Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Khóa luận tốt nghiệp trung cấp chính trị sản phẩm chủ lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.86 KB, 34 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp bền vững cần có hệ thống các giải pháp tổng thể, từ
xây dựng chính sách điều hành vĩ mơ, đến các biện pháp về kinh tế, xã hội, phát
triển nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ để tăng năng
suất, tạo ra nhiều sản phẩm xanh đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế
rộng lớn...
Tại Bát Xát, với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, sự chủ
động tham gia của các cấp các ngành, sản xuất nơng nghiệp của huyện đã đạt được
nhiều kết quả tích cực, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác đạt 69 triệu
đồng/ha, đạt 106,2% mục tiêu nghị quyết Đại hội, tổng sản lượng lương thực có hạt
đạt 48.000 tấn, đạt 111,6% mục tiêu nghị quyết đại hội, huyện đã hình thành được
một số vùng tập chung quy mô lớn ; Phát triển sản xuất nông nghiệp giữ được mức
tăng trưởng ổn định; năng suất chất lượng của cây trồng, vật nuôi được nâng lên.
Mặc dù đạt được một số thành tựu, nhưng sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn nhỏ
lẻ, thiếu ổn định, vùng sản xuất nơng sản hàng hóa chủ lực, an toàn gắn kết với thị
trường chưa nhiều quy mô nhỏ; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn
hạn chế chưa phát huy được thế mạnh của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng
hóa, phát triển nông nghiệp ứng dụng một phần công nghệ cao, nâng cao giá trị hàng
hóa, nơng nghiệp hữu cơ trong tình hình mới, xây dựng thương hiệu sản phẩm, kêu
gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất để hướng tới thị trường ổn
định
Qua học tập chương trình trung cấp lý luận chính trị và từ thực tế địa phương,
em lựa chọn chủ đề "Xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát
hiện nay"để làm khóa luận tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích: Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất
những giải pháp xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát hiện
nay



2

Nhiệm vụ: Làm rõ một số vấn đề lý luận chúng, từ đó đánh giá thực trạng xây
dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát. Làm rõ những ưu thế và
hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xây dựng
và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát trong thời gian tới.

3. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Phạm vi thời gian: Từ năm 2021 đến hết 30/11/2023
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử; lơgic, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn.
6. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo; nội
dung khoá luận gồm 3 chương.

Chương 1
CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN CHỦ LỰC
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm hàng nông sản
Theo FAO, nơng sản có nguồn gốc nơng nghiệp là bất kỳ sản phẩm hàng hố
nào, dù là thơ hay đã chế biến, được trao đổi trên thị trường phục vụ mục đích tiêu
dùng của con người khơng kể nước, muối và các chất phụ gia, hay thức ăn cho động
vật.

Theo AFTA thì sản phẩm nơng nghiệp là nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản
phẩm chưa chế biến được liệt kê trong các chương 1 đến 24 của Hệ thông cân đối
(HS) và các nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biến tương tự được

3

nêu trong các đề mục của Hệ thống cân đối; và các sản phẩm đã qua sơ chế nhưng
hình thức khơng thay đổi.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hàng hố được chia làm hai (02)
nhóm chính: nơng sản và phi nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định
Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản
phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS
(Hệ thống hài hồ hố mã số thuế).

Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hố
có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như
lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả
tươi,… , các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,… ,các sản phẩm
được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích,
nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bơng xơ, da động vật thơ,… Tất cả các sản phẩm cịn
lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nơng nghiệp (hay cịn
được gọi là sản phẩm cơng nghiệp).

Trong thực tiễn thương mại thế giới, nơng sản thường được chia thành 2 nhóm,
gồm nhóm nơng sản nhiệt đới và nhóm cịn lại.

Theo sự phân chia ngành kinh tế của Việt Nam, nông sản thường được hiểu
theo nghĩa rộng bao gồm các sản phẩm từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,
thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp). Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm

thuỷ sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp.

1.1.2. Khái niệm nông sản chủ lực
“Sản phẩm chủ lực” đã được giới hạn trong phạm vi không gian và thời gian
với các đặc trưng cơ bản là: Có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước;
được tạo ra trên dây chuyền thiết bị có cơng nghệ ngang tầm khu vực và thế giới,
phù hợp với trình độ sản xuất và chiến lược phát triển của quốc gia trong từng thời
kỳ; đảm bảo năng lực sản xuất và môi trường bền vững.
Theo GS.TS Võ Thanh Thu, cho rằng “sản phẩm chủ lực” phải có các đặc trưng
như:

4

Phải có tương lai phát triển mạnh về cơng nghệ, có khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế và trong nước.

