Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận pháp luật đại cương hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.53 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI:
HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THAM NHŨNG..............................................2
1.1. Khái niệm tham nhũng...............................................................................2
1.2. Hành vi tham nhũng...................................................................................3
1.3. Nguyên nhân của tham nhũng....................................................................4
PHẦN 2: HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG ĐẾN NỀN KINH TẾ............6
VIỆT NAM.......................................................................................................6
2.1. Khái niệm tham nhũng kinh tế...................................................................6
2.2. Hậu quả của tham nhũng đến nền kinh tế Việt Nam..................................6
2.3. Những đại án tham nhũng lớn....................................................................9
PHẦN 3: BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG.....................14
3.1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơng dân trong phịng,
chống tham nhũng...........................................................................................14
3.2. Trách nhiệm của cơng dân trong phịng, chống tham nhũng...................16
KẾT LUẬN....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................18

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, pháp luật đang giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà
nước. Pháp luật giữ cho đất nước một nếp sống công bằng, văn minh. Pháp
luật đóng vai trị rất quan trọng như vậy nhưng vẫn có nhiều người thực hiện
hành vi trái pháp luật. Có thể nói đến đó là hành vi tham nhũng.
Tham nhũng là hành vi trục lợi tài sản của nhà nước làm tài sản riêng,
nhận hối lộ và lợi dụng chức quyền của bản thân để trục lợi tài sản. Như vậy
đôi khi hành vi tham nhũng còn vượt qua cả nạn hối lộ. Chính vì sự nghiêm
trọng của nạn tham nhũng nên cần có thêm nhiều biện pháp để ngăn chặn hối
lộ. Tham nhũng gây hậu quả lớn đến nhiều mặt của cuộc sống như chính trị,
kinh tế và xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu: Làm rõ khái niệm, hành vi và hậu quả của
tham nhũng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tiểu luận đưa ra hai nhiệm vụ nghiên cứu
chính

+) Phân tích và hệ thống hố những điều luật về tham nhũng (hành
vi tham nhũng, những qui định về cách khắc phục tham nhũng …)

+) Phân tích, chỉ rõ những đại án về tham nhũng về kinh tế
+) Đưa ra những bài học về việc chống tham nhũng kinh tế và giải
pháp để xử lí triệt để hành vi tham nhũng về kinh tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hậu quả của tham nhũng đối với nền kinh tế
của Việt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Nội dung về hậu quả của tham nhũng đối với nền
kinh tế Việt Nam.

1


NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THAM NHŨNG

1.1. Khái niệm tham nhũng
Theo tài liệu hướng dấn của Liên Hợp Quốc về đấu tranh quốc tế chống
tham nhũng cho rằng: “Tham nhũng – đó là sự lợi dụng quyền lục nhà nước
để trục lợi riêng”. Hành vi tham nhũng bao gồm những hành vi lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để tham ô, trộm cắp tài sàn nhà nước hoặc là lợi dụng địa vị
cua mình, hoặc là tạo a xung đột về thứ tự quan tâm giữa tách nhiệm đối với
xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi. Từ cách xem xét như vậy, tham
nhũng đã vượt ra ngời giới hạn của hối lộ.
Tham nhũng là mối nguy cơ xâm hại đến hệ thống chính trị và bộ máy
nhà nước. Tham nhũng là quốc nạn. Tham nhũng và gian lận là một loại tội
phạm kinh tế, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bởi vì đó là hành vi do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. ở mức độ
khác nhau, tệ nạn tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có nơi, có lúc
nghiêm trọng gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhà nước, tác động tiêu cực đến
trật tự, kỷ cương phép nước, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và nhà nước.
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, có quyền trong xã hội đã lợi
dụng chức vụ và quyền đó để tham ô, ăn cắp, nhận và đưa hối lộ hoặc cố ý
làm trái pháp luật, trái quy định của nhà nước vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại
đến tiền, tài sản của nhà nước, tập thể và nhân dân, vi phạm các hoạt động
đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
Tham nhũng, gian lận có thể là một hành vi phạm tội được quy định
trong Bộ luật Hình sự hoặc những hành vi vi phạm chức trách công vụ mà
chưa đến mức tội phạm. Nếu xét ở góc nhìn của xã hội thì tham nhũng trước
hết phải được đánh giá như một hiện tượng xã hội tiêu cực, tha hóa với ba
mức độ biểu hiện: tội phạm hình sự, sự vi phạm pháp luật, sự đồi bại về đạo
đức và vi phạm các chuẩn mực xã hội.


