Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu luận học phần phát triển du lịch bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.18 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|10162138

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA DU LỊCH
_______________

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Giảng viên: PGS. TS. Phạm Hồng Long

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Kiều

Lớp: Cao học QTDL (2022 - 2024)

Nha Trang, tháng 5 năm 2023

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

KHÁNH HÒA HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Học viên Cao học: Nguyễn Thị Thanh Kiều

Khoa Du lịch, Trường Đại học Nha Trang

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình phát triển du lịch


bền vững và các yếu tố ảnh hưởng tới du lịch bền vững nói chung và
du lịch Nha Trang hướng tới bền vững. Từ đó, đề xuất các giải pháp
nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững cho tỉnh Khánh Hòa trong
tương lai. Những yếu tố trong nghiên cứu bao gồm khác biệt về mức
độ phát triển kinh tế, hành vi tiêu dùng của du khách và thái độ của
người dân địa phương. Kết quả cho thấy việc phát triển du lịch bền
vững đòi hỏi sự hợp tác giữa các liên quan, nâng cao nhận thức về
vấn đề này và phát triển các hoạt động du lịch theo cách thức bền
vững là cần thiết. Trong bối cảnh du lịch là hoạt động nhạy cảm, luôn
bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan, phát triển du lịch bền
vững được đặt ra như một nhu cầu cần thiết để phù hợp với xu thế
phát triển chung của thế giới. Sau đại dịch Covid-19, xu hướng du
lịch trong khoảng cách gần sẽ thay thế cho những chuyến bay xuyên
quốc gia, lục địa. Người dân các quốc gia có nhu cầu nghỉ dưỡng tại
chỗ để bảo đảm sự an toàn và sức khỏe. Do đó, du lịch nội địa sẽ là
xu hướng du lịch trong thời gian tới.

Từ khóa: Phát triển du lịch, bền vững, sự hợp tác, tiêu dùng, nhận
thức.
ASTRACT

The goal of this study is to evaluate the current state of sustainable tourism
development as well as the general and local elements influencing Nha Trang
tourism's transition to sustainability. Then propose solutions to ensure sustainable
tourism development for Khanh Hoa province in the future. The research factors in the
study include differences in the level of economic development, consumer behavior of
tourists and attitudes of local people. The results show that it is necessary to develop
sustainable tourism that is responsive to cooperation among stakeholders, raising
awareness of this issue and developing sustainable tourism activities in a sustainable
manner. In the context that tourism is a sensitive activity, always affected by objective

conditions, sustainable tourism development is posed as a necessary need to match the
general development trend of the world. After the Covid-19 pandemic, the trend of
local travel will replace cross-country flights. People of all countries have a need to
stay at the resort to ensure safety and health. As a result, domestic travel will become
increasingly popular in the future.
Keywords: tourism development, sustainability, cooperation, consumption,
awareness.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

Du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng và đóng góp
lớn vào phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, việc phát triển du lịch không đảm bảo bền vững có thể gây ra
các vấn đề mơi trường và xã hội như khai thác tài nguyên hạn chế, ô
nhiễm và mất cân bằng kinh tế. Các nguyên tắc bền vững đề cập
đến các khía cạnh: mơi trường, kinh tế và văn hóa xã hội của du lịch
phát triển, và một sự cân bằng phù hợp phải được thiết lập giữa ba
khía cạnh này để đảm bảo tính bền vững lâu dài trong du lịch
(Habimana và cs, 2023). Phát triển du lịch bền vững không thể thiếu
sự tham gia và hợp tác của các bên bao gồm các doanh nghiệp, cơ
quan quản lý nhà nước, cộng đồng địa phương, các tổ chức môi
trường, các doanh nghiệp,… (UNWTO, 2013). Phát triển du lịch bền
vững là q trình mà trong đó các nước phát triển thường có xu
hướng tiên phong hơn. Các nước có thể chia sẻ những kinh nghiệm

