Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên khối ngành sư phạm ở địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 113 trang )

1

LỜI CÁM ƠN
Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu nghiên cứu khoa học đến nay nhóm nghiên cứu đã găp không ít khó
khăn vất vã nhƣng thay vào đó nhóm đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ
của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Lần đầu tiên nhóm bƣớc vào nghiên cứu
khoa học nên còn bỡ ngỡ không tránh khỏi những sai sót rất mong đƣợc sự đóng
góp ý kiến, giúp đỡ của quý Thầy Cô để bài nghiên cứu của nhóm đƣợc hoàn thiện
hơn.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến cô TS. Võ Thị Kim Loan đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian nhóm nghiên cứu. Và nhóm nghiên cứu cũng xin
gửi lời tri ân sâu sắc đến các giảng viên Khoa Giáo dục Chính trị cũng đã tận tình
hỗ trợ cho nhóm.
Nhóm nghiên cứu cũng chân thành cám ơn hơn 400 bạn sinh viên ngành sƣ
phạm của các Trƣờng Đại học Sài Gòn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí
Minh và Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung Ƣơng TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình
giúp đỡ nhóm hoàn thành phiếu khảo sát một cách hiệu quả và chính xác nhất để
bài nghiên cứu của nhóm đạt đƣợc tính khách quan cao nhất.
Hy vọng rằng với sự hoàn thiện nhất định của bài nghiên cứu này sẽ giúp
ích cho việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên khối ngành sƣ phạm tại
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên khối ngành sƣ phạm nói chung để
các bạn có thể hoàn thiện các kỹ năng cho bản thân, chuẩn bị hành trang vững
vàng để bƣớc vào tƣơng lai.
Chân thành cám ơn!


2
Trang phụ bìa


Lời cám ơn
Mục lục
Phụ lục
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG: ...................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 5

1.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................. 6
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 6
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ............................................................................... 6
4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: ........................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUYẾT TRÌNH ................................................ 8
1.1.

Một số bài nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình......................................... 8

1.2.

Cơ sở lý luận ............................................................................................. 9

1.2.1. Lịch sử thuyết trình ................................................................................ 9
1.2.2. Khái niệm thuyết trình và kỹ năng thuyết trình ................................... 10
1.2.3. Đặc điểm của thuyết trình .................................................................... 11
1.2.4. Vai trò của thuyết trình ........................................................................ 12
1.2.5. Một số loại bài thuyết trình .................................................................. 13
1.2.6. Quá trình thực hiện một bài thuyết trình .............................................. 13
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 18

2.1.

Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu: .............................................. 18

2.2.

Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................... 18

TÓM TẮT CHƢƠNG 2.......................................................................................... 22
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT
TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SƢ PHẠM TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH. ............................................................................................................. 23
3.1. THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG THUYÊT TRÌNH CHO SINH VIÊN
KHỐI NGÀNH SƢ PHẠM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................... 23
3.1.1. Kỹ năng cần thiết của ngƣời giáo viên ................................................ 23
3.1.2. Tình hình hiểu biết của sinh viên về kỹ năng thuyết trình ................... 24
3.1.3. Đánh giá các nhân tố để thực hiện bài thuyết trình hiệu quả ............... 27
3.2. Nguyên nhân dẫn đến việc thuyết trình chƣa tốt của sinh viên khối ngành
sƣ phạm ở TP Hồ Chí Minh ................................................................................ 36
TÓM TẮT CHƢƠNG 3.......................................................................................... 39


3
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
TRONG SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SƢ PHẠM ................................................ 40
4.1.

Giải pháp để thực hiện một bài thuyết trình: .......................................... 40

4.1.1. Chuẩn bị bài thuyết trình ...................................................................... 40

4.1.2. Xây dựng nội dung cho bài thuyết trình .............................................. 42
4.1.3. Chuẩn bị thuyết trình và tiến hành thuyết trình ................................... 46
4.1.4. Kiểm tra đánh giá ................................................................................. 56
4.2. Kiến nghị: ................................................................................................ 57
4.2.1. Đối với bản thân ngƣời thuyết trình: .................................................... 57
4.2.2. Đối với các trƣờng đại học đào tạo sƣ phạm: ....................................... 57
4.3. Giới thiệu ................................................................................................. 59
4.3.1. Một số tài liệu tham khảo rèn luyện kỹ năng thuyết trình: .................. 59
4.3.2. Một số lớp học kỹ năng:....................................................................... 60
TÓM TẮT CHƢƠNG 4.......................................................................................... 61
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 62
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 63
PHIẾU KHẢO SÁT .............................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 113


4

DANH MỤC CÁC BẢNG:
Bảng 3.1: Kỹ năng cần thiết cho ngƣời giáo viên
Bảng 3.2: Tình hình thuyết trình của Sinh viên
Bảng 3.3: Sự hiểu biết về thuyết trình
Bảng 3.4: Nhu cầu nâng cao kỹ năng thuyết trình ở sinh viên khối ngành sƣ phạm
Bảng 3.5: Tổ chức nâng cao kỹ năng thuyết trình ở trƣờng.
Bảng 3.6: Đánh giá mục đích của việc thuyết trình hiệu quả
Bảng 3.7: Đánh giá yếu tố cần thiết nhất để thuyết trình hiệu quả.
Bảng 3.8: Đánh giá về quá trình thực hiện thuyết trình hiệu quả
Bảng 3.9: Kết quả Cronbach's Alpha các thang đo
Bảng 3.10: Kết quả EFA các thang đo thành phần kỷ năng thuyết trình
Bảng 3.11: Chuẩn bị thuyết trình và tiến hành thuyết trình

Bảng 3.12: Kết hợp những kỹ năng khác khi thuyết trình
Bảng 3.13:Xây dựng nội dung cho bài thuyết trình
Bảng 3.14: Chuẩn bị bài thuyết trình
Bảng 3.15: Chuẩn bị về hình thức
Bảng 3.16: Kết quả EFA các thang đo mức độ hiệu quả
Bảng 3.17: Mức độ giải thích của mô hình
Bảng 3.18: Mức độ phù hợp của mô hình
Bảng 3.19: Kết quả hồi quy
Bảng 3.20: Nguyên nhân dẫn việc đến thuyết trình chƣa tốt
Bảng 3.21: Tổ chức nâng cao kỹ năng thuyết trình ở các trƣờng.
Bảng 3.22: : Nhu cầu nâng cao kỹ năng thuyết trình ở sinh viên khối ngành sƣ
phạm
Bảng 3.23: Tổ chức nâng cao kỹ năng thuyết trình ở các trƣờng.


5
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Abraham Lincoln, vị Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ , nổi tiếng với bài diễn
văn Gettysburg chỉ dài 2 phút, không hề đọc bài phát biểu viết sẵn, thậm chí cũng
không hề nhìn vào tờ giấy. Ông tập trung vào khán giả và nói chuyện trực tiếp vói
họ nhƣ thể những lời nói đó đƣợc lấy ra từ trái tim mình. Câu chuyện về Barack
Obama, Tổng thống Mỹ,khi còn là Thuợng Nghị Sỹ của bang Illnois đã có một bài
tuuyết trình hoàn hảo trong 16 phút 25 giây tại Hội Nghị Quốc Đảng Dân chủ năm
2004 khiến Tạp chí Time viết báo Tại sao Barack Obama nên trở thành Tổng
thống Mỹ? Hay bài phát biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 02/9/1945 tại
quảng trƣờng Ba Đình là một bài phát biểu đi vào lịch sử nhân loại bởi không chỉ
cái lí cái tình mà còn cả cái cách Ngƣời dùng lời để khai sinh ra một dân tộc thuyết
phục cả nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới và toàn thể giới ngôn luận trên thế
giới thừa nhận.

