Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường ở quận hoàn kiếm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 134 trang )

Luận án tiến sĩ 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THÚY LAN PHƯƠNG

QU¶N Lý BåI DƯỡNG
GIáO VIÊN MầM NON THEO MÔ HìNH QUảN Lý DựA VµO NHµ

TR­êng – quËn hoµn kiÕm – thµnh phè hµ néi

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2016

Luận án tiến sĩ 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THÚY LAN PHƯƠNG

QU¶N Lý BồI DƯỡNG
GIáO VIÊN MầM NON THEO MÔ HìNH QUảN Lý DùA VµO
NHµ TR­êng – quËn hoµn kiÕm – thµnh phè hµ néi

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: PGS- TS BÙI VĂN QUÂN

HÀ NỘI, 2016

Luận án tiến sĩ 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THÚY LAN PHƯƠNG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON THEO
MƠ HÌNH QUẢN LÝ DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG
QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

HÀ NỘI, 2016

Luận án tiến sĩ 2024

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự quan tâm, khích lệ, từ q Thầy cơ, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Tôi xin cảm ơn:


- Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Trung tâm đào tạo
sau Đại học TAC

- PGS- TS Bùi Văn Quân- Thầy giáo, người hướng dẫn khoa học đã tận
tâm chỉ dẫn chu đáo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, thực hiện
và hoàn thành luận văn:

- Ban lãnh đạo, các đồng chí chun viên Phịng Giáo dục và Đào tạo,
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã
nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ
học tập, nghiên cứu;

- Xin ghi nhận sự động viên, chia sẻ những khó khăn trong q trình
học tập cuả các bạn học viên Cao học – Chuyên ngành QLGD – khóa K18

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 15 tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Thúy Lan Phƣơng

1

Luận án tiến sĩ 2024

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS- TS Bùi Văn Quân . Các nội dung nghiên cứu,

kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi
rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức giáo dục khác đều có trích dẫn và
chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, ngày 15 tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Thúy Lan Phƣơng

2

Luận án tiến sĩ 2024

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Cán bộ quản lý CBQL
Mơ hình quản lý MHQL
Chuẩn nghề nghiệp CNN
Chuyên môn nghiệp vụ CMNV
Cơ sở vật chất CSVC
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
Giáo viên mầm non GVMN

Đội ngũ giáo viên ĐNGV
Đội ngũ giáo viên mầm non ĐNGVMN
Nhà xuất bản Nxb

3

Luận án tiến sĩ 2024

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 5

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI 16

DƢỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON THEO MÔ

HÌNH QUẢN LÝ DỰA VÀO NHÀ TRƢỜNG

1.1. Khái niệm cơ bản của đề tài 16

1.2. Quản lý trường mầm non theo mơ hình quản lý dựa vào 23

nhà trường.

1.3. Quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non theo mơ hình 29

quản lý dựa vào nhà trường.


1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý bồi dưỡng giáo viên 41
mầm non theo mơ hình quản lý dựa vào nhà trường

Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ BỒI 44

DƢỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON THEO MƠ HÌNH

QUẢN LÝ DỰA VÀO NHÀ TRƢỜNG Ở QUẬN

HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát giáo viên mầm non quận Hoàn Kiếm, thành 44