Phải khai thác được lợi thế của quốc gia.
Phải có tính lan tỏa, kích thích các ngành khác, sản phẩm khác phát triển. +
Phải là những mặt hàng mang hàm lượng chất xám cao cũng như có khả năng xuất
khẩu cao. Có thể là sản phẩm hữu hình hoặc là vơ hình.
Ở đây GS.TS Võ Thanh Thu đã đưa ra thêm 2 điểm khác quan trọng là sản
phẩm chủ lực phải có sự lan tỏa đến các ngành khác, sản phẩm khác và lôi kéo
chúng cùng phát triển, đồng thời sản phẩm chủ lực khơng chỉ là hữu hình mà cịn có
thể là vơ hình.
Theo TS. Lê Tấn Bửu, thì “sản phẩm chủ lực” phải là sản phẩm có thế mạnh
của Việt Nam, đồng thời chúng cịn là nguồn cung sản phẩm thiết yếu thoả mãn nhu
cầu cơ bản cho toàn xã hội.
Nơng nghiệp là một ngành sản xuất có tính đặc thù riêng khác với các ngành
kinh tế khác. Sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố về điều
kiện tự nhiên và do đó hình thành nên tính địa phương rất cao. Do đó, khi xác định

tiêu chí nơng sản chủ lực, ngồi những tiêu chí chung cho các loại sản phẩm cần tính
đến các tiêu chí riêng sau đây:
Thứ nhất, các tiêu chí về điều kiện địa lý và tự nhiên. Điều kiện về địa lý và tự
nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển nơng nghiệp, tuy nhiên xuất phát từ
đặc điểm của nơng nghiệp, nhóm tiêu chí này được xem xét trên cơ sở điều kiện về
địa hình, đất đai và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu và nguồn nước.
Thứ hai, các tiêu chí về mức độ CNH, HĐH ngành nơng nghiệp. Đây là một
tiêu chí đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của quốc gia. Tiêu chí này cho thấy,
trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển
sản xuất nông nghiệp phải đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa
học, gắn kết quả nghiên cứu khoa học với sản xuất, tăng cường thu hút các nhà đầu

5

tư nước ngồi, góp phần xố đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm cho lao động dôi
dư.

Thứ ba, tiêu chí về ưu thế loại sản phẩm nơng nghiệp. Trong điều kiện nơng
nghiệp nước ta hiện nay, có thể chia các mặt hàng nơng sản phẩm thành 3 nhóm:
nhóm những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao, nhóm những mặt hàng có mức cạnh
tranh trung bình, nhưng có triển vọng phát triển trong những năm tới và nhóm những
mặt hàng có sức cạnh tranh yếu hoặc sản lượng hàng hố cịn ít.

Thứ tư, tiêu chí về xây dựng thương hiệu sản phẩm nơng nghiệp quốc gia. Xây
dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao và uy tín thương mại sẽ
tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy ngành nơng nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp nông nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển một nền
nông nghiệp sản xuất hàng hố có sức cạnh tranh cao và hướng mạnh ra xuất khẩu.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập

ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Nơng sản chủ lực là những sản phẩm
nơng nghiệp có điều kiện sản xuất trong nước có hiệu quả kinh tế cao hơn so với
những nông sản khác, có thị trường tiêu thụ rộng rãi, ổn định, vững chắc (trong một
thời gian tương đối dài), có tính lan toả đối với các sản phẩm khác, có giá trị xuất
khẩu chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia.

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của nông sản chủ lực
Do những đặc thù riêng của sản xuất hàng hóa nơng sản từ khâu canh tác trên
đồng ruộng tới chế biến và tiêu thụ mà hàng nơng sản có những đặc thù và tính chất
riêng như sau:

Chuỗi giá trị sản phẩm nông sản thường mang đặc điểm khơng liên tục và có
sự thay đổi rất nhanh. Nơng sản chủ lực là sản phẩm ngành nông nghiệp mang tính
mùa vụ dẫn đến vào vụ thu hoạch sản lượng hàng hóa nơng sản tăng nhanh, chất
lượng cao và ngược lại khi hết vụ thu hoạch thì sản lượng giảm rất nhanh, chất
lượng thấp. Đặc điểm này làm cho việc phân phối hàng hóa trở nên rất khó khăn và
giá cả không ổn định.

6

Nơng sản là hàng hóa dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thu hoạch,
việc vận chuyển đi xa khó khăn và yêu cầu phải được chế biến, bảo quản trước khi
vận chuyển. Đặc điểm này làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển mở rộng của
chuỗi giá trị. Vì vậy, muốn phát triển được các chuỗi giá trị tồn cầu cho hàng nơng
sản tới nhiều quốc gia và với khơng gian mở rộng, địi hỏi các nhà sản xuất, kinh
doanh phải có cơng nghệ cao, thích hợp về chế biến và bảo quản.

Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an tồn thực phẩm: Sản xuất

nơng nghiệp là ngành gắn chặt với cây trồng, vật nuôi, chịu tác động mạnh bởi các
nhân tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng và các nguồn tài nguyên khác như đất đai nguồn
nước. Sự thay đổi những nhân tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kết quả
sản xuất và làm cho tính ổn định của chuỗi giá trị hàng nông sản trở nên không bền
vững và biến động mạnh theo thời gian.

Rào cản về an toàn thực phẩm là những cản trở lớn đến sự phát triển chuỗi giá
trị hàng nông sản trên phạm vi tồn cầu bởi những hàng hóa này ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe, đời sống người tiêu dùng. Chính phủ các nước thường đặt ra những
hàng rào kiểm sốt chặt chẽ về vệ sinh an tồn thực phẩm đối với hàng nông sản
nhập khẩu và không cho phép nhập khẩu những lơ hàng kém phẩm chất, có mầm
bệnh hoặc có chứa hóa chất độc hại quá mức cho phép. Những biện pháp này là
chính đáng và cần thiết, nhưng ảnh hưởng xấu tới thương mại nông nghiệp tồn cầu
vốn đã rất khó khăn do những đặc điểm nói trên, từ đó ảnh hưởng khơng thuận lợi
tới sự lan tỏa của chuỗi giá trị nông sản.

