Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giáo trình khuyến nông (giảng dạy cho sinh viên khối các ngành kỹ thuật nông lâm nghiệp) phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.05 MB, 117 trang )

DAI HOC THAI NGUYEN F
TRUONG DA! HOC NONG LAM

| TS. Đỗ Tuấn Khiêm (Chủ biên)
TS. Nguyễn Hữu Hồng

EN NÓNG GIANG DAY CHO SINH VIEN

KHOI CAC NGANH KY THUAT NONG LAM NGHIỆP

t9 NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP


DAI HOC THAI NGUYEN
TRUONG DAI HOC NONG LAM THAI NGUYEN

TS. DO TUAN KHIEM (Chi bién)
TS. NGUYEN HUU HONG

GIAO TRINH

KHUYEN NONG

(GIANG DAY CHO SINH VIEN
KHOI CAC NGANH KY THUAT NONG LAM NGHIEP)

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

mite NONG LAM

PHONG MUON



NHA XUAT BAN NONG NGHIEP
HA NOI - 2005


LOI NOI DAU

Ngày 21311993 Chính phủ đã ban hành nghị 13!CP “Quy định công tác khuyến
nông” và thông tư liên bộ 02!LBTT ngày 2!8I1993, về hướng dân thỉ hành nghị định

này. Gân đây Chính phủ đã ban hành nghị định 56I2005INĐ-CP ngày 2614/2005 về

khuyến nông, khuyến ngư. Kể từ khi có nghị định 13!CP đến nay tổ chức khuyến
nông đã phát triển rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là tổ chức khuyến nông cơ
sở, các tổ chức của nông dân. Phương pháp và nội dung khuyến nông do Nhà nước

thực hiện cũng từng bước được cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân và
thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nơng thơn.

Giáo trình khuyến nơng cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm, cách tiếp
cận trong công tác khuyến nông, những phương pháp khuyến nông, phương pháp lập
kế hoạch khuyến nông, công tác tổ chức đào tạo tập huấn nông dân. Những kỹ năng
thúc đẩy, kỹ năng giao tiếp và khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động
khuyến nông. Phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia của người dân. Vai trị
của giới trong phát triển nơng lâm nghiệp.

Giáo trình khuyến nơng phục vụ chủ yếu cho đối tượng là sinh viên khối các
ngành nông lâm nghiệp, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các cán bộ
khuyến nông các cấp, cán bộ tham gia các chương trình dự án và các nhà nghiên


cứu trong lĩnh vực này. Giáo trình khuyến nơng được dựa trên khung chương trình
“Hội thảo xây dựng chương trình khuyến nơng có sự tham gia” của các Trường Đại
học nông lâm nghiệp họp tại Trường Cao đẳng Cộng đông Hà Tây từ 23-27!2!2004,
dưới sự tài trợ của Canada.

Giáo trình được biên soạn do tập thể các giáo viên đã trực tiếp giảng dạy môn
khuyến nông và tham gia các chương trình khuyến nơng và phát triển nông thôn.
Tiến sỹ Đô Tuấn Khiêm (chủ biên) biên soạn các chương: I, II, II, IV và V. Tiến sỹ
Nguyễn Hữu Hông biên soạn chương VI.

Mặc dù đã có nhiễu cố gắng trong việc biên soạn, song do khả năng và kinh
nghiệm cịn hạn chế nên giáo trình này khơng khỏi cịn có những khiếm khuyết.
Chúng tôi rất mong nhận được những sự góp ý và chỉ dẫn của các bạn đồng nghiệp,

để giáo trình được hồn thiện hơn.

Các tác giả


MUC LUC

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ KHUYẾN NÔNG

1. Khái niệm về khuyến nơng

1.1. Định nghĩa khuyến nơng

1.2. Tiến trình khuyến nơng 10

1.3. Triết lý của khuyến nông, 13


1.4. Mục tiêu của khuyến nông 14

2. Lịch sử phát triển khuyến nông trên thế giới và ở Việt Nam 18

2.1. Lịch sử khuyến nông thế giới 18

2.2. Lịch sử khuyến nông ở Việt Nam 19

3. Vai trị và chức năng của khuyến nơng 24

3.1. Sự cần thiết của công tác khuyến nông 24

3.2. Vai trị của khuyến nơng 25

3.3. Chức năng của khuyến nông 27

4. Một số nguyên tắc của khuyến nông 28

4.1. Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay cho dân 28

4.2. Khuyến nông là một công việc đầy trách nhiệm 29

4.3. Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều. 29

4.4. Khuyến nông hợp tác với những tổ chức phát triển nông thôn khác 30

4.5. Khuyến nông làm việc với các đối tượng khác nhau 31

5. Nội dung hoạt động của khuyến nông Việt Nam 32


5.1. Thông tin, tuyên truyền 32

5.2. Bồi dưỡng, tập huấn đào tạo 32

5.3. Xây dựng mơ hình và chuyển giao công nghệ 33

5.4. Tư vấn và dịch vụ 33

5.5. Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư 33

6. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam 33
6.1. Những nguyên tắc cơ bản
34
6.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
35