Trong một lần diễn thuyết trƣớc sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH
Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận đƣợc một câu hỏi:
“Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?”.Ông Buffett trả
lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết. “Với một số ngƣời nó là tài
sản quí giá, nhƣng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực
sự. Khả năng diễn thuyết tốt trƣớc mọi ngƣời có thể giúp công việc của bạn phát
triển tới 50 hoặc 60 năm” ông nói [14]
Điều đó cho thấy một bài thuyết trình hoàn hảo có thể đem lại thành công
vƣợt xa tất cả những gì chúng ta tƣởng tƣợng.
Cho dù họ là chính khách, nhà quân sự, diễn giả lừng danh hay nhà hoạt
động xã hội... thì không phải tất cả những cá nhân đó đã vĩ đại ngay từ lúc sinh ra.
Họ đều là những ngƣời nghệ sĩ không ngừng mài giũa các kỹ năng thuyết trình để
củng cố thông điệp. Họ đều sở hữu những bí mật diễn thuyết tuyệt vời để thành
công trong vai trò lãnh đạo, vƣợt qua nhiều rào cản chính trị và kêu gọi đƣợc sự
ủng hộ đông đảo của công chúng.
Nhƣ đã nêu ra rất nhiều những điển hình cho tầm quan trọng của vấn đề
thuyết trình trƣớc công chúng, những vị Tổng Thống hàng đầu, những nhà lãnh
đạo quân sự chính trị xuất chúng, hay đấy chỉ là những ngƣời sinh viên trên khắp
các nẻo đƣờng đất nƣớc,... thì nhóm tác giả tin rằng Sẽ thật sự vô cùng thiếu sót
nếu nghĩ rằng Thuyết trình có những đối tƣợng riêng mà không phải tất cả mọi
ngƣời.
Yếu tố bản năng là tất yếu song chúng tôi tin với những phƣơng pháp đƣợc
đề ra cụ thể, chi tiết và thực sự gần gũi, thiết thực với cuộc sống trong bài nghiên
cứu của nhóm, các bạn sinh viên đặc biệt là sinh viên khối ngành sƣ phạm có thể
1.


6
nhìn thấy mình trong những ví dụ và tìm ra giải pháp tốt nhất để hoàn thiện kỹ
năng thuyết trình của mình.

Chính bởi vai trò và tính cấp thiết của kỹ năng thuyết trình đối với cuộc
sống của chúng ta hiện tại mà không ít những bài nghiên cứu, luận văn, sách, báo,
thậm chí là những lớp học kỹ năng đƣợc mở ra dành riêng sự đào tạo và rèn luyện
về kỹ năng ấy. Song điều đáng quan tâm ở đây là những đối tƣợng đƣợc đề cập tới
nhiều chỉ đơn thuần là sinh viên hoặc cụ thể nhất có thể thấy cho đến hiện tại là
ngƣời lao động trong lĩnh vực kinh doanh, nhƣng lại chƣa từng thấy đƣợc nhắc đến
hoặc đề cập đến những sinh viên trong khối ngành sƣ phạm- những nhà giáo tƣơng
lai. Sẽ thật thiếu sót nếu nghĩ một ngƣời giáo viên chỉ cần kỹ năng đứng lớp với
khả năng giải thích và chuyển hóa chữ trong sách thành kiến thức cho học sinh là
đủ. Nên hiểu, nền tảng của một bài giảng thuyết phục phải chính là sự xuất phát từ
khả năng thuyết giảng tốt của ngƣời giáo viên. Vì vậy, nhóm tác giả quyết định
nghiên cứu đề tài “Nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên khối ngành sư
phạm tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm ra nguyên nhân và thực trạng của kỹ năng thuyết trình của sinh viên
khối ngành sƣ phạm ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên
khối ngành sƣ phạm ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao thực kĩ năng
thuyết trình cho sinh viên sƣ phạm ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng thuyết trình
- Khảo sát và phân tích thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khối
ngành sƣ phạm trên địa bàn Thành phố HCM.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi:
+ Về không gian: các trƣờng đại học, cao đẳng chuyên đào tạo sƣ phạm trên
địa bàn thành phố HCM đó là Trƣờng Đại học Sài Gòn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm
TP. Hồ Chí Minh và Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung Ƣơng TP. Hồ Chí Minh (

Trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sƣ phạm Thể
dục Thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh do đặc thù của trƣờng là nghiêng về thực
hành nhiều hơn nên ít sử dụng Kỹ năng thuyết trình vì thế nhóm nghiên cứu không
chọn để nghiên cứu)
+ Về thời gian, từ năm 2010 trở lại đây.


7
- Đối tƣợng nghiên cứu: nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên khối
ngành sƣ phạm tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Khách thể nghiên cứu: nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên khối
ngành sƣ phạm tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:
- Giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện hơn về kỹ năng thuyết trình.
- Giúp cho các bạn sinh viên cải thiện kỹ năng thuyết trình cho bản thân.
- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên đặc biệt sinh viên khối ngành sƣ
phạm.


8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUYẾT TRÌNH
1.1. Một số bài nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình
Nghiên cứu về Thuyết trình, có rất nhiều những quyển sách hay những bài báo
thậm chí là các lớp học kỹ năng đề cập, nghiên cứu và đƣa ra những quan điểm
chủ quan cũng nhƣ khách quan về chủ đề này:
Bài viết “ 20 cách để cải thiện kỹ năng thuyết trình và nói chuyện trước đám đông”
trên [4] đã đƣa ra đƣợc 20 cách giúp cải thiện kỹ năng
thuyết trình đó là :thực hành; biến đổi năng lƣợng thần kinh Into Enthusiasm;
tham dự thuyết trình khác; đến sớm; hãy điều chỉnh tầm mắt củabạn đến toàn bộ
khán phòng; trao đổi với khán giả; sủ dụng tƣ duy tích cực; hãy tạo sự đồng cảm