Sự không đồng nhất về chất lượng: Sự khác biệt lớn nhất của chuỗi giá trị nông
sản so với các chuỗi giá trị phi nông sản là trong sản xuất nông nghiệp thường bao
gồm số lượng rất đông các hộ nơng dân với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh
nông nghiệp rất khác nhau. Điều này làm cho chuỗi giá trị trở nên phức tạp và rất
khó tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng và khả năng tự điều chỉnh quy mô sản
xuất theo nhu cầu thị trường. Đặc điểm số lượng nông dân đông trong sản xuất nơng
nghiệp địi hỏi phải có các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thu hút nông dân
cùng sản xuất ra sản phẩm cùng chất lượng, mẫu mã và khối lượng theo nhu cầu thị

7

trường. Đây là vấn đề khó khăn, là thách thức lớn đối với các chuỗi giá trị nông sản,
nhất là đối với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.


Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm: Trong chuỗi giá trị nơng sản, hàng
hóa muốn vận chuyển đến những thị trường nằm cách xa nơi sản xuất thì khơng thể
vận chuyển dưới trạng thái tươi sống, mà phải thông qua chế biến thành hàng hóa
khơ hoặc đóng hộp bảo quản. Công nghiệp chế biến nông sản đã phát triển đa dạng
với nhiều thành tựu to lớn về kỹ thuật và các bí quyết cơng nghệ.

Tuy nhiên để có được những cơng nghệ chế biến cao cấp thì chi phí đầu tư sẽ
rất lớn và từ đó giá thành sản phẩm nơng sản đã qua chế biến sẽ rất cao, làm cho
hiệu quả của chuỗi giá trị có thể giảm, lợi ích của các tác nhân, nhất là những nông
dân tham gia chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi. Khi
đó chuỗi giá trị có thể sẽ bị phá sản. Đặc điểm này là thách thức lớn đối với các
chuỗi giá trị nơng sản nói chung và chuỗi giá trị những nơng sản mau hỏng, khó bảo
quản...

Tính khác biệt về sản phẩm cũng như quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản
xuất khẩu tạo nên những đặc điểm riêng trong q trình hình thành chuỗi giá trị hàng
nơng sản:

Việc tạo ra nông sản và thực hiện xuất khẩu hàng hoá phải trải qua các q
trình có tính chất hồn tồn khác nhau, đó là: q trình sản xuất nơng sản (thuộc lĩnh
vực sản xuất nơng nghiệp), q trình chế biến nơng sản (sản xuất cơng nghiệp) và
q trình xuất khẩu hàng hố (thương mại), trong đó khâu sản xuất nơng sản đóng
vai trị cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến cũng như
xuất khẩu hàng hố. Trong khi đó sản phẩm nơng nghiệp lại mang tính thời vụ cao,
q trình sản xuất lại có chu kỳ dài, nếu khơng có sự kết hợp tốt thì một mặt nơng
nghiệp sẽ phải chịu sức ép của công nghiệp và thương mại do q trình cung cấp
ngun liệu nơng sản khơng đồng bộ về thời gian so với năng lực chế biến và trao
đổi xuất khẩu; mặt khác, tồn bộ q trình sản xuất và xuất khẩu nơng sản hàng hố
sẽ bị bất lợi khi thâm nhập thị trường do không chủ động được tồn bộ q trình tạo
ra sản phẩm cuối cùng. Để thực hiện chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu, điều


8

quan trọng là phải gắn kết cả 3 q trình trên một cách hiệu quả, thơng qua các hình
thức liên kết, liên doanh.

Đặc điểm cấu thành giá trị của hàng hố nơng sản. So với các hàng hố khác,
tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá một đơn vị nông sản khá cao, nhất là các hàng hố
nơng sản thơ. Đối với các hàng hố này, các chi phí đầu vào trung gian thường chỉ
chiếm 30 - 40%, trong khi đó ngành dệt may là 60%, ngành hố chất tới 70%. Tuy
vậy, mức giá trị gia tăng của một đơn vị hàng hố nơng sản rất thấp, một là do giá
của hàng hố nơng sản thấp (so với giá của các hàng hoá khác); hai là năng suất lao
động trong sản xuất nông nghiệp rất thấp so với các ngành khác. Điều này đặt ra vấn
đề để nâng cao giá trị gia tăng cần phải tiến đến các loại hàng hố nơng sản có giá trị
kinh tế cao hơn và nâng cao năng suất lao động, năng suất đất trồng trong sản xuất
hàng nông sản.

Đặc điểm của thị trường nơng sản hàng hố xuất khẩu. Nơng sản thơ hoặc nơng
sản chế biến nhìn chung có độ co giãn của cầu theo giá thấp, tức là khi giá hàng hóa
nơng sản thay đổi thì lượng cầu tiêu dùng sẽ thay đổi với mức nhỏ hơn sự thay đổi
của giá. Đây là vấn đề cần được quan tâm trong khi định giá nông sản và lượng cung
sản phẩm trên thị trường để sao cho tổng doanh thu cao nhất và giá trị gia tăng cao
nhất.