6.3. Các tổ chức tham gia khuyến nông khác 40

6.4. Vai trò của người cán bộ khuyến nông 41

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN 48

1. Cách tiếp cận khuyến nông 48

1.1. Cách tiếp cận truyền thống (fiếp cận từ trên xuống) 48

1.2. Cách tiếp cận có sự tham gia của người dân (Tiếp cận từ dưới lên) 49

1.3. Một số hình thức tiếp cận hiện nay 50


2. Phương pháp khuyến nông 55

2.1. Phương pháp cá nhân 55

2.2. Phương pháp khuyến nơng theo nhóm 61

2.3. Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, W2

3. Một số kỹ năng cơ bản trong khuyến nông 76

3.1. Kỹ năng giao tiếp 76

3.2. kỹ năng lắng nghe 80

3.3. kỹ năng thúc đẩy 81

Chương 3. ĐÀO TẠO TRONG KHUYẾN NÔNG 87

1. Việc học của người lớn tuổi 87

1.1. Khái niệm cơ bản về việc học của người lớn tuổi 87

1.2. Đặc điểm chung của các học viên lớn tuổi 87

1.3. Giáo dục khuyến nông và đào tạo học sinh trong nhà trường 91

1.4. Cách học hỏi của người lớn và vai trò của người giáo viên 93

1.5. Làm thế nào để giúp người lớn tuổi học một cách tốt nhất 94


2. Tập huấn 96

2.1. Nội dung tập huấn 96

2.2. Đối tượng 96

2.3. Địa điểm 96

2.4 Thời gian 96

2.5. Trình bày nội dung 96

3. Phương pháp giảng dạy có sự tham gia của học viên 98
3.1. Một số kỹ năng cơ bản trong giảng dạy
3.2. Kỹ năng giảng dạy lý thuyết và trình diễn kỹ năng 99

3.3. Đánh giá khóa đào tạo 100

109

Chương 4. LẬP KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NƠNG 116
1. Các hình thức xây dựng kế hoạch chương trình khuyến nơng
2. Các bước trong lập kế hoạch chương trình khuyến nơng 116

2.1. Phân tích tình hình 118

2.2. Xác định những mục tiêu 118

2.3. Xác định các hoạt động 118


119

2.4. Thuc hién chuong trinh 119
120
2.5 Đánh giá 121
3. Phương pháp xác định nhu cầu có sự tham gia của người dân 121
121
3.1. Sự tham gia là gì 122
3.2. Tại sao người dân nên tham gia 122
122
3.3. Cơ sở để xác định nhu cầu 122
3.4. Một số yêu cầu khi tiến hành xác định nhu câu. 123
3.5. Một số đặc điểm của xác định nhu cầu có sự tham gia 126
3.6. Các thiếu sót có thể xảy ra 126
3.7. Một số kỹ năng cần có trong q trình tiến hành xác định nhu cầu 126
4. Các cơng cụ có thể được sử dụng để xác định nhu cầu của người dân 128
128
Công cụ 1. Sử dụng các số liệu thứ cấp 129

Công cụ 2. Phỏng vấn bán chính thức 132
132
Công cụ 3. Vẽ sơ đồ thôn bản 132
Công cụ 4: Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt 133
139
Công cụ 5: Công cụ Phân loại, xếp hạng 139
142
Chương 5. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI 142
142
DAN gia của người dân nông 146

146
1. Kiểm tra, giám sát các hoạt động khuyến nơng có sự tham hoạt động khuyến 146
1.1. Chu trình hoạt động khuyến nơng 146
1.2. Kiểm tra, giám sát các hoạt động khuyến nông 146
147
2. Phương pháp kiểm tra, giám sát 147
148
2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 148

2.2. Nguồn cung cấp thông tin, số liệu

2.3. Phương pháp tổ chức kiểm tra, giám sát
2.4. Tổng hợp kết quả, viết báo cáo
2.5. Sử dụng kết quả kiểm tra giám sát
3. Đánh giá các hoạt động khuyến nông

3.1. Khái niệm

3.2. Mục tiêu của công tác đánh giá

3.3. Vai trò của đánh giá
3.4. Thành phần tham gia đánh giá

3.5. Thời điểm đánh giá
3.6. Phương pháp đánh giá

3.7. Các bước tiến hành hoạt động kiếm tra, đánh giá các

3.8. Xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá 149


Chương 6. KHUYẾN NÔNG VỚI NHÓM CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT 153

