Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.23 KB, 35 trang )

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở XÃ
LƯƠNG TÂM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam xem Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, hàng năm Nhà nước
dành hơn 20% ngân sách quốc gia chi cho giáo dục đào tạo. Vì vậy, trong những
năm gần đây nền giáo dục quốc dân ở Việt Nam có nhiều thành tựu đáng kể. Từ một
nước hơn 95% dân số không biết đọc, biết viết đến nay Việt Nam đã xoá xong phổ
cập Trung học cơ sở và đã tiến hành phổ cập Trung học phổ thông, số sinh viên tốt
nghiệp ra trường ngày càng nhiều, số lượng Thạc sĩ ngày càng đông và Việt Nam là
một trong những nước có số lượng Tiến sĩ đông bậc nhất thế giới (gắp 5 lần Nhật
Bản). Những thành tựu đó góp phần rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đẩy nhanh quá trình tiếp thu khoa học kỹ thuật của nhân loại, đưa nước ta
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang mất cân đối trầm trọng về nguồn lao động
có trình độ tay nghề, có quá nhiều “thầy” và ngược lại có quá ít “thợ”. Theo thống
kể của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay Việt Nam có hơn 1 triệu
người thất nghiệp, trong số đó có 178.000 củ nhân và Thạc sĩ. Điều đó cho thấy nền
giáo dục của Việt Nam đang có vấn đề. Chúng ta đào tạo không theo nhu cầu của
người học, không theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực… mà chúng ta chỉ đào tạo
theo những gì mình có, đào tạo theo trào lưu mà không tính đến sự cân đối giữa
cung và cầu lao động. Chính vì lẽ đó, số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng,
người học nghề ra trường không tìm được việc làm ngày càng cao, tạo ra sự lãm phí
ngân sách, tiền của nhân dân, thời gian, sức trẻ và tạo nên gánh nặng cho xã hội.
Ở Hậu Giang nói chung và xã Lương Tâm nói riêng, công tác đào tạo nghề đã
và đang góp phần rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy


nhanh quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Hàng năm, xã Lương Tâm
có khoảng 500 lao động được đào tạo nghề và được tập huấn chuyên môn kỹ thuật.


Kết quả đó đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống vật chất tin thần cho người dân.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở xã còn gặp nhiều khó
khăn và bất cập. Số lượng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học ra trường thất
nghiệp ngày càng nhiều, số lao động được đào tạo theo đề án 1956 của Chính phủ ít
có người tìm được việc làm hay tự tạo được việc làm cho mình. Vấn đề này ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào
chính sách, đường lối của Đảng, đặc biệt là xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
như Lương Tâm. Vì vây, sau khi học xong chương trình Trung cấp lý luận chính trị
bản thân chọn đề tài “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở xã Lương
Tâm giai đoạn hiện nay”là đề tài nghiên cứukết thúc khoá học.
Trong đề tài nghiên cứu này, em xin trình bày một số quan điểm của bản thân
về thực trạng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của xã Lương Tâm,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011 – 2015 và những giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của địa phương
mình. Tuy nhiên, thời gian hạn hẹp và trình độ của học viên có hạn, bài tiểu luận
này chỉ xin dừng lại ở việc tổng kết những gì đã được học ở trường, các ý kiến và số
liệu kèm theo về vấn đề nói trên đã được tổng hợp trong năm năm 2011 - 2015
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Phân tích thực trạng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở xã Lương
Tâm thời gian qua, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào
tạo nghề và giải quyết việc làm của địa phương trong thời gian tới.
Nhiệm vụ:


Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở xã
Lương tâm từ năm 2011 - 2015, tìm ra những hạn chế bất cập và nguyên nhân của
những hạn chế, bất cập.
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo

nghề và giải quyết việc làm ở địa phương thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Công tác đào tạo nghề và giải quyết viếc làm ở xã Lương Tâm
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ,
tỉnh Hậu Giang.
Phạm vi thời gian: Vấn đề được nghiên cứu trong thời gian 5 năm (2011 2015)
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tiểu luận vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Hơn nữa trong quá trình nghiên cứu,
tiểu luận còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: phân tích, thống kê, tổng
hợp, so sánh, đối chiếu để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra.
5. Kết cấu nội dung
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia thành 3
chương:
Chương 1: Lý luận chung về đào tạo và việc làm
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nghề và giải giải quyết việc làm ở xã
Lương Tâm giai đoạn 2011 - 2015
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công đào tạo nghề và
giải quyết việc làm ở xã Lương Tâm thời gian tới.