Sự khơng tương thích trong thơng tin về chất lượng sản phẩm nông sản đối với
người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể nhận được thơng tin về chất lượng sản
phẩm theo 3 giai đoạn: trước khi tiêu dùng, trong khi tiêu dùng hoặc sau khi tiêu
dùng. Nơng sản hàng hố là loại sản phẩm mà thơng tin chính xác về chất lượng chỉ
có thể nhận được ở giai đoạn 2, 3, thậm chí sau khi tiêu dùng rất lâu người ta mới
đánh giá đúng được chất lượng của nó. Đây là một khó khăn trong việc quảng bá

chất lượng sản phẩm nhằm tác động tăng khả năng tiêu thụ hàng hố. Điều đó đặt ra
một hướng khác để nâng cao sản lượng tiêu thụ hàng hoá và tăng giá sản phẩm xuất
khẩu như tạo ra những nét khác biệt trong sản phẩm, bao bì hay thực hiện đăng ký
và duy trì thương hiệu sản xuất nơng sản hàng hố. Vấn đề bảo hộ sản phẩm nơng
nghiệp trong nước. Xuất phát từ những bất lợi trong sản xuất nông nghiệp so với các

9

ngành khác nên các Chính phủ vẫn phải thực hiện chính sách bảo hộ ngành nơng
nghiệp thơng qua chính sách giá thấp đối với các yếu tố đầu vào trong sản xuất nơng
sản hàng hóa và chính sách giá cao hơn cho sản phẩm nơng sản tiêu dùng trong
nước. Việc bảo hộ giá đầu vào làm cho chi phí sản xuất nơng sản trở nên thấp hơn,
tăng được khả năng cạnh tranh về giá hàng hóa nơng sản trên thị trường quốc tế và
có cơ hội nâng cao giá trị gia tăng nội sinh của hàng nông sản xuất khẩu. Tuy vậy,
giá đầu ra của nông sản theo chính sách bảo hộ của Chính phủ, các nhà sản xuất chế
biến nông sản sẽ phải mua với một mức giá cao hơn, làm tăng chi phí đầu vào đối
với nông sản chế biến, gây ảnh hưởng không tích cực cho việc nâng cao giá trị gia
tăng của hàng hóa nơng sản chế biến

1.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CỦA
ĐỊA PHƯƠNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC

1.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, tập trung phát triển nông sản chủ lực theo hướng nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm nông sản dựa trên nền tảng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn nhằm tăng cường khả năng cạnh
tranh cho nông sản và hơị nhập vào nền nơng nghiệp tồn cầu.
Coi đẩy mạnh tái cấu trúc thị trường nông sản chủ lực là một trong những giải
pháp then chốt để phát triển và mở rộng thị trường của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo đó, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường nhằm tránh tình trạng “bỏ

trứng vào một giỏ”, tránh việc kích thích tâm lý sử dụng các công cụ bảo hộ phi thuế
quan của nước sở tại như hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá...
Việt Nam hội nhập toàn diện với thị trường nhiều khu vực trên thế giới. Khi đó,
hàng rào thuế quan hầu như được gỡ bỏ và thuế suất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa
chỉ cịn từ 0 - 5%. Do đó, doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức về hoạt động xuất
khẩu. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được với hàng hóa nước ngồi, trước hết phải
có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước về chất lượng và giá cả. Chiến lược
cần gắn liền với việc khai thác thế mạnh về nơng nghiệp để từ đó tổ chức lại sản
phẩm nơng nghiệp phù hợp với q trình hội nhập thế giới, đáp ứng cho xuất khẩu.

10

Thư hai, phát triển một số nông sản chủ lực trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế
so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, dựa
trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nhằm góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong những năm tới, vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Vì vậy, cần phải kiên trì định hướng cơng nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Đây là
chủ trương cần được quán triệt trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế Việt
Nam trong giai đoạn tới.

Trong giai đoạn tới, chất lượng phát triển phải là mục tiêu hàng đầu. Cần khắc
phục tư tưởng coi trọng số lượng, chạy theo thành tích cục bộ và ngắn hạn. Nhiều
chỉ tiêu trong giai đoạn vừa qua chỉ phản ánh về mặt số lượng mà chưa phán ánh
được hiệu quả đầu tư, các tác động về mặt xã hội, môi trường. Nhiều chuyên gia
kinh tế cho rằng, trong thời gian qua, nước ta đã đầu tư q mức cho mà khơng tính
đến hiệu quả của nó. Điều này dẫn đến sự hao phí nguồn lực, sử dụng khơng hiệu
quả vốn đầu tư, làm nảy sinh hành vi tiêu cực như tham nhũng, gian lận thương mại.


Thứ ba, phát triển một số nông sản chủ lực trên cơ sở khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, dựa trên nền tảng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các quy
định và tiêu chuẩn môi trường của hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế
giới.

Mục tiêu của phát triển gắn với bảo vệ môi trường ở nước ta trong những năm
tới là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
phịng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm sốt có hiệu quả ơ nhiễm mơi trường, bảo vệ
tốt mơi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện
chất lượng môi trường.