với khán giả; hãy hít thở sâu; nụ cƣời; tập thể dục; biết cách tạo điểm dừng thông
minh; chuẩn bị nội dung thuyết trình một cách có chọn lọc; chủ động thu hút và
tƣơng tác với ngƣời nghe; dành ít phút thƣ giãn; đừng cố gắng cho mọi ngời thấy
bạn có thể trả lời hết các câu hỏi; sử dụng ngôn ngữ cơ thể; uống nƣớc; tham gia
các chƣơng trình huấn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trƣớc công chúng; đừng
đấu tranh với nỗi sợ.
Bài viết “Kỹ năng thuyết trình trước đám đông” của Khánh Quỳnh- careerLink.vn
trên trang [5] đã đƣa ra 3 cách để thuyết trình thành công :
tạo cảm xúc khi thuyết trình; rèn luyện sự tự tin trƣớc đám đông; đặt ra giá trị tác
động đến ngƣời nghe.
Theo timviecnhanh.com có 4 cách để nâng cao kỹ năng thuyết trình : tìm hiểu về
khán giả; cấu trúc bài nói của bạn; sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, điều hòa cảm
xúc bản thân
Trong quyển “Giáo trình kỹ năng thuyết trình” [3] có đề cập: “Thuyết trình là một
hình thức giao tiếp, đây là hình thức giao tiếp ở mức độ khá phức tạp, đòi hỏi có sự
chuẩn bị kỹ càng trƣớc khi thực hiện nếu muốn có buổi thuyết trình thành công.
Trong một số doanh nghiệp, năng lực của một cá nhân có thể đƣợc đánh giá qua
các dịp thuyết trình trƣớc đám đông”. Với 4 chƣơng nghiên cứu, ngƣời đọc sẽ có
đƣợc cái nhìn tổng quan về thuyết trình; tìm hiểu và biết đƣợc các bƣớc quan trọng
để chuẩn bị cho một bài thuyết trình khác với các bƣớc để tiến hành thuyết trình;
Tìm hiểu thêm về các kỹ năng trong thuyết trình nhƣ: 1. Kiểm soát sự lo lắng; 2.
Sử dụng ngôn ngữ; 3. Sử dụng ngôn ngữ không lời ngôn ngữ cơ thể; 4. trao đổi với
thính giả; 5. Sử dụng hiệu quả phƣơng tiện hỗ trợ nghe nhìn; 6. Sử dụng các kỹ
năng thuyết phục.
Bài viết “Kỹ năng thuyết trình” (Trƣơng Quang Dũng, Phan Ngọc Tú, Sơn Thanh
Tùng ) sẽ hƣớng dẫn cho bạn từng công đoạn của việc thuyết trình: chuẩn bị buổi
thuyết trình, trình bày hiệu quả bài thuyết trình,... Ngoài ra tài liệu còn hƣớng dẫn
những cách thức đối mặt với sự sợ hãi hiểu đƣợc thính giả và thu hút họ,... nhằm
giúp bạn tự đánh giá và hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của mình.
Trong quyển “Đừng chỉ thuyết trình giỏi- Hãy thuyết trình xuất chúng” [6] đã chỉ

ra bí quyết để thuyết trình lôi cuốn, tự tin và hiệu quả chính là: nỗ lực làm việc,
luyện tập chăm chỉ và sử dụng vũ khí chiến lƣợc- thuyết trình. Bao quát toàn diện


9
các khía cạnh của thuyết trình từ phƣơng pháp đối phó với căng thẳng, nghệ thuật
truyền đạt hấp dẫn, những công cụ hỗ trợ hữu ích,... và những câu chuyện của các
diễn giả tài năng.
Còn quyển “Kỹ năng thuyết trình hiệu quả” [2] nhấn mạnh tầm quan trọng của
thuyết trình trong việc kinh doanh. Đặc biệt tác giả quyển sách còn nhấn mạnh đối
tƣợng hƣớng đến của mình là các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành về
kinh tế hoặc nuôi dƣỡng hoài bảo kinh doanh, các bạn trẻ, sinh viên, đội ngũ bán
hàng chuyên nghiệp, ngân hàng, các quản lý cấp trung, trƣởng phòng, giám đốc
kinh doanh. Trong quyển sách, tác giả chia sẻ kinh nghiệm cùng những gợi ý thiết
thực về những vấn đề cơ bản liên quan đến kỹ năng thuyết trình, đặc biệt là thuyết
trình với những vấn đề có liên quan đến kinh doanh.
Với quyển “Nghệ Thuật Thuyết Trình” [7] Thuyết trình không chỉ cần những kỹ
năng hoặc là một kỹ năng mà nó còn là cả một nghệ thuật – Nghệ Thuật Thuyết
Trình. Với tính nghệ thuật trong thuyết trình, tác giả cho biết cần tập trung nhiều
hơn mọi sự quan tâm vào các chi tiết. Bằng công thức giúp tập trung trí nhớ vào
luận cứ chủ yếu của đề tài thuyết trình nhƣ sau: D (delivery): nói một cách hiệu
quả; E (expectations): những điều đƣợc trông đợi; T (topic): chủ đề hoặc luận cứ
chính yếu; A (audience): sự tìm hiểu khán giả; I (individual): làm cho bài diễn văn
mang tính cách riêng của mình; L (language): ngôn ngữ → DETAIL (chi tiết)
Và quyển sách “Đắc Nhân Tâm- Nghệ Thuật Diễn Thuyết” [8] đã nêu rõ những
yếu tố của một bài diễn thuyết, cơ sở để diễn thuyết thành công: cách vƣợt qua nỗi
sợ hãi, cách chuẩn bị bài diễn thuyết theo từng mục đích, cách luyện tập để thành
công và đặc biệt là còn hƣớng dẫn cách diễn thuyết một cách cuốn hút nhất nhƣ
cách mở đầu ấn tƣợng,bí quyết thu hút sự chú ý của khán giả, cách sử dụng các
phƣơng tiện nghe nhìn hỗ trợ diễn thuyết, cách làm chủ giọng nói, cách sử dụng

ngôn ngữ cơ thể một cách lôi cuốn.
Điều đó cho thấy một bài thuyết trình hoàn hảo có thể đem lại thành công vƣợt xa
tất cả những gì chúng ta tƣởng tƣợng.
Chính bởi vai trò và tính cấp thiết của kỹ năng thuyết trình đối với cuộc sống của
chúng ta hiện tại mà không ít những bài nghiên cứu, luận văn, sách, báo, thậm chí
là những lớp học kỹ năng đƣợc mở ra dành riêng sự đào tạo và rèn luyện về kỹ
năng ấy. Song điều đáng quan tâm ở đây là những đối tƣợng đƣợc đề cập tới nhiều
chỉ đơn thuần là sinh viên hoặc cụ thể nhất có thể thấy cho đến hiện tại là ngƣời
lao động trong lĩnh vực kinh doanh, nhƣng lại chƣa từng thấy đƣợc nhắc đến hoặc
đề cập đến những sinh viên trong khối ngành sƣ phạm- những nhà giáo tƣơng lai.
Sẽ thật thiếu sót nếu nghĩ một ngƣời giáo viên chỉ cần kỹ năng đứng lớp với khả
năng giải thích và chuyển hóa chữ trong sách thành kiến thức cho học sinh là đủ.
Nên hiểu, nền tảng của một bài giảng thuyết phục phải chính là sự xuất phát từ khả
năng thuyết giảng tốt của ngƣời giáo viên. Vì vậy, nhóm tác giả quyết định nghiên
cứu đề tài “Nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên khối ngành sư phạm tại
thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lịch sử thuyết trình


10
Trong lịch sử loài ngƣời, nghệ thuật thuyêt trình đã trở thành một công cụ
giao tiếp hết sức hiệu quả.
Quyển sách cổ nhất viết về diễn thuyết hiệu quả đƣợc viết trên giấy cói ở Ai
Cập cách đây khoảng 4500 năm.
Quyển sách “Thuật hùng biện” của Aristotle viết vào thế kỷ thứ 3 trƣớc
công nguyên vẫn đƣợc coi là quyển sách “gối đầu giƣờng” đối với nghệ thuật này.
Trong cuốn “Thuật hùng biện”, Aristotle đã mô tả chi tiết về cách nói và thuyết
phục có hiệu quả. Ông đã xác định sự chuẩn xác (ethos), truyền cảm (pathos) và
hợp lý (logos) là ba thủ pháp mà nhà thuyết trình có thể sử dụng. Cụ thể hơn:

- “ethos” liên quan đến những yếu tố tạo nên sự tin tƣởng của ngƣời nghe với
ngƣời nói.
- “pathos” tập trung những yếu tố cảm xúc mà ngƣời nói truyền tải tới ngƣời
nghe.
- “logos” quan tâm tính mạch lạc và logic trong lời nói.
Thực tế, thuyết trình thƣờng xoay quanh các vấn đề chính trị. Hầu hết các
bài phát biểu đƣợc ghi nhận trong lịch sử loài ngƣời nói về vấn đề chính trị. Không
thể không kể đến những nhà thuyết trình nổi tiếng trong lĩnh vực chính trị nhƣ các
Tổng thống Mỹ, Phiden Castro, Hitler, Luther King,…
Sự tiến triển của thuyết trình trƣớc đám đông thay đổi theo sự biến thiên của
văn hóa và sự dịch chuyển của xã hội. Đến nay, hầu hết các bài thuyết trình đều
đƣợc cập nhật và lƣu trữ khá cẩn thận. Với sự phá triển của công nghệ thông tin,
việc truyền bá và phổ biến các bài thuyết trình nổi tiếng diễn ra nhanh và hiệu quả
hơn. Các lĩnh vực thuyết trình cũng ngày một phong phú và đa dạng hơn, các
thuyết trình gia cũng bao gồm đủ các thành phần nghề nghiệp , giới tính, lứa tuổi
và đến từ các dân tộc khác nhau. Có thể khẳng định rằng, thuyết trình góp phần
nâng cao hiệu quả giao tiếp và là công cụ hiệu quả trong giữ gìn và củng cố tri
thức nhân loại [3].
1.2.2. Khái niệm thuyết trình và kỹ năng thuyết trình
Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cụ
thể, hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện [1].
Trong từ điển cụm từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa nhƣng chúng ta hiểu
từ “thuyết trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đƣa cho ai đó cái
gì đó – nói điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó. “thuyết trình” là một hình
thức của giao tiếp và có thể đƣợc nhận thấy ở dƣới nhiều hình thức khác nhau [1].
Khái niệm về thuyết trình (Presentations): Là cách truyền đạt các ý tƣởng và
các thông tin. Thuyết trình là trình bày bằng lời đến một nhóm ngƣời trƣớc nhiều
ngƣời về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh
hƣởng đến ngƣời nghe [3].



11
Thuyết trình là trình bày một vấn đề một cách bài bản, hệ thống trƣớc một
nhóm ngƣời hay nhiều ngƣời để nhằm cung cấp thông tin, tri thức cần thiết cho đối
tƣợng nghe.[16]
Kĩ năng thuyết trình là một trong nhiều kĩ năng giao tiếp cơ bản. Do đó, kĩ
năng thuyết trình bên cạnh đặc điểm riêng vẫn mang những đặc điểm chung của kĩ
năng giao tiếp. Đó là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài
và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong.Đồng thời biết sử dụng phƣơng tiện ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hƣớng để điều chỉnh và điều khiển quá trình
giao tiếp đạt đƣợc mục đích đã định. [16]
Khái niệm kỹ năng thuyết trình còn hiểu là quá trình truyền đạt thông tin
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể: hiểu đƣợc nội dung thuyết trình, ý tƣởng
truyền đạt, tạo dựng quan hệ, đáp ứng nhu cầu của ngƣời nghe,... thông qua những
hoạt động kỹ thuật bổ trợ và nghệ thuật thu hút của ngƣời diễn thuyết [1].
1.2.3. Đặc điểm của thuyết trình
Thuyết trình có 5 yếu tố cơ bản thƣờng đƣợc biểu thị nhƣ sau: “ai đang nói
điều gì với ai và đang sử dụng phƣơng tiện nào để tạo ra kết quả gì?” [3].
Còn theo “Đắc nhân tâm - Nghệ Thuật Diễn Thuyết” [8], Thuyết trình có 6
yếu tố:
+ Khán giả: khán giả phải tƣơng đối đồng nhất với nhau (có nhiều nét tƣơng
đồng với nhau), phải tìm hiểu rõ về khán giả.
+ Thông điệp: bài diễn thuyết phải có thông điệp rõ ràng, phải phù hợp, đơn
giản, ngắn gọn, hấp dẫn.
+ Ngôn ngữ: hãy sử dụng ngôn ngữ thƣờng ngày của ngƣời ta, không đƣợc quá
trịnh trọng, rắc rối, màu mè,... Tốt nhất là nên sử dụng tiếng mẹ đẻ.
+ Kênh truyền:
 Giọng nói: nói vừa phải, hãy biến hóa âm vọng lúc cao lúc trầm, lúc
chạm lúc dồn dập.
 Micrô: nó sẽ giúp khuếch đại, biến đổi giọng nói-trợ thủ đắc lực.

 Ngôn ngữ cơ thể: nên dùng động tác tay chân, nét mặt,... Thích hợp để
nhấn mạnh một điểm nào đó.
 Phải biết khiêm ngƣờng
 Nắm vững điều mình nói
 Hãy là chính bạn
 Chú ý về dáng vẻ của mình: ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ,đúng mực và phù
hợp với hoàn cảnh thuyết trình.


12
+ Những nhận xét phản hồi: Những nhận xét phản hồi nghiêm túc từ khán
giả sẽ giúp chúng ta tự cải thiện chính mình.
1.2.4. Vai trò của thuyết trình
Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả và đóng vai trò to lớn trong
thành công của mỗi cá nhân:
Nhƣ Lee Iacocca, cựu chủ tịch của Chrysler giải thích “Bạn có thể có
những ý tƣởng vĩ đại, nhƣng nếu bạn không thể diễn đạt đƣợc nó, bộ não
của bạn sẽ trở nên vô dụng”. Hoặc theo chuyên gia kinh tế hàng đầu Midge
Costanza, bạn phải “đứng trên đôi chân của mình, dù là làm việc đọc lập hay
theo nhóm, và hoàn thành bài trình bày một cách thuyết phục và chân
thực”.[13]
Tầm quan trọng của giao tiếp, đặc biệt trong đó là kỹ năng thuyết
trình thuyết phục đƣợc đề cao trong rất nhiều lĩnh vực, kể cả nhũng ngành
mang tính kỹ thuật chuyên sâu nhƣ kĩ sƣ dân dụng hay chế tạo máy, các nhà
quan lí vẫn đặt kỹ năng giao tiếp cao hơn kiến thức chuyên môn khi tuyển
dụng hay cất nhắc một ai đó.
Đôi khi điều giúp chúng ta tồn tại (theo cả nghĩa đen hay nghĩa bóng
của hoàn cảnh) chính là kỹ năng thuyết phục ngƣời nghe bằng lời nói thể
hiện quan điểm của bản thân.
+ Hãy tƣởng tƣợng, bạn và một nhóm bạn bị lạc trong rừng. Mọi