2

1.2. Hành vi tham nhũng
1.2.1. Dấu hiệu nhận biết của hành vi tham nhũng
Ban Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trên cơ sở nghiên cứ kinh nghiệm
cuae các nước khác nhau cho trằng, tội phạm tham nhũng bao hàm các hành
vi sau:
Một là, hành vi của những người có chức quyền ăn cắp, tham ơ và
chiếm đoạt tài sản của nhà nước
Hai là, lạm dụng chức quyền để trục lượi bất hợp pháp thông qua việc
sử dụng quy chế chính thức một cacgs khơng chính thức.
Ba là, sự mâu thuẫn, khơng cân đối giữa các lợi ích chính đáng do
thực hiện nghĩa vụ xã hội với những món tư trục lợi riêng
Như vậy, có ba dấu hiệu để nhận biết tham nhũng, đó là: Lạm dụng
chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật (bằng hành động hoặc
không hành động); tạo lợi thế cho người khác hoặc cho người thân quen vi
phạm pháp luật; có sự tả cơng cho hành vi đó.
1.2.2. Các hành vi tham nhũng
Theo điều 2 của “Luật phòng chống tham nhũng số
36/2018/QH2014”, các hành vi tham nhũng là:
- Tham ô tài sản
- Nhận hối lộ
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì
vụ lợi
- Lạm dụng quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hương đối với người khác để
trục lợi
- Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộđể giải quyết công việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi

3

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản cơng vì vụ lợi
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc khơng đầy đủ nhiệm vụ,
cơng vụ vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi
phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở, can thiệp trái pháp luậ vào việc giám sát,
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều ta, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
1.2.3. Phân loại tham nhũng
Căn cứ theo nhiều tiêu chí khác nhau, người ta có các cách phân loại
tham nhũng khác nhau
Nếu căn cứ vào mức độ tham nhũng thì tham nhũng có thể phân chia
thành hai loại: Tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ
Nếu căn cứ vào mức độ chủ động của đối tượng có hành vi tham
nhũng thì tham nhũng có thể tham nhũng có thể được chia thành hai loại:
Tham nhũng chu động và tham nhũng bị động.
Nếu căn cứ theo tiêu chí lĩnh vực, tham nhũng có thể chia thành:
Tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực chính trị, tham
nhũng trong lĩnh vực hành chính
1.3. Nguyên nhân của tham nhũng
Một là, quản lý nhà nước yếu kém. Nguyên nhân cơ ban của tham
nhũng nằm ở vấn đề quản lý nhà nước. Chỉ khi nhà nước thực hiện tốt chức
năng quản lý xã hội của mình, các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền như
dân chủ , công bằng, công bằng, công khai, minh bạch… được tôn trọng và
bảo đảm một cacgs thực sự thì khi đó tham nhũng mới bị kiềm chế.
Cải cách hành chính diễn ra vẫn chậm và lũng túng, chưa đpá ứng

được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tục hành chính tuy đã được rà
sốt và loại bỏ một phần nhưng vẫn cịn phức tạp, rườm rà, gây khó khăn cho
người dân và doanh nghiệp. Cơ chế xin – cho vẫn còn tồn tại khá phổ biến.

4

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự sách nhiễu, vòi vĩnh, đưa và nhận hối
lộ trong một số cơ quan nhà nước.