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm đào tạo
Đào tạo là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên
quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ
năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với

cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. (Nguồn:
)
1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo nghề là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động
để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn, bao gồm cả người đã có nghề, có
chuyên môn rồi hay học để làm nghề chuyên môn khác. Theo Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO): “Những hoạt động cần cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần
có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc một
nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật
và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu”.
Luật dạy nghề đưa ra khái niệm như sau: “Dạy nghề là hoạt động dạy và
học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành
khoá học”.
Như vây, đào tạo nghề là hoạt động trang bị năng lực (tri thức, kỹ năng và
thái độ) hành nghề cho người lao động để người lao động có thể tìm việc làm
hoặc tự tạo việc làm.
1.1.3. Khái niệm giải quyết việc làm


Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi
người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có nhu cầu tìm việc làm
với mức tiền công thịnh hành trên thị trường đều có cơ hội làm việc.
1.1.4.Mối quan hệ giữa dạy nghề và giải quyết việc làm
Đào tạo nghề tạo ra năng lực thực hiện cho người học. Đào tạo để làm
việc, người lao động có năng lực thực hiện, cần phải có chổ làm việc để thực
hiện năng lực đó. Đào tạo nghề trở thành công cụ điều chỉnh sâu cơ cấu, chất
lượng của lực lượng lao động. Việc làm tạo ra nhu cầu đào tạo, người lao động
muốn có việc làm, làm được việc thì phải qua đào tạo, dẫn đến việc đặt ra yêu
cầu cho đào tạo. Đào tạo là mô phỏng yêu cầu và hoạt động của việc làm, do đó

có thể nói việc làm quy định nội dung đàotạo.
Trong mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo với sử dụng và giải quyết việc
làm phải dựa trên cơ sở nhu cầu lao động trên thị trường lao động. Đào tạo ai,
đào tạo nghề gì, cấp trình độ gì ... phải do yêu cầu lao động thực tế quyết định.
1.2. Quan điểm của Đảng về đào tạo nghề và giải quyết việc làm
1.2.1. Quan điểm của Trung ương
Văn kiện Đại hội ΙX khẳng định “Giải quyết việc làm là một trong những chính
sách xã hội cơ bản của quốc gia nhằm nhiều biện pháp như: Tăng 50% vốn đầu tư
từ ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ lãi suất tín dụng, thực thicác dự án
trồng rừng, dự án 327, dự án PAM... và các chính sách giải quyết việc làm khác.
Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có
khả năng sử dụng nhiều lao dộng. Khôi phục và phát triển các làng nghề, đẩy mạnh
phong trào lập nghiệp thanh niên và việc xuất khẩu lao động... Hàng năm tạo ra
hàng triệu việc làm mới, tận dụng số ngày công lao động chưa dùng đến nhất là các
địa bàn nông nghiệp, nông thôn”.“Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát
huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng


nhu cầu nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Dự báo đến
năm 2010 nước ta có 56.8 triệu người ở độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu người
so với năm 2000. Do vậy, để giải quyết vấn đề cơ bản người lao động được làm
việc phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát
triển, đầu tư rộng rãi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh xuất khẩu
lao động. Xây dựng và thực hiện chặt chẽ cơ chế, chính sách đồng bộ về đào tạo
nguồn lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp
với cơ cấu kinhtế”.
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra mục tiêu: “Giải quyết việc làm
cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, tỉ lệ lao động qua
đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu
nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao

động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”
Ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1956/QĐTTg về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 .
Theo đó, ngày 30 tháng 7 năm 2010Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh &
Xã hội ký Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH về hướng dẫn
quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020”đã tạo điều kiện và cơ hội cho lao động nông thôn và các đối tượng
khác ở nông thôn tiếp xúc với cơ hội học tập, tiếp xúc với khoa học kỹ thuật và vận
dựng những kiến thức, kỹ năng đó vào sản xuất kinh danh, góp phần đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Ngày 20/5/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 29/QĐ-TTg về
một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
2013 - 2015
1.2.2. Quan điểm của địa phương


Quan điểm của tỉnh Hậu Giang
Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang ký Quyết định
số 2618/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020
Trong Văn kiện Đại hội đảng bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Hậu Giang nhiệm kỳ 2015 – 2020 có nêu lên phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm
kỳ là đào tạo và giải quyết việc làm cho 75.000 lao động, tỉ lệ có việc làm sau khi
học nghề là 84%. Hình thành mạng lưới đào tạo nghề trong tỉnh, từng bước đáp ứng
nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Ngày 14 tháng 12 năm 2015, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu
Giang ban hành kế hoạch số 74/KH.SLĐTBXH về việc điều tra khảo sát nhu cầu
đào tạo nghề năm 2016. Khảo sát, nắm lại nhu cầu học nghề của người lao động trên
địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương, người lao động và doanh nghiệp.
Ngày 05 tháng 02 năm 2015 Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu

Giang ban hành kế hoạch số 05/KH-SLĐTBXH-DN về việc tổ chức triển khai thực
hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015 nhóm nghề phi nông nghiệp.
Ngày 10 tháng 4 năm 2015 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu
Giang ban hành kế hoạch số 77/KH-SNNPTNT về việc triển khai thực hiện đào tạo
nghề cho lao động nông thôn năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Quan điểm của huyện Long Mỹ và xã Lương Tâm
Ngày 17/1/2011 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Long Mỹ ban hành Quyết
định số 2067/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn huyện Long Mỹ đến năm 2020”.
Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Lương Tâm nhiệm kỳ 2015 – 2020 có
nêu lên quan điểm về công tác đào tạo nghề như sau: “Quan tâm đào tạo tay nghề
cho lao động nông thôn, nhằm trang bị cho họ có trính độ chuyên môn nhất định để
từng bước chuyển dần từ lao động nông nghiệp, nông thôn sang các ngành nghề
khác góp phần vào định hướng phát triển chung của huyện và có ý nghĩa lớn trong
công tác xóa đói giảm nghèo. Phấn đấu cuối nhiệm kỳ tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt


20 – 30% lao động, giải quyết việc làm 500 lao động/năm, thu nhập bình quân đầu
người đạt 35 - 40 triệu đồng”.
Các văn bản trên là cơ sở pháp lỹ cho việc đổi mới và phát triển đào tạo nghề
và giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy nghề, tạo ra nhiều việc làm phù hợp với người lao động, nhằm làm tăng thu
nhập, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng nông thôn mới, giúp cho công tác đào
tạo nghề và giải quyết việc làm ở Lương Tâm đạt kết quả tốt hơn.
1.2.3. Ý nghĩa, vai trò của công tác giải quyết việc làm
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá
hiện đại hoá. Trong đó, Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn là một nhiệm vụ trọng tâm. Để góp phần thực hiện tốt và có hiệu

quả quá trình trên thì vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc làm cho lao
động cả nước nói chung và lao động trong nông nghiệp, nông thôn, lao
động là người dân tộc thiểu số nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong tình hình hiện nay vì góp phần:
- Làm giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rổi đồng thời từng
bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động: Do sức ép rất
lớn phải giải quyết việc làm ở nông thôn bởi đất chật người đông, thu nhập
từ nông nghiệp rất thấp, trong khi đó lao động ở nông thôn, lao động là
người dân tộc thiểu số dư thừa nhiều; Làm giảm áp lực thất nghiệp trong
nền kinh tế vốn chưa có một sự phát triển như ở nước ta; Áp lực việc làm
và thu nhập đã tạo ra xu hướng di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra
các thành thị và đến vùng nông thôn khác. Sự di chuyển này đã làm tăng
tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở khu vực thành thị đồng thời
phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do vậy cần phải nhanh chóng đẩy


mạnh vần đề giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động
nông thôn ở các địa phương.
- Giải quyết việc làm tốt cho lao động nông thôn, lao động người dân
tộc thiểu số (Lương Tâm có đông đồng bào dân tộc Khơme sinh sống) tạo
ra tinh thần tích cực làm việc cho người lao động, đồng thời tạo ra thu nhập
ổn định cho họ, làm cho họ không nghĩ đến việc di chuyển lên các đô thị
hoặc các vùng khác.
-

Nâng cao dân trí, công bằng xã hội: Thông qua các chính sách đào tạo
nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn tạo ra một khả năng tiếp thu những
thành tựu và ứng dụng của khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức người
lao động, tạo ra mức thu nhập ổn định cho người lao động góp phần giảm
bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông thôn và lao động thành

thị .
Đối với xã Lương Tâm, việc làm còn gắn với công cuộc xóa đói giảm nghèo,
xây dựng xã nông thôn mới. Giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng, thiết thực
của chính quyền, các hội đoàn thể của xã. Vấn đề việc làm đã, đang và luôn là vấn
đề có tính thời sự, nhạy cảm, nếu không được giải quyết có thể dẫn đến những
“điểm nóng” và trở thành vấn đề chính trị, đặc biệt là vùng có nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống như xã Lương Tâm.


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM Ở XÃ LƯƠNG TÂM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
2.1. Đặc điểm, tình hình chung
2.1.2. Vài nét về Huyện Long Mỹ:
Trước khi được thành lập, toàn địa bàn huyện Long Mỹ nằm trong địa giới
hành chính huyện Long Mỹ cũ.
Ngày 14 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định
về việc thành lập huyện Long Mỹ và thành lập các xã thuộc huyện Long Mỹ. Gồm
các xã: Thuận Hưng, Thuận Hoà, Xà Phiên, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn A, Lương
Nghĩa, Lương Tâm và xã Vĩnh Viễn.
Về địa hình: Địa hình thuộc một phần của Đồng bằng sông Cữu Long.
Về đất đai: Long Mỹ có diện tích tự nhiên toàn huyện là 25.000ha đất tự nhiên,
chủ yếu là đất trồng lúa cho năng xuất thấp và trồng cây tạp.
Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất lâm
nghiệp của huyện có 650 ha. Chủ yếu là rừng Tràm ở các xã Lương Nghĩa, Lương
Tâm, Vĩnh Viễn A…
Tài nguyên khí hậu: Long Mỹ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió
Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng

có nhiệt độ cao nhất 350C là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20 0C).
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm.