1. Khuyến nông với người nghèo 153

1.1. Thế nào là đói nghèo 153

1.2. Các đặc trưng của người nghèo 154

1.3. Khuyến nông với người nghèo 154

1.4. Mơ hình kỹ thuật đầu tư thấp - kỹ thuật cho người nghèo 156

2. Khuyến nông và phụ nữ 159

2.1. Vai trị của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng 159

2.2. Sự phân công lao động giữa nam và nữ 162

2.3. Xây dựng các hoạt động khuyến nông dành cho phụ nữ 165

Phần phụ lục 166

Tài liệu tham khảo 174

Chương †1

KHÁI QUÁT VỀ KHUYẾN NÔNG

1. KHÁI NIỆM VỀ KHUYẾN NƠNG


1.1. Định nghĩa khuyến nơng

Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì khuyến
nơng được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi,

do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa vẻ khuyến nông, nhưng từ những sự hiểu
biết khác nhau đó chúng ta cũng có thể thống nhất được những điểm chung của
khuyến nông. Dưới đây là một số các quan niệm và định nghĩa về khuyến nơng.

Theo nghĩa Hán-Văn, “khuyến” có nghĩa là khun người ta có gắng sức trong
cơng việc, cịn “Khuyến nơng” nghĩa là khuyến mở mang phát triển trong nơng
nghiệp.

Thuật ngữ “Extension” có nguồn gốc ở Anh từ những năm 1866 với một hệ thống
trường đại học. “Extension” - Khuyến nông được tiếp nhận trước tiên ở các trường Đại
học Cambridge và Oxford, sau đó được mở rộng tới các Hội giáo dục khác ở Anh và
các nước khác. “Extension” với nghĩa ban đầu là “triển khai” hay “mở rộng”. Nếu khi
ghép với tir “Agriculture” thanh “Agricultural Extension” thi dịch là “khuyến nông” và
hiện nay đơi khi chỉ nói Exrension người ta cũng hiểu nó là khuyến nơng.

“Khuyến nơng là phương pháp động, nhận thơng tin có lợi tới người dân và giúp
họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết nhằm sử dụng
một cách có hiệu quả thơng tin hoặc kỹ thuật này”. “B. E. Swamson và J. B. Claar ”.

“Khuyến nông khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nơng
dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn” (A. W. Van đen
Ban và H. S Hawkins, khuyến nông, 1988).

“Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiến trình của việc hồ nhập các
kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái gì

cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài
nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngồi để có khả năng vượt qua các trở ngại gặp
phai.” (D. Sim va H. A. Hilmi, FAO Forestry paper 80, 1987, FAO Rome).

“Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn,
các nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề chính của họ” (Malla, A
Manual for training Fiel Workers, 1989).

“Khuyến nông khuyến lâm là một q trình giáo dục. Các hệ thống khuyến nơng
khuyến lâm thông báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy các dịng thơng

tin giữa nơng dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu, các
nhà quản lý và các nhà lãnh dao” (Falconer, J., Forestry, A Review of Key Issues,

Social Forestry Network Paper 4e, 1987, O. D. I., London).
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các cơng việc có liên quan đến Sự

nghiệp phát triển nơng thơn, đó là một hệ thống giáo dục ngồi nhà trường, trong đó
có người già và người trẻ học bằng cách thực hành” (Thomas. G. Floes).

Qua rất nhiều định nghĩa chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu khuyến nơng

theo hai nghĩa:

Khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt
động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.

Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo dục khơng chính thức

mà đối tượng của nó là nơng dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông


tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn để hoặc những khó khăn
trong cuộc sống. Khuyến nơng hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao

hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nơng dân và
gia đình họ.

Theo nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của chính phủ về khuyến nơng,
khuyến ngư có quy định: các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức cá nhân nước ngồi
có hoạt động khuyến nơng trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ

nông, nghề muối, chế biến, bảo quản nông lâm sản, ngành nghề nông thôn và
khuyến ngư trong lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến thuỷ sản (gọi
chung là khuyến nông, khuyến ngư trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản).