phố Hà Nội

2.2. Đánh giá thực trạng bồi dưỡng giáo viên mầm non theo 46

mơ hình quản lý dựa vào nhà trường ở quận Hoàn Kiếm,

thành phố Hà Nội

2.3. Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non theo 50

mơ hình quản lý dựa vào nhà trường ở quận Hoàn Kiếm,

thành phố Hà Nội

Chƣơng 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN 64

MẦM NON THEO MƠ HÌNH QUẢN LÝ DỰA VÀO


NHÀ TRƯỜNG Ở QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH

PHỐ HÀ NỘI

3.1 Các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non 64

theo mơ hình quản lý dựa vào nhà trường ở quận Hoàn

Kiếm, thành phố Hà Nội

4

Luận án tiến sĩ 2024

3.2 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 98

5

Luận án tiến sĩ 2024

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của Việt
Nam đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đẩy mạnh phát triển đất
nước theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa tiến tới: “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”. Để thực hiện mục tiêu đó cần thiết
phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo nước nhà. Một trong
những giải pháp đột phá được xác định để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo là giải pháp về quản lý giáo dục. Theo đó, việc nghiên cứu, vận
dụng các mơ hình quản lý giáo dục hiện đại vào quản lý giáo dục ở nước ta
được đặc biệt quan tâm.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là nền tảng đầu tiên của ngành GD&ĐT. GDMN có vai trò quan trọng
trong việc tạo cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ là
cơ sở để hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đánh giá cao
về bậc học mầm non nêu trên, đồng nghĩa với việc đề cao vai trò của đội ngũ
giáo viên mầm non và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên
này theo nhiều con đường khác nhau, trong đó có con đường đào tạo, bồi
dưỡng.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-
NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh tại mục 7 điểm d: hoàn
thiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cho các Bộ, Ngành,
địa phương; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ
sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề một cách thống nhất và hiệu quả; rà soát, điều
chỉnh, bổ sung cơ chế để các cơ quan quản lý giáo dục địa phương được tham
gia quyết định trong quản lý nhân sự và các nguồn tài chính dành cho giáo
dục. Như vậy, có thể khẳng định để đổi mới giáo dục cần đổi mới quản lý cơ


6

Luận án tiến sĩ 2024

sở giáo dục theo hướng phát huy dân chủ, tính sáng tạo, giao quyền tự chủ
cho cơ sở giáo dục trong tổ chức thực hiện các hoạt động của đơn vị mình.
Đây chính là việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội trong
mơ hình quản lý dựa vào nhà trường – một trong những mơ hình quản lý giáo
dục hiện đại phù hợp với phân cấp quản lý giáo dục hiện nay.

Quán triệt Nghị quyết Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, trong đó
có giáo dục mầm non, Phịng GD&ĐT quận Hồn Kiếm đã chú trọng hoạt
động bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên đặc biệt bồi dưỡng GVMN
theo MHQL dựa vào nhà trường. Hiện nay, đội ngũ GVMN quận Hoàn Kiếm
về phẩm chất và năng lực đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đáp ứng CNN, đã
có nhiều cố gắng, đạt được nhiều thành tựu trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ, được cha mẹ học sinh và nhân dân trong quận tin yêu. Tuy nhiên, vẫn
còn một bộ phận giáo viên còn yếu về CMNV, chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới giáo dục, chưa đáp ứng u cầu phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,
CMNV. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng đội ngũ GVMN
theo các mơ hình quản lý hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu CNN đất nước là
việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.

Qua tìm hiểu thực tế về quản lý bồi dưỡng GVMN quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội theo MHQL dựa vào nhà trường, đối chiếu với những cơ sở
lý luận, những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và quản lý chỉ
đạo của ngành về là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi
dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN. Từ đó rút ra những mặt mạnh, mặt
tồn tại của quản lý bồi dưỡng GVMN theo MHQL dựa vào nhà trường nhằm
đưa ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý, đồng thời đề xuất

một số giải pháp mà tác giả cho rằng cần thiết và có thể thực hiện được nhằm
giúp Hiệu trưởng các trường mầm non quận Hoàn Kiếm quan tâm, quản lý tốt
tại trường. Mặt khác những biện pháp nêu ra cũng giúp GVMN có điều kiện để
vừa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, vừa có cơ hội tham gia học tập bồi

7

Luận án tiến sĩ 2024

dưỡng nâng cao trình độ cá nhân cả về CMNV và về trình độ tri thức đối với
một GVMN trong thời kỳ mới.

Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý bồi dưỡng giáo
viên mầm non theo mơ hình quản lý dựa vào nhà trường ở quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên nói chung, bồi dưỡng giáo viên
mầm non nói riêng đã được thực hiện tương đối phong phú. Có thể kể đến một số
nghiên cứu dưới đây:

Tác giả Vương Thị Đào trong luận văn thạc sĩ: “Giải pháp quản lý bồi
dưỡng đội ngũ GVMN thành phố Hải Phòng trong giai đoạn từ nay đến năm
2015”, đã đi sâu nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng GVMN
từ năm 2003 của thành phố Hải Phòng. Từ đó kiến nghị một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ GVMN trên địa bàn thành phố
Hải Phòng đến năm 2015.