Lượng mưa ở Long Mỹ thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa
cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm).
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt,
chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%.
Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung
bình trong năm là 82%.
Nguồn nước: Trữ lượng nguồn nước mặt tương đối dồi dào, lượng mưa bình
quân hàng năm khoảng 1800 mm/năm, hệ thống sông ngồi chằng chịt.
Tài nguyên khoáng sản: Nguồn khoáng sản của Huyện chủ yếu là đất sét
Dân cư: Năm 2014 dân số trung bình của huyện là 85.000 người, bao gồm 3
dân tộc là: Kinh, Hoa và Khơme, trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn với 92%
dân số của huyện.
2.1.2. Vài nét về xã Lương Tâm:
Vị trí địa lý: Lương Tâm là một xã nghèo thuộc phía Tây Nam của huyện Long
Mỹ. Phía đông giáp các xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; Phía
nam giáp thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; Phía tây giáp
xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; Phía bắc giáp xã Vĩnh Viễn,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Địa hình: Địa hình của xã khá phong phú bao gồm vùng bằng phẳng xen lẫn
với sông. Đây là nơi có điều kiện giao thông thuận lợi, cả đường bộ lẫn đường sông.
Đời sống kinh tế nơi đây cũng phát triển tương đối đa dạng, nhiều loại hình kinh
doanh dịch vụ cả trên bộ lẫn dưới sông. Đất đai tương đối màu mỡ do được bồi đắp
bởi phù sa của sông Cái Ngan Dừa và sông Nước trong.
Đất đai: Xã Lương Tâm có tổng diện tích tự nhiên là 3.023ha, chủ yếu là đất
phù sa và đất sét, đất phèn trong đó đất nông nghiệp trồng lúa là hơn 80% diện tích.
Dân số: Xã có tổng số hộ là khoảng 2.200 hộ, dân số là 8.900 người, lao động

trong độ tuổi hơn 6.000 lao động. Mật độ dân số trung bình là 470 người/km 2 bao


gồm 3 dân tộc là: Kinh, Hoa và Khơme, trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn với
95% dân số của xã.
Về cơ sở hạ tầng: Xã có 05 trường học, 01 trạm xá. Có 04 trường đạt đơn vị
văn hóa và trạm xá đạt chuẩn quốc gia.
Khí hậu: Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm, chịu ảnh
hưởng của 2 loại gió chủ yếu đó là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.
Tình hình kinh tế - xã hội: ở Lương tâm trong thời gian qua có nhiều triển
biến tích cực. Đặc biệt Lương Tâm là một trong 11 xã được tỉnh chọn làm điểm xây
dựng nông thôn mới. Kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt
26/20 triệu đồng, đạt 130% NQ đại hội (so đầu nhiệm kỳ tăng 16 triệu đồng), đời
sống vật chất tinh thần của người dân trong xã được nâng lên, tạo việc làm và giảm
nghèo bền vững.
Tuy nhiên, do là xã nghèo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,
cơ sở hạ tầng còn thấp kém, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ (toàn xã có 40 cơ sở tiểu
thủ công nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: hàn tiện, xay xát, cưa xẻ gỗ, đan
đát lục bình, nước đá, sửa chữa nhỏ, cơ khí…). Từ đó, công tác giải quyết quyết làm
cho xã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là lao động tại địa phương.
Từ đặc điểm, tình hình chung, công tác giải quyết việc làm ở xã Lương Tâm
hiện nay đang có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Lương Tâm có điều kiện về địa hình, đất đai và thời tiết khí hậu thuận lợi cho
phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng và vật nuôi phong
phú, có hiệu quả kinh tế cao.
- Lương Tâm có khả năng phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp và du lịch
lịch sử văn hoá (có đề thờ Bác Hồ, Khu Di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch – xã
Vĩnh Viễn).