trong phát triển du lịch bền vững cũng như sáng tạo ra cách thức tổ
chức, quản lý và phát triển du lịch bền vững phù hợp nhất với bối
cảnh phát triển của mình (Phạm Hồng Chương và Phạm Trương
Hoàng, 2016). Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một thách thức đối với các
nước đang phát triển về việc đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Đối với Việt Nam, Luật Du lịch ra đời năm 2017, cịn tỉnh Khánh
Hịa, Chương trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 24/7/2017 của Tỉnh
ủy, tập trung vào một số mục tiêu trọng tâm, mang tính đột phá
như: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thu hút sự quan tâm và
đồng thuận của toàn xã hội chung tay xây dựng du lịch Khánh Hòa
phát triển bền vững. Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Khánh
Hòa đến năm 2030 và định hướng 2050 với 03 mục tiêu chính là
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền
vững gắn với tăng trưởng xanh và khai thác kinh doanh du lịch có
trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và chuyên nghiệp. Bài tiểu luận
này học viên muốn đánh giá tình hình phát triển du lịch bền vững tại
các quốc gia khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng tới ngành du lịch.
Từ đó, đề xuất các giải pháp cần thiết để đảm bảo phát triển du lịch
bền vững trên toàn cầu nói chung và du lịch tỉnh Khánh Hịa nói
riêng.

II. ĐỊNH NGHĨA VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG

2.1. Phát triển bền vững

Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy
ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission
on Environment and Development) của Liên hợp quốc, “phát triển
bền vững” được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu

của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho

2

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

con người trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là một mơ
hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện
tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự
trong tương lai (Gơdian và Hecdue, 1988).

2.2. Một số định nghĩa về du lịch

Theo từ điển Tiếng Việt: hai chữ du lịch được định nghĩa như
sau: “Du lịch là đi chơi cho biết xứ người”. Một nhà du lịch học người
Pháp là Husher cũng có cách định nghĩa tương tự: “du lịch là nghệ
thuật đi chơi của các cá nhân”. Như vậy phải khẳng định: Du lịch là
đi chơi chứ không phải đi làm, hay đi kiếm việc làm... Viện sĩ Nguyễn
Khắc Kiệm, một nhà xã hội học nổi tiếng của Việt Nam cũng đưa ra
một cách định nghĩa ngắn gọn về du lịch: “ Du lịch là sự mở rộng về
khơng gian văn hóa của con người”. Như vậy ở đây du lịch lại liên
quan mật thiết tới văn hóa.

2.3. Du lịch bền vững


Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới tại Hội nghị về Môi

trường và Phát

triển của Liên Hợp Quốc tại Rio De Janeiro năm 1992 : “Du lịch bền

vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu

cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn

quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho

phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch

quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh

tế - xã hội, thẩm mĩ của con người trong khi vẫn duy trì được sự tồn

vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái

và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”.

III. Phân tích các yếu tố bền vững của du lịch

3.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

Một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển du lịch
bền vững là tạo ra nguồn thu cho kinh tế địa phương. Tuy nhiên,
không chỉ tốt cho kinh tế mà còn cần đảm bảo cho các hoạt động

sản xuất, dịch vụ theo hướng bền vững và giảm thiểu các ảnh hưởng
xấu đối với môi trường.

Đối với tỉnh Khánh Hòa: Với những giải pháp mạnh mẽ và đột
phá đã đề ra cùng quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân
trong tỉnh, sự cố gắng, nỗ lực, năng động và sáng tạo của cộng đồng
doanh nghiệp, trong thời gian tới du lịch Nha Trang - Khánh Hòa sẽ
tiếp tục có nhiều khởi sắc. Khánh Hịa sẽ trở thành một trong những
trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước và khu vực, trong đó Nha
Trang trở thành trung tâm du lịch có sức cạnh tranh trong khu vực và
thế giới; vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, nhất là khu vực Bắc Vân

3

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

Phong sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển được đầu tư phát triển
hiện đại về du lịch.

Hình 1 : Một góc phía Bắc trung tâm du lịch TP Nha Trang
(Nguồn: (2023))

3.2. Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự bảo tồn các tài nguyên

thiên nhiên như đất, nước, hệ sinh thái và văn hóa trong khi vẫn sử
dụng chúng một cách bền vững. Du lịch bền vững là việc phát triển
các hoạt động du lịch có tính đến đầy đủ các tác động kinh tế, xã hội

và môi trường hiện tại và tương lai, vừa đáp ứng được nhu cầu của
du khách và sự phát triển của ngành du lịch, vừa đáp ứng được yêu
cầu bảo vệ môi trường sinh thái và các yêu cầu của cộng đồng địa
phương. Phát triển du lịch bền vững liên quan đến các khía cạnh mơi
trường, kinh tế và văn hóa xã hội của phát triển du lịch, đòi hỏi phải
thiết lập sự cân bằng hợp lý giữa ba khía cạnh này để bảo đảm tính
bền vững lâu dài.

