Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo kiến tập thực trạng và tác động của việc tham gia các hoạt động kinh tế của nct trên địa bàn xã tiến xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.69 KB, 27 trang )

TIỂU LUẬN

MÔN: XÃ HỘI HỌC KINH TẾ
Đề tài:

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................2
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu..............................................3
PHẦN 2: NHIỆM VỤ THỰC HIỆN...........................................................5
2.1. Thông tin chung:.................................................................................5
2.2. Kết quả đạt được.................................................................................5
PHẦN 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ.................................................................6
3.1. Kết quả khảo sát định lượng và định tính............................................6
3.2. Những vấn đề cần quan tâm..............................................................20
PHẦN 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................25

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiến Xuân là địa bàn có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đa
phần dân cư sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Với sự đầu tư, hỗ trợ
của thành phố, chủ trương triển khai xây dựng Nông thôn mới, diện mạo của xã,
từ đó nền kinh tế cũng như đời sống của nhân dân đã có nhiều khởi sắc. Những
dấu mốc quan trọng trong sự phát triển về các mặt tại nơi đây như kinh tế, văn
hóa, xã hội không thể thiếu sự tham gia của NCT.


Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2020, cả
nước có gần 13 triệu người cao tuổi, chiếm 12% dân số, trong đó khoảng 1,98
triệu người trên 80 tuổi, gần 4,8 triệu người cao tuổi là nam , gần 7,7 triệu người
cao tuổi sống ở nông thôn. Chất lượng cuộc sống của người dân tại Tiến Xuân
ngày càng được nâng lên, nhiều người đến độ tuổi nghỉ hưu vẫn có sức khỏe rất
tốt. Họ mong muốn được tiếp tục đi làm, tinh thần vừa vui vẻ đồng thời có thêm
thu nhập cải thiện cuộc sống. Nhưng mặt khác, một bộ phận khơng nhỏ NCT
khơng có lương hưu, họ vẫn phải đi làm để có tiền trang trải cuộc sống.
Xuất phát từ thực tế trên, với tư cách là những người nghiên cứu cũng như
là sinh viên của khoa Xã hội học thuộc Học viện Báo chí và Tun truyền,
chúng tơi muốn nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về thực trạng chăm sóc
sức khỏe của NCT tại xã, từ đó đề xuất những kiến nghị giúp NCT có thể cải
thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần người cao tuổi. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng tìm hiểu thực trạng tham gia hoạt động kinh tế của NCT để từ đó có những
khuyến nghị hỗ trợ cho người cao tuổi tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ thực trạng tham gia các hoạt
động kinh tế của NCT trong các hộ gia đình tại xã Tiến Xuân huyện Thạch Thất,

1

Hà Nội hiện nay. Tìm hiểu thực trạng, đặc điểm và xu hướng của lao động cao
tuổi tại xã và tác động của thu nhập đến chất lượng sống tại xã Tiến Xuân,
huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm phát
huy mặt tích cực và hạn chế hệ lụy liên quan đến vấn đề lao động cao tuổi.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các đặc điểm nhân khẩu xã hội và đời sống cơ bản của NCT,

Mô tả thực trạng của lao động cao tuổi thị tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất,
TP. Hà Nội.
- Tìm hiểu đặc trưng của việc tham gia các hoạt động kinh tế của NCT
tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
- Phân tích tác động của việc tham gia các hoạt động kinh tế của NCT
đối với chất lượng sống cá nhân và gia đình.
- Từ đó đề ra đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy những tác động tích cực
và hạn chế hệ lụy từ vấn đề lao động lớn tuổi và khuyến khích việc tham gia các
hoạt động kinh tế của NCT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và tác động của việc tham gia các hoạt
động kinh tế của NCT trên địa bàn xã Tiến Xuân
Khách thể nghiên cứu: vì nguồn lực hạn chế nên đề tài chỉ tiếp cận được
một phần dân cư của xã Tiến Xuân, giới hạn thực hiện khảo sát với người thân
trong gia đình có NCT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Tiến Xuân, huyện
Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm đối tượng NCT
trên 60 tuổi.
Phạm vi thời gian: từ ngày 5/4 đến 10/4/2021.