- Trong những năm gần đây giao thông vận tải của xã được đầu tư phát triển.
Đặc biệt là các tuyến đường nói xã Lương Tâm với trung tâm huyện Long Mỹ, thị
xã Long Mỹ. Ngoài ra xã Lương Tâm đang được Tỉnh quy hoạch xây dựng vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Hậu Giang có hệ thống các trường Đại Học, Cao đẳng và Trung cấp với
nhiều ngành nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Lương Tâm.
Đặc biệt, hiện nay Trung tâm Học tập cộng đồng của xã phối hợp với trường Trung
cấp nghề tỉnh Hậu Giang mở lớp đào tạo nghề Thú y học tại xã.
- Hệ thống chính sách của Nhà nước đã cởi mở, ưu tiên nhằm tạo việc làm và
tăng thu nhập cho nông dân như cho vay vốn tín dụng, chính sách đất đai hợp lý
đảm bảo sự ổn định cho người nông dân về quyền sử dụng đất cũng như thuận lợi
trong việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai, có chính sách khuyến nông nhằm
hướng dẫn cho nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm…
Khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng và giao thông nông thôn của xã chưa được phát triển nhiều. Từ
đó gây khó khăn trong việc vận triển, giao thông hàng hoá của nông dân, sản phẩm
làm ra của doanh nghiệp. vì vậy ít có doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã còn rất ít và nhỏ nên việc tạo việc
làm cho lao động tại địa phương không nhiều.
- Tư tưởng của phụ huynh còn mang năng tính giáo dục hàng lâm, không muốn
con em mình học nghề (mặt dù tại địa phương có nhiều nghề đang rất cần như: Thú
y, nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiêp, bảo vệ thực vật). Tư tưởng không muốn con em
mình đi làm xa.
- Trình độ dân trí thấp, còn nhiều tập quán lạc hậu (của dân tộc khơ me), tư
tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương còn nhiều, thiếu nghị lực
vươn lên trong cuộc sống.


- Sự tiếp cận nguồn vốn vay của người nghèo tại địa phương còn khó khăn do

có nhiều thủ tục.
Đây là một số khó khăn trong công tác giải quyết việc làm tại xã Lương Tâm
gặp phải. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần phải có những chính sách
phù hợp để giải quyết vấn đề thiếu việc làm, thất nghiệp tại xã hiệu quả hơn.
2.2. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở xã Lương Tâm giai đoạn 2011 2015
2.2.1. Thực trạng dào tạo nghề và giải quyết việc làm ở xã lương tâm
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Năm

2011

2012

2013

2014
2015

TT

Nghề đào tạo

Số
lượng
đầu vào

Số
lượng
đầu ra


Số lượng
tìm được
việc làm

Tỉ lệ

1

Đan Lục Bình

30

27

25

83

2

Chăn nuôi heo

30

29

29

3


Sửa xe máy

25

24

5

1

Nuôi cá nước
ngọt

30

28

25

2

Sửa máy tính

25

20

4

1


Dệt thổ cẩm

30

28

7

2

Chăn nuôi gà

30

30

20

3

Sửa xe máy

30

26

6

1


May thời trang

30

29

13

2

Chăn nuôi heo

30

28

28

3

Đan Lục Bình

25

25

23

1


Trồng nắm rơm

30

28

20

2

Chăn nuôi gà

30

26

19

3

May thời trang

35

30

20

%



4

Đan Lục Bình

25

23

20

Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn
2011 – 2015
Từ báo cáo trên cho ta thấy tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn ở lương tâm mất cân đối giữa nhóm nghề nông nghiệp và phi
nông nghiệp. Nhóm nghề phi nông nghiệp số học viên ra trường ít tìm việc làm hoặc
khó tạo việc làm hơn so với nhóm nghề nông nghiệp và thuỷ sản.
Đào tạo nghề trình độ trung cấp trở lên
Tâp huấn ngắn hạn:
Hàng năm Trung tâm học tập cộng đồng của xã phối hợp với các trung tâm
khuyến nông khuyến ngư huyện Long Mỹ tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn, toạ
đàm cho người dân. Đặc biệt là nhóm nghề chăn nuôi thú y, thường xuyên có các
công ty thức ăn, con giống tổ chức các buổi hội thảo, hướng dẫn ký thuật chăn nuôi
cho người dân. Trung bình hàng năm có khoảng 500 lược người dân đi dự hội thoả,
tập huấn. (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của UBNDX)
Lương Tâm là một trong những xã nghèo của tỉnh Hậu Giang, quy mô dân số
và mật độ dân cư tương đối lớn và tốc độ phát triển nhanh so với các xã khác của
huyện Long Mỹ, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm
gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài

nguyên hạn chế... càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây
ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong xã.
Tính bình quân từ 2011 - 2015 mỗi năm tăng 300 lao động.
Năm

Dân số

2011
2012
2013
2014
2015

6.900
7.200
7.500
8.100
8.900

Số người trong độ tuổi lao động
(Đơn vị tính: người )
4.400
4.600
4.800
5.200
5.600


