Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay qua thực tế thực hiện tại xã phú lâm, thị xã nghi sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.95 KB, 99 trang )

i

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

----------

SINH VIÊN: ĐẶNG THANH VÂN
LỚP: CQ57/63.01

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY QUA THỰC TẾ
THỰC HIỆN TẠI XÃ

PHÚ LÂM, THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành : Kinh tế - Luật
Mã số
Giáo viên hướng : 63
dẫn
: TS. Đoàn Thị Hải

Yến

ii
Hà Nội, 2023

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
(Ký ghi rõ họ tên)

Đặng Thanh Vân

ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Q Thầy giáo, Cơ giáo
Học Viện Tài Chính, Q Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế đã trực tiếp giảng
dạy, hỗ trợ em trong thời gian học tập tại trường.Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
tới Cô giáo TS. Đoàn Thị Hải Yến đã đồng hành cùng em trong suốt thời gian
thực tập và viết khóa luận.
Cuối cùng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Chủ tịch UBND xã Phú
Lâm và các anh/chị trong đơn vị thực tập, đặc biệt là các anh/chị thuộc phịng
Tài chính – Kế hoạch của UBND xã đã tạo điều kiện cho em được thực tập và
hướng dẫn em trong thời gian thực tập tại công ty.
Cá nhân em là một sinh viên sắp ra trường nên quá trình nghiên cứu và
hồn thiện khóa luận với đề tài “Pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay qua thực tế thực hiện tại xã Phú Lâm,
thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” sẽ có những hạn chế nhất định nên em rất
mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ các Thầy giáo, Cơ giáo khoa Kinh Tế -
Học Viện Tài Chính để em có cơ hội được hồn thiện, nâng cao kiến thức trong
quá trình áp dụng vào thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…. tháng … năm 2023
Sinh viên

Đặng Thanh Vân

iii

DANH MỤC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

NSNN Ngân sách nhà nước

KBNN Kho bạc nhà nước

KT - XH Kinh tế - xã hội

NSĐP Ngân sách địa phương

UBND Ủy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dân

TC – KH Tài chính – kế hoạch

TDTT Thể dục thể thao

NSX Ngân sách xã


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ..........................................................ix
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
6. Kết cấu đề tài...................................................................................................6
CHƯƠNG 1...........................................................................................................7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..................................................................................7
1.1. Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.................7
1.1.1. Khái niệm chi ngân sách Nhà nước...........................................................7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.......8

v

1.2. Pháp luật quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước..........................10
1.2.1. Khái niệm về pháp luật quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. 10
1.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quản lý chi

thường xuyên ngân sách Nhà nước......................................................................10
1.2.3. Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về quản lý chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước.............................................................................................12
1.2.4. Nội dung của pháp luật quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. 15
1.2.4.1. Chủ thể quản lý chi thường xuyên.......................................................15
1.2.4.2. Các quy định về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước.........15
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật về chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước .................................................................................................................23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.......................................................................................25
CHƯƠNG 2.........................................................................................................26
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM QUA THỰC TẾ THỰC HIỆN TẠI XÃ
PHÚ LÂM, THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA....................................26
2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở
Việt Nam hiện nay...............................................................................................26
2.1.1. Chủ thể quản lý chi thường xuyên...........................................................26
2.1.2. Các nội dung của pháp luật quy định về chi thường xuyên ngân sách nhà
nước 31
2.1.3. Đánh giá thành tựu, hạn chế....................................................................40

vi

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi sơn, tỉnh Thanh Hóa......................................44
2.2.1. Tổng quan về xã Phú Lâm.......................................................................44
2.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về chi thường xuyên ngân
sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn xã Phú Lâm..........................48
2.2.3. Thực tiễn thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại xã Phú
Lâm giai đoạn 2019 - 2021..................................................................................50
ảng 2.4. Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN trên địa bàn xã Phú Lâm giai đoạn