2

5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là loại tri giác có chủ định nhằm xác định các đặc điểm của đối
tượng qua những biểu hiện như: hành động, cử chỉ, cách nói năng… Phương
pháp quan sát cho phép điều tra viên thu thập được các tài liệu cụ thể, khách

quan trong các điều kiện tự nhiên của con người.
5.2. Phân tích tài liệu
Khi nghiên cứu lý luận , chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu lý luận ,
các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận án, bài báo, tạp chí, cơng trình
nghiên cứu trong và ngoài nước,..) về các vấn đề liên quan đến đề tài. Các tư
liệu trên được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp , hệ thống hóa để xây dựng cơ sở
lý luận cho đề tài.
5.3. Phương pháp thang đo
Sử dụng phương pháp thang đo của Robert Sternberg để tiến hành nghiên
cứu. Trong bảng hỏi, gồm A1 - A8 là câu hỏi về thông tin chung của NCT , A9 -
A10 là câu hỏi đánh giá về điều kiện kinh tế gia đình bản thân và A11 - A30 là
câu hỏi quan điểm về CSSK của NCT hiện nay. Khi sử dụng phương pháp này,
chúng tơi tiền hành tính độ tin cậy bên trong của từng tiểu thang đo và của toàn
bộ thang đo theo hệ số Cronbach’s alpha.
5.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu này sử dụng tài liệu từ các cơng trình nghiên cứu khác nhau.
Chủ yếu dựa trên các tài liệu liên quan đến vấn đề được đăng tải trên sách
chuyên ngành Xã hội học, Tạp chí Lao động xã hội... để làm rõ tổng quan
nghiên cứu và cơ sở lý luận, góp phần bổ sung luận điểm trong đề tài nghiên
cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Điều tra bảng hỏi: Đề tài sử dụng bảng hỏi là công cụ thu thập thông tin
chủ yếu, dựa trên những khái niệm đã được thao tác hóa. Đề tài đã tiến hành
điều tra 300 hộ gia đình dựa trên tiêu chí là NCT trên 60 tuổi tại địa bàn khảo

3

sát, lựa chọn mẫu theo cách chọn mẫu thuận tiện. Việc lựa chọn 300 hộ gia đình
này dựa trên danh sách các hộ gia đình sẵn có được phân phát cho từng nhóm.
Đây là một chiến lược thường được sử dụng khá phổ biến trong các cơng trình

nghiên cứu định lượng có hạn chế nguồn lực kinh phí và thời gian.

Xử lý số liệu định lượng: Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Excel
để xử lý và thống kê thông tin định lượng đã thu nhập được. Các thông tin về di
cư và hộ gia đình được thu nhập qua bảng hỏi Hộ gia đình.

Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp PVS: Tiến hành PVS đối với các gia đình có NCT trên 60

tuổi, chính quyền địa phương nhằm tìm hiểu sâu về nội dung đề tài. Sử dụng các
thiết bị máy ghi âm, sổ tốc ký để ghi chép thông tin PVS.

Xử lý số liệu định tính: Những thơng tin PVS được tác giả ghi âm, nghe
nhiều lần, gỡ băng và đọc lại các biên bản phỏng vấn. Những quan sát, ghi chép
trong sổ tay của học viên thực địa cũng được tham khảo sử dụng nhằm cung cấp
những dữ liệu xác thực nhất cho tiểu luận.

4

PHẦN 2: NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

2.1. Thông tin chung:
Đoàn nghiên cứu về nghiên cứu thực tế tại địa phương Xã Tiến Xuân,

sau khoảng thời gian từ ngày 05/04/2021 đến ngày 10/04/2021, Đoàn nghiên
cứu thực tế đã thu được một số kết quả ban đầu.

2.2. Kết quả đạt được
Trên Tổng số 278/ 945 hội viên Hội người cao tuổi Xã Tiến Xuân tham


gia khảo sát. Trên thực tế có 241 khảo sát đạt chuẩn. Kết quả ban đầu thu thập từ
những NCT tham gia khảo sát được như sau:

- Giới tính: Nam 28.6%; Nữ 71.4%.
- Dân tộc: Dân tộc Mường 73%, còn lại chủ yếu là dân tộc Kinh 28.6%
và những dân tộc chiếm thiểu số (dân tộc Tày (0.4%)).
- Độ tuổi: 1961 - 1922
- Trình độ học vấn: Mù chữ, Tiểu học 49,38%; THCS 37,76%; THPT
11,63%; Đại học 0,41%; Trung cấp, Cao đẳng 0,41%; 1 phiếu trống: 0,41%.
- Tình trạng hơn nhân: Độc thân chưa kết hơn 2,09%; Đang có vợ/
chồng: 66,80%; Góa: 30,29%; Ly thân: 0,41%; 1 phiếu trống 0,41%.
- Số thế hệ trong gia đình: Ba thế hệ 72.8%, Hai thế hệ 11.7%, Bốn thế
hệ, Một thế hệ 4.6%; Năm thế hệ 0.8%.
- Tham gia hoạt động kinh tế: Không tham gia việc kiếm thu nhập hoặc
công việc tạo ra sản phẩm có thể tạo ra sản phẩm 62.7% và phần ngược lại
37.3%.