Nguồn: Báo cáo cung cầu lao động của xã Lương Tâm giai đoạn (2011- 2015)
Lao động thất nghiệp cao ở nhóm người có trình độ văn hoá thấp, trong nhóm

người chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Lao động phổ thông thất nghiệp chiếm 10%;
số tốt nghiệp phổ thông cơ sở thất nghiệp chiếm 9%; tốt nghiệp phổ thông trung học
chiếm 7%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 6% và tốt nghiệp cao đẳng,
đại học chiếm 5%.
Như vậy, trình độ văn hoá của người lao động càng cao thì khả năng tìm kiếm
việc làm càng cao.
Là xã nông thôn nghèo, xã có gần 95% lực lượng lao động tập trung ở nông
nghiệp. Thất nghiệp mang tính thời vụ, bán thất nghiệp là phổ biến. Thiếu việc làm
do nguồn lao động ngày một tăng nhanh trong lúc đó diện tích canh tác chỉ có hạn
làm cho tỷ lệ diện tích theo đầu người càng giảm. Năng suất lao động hiện còn thấp.
Tình trạnh thiếu việc làm đầy đủ còn phổ biến.
Qua phân tích trên đây cho ta thấy lao động ở Lương Tâm có sự mất cân đối
giữa cung và cầu.
=> Xin báo cáo để viết thêm, thống kê số liệu thêm, viết như thế này quá sơ sài,
thiếu thuyết phục. Phải thống kê từ báo cáo cụ thể
2.2.2. Nguyên nhân thất nghiệp
Vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm ở xã Lương Tâm nói riêng và các địa
phương khác nói chung là do nhiều nguyên nhân và sự tác động. Trong sự tác động
đó không thể không kể đến nguyên nhân vĩ mô và vi mô. Do đó, ở đề tài này xin nêu
lên nguyên nhân dẫn đến vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm ở hai cấp độ quốc gia và
địa phương nghiên cứu.
Nguyên nhân thất nghiệp chung cho cả nước:
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm
suy giảm số người lao động hiện đang làm việc tại các xí nghiệp, hợp tác xã quốc
doanh.


Tương tự như một số nước, việc tự do hoá nền kinh tế và cải cách cơ cấu đã
khuyến khích cho các doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính quy và khuyến
khích việc ký hợp đồng lao động. Những yếu này được xem là sẽ tạo ra một thị

trường năng động, tích cực hơn, giảm các chi phí về lao động, năng suất cao hơn
nhưng cũng là cách thức để lẩn tránh các điều luật và quy định về lao động. Điều
này dẫn tới mất sự bảo đảm về nghề nghiệp, những lợi ích về kinh tế, xã hội và sự
suy giảm có thể về việc làm và điều kiện lao động cho công nhân.
Các cơ hội về việc làm bị suy giảm trong khu vực quốc doanh đối với những
người lao động mới và những sinh viên tốt nghiệp đại học bởi vì việc giảm quy mô
của khu vực dân sự và các doanh nghiệp quốc doanh.
Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu những công nhân lành nghề và bán
lành nghề. Phụ nữ ít được đào tạo về mặt kỹ thuật hơn và thường được tuyển dụng
vào làm việc tại các xí nghiệp sản xuất, nơi tuyển dụng những người lao động không
có tay nghề.
Phần lớn lực lượng lao động của Việt Nam vẫn làm việc trong khu vục nông
nghiệp.
Chiến lược về việc làm ở Việt Nam cũng phụ thuộc vào số công nhân đi lao
động ở nước ngoài. Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc
ở nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế là cũng có nhiều nước khác sẵn sàng đưa lao động
đi làm việc tại nước ngoài, do đó cũng chưa thể biết được liệu các nước nhập khẩu
lao động trong tương lai sẽ cần bao nhiêu lao động nước ngoài.
Việc sắp xếp lại ngành công nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cũng
cần nhiều thời gian, vì thế, tỷ lệ thất nghiệp số học cũng gia tăng. Sự phát triển
nhanh của đầu tư tư nhân là cần thiết cho việc tạo việc làm. Sự tăng trưởng về đầu
tư tư nhân cũng đang ở dưới mức cần thiết để tạo ra số việc làm cần thiết ở Việt
Nam nhằm đáp ứng được nhu cầu của những người mới bước vào lực lượng lao
động mỗi năm.