1.2. Tiến trình khuyến nơng
* Kiến thức và kỹ năng
Khuyến nông cung cấp kiến thức kỹ thuật và huấn luyện những kỹ năng khác
nhau cho nông dân. Muốn phát triển sản xuất có hiệu quả, nơng dân cần kiến thức

mới và những kỹ năng mới. Ví dụ, cách tổ chức và quản lý trang trại kể cả việc theo
dõi ghi chép đây đủ những khoản thu chỉ, cách sử dụng những loại cơng cụ mới,

hoặc khả năng phân tích khía cạnh kinh tế của thơng tin và những lời khuyên.
* Những khuyến cáo kỹ thuật:
Khuyến nông cung cấp thông tin và những khuyến cáo kỹ thuật giúp nơng dân tự

mình đưa ra quyết định và hành động. Thông tin bao gồm giá cả và thị trường của

10


những mặt hàng họ có thể sản xuất hoặc quan tâm, hoặc có những lồi cây/con giống
họ đang cần. Khuyến cáo kỹ thuật, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, thường tập
trung vào những hoạt động canh tác và những tác động cần thiết để nâng cao hiệu
quả sản xuất. Tất nhiên, nhiều nơng dân cũng có những kiến thức và kinh nghiệm
sản xuất rất có ích mà khuyến nơng có thể tiếp thu và phổ biến lại cho những nông

dân khác.

*_ Tổchức nông dân
Nơng dân cần có một tổ chức để đại diện cho quyền lợi của mình và thực hiện
những cơng việc mang tính cộng đồng. Vì vậy cán bộ khuyến nông cần giúp họ tổ
chức thành những tổ, nhóm khác nhau trên cơ sở mục đích hoặc lợi ích chung của
họ. Những tổ nhóm như vậy thường đóng vai trị kênh đưa thơng tin đến nơng dân và

tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác khuyến nông.

*_ Động cơ và lòng tin
Một trong những khó khăn của tiến trình phát triển nơng thơn hiện nay là nhiều
hộ nông dân phải "đơn phương độc mã" đối mặt với những hồn cảnh khó khăn và

cảm thấy khó có thể làm được gì để thay đổi cuộc sống của mình. Họ thiếu sự hỗ trợ
và động viên từ bên ngồi. Có người đã phải vật lộn cả đời mà cũng không làm cho
cuộc sống khá lên được bao nhiêu. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần đến với họ, giúp
đỡ họ và khuyến khích họ tham gia các chương trình khuyến nông. Nhưng điều quan
trọng hơn cả cần phải thuyết phục và động viên để họ tin tưởng rằng họ hồn tồn có
thể tự quyết định và hành động để cải thiện cuộc sống của chính mình.

Động cơ của hành vi có thể là một cái gì đó mà con người muốn có, muốn cảm
nhận thấy hoặc biến thành sự thật.


Trong đời sống xã hội thì mỗi con người, mỗi vị trí, mỗi địa vị, mỗi điều kiện lại
có các nhu cầu khác nhau. Theo tác giả Abraham H. Maslow trong cuốn sách “Động

cơ và nhân cách” New York, 1970 đã đưa ra 5 nhóm nhu cầu cơ bản của con người

và chúng có một trật tự logic, hệ thống, nghĩa là các nhu cầu ở 5 mức độ khác nhau,
mỗi mức trở thành một đòi hỏi chỉ khi các mong muốn ở các mức thấp hơn đã được
thoả mãn.

= Nhu cau sinh tồn:

Ở mức cơ bản thấp nhất là những nhu cầu được gọi là “nhu cầu sinh lý”, chủ yếu

là những điều thiết yếu để cơ thể con người tồn tại như một cơ thể sống. Nhóm này

gồm: Lương thực, thực phẩm, nơi ở... Chừng nào các nhu câu này chưa thỏa mãn thì
con người sẽ khơng cảm thấy băn khoăn về các nhu cầu khác cao hơn. Khi các nhu
cầu sinh tồn tương đối đáp ứng, thì nhu cầu tiếp theo địi hỏi.

11

Tự khẳng định

Thừa nhận
Nhập hội

An toàn

Sinh tổn


Hình 1. Hệ thống các nhu cầu cơ bản của con người (Masslow, Ì 970)

" Nhu cau an toan
Khi đã có đủ lương thực, thực phẩm... và các nhu thiết yếu cho cuộc sống thi con
người nghĩ đến việc làm thế nào cuộc sống được đảm bảo hơn, an toàn hơn. Con
người tìm các biện pháp bảo đảm cho tương lai khỏi bị thiếu các nhu cầu cơ bản: như
làm nhà cửa chắc chắn hơn, tích lũy lương thực, tích lũy tiền bạc.
" Nhu cầu nhập hội
Khi các nhu cầu cho sinh tồn và an tồn được đáp ứng đầy đủ thì vấn đề vật chất
khơng cịn làm ta bận tâm nhiều nữa và lúc này con người muốn làm được một cái gì

đó, hoặc tham gia vào một nhóm hay tổ chức nào đó để được mọi người chấp nhận

và tham gia vào công tác xã hội.
" Nhu cau thira nhan/kinh trong
Lịng kính trọng tùy thuộc rất nhiều vào người khác đánh giá ta. Thường con

người không thỏa mãn với việc người khác chấp nhận bình thường.
Nếu được hoan nghênh, khâm phục con người cảm thấy tự tin và hãnh diện.
" Nhu cầu khẳng định
Sau khi đạt được 4 nhu cầu trên, thì con người cũng muốn làm được một cái gì

đó để có thể khẳng định được tài năng của mình.