Du lịch bền vững giúp quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa
mãn nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, hưởng thụ của con người,
đồng thời vẫn duy trì được sự tồn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học
và sự phát triển của các hệ sinh thái. Khái niệm du lịch bền vững liên
quan chặt chẽ đến các khái niệm về du lịch sinh thái, du lịch xanh,...
(Nguyễn Mạnh Hùng, 2023).

Ở Việt Nam, Luật Du lịch (2017) đưa ra định nghĩa: “Phát triển
du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu

4

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

cầu về kinh tế - xã hội và mơi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích của
các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”. Tại tỉnh Khánh
Hòa, Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh chủ động nghiên cứu, triển
khai thực hiện những giải pháp phục hồi và phát triển bền vững
ngành Du lịch của tỉnh, trong đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố

nghiên cứu xây dựng và chủ động phối hợp với Sở Du lịch tỉnh triển
khai các chương trình cụ thể để thu hút du khách đến tham quan,
nghỉ dưỡng tại địa phương mình, nhất là các tour du lịch cộng đồng,
du lịch tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa, ẩm thực, sản phẩm
OCOP,... (Huang và cs, 2019).

3.3. Cải thiện mối quan hệ xã hội

Sự phát triển du lịch bền vững cần tạo điều kiện cho người dân
địa phương và du khách gặp gỡ và trao đổi giữa nhau nhằm tăng
cường sự hiểu biết về văn hóa, lối sống của nhau, giúp truyền tải
thơng điệp văn hóa giữa các quốc gia. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh
Khánh Hịa nói riêng, Du lịch bền vững được hiểu là “sự phát triển
du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và mơi
trường, đảm bảo hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động
du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch
trong tương lai” (Khoản 14, Điều 3, Luật Du lịch số 09/2017/QH14).
Du lịch bền vững luôn hướng tới 3 mục tiêu quan trọng là: Cung cấp
cho du khách các sản phẩm du lịch và các tour có chất lượng và có
trách nhiệm; Đảm bảo duy trì chất lượng mơi trường thiên nhiên và
xã hội vì lợi ích của cộng đồng; Cải thiện chất lượng sống của người
dân địa phương xung quanh các điểm du lịch.

Xu hướng phát triển du lịch hiện đại cho thấy hai hình thức: Du
lịch sinh thái và du lịch cộng đồng là những mơ hình có nhiều khả
năng sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa với tư cách là động
lực phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch sinh thái có khả năng tham gia
giải quyết các vấn đề bền vững trong du lịch ở những mặt cụ thể
như: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi
trường; tạo phúc lợi việc làm thu nhập cho cư dân địa phương; góp

phần bảo vệ đa dạng sinh học; sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa một cách bền vững; duy trì cuộc sống n vui cho
cộng đồng; phục vụ yêu cầu giáo dục và học tập suốt đời của xã hội;
huy động sự tham gia của người dân địa phương; thúc đẩy phân chia
lợi ích một cách công bằng hơn giữa các bên liên quan.

Nếu biết kết hợp bảo tồn di sản văn hóa lồng ghép vào các
chương trình phát triển chung của các địa phương, nhất là bảo tồn di
sản văn hóa gắn với phát triển du lịch thì hồn tồn có khả năng
biến di sản văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, trong
đó có sự tăng trưởng kinh tế và tạo sinh kế cho cư dân tại các điểm,
khu du lịch.

5

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

IV. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

4.1. Thiếu nhận thức

Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống cịn đối
với hoạt động du lịch, bởi môi trường không những là điều kiện để
diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự hấp
dẫn du lịch đó. Nếu như du lịch phát triển được là nhờ sự hấp dẫn du
lịch thì mơi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển này,
đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững. Trong đó,
việc bảo vệ mơi trường cần được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu

khả năng sức chứa của điểm đến du lịch để khơng dẫn tới tình trạng
q tải, tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường
sống. Một số doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Khánh Hòa chưa nhận thức
đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường, văn hóa và
tài ngun thiên nhiên trong ngành du lịch nên đã để lại ấn tượng
không tốt cho du khách.

4.2. Tác động môi trường

Kinh doanh du lịch không bảo vệ mơi trường có thể gây ra các tác
động tiêu cực đến môi trường và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe
con người, kể cả khách du lịch và người dân địa phương. Tác động
tiêu cực đến môi trường bao gồm:

 Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành
công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh
hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của người dân tỉnh Khánh Hòa.

