Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH THẬN MẠN CHƯA LỌC MÁU TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THƠM

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH THẬN

MẠN CHƯA LỌC MÁU TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2021 - 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THƠM

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH

THẬN MẠN CHƯA LỌC MÁU TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2021 - 2022

Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 8720401

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN

HÀ NỘI – 2022

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:

Ban Giám hiệu, Phòng Quản Lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học
Y Hà Nội, Ban lãnh đạo viện đào tạo Y Học Dự Phịng và Y tế cơng cộng, các
Bộ mơn – Khoa Phịng liên quan, các Thầy Cơ trong Bộ mơn Dinh dưỡng và
An tồn thực phẩm đã quan tâm giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập cũng
như trong thời gian thực hiện luận văn này.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Bs Nguyễn Thị Hương Lan,
người thầy đã hết lòng dạy dỗ, hướng dẫn, truyền thụ những kinh nghiệm q
báu, dìu dắt tơi trên con đường nghiên cứu khoa học và trực tiếp hướng dẫn
tơi hồn thành luận văn này.

Tôi cũng xin cảm ơn tập thể khoa Dinh dưỡng, khoa Nội thận – Tiết
niệu – Lọc máu, người bệnh, gia đình người bệnh tại khoa Nội thận – Tiết
niệu – Lọc máu Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An đã giúp đỡ và cung
cấp những thông tin quý báu để giúp tôi thực hiện nghiên cứu này.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới người thân trong gia đình, bạn
bè thân thiết đã luôn ở bên động viên, khuyến khích giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu khoa học.


Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2022

Nguyễn Thị Thơm

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Thơm, học viên lớp Cao học Dinh dưỡng K29,
Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Thạc sĩ Dinh dưỡng xin cam đoan:

1. Đây là luận văn do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Bs
Nguyễn Thị Hương Lan.

2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu trong nghiên cứu là chính xác, trung thực và hoàn toàn
khách quan đã được xác nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2022

Nguyễn Thị Thơm

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BMI: Body mass Index - Chỉ số khối cơ thể

BTM: Bệnh thận mạn


CED: Chronic Energy Deficiency - Thiếu năng lượng trường diễn

GFR: Glomerular Filtration Rate - Mức lọc cầu thận

ISRNM: International Society of Renal Nutrition and Metabolism

Commentary - Hiệp hội quốc tế về dinh dưỡng thận và chuyển hóa

KDIGO: Kidney Disease Improving Global Outcomes, International Society

of Nephrology - Hội Thận Học Thế Giới

KDOQI: Kidney Disease Outcomes Quality Initiative - Hội đồng lượng giá kết

quả bệnh thận quốc gia Hoa Kỳ

MIS: Malnutrition inflammation scale - Thang điểm suy dinh dưỡng viêm.

MLCT: Mức lọc cầu thận

SD: Standard Deviation - Độ lệch chuẩn

SDD Suy dinh dưỡng

SGA: Subjective Global Assement - Công cụ đánh giá tổng thể chủ quan

THPT: Trung học phổ thông

WHO: World health Organization - Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1. Bệnh thận mạn......................................................................................... 3

1.1.1. Định nghĩa bệnh thận mạn theo KDIGO 2012 ................................. 3
1.1.2. Các giai đoạn bệnh thận mạn ........................................................... 4
1.1.3. Nguyên nhân bệnh thận mạn............................................................ 5
1.1.4. Các biến chứng của bệnh thận mạn.................................................. 6
1.1.5. Điều trị bệnh thận mạn..................................................................... 7
1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh............................................. 9
1.2.1. Khái niệm Tình trạng dinh dưỡng .................................................... 9
1.2.2. Định nghĩa suy dinh dưỡng.............................................................. 9
1.2.3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn ............ 10
1.2.4. Ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng lên bệnh nhân bệnh thận mạn. 10
1.2.5. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.......................... 12
1.2.6. Dinh dưỡng ở bệnh thận mạn chưa lọc máu ................................... 20
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh
thận mạn....................................................................................................... 25
1.3.1. Yếu tố nhân khẩu học .................................................................... 25
1.3.2. Chế độ ăn....................................................................................... 26
1.3.3. Bệnh kết hợp.................................................................................. 28
1.3.4. Kiến thức về dinh dưỡng................................................................ 28
1.3.5. Hoạt động thể chất ......................................................................... 29
1.4. Một số nghiên cứu về tình hình dinh dưỡng bệnh thận mạn trên thế giới
và Việt Nam ................................................................................................. 30
1.4.1. Trên thế giới .................................................................................. 30


