Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.18 MB, 114 trang )

Tưởng Duy Hải (Chủ biên)
Dương Thị Kim Dư - Tiêu Thi Mỹ Hồng —- Phạm Quỳnh - Đinh Lưu Hoàng Thái

TƯỞNG DUY HẢI [Chủ biên] — DƯƠNG THỊ KIM DU
TIÊU THỊ MY HONG — PHAM QUYNH — BINH LUU HOANG THAI

Os

b Jaca ed BS,
“Wai nghiim\
Sangtac|
| trong day hoc \
\ NGU VAN’
= ở

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


LỜI NĨI ĐẦU

Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đang được triển khai đồng bộ trong
hệ thống giáo dục nước ta. Sự đổi mới được nhấn mạnh trên cả mục tiêu
giáo dục và chương trình giáo dục. Đặc biệt là sự đối mới về phương pháp
day hoc, giáo dục nhằm phát triển năng lực của học sinh. Chương trình
Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày
27/7/2017 da chỉ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực đặc thù của các
môn học mà học sinh cần đạt được như Năng lực tự chủ, Năng lực hợp
tác, Năng lực sáng tạo, Năng lực giao tiếp, Năng lực tính tốn,... Đồng thời,
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng nhấn mạnh việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo và coi đây là một trong những ưu thế vượt
trội để phát triển năng lực của học sinh.



Học qua trải nghiệm là một phương pháp đang được nhiều nước có nền
giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng. Cuốn sách Tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn Trung học cơ sở được biên soạn bám
sát định hướng đổi mới căn bản, tồn diện trong dạy học mơn Ngữ văn
hiện nay. Cuốn sách trình bày cụ thể nội dung, phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học mơn Ngữ văn bằng cách tổ chức hoạt động trải nghiệm
nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Bên cạnh đó, sách cũng đưa ra các
mẫu đánh giá cá nhân, nhóm và các phụ lục,... cần sử dụng trong quá trình
giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các chủ đề hoạt động trải nghiệm
của môn Ngữ văn trong bộ sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các
nôn học lớp 6, 7, 8, 9.

Cuốn sách gồm 3 phần chính:

Phân 1 trình bày một số vấn để chung như: mơ hình, vai trị, cách đánh
giá, cách xây dựng chủ đề trải nghiệm sáng tao trong các môn học cấp
Trung học cơ sở cho học sinh.

Phân 2 trình bày định hướng cụ thể cách thức, phương pháp tổ chức 4 chủ
để trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở mà học
sinh thực hiện theo bộ sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn

học lớp 6, 7, 8, 9. Ở mỗi chủ đề đều có các hướng dẫn, định hướng rõ mục

tiêu, thời gian, tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (cả phần
học sinh tự trải nghiệm và phần báo cáo trên lớp), cách đánh giá và định
hướng hoạt động cho học sinh.

Cuối cuốn séch 1a phan Phu luc gồm các mẫu phiếu thu thập thông tin,

phiếu đánh giá, hướng dẫn xây dựng các đoạn video clip, xây dựng các

trang web don giản,... Đối với các loại phiếu thu thập thông tin, phiếu

đánh giá, giáo viên và học sinh chủ động thống nhất dùng phiếu trong sách

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 6, 7, 8, 9 hoặc các
phiếu trong sách này sao cho phù hợp và thuận tiện.

Tập thể tác giả mong nhận được sự góp ý, đóng góp của Q thầy giáo,
Q cơ giáo, các nhà nghiên cứu và độc giả để hồn thiện phương pháp,
nội dung, hình thức tổ chức, đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
những lần xuất bản sau.

Các ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ email:

Tran trong cam on!

Tap thé tac gia

gHẢN Z

_ MỘT SỐ

VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO TRONG


CÁC MÔN HỌC


A. HOAT DONG TRAI NGHIEM SANG TAO

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xem là một trong những điểm nhấn
của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Bằng nhiều công văn,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường tăng

cường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh (HS) trong các
hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học bộ môn.

Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là đặt HS trong môi

trường hoạt động học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành
động của bản thân, học trong nhà trường gắn với giải quyết các vấn để thực
tiễn của cộng đồng, điều này phù hợp với chủ trương đổi mới chương trình
giáo dục và sách giáo khoa (SGK) theo định hướng phát triển năng lực,
phẩm chất của HS hiện nay.