ngƣời quyết định sẽ cố gắng trụ lại ở nơi bắt đầu nhận ra cả nhóm bị lạc và
tìm cách gây chú ý bằng việc đốt lửa, đồng thanh hét to,… Nhƣng bạn, với
hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề tìm đƣờng và sinh tồn cá nhân trong
rừng, bạn lại nghĩ cả nhóm nên đi theo lối mòn và tìm đƣờng để ra đƣợc một
dòng sông, con suối (chẳng hạn),… Dù là bằng cách nào thì bản thân bạn tin
vào khả năng của chính mình và việc mà bạn cần làm lúc này là thuyết phục
một đám đông (nhóm bạn) nghe theo bạn.
+ Vấn đề thứ hai, “tồn tại” trong một môi trƣờng làm việc cạnh tranh
trí tuệ cao. Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn luôn đƣợc yêu cầu đòi hỏi,
vấn đề quan trọng tiếp theo nằm ở văn hóa và trình độ giao tiếp của bạn trong
đời sống công việc hằng ngày và đặc biệt là trong những buổi họp đề xuất ý
tƣởng mới và khát khao thể hiện, đƣợc đƣợc hiện thực hóa ý tƣởng của mình
sẽ đòi hỏi ở bạn một khả năng thuyết phục ngƣời khác bằng lời nói, thái độ
của bạn.
Lịch sử và hiện tại cho thấy, kỹ năng thuyết trình quyết định sự thành
công của mỗi cá nhân. Một nhà lãnh đạo hay quản lý cần phải thành thục
trong kỹ năng nói chuyện trƣớc đám đông, đôi khi chính điều này giúp che
bớt một số khuyết điểm khác. Ngƣời thuyết trình một cách tự tin, dõng dạc,


13
chân thực chắc chắn luôn tạo dựng đƣợc hình ảnh , phong thái và tố chất
hơn ngƣời thu hút sự quan tâm, chú ý của ngƣời đối diện.
1.2.5. Một số loại bài thuyết trình
Dựa vào mục đích mà ngƣời ta chia ra thành 4 loại bài thuyết trình đó
là thuyết trình cung cấp thông tin, thuyết trình với mục đích thuyết phục,
thuyết trình trong các dịp đặc biệt, thuyết trình nhóm.
+ Thuyết trình cung cấp thông tin gồm có: thuyết trình về sự vật,
thuyết trình về quy trình, thuyết trình về các sự việc, thuyết trình về khái
niệm. Loại bài thuyết trình này thƣờng ngắn gọn, súc tích,... Cuối bài thuyết

trình nên tóm lại nêu lên ý chính. Lƣu ý không nên đánh giá quá cao về
những gì thính giả biết, không nên sử dụng các biệt ngữ, tránh trừu tƣợng
hóa vấn đề, cá nhân hóa ý tƣởng của bạn và nên truyền đạt chủ đề một cách
trực tiếp.
+ Thuyết trình với mục đích thuyết phục: là việc thuyết trình đƣợc
phác họa bằng việc giúp thay đổi, hoặc gia tăng sự tin tƣởng của ngƣời
nghe. Gồm các bài nhƣ sau: bài thuyết phục các vấn đề thực tế, bài thuyết
phục các vấn đề về giá trị, bài thuyết phục các vấn đề về biện pháp.
+ Bài thuyết trình trong các dịp đặc biệt gồm có: thuyết trình giới
thiệu, thuyết trình trao thƣởng, thuyết trình nhận thƣởng, thuyết trình kỷ
niệm, tƣởng niệm. Loại bài này thƣờng ngắn gọn, súc tích và có yếu tố cảm
xúc. Vì vậy khi thuyết trình cần chú ý đến cách bộc lộ cảm xúc, cách dùng
từ của mình.
+ Thuyết trình nhóm: Thƣờng thì nhóm sẽ có từ 3-12 ngƣời. Loại
thuyết trình nay đòi hỏi những kỹ năng tƣơng tự nhƣ thuyết trình trƣớc công
chúng, khác nhau lớn nhất đó là các thành viên trong nhóm tác động lẫn
nhau thông qua giao tiếp [3].
1.2.6. Quá trình thực hiện một bài thuyết trình
1.2.6.1. Chuẩn bị nội dung thuyết trình
 Chọn chủ đề và xác định mục đích
 Chọn chủ đề
- Bƣớc đầu tiên của một buổi thuyết trình là chọn đề tài. Thong thƣờng, chủ đề
bài nói chuyệnđƣợc xác định bằng những sự kiện, thính giả, trình độ của ngƣời
trình bày. Có 2 loại chủ đề khả thi cho bài thuyết trình tại lớp: các chủ đề họ
biết nhiều và các chủ đề họ muốn tìm hiểm thêm[3].
- Trƣớc khi bắt đầu chuẩn bị cần nắm bắt, hiểu rõ nội dung về chủ đề cần thuyết
trình, những thông tin cần truyền đạt. Sau đó phân tích, liệt kê các nội dung cơ
bản và sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định khi thuyết trình.Chủ đề của bai
thuyết trình có thể đƣợc xác đỉnh rõ theo hƣớng phân tích lý do các đối tƣợng



14
thuyết trình nghe bai thuyết trình. Những lý do cụ thể đó đƣợc tổng hợp thành
những nội dung cơ bản để xây dựng bài thuyết trình[1].
 Xác định mục đích chung:
- Mục đích mang tính định hình; mục tiêu mang tính định lƣợng, mục tiêu của
thuyết trình là cụ thể hóa mục đích thuyết trình cần hƣớng đến, cần đạt đến, là
kỳ vọng mà đối tƣợng ngƣời nghe đặt ra cho thuyết trình [1].
- Đừng đƣa mục tiêu mơ hồ, quá đỗi lớn lao [2].
- Trƣớc khi xác định mục tiêu, cần biết mục đích chung của bài thuyết trình: mục
đích chung thƣờng là để giải trí hoặc thông tin, thuyết phục [3].
 Xác định mục tiêu cụ thể
- Xác định mục tiêu cụ thể nên tập trung vào một khía cạnh của chủ đề. Chúng ta
có thể nói mục tiêu cụ thể của mình trong một câu đơn (để thông tin đến thính
giả về...; để thuyết phục ngƣời nghe về...) chỉ rõ chính xác những gì chúng ta
hy vọng thu đƣợc sau bài nói chuyện. [3].
 Thiết lập ý trọng tâm
- Ý tƣởng trung tâm là một lời trình bày ngắn gọn mà ngƣời nói muốn diễn đạt.
Ý trọng tâm thƣờng đƣợc diễn đạt bằng một câu đơn mà trong đó bày tỏ ý định
của ngƣời viết, nó cô đọng và làm sắc nét hơn cho lời trình bày có chủ đích cụ
thể [3].