1.4.2. Tại việt Nam .................................................................................. 32
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 35
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 35
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 35

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn....................................................................... 35
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................... 35
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 35
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu........................................................ 35
2.4.1. Cỡ mẫu .......................................................................................... 36
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu.................................................................. 36
2.5. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu....Error! Bookmark not defined.
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu............................................... 36
2.7. Một số tiêu chí đánh giá ........................................................................ 38
2.7.1. Tiêu chí đánh giá chỉ số nhân trắc học ........................................... 38
2.7.2. Tiêu chí đánh giá MUAC............................................................... 39
2.7.3. Tiêu chí đánh giá SGA................................................................... 39
2.7.4. Tiêu chí đánh giá xét nghiệm hóa sinh ........................................... 39
2.7.5. Các yếu tố liên quan....................................................................... 40
2.8. Phân tích số liệu, hạn chế sai số............................................................. 42
2.8.1. Nhập và phân tích số liệu ............................................................... 42
2.8.2. Hạn chế sai số ................................................................................ 43
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 45
3.1. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3 -5
chưa lọc máu tại bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An ............................ 45
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................... 45

3.1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu............. 49

3.1.3. Khẩu phần ăn thực tế của người bệnh ............................................. 55
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh....... 59
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 66
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 66
4.1.1. Về đặc điểm nhân khẩu học của nhóm nghiên cứu .......................... 66
4.1.2. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu................................. 67
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3 –
5 chưa lọc máu tại khoa Nội thận - Tiết niệu Lọc máu Bệnh viện Hữu Nghị
Đa Khoa Nghệ An ........................................................................................ 68
4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI và MUAC ................................... 68
4.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng cơng cụ SGA ........................ 71
4.2.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng một số chỉ số xét nghiệm máu ...73
4.2.4. Khẩu phần ăn thực tế của người bệnh ............................................. 76
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh mắc
bệnh thận mạn .............................................................................................. 82
4.3.1. Một số yếu tố nhân khẩu học .......................................................... 82
4.3.2. Một số đặc điểm bệnh lý và lối sống ............................................... 82
4.3.3. Một số đặc điểm khẩu phần............................................................. 84
4.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ............................................................... 86
KẾT LUẬN................................................................................................. 88
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại bệnh thận mạn theo KDOQI 2002................................... 4
Bảng 1.2. Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đoạn của BTM ........... 8
Bảng 1.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành theo WHO .. 13
Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứuError! Bookmark not


defined.
Bảng 2.2. Phân loại BMI theo WHO ............................................................ 39
Bảng 2.3. Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng theo albumin ..................... 39
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu...................... 45
Bảng 3.2. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu .............................. 47
Bảng 3.3. Phân loại giai đoạn BTM theo giới ............................................... 48
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng (BMI) của đối tượng theo tuổi, giới.......... 49
Bảng 3.5. Tình trạng dinh dưỡng (BMI) theo giai đoạn BTM ...................... 49
Bảng 3.6. Tình trạng dinh dưỡng (MUAC) của đối tượng theo tuổi, giới ..... 50
Bảng 3.7. Tình trạng dinh dưỡng (MUAC) theo giai đoạn BTM .................. 50
Bảng 3.8. Tình trạng dinh dưỡng (SGA) theo tuổi, giới................................ 51
Bảng 3.9. Phân loại tình trạng dinh dưỡng bằng công cụ (SGA) theo giai đoạn

bệnh............................................................................................ 52
Bảng 3.10. Tình trạng dinh dưỡng (albumin) theo giai đoạn bệnh ................ 53
Bảng 3.11. Tình trạng thiếu máu theo giai đoạn bệnh thận mạn .................. 53
Bảng 3.12. Nồng độ sắt huyết thanh của đối tượng nghiên cứu .................... 54
Bảng 3.13. Tình trạng dự trữ sắt theo giai đoạn bệnh ................................... 55
Bảng 3.14. Cơ cấu khẩu phần của đối tượng nghiên cứu .............................. 55
Bảng 3.15. Mức đáp ứng và tính cân đối khẩu phần của người bệnh nam so

với NCKN cho người BTM ........................................................ 57

Bảng 3.16. Mức đáp ứng và tính cân đối khẩu phần của người bệnh nữ so với
NCKN cho người BTM .............................................................. 58

