhiều hoạt động có sử dụng cồng chiêng và các yếu tố gắn liền với nó),…
– Đối với khái niệm khơng gian văn hóa theo nghĩa rộng thì hiện nay chưa có một định
nghĩa được thống nhất.

5

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam. Cịn

tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng

Vùng văn hóa. Sự khác biệt này được phản ánh trong nhiều câu tục ngữ (đơi khi khá dí


dỏm) về đặc sản và tính cách của mỗi vùng. Những năm gần đây, việc phân vùng văn

hóa trong lãnh thổ Việt Nam hiện tại đã được nhiều học giả bàn đến (Ngô Đức Thịnh,

1993; Huỳnh Khái Vinh, 1995; Đinh Gia Khánh – Cù Huy Cận, 1995…); trong đó, để

có cái nhìn tổng quát thì cách phân thành 6 vùng (Trần Quốc Vượng, 1997) có thể xem

là hợp lí. Đó là: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa Bắc Bộ,

vùng văn hóa Trung Bộ, vùng văn hóa Tây Nguyên, vùng văn hóa Nam Bộ.

II. TRIỂN KHAI

1. Khái qt vùng văn hóa Trung Bộ

1.1. Lịch sử hình thành

Thời Pháp thuộc, Trung Bộ là một xứ bảo hộ lấy tên là Trung Kỳ, vốn có từ thời vua

Minh Mạng của Nhà Nguyễn. Tên gọi Trung Bộ ra đời từ thời Đế quốc Việt Nam năm

1945. Trung Bộ còn được gọi là Trung Phần (1948–1975) thời Quốc gia Việt Nam và

Việt Nam Cộng hịa.

1.2. Vị trí, địa hình

- Diện tích: 95838 km2 (2011).


- Dân số: 19046,5 nghìn người (2011).

- Mật độ dân số: 199 người/km2.

Nhìn từ góc độ hành chính, lâu nay người ta hay xếp Thanh- Nghệ – Tĩnh cũng thuộc

Trung Bộ, và coi là Bắc Trung Bộ. Có nhà địa lí học nói rằng, trên một ý nghĩa nào đó,

châu thổ sơng Mã, sơng Cả chỉ là sự “nối dài” của châu thổ Bắc Bộ. Điều đó có cơ sở

về mặt văn hố. Từ trước, sau công nguyên, Thanh – Nghệ Tĩnh đã thuộc khơng gian

văn hố Đơng Sơn, trước đó nữa, có những di tích có tính chất của văn hố Phùng

Ngun, nếu phải nhìn xa hơn thì cồn sị hến Đa Bút, cồn Cổ Ngựa và các di chỉ hang

động xứ Thanhlà thuộc về khơng gian văn hố Hồ Bình, Bắc Sơn. Cả giới địa học và

dân tộc học, văn hoá học đều coi miền núi Thanh- Nghệ Tĩnh đã là sự nối dài cùng

một dải của sơn hệ Tây Bắc Bắc Bộ. Cố nhiên, Thanh- Nghệ Tĩnh đã là không gian

văn hoá Việt cổ (Lạc Việt) cũng với cách nghĩ như vậy.