Trong luận văn thạc sĩ: “Thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí

Minh”, tác giả Nguyễn Hữu Lê Huyên đã chỉ ra thực trạng về trình độ chun
mơn của các GVMN được đào tạo chắp vá qua nhiều hệ, nhiều loại hình đào
tạo nên năng lực thực tế chưa tương thích với trình độ đào tạo. Qua đó, tác giả
đã đề xuất một số biện pháp nhằm cải tiến thực trạng công tác quản lý và bồi
dưỡng chuyên môn cho GVMN tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả Trần Thị Hoàng Vy trong luận văn thạc sĩ: “Biện pháp quản lý
hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trường mầm non ngồi cơng
lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, đã nêu được tính cấp thiết của việc
cần phải học tập, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ chun mơn đối
với đội ngũ GVMN đáp ứng với yêu cầu đổi mới của ngành. Qua đó, tác giả

8

Luận án tiến sĩ 2024

cũng đã chỉ ra những bất cập và đề xuất những biện pháp trong công tác quản
lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trường mầm non ngồi
cơng lập ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Trong luận văn thạc sĩ: “Biện pháp quản lý quy trình đánh giá GVMN
đáp ứng CNN ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”, tác giả Đặng Văn Giao
đã đề cập tới mục tiêu của việc đánh giá GVMN theo CNN và thực trạng hiện
nay của GDMN huyện Thanh Miện về quy trình đánh giá GVMN theo CNN.
Qua đó tác giả đã đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý quy
trình đánh giá GVMN theo CNN ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Luận văn Thạc sĩ của Vũ Thị Xuân Liên: "Một số biện pháp bồi dưỡng
nghiệp vụ năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường mầm non
quận 5 - thành phố Hồ Chí Minh", đã chỉ ra nguyên nhân của yếu kém của

năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non quận 5 - thành phố Hồ
Chí Minh.

Tác giả Phạm Thị Thanh Thủy trong luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục:
“Quản lý hoạt động đào tạo GVMN ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng”,
đã đề cập đến những vấn đề: GVMN; hoạt động đào tạo GVMN và quản lý
hoạt động đào tạo GVMN. Trên cơ sở của thực tiễn và lý luận đã nghiên cứu về
đào tạo GVMN ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, tác giả đã đề xuất 7
giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng.

Trong luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục: “Phát triển đội ngũ giáo viên mầm
non theo CNN ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng” tác giả Nông Thị Thu
Trang đã luận giải về CNN GVMN, và nội dung phát triển đội ngũ giáo viên theo
CNN. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm kinh tế xã hội, giáo dục tỉnh Cao Bằng
và thực trạng phát triển ĐNGVMN theo CNN ở thành phố Cao Bằng tác giả đề
xuất 6 biện pháp phát triển ĐNGVMN thành phố Cao Bằng theo CNN.

9

Luận án tiến sĩ 2024

Luận văn thạc sĩ: “Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GVMN
huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu” của tác giả Phan Thị Hán Huệ đã
luận giải những vấn đề về GVMN, năng lực sư phạm của GVMN và bồi
dưỡng năng lực sư phạm cho GVMN. Tác giả đã phân tích đánh giá thực
trạng quản lý năng lực sư phạm cho GVMN ở huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích, tác giả đề xuất 5 biện
pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GVMN huyện Châu
Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các giải pháp này đề cập đến phát huy vai trị
lãnh đạo của cấp ủy chính quyền địa phương; xây dựng kế hoạch và tổ chức

thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng; phát huy tính tích cực của GVMN
trong tự bồi dưỡng và thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng.

Trong lĩnh vực quân sự, đã có một số luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục
và luận văn thạc sĩ giáo dục học nghiên cứu về tổ chức hoạt động bồi dưỡng
và các biện pháp bồi dưỡng cho các đối tượng là giáo viên, học viên của các
trường sĩ quan quân đội.

Tiêu biểu có các cơng trình sau:
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Quốc Nghị: “Tổ
chức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường
quân sự Quân khu 4” đã luận giải những vấn đề về tổ chức hoạt động bồi
dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên và những vấn đề thực tiễn đặt ra cho
tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường
quân sự Quân khu 4. Tác giả đã đề xuất 4 biện pháp tổ chức hoạt động bồi
dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường quân sự Quân khu 4.
Đó là các biện pháp: Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng; tổ chức và điều hành
các hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động bồi dưỡng.
Tác giả Nguyễn Xuân Sinh trong luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Biện
pháp bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên trường Sĩ quan Chính trị

10

Luận án tiến sĩ 2024

hiện nay” đã phân tích phương pháp học tập, bồi dưỡng phương pháp học tập
cho học viên Trường Sĩ quan Chính trị, đồng thời luận giải đặc điểm đào tạo
và những yếu tố tác động đến bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên
Trường Sĩ quan Chính trị. Tác giả đã đề xuất 5 biện pháp bồi dưỡng phương

pháp học tập cho học viên. Đó là các biện pháp: Xây dựng động cơ, tâm thế
học tập; đổi mới phương pháp học tập; xây dựng quy trình bồi dưỡng; cải tiến
việc thi, kiểm tra và học viên tích cực tự bồi dưỡng.