Hai là, khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn chưa đầy
đủ, chặt chẽ hoặc chưa được thi hành hiệu quả. Trong những năm qua, nhà
nước ta đã nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói
chung và hệ thoóng pháp luật về phịng, chống tham nhũng nói riêng để tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của nước ta
vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, tạo kẽ hở cho tham nhũng gia tăng.

Ba là, hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng quốc gia tuy đã
được xây dựng nhưng hoạt động vẫn còn thiếu hiệu quả, ít nhiều mang tính
hình thức. Đặc biệt, cơ quan này hiện nay cịn thiếu tính độc lập và chưa có
cơ chế phối hợp hữu hiệu với các cơ quan nhà nước khác trong phòng ngừa và
chống tham nhũng.

Bốn là, phẩm chất, đọ đức của một bộ phận cán bộ, công chức bị xuống
cấp. Việc Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh những mặt tích cực thì cũng
gây ra một số tác động tiêu cực

Năm là, lương và chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức
cịn thấp, khơng đủ trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình họ.


Sáu là, thể chế chính trị và truyền thống văn hố hàm chứa nhũng yếu
tố ủng hộ hay khoan dung với những hành vi tham nhũng.

Bảy là, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về phòng, chống
tham nhũng chưa được coi tọng, còn hình thức, mang nặng tính phong trào.
Cách thức tun truyền, phổ biến và giáo dục chưa phù hợp, vì vậy, chưa tác
động sâu sắc đến nhận thức và ý thức của người dân về sự cần thiết của phòng
chống tham nhũng.

5

PHẦN 2: HẬU QUẢ CỦA THAM NHŨNG ĐẾN NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM

2.1. Khái niệm tham nhũng kinh tế
Tham nhũng kinh tế là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản
lý kinh tế như, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý
tài sản… được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà
nước về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước.
Biểu hiện của tham nhũng kinh tế là: chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà
nước, công dân nhằm trục lợi cá nhân; ra các quyết định kinh tế trái pháp luật
hoặc thiên vị nhằm trục lợi cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi
phạm pháp luật để tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho
xã hội…
2.2. Hậu quả của tham nhũng đến nền kinh tế Việt Nam
Tham nhũng hiện nay bị coi là một thảm hoạ lớn của toàn thế giới.
Tham nhũng không chỉ xảy ra ở những quốc gia phát triển mà còn xảy ra ở cả
các quốc gia phát triển. Tham nhũng gay ra những tác hại vô cùng nghiêm
trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống chính trị - xã hội của từng quốc
gia nói riêng và của tồn thế giới nói chung. Hậu quả của tham nhũng rất lớn

và trên nhiều lĩnh vục, tuy nhiên, không phải lúc nào tham nhũng cũng hiển
hiện và nó có thể tồn tại dai dẳng trong đời sống xã hội hiện nay và gây ảnh
hưởng đến thế hệ sau. Tham nhũng gây thiệt hại lớn cho Đảng, Nhà nước, tập
thể và công dân: ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Tham
nhũng làm thay đổi mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh tế, pháp luật
quốc gia, dân chủ, luân lý, giáo dục…Những tác hại của tham nhũng có thể
khái quát trên một số nội dung cơ bản sau
Trong lĩnh vực kinh tế, hậu quả của tham nhũng là
Một là, tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các chính sách
kinh tế của quốc gia khơng thực hiện được đầy đủ hoặc hồn toàn

6

Tham nhũng làm cho nền kinh tế mọt ruỗng, làm biến chất quan hệ sở
hữu, làm rối loạn chính sách phân phối, đi chệch hướng phát triển và khơng
có khả năng thực hiện mục tiêu dự kiến ban đầu. Theo đánh gia của Tổ chức
Minh bạch quốc tế thì tham nhũng tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển kinh tế.