6

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


-> Do vậy, vùng văn hoá Trung Bộ là thuộc vùng đất thuộc lãnh thổ các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n,
Khánh Hồ, Ninh Thuận, Bình Thuận và Thành phố Đà Nẵng.
Nói đến miền Trung, như một tổng thể hệ thống nằm trong tổng thể hệ thống Việt
Nam, người ta thường chú ý đến các đặc điểm sau:
Thứ nhất, địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, trước mặt là biển
Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn.
Thứ hai, địa hình miền Trung Bộ chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam bởi các đèo là
những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển. Nếu tính từ Tam Điệp, đèo
Ba Dội thuộc xứ Thanh thì cứ một đèo, một đèo lại một đèo lặp đi lặp lại qua đềo
Hoàng Mai, đềo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông…
Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ đều chảy ngang theo chiều Tây Đơng ra biển, sơng
ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành các vịnh,
cảng. Vận động tạo sơn còn “ném” ra biển xa các đảo và quần đảo như Hoàng Sa,
Trường Sa, đảo Hịn Gió (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng
Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hịn Tre (Khánh Hồ),…tạo ra những bình phong ngăn
chặn bớt sóng gió biển Đơng.
Suốt dải đất miền Trung, đường bờ biển Việt Nam “ưỡn” cong, “lồi” ra phía sau biển
Đơng. Sát bờ biển, từ Quảng Nam trở vơ Nam có các dải cồn cát chạy dọc dài Bắc
Nam ghi dấu những đường biển cũ. Giữa các dải cồn cát là một vùng trũng nổi phân
bố xóm làng và ruộng lúa ngày nay. Chân cồn là những bàu nước ngọt.
Thứ ba là khí hậu, miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam của đất
nước, lại gặp gió Tây rất khơ nóng thổi từ Lào qua (gió Lào) tạo ra sự khơ rang cho
miền Trung.
2. Những điểm chung về văn hóa vùng Trung Bộ
* Đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sử
Mặt khác, với Đại Việt, từ năm 1059, vùng Quảng Bình thuộc về nhà Lý, năm 1336,
Châu Ơ, Châu Lý (tức vùng Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế ngày nay) thuộc về nhà
Trần, năm 1470, vùng đất từ núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên) trở ra thuộc nhà Lê.
Năm 1558, Nguyễn Hồng vào trấn thủ xứ Thuận Hố. Từ đó, Nguyễn Hồng bắt đầu

“kinh doanh dải đất” (chữ dùng của GS. Đinh Gia Khánh) miền Trung. Nói khác đi là
sự nghiệp khai phá miền Trung được đẩy lên một bước mới. Rồi hai trăm năm chiến

7

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, miền Trung trở thành lãnh địa được các chúa
Nguyễn tạo ra với ý thức đối kháng với Đàng Ngồi. Kinh đơ của vương triều này là
vùng đất Phú Xuân.
Phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII làm lung lay chế độ phong kiến. Năm
1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua ở Phú Xuân, đất nước được thống nhất trên cơ bản.
Năm 1802, dựa vào thế lực của phương Tây, Nguyễn Ánh chiến thắng vương triều Tây
Sơn, cai quản một đất nước thống nhất. Từ 1802 đến 1945, nhà Nguyễn đặt kinh đô ở
Huế. Như vậy là miền Trung đã có một thời ít nhất với ba vương triều: các chúa
Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, có xứ Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đơ
của cả nước. Trải qua tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ là trạm trung chuyển, đất đứng
chân để người Việt tiến về phía Nam mở cõi, lại là vùng biên viễn của Đại Việt, nơi
diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm. Chính những đặc điểm tự
nhiên, xã hội, lịch sử này của Trung Bộ sẽ tạo cho vùng văn hoá Trung Bộ những đặc
điểm riêng so với các vùng văn hoá Việt Nam.
* Đặc điểm văn hóa:
- Văn hóa ăn ở:
Người dân miền Trung chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng duyên hải sát biển và thưa
hơn ở vùng ven sát với Lào và Campuchia. Điều này đã dẫn đến hình thành các khu đô
thị, các thành phố sát biển phát triển với những cảnh đẹp và đô thị phát triển như
Khánh Hòa, Đà Nẵng,... Thành phố Đà Nẵng- 1 trong những thành phố tập trung đông
dân cư nhất của Trung Bộ.

Nếu kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt thường đơn giản gồm nhà, sân, vườn,
ao thì nhà ở truyền thống miền Trung có gì phù hợp với văn hóa ở của người dân nơi
đây? Kiến trúc nhà ở miền Trung bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền
kề. Trong đó nhà trên để đặt bàn thờ tổ tiên còn nhà dưới để sinh hoạt. Đa số nhà miền
Trung được xây dựng là nhà 4 mái có đầu hồi. Diện tích nhà miền Trung cũng xây
dựng lớn hơn so với miền Bắc. Hệ thống nhà truyền thống này cũng là 1 nét đẹp trong
văn hóa mà người miền Trung ln bảo tồn và giữ gìn. Tây Ngun cũng là 1 phân
cuả Trung Bộ với nét văn hóa ở nhà sàn, tập trung trong 1 buôn làng, 1 bản,…
Miền Trung ở sát với biển, nên trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Nam
ở Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay đổi nghiêng về đồ biển và hải sản. Nói cách khác,
yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cơ văn hóa ăn của người dân nơi đây.Mặt khác, người