2019 – 2021..........................................................................................................54
2.2.3.1. Về chấp hành chế độ chính sách pháp luật chi thường xuyên..............55
2.2.3.2. Về công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên............................55

2.2.3.3. Về thẩm tra, quyết toán chi thường xuyên...........................................62
2.3. Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua thực
tiễn thực hiện tại xã Phú Lâm..............................................................................63
2.3.1. Thành tựu đã đạt được.............................................................................63
2.3.2. Hạn chế cịn tồn tại..................................................................................64
2.3.3. Ngun nhân gây ra hạn chế...................................................................67
TĨM TẮT CHƯƠNG 2.......................................................................................69
CHƯƠNG 3.........................................................................................................70
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN

vii

PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI XÃ PHÚ LÂM, THỊ XÃ NGHI SƠN,
TỈNH THANH HÓA...........................................................................................70
3.1. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay...........................................................70
3.2. Mục tiêu định hướng về chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong giai
đoạn 2021 – 2025 tại xã Phú Lâm........................................................................72
3.3. Các biện pháp tăng cường thực hiện pháp luật về quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Phú Lâm...........................................74
3.4. Một số kiến nghị với hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa..

....................................................................................................................79
TÓM TẮT CHƯƠNG 3......................................................................................81


KẾT LUẬN...........................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................83

viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong hệ thống tài chính của một quốc gia, ngân sách nhà nước đóng vai trị

rất quan trọng và là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ của nhà
nước. Trong nền kinh tế thị trường, NSNN chịu trách nhiệm điều tiết vĩ mơ của
tồn bộ nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển kinh tế
- xã hội thông qua việc sử dụng các công cụ thuế và thuế suất của Nhà nước. Về
phương diện xã hội, NSNN có chức năng điều tiết mức thu nhập giữa các tầng
lớp trong xã hội, đồng thời cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho những người có hồn
cảnh khó khăn hoặc thu nhập thấp, bao gồm cả các khoản trợ cấp xã hội, trợ giá
cho các mặt hàng thiết yếu, chi phí thực hiện chính sách dân số, chính sách việc
làm, chống mù chữ và hỗ trợ đồng bào trong các tình huống khẩn cấp như bão
lụt. Ngồi ra, NSNN cịn được sử dụng như một cơng cụ để góp phần bình ổn giá
cả và kiềm chế lạm phát thông qua cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh
thuế suất, xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia cũng như đóng góp tích cực vào đời
sống kinh tế - xã hội.

Ngân sách xã là một trong những cấp ngân sách quan trọng nhất trong hệ
thống NSNN. Đây là cấp ngân sách cuối cùng trong phân cấp quản lý NSNN và

đóng vai trị chủ chốt trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp
địa phương. Ngân sách xã bao gồm toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi được
quy định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân dân xã quyết định và giao
cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của
chính quyền xã.

2

Quản lý chi thường xuyên NSNN ở cấp xã là một trong những nội dung
hàng đầu của việc đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp xã. Ngân sách xã là
nguồn tài chính cơ bản để cung cấp các dịch vụ cơng cộng và phát triển địa
phương. Từng bước hồn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN từ khâu xây
dựng dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN chính là điều kiện để cấp
xã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay
cho thấy, quá trình quản lý NSNN các cấp, trong đó có cấp xã vẫn đang cịn
nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu mà Luật Ngân sách nhà nước
đặt ra, gây bất lợi khi thực hiện các nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, cũng
như Quốc phòng – An ninh trên địa bàn.

Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay qua thực tế thực hiện tại xã Phú Lâm, thị
xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Với mục đích tìm hiểu, phân tích các vấn đề xoay quanh việc quản lý chi thường
xuyên NSNN cấp xã để có thể đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hồn
thiện hơn pháp luật NSNN nói chung cũng như pháp luật về quản lý chi thường
xuyên NSNN ở Việt Nam hiện nay.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về


pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN tại Việt Nam thông qua thực tiễn
thực hiện ở các cấp. Có thể kể đến một số đề tài như:

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế “ Quản lý chi thường xuyên ngân sách
cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.” của tác giả
Nguyễn Ngọc Ánh (2019). Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực

3

trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường. Phân tích
thực trạng chi thường xuyên NSNN tại thị xã Điện Bàn, từ đó đề ra một số giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên cấp xã, phường hiện
nay

Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” năm 2018 của tác giả Nguyễn Thu
Hiền đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chi thường xuyên và quản lý chi
thường xuyên tại huyện Tân Sơn. Phân tích thực trạng chi thường xuyên NSNN
tại huyện Tân Sơn, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản
lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện hiện nay.

Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” năm 2017 của tác giả Hồng Anh
Sơn đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên
tại huyện Đăk Hà. Từ đó, tác giả cũng đã phân tích thực trạng chi thường xuyên
NSNN tại Đăk Hà, và dựa trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN.

Luận văn tốt nghiệp: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định” năm 2020 của tác giả Nguyễn Thị Thanh

Thanh, luận văn đã làm rõ các vấn đề liên quan đến chi thường xuyên và quản lý
chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Nam Trực, đồng thời đánh giá thực
trạng và đưa ra các kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý chi
thường xuyên NSNN, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả và hồn
thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện.

Các đề tài nghiên cứu trên đều hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
NSNN, pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN tại Việt Nam cũng như

4

thực tiễn tại đơn vị nghiên cứu. Tuy nhiên tại địa bàn xã Phú Lâm, thị xã Nghi
Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho tới thời điểm tháng 02/2023 vẫn chưa có đề tài nghiên
cứu nào về quản lý chi thường xuyên NSNN. Do đó, việc thực hiện khóa luận tốt
nghiệp về đề tài này là cần thiết, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn xã Phú Lâm.

5

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSNN,

quản lý chi thường xuyên NSNN và pháp luật về quản lý chi thường xuyên
NSNN.

Nghiên cứu về thực trạng pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN
tại Việt Nam.

Nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên tại trên
địa bàn xã Phú Lâm. Từ đó có cái nhìn cụ thể, đa chiều về những thành tựu cũng

như hạn chế cịn tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách thông
qua việc đề xuất các giải pháp thực tế, phù hợp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên và

pháp luật quản lý chi thường xuyên NSNN.
Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý chi thường xuyên

NSNN tại Việt Nam và tổ chức thực hiện trên địa bàn xã Phú Lâm, thị xã Nghi
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN ở Việt
Nam hiện nay

Không gian: Thực hiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian: Dựa trên các số liệu thu thập được từ năm 2019 - 2021

5. Phương pháp nghiên cứu

6

Trong quá trình nghiên cứu về pháp luật về quản lý chi thường xuyên
NSNN. Đề tài đã nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
Lê-nin, trong đó sử dụng cụ thể các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Trên cơ sở tài liệu tìm hiểu và thu thập được, tiến hành phân tích các vấn đề
lý luận, các quy định của pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp xã,

đưa ra thành tựu và hạn chế, sau đó tổng hợp lại để hoàn thiện hơn hệ thống pháp
luật về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp xã…
- Phương pháp thu thập thông tin:

Xin số liệu về dự toán và quyết toán thu, chi NSNN và các văn bản, quyết
định, hướng dẫn tại đơn vị thực tập (Phịng Tài chính- Kế hoạch xã Phú Lâm).

- Phương pháp so sánh:
So sánh, đối chiếu các kết quả đạt được trong 3 năm từ 2019 - 2021 và các
nhân tố tác động, từ đó chỉ ra được những tồn tại, hạn chế nhằm có đánh giá
khách quan, khoa học. Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục, nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả quản lý NSNNtại xã Phú Lâm trong thời gian tới
- Phương pháp thống kê mô tả:
Với các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp và xử lý dữ liệu. Qua đó
sẽ tính tốn mô tả so sánh bằng các đại lượng thống kê số tuyệt đối, số tương
đối, bảng biểu; làm căn cứ để chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho việc
quản lý công tác chi thường xuyên Ngân sách cấp xã của theo hướng tiết kiệm,
hiệu quả quả, đúng mục đích, đúng đối tượng.