5

PHẦN 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ

3.1. Kết quả khảo sát định lượng và định tính
3.1.0. Tương quan trình độ học vấn và sự tham gia hoạt động kinh tế của
NCT
Trong phần báo cáo chung, Khảo sát về Trình độ học vấn thu về kết quả:
Mù chữ, Tiểu học 49,38%; THCS 37,76%; THPT 11,63%; Đại học 0,41%;
Trung cấp, Cao đẳng 0,41%; 1 phiếu trống: 0,41%.
Xét trong mối tương quan trình độ học vấn và sự tham gia hoạt động kinh
tế của NCT, có:


Biểu đồ 3.1.0.1: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với sự tham gia hoạt động
kinh tế của NCT (%)

Phổ biến trong khu vực xã, lực lượng lao động cao tuổi chủ yếu là NCT
có trình độ học vấn lần lượt là: Mù chữ, Tiểu học; THCS, THPT và chiếm một
tỷ lệ nhỏ là Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Đáng chú ý với mức trung bình
của tỷ lệ trình độ học vấn trong khu vực thì tỷ lệ NCT khơng cịn tham gia các
hoạt động kinh tế tạo thu nhập vẫn chiếm đa số. Nguyên nhân được đưa ra lý
giải là vì trước đây khu vực cịn thiếu thốn và khó khăn, lại thêm chiến tranh và
nền kinh tế bao cấp nên nhìn chung mặt bằng kinh tế là khơng có để đáp ứng
nhu cầu giáo dục. Chính vì vậy trước đây, đa phần các cụ chỉ được học đến hết
lớp 2,3 Tiểu học, ai có tố chất học tốt hoặc nhà khá giả mới được tiếp tục theo
học lên cao.

6

Do sự thiệt thòi từ quá khứ dẫn đến hạn chế trong yếu tố trình độ học
vấn và bên cạnh đó khu vực xã có nghề truyền thống là làm nông, cho đến bây
giờ Xã Tiến Xuân vẫn là 1 trong 14 xã miền núi chủ yếu sản xuất nông lâm
nghiệp, thu nhập và lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Mường nơi đây vẫn
là làm ruộng, cấy lúa, canh tác nơng nghiệp. Do đó lực lượng lao động cao tuổi
chủ yếu là canh tác nông nghiệp là chính, thu nhập, mức sống các hộ gia đình,
nhu cầu việc làm về cơ bản là khá đồng đều, dao động trong khoảng thiếu thốn ít
đến đủ ăn đủ mặc khơng có nhiều sự chênh lệch phân biệt.

3.1.1. Tương quan mức sống hộ gia đình và cơng việc hiện tại của NCT
Trên địa bàn xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, với tổng số 214 mẫu

khảo sát là NCT tham gia trả lời đã thu được những kết quả sau thể hiện sự tham
gia các hoạt động kinh tế của NCT tại địa phương.


1. Lương từ cơ quan nhà nước Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Ưu tiên 4 Ưu tiên 5 Tổng
12,0 1,7 1,2 0 4,6 19,5
2. Lương từ ngoài cơ quan nhà nước 0 1,2 0,8 0 3,3 5,3
52,3 12,4 3,7 0 4,6 73
3. Nông, lâm, ngư nghiệp 4,1 5,0 1,2 0 0,4 10,7

4. Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ 0,8 1,2 0,4 0 0 2,4
(quy mơ cá nhân hoặc hộ gia đình) 2,1 3,7 2,1 0 0,4 8,3
0,8 4,1 0,4 0 0,4 5,7
5. Buôn bán, kinh doanh quy mô lớn 5,4 5,8 2,9 0 0 14,1
(có thể thuê lao động)
3,3 5,8 1,7 0 2,1 12,9
6. Lương làm công nhân 6,2 0 0,4 0 1,2 7,8

7. Thợ thủ công, mỹ nghệ

8. Lao động tự do, làm thuê trong
nông nghiệp

9. Lao động tự do, làm th ngồi
nơng nghiệp

10. Khác

Bảng 3.1.1.1: Những nguồn trong thu nhập của hộ gia đình NCT (%)

7

Có thể nhận thấy một trong những ngành nghề chính là nguồn chính trong

thu nhập của những hộ gia đình NCT là từ “Nông, lâm, ngư nghiệp” chiếm 73%.
Nguồn thứ hai là “Lương từ cơ quan nhà nước” chiếm 19,5%” và nguồn thứ 3 là
“Lao động tự do, làm thuê trong nông nghiệp” chiếm 14,1%.