 Nước thải: tỉnh Khánh Hịa cần xây dựng hồn chỉnh hệ thống
thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng để nước thải ngấm
xuống bồn nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận (sông, hồ, biển),
làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy
sản.

 Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của khách du
lịch thiếu ý thức, gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Tuy nhiên nhìn ở
góc độ bãi biển Nha Trang thi cơng ty môi trường đo thị Nha Trang đã
làm tốt việc thu dọn rác hàng đêm, trả lại bãi biển sạch sẽ mỗi sáng
thức dậy.


 Ơ nhiễm khơng khí: Tuy được coi là ngành “cơng nghiệp khơng
khói”, nhưng du lịch có thể gây ơ nhiễm khơng khí thơng qua phát
xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng
điểm và trục giao thơng chính như đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng
và cảng du lịch Nha Trang,

 Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và
tiếng ồn du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các
du khách khác. Những năm trước dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hịa đón

6

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

nhiều khách Trung Quốc (75%) ảnh hưởng lớn đến du khách các
quốc gia khác khi đến Nha Trang. Thông tin trên được minh họa qua
hình ảnh và biểu đồ số lượng khách quốc tế của các thị trường top
đầu, đặc biệt là thị trường khách Trung Quốc đến Việt Nam năm
2018:

Hình 2: 10 thị trường hàng đầu gửi khách quốc tế đến Việt
Nam năm 2018
(Nguồn: Tổng cụ Thống kê)

Biểu đồ 1: 10 thị trường hàng đầu gửi khách quốc tế đến Việt
Nam năm 2018
(Nguồn: Tổng cụ Thống kê)

7

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

 Ơ nhiễm phong cảnh: Ơ nhiễm phong cảnh có thể được gây ra
do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thơ kệch, vật liệu ốp lát
khơng phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều
phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột
điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các cơng trình xây dựng và
cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong
những hoạt động gây suy thối mơi trường tệ hại nhất. Đây là một
thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
4.3. Điều chỉnh các chính sách

Khi các chính sách của pháp luật khơng đúng, điều chỉnh như
là quá trễ và chậm chạp hoặc có sự giảm nguồn kinh phí nhằm
khuyến khích các hoạt động kinh doanh du lịch bền vững có thể gây
ra khó khăn trong quá trình phát triển du lịch bền vững. Nhận thức
được vấn đề này, Chính phủ đã đệ trình Quốc hội phê chuẩn Luật Du
lịch 2017. Luật này quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản
phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du
lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý
nhà nước về du lịch.
V. GIẢI PHÁP
5.1. Sự hợp tác giữa các bên liên quan

Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững, việc hợp tác giữa các

liên quan như chính phủ, doanh nghiệp du lịch, các tổ chức phi chính
phủ và các cộng đồng địa phương là rất cần thiết. Các liên quan nên
thúc đẩy việc đầu tư vào các hoạt động du lịch đáp ứng các tiêu chí
bền vững và cập nhật thơng tin bằng việc liên kết với các quốc gia
có sự phát triển tương đồng. . Đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch
cần có chính sách, phương thức vận hành bên cạnh những giải pháp
bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Đồng thời, việc nâng cao nhận thức của tất cả các cá nhân
tham gia cũng cần thiết, đặc biệt là các du khách nhằm thúc đẩy sự
phát triển một cách bền vững cho ngành du lịch.
5.2. Khác biệt về mức độ phát triển kinh tế

Mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp
đến việc phát triển du lịch. Các quốc gia đang phát triển thường tập
trung vào phát triển các ngành công nghiệp chính mà khơng có
nhiều quỹ đất để phát triển du lịch. Trong khi đó, các quốc gia phát
triển đã có những cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm phát triển du lịch,
cho phép họ tập trung vào việc xây dựng các chương trình du lịch đa
dạng, thu hút khách du lịch quốc tế và nâng cao chất lượng dịch vụ.

8

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh có thể dẫn đến bất cứ quá tải
và bất ổn kinh tế.