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng(BMI) và một số yếu tố
nhân khẩu học............................................................................. 59

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (BMI) và một số đặc

điểm bệnh lý và lối sống............................................................. 60

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (BMI) và đặc điểm khẩu
phần............................................................................................ 61

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (SGA) và một số yếu tố
nhân khẩu học............................................................................. 63

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (SGA) và một số đặc
điểm bệnh lý và lối sống............................................................. 64

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (SGA) và đặc điểm khẩu
phần............................................................................................ 65

Bảng 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn chưa lọc máu
(BMI) ở một số nghiên cứu ........................................................ 68

Bảng 4.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn chưa lọc máu
(SGA) ở một số nghiên cứu ........................................................ 71

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cách đo chu vi cánh tay ................................................................ 14
Hình 3.1. Phân bố của bệnh nhân theo nhóm tuổi......................................... 46
Hình 3.2. Tỉ lệ mắc các bệnh kết hợp của đối tượng nghiên cứu................... 47
Hình 3.3. Tình trạng dinh dưỡng (SGA) của đối tượng nghiên cứu .............. 51
Hình 3.4. Mức đáp ứng nhu cầu năng lượng của đối tượng nghiên cứu ........ 57

1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Bệnh thận mạn (BTM) là bệnh lý suy giảm dần chức năng của thận và
khơng có khả năng hồi phục, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch1.
Tỉ lệ mắc bệnh thận mạn trên thế giới ngày càng gia tăng, theo thống kê của
Gánh nặng bệnh thận toàn cầu năm 2017 tỉ lệ mắc BTM trên thế giới chiếm
9,1% (tương đương 697 triệu người), một phần ba số người mắc bệnh sống ở
2 quốc gia Trung Quốc (132,3 triệu) và Ấn Độ (115,1 triệu). Việt Nam là một
trong số các quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh thận mạn trên 10 triệu người. Con số
tử vong do BTM năm 2017 trên thế giới lên đến 1,2 triệu người và Việt Nam
hơn 17 nghìn người2. Bệnh thận mạn là gánh nặng y tế toàn cầu với chi phí
kinh tế cao, là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch trong tất cả các
giai đoạn của bệnh, là nguy cơ của tử vong sớm và giảm chất lượng cuộc
sống2–4.

Dị hóa protein cao và suy dinh dưỡng protein thường gặp ở bệnh nhân
BTM và bệnh thận giai đoạn cuối4. Suy dinh dưỡng có liên quan đến nhiều
yếu tố như sự thay đổi hệ thống đường ruột, rối loạn điều hòa nội tiết tố, làm
tăng mức độ tiến triển của bệnh lý thận, tăng tình trạng nhiễm trùng và tăng tỉ
lệ tử vong ở bệnh nhân nói chung và những bệnh nhân bệnh thận mạn nói
riêng5,6. Tại Tây Ban Nha theo Almudena năm 2017 tỉ lệ suy dinh dưỡng ở
bệnh nhân BTM đánh giá theo SGA là 27,9%; theo tiêu chí lãng phí protein
năng lượng PEW của nam và nữ lần lượt là 22,8% và 33,8%7. Suy dinh
dưỡng làm tăng tỉ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân bệnh thận mạn, làm
tăng biến chứng ở bệnh thận mạn giai đoạn cuối8,9.

Nghiên cứu của Trần Văn Vũ năm 2010 tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh
nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế thận bằng các
phương pháp nhân trắc học (BMI, TSF, MAC, MAMC, AMA) dao động từ

2


22,2% đến 78,9%10. Nghiên cứu của Trần Văn Vũ năm 2015 tại bệnh viện
Chợ Rẫy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn là 18,2%, bằng
công cụ SGA - 3 thang điểm, SGA - 7 thang điểm lần lượt là 36,2% và 42,6%
11; theo nghiên cứu của Phạm Thị Dung tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
năm 2015 tỉ lệ suy dinh dưỡng theo BMI là 35,1%, theo SGA là 47,1%12.
Điều này cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn ở nước ta
đang chiếm tỉ lệ khá cao. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra béo phì có liên quan
đến tăng nguy cơ làm phát triển bệnh thận mạn13. Tỉ lệ mắc các bệnh rối loạn
thận liên quan đến béo phì đã tăng gấp 10 lần trong những năm gần đây. Một
trong những hậu quả của béo phì là làm tăng mức lọc cầu thận, làm cầu thận
to ra. Sự tăng lọc quá mức gây ra Đái tháo đường typ II và tổn thương thận
không thể sửa chữa được14.