Như vậy có thể nhận định nguồn chính trong thu nhập của những hộ gia
đình NCT phần lớn là từ nơng nghiệp. Hay nói cách khác thì nơng nghiệp là
nguồn chính tạo ra thu nhập cho những hộ gia đình NCT tại xã Tiến Xuân. Từ
đặc điểm địa lý và những kết quả thu thập sau khi phân tích được thì xã Tiến
Xn là một xã có nền kinh tế nơng nghiệp, người dân chủ yếu là làm nơng,
trong đó có cả những lao động lớn tuổi tham gia sản xuất. Từ đây có thể suy ra
chiếm phần lớn trong những hộ gia đình có NCT, thì hoặc là NCT hoặc là những
người thân sống cùng NCT là một trong những lực lượng lao lượng lao động
nông nghiệp tạo ra thu nhập cho gia đình.

Biểu đồ 3.1.1.2: Mức sống của gia đình NCT so với những hộ gia đình
xung quanh (%)

So sánh với những hộ gia đình xung quanh, NCT tự đánh giá mức sống
của gia đình ở mức “Trung bình” có tỷ lệ cao nhất chiếm đến 76,8%, bên cạnh là
“Nghèo” chiếm 5,8%; “Khá giả” chiếm 7,5% và “Thu nhập thấp” chiếm tỷ lệ

8

nhỉnh hơn một chút là 9,5%. Còn lại là NCT tự đánh giá mức sống của gia đình
thuộc “Giàu có” chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Theo đánh giá của NCT thì mức sống của gia đình ơng/ bà so với những
hộ gia đình xung quanh thường là ở mức “Trung bình”. Như vậy có thể hiểu
theo quan điểm của NCT đánh giá thì những hộ gia đình có NCT trong khu vực
thường có điều kiện mức sống giống nhau, khơng có nhiều sự khác biệt rõ rệt

hay sự chênh lệch quá mức. Chiếm một tỷ lệ nhỏ bên cạnh đó là những trường
hợp đánh giá về mức sống của gia đình ơng/ bà chỉ dừng ở mức “Thu nhập thấp”
hoặc “Nghèo”, như vậy vẫn còn một vấn đề đặt ra cho địa phương là giải quyết
vấn đề kinh tế, thu nhập cho những hộ gia đình kinh tế chưa vững.

Đặt trong mối tương quan giữa mức độ tự đánh giá mức sống so với các
hộ gia đình xung quanh và sự tham gia các hoạt động kinh tế của NCT hiện tại
để cải thiện kinh tế gia đình thì thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 3.1.1.3: Ảnh hưởng của mức sống gia đình đến với sự tham gia
các hoạt động kinh tế hiện tại của NCT(%)

Với hai biến gồm biến độc lập là “Mức sống của hộ gia đình NCT so với
các hộ gia đình xung quanh” và biến phụ thuộc là “Tình trạng tham gia các hoạt
động kinh tế hiện tại của NCT”. Trên tổng số 241 mẫu khảo sát thì có phần lớn
NCT không tham gia việc kiếm thu nhập hoặc cơng việc tạo ra sản phẩm có thể

9

tạo ra sản phẩm, tỷ lệ này chiếm 62.7%. Ngược lại chiếm 37.3% NCT tham gia
hoạt động tạo ra thu nhập. Thêm vào đó, với khảo sát đánh giá mức sống hộ gia
đình có NCT trong khu vực thường có điều kiện mức sống giống nhau là trung
bình và chiếm một tỷ lệ nhỏ bên cạnh đó là những trường hợp đánh giá về mức
sống của gia đình ơng/ bà chỉ dừng ở mức “Thu nhập thấp” hoặc “Nghèo”.