-

-

-

-


 Tìm hiểu thính giả
Phải xác định đối tƣợng thuyết trình là ai? Nắm bắt các cơ cấu thành phần về:
tuổi tác, giới tinh, nghề nghiệp, vị trí xã hội, vị trí công tác, sở thích, nhu cầu
của đối tƣợng thuyết trình [1].
Càng nắm rõ khán giả của mình, bạn càng dễ chuẩn bị tốt bài nói chuyện của
bạn. Không có thông tin nào về ngƣời nghe là vô bổ cả. Sự hiểu rõ trƣớc về
khán giả giúp cho ngƣời thuyết trình quyết định không chỉ chiều dài bài thuyết
trình, ngôn ngữ, phƣơng tiện truyền đạt mà quan trọng hơn là sự nhạy cảm về
văn hóa đối với ngƣời nghe khác nhau [8].
Có một thế giới về thái độ tâm lí mà bạn có thể dễ dàng đọc đƣợc qua tiểu sử và
vị trí của họ trong cơ cấu xã hội. Những gì cần biết về Khán giả của mình:
+ Bạn đƣợc yêu cầu nói về đề tài gì?
+ Quy mô khán giả nhƣ thế nào?
+ Nói chuyện nhân dịp và địa điểm nào?
+ Khán giả biết gì về chủ đề bạn nói? Quan điểm của họ là gì? [7]
Thuyết trình viên tốt phải coi thính giả là trung tâm. Vì thế, trƣớc hết ta phải
thu nhập thông tin về thính giả nhƣ: độ tuổi, giới tính, chủng tộc, dân tộc, tôn
giáo,tâm lý,số lƣợng, sự quan tâm, hiểu biết, thái độ,... để chúng ta bố trí không
gian, thời gian, hƣớng chủ đề,...hợp lí. Khi thuyết trình hãy đặt 3 câu hỏi trong


15
đầu: tôi sẽ nói chuyện với ai? tôi muốn họ biết gì,tin vào điều gì, hoặc họ sẽ
làm gì sau bài thuyết trình của tôi? Cách hiệu quả nhất để xây dựng để trình bày
bài thuyết trình của tôi để hoàn thành đƣợc mục đích đề ra là gì?[3]
 Thu nhập thông tin, tƣ liệu cho bài thuyết trình
- Có 3 loại thông tin và tƣ liệu cần tìm: thông tin phải biết, thông tin cần
biết, thông tin nên biết.
- Thuyết trình viên nên chuẩn bị thêm tài liệu hỗ trợ (tranh ảnh, bảng só liệu,
sơ đồ minh họa,...) giúp cho thính giả dễ hiểu hơn. Đồng thời phải tìm hiểu thông

tin về điều kiện và hoàn cảnh trình bày để có thể chủ động chuẩn bị cho phù hợp,
đề xuất khắc phục những gì bất lợi.
- Có rất nhiều nguồn thông tin nhƣ: kiến thức và kinh nghiệm của ngƣời
thuyết trình, nghiên cứu tại thƣ viện, tìm kiếm internet, các công cụ tìm kiếm,
phỏng vấn,...[3].
1.2.6.2. Chuẩn bị thuyết trình
 Tổ chức bài thuyết trình
Tổ chức bài là vô cùng quan trọng, cần sắp xếp để xây dựng chủ đề nội dung của
văn bản, thông điệp sao cho lôi cuốn. Phác thảo đƣợc công việc cần làm cho công
tác tổ chức một bài thuyết trình bắt đầu bằng việc chọn một số điểm chính trong
bài mà mình sẽ trình bày, liệt kê ra giấy và sắp xếp chúng, xem bạn cần chuẩn bị
hình ảnh, nội dung hay có nảy sinh một vài ý tƣởng gì.
 Xây dựng nội dung bài thuyết trình
Gồm các bƣớc sau: (1)Phác thảo đề cƣơng, (2) Cấu trúc 3 phần của bài thuyết
trình, (3) Xây dựng phần mở đầu,(4) Phần thân gồm những ý chính của bài thuyết
trình, (5) Phần kết.
 Các phƣơng tiện hỗ trợ và công tác hậu cần
Hãy quan tâm thêm đến những vấn đề sau:
- Các tài liệu có liên quan
- Hệ thống máy chiếu đa phƣơng tiện
- Các phƣơng tiện hỗ trợ khác: máy chiếu video. hệ thốnng âm thanh,...
Công tác hậu cần cần đƣợc chuẩn bị chu đáohoàn chỉnh nhất có thể:
-Phƣơng tiện nghe nhìn:
+ Chọn vị trí đặt thích hợp
+ Tìm hiểu cách thức sử dụng rõ ràng
+Dành thời gian tập luyện sử dụng
- Các phần việc khác:
+ Đảm bảo về địa điểm



16
+ Chuẩn bị và kiểm tra độ rõ nét của phƣơng tiện nghe nhìn
+ Vị trí đứng thuyết trình
+ Kiểm tra lại tất cả mọi thứ trƣớc 2 giờ đồng hồ
 Chuẩn bị tâm lí và hình thức
-Tâm lý: Hãy tự tin, đứng bao giờ học thuộc bài nói, tƣởng tuọng bận sẽ thuyết
trình thành công, đừng coi rụt rè là rào cản, giữ sức khỏe và bảo vệ giọng nói.
-Chuẩn bị hình thức: vẻ bề ngoài, tổng thể hài hòa, phù hợp với không gian, nội
dung thuyết trình và khán giả của bạn.
 Luyện tập để thành công
Tập luyện là cơ hội để bạn nắm vững nội dung, điều chỉnh thời gian và sửa
chữa,bổ sung những chổ chƣa chính xác trong bài thuyết trình.Rèn luyện cả kỹ
năng sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ nghe nhìn.
1.2.6.3.Tiến hành thuyết trình
Các bƣớc tiến hành thuyết trình:
 Kế hoạch bài thuyết trình: là bản tóm tắt những ý chính,những
luận cứ lớn trong bài thuyết trình. Bản tóm tắt gồm có:
-Lứa chọn phƣơng pháp phù hợp
- Lựa chọn phong cách trình bày phù hợp
- Phân bổ thời gian thuyết trình
 Tạo mối quan hệ, ấn tƣợng đối với khán giả
Đảm bảo vẻ ngoài luôn chỉnh chu, trang phục gọn gàng,nghiêm túc, tƣ thế ngay
ngắn không rụt rè.
- Sắc mặt tƣơi tỉnh, hồng hào
- Không vội vàng nói ngay khi bƣớc ra bục, thong dong, từ tốn
- Giới thiệu bản thân một cách thân thiện, không khoe khoang
- Có đầy đủ độ tự tin
- Đƣa ra những vấn đề chính ngay từ đầu bài thuyết trình
- Nhớ tên thính giả càng nhanh càng tốt
- Hình thành phong cách

- Lƣu lại ấn tƣợng
 Trình bày nội dung bài thuyết trình
Các tác giả Dƣơng Thị Liễu [5], tác giả Lại Thế Luyện [6], Thomas Paul [8], đều
cho rằng nội dung thuyết trình luôn phải tuôn thủ theo cấu trúc cơ bản 3 phần.
Trình bày tuần tự cấu trúc và nội dung thuyết trình:
- Mở đầu: Mở đầu ấn tƣợng bằng một thông điệp, giới thiệu đề tài và các phần mà
bạn sẽ trình bày trong buổi thuyết trình.