Động cơ lớn lên cùng với sự thành công

Thành công nuôi dưỡng thành công

12


Trong công tác khuyến nông việc tìm hiểu động cơ người dân có thể giúp ta
trong hai tình huống: khi muốn giúp họ và khi muốn họ thay đổi hành vi. Để giúp

con người khắc phục vấn để nào đó của họ, trước tiên ta phải tìm hiểu tại sao họ lại

có hành vi như họ đang thực hiện? Hành động của họ có thể bộc lộ hồn tồn vơ lý

đối với chúng ta, song họ có thể hóa ra khơn ngoan và sáng suốt khi họ được hiểu ra

dưới lý thuyết động cơ và nhu cầu. Một sự phân tích hệ thống các tình huống có thể
cho phép chúng ta giúp họ những vấn đề mà họ cảm thấy cần có sự giúp đỡ thực sự.

Khi một khuyến nông viên muốn thuyết phục người này thay đổi hành vi, thực

hiện một vấn để mới, bản thân phải tin rằng phương pháp mới phải tốt hơn, hiệu

quả hơn hay sinh lợi hơn. Nhưng như thế chưa đủ, còn phải xem xét tác động của
vấn để mới ra sao. Liệu vấn dé mới đó có đáp ứng được một trong các nhu cầu của

họ hay khơng?

ˆ Cịn đối với động cơ của khuyến nơng viên thì sao? Chúng có thể thay đổi như

với bất cứ ai. Họ có thể cần sự an toàn của việc làm thường xuyên, hoặc sự nhập hội
trong quá trình gặp gỡ nhiều người, hoặc sự cơng nhận hay tín nhiệm của những

người họ đã giúp bằng lời khuyên đúng đắn. Họ cũng có thể cần sự tự khẳng định và

thỏa mãn nhu câu đó khi họ biết đã thành cơng trong một công tác quan trọng.

Khuyến nông được coi như là một công tác tổ chức, thiết kế để cải thiện điều

kiện sinh sống của các nông dân và nông thôn, bằng cách hướng dẫn họ thực hiện tốt

hơn các kỹ thuật canh tác, cải thiện phương pháp làm việc. Khuyến nông được bắt
đầu từ bất cứ đâu mà con người hiện diện và với nguồn lực sẵn có của chính họ.

Một số nước như Pháp trước đây hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp là “phổ cập

nông nghiệp” hay chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp đến nông dân, nay cũng đã

chuyển sang nghĩa rộng là phát triển nơng nghiệp. Cịn ở Anh từ thế kỷ 19 đã thực

hiện khuyến nông theo nghĩa rộng (Agricultural Extension).
Thực tiễn hoạt động và hiệu quả của khuyến nông Việt Nam trong những năm

qua cho thấy khuyến nông theo nghĩa rộng là phù hợp với xu thế của thời đại trong

sự nghiệp phát triển nông thôn của thế kỷ 21.

1.3. Triết lý của khuyến nông
Trong hơn hai thập kỷ qua, cơ sở triết lý của khuyến nông và cơ sở triết lý về
phát triển nông thôn tổng hợp đã được đẻ cập đến tại nhiều cuộc hội thảo khoa học
quốc tế và trên nhiều ấn phẩm.
Theo các tác giả Thomas, G. Floers, Pedro, B. Bueno, Lapastora và Tổ chức hợp
tác quốc tế vì phát triển và đồn kết (CIDSE) đã đưa ra triết lý là:
Khuyến nông dựa trên quan điểm cho rằng nông dân là những người thơng minh,
có năng lực, rất mong muốn nhận được thông tin và kiến thức mới để phát triển sản