Đặt trong mối tương quan liệu có mối quan hệ nào tồn tại giữa hai yếu tố
trên hay không? Từ bảng số liệu kết quả cho thấy khơng có sự chênh lệch giữa
hai tỷ lệ có và khơng tham gia các hoạt động kinh tế, cụ thể như sau: Sự tham
gia các hoạt động kinh tế hiện tại của NCT lần lượt ở các mức đánh giá “Giàu
có: Có 0,4%, Khơng 0%”; “Khá giả: Có, khơng 3,7%”; “Thu nhập thấp: Có

4,6%, Khơng 5%”; “Nghèo: Có 2,5%, Không 3,3%” và tỷ lệ đáng chú ý là
“Trung bình: Có 26,1%, Khơng 60,1%”(Cao gấp 3 lần tỷ lệ Có).

Như vậy, từ bảng số liệu thu được kết quả sig. là 0,2845 > 5%, do đó cho
thấy hai biến này phụ thuộc với nhau. Kết luận có mối quan hệ, ảnh hưởng giữa
mức sống gia đình đến với sự tham gia các hoạt động kinh tế hiện tại của NCT
tuy nhiên ảnh hưởng này khơng q mạnh. Từ đó đặt ra câu hỏi ngun nhân vì
sao NCT khơng cịn tham gia các hoạt động kinh tế tạo thu nhập nữa?

Biểu đồ 3.1.1.4: Lý do NCT khơng cịn tham gia các hoạt động kinh tế
tạo thu nhập (%)

10

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy lý do lớn nhất cản trở NCT tiếp tục tham
gia các hoạt động kinh tế là lý do về yếu tố sức khỏe, chiếm tỷ lệ cao nhất trong
bảng kết quả là NCT chia sẻ “Tôi không đủ sức khỏe” với tỷ lệ là 41,30%. Một
trong những nguyên do tương đối ở địa phương chiếm một tỷ lệ cũng khá lớn là
“Con cháu đủ khả năng chu cấp, hỗ trợ kinh tế cho tôi” với 30,80%. Bên cạnh
đó có 10,50% NCT chia sẻ “Tơi đã có đủ tiền sinh hoạt” và có 8,40% NCT chia
sẻ “Tơi khơng có đủ thời gian làm các cơng việc trong nhà” và chiếm tỷ lệ nhỏ
nhất trong bảng kết quả nhưng khá đáng chú ý đó là 5,60% NCT nhận thấy
“Khơng tìm được cơng việc phù hợp”.

3.1.2. Ảnh hưởng của mức tự đánh giá chi tiêu đối với dự định nghỉ làm
trong tương lai của NCT (đối với NCT vẫn tham gia các hoạt động kinh tế tạo
thu nhập)

Biểu đồ 3.1.2.1: Ảnh hưởng của mức tự đánh giá chi tiêu đối với dự định
nghỉ làm trong tương lai của NCT (%)


Đầu tiên với khảo sát đánh giá của NCT về mức độ chi tiêu cho bản
thân với các khoản thu nhập hiện tại thì thu được kết quả tỷ lệ số người NCT
đánh giá theo các mức tăng dần lần lượt như sau: Thiếu nhiều 17,6%; Thiếu ít
24,7%; Đủ 52,9%; Dư ít 2,4%; Dư nhiều 2,4%. Như vậy tại các hộ gia đình có
NCT, với tất cả các khoản thu nhập thì mức chi tiêu cho bản thân NCT phổ biến

11

ở trong khoảng từ thiếu đến đủ, nhìn theo hướng tỷ lệ tăng dần thì tỷ lệ này có
xu hướng phát triển khá khả quan, dự báo tốt về sự độc lập kinh tế của NCT.

Vậy với mức tự đánh giá chi tiêu của NCT như trên thì liệu có mối
quan hệ với dự định quyết định nghỉ tham gia các hoạt động kinh tế trong tương
lai của NCT hay không?

Với hai biến gồm biến độc lập là “Đánh giá của NCT về mức độ chi
tiêu cho bản thân với các khoản thu nhập hiện tại” và biến phụ thuộc là “Dự
định quyết định nghỉ tham gia các hoạt động kinh tế trong tương lai của NCT”.
Kết quả thu được với những số liệu nổi bật đáng chú ý gồm có như sau: Tỷ lệ
NCT lựa chọn sẽ “Lao động đến khi khơng cịn đủ sức khỏe ” ở các mức đánh
giá lần lượt là “Thiếu nhiều 15,3%”; “Thiếu ít 22,4%”; “Đủ 43,5%” chiếm tỷ lệ
cao nhất gấp 10 - 20 lần so với các tỷ lệ còn lại.