Tính trên diện rộng cả nền kinh tế, tham nhũng sẽ có một tác hại vơ
cùng lớn. Nó làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Trong các trường
hợp, vì trục lợi cá nhân mà người có chức vụ quyền hạn sẽ tìm cách chiếm
hữu trái phép tài sản tham nhũng dẫn đến mất trắng một lượng giá trị vật chất
vơ cùng lớn nếu xét rộng trên phạm vi tồn xã hội. Thiệt hại quy đổi sang tiền
này nếu đem đầu tư phát triển nền kinh tế sẽ có một kết quả vô cùng lớn.

Tham nhũng làm mất đi một lượng lớn tiền của của nhà nước, doanh
nghiệp, tổ chức khu vực ngồi nhà nước, từ đó các chủ thể này khơng có tiền
để phát triển kinh tế. Hoạt động thương mại của các doanh nghiệp vì thế mà
giảm sút. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp dần đi dẫn đến thị
trường kinh tế kém phát triển đi. Một ngành nghề kém phát triển có thể kéo

theo một hoặc nhiều nghành nghề khác kém phát triển, dẫn đến thực trạng cả
nền kinh tế bị ảnh hưởng.

Hai là,tham nhũng gây ra lãng phí, thất thốt lớn về mặt kinh tế. Bởi
lẽ một phần khá lớn về mặt kinh tế. Bởi lẽ một phần khá lớn tiền của các nhà
đầu tư trong nước cũng như nước ngoài bị “rơi vào túi” của những kẻ quan
liêu, tham nhũng, mà không được sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh.

Ngân sách nhà nước là nguồn thu, chi cho tất cả các hoạt động của nhà
nước ở trung ương cũng như địa phương. Tội phạm tham nhũng có nhiều hình
thức, phương pháp thực hiện tham nhũng, mà một trong số đó là tham ơ tài
sản. Tham ơ tài sản có thể coi như một tội cơ bản và dễ dàng nhận ra đối với
tác hại kinh tế cho ngân sách, ngân quỹ.

Tham nhũng tiền trong ngân sách làm thiếu hụt ngân sách buộc phải
tăng thêm tiền trong thu ngân sách. Đây là một hậu quả hết sức quan trọng

7

tăng thêm tiền vào các khoản thu ngân sách dẫn đến nhiều hậu quả khác. Đơn
cử, đó là tăng thuế, tuy nhiên tăng thuế là một vấn đề nhạy cảm và không phải
lúc nào cũng tăng được.

Ba là, tham nhũng tạo ra rào cản , cản trở đầu tư nước ngoài. Do nạn
tham nhũng, đầu tư trực tiếp nước ngoài k đc khích lện và các doanh nghiệp
nhỏ trong nước dù vật lộn cũng khơng vượt qua được các chi phí “bôi trơn”.
Không những thế, tham nhũng làm vẩn đục cạnh tranh lành mạnh.

Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế, kéo lùi sự phát triển

của xã hội tuỳ theo quy mơ và mức độ gây hại của nó. Những thiệt hại về
kinh tế mà tham nhũng gây ra cho nước ta có thể kể đến là:

Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong xây dựng cơ
bản do phải chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm tốn
và hàng loạt các chi phí khác.

Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước
thông qua thuế. Do tệ tham nhũng, hối lộ mà một số doanh nghiệp chỉ phải
nộp khoản thuế ít hơn nhiều so với khoản thuế thực tế phải nộp, làm thất thoát
một lượng tiền rất lớn hàng năm. Hối lộ cũng dẫn đến những thất thoát lớn
trong việc hoàn thuế, xét miễn giảm thuế…Tham nhũng, nhất là hành vi tham
ô tài sản đã làm cho một số lượng lớn tài sản công trở thành tài sản tư của một
số cán bộ, công chức, viên chức.

Tham nhũng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các cơng trình
xây dựng. Do tham nhũng mà một số cơng trình xây dựng như các cơng trình
cầu đường, nhà cửa kém chất lượng.