Ở nước ta hiện nay chế độ ăn điều trị bệnh thận mạn đã bắt đầu được thực
hiện rộng rãi, tuy nhiên mức độ đầy đủ và sự tuân thủ thực hiện còn gặp nhiều
khó khăn hạn chế. Việt Nam hiện chưa có nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn chưa lọc máu. Cho đến nay,
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
Do đó, việc triển khai đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên
quan của người bệnh mắc bệnh thận mạn chưa lọc máu tại Bệnh viện Hữu
nghị đa khoa Nghệ An năm 2021-2022” là điều hết sức cần thiết. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu:

1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh thận mạn
giai đoạn 3 – 5 chưa lọc máu tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ
An năm 2021 – 2022.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người
bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3 – 5 chưa lọc máu tại bệnh viện

Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2021 - 2022.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Bệnh thận mạn
1.1.1. Định nghĩa bệnh thận mạn theo KDIGO 201215

Bệnh thận mạn (BTM) là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng
thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn: dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
a. Triệu chứng tổn thương thận (có biểu hiện 1 hoặc nhiều)
- Có albumin nước tiểu (tỷ lệ albumin creatinine nước tiểu > 30mg/giờ
hoặc albumin nước tiểu 24 giờ > 30mg/24 giờ)
- Bất thường nước tiểu
- Bất thường điện giải hoặc các bất thường khác do rối lọan chức năng
ống thận
- Bất thường về mô bệnh học thận
- Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện thận tiết niệu bất thường
- Ghép thận
b. Giảm mức lọc cầu thận (Glomerular filtration rate: GFR) <

60ml/ph/1,73 m2
Với mức lọc cầu thận được đánh giá dựa vào độ thanh lọc creatinine ước tính
theo cơng thức Cockcroft Gault hoặc dựa vào độ lọc cầu thận ước tính
(eGFR) dựa vào cơng thức MDRD.

- Cơng thức Cockcroft Gault ước đoán ĐTL creatinin từ creatinin huyết

Thanh

- Công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease Study) ước
đoán mức lọc cầu thận (eGFR) từ creatinin huyết thanh

- Cơng thức tính mức lọc cầu thận theo creatinin nội sinh

4

Năm 2012, Hội Thận Học Thế Giới (Kidney Disease Improving Global

Outcomes, International Society of Nephrology - KDIGO) đưa ra định nghĩa

ngắn gọn “Bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc và chức năng thận

kéo dài trên 3 tháng ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân”16

1.1.2. Các giai đoạn bệnh thận mạn

Theo KDOQI năm 2002, bệnh thận mạn được phân thành 5 giai đoạn

dựa vào độ lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate - GFR) chẩn đốn bằng

cơng thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease) hoặc bằng độ

thanh lọc creatinin theo công thức Cockcroft Gault15.

Bảng 1.1. Phân loại bệnh thận mạn theo KDOQI 2002

Giai Mô tả GFR

đoạn (1ml/phút/1,73m2 da)

1 Tổn thương thận với chức năng bình ≥ 90

thường hoặc tăng GFR

2 Tổn thương thận với GFR giảm nhẹ 60 – 89

Tổn thương thận với GFR giảm trung 30 – 59
3

bình

4 Tổn thương thận với GFR giảm nặng 15 – 29

5 Bệnh thận mạn giai đoạn cuối < 15 phải điều trị thận nhân
tạo

Năm 2012, KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) của
Hội Thận học Quốc Tế, giai đoạn 3 được tách thành 3a và 3b, kèm theo bổ
sung albumine niệu vào trong bảng phân giai đoạn hỗ trợ cho việc đánh giá
tiên lượng và tiến triển của BTM.
Cơng thức tính mức lọc cầu thận: Độ thanh lọc creatinin tính theo cơng thức
Cockroft Gault:

5

Clcr (nam) = (140 – tuổi) x cân nặng (kg)
72 x Creatinin máu (mg/dL)


Clcr (nữ) = (140 – tuổi) x cân nặng (kg) x 0,85
72 x Creatinin máu (mg/dL)

Diện tích da (S): S =
Với cân nặng tính bằng kilogram (kg), chiều cao tính bằng centimet (cm)
Độ thanh lọc creatinine ước đốn (eClcr) tính bằng cơng thức
Cockcroft Gault có hiệu chỉnh theo 1,73m2 da:

eClcr = Clcr x 1,73
S

Theo KDOQI năm 2002, BTM được phân ra làm 5 giai đoạn dựa vào
độ lọc cầu thận ước tính bằng cơng thức Cockcroft Gault có hiệu chỉnh theo
1,73 m2 da.