Theo Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể thì khi tham gia hoạt

động trải nghiệm sáng tạo, HS được trực tiếp thực hiện các hoạt động
trong hoặc ngoài nhà trường, dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV) hoặc
nhà giáo dục. Q trình hoạt động trong mơi trường cuộc sống sẽ kích

thích và phát triển sự sáng tạo của HS. Chính HS sẽ tự học qua trải nghiệm

để hình thành năng lực cho chính mình.


Nội dung, hình thức các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo ln mang
tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau,
đáp ứng mục tiêu dạy học tích hợp và phân hố HS trong q trình tổ chức
hoạt động. Bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo của bản thân, mỗi HS vừa
là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho

chính mình nên mỗi hoạt động đều phù hợp với năng lực của bản thân HS.

Bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là tạo ra cơ hội cho tất cả

HS vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học ở nhà trường và những
kinh nghiệm của bản thân vào giải quyết vấn để thực tiễn cuộc sống
một cách sáng tạo.

1. Mơ hình hoạt động học tập trải nghiệm

Hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình người học tham gia vào việc
xây dựng kiến thức, hình thành kĩ năng, năng lực qua các thao tác, hoạt
động, hành động của cá nhân với môi trường xã hội, môi trường sống, môi
trường tự nhiên bằng sự nhận thức và cảm xúc của chính mình. Hoạt động
này dựa trên sự dịch chuyển từ những kinh nghiệm sống của bản thân
thành các kiến thức của cá nhân.

Theo J. Dewey, sự học chỉ có nghĩa khi người học huy động các kinh nghiệm
cụ thể của bản thân một cách tích cực và có suy nghĩ đến những kinh
nghiệm này đối với mục tiêu muốn đạt được qua các hành động cụ thể.

Nhu cầu học chỉ nổi lên từ kinh nghiệm sống bằng ngày và từ những kiến

thức đã thu được theo một chuỗi các hoạt động tái hiện, đầu tư, vận dụng

kiến thức trong các hành động, hoạt động của cá nhân người học để tiếp
tục tiến xa hơn, hiểu biết sâu hơn trong sự trải nghiệm của bản thân.

Theo Coleman (1976), người học thay vì tìm cách hiểu và đồng hố thơng

tin dựa trên lời nói, chữ viết, thì trong hoạt động học tập trải nghiệm người

học phải đưa ra được nghĩa, ý nghĩa cửa cái mà họ trải nghiệm, họ thực
hiện, họ học đồng thời với nghĩa, ý nghĩa của các kiến thức mà họ chiếm

lĩnh được, xây dựng được khi họ cảm thấy các kiến thức này là có ích, có
giá trị với bản thân.

“Theo D.Schưn, trong q trình hoạt động học tập trải nghiệm, người học
khơng chỉ phát triển kiến thức của mình bằng cách áp dụng lí thuyết vào
thực tiễn, mà cịn phát triển sự nhận thức và phản ánh kép đó là nhận thức
trong hành động và nhận thức trên hành động mà mình thực hiện.

Theo D.Kolb (1984) và Serre (1995), hoạt động học tập trải nghiệm dựa

trên tương tác giữa kiến thức và sự trải nghiệm, đó là kiến thức được rút ra
từ chính nguồn gốc của sự trải nghiệm của người học và giá trị, ý nghĩa của

kiến thức lại được xác nhận qua sự trải nghiệm mới của người học. Q
trình này tạo thành một vịng lặp giữa kiến thức và sự trải nghiệm. Kiến
thức mới luôn được hình thành qua sự trải nghiệm và sự trải nghiệm mới

lại là môi trường để xây đựng kiến thức mới. Do đó, bản chất của mơ hình
chính là tổ chức hoạt động học tập dựa trên các hoạt động, hành động để
người học tự kiến tạo kiến thức cho bản thân, và qua hoạt động, hành động

người học lại vận dụng, áp dụng được kiến thức vào thực tiễn để xây dựng,
hình thành các kiến thức mới.