Do giá trị sig. thu được là 0,0731 > 5% nên có bằng chứng cho thấy hai
biến này độc lập với nhau. Do đó kết luận giữa “Đánh giá của NCT về mức độ
chi tiêu cho bản thân với các khoản thu nhập hiện tại” và “Dự định quyết định
nghỉ tham gia các hoạt động kinh tế trong tương lai của NCT” là khơng có quan
hệ với nhau. Từ đây đặt ra câu hỏi vậy mục đích tham gia các hoạt động kinh tế
của NCT đang lao động trên địa bàn là gì? Sau quá trình khảo sát thu được kết

quả với số liệu được thống kê như sau:

Biểu đồ 3.1.2.2: Mục đích tham gia các hoạt động kinh tế của NCT (%)

12

Từ biểu đồ số liệu trên cho thấy nhu cầu “Để có tiền lo cho cuộc sống
bản thân” chiếm tỷ lệ cao nhất trong bảng với 51,10%; còn lại những mục đích
khác bên cạnh như “Để có tiền chăm lo cuộc sống của gia đình” với tỷ lệ là
13,60%; “Để cuộc sống không/ bớt bị phụ thuộc” với tỷ lệ là 10,20%; “Để cho
vui/ đỡ buồn” với tỷ lệ là 10,20%; “Cịn sức khỏe thì cịn làm” với tỷ lệ là
12,50%. Nhìn chung thì những mục đích cịn lại trên đều tương đối phổ biến với
những mức tỷ lệ xấp xỉ nhau nằm trong khoảng từ 10 - 13%. Tỷ lệ nhu cầu “Để
có tiền lo cho cuộc sống bản thân” với 51,10% là tỷ lệ chiếm cao nhất và gấp
gần 4 đến 5 lần so với những tỷ lệ còn lại.

Như vậy trên tổng số những NCT vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động
kinh tế tạo thu nhập thì mục đích, nhu cầu lớn nhất và cũng là mục đích lớn nhất
của việc tham gia các hoạt động kinh tế là để chi phí trang trải cho cuộc sống
của bản thân NCT. Nhưng có thể thấy sự thay đổi trong mục đích lao động của
NCT, khác so với mục đích kiếm thu nhập khi cịn trẻ là có thu nhập để trang
trải cho cả gia đình, để tạo dựng sự nghiệp thì khi đã qua tuổi lao động, NCT có
xu hướng chỉ cịn kiếm thu nhập để trang trải cho cá nhân. Và xu hướng kiếm
thu nhập để ăn để sống cũng khơng cịn là mục đích duy nhất, bên cạnh đó là
những nhu cầu làm việc cho khuây khỏa, hoạt động tay chân, kiếm được bao
nhiêu thì tiêu từng đó, khơng cịn đặt nặng yếu tố kinh tế là hàng đầu nữa. Và
thêm vào đó là “Làm để cuộc sống không bị phụ thuộc” đây là một trong những
biểu hiện rất tân tiến trong suy nghĩ của NCT tại thị xã, con cái tất nhiên vẫn là
điểm tựa cho cha mẹ nhưng cha mẹ cũng vẫn có thể là người đồng hành giúp đỡ
con chứ khơng hẳn là gánh nặng của con khi đã lớn tuổi. Bên cạnh đó, với khảo

sát đánh giá của NCT về mức độ chi tiêu cho bản thân với các khoản thu nhập
hiện tại cho thấy tại các hộ gia đình có NCT, với tất cả các khoản thu nhập thì
mức chi tiêu cho bản thân NCT phổ biến ở trong khoảng từ thiếu đến đủ, nhưng
chiếm tỷ lệ cao nhất là tỷ lệ NCT lựa chọn “Lao động đến khi khơng cịn đủ sức
khỏe” càng khẳng định rõ ràng hơn sự chuyển biến trong mục đích kiếm thu
nhập của NCT, cho thấy xu hướng hoạt động để có sự khuây khỏa, hoạt động cơ

13

thể là chính và yếu tố kinh tế bắt buộc để mưu sinh khơng cịn đặt lên ở hàng
đầu.