BTM giai đoạn 1 (eClcr ≥ 90 ml/phút/1,73m2 da).
BTM giai đoạn 2 (eClcr = 60 – 89 ml/phút/1,73m2 da).
BTM giai đoạn 3 (eClcr = 30 – 59 ml/phút/1,73m2 da).
BTM giai đoạn 4 (eClcr = 15 – 29 ml/phút/1,73m2 da).
BTM giai đoạn 5 (eClcr < 15 ml/phút/1,73m2 da).
1.1.3. Nguyên nhân bệnh thận mạn
Dựa vào lâm sàng, tiền sử cá nhân, gia đình, hồn cảnh xã hội, yếu tố
mơi trường, thuốc dùng, khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, hình ảnh học,
và thậm chí sinh thiết thận để chẩn đốn nguyên nhân bệnh thận mạn.
Theo Hội Thận học Quốc Tế KDIGO năm 2012, nguyên nhân bệnh
thận mạn được phân dựa vào vị trí tổn thương giải phẫu học và bệnh căn
nguyên chủ yếu tại thận, hoặc thứ phát sau các bệnh lý toàn thân.

6


Nguyên nhân suy thận mạn ở Việt Nam: Theo tác giả Nguyễn Văn
Xang, Đỗ Thị Liệu, nguyên nhân của suy thận mạn được chia thành các nhóm
dưới đây17,18

- Bệnh viêm cầu thận mạn bao gồm do viêm cầu thận cấp dẫn đến, do
hội chứng thận hư, do viêm cầu thận ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, bệnh
thận đái tháo đường, Scholein Henoch

- Bệnh viêm thận bể thận mạn
- Bệnh mạch máu thận (gồm xơ mạch thận lành tính hoặc ác tính, huyết
khối vi mạch thận, viêm quanh động mạch dạng nút, tắc tĩnh mạch thận).
- Thận đa nang, loạn sản thận, hội chứng Alport, bệnh thận chuyển hóa.
1.1.4. Các biến chứng của bệnh thận mạn
- Biến chứng tim mạch:
Các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim sung huyết, rối loạn nhịp
tim và đột tử do tim là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở bệnh
nhân BTM19. Tăng huyết áp gặp ở 80 – 90% bệnh nhân BTM giai đoạn cuối
và dẫn đến các biến chứng nặng nề ở tim, não, mắt… BTM vừa là nguyên
nhân phổ biến của tăng huyết áp, đồng thời BTM cũng là một biến chứng của
tăng huyết áp không kiểm soát được, làm tăng nguy cơ mắc các kết cục bất lợi
về tim mạch và mạch máu não20.
- Thay đổi về huyết học:
Thiếu máu do thiếu sắt là một biến chứng phổ biến của BTM và có liên quan
đến tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong21. Thiếu máu là một yếu tố có thể làm
nặng thêm mức độ suy tim ở bệnh nhân BTM. Có nhiều cơ chế gây thiếu máu
trong bệnh thận mạn như: do thiếu erythropoetin (EPO – một nội tiết tố biệt
hóa dòng hồng cầu non thành hồng cầu trưởng thành), dẫn đến giảm đời sống
hồng cầu, mất máu hoặc ức chế quá trình tạo hồng cầu22. Mức độ thiếu máu
thường rất khác nhau tùy vào các giai đoạn bệnh thận mạn.


7

- Rối loạn nước, điện giải và thăng bằng toan kiềm:
Mất cân bằng điện giải thường là dư thừa natri gây giữ nước, phù và là

nguy cơ của tăng huyết áp, bệnh tim mạch ở bệnh nhân BTM. Ăn hạn chế
muối là điều biện pháp cần thiết để cải thiện tình trạng này17.

Mất cân bằng kiềm toan thường gặp dư thừa axit do giảm khả năng đào
thải của thận.

- Loạn dưỡng xương:
Bệnh thận mạn có liên quan đến sự phát triển của chứng rối loạn xương

khoáng, loãng xương và xương dễ gãy. Chứng rối loạn xương khoáng bao
gồm các bất thường về canxi, phốt pho, PTH, vitamin D; bất thường về chu
chuyển xương, khống hóa và vơi hóa mạch máu hoặc mơ mềm khác cũng là
nguy cơ đe dọa ở bệnh nhân BTM23.