Quá trình hoạt động học tập trải nghiệm là quá trình kiến tạo, đặc biệt sự
kiến tạo này kết nối với kinh nghiệm sống của người học và có giá trị, tác
dụng thay đổi chính giá trị, kinh nghiệm của người học để hình thành kinh
nghiệm mới, giá trị mới.

Dựa trên sự phân tích hoạt động nhận thức trong sự thành công, thất bại
của quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm, có thể đưa ra 5 giai
đoạn nhận thức để định hướng tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm đó
là người học được “Khám phá”, được “Suy nghĩ”, phải “Trừu tượng hoá”,
trở thành “Người xác nhận”, và trở thành người “Quản lí”. Đối với định
hướng phát triển nhận thức, hoạt động học tập trải nghiệm tương ứng với
quá trình hoạt động nhận thức hướng tới sự sáng tạo và xử lí thơng tin

Sự trải nghiệm
của người học

trong các tình huống học tập. Đối với định hướng phát triển hành động,
hoạt động học tập trải nghiệm hướng đến ý thức xử lí, xây dựng kế hoạch
hoạt động, hành động và điều chỉnh hành động theo bối cảnh, đánh giá
hành động tương ứng.
Do đó, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính là dựa
trên các phương pháp dạy học tích cực và huy động cảm xúc, kinh nghiệm
của cá nhân người học theo bối cảnh hoạt động, trong suốt q trình đó,
người học thể hiện cảm xúc và giá trị của mình qua các thách thức, thử
thách, đam mê, so sánh, thoả mãn, kích thích, xác nhận, khẳng định để

chia sẻ các ấn tượng của mình.

Theo Legendre (2007), phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo phải dựa trên mơ hình học tập khuyến khích sự tham gia của người
học vào trong các hoạt động. Các hoạt động học tập của HS phải được xây
dựng dựa trên các bối cảnh, tình huống gần gũi nhất có thể với kiến thức,
nhận thức, năng lực của HS và với sự cố gắng của mình, HS có thể đạt được
mục tiêu học tập, qua đó HS sẽ thay đổi thái độ, cảm xúc, giá trị và hình
thành năng lực mới.

2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là môi trường học tập để học sinh
phát triển năng lực sáng tạo

Theo quan điểm của nhà cải cách giáo dục Nhật Bản T.Makiguchi, mục
đích trong giáo dục phải xuất phát từ những nhu cầu của cuộc sống hằng
ngày của con người. Việc học trong nhà trường phải song hành với cuộc
sống thì mới phát triển được sự sáng tạo của HS, bởi vì con người vốn có
tính sáng tạo từ bản chất và tỉnh hoa của nhân loại chính là sự sáng tạo.

Trong hoạt động, con người thường biểu lộ tính sáng tạo trong hành vi của
mình. Do vậy, trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần gắn hoạt
động học tập với môi trường cuộc sống của chính HS và của cộng đồng.
Nền giáo dục ưu việt cho phép mỗi cá nhân nhận thức về cuộc sống của
mình trong mối quan hệ với cộng đồng và ln biết chọn cách dùng năng
lực sáng tạo để nâng cao đời sống của chính mình và tạo ra lợi ích lớn nhất
cho cộng đồng.

3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học và
giáo dục học sinh

Tổ chức cho HS học tập thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân
HS là một con đường, cách thức đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà

trường, đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế
giới chỉ ra vai trò to lớn của nó đối với giáo dục và dạy học.

UNESCO cho rằng, hoạt động học tập dựa trên sự trải nghiệm của HS sẽ
tạo môi trường học tập suốt đời cho HS. Cịn J.Dewey và A.Balleux thì
khẳng định chính hoạt động trải nghiệm sáng tạo là chất keo gắn kết nhà
trường với cuộc sống. Nhà giáo dục học M.Lindeman thì nhấn mạnh vai
trị của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hình thức đặt HS vào giải quyết
các tình huống thực tiễn ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường. Các
nhà khoa học J.Piaget và D.Kolb lại làm nổi bật vai trò phát triển năng lực
sáng tạo của HS dựa vào môi trường học tập, bởi vì chính cuộc sống sẽ kích
thích và phát triển sự sáng tạo của HS.