Trong luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho
học viên sư phạm ở Học viện Chính trị hiện nay” tác giả Lã Hồng Phương đã
luận giải những vấn đề về năng lực dạy học, bồi dưỡng năng lực dạy học, nội
dung và các tiêu chí để bồi dưỡng năng lực dạy học cho học viên sư phạm ở
Học viện Chính trị. Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và phân tích
thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho học viên sư phạm ở Học viện
Chính trị, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả bồi
dưỡng năng lực dạy học cho học viên sư phạm. Các giải pháp này bao quát từ
việc củng cố xu hướng, động cơ nghề nghiệp đến việc đổi mới nội dung hình
thức bồi dưỡng và phát huy vai trò, sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực
lượng trong quá trình bồi dưỡng.

Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã trình bày ở trên, có thể rút
ra một số kết luận sau:

Một là, các cơng trình đều nhấn mạnh đến vai trị, tầm quan trọng của
bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực CMNV sư phạm cho đội ngũ giáo
viên nói chung và GVMN nói riêng.

Hai là, nhiều cơng trình đã đề cập đến vai trò của người GVMN, ý
nghĩa của việc ban hành CNN GVMN và những vấn đề cấp thiết của việc
phải bồi dưỡng cho ĐNGVMN theo MHQL dựa vào nhà trường, đảm bảo cho
họ hồn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

11


Luận án tiến sĩ 2024

Ba là, các cơng trình nghiên cứu đã phân tích những thực trạng về năng
lực CMNV của giáo viên và GVMN, những ưu điểm, hạn chế về trình độ
CMNV của GVMN và chỉ rõ những nguyên nhân của thực trạng để giúp các nhà
quản lý trong việc tổng kết những kinh nghiệm, trong việc phát huy ưu điểm,
khắc phục khuyết điểm, trong xây dựng ĐNGVMN có phẩm chất và năng lực
CMNV đáp ứng yêu cầu của bậc học mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Bốn là, trên cơ sở luận giải lý luận và thực tiễn, các cơng trình đều đề
xuất những biện pháp hoặc để nâng cao chất lượng quá trình bồi dưỡng, hoặc
để quản lý quá trình bồi dưỡng năng lực CMNV cho ĐNGVMN.

Các cơng trình nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng GVMN
đều được tổ chức thực hiện ở những lĩnh vực cụ thể, trên địa bàn và không
gian xác định. Những biện pháp bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng được đề xuất
đều gắn với những địa danh, đối tượng cụ thể và chỉ phát huy hiệu quả cao
khi được tổ chức thực hiện ở những nơi có những đặc điểm tương tự.

Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về bồi
dưỡng ĐNGVMN dựa theo mơ hình quản lý dựa vào nhà trường trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Điều này một lần nữa khẳng định việc
nghiên cứu đề tài “Quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non theo mơ hình quản
lý dựa vào nhà trường ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” là cấp thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất những biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên, góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ GVMN theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường ở
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về bồi dưỡng và quản lý bồi
dưỡng GVMN theo mơ hình quản lý dựa vào nhà trường.

12

Luận án tiến sĩ 2024

Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi
dưỡng GVMN theo MHQL dựa vào nhà trường, góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ GVMN ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay.

Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng GVMN theo mơ hình quản lý dựa
vào nhà trường ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay.
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng GVMN ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý bồi dưỡng GVMN theo mơ hình quản lý dựa vào
nhà trường ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu quản lý bồi dưỡng GVMN theo ở các trường mầm
non theo hướng tăng cường quyền tự chủ của trường mầm non dựa trên mơ
hình quản lý dựa vào nhà trường ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Các số liệu điều tra, khảo sát sử dụng để nghiên cứu trong phạm vi 5

năm từ năm 2011 đến 2015.
5. Giả thuyết khoa học

Nếu quản lý bồi dưỡng GVMN theo mơ hình quản lý dựa vào nhà
trường bằng cách: Nâng cao nhận thức của các cấp, các lực lượng về bồi
dưỡng GVMN; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; đổi mới
nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng; tạo điều kiện thuận lợi cho
bồi dưỡng; phát huy vai trị chủ động, tích cực, sáng tạo của giáo viên trong tự
bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả bồi dưỡng thì sẽ quản lý
tốt việc bồi dưỡng GVMN hiện nay ở các trường Mầm non trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