17
- Trình bày phần thân bài: trình bày tất cả nội dung đã chuẩn bị, lần lƣợt và đúng
trình tự.
-Trình bày phần kết luận. Kết luận thƣờng phải nêu ra đƣợc thông điệp đúc kết vấn
đề, kết thúc đúng lúc, ấn tƣợng.
 Đặt và trả lời câu hỏi đối với khán giả
- Trả lời câu hỏi của thính giả
- Chuẩn bị phần hỏi – đáp với thính giả
- Ứng phó với những câu hỏi không trả lời đƣợc
1.2.6.4. Đánh giá kết quả thuyết trình
- Đối với diễn giả:
+ Có tạo lập đƣợc mối quan hệ tốt với thính giả?
+ Có kiểm soát đƣợc mọi thứ?
+ Có nhất quán và theo tiêu chí đã đặt ra
+ Hài lòng với thồn điệp mở đầu và kết thúc?
+ Hài lòng về kết quả?
- Đối với thính giả:
+ Tránh đƣợc sai lầm ngớ ngẩn nào không?
+ Kỳ vọng của thính giả đƣợc đáp ứng?
+ Có nhận đƣợc phản hồi tốt từ thính giả?
+ Chắc chắn thính giả hiểu đƣợc thông điệp của bạn?

- Đối với thông điệp:
+ Nói rõ ràng nhất quán về thông điệp?
+ Lập luận có liên kết tốt?
+ Cập nhật thông tin mới không?
+ Thông điệp có thể ngắn hơn không?
Trên đây là một vài nghiên cứu đi trƣớc về kỹ năng thuyết trình của nhiều
tác giả đƣa ra những lý thuyết nhằm rèn luyện và cải thiện kỹ năng thuyết
trình cho mọi ngƣời. Với đề tài nghiên cứu của nhóm thuyết trình nhằm vào
đối tƣợng là sinh viên khối ngành sƣ phạm, sẽ có những khác biệt nhất định
từ phƣơng pháp nghiên cứu đến cách thức thực hiện. Vấn đề đầu tiên cần
quan tâm chính là thực trạng về kỹ năng thuyết trình của sinh viên khối
ngành sƣ phạm trong hiện tại.


18
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu:
+ Phƣơng pháp biện chứng duy vật: Căn cứ vào đối tƣợng nghiên cứu
của đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để làm rõ những yếu tố ảnh hƣởng
đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên khối ngành sƣ phạm tại thành phố Hồ Chí
Minh.
+ Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: đƣợc sử dụng để thu thập thông tin
về các cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến đề tài, lựa
chọn những tài liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu, kế thừa những công trình
nghiên cứu phù hợp với đề tài, tìm hiểu những vấn đề mà trƣớc đây các công trình
nghiên cứu chƣa đề cập đến.
+ Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: đƣợc sử dụng trong
toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành
phân tích, đánh giá về những yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh
viên khối ngành sƣ phạm tại thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phƣơng pháp so sánh sử dụng các dữ liệu khảo sát thu thập đƣợc trong
các điều kiện khảo sát khác nhau (các trƣờng khác nhau, các ngành khác nhau,
điều kiện học tập khác nhau,...) để đƣa ra kết luận về thực trạng, các yếu tố ảnh
hƣởng và đƣa ra các giải pháp về kĩ năng thuyết trình của sinh viên khối ngành sƣ
phạm tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
+ Phỏng vấn thử các sinh viên khối ngành sƣ phạm trƣờng Đại học Sài
Gòn với những câu hỏi nhƣ sau:
- Bạn gặp khó khăn gì khi chuẩn bị một bài thuyết trình?
- Thuyết trình hiệu quả giúp ít đƣợc gì cho công việc và việc học tập?
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:
+ Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:
Chọn quần thể nghiên cứu: chủ định chọn là sinh viên khổi ngành sƣ phạm tại
các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. (Trƣờng Đại
học Sài Gòn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh và Trƣờng Cao đẳng Sƣ
phạm Trung Ƣơng TP. Hồ Chí Minh )
Phƣơng pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo kiểu thuận tiện
Chọn cỡ mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu quan sát dựa trên công thức đơn giản của
Taro Yamane (2012). Do số lƣợng sinh viên khối ngành sƣ phạm ở TP.HCM lớn
hơn 5.000 ngƣời nên nhóm sử dụng công thức tính kích cỡ mẫu tối thiểu là lớn
nhất với p = q = 0.5


19

= 0.25x

= 384


Trong đó:
n: Số lƣợng quan sát mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra.
Z : giá trị phân phối tƣơng ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá
trị z là 1,96…)
p: là ƣớc tính tỷ lệ % của tổng thể
ε: sai số cho phép
 Công cụ phân tích
Đề tài sử dụng công cụ phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 16.0
thông qua các bƣớc phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội nhằm khẳng định
các yếu tố cũng nhƣ các giá trị và độ tin cậy của các thang đo các yếu tố ảnh
hƣởng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khối ngành sƣ phạm tại thành phố Hồ
Chí Minh.
2.3. Thông tin khảo sát
2.3.1. Tình hình khảo sát
 Yêu cầu của phiếu khảo sát hợp lệ
- Sinh viên của các trƣờng Đại học Sài Gòn, Đại học Sƣ phạm TP.Hồ Chí
Minh, Cao đẳng Sƣ phạm Trung Ƣơng TP. Hồ Chí Minh.
- Sinh viên ngành sƣ phạm
- Thực hiện đầy đủ các câu hỏi bắt buộc của phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
Số phiếu phát ra

420

Số phiếu thu lại
Số phiếu không đạt yêu cầu
Số phiếu đạt yêu cầu

420
17

403

Nhóm đã đƣa ra 420 phiếu khảo sát và thu lại 420 phiếu. Trong đó, 403
phiếu hợp lệ chiếm 95,95% và 17% phiếu không hợp lệ chiếm 4,05%.


20
2.3.2. Thành phần các Trƣờng
Trƣờng
Frequency Percent

Valid Cumulativ
Percent e Percent

Đại học Sài Gòn

203

50,4

50,4

50,4

Đại học Sƣ phạm TP.Hồ Chí
Minh

116

28,8


28,8

79,2

Cao đẳng Sƣ phạm Trung Ƣơng
TP. Hồ Chí Minh

84

20,8

20,8

100,0

Total

403

100,0

100,0

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 403 sinh viên, trong đó có 203 sinh viên
trƣờng Đại học Sài Gòn chiếm 50,4%, 116 sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm
TP.Hồ Chí Minh chiếm 28,8% và 84 sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung
Ƣơng TP. Hồ Chí Minh chiếm 20,8%.
2.3.3. Thống kê nhóm ngành
Nhóm ngành

Frequency Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

Khoa học Xã hội

88

21,8

21,8

21,8

Khoa học Tự nhiên

75

18,6

18,6

40,4

Giáo dục Chính trị


76

18,9

18,9

59,3

Ngoại ngữ

28

6,9

6,9

66,3

Tiểu học và mầm non

136

33,7

33,7

100,0

Total


403

100,0

100,0

Nhóm đã thống kê đƣợc tỉ lệ giữa các nhóm ngành không chênh lệch nhiều cụ thể
là có 88 sinh viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội chiếm 21,8%, 75 sinh viên
thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên chiếm 18,6% , 76 sinh viên thuộc nhóm
ngành Giáo dục Chính trị chiếm 18,9%, 28 sinh viên thuộc nhóm ngành Ngoại ngữ
chiếm 6,9% và 136 sinh viên thuộc nhóm ngành Tiểu học và mầm non chiếm
33,7%.