Sự phát triển năng lực của HS cũng được chỉ rõ trong hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trên cơ sở các nhận định của các nhà khoa học J.Piaget, K.Lewin
và D.Kolb là HS sẽ phát huy được năng lực thích nghĩ, năng lực sáng tạo
dựa trên sự huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân cho
phù hợp với bối cảnh, tình huống thực tiễn đang xử lí.

10

Bảng tổng hợp vai trò của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo

Vai trò của h ng học tập trải

Harrison, Lubin Có ưu điểm nhấn mạnh về phía thực hiện nhiệm vụ.
(1965)

Waldie (1981) Hình thành thái độ, ý thức về quản lí, kiềm chế bản thân.


Maynes, Hình thành năng lực tự kiểm soát bên trong bản thân,
Macintosh,
Mappin (1992) có cảm nhận và thể hiện trách nhiệm với các hoạt
động, hành động của mình.

Roehler, Năng lực tổ chức kiến thức tốt hơn, huy động và vận
dụng kiến thức tốt hơn.
Duffy, Conley,
Herrmann,

Johnson,

Michelsen (1990)

Grégoire-Dugas Thái độ và nhận thức của HS cao hơn trong việc học
(1991) hằng ngày.

Kolb, Boyatzis ~ Người học có khả năng đo được sự tiến bộ hằng ngày
(1974) của mình và có thể tự đánh giá bản thân trong quá
trình học tập.
Spector, Gibson
(1991) — HS có tâm lí an tồn, có ý thức cao trong học tập.
Người học hình thành năng lực, khả năng tự tin khi đối
Orion, Hofstein phó với các thách thức, xử lí các tình huống mới.
(1991)
Đối với nội dung học tập, HS huy động được nhiều
Kolb, Boyatzis kiến thức hơn trong mơn học vào trong bối cảnh, tình
(1974), Maynes, huống trải nghiệm.
Macintosh,
Mappin (1992) Đối với mục tiêu học tập, người học xác định rõ hơn

mục đích hoạt động cũng như xác định rõ được những
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với mục tiêu
muốn đạt được và đang hướng tới.

Kolb, Fry (1975); Học tập trải nghiệm phát huy được năng lực hành
Kolb (1984); De động, phong cách học tập cá nhân, sự thích ứng
với thực tiễn cuộc sống và các kĩ năng, giá trị của
Ciantis, Kirton người học.
(1996)

11

4. Đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Việc đánh giá HS trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu thông
qua quan sát hành vi, thai độ và sản phẩm học tập của HS. Các Công văn
số 791/HD-BGDĐT, 4325/BGDĐT-GDTrH, đặc biệt Công văn số 5555/
BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá HS theo định
hướng đổi mới giáo dục đều chỉ rõ cần chú trọng đánh giá thường xuyên
đối với tất cả HS và tổ chức đánh giá thông qua:
+ Hoạt động trên lớp của HS;
+ Hồ sơ học tập, vở học tập của từng HS;
+ Báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học - kĩ thuật,

kết quả thực hành, thí nghiệm trong các mơn học;
+ Bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,...) về kết quả thực

hiện nhiệm vụ học tập.

5. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong nhà trường


Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà
trường cần được định hướng và nghiên cứu kĩ để tránh việc quá tải cho HS
và tránh sự mất liên kết giữa hoạt động và mục tiêu giáo dục của môn học.
Các công văn chỉ đạo số 791/HD-BGDPT, 3031/QD-BGDDT, 5555/BGDDT-
GDTrH, 4325/BGDĐT-GDTrH, 1290/BGDĐT-GDTrH, 7291/BGDĐT-GDTrH
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra một số định hướng nội dung và hình
thức tổ chức hoạt động trong nhà trường như:
+ Xây dựng chương trình của nhà trường gắn với phát triển nghề nghiệp,

gắn với định hướng nghề nghiệp, kĩ năng sống của HS;
+ Xây dựng các chủ để dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên quan

đến các vấn để thời sự của địa phương, đất nước để bổ sung vào kế hoạch
dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường;
+ Gắn với nghiên cứu khoa học - kĩ thuật trong nhà trường;
+ Gắn với văn hoá, đời sống, xã hội và đặc điểm truyền thống của địa
phương, của cộng đồng;
+ Gắn với sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương, theo truyền thống
gia đình.
Tuy nhiên, khi lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong môn học cũng cần đảm bảo một số yêu cầu sau để tránh cho HS bị
quá tải và làm mất đi tính giáo dục của hoạt động, đó là:

12

+ Có tính thời sự, được truyền thơng đăng tải nhiều lần trong một khoảng
thời gian nhất định khi tổ chức chủ để cho HS;

+ Được nhiều HS biết đến và HS phải có kiến thức, thơng tin một cách khá

hệ thống về vấn đề đó để thu hút toàn bộ HS trong hoạt động;

+ Gắn với một môn học cụ thể trong nhà trường để GV bộ mơn có thể
là chun gia hướng dẫn, giảng giải kiến thức cho HS và gắn với hoạt
động dạy học bộ mơn để có thời gian, khơng gian trong chương trình
tổ chức;

+ Thiết thực với địa phương nơi HS sinh sống, người học có thể đã được
thực hiện hoặc trải nghiệm một phần của vấn để đó;

+ Phù hợp với khả năng của HS, nghĩa là khi vận dụng các kiến thức trong
nhà trường, HS có thể giải quyết được chúng.

Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là dựa trên các phương
pháp tổ chức dạy học tích cực mang tính tích hợp cả về nội dung kiến thức
và phong cách học tập khác nhau của HS, trong đó HS được học tập theo
sự phân hố về năng lực, sở trường, sở thích của cá nhân mình. Qua các
hình thức này sẽ phát huy và bồi dưỡng toàn bộ năng lực của HS như: năng
lực làm việc nhóm, năng lực sử dụng và khai thác cơng nghệ thơng tin,
năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo,...

B. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO.

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần phải thực hiện đầy đủ các
bước như bảng dưới đây:

Các buớc xây dựng hoạt động trải nghiệm sáng tạo

dựngDỊ Các câu hỏi GV cần trảl


Mục tiêu chính của _ Mục đích, mục tiêu học tập, hoạt động chính của HS

hoạt động là gì?

Mục tiêu cụ thể về... Những năng lực cụ thể nào được hướng tới trong
năng lực mỗi hoạt động?

Nội dung của mỗi HS phải học cái gì? GV phải dạy cái gì? HS phải thu
hoạt động được kiến thức nào sau hoạt động?

13

Các bước tiến Làm thế nào để HS học những nội dung đó? Làm thế
hành, hoạt động. nào để HS hình thành và phát triển được các năng
cụ thể lực đó?

Nhóm và địa điểm HS hoạt động ở đâu và làm việc, hoạt động với ai?
làm việc

Thời điểm, HS học khi nào? Thời gian bố trí là bao nhiêu?
thời gian

Thiết bị và vật tư Cần những cái gì để tổ chức học tập, hoạt động
cho HS?

Vai trò của GV Làm thế nào để kích thích, thúc đẩy, động viên,
khuyến khích và tổ chức việc học cho HS?

Hợp tác, phối hợp Cần phối hợp, hợp tác với ai để thúc đẩy việc dạy và

học cho HS?

Đánh giá Làm thế nào để đánh giá sự tiến bộ và những cái đã
thu được của HS?

Để tổ chức hoạt động đúng theo mục tiêu đặt ra, cần phải có sơ đồ khái
quát về hoạt động từ đầu đến cuối mỗi hoạt động. Đó là cơ sở để GV can
thiệp và điều chỉnh các giai đoạn tổ chức cho hoạt động; trong đó, khơng
thể thiếu được các giai đoạn HS được trải nghiệm, được phát huy năng lực
sáng tạo và giai đoạn đánh giá hoạt động của HS. Để tường minh trong
hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng lực sáng tạo của HS, cần căn
cứ vào sơ đồ tổ chức như sơ đồ dưới đây:

14

Khơng có người hướng dan NT > Có ngườihướng dẫn

=¬". ¬ “11.
- ¬ 0U n6 ‹ Kĩ“ -

Sáng tạo (hiếm lĩnh kiến thức

Theo nhóm i Học sinh : Thceá nohân
Sảnphẩm |. Hoạtđộng | | Qu. Làm báo cáo kết quả trải nghiệm }
Kiến thi
nhóm eee eee .