13


xuất nhằm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia đình, cho cá nhân và cho

cộng đồng của mình.
Người nơng dân đã sống qua nhiều đời tại địa phương họ, trong môi trường sinh

thái và mơi trường xã hội của cộng đồng mình, họ có sự hiểu biết khá rõ về những

yếu tố của môi trường xã hội như phong tục, tập quán, kinh nghiệm làm ăn ở địa

phương. Do đó nếu biết khơi dậy tiểm năng bằng nhiều yếu tố chủ quan và khách

quan thì ước vọng của người nơng dân và cộng đồng nơng thơn đều có thể trở thành

hiện thực. Người nông dân vốn sống gần thiên nhiên và sống bằng sức lao động của

chính mình nên họ có nhiều đức tính quý là sống chân thành, cởi mở, cần cù siêng

năng trong lao động, nhiều người lại rất thông minh, ham học hỏi, cầu tiến bộ.
Người nông dân cũng như các thành phần khác trong xã hội, đều có một sự

mong muốn là đời sống vật chất và tinh thân ngày một được cải thiện. Theo các nhà
y hoc thì ở mỗi người có khoảng 16 tỷ nơron thần kinh, cho nên nếu chúng ta biết

khơi dậy tiềm năng đó bằng các yếu tố khách quan và chủ quan thì ước ước vọng của

nơng dân đều có thể trở thành hiện thực. Điều yếu kém, hạn chế của người nông dân

là thiếu thông tin, thiếu kiến thức kỹ thuật và cũng có thể do cơ chế tổ chức, cơ chế


chính sách chưa phù hợp. Do vậy nếu khuyến nông cung cấp đây đủ thông tin, hướng
dẫn kỹ thuật, tạo ra cơ chế thơng thống phù hợp... người nơng dân hồn tồn có khả

năng giải quyết các vấn để của chính họ một cách thành công.
Người cán bộ khuyến nông được nhận trách nhiệm đưa thông tin, đưa các tiến bộ:

kỹ thuật đến nông tiân. Nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc của người dân ở nông

thơn, động viên khuyến khích họ và cộng đồng họ, tự nguyện, tự chủ trong việc giải

quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng

Cơ sở triết lý nói trên dẫn đến những mục tiêu mà khuyến nông cần đạt được,
những nguyên tắc khuyến nông phải tôn trọng, những phương pháp khuyến nông

được áp dụng và đạo đức, tư cách của cán bộ khuyến nông khi làm việc với nông dân

1.4. Mục tiêu của khuyến nông
Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của
nơng dân trước những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông không chỉ nhằm
những mục tiêu phát triển kinh tế mà cịn hướng tới sự phát triển tồn diện của bản
thân người nông dân và hâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn.
Đường lối đổi mới của nhà nước Việt Nam được khởi sướng từ năm 1988 đã đem
lại những thay đổi to lớn cho nền kinh tế và xã hội trên phạm vi cả nước. Ở nông

thôn hộ gia đình đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ, được giao đất ồn định, lâu dài.
Người nơng dân đã và đang ở trong thời kỳ thích nghỉ nhanh chóng với hệ thống giao

14


đất, chuyển đổi kinh tế hộ từ tự túc sang sản suất hàng hóa trong nền kinh tế thị
trường năng động. Những thay đổi từng bước nhanh chóng này nó cũng địi hỏi các
hộ nơng dân đang cần những thơng tin tư vấn để phát triển sản suất tăng thu nhập.
Nông thôn Việt Nam hiện nay cũng đang đối mặt với vấn đề đói nghèo, lao động và
việc làm, vấn đề hợp tác trong sản suất nông lâm nghiệp, do vậy để giải quyết những

vấn đề này thì mục tiêu tổng quát của khuyến nông Việt Nam là thúc đẩy và hỗ trợ

sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu của quốc gia và địa
phương trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời
bảo tồn được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Theo nghị định 56/2005/ND-CP ngày 26/4/2005 thì mục tiêu của khuyến nông,
khuyến ngư ở Việt Nam là:

- Nang cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về
khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản suất

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo
việc làm, tăng thu nhập, xố đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn.

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước tham gia
khuyến nơng, khuyến ngư.

Muốn đạt được những mục tiêu đó, người cán bộ khuyến nơng phải thảo luận với
nơng dân, giúp họ có cách nhìn thực tế và lạc quan hơn đối với mọi vấn đề trong
cuộc sống để họ tự quyết định biện pháp vượt qua những khó khăn.


Một số hoạt động mà khuyến nơng có thể tiến hành để thực hiện các mục tiêu:
" _ Cùng nhau chia sẻ các kiến thức bản địa cũng như các thông tin khoa học kỹ

thuật tiến tiến;
" _ Tăng cường mối quan hệ, kết nối giữa các cá nhân và cộng đồng;

Tăng cường năng lực của các cá nhân và các nhóm hộ nơng dân thơng qua sự
giáo dục bán chính thức;

Thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức khuyến nông và phát triển nông thôn

nhằm phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, rừng và
tiếp cận thị trường;
"Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, theo dõi và đánh giá của các cộng đồng
dựa vào nhu cầu của người dân.
Quan điểm về mục tiêu của cơng tác khuyến nơng hiện nay có 2 xu hướng như ở
bảng dưới đây:

15

Bảng 1. Những quan điểm khác nhau về mục tiêu của hoạt động khuyến nông

Quan điểm 1 Quan điểm 2

- Nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi - Nhằm giải quyết vấn đề

- Từng phần - Tổng hợp nhiều dịch vụ
- Chỉ có khuyến nơng
- Đại diện nhà nước - Tự giúp đỡ, dựa vào NGO
- Tập trung - Phi tập trung, mang tính tham gia

- Làm việc trên phạm vi rộng - Làm việc tại địa bàn nhỏ
- Chỉ chuyển giao kiến thức - Cũng làm nảy sinh ra kiến thức
- Truc tiếp - Khéng truc tiép

Vi dụ ở một số quốc gia thiếu lương thực trầm trọng, thường được giao trách
nhiệm là bằng mọi cách tăng năng suất cây trồng, nhưng cũng có thể là tìm các giải

pháp để tăng thu nhập cho nông hộ. Điều muốn trao đổi ở đây là cán bộ khuyến

nơng có thể nói:với nơng dân rằng cái mà họ cần làm là giúp nông dân tìm ra các
giải pháp cho các vấn để của họ. Phương thức khuyến nông như vậy thường được các
tổ chức khuyến nông nhà nước ở các nước đang phát triển áp dụng, bằng hình thức
tập huấn và tham quan. Mặt khác các tổ chức phi chính phủ (NGOs) làm việc ở
những địa bàn nhỏ, áp dụng hình thức cùng tham gia để tạo điều kiện cho nơng dân
có thể trực tiếp thử nghiệm trên đồng ruộng của họ.

Mỗi quan điểm trên có những mặt tích cực và hạn chế của chúng, khơng có một
quan điểm nào luôn luôn đúng cả, mà cách tốt nhất là khi xác định mục tiêu cho một
chương trình khuyến nơng cần căn cứ vào tình hình cụ thể và điều kiện cho phép của
chương trình đó. Trong khi lựa chọn chúng ta nên quan tâm đến một số điểm sau:

" Ai là người có quyền đưa ra những quyết định đó?
Nơng dân đưa ra các quyết định một phần dựa vào sự trơng đợi thu được kết quả
của nó và một phần dựa vào cách làm (phương pháp tiến hành) để cho những kết quả
đó có giá trị. Những điều mà nơng dân cho là có giá trị có thể khác với quan điểm
của các nhà làm khuyến nơng, hoặc chính sách, những người thường có tính lý luận
nhiều. Trong khi đó chúng ta cũng khơng có lý do gì để kết luận rằng những cái có
giá trị theo quan điểm của các nhà làm khuyến nông và cấp trên của họ lại tốt hơn
những điều của nông dân và gia đình họ.


16

Ví dụ khuyến cáo trồng lúa lai, ngô lai cho những đông bào vùng cao, nơi mà
có điều kiện giao thơng đi lại rất khó khăn, xa trung tâm huyện, thị, họ phải đi bộ
hàng mấy tiếng đồng hồ mới xuống tới trung tâm hay nơi mua bán, họ trồng trọt
nhưng hâu như vẫn quảng canh khơng bón phân, trong khi đó các giống lai yêu
cầu phải đầu tt phân bón và kỹ thuật chăm sóc cao hơn, do đó nếu sử dụng các
giống lai thì hiệu quả kinh tế có thể khơng bằng các giống lúa thuần, ngơ thụ
phấn tự do mà họ vẫn trồng. Đông thời hàng năm phải phụ thuộc vào nguồn
giống của nhà nước. Một câu hỏi đặt ra là nếu Nhà nước không trợ giá, trợ cước
về tiền giống, hoặc không hỗ trợ về phân bón thì tính bên vững của việc đưa giống
lai sẽ như thế nào?

Như vậy chỉ có người nơng dân mới quyết định được là vấn đề tăng thu nhập là
quan trọng hay là tính rủi ro là quan trọng đối với họ. Người khuyến nơng có thể
giúp nơng dân suy nghĩ và hiểu đầy đủ vẻ các tác dụng, hiệu quả cũng như các yếu
tố hạn chế của những quyết định đó một cách hệ thống.

"Ai là người nhận được thông tin tốt nhất để đưa ra những quyết định này?
hay nói cách khác ai đang nắm những kiến thức cần thiết?