Điều này không chỉ gây nguy hiểm đáng kể cho cuộc sống của người
dân khi sử dụng các cơng trình này mà cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội. Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn đến môi
trường kinh doanh, làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

8

Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, địi hối lộ của một bộ phận cán bộ,
cơng chức, viên chức cịn gây thiệt hại đến tài sản của người dân do họ phải
đưa hối lộ khi liên quan đến các thủ tục hành chính. Mặt khác thủ tục hành

chính bị kéo dài đã gây mất thời gian, tiền của của người dân, làm đình trệ các
hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tham nhũng cũng để lại những hậu quả khó khăn về nhiều phương
diện cho chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân người công
nhân và cả thị trường kinh doanh. Xét về dấu hiệu, đặc điểm, tham nhũng
trong mơi trường tư có những dấu hiệu nhận biết riêng ít nhiều phản ánh bản
chất cũng như q trình hoạt động của nó.

Tính trên diện rộng cả nền kinh tế, tham nhũng sẽ có một tác hại vơ
cùng lớn. Nó làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Trong các trường
hợp, vì trục lợi cá nhân mà người có chức vụ quyền hạn sẽ tìm cách chiếm
hữu trái phép tài sản tham nhũng dẫn đến mất trắng một lượng giá trị vật chất
vô cùng lớn nếu xét rộng trên phạm vi toàn xã hội. Thiệt hại quy đổi sang tiền
này nếu đem đầu tư phát triển nền kinh tế sẽ có một kết quả vơ cùng lớn.

2.3. Những đại án tham nhũng lớn
2.3.1. Vụ án Đinh La Thăng
Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “cố ý làm trái quy định
của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài
sản” xảy ra tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN). Đây là vụ án kinh tế lướn,
được TAND Thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 1/2018 với bị
cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm. Về trách nhiệm dân sự, toà tuyên
buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới bồi thường 800 tỉ cho
PVN. Trong đó bị cáo Đinh La Thăng chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỉ
đồng vì là người chịu trách nhiệm chính.
Tháng 6/2018, Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử
phúc thẩm, đã bác toàn bộ kháng cáo và y án sơ thẩm đối với Đinh La Thăng
cùng 6 bị cáo đồng phạm khác.


9

Vụ án Đinh La Thăng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi
phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế, xâm
phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của PVN – là một trong những tập
đoàn kinh tế quan trọng hàng đầu đất nước, đồng thời gây thiệt hại về tài sản
cho PVN, xâm hại nghiêm trọng đến sự uy tín, đạo đức cán bộ công chức
trong bộ má quản lý nhà nước, ảnh hưởng tới niềm tin của quần chúng nhân
dân, tạo dư luận xấu trong xã hội

Về nhân thân, ông Thăng giữ vai trị chính trong vụ án, đưa ra chủ
trương cho người khác thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại lớn song
nhân thân tốt, thành khẩn khai báo một phần; bị cáo giữ vị trí cao cơng tác có
nhiều thành tích nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ

Các bị cáo Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Thanh
Liêm, Ngũn Xn Thắng, Phan Đình Đức bị xác định có vai trò đồng phạm
trong hành vi cố ý làm trái. Các bị cáo đều có nhân thân tốt, nhiều thành tích
trong xây dựng ngành dầu khí, khai báo thành khẩn, gia đình truyền thống
cách mạng nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt.

2.3.2. Đại án Phạm Công Danh
Phạm Công Anh và đồng phạm phạm tội “cố ý làm trái qui định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại ngân hàng
Xây dưng – VNCB. Bị cáo Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mau (nguyên Tổng
giám đốc VNCB) và các bị cáo dưới quyền dùng tièn của VNCB đảm báo cho
29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay hơn 6.100 tỷ đồng tại
ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank. Do các công ty của ông Danh
không thể trả được nợ, đã khiến VNCB thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng. Vụ án
này còn liên quan đến các bị cáo, bị cáo Trầm Bê, Hứa Thị Phấn và một số bị

cáo khác. Đây là một vụ án Kinh tế phức tạp được HĐXX trả hồ sơ để điều
tra bốung và tiến hành xét xử thành hai giai đoạn
Bản chất của vụ án là Phạm Cơng Danh khơng có tiền, đã mắc nợ
trước khi mua VNCB. Danh rút tiền của chính VNCB mua VNCB. Sau đó,

10

Danh tiếp tục rút tiền của VNCB trả nợ trước đó của cá nhân Danh, trả nợ cho
Tập đồn Thiên Thanh và chi tiêu cá nhân, hàng ngàn tỷ không biết Phạm
Công Danh để ở đâu, chi cho ai.