(ánhân đối diện | Khẳng định giá trị ae

với tập thể bản thân


Ngoài nhà trường ; Tổ

H00 7000 00 1c) 101) lái)

Thể chế hoá Kết luận,
kết quả học tập ý rút kinh nghiệm

Hocsinh
Kết luận, thể chế kiến thức
thu được qua trải nghiêm.

mm . 5
trải nghiệm;
môn học, bài học thu - Kinh bh nghiệm
eet S7
'.” thực tiến, trái nghiệm

15

Giai đoạn đầu tiên là để xuất một nhiệm vụ cho chủ để, đó phải là một
nhiệm vụ vừa sức với HS, tạo ra được sản phẩm để làm căn cứ đánh giá sau
khi kết thức hoạt động.

Giai đoạn thứ hai là HS phải tự trải nghiệm trong thực tiễn để thực hiện
nhiệm vụ được giao. Chính trong q trình này, HS chiếm lĩnh kiến thức

và sáng tạo. Trong giai đoạn này, cần xác định được là HS trải nghiệm
theo cá nhân, theo nhóm nhỏ hay theo lớp và có người hướng dẫn HS trải
nghiệm hay khơng, nếu có thì là ai trong số những người như GV bộ môn,

GV chủ nhiệm, GV trong trường, phụ huynh HS hoặc các chuyên gia, chủ

cơ sở mà HS đến trải nghiệm.

Giai đoạn thứ ba là HS phải làm báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm vụ
được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc. Giai đoạn này cần chỉ rõ
HS phai báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm về sản phẩm, về q trình
hoạt động của nhóm, q trình học tập của nhóm diễn ra như thế nào. Đồng
thời, cũng phải yêu cầu cá nhân HS báo cáo các kiến thức chiếm lĩnh được,
cảm xúc của bản thân và kinh nghiệm tích luỹ trong q trình trải nghiệm
để tạo tình huống, cơ hội cho HS khẳng định giá trị bản thân và đối điện với
tập thể, điểu chỉnh hành vị, thái độ của mình.

Giai đoạn thứ tư là HS phải báo cáo nhiệm vụ và quá trình trải nghiệm
của mình trước “cơng chúng”. Khi đó, cần tổ chức, bố trí và lựa chọn
“cơng chúng” để HS báo cáo kết quả và nhiệm vụ đã thực hiện. Có thể tạo
mơi trường báo cáo cho HS ở trong hoặc ngoài nhà trường theo mẫu lớn
gồm có đơng “cơng chúng” hoặc mẫu nhỏ gồm có một số “cơng chúng”
quan tâm hoặc bạn bè của HS. Đây là cơ hội để HS xác nhận kết quả hoạt
động trải nghiệm sáng tạo và khẳng định giá trị của mình trước tập thể.
Giai đoạn này là giai đoạn để thể chế hoá kiến thức, kết quả học tập và
rút ra kinh nghiệm cho từng cá nhân HS tham gia hoạt động trải nghiệm
sáng tạo,

Giai đoạn cuối cùng là tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện
nhiệm vụ của HS. Giai đoạn này GV cần thể chế hoá kiến thức theo mục
tiêu đã đặt ra, đánh giá năng lực và kĩ năng của HS, cùng HS tự đánh giá
kiến thức, kĩ năng và năng lực mà HS thu được.

Trải qua 5 giai đoạn, cùng với việc trả lời lần lượt các câu hỏi, xác định các


mục tiêu thì GV cần xây dựng được sơ đồ khái quát hoá về tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho HS và phát triển được năng lực, phẩm chất
của HS theo mục tiêu giáo dục, chương trình tổng thể, cải cách, đổi mới
giáo dục.

16

Khi hỏi hoặc muốn đánh giá quá trình học tập, trải nghiệm, chiêm nghiệm
của HS, nhóm HS cần căn cứ vào ba nhánh cuối trong sơ đồ tổ chức, đó là:
+ Hỏi về kiến thức để xác nhận, đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng của

bài học, môn học, chương học mà mục tiêu đặt ra nhằm củng cố hoặc
truyền đạt cho HS;

+ Hỏi về năng lực để xác nhận xem HS có thực sự sử dụng, huy động các
năng lực để thực hiện sản phẩm và trong hoạt động mà mục tiêu đặt ra
hay không;

+ Hỏi về kĩ năng để xác nhận xem những kĩ thuật chế tạo sản phẩm, tổ
chức hoạt động hoặc biểu diễn, trình diễn của HS thể hiện ở sản phẩm
có đúng là do HS tự làm hay là nhờ ai làm, thuê ai làm để tránh việc HS
không làm mà báo cáo.