Tăng trưởng phải trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên. Đối với Việt Nam, một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, có trình độ
phát triển thấp, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên tạo thuận lợi để tích

11

lũy ban đầu cho công cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Lợi thế về điều kiện tự
nhiên đã tạo thuận lợi cho Việt Nam xếp thứ hạng cao hiện nay về một số sản phẩm
nông sản... Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta chưa khai thác một cách hợp lý
tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng một số mặt hàng, kéo theo sự suy giảm diện tích
rừng và đa dạng sinh học. Tương tự, khai thác thủy sản theo lối hủy diệt, quá mức
làm suy giảm nghiêm trọng sinh quyển biển. Tăng diện tích ni trồng thủy sản cùng
với giảm diện tích rừng ngập mặn. Tăng trưởng của nước ta đang tiềm ẩn nguy cơ
cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái.

Tăng trưởng phải đi đôi với việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong những
năm tới Việt Nam phải đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Q trình

này sẽ khuyến khích khai thác tài nguyên và sử dụng ngày càng nhiều năng lượng và
nguyên liệu đầu vào.

Phát triển nông sản trong giai đoạn tới phải chú trọng nâng cao khả năng đáp
ứng các quy định và tiêu chuẩn mơi trường của hàng hóa, áp dụng các quy trình và
phương pháp sản xuất thân thiện với mơi trường. Đáp ứng các quy định và tiêu
chuẩn môi trường phải được nhìn nhận như là một biện pháp để nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hóa và cải thiện môi trường trong nước.

Thứ tư, phát triển một số nơng sản chủ lực góp phần thực hiện các mục tiêu xã
hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ
lợi ích hợp lý

Mục tiêu phát triển một số nông sản chủ lực là “đạt được kết quả cao trong việc
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dân
ngày càng được nâng cao, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu
nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi
và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội”.

Phát triển nơng sản góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc
làm. Hơn 70% dân số sống ở nông thôn, dựa chủ yếu vào nguồn lợi tự nhiên. Phát
triển các mặt hàng nông sản, thủy sản trong thời gian qua đã làm thay đổi bộ mặt
nông thôn, nhất là những vùng trồng các mặt nông sản chủ lực thu hút một lượng lao

12

động lớn, cải thiện đời sống của người dân lao động. Mặc dù, nông sản của nước ta
trong thời gian quan chưa thể hiện được xu hướng cơng nghiệp hóa, nhưng đóng góp
về mặt xã hội là rất to lớn.


Phát triển nơng sản đóng góp vào nâng cao chất lượng lao động, trình độ quản
lý. Cần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng công
nghiệp chế biến và giá trị gia tăng cao để cải thiện nguồn nhân lực, thu hút lao động
nông nghiệp. Chất lượng lao động và trình độ quản lý của các doanh nghiệp nước ta
còn hạn chế.

Cần có chính sách để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong q trình cơng
nghiệp hóa. Trước hết, là giải quyết các vấn đề xã hội do tập trung lao động (nhất là
lao động nữ, lao động trẻ em). Đây là một vấn đề đang bức xúc mà chưa được sự
quan tâm của các ngành nông nghiệp. Cần là tạo môi trường sinh sống ổn định cho
người lao động như nhà ở các dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày của người lao
động. Thứ hai, là cải thiện môi trường lao động để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho
người lao động. Thứ ba, là cần tính đến những vấn đề khác như việc xây dựng gia
đình của cơng nhân, cuộc sống con cái của họ sau này...

Cần có chính sách chia sẻ lợi ích thu được từ một cách hợp lý giữa những nhóm
xã hội, nhất là trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Xử lý tốt vấn đề này sẽ
tăng hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên và tránh được các xung đột xã hội có liên
quan. Trường hợp người trồng cà phê, trồng lúa, người nuôi cá tra... bị các thương
lái ép giá trong trường hợp có biến động thị trường cịn khá phổ biến ở nước ta. Một
vấn đề nữa là chia sẻ lợi ích giữa những người dân bản địa, nơi có tài nguyên đa
dạng sinh học.

1.2.2. Quan điểm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lào Cai
Tỉnh Lào Cai luôn xác định nông nghiệp là 1 trong 4 trụ cột phát triển kinh
tế, giữ vai trò là “trụ đỡ” duy trì đà tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Để nơng
nghiệp phát triển tồn diện, nâng cao đời sống người dân, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế thì cần thiết phải phát triển nơng nghiệp hàng hóa, phát triển nơng
nghiệp xanh và bền vững. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy


13

đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 về Chiến lược phát triển nơng
nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu tạo sự đột
phá, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Thời gian qua, mục tiêu tạo sự đột phá, chuyển từ tư duy sản xuất nông
nghiệp sang kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai từng bước được định
hình. Trước hết, Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, các giải
pháp chủ yếu và có lộ trình thực hiện cụ thể. Q trình triển khai Nghị quyết đã
được cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện đồng bộ; các giải pháp mà Nghị quyết
đưa ra đã được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế. Có thể kể đến
một số giải pháp, cách làm điển hình như: Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền các cấp được triển khai đồng bộ; đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh,
cấp huyện; ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nơng
nghiệp hàng hóa; triển khai xây dựng các kế hoạch giai đoạn, hằng năm và các văn
bản cụ thể hóa Nghị quyết. Các nội dung của Nghị quyết được triển khai cụ thể,
thực chất và được đánh giá, kiểm điểm sâu sắc. Công tác thông tin, tuyên truyền,
học tập, quán triệt Nghị quyết được triển khai đồng bộ, đa dạng bằng nhiều hình
thức; đã tổ chức trên 250 hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết với trên
26.500 lượt người tham gia; tổ chức cuộc thi trắc nghiệm trên internet đã thu hút
136.569 tài khoản với 1.428.414 lượt cán bộ, đảng viên và Nhân dân tham gia.