Phạm Công Danh đã gian dối,có kế hoạch rút tiền từ khi lập Đề án mua
VNCB. Để rút tiền, Phạm Công Danh bất chấp pháp luật, dùng nhiều thủ
đoạn, trên nhiều lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, lôi kéo, tổ chức nhiều cá
nhân trong bộ máy từ Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc Chi
nhánh, nhân viên … tham gia. Phạm Công Danh cùng Phạm Công Trung (em
trai Danh) lập ra hàng chục doanh nghiệp, thực chất không hoạt động, đưa
những người như bảo vệ, rửa xe làm giám đốc để vay tiền, rút tiền.

Theo ngun Chánh tịa Hình sự TAND Tối cao Đinh Văn Quế, hành
vi của Phạm Cơng Danh có dấu hiệu phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản hoặc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết tăng nặng là lợi dụng
chức vụ quyền hạn chứ không phải Cố ý làm trái và Vi phạm quy định về cho
vay.

Thực tế Phạm Công Danh vụ lợi, đã biến tài sản của VNCB thành tài
sản của mình. Danh đã rút tiền của VNCB mua tài sản (cổ phần) cho mình, trả
nợ và chi tiêu cho chính mình.

Phạm Công Trung, em trai Phạm Công Danh, được Cơ quan điều tra

xác định giúp sức đắc lực cho Phạm Công Danh lập hồ sơ khống vay tiền
ngân hàng, có hưởng lợi.

Phạm Công Trung đã bị Cơ quan điều tra khởi tố và ra lệnh bắt giam
nhưng Viện kiểm sát không phê chuẩn. Không những thế, Tịa sơ thẩm cịn
trả lại cho Cơng ty Việt Trung (được xác định thuộc nhóm Thiên Thanh), rất
nhiều bất động sản đã bị kê biên trước đó.

Có 36 bị cáo, thì chỉ một mình Phạm Cơng Danh phải bồi thường. Các
bị cáo cịn lại khơng phải bồi thường mặc dù đồng phạm cùng Phạm Công
Danh gây thiệt hại cho VNCB. Các sai phạm trong q trình Phạm Cơng

11

Danh lập đề án tái cơ cấu, mua ngân hàng, làm Chủ tịch ngân hàng, che dấu
thông tin của ngân hàng chưa được làm rõ.

2.3.3. Vụ án Hứa Thị Phấn
Hứa Thị Phấn và đồng phạm phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín – TrustBank.
Giữ chức vụ cố vấn cao cấp, có nhiệm vụ tư vấn cho thường trực
HĐQT về công tác quản trị và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh
của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), Hứa Thị Phấn cùng Công ty CP đầu tư
phát triển Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng, đứng tên
giúp bà Phấn (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ), đã mua hơn 254,7 triệu cổ phần,
tương đương 2.547 tỉ đồng, chiếm 84,92 % vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín.
Lợi dụng việc là cổ đông lớn, nắm quyền chi phối, thu tóm tồn bộ hoạt
động của HĐQT, ban điều hành và cán bộ nhân viên Ngân hàng Đại Tín và
hai chi nhánh Sài Gịn và Lam Giang, bị cáo Phấn đã chỉ đạo nhân viên ngân