13

Luận án tiến sĩ 2024

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát

hóa các tài liệu lý luận chuyên ngành, liên ngành, các văn kiện, nghị quyết của
Đảng, các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giáo
dục đào tạo; các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên
cứu; các báo cáo, sơ kết, tổng kết của các trường mầm non về bồi dưỡng
GVMN ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát sư phạm: tiến hành quan sát bồi dưỡng GVMN
tại các trường mầm non cơng lập ở quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện
nay và hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên nhà trường.


Tiến hành điều tra, khảo sát 3 CBQL giáo dục của phịng GD&ĐT
quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội; 30 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng) và 50 giáo viên của các trường mầm non ở quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội để đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng GVMN
đáp ứng CNN.

Nghiên cứu các sản phẩm bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng GVMN
như chương trình, kế hoạch, báo cáo, thống kê, đăng ký kết quả bồi dưỡng
của các trường.

Tọa đàm với đội ngũ CBQL, GVMN nhà trường để thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

Tiến hành xin ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm bồi dưỡng và
quản lý bồi dưỡng GVMN theo mơ hình quản lý dựa vào nhà trường tại các
trường mầm non ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay.

Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu nhằm đánh giá chính xác kết
quả điều tra khảo sát thu được.
7. Kết cấu của đề tài

14

Luận án tiến sĩ 2024

Cấu trúc của luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương ;Kết luận và kiến nghị,
Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục.

15


Luận án tiến sĩ 2024

Chƣơng 1
NHỮNG VÂN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN
MẦM NON THEO MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰA VÀO NHÀ TRƢỜNG
1.1. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Giáo viên mầm non

Giáo viên là những người lao động trí óc, thực hiện nhiệm vụ dạy học
trong các nhà trường phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Mục 1, Điều 70,
Chương IV, Luật Giáo dục 2005 xác định: “Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở
GDMN, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên” [7, tr 56].

Tại Điều 34 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo văn bản số
05/VBHN-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 13/02/2014 định nghĩa
GVMN là: “Giáo viên trong các cơ sở GDMN là người làm nhiệm vụ ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập.”

* Nhiệm vụ của giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non là lực lượng chủ yếu quyết định chăm sóc ni dạy
trẻ ở trường mầm non. Nhiệm vụ của GVMN đã được quy định trong Quyết
định số 55/QĐ/-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ký ngày 3/2/1990 quy định mục
tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trường mẫu giáo như sau: Thực hiện
nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của nhà trẻ, trường mẫu giáo, thực hiện đầy đủ
chương trình, kế hoạch giáo dục phù họp với điều kiện nhà trường; phối hợp
chặt chẽ với cha mẹ trẻ để thống nhất việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục
trẻ; làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng trang thiết bị, tài sản
của nhóm lớp phụ trách; đồn kết nhất trí và phấn đấu xây dựng nhóm, lớp,

trường tiên tiến; phấn đấu tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt theo tiêu
chuẩn quy định.

16

Luận án tiến sĩ 2024

Ngoài ra trong Điều 35 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo
văn bản số 05/VBHN-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 13/02/2014
quy định nhiệm vụ của giáo viên là:

- Bảo vệ an tồn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em
ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

- Thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo
chương trình GDMN: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng mơi trường
giáo dục, tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh
giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng ni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên mơn, của nhà trường,
nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của
trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ
đồng nghiệp.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ.
Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

- Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chun mơn nghiệp

vụ để nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của
ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

Tại Điều 34 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo văn bản số
05/VBHN-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 13/02/2014 qui định:
Trình độ chuẩn được đào tạo của GVMN là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư
phạm mầm non.

Các nhiệm vụ của người GVMN có liên quan chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại, bổ sung cho nhau. Và được tiến hành thống nhất trong q trình
chăm sóc giáo dục trẻ. Để hồn thành sứ mệnh là người xây dựng nền móng
ban đầu của nhân cách, GVMN cần phải đạt những tiêu chuẩn sau:

17


×