1.3.2. Quan điểm của cấp uỷ và chính quyền huyện Bát Xát
Đảng bộ huyện Bát Xát đã xác định 9 nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để chỉ
đạo xuyên suốt đó là: Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thực hiện Nghị quyết
10-NQ/TU của Tỉnh ủy; thực hiện đồng bộ các Chương trình mục tiêu Quốc gia; thu
hút vốn, mời gọi đầu tư; giải quyết khó khăn trong quản lý đất đai; kích cầu du lịch,
đảm bảo an sinh xã hội,… nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức đảng cơ sở.
Đồng thời thực hiện đồng bộ 6 giải pháp chủ yếu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển nơng nghiệp ứng dụng một phần công nghệ
cao; tăng tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ; phát triển Y Tý trở thành trung tâm du lịch
mới của tỉnh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa gắn với bảo

14

tồn và phát huy văn hóa truyền thống; tăng cường Quốc phòng – an ninh và mở
rộng quan hệ đối ngoại…

Theo đó, Đảng bộ huyện đã có nhiều cuộc làm việc và đề xuất được nhiều chủ
trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội địa phương với tỉnh và trung ương. Tăng
cường cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt trên tinh
thần nhìn thẳng vào sự thật và điều kiện thực tế địa phương. Đảng bộ huyện Bát Xát
đã mạnh dạn đề suất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Chính phủ, đưa huyện Bát Xát vào
diện nghèo của tỉnh và ngày 15/3/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
353/QĐ-TTg phê duyệt Bát Xát là một trong 4 huyện nghèo của tỉnh. Đây sẽ là thời
cơ thuận lợi, để huyện Bát Xát nhanh chóng bứt ra khỏi huyện nghèo

Chương 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN

CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NÔNG SẢN CHỦ LỰC Ở HUYỆN BÁT
XÁT
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên
103.568,02 ha. Phía Bắc giáp huyện Kim Bình, phía Đơng giáp huyện Hà Khẩu tỉnh
Vân Nam, Trung Quốc; phía Nam giáp thị xã Sa Pa; Phía Tây giáp huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu; chiều dài biên giới 83,894 km; gồm 20 xã, 01 thị trấn (trong đó
có 10 xã biên giới) với 176 thôn, tổ dân phố, 17.638 hộ dân, dân số 81.745 người,

với trên 83,2% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Mông, Dao, Kinh,
Giáy, Hà Nhì...
Bát Xát có tuyến đường Xuyên Á đi qua, 02 cửa khẩu phụ, 5 tuyến đường bộ
quan trọng (quốc lộ 4D, tỉnh lộ 156, 156B, 158, 155) là cửa ngõ kết nối với các tỉnh
và các huyện lân cận; giữ vị trí trọng yếu về quốc phịng an ninh của Tỉnh và cả
nước. Việc thông tuyến đường Xuyên Á tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của
huyện, cùng với đó xu thế mở cửa giao thương kinh tế và việc khởi công xây dựng
Cầu Bản Vược (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc), xây dựng khu kinh tế cửa khẩu

15

logistics Bản Vược, huyện Bát Xát sẽ có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
phát triển kinh tế cửa khẩu, giao lưu ngoại thương với châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc và hàng hóa từ Trung Quốc thâm nhập vào các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) qua Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (hành
làng kinh tế Đông - Tây).

Bên cạnh thuận lợi về vị trí địa lý, Bát Xát có thuận lợi về khí hậu, tài ngun
thiên nhiên, đất đai như: Mạng lưới sơng suối dầy đặc, có tài ngun khống sản
phong phú, trữ lượng lớn, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều địa danh có có
giá trị văn hóa lịch sử, có bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo… thuận lợi cho phát triển
công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ.

Phát triển nông nghiệp bước đầu đã phát huy được thế mạnh vùng, bắt đầu
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa như chuối, gạo, chè, lê..., cơng tác
xây dựng nơng thơn mới có nhiều chuyển biến tích cực, có 08 xã đạt chuẩn NTM;
sản xuất cơng nghiệp là ngành giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế, hoạt
động quảng bá hình ảnh du lịch của huyện với thế giới và trong nước được tập
trung triển khai; Y Tý (Bát Xát) trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách và được
xác định là trọng điểm kết nối với khu du lịch quốc gia Sa Pa; công tác giáo dục

có nhiều chuyển biến tích cực; Tỉnh quan tâm, đầu tư và tập trung các nguồn lực
giảm nghèo, tỷ lệ giảm nghèo hàng năm cao; hoạt động an sinh xã hội chăm lo
cho gia đình chính sách, hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng,
đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện. Cơng tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân và chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được
thực hiện hiệu quả; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được củng cố;
hoạt động của bộ máy chính quyền từng bước được đổi mới, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả; quốc phòng, an ninh, đối ngoại được giữ vững.
Tuy đạt được nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng huyện
Bát Xát cũng là địa bàn cịn nhiều khó khăn: Địa bàn rộng, địa hình chia cắt, độ
dốc lớn, đường biên giới dài, cơ sở hạ tầng xuống cấp, hư hỏng nhiều; tỷ lệ hộ nghèo
còn ở mức cao, mặc dù sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng nguồn thu