8

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

dân Việt ở miền Trung, do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi
phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn. Nhắc đến văn hóa ăn, ta có thể nhắc
đến 1 nền văn hóa ẩm thực đầy đa dạng của miền Trung ở các tiểu vùng như xứ Huế,
xứ Nghệ , …với nhiều nét riêng biệt của từng vùng mà khơng có nơi nào có được.
- Văn hóa biển
Phương tiện đánh cá: ghe mành, ghe bầu, thuyền thúng, thuyền chai,…
Nghề sinh sống: nghề giã cào đơn, giã cào đôi, cào ngao, bắt cáy, đập hàu, câu mực,
vớt sứa, nuôi trồng thủy sản,..
Ẩm thực: ăn kèm với các gia vị mang tính nhiệt, đậm mùi, cay nồng ( ớt, gừng, nghệ,
hành, tỏi,…) chế biến đơn giản xong vẫn giữ được vị tươi ngọt của thực phẩm.
Tín ngưỡng: Thờ cá ông và các vị thần biển ( Thủy Long cơng chúa, Long Vương,
Ngũ xà,..)

- Văn hóa Chăm Pa
Nhìn chung thì nghệ thuật Champa có trước nghệ thuật Việt và đã đạt đỉnh cao ngay
khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời.
Dù chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Ấn Độ,
nhưng người Chăm xưa đã biết nhìn đời sống và tơn giáo theo những cảm quan riêng
của mình. Sự tiếp thu có chọn lọc đó đã tạo ra thế giới nghệ thuật Chăm một vẻ đẹp rất
riêng, gần gũi nhưng lại thiêng liêng, quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh tế, khơng lẫn
lộn. Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở cộng đồng người Chăm. Đàn
ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong nhà và gia phả; con theo họ mẹ, họ bên mẹ
được xem là gần. Nhưng gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, khi chết nhà vợ
có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt trả lại cho dòng họ nhà trai
tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để
thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.
Kiến trúc nhà ở, nếp sống sinh hoạt, trang phục nam, nữ của người Chăm có nhiều
điểm khác biệt và nét tinh tế riêng, rất hấp dẫn khách du lịch.
Dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, trong đó hai lễ hội quan trọng chính là Lễ hội Katê
(Ninh Thuận, Bình Thuận) và Lễ hội Ponagar (Khánh Hồ). Các lễ hội này mang tính
tơn giáo tín ngưỡng, tuy nhiên bao giờ cũng đi kèm với các trị vui như ngâm thơ, chơi
nhạc hoặc trình diễn các nghề khéo tay. Chămpa cổ có nhiều tơn giáo, tín ngưỡng tơn
thờ Nữ thần Mẹ của vương quốc là Pơ Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ

9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

lâu đời của cư dân Đơng Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội

người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, người


Chăm cổ theo Ấn Độ giáo. Tơn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một

hay cả 3 vị thần của Tam Vị nhất thể là Brahma-Visnu-Siva. Tuy nhiên, người Chăm

cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng Phạn ngữ ở Di tích Mỹ Sơn cho biết

người Chăm đã tơn Siva là chúa tể của mn lồi, là cội rễ của nước Chămpa. Thần

Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới. Ngồi ra người Chăm

cổ cịn theo Phật giáo với Trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh

hồi thế kỷ IX-X.