hàng thực hiện các hành vi trái pháp luật để rút tiền, chiếm đoạt, sử dụng trái
phép luật gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín hàng ngàn tỉ đồng.Thơng qua
các bị cáo khác, Phấn chỉ đạo Công ty TrustAsset (thuộc Ngân hàng Đại Tín,
khơng có chức năng thẩm định giá) thẩm định giá, nâng khống giá trị căn nhà
số 5 Phạm Ngọc Thạch sở hữu của bà Phấn lên 1.268 tỉ đồng, cao gấp 8 lần
giá thị trường, rồi chỉ đạo việc mua bán lịng vịng căn nhà, sau đó bán cho
Ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại hơn 1.105 tỉ đồng. Ngồi ra,
bà Phấn cịn bị truy tố về hành vi hạch toán thu chi khống vi phạm các quy
định của pháp luật.
Tổng số tiền bị cáo Hứa Thị Phấn chỉ đạo thu khống để sử dụng bất
hợp pháp hơn 5.256 tỉ đồng. Số tiền này liên quan đến hồ sơ cho Công ty cổ
phần đầu tư Phương Trang vay nhưng bà Phấn đã không giải ngân đủ cho
Công ty Phương Trang, đến nay thất thốt, khơng thu hồi được.

12

Ngày 31/5/2018, TAND TP.HCM đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Hứa
Thị Phấn 30 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội cố ý
làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,
buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại trên 16.000 tỉ đồng.Các bị cáo khác bị
phạt từ 2 năm đến 28 năm tù, liên đới bồi thường số tiền thất thoát trong vụ
án. Tháng 11/2018, TANDCC tại TP HCM xét xử phúc thẩm, đã bác toàn bộ
kháng cáo của Hứa Thị Phấn và một số bị cáo khác, giữ nguyên mức án sơ
thẩm đối với bị cáo Hứa Thị Phấn, tuyên phạt mức án 20 năm tù đối với hành
vi Lạm dụng tín nhiệm, 20 năm tù cho hành vi cố ý làm trái, tổng hợp hình
phạt là 30 năm tù (đã tổng hợp thêm hình phạt 17 năm tù ở vụ án ở
Oceanbank). Bị cáo Phấn phải bồi hoàn số tiền trên 16.000 tỷ đồng.

13


PHẦN 3: BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
3.1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơng dân trong
phịng, chống tham nhũng
Tham nhũng hiện đang là một vấn đề xã hội gây hậu quả nghiêm trọng
cả về chính trị, kinh tế, văn hố – xã hội, đe doạ đến sự tồn tại của chế độ xã
hội chủ nghĩa, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của từng cá nhân. Vì vậy
việc đấu tranh phịng ngừa và chống tham nhũng không chỉ là trách nhiệm của
Nhà nước, của các cơ quan hữu quan mà còn là trách nhiệm của mọi công
dân, tổ chức.
3.1.1. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý
Theo qui định của Luật phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm của
cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực này được thể hiện như sau:
Một là, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện đúng
nghĩa vụ cũng như các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán
bộ, công chức, viên chức theo quy địn của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên
chức và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
Hai là, cán bộ, cơng chức, viê chức có nghĩa vụ báo cáo về các hành
vi có dấu hiệu tham nhũng, góp phần phòng, chống tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị mình làm việc thì cán bộ, cơng chức, viên chức phải báo
cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Trong trường hợp
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham
nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên
trực tiếp.
Nếu cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi thamnhũng mà
không báo cáo thì phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Tuỳ mức độ
vi phạm, người không tố giác hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý kỉ luật hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự.

14


Ba là, cán bộ, cơng chức, viên chức có nghĩa vụ chấp hành quy định
về chuyển đổi vị trí cơng tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Để loại trừ khả
năng cán bộ, cong chức, viên chức lợi dụng thâm niên và kinh nghiệm cơng
tác để mưu cầu lợi ích cá nhân và thực hiện định kỳ đối với một số vị trí cơng
tác liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của nhà nước, trực tiếp tiếp
xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân

3.1.2. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản


Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chứng vụ lãnh đạo, quản
lýtrong cơ quan, tổ chức, đơn vị trì trách nhiệm phịng chống tham nhũng của
đối tượng này phải được thể hiện như sau:

Một là, gương mẫu, liêm khiết, có trách nhiệm tuân thủ quyết định về
việc luân chuyển cán bộ, kê khai tài sản và chịu trách nhiệm về tính chính xá,
trung thực của việc kê khai đó. Bên cạnh đó, cán bộ, cơng chức, viên chức
lãnh đạo, quản lý cịn phải định kì kiểm điểm việc thực hiện chức trách,
nhiệm vụ và trách nhiệm chủa mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi
tham nhũng.