3.1.3. Những đặc điểm của hoạt động kinh tế của NCT
Để thấy cụ thể hơn những yếu tố có liên quan tác động đến NCT trong
việc tham gia những hoạt động kinh tế tạo thu nhập, những yêu cầu của công
việc và khả năng đáp ứng của NCT và trung bình thu nhập - chi tiêu của NCT tại
địa phương. Những bảng, biểu đồ dưới đây thể hiện những đặc điểm công việc
mà NCT hiện đang tham gia lao động:

Biểu đồ 3.1.3.1: Thời gian làm việc ngày/ tuần (%)
Trong một tuần, kết quả khảo sát từ bảng trên cho thấy tỷ lệ người lao
động cao tuổi vẫn hoạt động với tần suất khá cao là 7 ngày/ tuần, như vậy có thể
hiểu là ngay cả ngày thứ 7, Chủ nhật cuối tuần thì NCT vẫn tiếp tục cơng việc.
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong bảng kết quả là thời gian làm việc “7 ngày/ tuần”
chiếm 18,30%. Bên cạnh đó, thời gian làm việc từ 1 - 6 ngày/ tuần có tỷ lệ
không quá khác biệt nằm trong khoảng từ 1- 3%. Trong đó có tỷ lệ nhỉnh hơn
một chút xếp thứ hai trong bảng là tỷ lệ là “3 ngày/ tuần” chiếm 4,10%. Tuy
nhiên tỷ lệ làm việc “7 ngày/ tuần” cao gấp 4,5 lần so với tỷ lệ thứ hai và gấp
đến gần 9 lần so với các tỷ lệ thời gian làm việc còn lại. Kết quả này có thể suy


14

theo hai hướng hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực, có thể NCT rất u thích cơng
việc và làm việc rất hăng hái với trạng thái tinh thần cao điều này góp phần
khơng nhỏ tạo hiệu suất cơng việc đạt chất lượng cao trong ngày. Nhưng ngược
lại cũng có thể những trường hợp NCT khơng có đủ thu nhập để trang trải
những chi phí trong cuộc sống thường nhật, và đó là lý do vì NCT vẫn phải tiếp
tục lao động với tần suất liên tục trong tuần.

Biểu đồ 3.1.3.2: Thời gian trung bình làm việc giờ/ ngày (%)
Thời gian làm việc trung bình trong ngày của người cao tuổi nhiều nhất
là 8h/ ngày chiếm 6,20%. Xếp thứ hai là 4h/ ngày chiếm 5.80%. Bên cạnh đó có
những trường hợp lượng thời gian trung bình lao động khác nhau trong một
ngày, nhưng nhìn chung thì khơng có nhiều sự khác nhau giữa các tỷ lệ, hầu hết
đều nằm trong khoảng từ 1 - 3%. Như vậy kết quả từ bảng trên cho thấy có hai
lượng thời gian trung bình làm việc trong ngày là làm nửa ngày và làm cả ngày
(giờ gần giống với giờ làm việc hành chính). Khảo sát trung bình giờ bắt đầu
làm việc của người lao động cao tuổi trong khu vực thường sẽ là 7h - 11h; 13h -
17h. Lượng thời gian làm việc 4h - 8h/ ngày thường là người lao động thuộc
ngành "Nông, lâm, ngư nghiệp"; “Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ (quy mơ
cá nhân hoặc hộ gia đình)” và “Công nhân, viên chức cơ quan nhà nước” những

15

nghề có tính chất giờ làm tương đối cố định, ngược lại những lượng thời gian
trung bình làm việc trong ngày khác thì giờ làm tương đối tự do, tùy theo nhu
cầu cá nhân hoặc yêu cầu của công việc mà người lao động sẽ cân chỉnh sao cho
thích hợp.

Biểu đồ 3.1.3.3: Địa điểm làm việc của NCT (%)

Bảng kết quả cho thấy đa số NCT làm việc ngay trong chính thơn mà ơng/
bà đang sống với tỷ lệ là 24.10%. Tại nhà cũng là 1 trong những nơi làm việc
phổ biến với tỷ lệ là 8.30%. Bên cạnh đó cũng có sự di chuyển về địa điểm làm
việc giữa các thôn nhưng vẫn nằm trong địa bàn của xã với tỷ lệ là 2,10%. Cuối
cùng là sự di chuyển ra ngoài phạm vi của xã như xã khác, quận huyện khác,
không cố định,... thì chiếm những tỷ lệ ít hơn đều dưới 1%.
Như vậy xu hướng số lượng người lao động cao tuổi sẽ chọn địa điểm lao
động gần với khu vực hiện đang sinh sống, hoặc là lao động ngay tại nhà. Để lý
giải cho xu hướng này có thể một phần do yếu tố tất yếu của sức khỏe khi người
lao động đã lớn tuổi thì những hiểm họa, rủi ro trong lao động là rất lớn, và việc
di chuyển xa cũng không thuận lợi nên hầu hết NCT sẽ chọn địa điểm làm việc
gần khu vực đang sinh sống.