21

2.3.4. Thống kê thành phần sinh viên
Sinh viên
Frequency

Percent

Valid
Percent

213

52,9

52,9


52,9

Sinh viên năm 2

66

16,4

16,4

69,2

Sinh viên năm 3

80

19,9

19,9

89,1

Sinh viên năm 4

44

10,9

10,9


100,0

Total

403

100,0

100,0

Valid Sinh viên năm nhất

Cumulative
Percent

Nhóm khảo sát đƣợc phần lớn các bạn sinh viên năm nhất chiếm 52,9% và 16,4 %
sinh viên năm 2, 19,9% sinh viên năm 3, 10,9% sinh viên năm 4.
2.3.5.Thống kê giới tính
Giới Frequenc
Valid
tính y
Percent Percent
Valid Nữ

75

Cumulative
Percent


18,6

18,6

18,6

Nam 328

81,4

81,4

100,0

Total 403

100,0

100,0

Khảo sát đƣợc 403 Sinh viên thì có 75 sinh viên là nữ chiếm 18,6%, còn phần lớn
là nam chiếm 81,4%


22
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Trên đây là các phƣơng pháp nhóm nghiên cứu đã chọn để tiến hành nghiên cứu
nhằm đem lại kết quả ngiên cứu khách quan và hiệu quả nhất.



23
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ KỸ
NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SƢ PHẠM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
3.1.

THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG THUYÊT TRÌNH CHO SINH
VIÊN KHỐI NGÀNH SƢ PHẠM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
3.1.1. Kỹ năng cần thiết của ngƣời giáo viên
Bảng 3.1: Kỹ năng cần thiết cho ngƣời giáo viên

các kỹ năng

số lƣợng

thuyết trình
giao tiếp
xử lí tình huống
quản lý
sinh hoạt tập thể
tìm kiếm thông tin
đứng lớp

254
266
280
216
212
199


tỉ lệ
(%)
63,2%
66,2%
69,7%
53,7%
52,7%
49,5%

267

66,4%

soạn giáo án

308

76,6%

Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát và phân tích
Nhìn chung qua khảo sát 403 sinh viên khối ngành sƣ phạm về các kỹ năng cần
thiết cho ngƣời giáo viên thì các bạn điều cho rằng các kỹ năng trên là cần thiết.
Các kỹ năng đƣợc đánh giá là cần thiết nhất đó là kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng
xử lí tình huống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đứng lớp và kỹ năng thuyết trình. Các
kỹ năng này đều chiếm tỉ lệ trên 60%, trong đó kỹ năng soạn giáo án chiếm tỉ lệ
cao nhất chiếm 76,6%.


24

3.1.2. Tình hình hiểu biết của sinh viên về kỹ năng thuyết trình
Bảng 3.2: Tình hình thuyết trình của Sinh viên
Frequenc
Valid
Cumulative
y
Percent Percent (%) Percent
Rồi

395

98,0

98,0

98,0

Chƣa 8

2,0

2,0

100,0

Total 403

100,0

100,0


Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát và phân tích.
Khi khảo sát về tình hình thuyết trình ở sinh viên khối ngành sƣ phạm thì hầu hết
các bạn đã thuyết trình rồi chiếm 98%, chỉ có 2% sinh viên chƣa thuyết trình.
Bảng 3.3: Sự hiểu biết về thuyết trình
Định nghĩa về thuyết trình
số lƣợng
Nói chuyện trƣớc dám đông
124
Trình bày những gì mình đã chuẩn
bị trƣớc mọi ngƣời
37
Là cách truyền đạt các ý tƣởng và
các thông tin, là trình bày bằng lời
đến một nhóm ngƣời trƣớc nhiều
ngƣời về một vấn đề nào đó nhằm
219
cung cấp thông tin hoặc thuyết
phục, gây ảnh hƣởng đến ngƣời
nghe.
Trình chiếu slide và đọc slide.

169

tỉ lệ
35,2%
10,5%

62,2%


48,0%

Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát và phân tích.
Khi quan sát bảng sự hiểu biết về thuyết trình ta thấy đƣợc, có 219/403 sinh viên
cho rằng “Thuyết trình là cách truyền đạt các ý tƣởng và các thông tin, là trình bày
bằng lời đến một nhóm ngƣời trƣớc nhiều ngƣời về một vấn đề nào đó nhằm cung
cấp thông tin hoặc thuyết phục ngƣời nghe” định nghĩa này chiếm tới 62,2%. Yếu
tố chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là “Trình chiếu slide và đọc slide” đây là định nghĩa mà
169 sinh viên đồng ý với tỷ lệ chiếm 48,0%. Đứng vị trí thứ 3 là “nói chuyện trƣớc


25
đám đông” chiếm tỷ lệ 35,2%. Và cuối cùng là “ trình bày những gì mình đã chuẩn
bị trƣớc mọi ngƣời” chiếm tỷ lệ 10,5%.
Nhìn chung, sau khi thông qua kết quả phân tích cho thấy đƣợc việc các bạn sinh
viên biết đƣợc định nghĩa thuyết trình nhƣng các bạn không hiểu nó một cách
chính xác nên dẫn đến việc lựa chọn đáp án chính xác nhất không đúng.
Bảng 3.4: Nhu cầu nâng cao kỹ năng thuyết trình ở sinh viên khối
ngành sƣ phạm

Tỉ lệ
Số lƣợng (%)


391

97,0

không 12


3,0

Total 403

100,0

Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát và phân tích.
Khi đƣợc hỏi về việc có muốn nâng cao khả năng thuyết trình của bản thân không
thì 97,0 % các bạn sinh viên muốn nâng cao, tuy nhiên lại còn một số ít sinh viên
không muốn. Điều đó cho thấy khả năng thuyết trình của các bạn chƣa thật sự tốt
nên cần đƣợc nâng cao, nhóm đánh giá cao ý thức muốn hoàn thiện kỹ năng cho
bản thân của các bạn này, tuy nhiên vẫn còn 3% các bạn không có ý thức nâng cao
kỹ năng thuyết trình cho thấy các bạn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của kỹ
năng thuyết trình đối với việc học tập cũng nhƣ là công việc sau này của mình,
vấn đề đặt ra ở đây phải nâng cao ý thức cho các bạn này.
Bảng 3.5: Tổ chức nâng cao kỹ năng thuyết trình ở trƣờng.các
Frequenc
Valid
y
Percent Percent

Cumulative
Percent

Valid chƣa 200

49,6

49,6


49,6



50,4

50,4

100,0

203

Total 403
100,0 100,0
Nguồn: Nhóm tác giả khảo sát và phân tích.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát ở 3 trƣờng Đại học Sài Gòn, Đại học Sƣ phạm TP.
Hồ Chí Minh, Cao đẳng Sƣ phạm Trung Ƣơng TP. Hồ Chí Minh thì các trƣờng
này đều có mở các lớp, chƣơng trình để đào tạo nâng cao kỹ năng thuyết trình ở
sinh viên nhƣng chỉ có 50,4% sinh viên biết đều đó, còn 49,6% sinh viên không
biết cho thấy các bạn sinh viên vẫn chƣa thật sự quan tâm việc nâng cao kỹ năng
thuyết trình cũng nhƣ các kỹ năng khác cho bản thân.


×