6. Kết cấu đề tài

7

Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời cam đoan, lời
mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của khóa luận được
trình bày theo kết cấu gồm ba chương như sau:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước và pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước


Chương II: Thực trạng pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước ở việt nam qua thực tế thực hiện tại xã Phú Lâm, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hóa

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam và các biện pháp nhằm tăng cường pháp
luật quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi
Sơn, tỉnh Thanh Hóa

7

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

1.1.1. Khái niệm chi ngân sách Nhà nước
Trong quá trình quản lý và thực hiện hoạt động chi NSNN, có 2 cách tiếp

cận về khái niệm chi NSNN.
Về phương diện kinh tế: chi NSNN là hoạt động tài chính trong đó Nhà

nước tiến hành sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định (thường là một năm) theo dự toán chi
NSNN đã được Quốc hội quyết định.


Về mặt pháp lý: chi NSNN là chế độ phân phối đặc thủ các nguồn lực tài
chính, trong đó Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với các nguồn lực tài chính
đã được tập trung vào quỹ NSNN thông qua một hoạt động đặc biệt được thực
hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật. [16, tr.200]

Tóm lại, Chi NSNN là hoạt động tài chính, là q trình phân phối quỹ tiền
tệ hay cịn gọi là quỹ NSNN để chi dùng vào các mục đích khác nhau của nhà
nước trong từng thời kỳ nhất định. Chi ngân sách nhà nước bao gồm: (i) Chi đầu
tư phát triển; (ii) Chi dự trữ quốc gia; (iii) Chi thường xuyên; (iv) Chi trả nợ lãi;
(v) Chi viện trợ; (vi) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; (vii) Dự phòng ngân sách;
(viii) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu về chi thường xuyên.

8

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là một khoản chi thuộc chi ngân

sách Nhà nước. Ngoài chi thường xuyên, chi ngân sách nhà nước bao gồm: chi
đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản chi
khác.

Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước được định nghĩa như sau:
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước nhằm bảo đảm
hoạt động của bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ
trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.1
Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Chi thường xuyên có những đặc điểm cơ bản phân biệt với các khoản chi

khác như sau:
Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ NSNN mang tính ổn
định khá rõ nét và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, quý,
năm. Nguồn lực Tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân
bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các
năm trong kỳ kế hoạch.
Thứ hai, nếu xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử
dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ
NSNN có hiệu lực trong khoảng thời gian ngắn và mang tính tiêu dùng xã hội.Vì
vậy, hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi
cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó khơng đơn thuần về mặt kinh tế mà được

1 Luật Ngân sách Nhà nước 2015

9

thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững
của đất nước.

Thứ ba, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu
tổ chức bộ máy nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã
hội của Nhà nước trong từng thười kỳ. Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung
của Nhà nước, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn
hướng tới việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước đó. Một
khi bộ máy nhà nước được gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả thì số chi thường
xun cho nó sẽ giảm và ngược lại. Hơn nữa, những quan điểm, chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
việc định hướng, phạm vi và mức độ chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Vai trò của chi thường xuyên:

Thứ nhất, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các
chức năng của Nhà nước về quản lý KT – XH, là một trong những nhân tố có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước.
Thứ hai, chỉ thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn
định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện
các chính sách xã hội... góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều
chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Nói cách khác, chi
thường xuyên được xem là một trong những cơng cụ kích thích phát triển và điều
tiết vĩ mơ nền kinh tế.
Thứ tư, chi thường xun là cơng cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phịng,
an ninh. Thơng qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội,
đảm bảo ổn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng.


×