16

Biểu đồ 3.1.3.4: Phương tiện đi làm của NCT (%)

Chính vì địa điểm lao động của người lao động cao tuổi thường là gần
với địa điểm sinh sống hoặc ngay tại nhà, điều này thuận lợi hơn cho yếu tố
quãng đường đi đến nơi làm việc, thời gian và phương tiện di chuyển không cần
quá nhiều yêu cầu. Từ bảng số liệu trên, chiếm cao nhất trong bảng là tỷ lệ
người lao động chọn “Đi bộ” với 14,50%; với tỷ lệ gần xấp xỉ nhau là hai tỷ lệ
di chuyển bằng phương tiện “Đi xe máy” và “Đi xe đạp” lần lượt là 7,10% và
6,60%. Bên cạnh đó tỷ lệ “Làm việc tại nhà không cần di chuyển” cũng chiếm tỷ
lệ 3,30% khá phổ biến; cịn lại tỷ lệ số ít những người lao động có “Con cháu
đón bằng phương tiện cá nhân” chiếm 0,40%. Còn lại là các phương thức đi làm
“Khác” chiếm 1,70%.

Có yêu Có u cầu, Có u cầu, Khơng Không
cầu, đáp đáp ứng không đáp yêu cầu biết

ứng tốt một phần ứng được

1. Kinh nghiệm 20.3 4.6 0.4 9.1 2.5
2. Trình độ chun mơn kỹ thuật
3. Phương tiện đi lại 13.7 5.0 5.4 14.1 3.7
4. Tài sản thế chấp đặt cọc
5. Không bị khuyết tật 8.7 4.1 2.1 19.9 1.7

5.0 5.0 2.1 21.6 3.3

6.6 2.1 0 20.7 7.5

17

6. Nam giới/ Nữ giới 4.1 0.4 1.2 26.6 4.6

Bảng 3.1.3.5: Các yêu cầu công việc hiện đang làm và khả năng đáp ứng của
NCT (%)

Đa số công việc mà NCT hiện đang tham gia hoạt động thì yêu cầu “Kinh
nghiệm” chiếm 20,3% và yếu tố “Trình độ chun mơn” 13,7% và NCT hiện
phần lớn vẫn đáp ứng được để tham gia hoạt động công việc. Đáng chú ý trong
bảng là cột số liệu “Không biết”, trong đó NCT thường chưa được biết về những
yêu cầu của cơng việc như: u cầu giới tính “Nam giới, nữ giới” chiếm 26,6%;
Yêu cầu về “Tài sản thế chấp đặt cọc” chiếm 21,6%; ”Yêu cầu về “Không bị
khuyết tật” chiếm 20,7%,... Từ kết quả bảng số liệu trên, tổng quan nhìn thì
phần lớn người lao động cao tuổi trên địa bàn xã đáp ứng được tốt những yêu
cầu cơ bản như “Kinh nghiệm” và “Trình độ chun mơn” có thể đảm bảo q
trình cơng việc diễn ra thuận lợi. Cịn những yếu tố khác thì hầu như là chưa đáp
ứng được hoặc là khơng biết cơng việc có những yêu cầu đó.


Tuy nhiên xét trong cơ cấu nghề nghiệp của xã thì chiếm đa số là nơng
nghiệp - vẫn là ngành nghề chính của những NCT đồng bào dân tộc Mường sinh
sống tại đây. Bên cạnh đó có những cơng việc thuộc các ngành nghề khác tiêu
biểu như “Buôn bán, kinh doanh vừa hoặc nhỏ (quy mô cá nhân hoặc hộ gia
đình)” hay “Cơng nhân viên chức nhà nước” là phổ biến hơn cả. Chính vì vậy
quan trọng là hai yếu tố căn bản “Kinh nghiệm” và “Trình độ chun mơn” thì
NCT trên địa bàn xã vẫn đáp ứng được tốt và đảm bảo được chất lượng cho
công việc của bản thân.

Thuận lợi Bình thường Khó khăn Khơng biết
18


×