Tiêu biểu cho quá trình tiếp biến văn hóa ở Trung Bộ của người Việt là tiếp thu tín

ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở (Po yan Ina Nagar) của người Chăm. Với tín ngưỡng thờ Mẫu

ẩn trong tâm thức, khi vào Trung Bộ. người Việt gặp tín ngưỡng này của người Chăm,

họ đã tiếp thu các nữ thần Chăm và chuyển hóa thành các nữ thần Việt Nữ thần Mưjưk

của người Chăm được biến thành bà Chúa Ngọc. Câu chuyện mà Phan Thanh Giản ghi

trên bia kí ở sau Tháp Bà, là câu chuyện đã Việt hóa sự tích một nữ thần chăm tại điện

hòn Chén, thánh mẫu Vân Hương (tức thánh Mẫu Liễu Hạnh) được đưa vào điện thần

cùng với bà chúa ngọc. Nói cách khác đi là, sự tiếp biến văn hóa đã khiến diện mạo tín


ngưỡng của người Việt ở Trung Bộ thay đổi, so với người Việt Bắc Bộ.

3. Các sắc thái địa phương

 Tiểu vùng văn hoá xứ Huế:

- Kiến trúc Huế:

Kiến trúc ở Huế rất phong phú, đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian,

kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...

Những công trình kiến trúc cơng phu, đồ sộ nhất chính là quần thể kiến trúc dưới triều

các vua Nguyễn. Mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hồn chỉnh, đặc

sắc, độc đáo, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng

biệt đã góp phần làm cho Huế trở thành "bài thơ đô thị tuyệt tác". Với phong cách

riêng, quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà cửa nơi đây đã hoà quyện

cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông suối, núi rừng, bãi đồi xứ Huế. Quốc

Sử Quán triều Nguyễn khi nói lên lý do chọn Huế làm kinh đô đã từng viết: "Nơi miền

núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam, miền Bắc, đất đai cao ráo, non sơng

phẳng lặng, đường thuỷ thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có


10

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Hoành Sơn, dải Hải Vân chặn ngang, sơng lớn giăng phía trước, núi cao phủ phía sau,
rồng cuộn hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đơ...".
Với cái nhìn phong thuỷ, kinh đơ Huế được xây dựng trên một địa thế núi sơng, âm
dương hồ hợp, tạo nên một không gian kiến trúc "tạo cảnh" mang nhiều triết lý sâu
xa, huyền bí.
- Con người Huế:
Bạn đã từng tiếp xúc với người Huế thì sẽ khơng thể quên giọng nói ngọt ngào, nhẹ
nhàng, dễ thương của họ. Mặc cho ở bất kì đâu nhưng chỉ cần nghe tiếng “dạ”, “thưa”
mềm mại thì ai cũng có thể nhận ra đấy là giọng Huế đặc trưng. Người Huế thân thiện,
nhiệt tình và vơ cùng hiếu khách. Đặc biệt là ở người con gái Huế, bạn sẽ không thể
nào không yêu quý họ bởi sự thanh tao, nhẹ nhàng trong cử chỉ, duyên dáng trong cách
cư xử và giọng nói dễ thương trong tà áo dài sắc tím mộng mơ bên chiếc nón bài thơ.
Văn hóa Huế đặc trưng chính bởi vẻ đẹp trong con người Huế dù bạn có tiếp xúc một
lần nhưng mỗi lần nhớ đến cũng khiến bạn không khỏi yêu mến.
Huế từng là kinh đô của nước ta vào thời phong kiến của triều Nguyễn. Nên khái niệm
về tam cương, ngũ thường gần như in đậm vào tâm trí của con người Cố Đơ. Nếu như
các chàng trai sở hữu giọng nói ấm, trầm, sâu lắng thì nét dịu dàng, dễ thương pha lẫn
với sự e ấp, kín đáo hiện rõ qua từng hành động, lời nói của các cơ gái nơi đây. Khơng
phải chỉ khi Du lịch Huế du khách mới bắt gặp được những nét đặc trưng này mà hầu
như bất cứ nơi nào những người con của xứ Huế đặt chân đến thì đều mang theo nét
đặc trưng vốn có của chốn này. Du khách có thể cảm nhận rõ được sự gần gũi của
người dân nơi đây. Người Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác bất kể bạn
là người địa phương hay là khách du lịch. Họ ln sẵn sàng giúp đỡ bạn hết sức có thể.

