Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giám định tử thi chét do tai nạn ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.51 KB, 3 trang )

GIÁM ĐỊNH TỬ THI CHÉT DO TAI NẠN Ô TÔ, XE MÁY

Giám định pháp y xác định nguyên nhân tử vong của nạn nhân có phải do tai nạn
giao thông hay là giả hiện trường hay tự tử.
Tử vong của nạn nhân đơn thuần do tai nạn giao thông hay có phối kỵ với các yếu
tố khác như: bệnh lý có trên cơ thể, có độc chất, rượu trong máu, từ đó giúp cơ
quan điều tra xác định cơ chế gây ra nguyên nhân tử vong (tự gây, phương tiện,
chiều hướng, lực tác động ...).
I. TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỰ VIỆC
Tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến vụ việc giám định:
+Từ cơ quan trưng cầu.
+Từ gia đình, người thân,
+ Từ nhân chứng.
II. TÌM HIỂU HIỆN TRƯỜNG
+Các yếu tố gây ra tai nạn giao thông;
+Đối tượng tham gia giao thông;
+Đường xá và cảnh quan xung quanh con đường: nhà, chợ, cây, các chướng ngại
vật;
+ Tình huống dẫn đến tai nạn;
+ Thời điểm tai nạn...
II. GIÁM ĐỊNH
1.Khám bên ngoài
Khám ngồi để xác định các loại thương tích sau:
1.1. Thương tích do va chạm với vật gây thương tích đầu tiên: Là thương tích của
nạn nhân xảy ra do tác động đầu tiên của vụ tai nạn giao thông.
1.2. Thương tích do va chạm với vật gây thương tích thứ phát: Là thương tích của
nạn nhân xảy ra do tác động của các vật gây thương tích tiếp theo vật gây thương
tích ban đầu.

1.3. Vết xây sát: Vết xây sát do TNGT thường gặp ở các vùng mu bàn tay, khớp
khuỷu, khớp gối... với đặc điểm là các vết sây sát nhỏ trên một vùng tổn thương


hoặc các vết mài trượt. Có thể có vết dầu mỡ xe, đất, cát.

1.4. Vết rách da, cơ, gãy vỡ xương: Các vết thương thường bị dập nát có thể gãy
xương trầm trọng tại vùng có bánh xe lăn qua.

1.5. Lóc da: Là tổn thương đặc hiệu của bánh xe ô tô lướt lăn trên người ở các
vùng có khối cơ lớn. Phần da tách khỏi cơ hoặc cơ tách khỏi xương tạo ra những
hồ máu dưới da, dưới cơ. Khi khám nghiệm thấy một khối xưng nề, mềm. Khi rạch
da có nhiều máu trào ra.

1.6. Vết vân lốp: Là các vết xây sát da được tạo bởi các vân lốp khi bánh xe chèn
qua cơ thể nạn nhân cũng là dấu tích đặc trưng, có giá trị để xác định xe lăn qua
người và trên cơ sở đó tìm xe gây tai nạn.

- Tất cả các loại hình thương tích đều phải mơ tả: vị trí, đặc điểm, kích thước,
chiều hướng..., đặc biệt phải mơ tả kích thước các nhánh của vân lốp.

- Với các tổn thương nghi do thiết bị của xe như đèn pha, thanh chặn cần xác định
khoảng cách đến các mốc của cơ thể như: gót chân, núm vú...

2. Khám bên trong

Cần khám toàn diện để xác định được các tổn thương mang tính đặc hiệu do tai
nạn ơ tơ, xe máy gồm:

2.1. Vùng đầu

- Chảy máu lan tỏa dưới màng mềm là tổn thương hay gặp trong TNGT, đặc biệt là
trong trường hợp nạn nhân có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.


- Vỡ nên sọ máu tràn vào đường thở, hoặc ra lỗ tai.

. Tổn thương bên đối diện (contrecoup) là tổn thương đặc hiệu giữ phân biệt tổn
thương do tai nạn giao thông với trường hợp nạn nhân bị tổ thương do lực tác động
trực tiếp (giả hiện trường).

22. Tổn thương cột sống vùng cổ

23. Tụ máu gốc mạc treo, cuống tim...

Do cơ thể nạn nhân bị dừng lại đột ngột khi xe đang di chuyển với tốc độ cao

24. Tìm tổn thương dập vỡ các phủ tạng

IV. XÉT NGHIỆM

1. Mô bệnh học
Xác định tổn thương do tai nạn giao thơng hay do bệnh lý.
2. Hóa pháp
Cần làm xét nghiệm nồng độ rượu và các thuốc gây nghiện, gây ngủ...
3. Xét nghiệm khác
Xét nghiệm ADN nếu chưa biết tung tích nạn nhân.

V. KẾT LUẬN
1. Những dấu hiệu chính đặc trưng của tai nạn giao thông.
2. Các dấu hiệu về cơ chế gây tai nạn.
3. Xác định nguyên nhân chính gây tử vong.
4. Các câu hỏi khác nếu có.
VI. CHÚ Ý
Cần phân biệt chết do tai nạn giao thông với giả hiện trường tai nạn giao thông.

Nếu là nạn nhân chưa rõ tung tích cần mơ tả về nhận dạng từ thị.


×