Người cán bộ khuyến nơng có kiến thức về khoa học kỹ thuật, hiểu tương đối rõ
về các kỹ thuật thuộc chuyên ngành của mình, nhưng với điều kiện canh tác cụ thể
tại một địa điểm nào đó anh ta cũng có thể am hiểu một phần nào nhưng lại khơng
đầy đủ bằng người nơng dân, vì người nơng dân đã sống lâu đời ở đó, họ biết mục
dich của họ là làm gì, vốn liếng mà họ có, điều kiện canh tác, đất đai và khí hậu nơi
họ sống thế nào... Vì thế nơng dân và người làm cơng tác khuyến nơng phải kết hợp
với nhau để có thể tăng cường năng lực sản xuất cho người nông dân. Điều này có
thể được thực hiện bằng việc đối thoại giữa nơng dân và cán bộ khuyến nơng, trong
đó cán bộ khuyến nông lắng nghe các ý kiến của nơng dân, thảo luận với họ và để họ

có khả năng tự đưa ra những quyết định phù hợp.

Hiện nay công tác khuyến nông đang có xu thế chú trọng nhiều đến một hệ
thống nơng nghiệp bền vững hơn là hệ thống đầu tư cao như những năm trước đây.
Nên người ta thừa nhận rằng những kiến thức của nông dân là cực kỳ quan trọng để
phát triển một nền nơng nghiệp bền vững, vì cách làm việc như thế sẽ phải được
điều chỉnh để phù hợp với tình huống cụ thể của địa phương, mà nông dân thường là
người hiểu rõ hơn các cán bộ nghiên cứu và người làm khuyến nông.

" Sự lựa chọn của người đưa ra quyết định có động cơ gì? động cơ để thực hiện

các tác động đến cộng đồng và cá nhân người nông dân ra sao?

Một cán bộ khuyến nơng có thể khuyến nơng dân trồng hoa, nó sẽ mang lại lợi
nhuận cao khi mà họ chăm sóc tốt và có thị trường tiêu thụ. Nhưng hiệu quả của

note _ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN: | 17
nigm nAirewnt

công việc sẽ cao hơn nhiều khi mà người dân ý thức được công việc trồng hoa sẽ
đem lại lợi ích cho bản thân họ và họ tự quyết định là họ nên làm thế nào chứ không

phải là do cán bộ khuyến nông quyết định. Việc thuyết phục nông dân thay đổi sự

phụ thuộc vào cán bộ nhà nước và tạo điều kiện cho họ tự đưa ra những quyết định

đúng đắn sẽ làm tăng kỹ năng ra quyết định của họ. Điều này rất quan trọng vì cán

bộ khuyến nông làm việc ở các làng xã, không thể đưa ra những quyết định đúng dan


cho tất cả nông dân của mình. Vì có sự biến động về quy mô ruộng đất nông hộ, loại
đất, vốn và lao động, mục tiêu của nông hộ v.v... làm cho nông dân ở trong cùng một

làng cũng có những quyết định khác nhau về việc nên sử dụng kỹ thuật sản suất nào.

2. LICH SU PHAT TRIEN KHUYEN NONG TREN THE GIOI VA Ở VIỆT NAM

2.1. Lịch sử khuyến nông thế giới

2.1.1. Pháp

Thế kỷ 15-16 đánh dấu một mốc đầu tiên trong lịch sử phát triển khoa học Pháp,
vì một số cơng trình đã được bắt đầu ở thời kỳ này như tác phẩm Ngôi nhà nông thôn
của Enstienne và Liebault nghiên cứu về kinh tế nông thôn và khoa học nông nghiệp.
Tác phẩm Diễn trường nông nông nghiệp của Oliver de Serres để cập đến nhiều vấn
đề trong nông nghiệp như cải tiến giống cây trồng vật nuôi.

Thế kỷ 18, cụm từ Phổ cập nông nghiệp (Vulgazigation Argicole), hoặc chuyển
giao kỹ thuật đến người nông dân (Transfert des Technologies Agricoles au Payan)

được sử dụng phổ biến

Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay (1914- 1918). Trung tâm
CETA (Centre d’Etuder Techniques Agricoles) nghién citu kỹ thuật nông nghiệp đầu
tiên được tổ chức do sáng kiến của nông dan ving Pari hoạt động với nguyên tắc:

- Người nơng dân có trách nhiệm và chủ động trong công việc
- Sáng kiến từ cơ sở

- Hoạt động nhóm rất quan trọng. nông dân được

tìm ra các giả:
Đây là một phương pháp hết sức độc đáo thời bấy giờ, người
qun tham gia tích cực vào cơng việc của nơng trại, họ chủ động

pháp thích hợp với sự hỗ trợ của các kỹ sư nông nghiệp.

2.1.2. Mỹ

Năm 1845 tại Ohio, N. S. Townshned Chủ nhiệm khoa Nông học đề xuất việc tổ
chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận huyện. Những câu lạc bộ này sinh hoạt

định kỳ hàng tháng, nghe giảng về những chủ đẻ khoa học kỹ thuật nông nghiệp,

18


×