- Hội chứng tăng ure huyết:
Hội chứng ure máu cao là một hội chứng lâm sàng và cận lâm sàng

phản ánh tình trạng rối loạn chức năng của tất cả các cơ quan liên quan khi
chức năng thận bị suy giảm17. Hội chứng này gây ra một loạt các triệu chứng:
mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ24. Gây ảnh hưởng đến
chức năng tiêu hóa và là nguyên nhân chán ăn thường gặp ở bệnh nhân BTM.
1.1.5. Điều trị bệnh thận mạn25

a. Mục tiêu điều trị:
- Điều trị bệnh thận căn nguyên

- Điều trị nguyên nhân gây giảm GFR cấp tính có thể hồi phục được
- Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn
- Điều trị các biến chứng tim mạch, và các yếu tố nguy cơ tim mạch
- Chuẩn bị điều trị thay thế thận khi thận suy nặng

b. Theo KDOQI 2002, chiến lược chung điều trị bệnh thận mạn
được phân theo giai đọan của phân độ bệnh thận mạn

8

Bảng 1.2. Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đoạn của BTM

Giai đọan Mức lọc

cầu thận Việc cần làm (*)

(ml/ph/1,73m2

da)

Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên, giới hạn

1 ≥90 yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp, làm chậm tiến

triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch

2 60-89 Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận

3 30-59 Đánh giá và điều trị biến chứng


4 15-29 Chuẩn bị điều trị thay thế thận

5 ≤ 15 Điều trị thay thế thận nếu có hội chứng urê huyết

(*) giai đoạn sau tiếp tục việc của giai đọan trước

c. Điều trị bệnh thận căn nguyên: giữ vai trò quan trọng nhất trong bảo vệ

thận và làm chậm tiến triển bệnh thận. Khi thận đã suy nặng (giai đoạn 4,5),

do việc chẩn đoán bệnh căn nguyên trở nên khó khăn, và việc điều trị trở nên

kém hiệu quả, nên cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của thuốc điều trị căn

nguyên ở nhóm người bệnh này.

d. Điều trị làm chậm tiến triển bệnh thận mạn đến giai đoạn cuối

- Giảm protein niệu, tiểu albumin: Kiểm soát huyết áp, điều trị căn

nguyên, tiết chế protein trong khẩu phần, dùng thuốc ức chế men chuyển

- Kiểm soát huyết áp: Ức chế men chuyển và ức chế thụ thể

angiotensinII: ưu tiên chọn, nhất là ở người bệnh có tiểu albumin.

- Ăn nhạt: Theo chế độ bệnh viện hoặc tự nấu, không ăn thức ăn chế biến

sẵn hoặc chấm thêm gia vị.


9

- Giảm protein trong khẩu phần: chọn các loại đạm có giá trị sinh học
cao theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Tùy theo giai đoạn bệnh thận mạn
để cung cấp protein trong khẩu phần.

- Kiểm sốt đường huyết: Khơng dùng metformin khi GFR < 60ml/phút.
- Thay đổi lối sống: Tập thể dục tùy theo thể lực và khả năng ít nhất 30
phút/ngày x 5 lần/tuần.
- Điều trị thiếu máu: Erythropoetin, sắt, acid folic.
- Kiểm soát lipid máu: Statin, gemfibrozil. Fibrate giảm liều khi GFR <
60, và không dùng khi GFR < 15.
- Dùng thuốc ức chế men chuyển: dùng liều tối ưu để giảm protein niệu,
theo dõi các tác dụng phụ.
1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh
1.2.1. Khái niệm Tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Có nhiều cơng cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng như nhân trắc học
(chỉ số khối cơ thể BMI, độ dày nếp gấp da, chu vi vòng cánh tay, sức mạnh
cơ…), đánh giá tổng thể chủ quan SGA, điểm số nguy cơ dinh dưỡng NRS...
Phần lớn kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng với bệnh nhân phẫu thuật
dựa vào hậu quả lâm sàng của nó.
1.2.2. Định nghĩa suy dinh dưỡng

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization -
WHO)26 SDD là sự mất cân bằng trong cung cấp chất dinh dưỡng và năng
lượng so với nhu cầu của cơ thể tại các tế bào nhằm đảm bảo sự phát triển,

duy trì hoạt động các chức năng chuyên biệt của chúng.


×