=> Lên mạng lấy thêm tài liệu về nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam, nhiều
lắm, chứ không phải những thứ cũ rích như trên
Nguyên nhân thất nghiệp của Xã Lương Tâm:
Lương Tâm là xã nghèo, cơ sở hạ tầng còn kém nên gần như không có một

doanh nghiệp nào lớn đầu tư tại xã.
Kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình nên ngoài
thời gian nông nhàn người dân gần như không có việc tăng thê thu nhập.
Trước đây có nhiều lao động đi làm ở Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí
Minh… Nhưng những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thua lỗ, công
nhân bị sa thải ngày nhiều. Vì vậy, số lao động từ Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh về
quê ngày càng nhiều.
Trình độ dân trí ở xã Lương Tâm còn thấp, số lao động qua đào tạo nghề rất
thấp do đó họ khó tìm được việc làm có thu nhập ổn định và dễ bị xa thải khi doanh
nghiệp gặp khó khăn.
Trong những năm gần đây xã có đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động
nông thôn theo Đề án 1956. Tuy nhiên, do đào tạo nghề không phù hợp với điều
kiện thực tế của người dân nên họ không thể sống bằng nghề họ được đào tạo.
Công tác hướng nghiệp cho học sinh chưa được chú trọng nên nhiều sinh viên
tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm phù hợp. Có nhiều sinh viên ra trường
đi xin việc nhiều nơi nhưng không có nơi nào nhận, khi về nhà thì không áp dụng
chuyên môn vào thực tế để tạo được việc làm và thu nhập cho bản thân.
2.3. Kết quả thực hiên công tác giải quyết việc làm ở xã Lương Tâm giai
đoạn 2011 - 2015
Từ năm 2011 - 2015, đã giải quyết việc làm cho 800 lao động (bình quân 160
lao động/năm). Công tác giải quyết việc làm đã gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu
lao động, nhờ đó cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội của xã. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông


nghiệp là 80%; công nghiệp 14%; (xã không có khu công nghiệp hay cơ sở sản xuất
cần thuê mướn nhiều lao động nên lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
của xã chủ yếu là đi làm ở các tỉnh khác); dịch vụ 6%. Đến năm 2015, cơ cấu lao
động tương ứng là 75%, dịch vụ 9% và công nghiệp 16%.
Đạt được kết quả trên là do được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng

và chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này,
tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang được tăng lên, góp phần ảnh hưởng
đến vấn đề giải quyết việc làm của xã. Ngoài ra, tỉnh đã có nhiều chính sách, cơ chế
phát huy các nguồn lực trong tỉnh và thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài
vào các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động đặc biệt là lĩnh vực dệt may
(công ty May Nhà Bè), dịch vụ - du lịch, tiểu thủ công nghiệp…
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư, bố trí nguồn vốn, tạo tiền đề
quan trọng để triển khai thực hiện đầy đủ, toàn diện và có hiệu quả các dự án, mục
tiêu của Chương trình đề ra. Cụ thể:
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về Việc làm và Dạy nghề, đã
đầu tư nâng cao năng lực và hiện đại hóa.
Công tác điều tra, cập nhật thông tin thị trường lao động được thực hiện thường
xuyên nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và hoàn thiện hệ thống
thông tin thị trường lao động, là cơ sở để hoạch định chính sách định chính sách
việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cung, cầu lao động.
Về thực hiện cho vay giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm tiếp tục
đóng vai trò hỗ trợ đắc lực trong việc tạo và tự tạo việc làm cho người lao động, góp
phần nâng cao nhận thức của nhân dân toàn xã về việc làm.
Về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Trong thời gian
qua, dù thị trường nhận lao động Việt Nam ngày càng mở rộng, nhưng hoạt động
này vẫn gặp nhiều khó khăn. Các ngành, các cấp đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh
công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tuy nhiên do


tâm lý của người lao động còn e ngại nên số lượng lao động của xã đi lao động nước
ngoài là không nhiều.
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội còn phối hợp với các địa
phương tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý lao động, việc làm
các cấp đặc biệt là cán bộ cấp xã.
=> Xin báo cáo của xã (báo cáo về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xó đói

giảm nghèo để đưa vào phần này. Phần này phải viết nhiều hơn vì đây là nội dung
trọng tâm của tiểu luận. Nên có bảng thống kê theo số liệu hàng năm. Viết như trên
chưa thuyết phục
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những ư điểm và nguyên nhân
Thứ nhất, những ưu điểm
Các chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước dành cho các học sinh là
người dân tộc thiểu số cao và gắn liền với việc học nghề. Có học nghề thì mới
được hỗ trợ. Ví dụ như đề án 25 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, người học
nghề sau khi học xong sẽ được cấp vốn hoặc con giống để lao động, cải thiện đời
sống nên đa số học sinh sau khi học xong đều có công ăn việc làm.
Công tác vận động, hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp về dạy
nghề, việc làm đã tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức của người dân nông
thôn, nhất là người dân tộc thiểu số nghèo. Một số ít đồng bào đã bắt đầu thoát ra
khỏi nghề truyền thống như nuôi heo, nuôi bò...mà tiếp cận những ngành nghề
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như may, chế biến thực phẩm ....và chịu đi
làm việc ở các khu đô thị lớn như Bình Dương, Thành phố Hồ ChíMinh.
Thứ hai, nguyên nhân của ưu điểm
2.2.1.1. Hạnchế
-

Tuy đa số học sinh sau khi học xong (các nghề ngắn hạn) đều có


việc làm nhưng không bền vững. Các học sinh này thường không gắn bó với
nghề mình được đào tạo và chuyển sang làm một công việc khác hay theo
học một nghề khác làm lãng phí thời gian và tiềnbạc.