16

của Nhân dân chủ yếu từ sản xuất nơng nghiệp; trình độ dân trí của Nhân dân vùng
cao, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế; những tập tục lạc hậu còn tồn tại. Địa bàn
thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh... ảnh hưởng không nhỏ đến phát
triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Trong đầu tư phát triển, chưa có sự đầu
tư tương xứng để khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện, nhất là chưa tương xứng
với vị thế trọng yếu, đối ngoại về quốc phòng, an ninh. Theo Quyết định số 353/Q-
TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bát Xát là một trong 74 huyện
nghèo của cả nước (là một trong 4 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai), với tỷ lệ hộ nghèo
45,4%, hộ cận nghèo 19,8%.

2.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NÔNG SẢN CHỦ
LỰC Ở HUYỆN BÁT XÁT

2.2.1. Công tác lãnh chỉ đạo
- Trên cơ sở các văn bản quy định của pháp luật, văn bản chỉ đạo của tỉnh

và thực tế tại địa phương, ngay từ đầu nhiệm kỳ Huyện ủy, UBND huyện Bát Xát
đã tổ chức quán triệt các nội dung của các văn bản chỉ đạo đến cấp ủy, Chính
quyền các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị chuyên môn. Đồng thời, UBND huyện
Bát Xát đã ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo các cơ quan chun mơn, chính
quyền cơ sở quán triệt nghiêm túc và làm tốt công tác tổ chức thực hiện, cụ thể
hóa nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm cho phù hợp với tình hình
thực tiễn của địa phương, đồng thời tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc
thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn.
- Triển khai 3 khâu đột phá, nửa nhiệm kỳ qua, Bát Xát đã đầu tư phát triển
“Tam nông”. Trong đó xây dựng chương trình hành động Nghị quyết 10-NQ/TU của
Tỉnh ủy Lào Cai năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lựa chọn “10 cây, 2 con” chủ
lực theo hướng hàng hóa và liền vùng. Huyện chủ động mời Viện Rau quả, Viện
Khoa học Nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc tư vấn trong việc quy hoạch, định
hướng các lồi cây trồng, vật ni, vùng sản xuất… Thơng qua đó từ đầu nhiệm kỳ
đến nay Bát Xát đã trồng mới 555 ha cây ăn quả, đưa tổng diện tích tồn huyện
1.665ha; phát triển vùng chè ngun liệu tại 6 xã, diện tích 550 ha; vùng trồng Chuối

17

1.000 ha... Hiện Bát Xát đang có 7 doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm cho nông dân; hơn 20 doanh nghiệp đang nghiên cứu, khảo sát để đầu tư vào

lĩnh vực nơng nghiệp và có 24 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao.

2.2.2. Kết quả xây dựng và phát triển nông sản chủ lực ở Bát Xát

2.2.2.1. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức

cho cán bộ, người dân


Công tác thông tin truyền thông được quan tâm và triển khai bằng nhiều hình

thức tới người dân. Để đảm bảo hiệu quả, công tác thông tin được triển khai thực

hiện bằng nhiều hình thức, lồng ghép với các hội nghị, buổi họp thôn… Kết quả cụ

thể như sau:

Đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức cuộc thi trên không gian mạng internet

nghị quyết 10-NQ/TU đến khắp các tầng lớp nhân dân, công chức và viên chức trên

địa bàn huyện Bát Xát.

Các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện tuyên truyền trực tiếp các dự

án nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của xã tại các buổi giao ban,

họp thôn, kết hợp với các cuộc họp tuyên vận của xã

2.2.2.2. Kết quả cụ thể

* Kết quả tham gia xây dựng các sản phẩm chủ lực của tỉnh

Biểu 1: Kết quả xây dựng các nông sản chủ lực cấp tỉnh

T Xã, ĐV Mục Kết KH Kết Gh

T thị T tiêu quả năm quả i

So sánh (%)
trấn đến thực 2023 thực
ch

năm hiện hiện ú
2025 năm
đến KQ Kết quả Kết
2022
tháng thực thực quả

năm hiện hiện thực

2023 2023 2023 so hiện

so với Kết 2023

với quả so

18

mục
với

tiêu Thực
KH

đến hiện năm
năm

năm 2022

2023

2025

I Cây Ha 574 243.13 372.76 209.3 36.4 8
6 56.1
chè
6.09
5

Cây 1185 964.8 1106.5 1001.8 84.5 10
II chuố 4 90.5

i 3.84
3

Cây 60 56 58 56 93.3 10 96.5
III
3 0.00 5
Dứa

Cây 9
41.5
IV dược 365 112.3 258 107.3 29.4
0 5.55 9
liệu
Cây 210 7 143 0 - - -
a
gừng
Dượ


b c Ha 155 105.3 115 107.3 69.2 10 93.3

liệu 3 1.90 0

khác

V Cây Ha 3.84 2.82 2.93 3.05 1
0.4 6.2 1.2 1.0 79.4 104.
Quế
08.0
1

Chă

VI n Con 83.20 48.80 56.05 51.12 1
0.0 2.0 5.0 5.0 61.4 04.8 91.2
nuôi

lợn

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo

19

Hiện nay, tỉnh Lào Cai là một trong 46 tỉnh thành trong cả nước có diện tích sản
xuất nơng nghiệp hữu cơ lớn với 3.815 ha các sản phẩm nông sản đã được chứng
nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh đang đi đúng định
hướng phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.