Nếu như sự phóng khống tạo nên nét đặc trưng của người miền Nam , cịn con người
miền Bắc tốt lên vẻ nền nã, lịch thiệp, thì người Huế của miền Trung nhã nhặn, ít nói
và rất cẩn trọng trong lời nói thường ngày. Chính điều này đã tạo nên nét đặc trưng
trong tính cách con người Huế. Cùng với áo dài mà sắc tím và trắng ln làm chủ đạo
cùng với chiếc nón bài thơ mà đâu đâu du khách cũng có thể thấy Huế đã tạo cho con
người Huế một nét quyến rũ lạ thường nếu du khách có dịp thấy những đoàn nữ sinh
ngày ngày cặp sách qua cầu Trường Tiền đi học.
- Ẩm thực Huế:

11

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Nói đến ẩm thực xứ Huế, bạn sẽ không khỏi cảm thán bởi sự cầu kì trong cách chế
biến, bài trí của họ. Chỉ đi một vòng tour Huế thưởng thức hết các món ngon đặc sản
Huế nổi tiếng từ bún bị, cơm hến, bún hến đến các loại bánh đặc sản xứ Huế, chè Huế,
bạn sẽ cảm thấy thời gian không bao giờ là đủ để cảm nhận hết những món ăn này.
+ Cơm hến: Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp
mọi nơi dù ở thơn xóm hay đường q, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm
hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các
phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giịn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi,
chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối,
giá đỗ và ít thân khoai mơn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có
màu đẹp mắt. Cơm hến ngon nhất là ở cồn Hến, hoặc quán chị Nhỏ, bán trong ngõ
đường Phạm Hồng Thái, góc giao với Trương Định – nhưng chỉ bán buổi sáng, đến
trưa là hết, hoặc khơng thì ăn ở số 2 Trương Định.
Cơm hến khá rẻ, một tô chỉ khoảng 10.000 đồng. Các món ăn dân gian được nấu theo
lối Huế vẫn được người Huế lưu giữ hơn 1000 món ăn khác nhau. Người Huế nấu ăn

chú trọng vào chất hơn lượng với nghệ thuật trình bày đẹp mắt, nghệ thuật tinh tế. Nếu
có cơ hội hãy một lần chiêm ngưỡng bàn ngự thiện của nhà vua nhà Nguyễn, bạn sẽ
khơng khỏi cảm giác thán phục những món ăn cao lương mĩ vị, được bố trí cơng phu,
tỉ mỉ, nấu nướng cầu kì.
- Văn hóa nghệ thuật Huế:
+ Nghệ thuật tuồng ở Huế: Nghệ thuật tuồng phát triển sớm từ thế kỉ 17 dưới thời chúa
Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng trở thành quốc kịch và rất được xem trọng. Triều
đình nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ thuật
tuồng phát triển. Ngày nay khi đến du lịch Huế, bạn có cơ hội đi thăm Đại Nội Huế sẽ
được tham quan nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường.
Dưới triều Minh Mạng, nhà vua đã cho xây dựng Thanh Bình Thự làm nơi dạy tuồng
cho diễn viên. Vua Tự Đức thì thành lập Ban Hiệu Thư chuyên chỉnh lí, hiệu đính và
sáng tác tuồng. Các vở tuồng cung đình vẫn cịn được lưu truyền, thường xuyên biểu
diễn ngày nay có thể kể đến như: Sơn Hậu, Dương Chấn Tử, Tam nữ đồ Vương, Hồ
thạch phủ, Lý Phụng Đình, Giác oan,…
+ Ca Huế