-


Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của

doanh nghiệp. Trường còn nặng về số lượng, chưa quan tâm đến chất
lượng; đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng
lao động cả về chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Công tác tư vấn, hướng
nghiệp học nghề được thực hiện trên cơ sở điều kiện, khả năng của Trường,
chưa căn cứ vào nhu cầu của xãhội.
-

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt

động dạy và học của một số mô đun chuyên môn nghề còn yếu và thiếu.
Chưa quan tâm đến
cơ cấu ngành nghề vùng, miền và sự quản lý chặt chẽ về chất lượng dạy và học
chưa cao lắm.
-

Một bộ phận người lao động nhận thức về học nghề còn hạn

chế. Thậm chí còn cho rằng, sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo kinh
nghiệm, không phải học, nên công tác tư vấn, tuyển sinh gặp khó khăn.
Nhiều học sinh đi học để hưởng chế độ ưu tiên, không yêu nghề nên các em
thường bỏ học, vắng học, trường phải tuyển sinh bổ sung, thực hiện tiến độ
đào tạo có khi chưa phù hợp với kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo…Một bộ phận khác chỉ nhận thức bằng đại học, ngay cả khi có quy
định siết chặt đào tạo liên thông thì phần lớn học sinh cũng quyết tâm thi
đại học chứ không chọn vào các trường thuộc khối cao đẳng kỹ thuật hay
các trườngnghề.
-


Việc giới thiệu học sinh sau khi học nghề đi làm việc tại các doanh

nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, đa số các em sau khi học xong đều tự tìm
việc hoặc thông qua cò việc làm dẫn đến chế độ bảo hiểm, tiền lương của các em
không được chi đúngmức.
2.2.1.2. Những nguyên nhân dẫn đến hạnchế


Hiệu quả giải quyết việc làm cho học sinh sau khi học xong là không cao
là do những nguyên nhânsau:
-Thứ nhất như ta đã biết Tri Tôn là một huyện miền núi, diện tích phần
lớn là đồi núi, vị trí địa hình chia cắt phức tạp, khoảng cách từ trung tâm
huyện


đến các khu đô thị lớn quá xa, điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt. Do đó,
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và
vấn đề giải quyết việc làm nói riêng. Thực tế cũng cho thấy ở đâu có điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội thuận lợi, có đời sống vật chất tinh thần cao thì ở đó các
ngành nghề sản xuất, dịch vụ phát triển và tập trung nhiều lao động việc làm hơn
-Thứ hai, yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội là năng suất lao
động, mà năng suất lao động lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn lao
động. Nguồn lao động là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh yếu tố: trình độ
văn hoá, trình độ kỹ thuật, tay nghề, thể trạng sức khỏe của người lao động.
Mặt khác, có việc làm- trình độ học vấn- trình độ tay nghề có mối quan hệ
mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Để có việc làm và tìm được việc làm
cũng như nâng cao hiệu quả việc làm, đòi hỏi phải có tay nghề tức có
chuyên môn kỹ thuật. Muốn có chuyên môn kỹ thuật và khả năng vận dụng
nghề phải có trình độ văn hoá, có học vấn nhất định mà người dân tộc thiểu

số đa số đều có trình độ thấp, tiếng việt kém dẫn đến hiệu quả tiếp thu
trong khi đào tạo khôngcao.
- Thứ ba, sự phân bố dân cư không đồng đều, dân cư trên địa bàn
thưa thớt nhất tỉnh dẫn đến sẽ hạn chế sự phân công lao động xã hội, giảm
khả năng chuyên môn hoá và hiện đại hoá trong tổ chức sản xuất xãhội.
-Thứ tư, do đặc điểm tâm lý của người dân tộc Khmer ở địa phương,
họ ngại đi xa, mê tín dị đoan (sợ ma) nên hiệu quả giới thiệu việc làm để
người lao động đi làm việc tại Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh
khôngcao.
-Thứ năm, nhìn chung nước ta hiện nay còn nghèo, lại phải chống chịu
ảnh hưởng của thiên nhiên. Do đó nguồn vốn đầu tư cho các ngành nói
chung, cho nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn nói riêng


còn thấp. Trong khi đó vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực
hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tạo việc
làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Mặc dù những năm
qua Đảng và Nhànước


×