5.3. Hành vi tiêu dùng của du khách

Hành vi tiêu dùng của du khách có tác động đến việc phát triển
du lịch bền vững. Khách du lịch có thể đóng góp vào việc tạo ra sự
phát triển bền vững khi họ lựa chọn các dịch vụ du lịch mà đảm bảo
được sử dụng tài nguyên địa phương và bảo vệ mơi trường. Họ cũng
có thể giúp đỡ cho các doanh nghiệp và dịch vụ du lịch địa phương.
Ngược lại, nếu hành vi tiêu dùng của khách du lịch khơng tốt, chúng
có thể gây ra sự suy giảm của nền du lịch và ảnh hưởng tới sự phát
triển bền vững của nó.

5.4. Thái độ của chính quyền sở tại, các doanh nghiệp du lich
và người dân địa phương

Thái độ của người dân địa phương đối với du lịch cũng rất quan
trọng đối với việc phát triển du lịch bền vững. Người dân địa phương
có thể trở thành những đối tác quan trọng trong việc quản lý du lịch
bền vững và đảm bảo sự phát triển kinh tế của họ. Tuy nhiên, nếu họ
không thể hoặc không muốn hợp tác, sự phát triển của du lịch sẽ
gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc nâng cao thái độ của
người dân địa phương đối với du lịch và giáo dục cho họ về các triết
lý bền vững cần được thực hiện.

Doanh nghiệp du lịch nên phát triển các hoạt động du lịch bền
vững như cung cấp sản phẩm và dịch vụ địa phương, tăng cường giá
trị của sinh thái địa phương, và sử dụng các tài nguyên du lịch theo
cách thức bền vững.

5.5. Nâng cao nhận thức về vấn đề bền vững


Khách du lịch, người dân địa phương và các tổ chức phải nhận
thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững và
sắp xếp hoạt động du lịch theo cách thức bền vững là cần thiết. Các
tổ chức và doanh nghiệp du lịch nên giáo dục khách du lịch về môi
trường bền vững, trách nhiệm xã hội, và các hoạt động du lịch khác
nhau.

VI. KẾT LUẬN

Du lịch được đánh giá là ngành “công nghiệp khơng khói”,
phương pháp phát triển du lịch bền vững địi hỏi sự hợp tác giữa các
liên quan, nâng cao nhận thức về vấn đề này và phát triển các hoạt
động du lịch theo cách thức bền vững. Việc đảm bảo sự phát triển du
lịch bền vững không chỉ là trách nhiệm của chính phủ và doanh
nghiệp, mà cịn phải thu hút sự chú ý và hành động tích cực từ
khách du lịch và người dân địa phương tỉnh Khánh Hòa. Chỉ khi cộng
đồng tồn cầu cùng nhau hợp tác, thì việc đảm bảo sự phát triển du
lịch bền vững mới có thể đạt được trong thời gian tới.

9

Downloaded by Quang Tran ()

lOMoARcPSD|10162138

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Luật Du lịch.(2017), /> hoi/Luat-du-lich-2017-322936.aspx.


Nguyễn Mạnh Hùng 2023. Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
Tạp chí Lý luận Chính trị.

Phạm Hồng Chương & Phạm Trương Hồng. "Một số vấn đề trong
phát triển du lịch bền vững trên thế giới và tại Việt Nam hiện
nay". Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, 2016. Đại học Kinh Tế
Quốc Dân.

Tiếng Anh

Habimana, A., Saaverdra, R. & Sinining, V. (2023), "Sustainable
Tourism Development: A Critique", International Journal of
Trend in Scientific Research and Development, 7, pp. 49-70.

Huang, Y. C., Lee, C. H. & Cheng, Y. S. (2019), "Understanding the

relationships among tourists’ perceived value, satisfaction, and

destination loyalty: A case study of tourism development in

Taiwan", Sustainability, 11, page 4996. DOI:

10.3390/su11184996.

Nunkoo, R. & Ramkissoon, H. (2011), "Developing a community
support model for tourism", Annals of Tourism Research, 38,
pp. 964-988. DOI: 10.1016/j.annals.2010.12.002.

UNWTO (2013), Sustainable Tourism for Development Guidebook,

UNWTO.

Các trang web

/> nam-tieu-chi-danh-gia-va-dinh-huo.html (Bộ Công Thương Việt
Nam, 2020, Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá
và định hướng phát triển), truy cập ngày 23/05/2023.

/> trien-tinh-khanh-hoa/202304/nha-trang-vuon-tam-cao-moi-
8278382/ (Báo Khánh Hòa, 2023, Nha Trang vươn tầm cao
mới), truy cập ngày 23/05/2023.

10

Downloaded by Quang Tran ()


×