Hai là, cán bộ, cơng chức, viên chức lãnh đạo, quản lý có trách nhiệm
tiếp nhận những phản ánh, báo cáo về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng
xảy ra trong cơ quan , tổ chức, đơn vi mình quản lý. Trên cơ sở tiếp nhận
phản ánh , báo cáo về hành vi, vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển vụ việc
cho cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý và thông báo
cho người báo cáo. Nếu người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà
khơng xử lý thì phải chịu trách nhiệm theo qui định của Pháp luật


Ba là, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đàu cơ quan, tổ
chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra hành vi tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách, quản lý. Trong
trường hợp có các hành vi tham nhũng xảy ra tại các cơ quan, đơn vị mình
phụ trách, quản lý. Trong trường hợp có hành vi tham nhũng xảy ra tại cơ

15

quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách, quản lý. Trong trường hợp có hành vi
tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách, quản lý thì tuỳ
theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà ngườiđứng đầu và cấp
phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.

3.2. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Công dân được nhà nước trao quyền, đồng thời cũng được Nhà nước
qui định trách nhiệm trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã
hội, đấu tranh phịng ngừa và chống vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm
nói riêng, trong đó có hành vi tham nhũng và tội phạm tham nhũng. Luật
Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định
trách nhiệm của các công dân trong phòng chống tham nhũng gồm những nội
dung:
+) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
+) Lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng;
+) Phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng;
+) Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý
hành vi tham nhũng;
+) Kiến nghị với có quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác minh,
xử lý hành vi tham nhũng;
+) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hồn thiện cơ chế, chính sách,

pháp luật về phịng chống tham nhũng;
+) Góp ý xây dựng pháp luật về phòng chống tham nhũng.

16

KẾT LUẬN
Tham nhũng gây hậu quả to lớn về kinh tế. Mà kinh tế là lĩnh vực trụ
cột của mỗi quốc gia. Trong phát triển đất nước, quốc gia nào cũng lấy kinh tế
làm phát triển trọng tâm vì kinh tế có sự chi phối đến tất cả những lĩnh vực
còn lại. Khi kinh tế phát triển chậm lại thì các lĩnh vực khác cũng khó có cơ
hội phát triển cao. Vậy nên tham nhũng gây hậu quả về kinh tế cũng là kéo đi
xuống tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là những vụ tham
nhũng nghìn tỷ đồng, chục tỷ đồng. Khó có khả năng phục hồi cho kinh tế đất
nước để phát triển đất nước những vụ án tham nhũn lớn như vậy. Nó gây hao
tốn nhân vật lực, thời gian, tiền của để khắc phục. Nếu có số liệu thống kê, ta
thấy cứ mỗi vụ thất thốt tiền nghìn tỷ, chục nghìn tỷ như vậy sẽ mất một thời
gian dài để đất nước phát triển trở lại nếu như số tiền đó khơng bị tham
nhũng.

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Nhà nước và Pháp luật, Giáo
trình Pháp luật đại cương trang 249 đến trang 257
/>idb=2&ItemID=1742&l=/noidung/tintuc/Lists/Nghiencuutraodoi
/>844796.html
/>wtMnvtGfRUNi/content/toi-pham-tham-nhung-trong-bo-luat-hinh-su-nuoc-ta
/>hien-nay.aspx
/>tham-nhung-va-cac-vu-an-dien-hinh-duoc-dua-ra-xet-xu-trong-nam-2018
/>biet-nghiem-trong-744796.vov


18


×