12

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Nếu chưa đến Huế nhưng chắc chắn ai cũng một lần nghe đến ca Huế trên sơng
Hương. Đây là hình thức nghệ thuật giải trí được người Huế rất ưa chuộng. Bên cạnh
dịng âm nhạc dân gian và dịng ca nhạc cung đình thì người ta xếp ca Huế vào giữa.
Ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người,
chất chứa nhiều nỗi niềm cuộc đời của người dân xứ Huế. Một bản ca Huế có cấu trúc
chặt chẽ, nghiêm ngặt. Khi biển diễn ca Huế sẽ kết hợp với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ,
Nhị, Nguyệt, Tam xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trông Huế, sanh loan và sanh tiền tạo nên

những khúc nhạc sâu lắng chạm vào tâm hồn người nghe. Ngày nay, tham gia tour du
lịch Huế ngồi trên thuyền rồng lênh đênh trên dòng Hương giang, lắng nghe những lời
ca trữ tình của ca Huế sẽ là một trải nghiệm văn hóa Huế đặc sắc mà du khách khơng
nên bỏ qua.
-> Tựu trung, xứ Huế là một tiểu vùng văn hoá nằm trong vùng văn hố Trung Bộ
nhưng có một sắc thái riêng tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam thế kỉ XIX.
Với nền tảng vốn quý đó, những năm qua, Thừa Thiên Huế ln ý thức sâu sắc trong
việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa; ln xem văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là
động lực để phát triển bền vững. Tỉnh đã ban hành nhiều đề án, chương trình, nghị
quyết cụ thể trong từng giai đoạn, trong đó, nỗ lực, quyết tâm để đưa du lịch, dịch vụ
thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả các di
tích lịch sử, các giá trị văn hóa giàu bản sắc truyền thống.
Tỉnh đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh cơng tác quy hoạch, trùng tu các di tích văn
hoá, lịch sử, cách mạng tiêu biểu. Di chuyển các nhà máy, xí nghiệp, cơng sở ra khỏi
khu vực Kinh thành; di dời dân cư sinh sống trên Thượng thành. Đồng thời, đầu tư hạ
tầng phát triển du lịch; tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước và
quốc tế gắn với xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện mến khách.
Đến nay, nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc đã được nghiên cứu,
phục dựng thành công. Các sản phẩm du lịch văn hóa, di sản và dịch vụ ngày càng đa
dạng. Quần thể di tích Cố đơ Huế được khai thác hiệu quả. Các kỳ Festival Huế, các
hoạt động giao lưu, hợp tác đã góp phần khẳng định vị trí về văn hóa - du lịch của tỉnh,
nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam.
Ngồi ra, với các lợi thế về các giá trị văn hóa truyền thống, tỉnh đang tập trung xây
dựng Huế thành Kinh đô Ẩm thực, Kinh đô Áo dài; đồng thời, phát huy giá trị phố cổ,

13

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


đô thị cổ, nhà rường, nhà vườn, làng cổ gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống.
Bên cạnh đó, tỉnh ln quan tâm, chú trọng bảo vệ mơi trường; giữ gìn cảnh quan
thiên nhiên; bảo vệ di sản với nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả, nhất là phát động
mạnh mẽ nhiều phong trào để làm cho Huế ngày càng Xanh - Sạch - Sáng; nâng cao
nhận thức của người dân trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa của con người xứ Huế.
Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự
đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã,
đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự
trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát
triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng
đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa khơng lành mạnh.
III. KẾT LUẬN
Bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Do vị thế địa
lý – lịch sử, Trung Bộ đã trở thành trạm trung chuyển, là nơi dừng chân của người Việt
trước khi tiến về phía Nam mở cõi. Nơi đây đã diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người
Việt và người Chăm, người Việt đã tiếp nhận di sản văn hóa Chàm (cả hữu thể và vơ
thể) và Việt hóa để trở thành của mình. Sự tiếp biến văn hóa này đã khiến văn hóa của
người Việt Trung Bộ thay đổi so với của người Việt Bắc Bộ. Điều kiện tự nhiên, môi
trường đã làm cho vùng đất này hình thành một nền văn hóa biển bên cạnh nền văn
hóa nơng nghiệp.

14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Đăng Trí, Qua những tà áo, thử tìm hiểu thị hiếu về màu sắc của người Huế

thuở trước, Sơng Hương dịng chảy văn hóa, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội,
2003, tr.157
2. Trần Quốc Vượng, Dặm dài đất nước - Những vùng đất, con người, tâm thức người
Việt, tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2006, tr.96, 44
3. />4. />5. />
15

Downloaded by tran quang ()


×