Theo chủ trương của tỉnh, tới đây ngành nông nghiệp cùng các địa phương
trong tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Lào Cai
phấn đấu đến năm 2025 có 4 ngành hàng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung đạt
tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia và Quốc tế phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
4 ngành hàng chủ lực được xác định là cây ăn quả, cây chè, cây quế và cây rau với
tổng diện tích 18.885ha, đạt tối thiểu 1,5% diện tích nhóm đất sản xuất nơng nghiệp.
Các sản phẩm đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ có liên kết sản xuất theo chuỗi giá
trị, xây dựng các mô hình tổ chức quản lý sản xuất, bảo quản và tiêu thụ…

Cây chè: Tổng diện tích chè chăm sóc, bảo vệ hiện có trên địa bàn huyện là 209,3
ha (trong đó chè kinh doanh 140 ha, chè kiến thiết 69,3ha). Tại các xã vùng sản xuất
chè đã thu hút được 01 doanh nghiệp, 02 HTX và nhiều hộ dân đầu tư dây chuyền
quy mô vừa và nhỏ để thu mua chè cho nhân dân trên địa bàn với giá cả tương đối
ổn định, đối với chè Shan giá thu mua từ 8.000 – 12.000 đồng/kg chè búp tươi, chè
Bát tiên, Kim tuyên giá bán từ 20.000 – 25.000 đồng; trong 9 tháng đầu năm nhân
dân đã thu hái 746 tấn chè búp tươi. Năm 2023 giao trồng mới 70 ha chè, huyện đã
tích cực triển khai cho nhân dân các xã trong vùng quy hoạch triển khai đăng ký
thực hiện trồng chè, đến nay nhân dân đang triển khai trồng chè mới (đã cấp 18.000
bầu chè giống để trồng chè).

Cây dược liệu hàng năm: Diện tích cây dược liệu hàng năm đã trồng năm
2023 đạt 112,15 ha, tuy nhiên do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài diện tích hiện tại
có thể cho thu hoạch cịn 107 ha đạt 41,59% so với kế hoạch. Trong đó, xuyên
khung 94 ha, Độc hoạt 0,9ha, Vân Mộc Hương 2,4 ha, Đương quy 1 ha, cây dược
liệu khác 9 ha trồng tại các xã Y Tý, A Lù, Trịnh Tường, Mường Vi, Mường Hum.

Cây chuối: Tổng diện tích chuối trên địa bàn huyện đến nay là 1.001,7 ha,
trong đó diện tích trồng mới 48 ha (tại xã Bản Qua 24,5 ha, Bản Vược 10 ha, Trịnh

20


Tường 9 ha, Cốc Mỳ 2 ha) hiện tại nhân dân và doanh nghiệp đang tiếp tục trồng vụ

thu diện tích đã làm đất 52 ha; diện tích cho sản phẩm là 914,3 ha. Nhân dân thu

hoạch luỹ kế đến nay 10.350 tấn chuối tươi. Giá bán trung bình 7.000 – 9.000đ/kg.

Cây Dứa: Diện tích dứa duy trì 56 ha đạt 96,55%KH, trong đó diện tích cho

trồng mới 28 ha, diện tích cho thu hoạch 28 ha, sản lượng dứa đạt 582 tấn quả tươi,

giá bán trung bình 3.300 đồng/kg

Chăn ni lợn: Trong năm chỉ đạo tập trung hướng dẫn Nhân dân phát triển

chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, chú trọng phát triển đàn lợn đen bản địa. Tổng

đàn lợn trên địa bàn huyện là 51.125 con. Sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu người

dân trên địa bàn huyện. Mặc dù đàn lợn đã có sự phát triển nhưng ngành chăn ni

lợn trên địa bàn huyện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Ngành chăn

nuôi lợn chủ yếu dừng ở mức nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Một số hộ

chăn nuôi đã tập trung phát triển chăn nuôi với mục đích kinh doanh nhằm gia tăng

phát triển sản xuất.

Cây Quế: Trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn huyện thực hiện trồng mới 296,7


ha. Tổng diện tích hiện có trên địa bàn huyện Bát Xát là 3.051 ha, trồng tập trung tại

các xã trọng điểm là 2.780 ha.

* kết quả xây dựng nông sản chủ lực cấp huyện

Biểu 1: Kết quả xây dựng nông sản chủ lực huyện Bát Xát

TT Xã, thị ĐVT Mục Kết KH Kết quả Ghi
trấn tiêu quả năm thực So sánh (%)
đến thực
năm hiện chú
2025 năm
2022 2023 hiện KQ Kết quả Kết

đến thực thực quả

tháng hiện hiện thực

năm 2023 2023 so hiện

2023 so với Kết 2023

với quả so với

mục Thực KH

tiêu hiện năm



×