C. CẤU TRÚC CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

3£ Dựa trên các đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đặc trưng
của môn học, các chủ đề được cấu trúc rõ ràng và tường minh với từng
mục tiêu cụ thể để HS phát huy năng lực tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức
và hình thành năng lực. Mỗi chủ để được kết cấu tuần tự theo trật tự như

bảng dưới đây:

Cấu trúc chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Tiêu đề Diễn giải nội dung, ý nghĩa
Mục tiêu
Tén chủ đề gắn với sản phẩm, bài học trong môn học.
Thời gian Định hướng sản phẩm cần thực hiện, kiến thức cần chiếm
lĩnh - vận dụng, hoạt động HS cần làm.
Khoảng thời gian tổ chức, thời điểm bắt đầu tổ chức. Có
thể điều chỉnh thời gian để tổ chức dưới một trong các
hình thức sau:

+Tổ chức dạy trong các tiết trên lớp: Dạy học theo.
chủ đề, chương trình nhà trường, ơn tập, củng cố,...

+ Tổ chức trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá, tiết tự
chọn Dưới dạng hội thi, nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ,
sự kiện,...

+ Tổ chức dưới dạng hoạt động tìm tịi khám phá: Giao
nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà, dựán,...

7

Diễn giải nội dung, ý nghĩa

Thiết bị và vật tư Thiết bị và vật tư dự kiến để sử dụng trong việc thực hiện
các hoạt động của chủ đề.


Hình thức Tổ chức theo nhóm từ 3 đến 5 HS.

hoạt động

Giai đoạn tìm kiếm Hướng dẫn đọc trong SGK các bài liên quan đến kiến
thông tin thức của sản phẩm và viết vào phiếu thu thập thông tin
với các từ khoá tương ứng của từng chủ đề. Đây là nội
dung quan trọng để đánh giá HS có đạt chuẩn kiến thức,
kí năng hay khơng.

Hướng dẫn tìm kiếm thơng tin theo các từ khoá từ các
nguồn khác (Internet, thư viện,...) để mở rộng kiến thức,
đào sâu kiến thức và gắn bài học với thực tiễn. Hoạt động
này cũng nhằm mục đích phát huy năng lực khai thác
và sử dụng công nghệ thông tin để định hướng kĩ năng,
năng lực nghề nghiệp cho HS trong thế kỉ XXI.

Giai đoạn xử lí Sơ đồ hố thơng tin tìm kiếm được theo định hướng kiến
thông tin thức, kĩ năng của chủ đề và của sản phẩm. Giai đoạn này
phát huy mạnh năng lực tư duy hình ảnh, sáng tạo và thể
chế kiến thức của HS.
HS sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp và sơ đồ
hoá kiến thức, thơng tin tìm kiếm được, do đó khi HS
trình bày cần hỏi nhiều về tính logic của sơ đồ, tính sáng
tạo và sự hiểu từng nội dung trong sơ đồ hố thơng tin
của HS.

Giai đoạn xây dựng Xây dựng và định hình ý tưởng sản phẩm của chủ đề từ
các thơng tin tìm kiếm đã được xử lí. Giai đoạn này HS sẽ
ý tưởng cho. huy động, vận dụng kiến thức đã học vào một sản phẩm

sản phẩm trong thực tiễn, nên cần hỏi để HS bộc lộ ý tưởng và xác
nhận sự phù hợp của kiến thức vận dụng vào sản phẩm.

18

Diễn giải nội dung, ý nghĩa

Giai đoạn thực hiện Xây dựng, thực hiện, chế tạo các sản phẩm theo các bước
chế tạo, xây dựng nhằm cụ thể hoá ý tưởng đã đề xuất thành sản phẩm thật
sản phẩm của chủ đề. Ở giai đoạn này, HS sẽ đối diện với thực tiễn
thao tác, kĩ năng nên GV cần tư vấn, hướng dẫn hoặc tạo
điều kiện cho HS làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc ở
nhà để HS chuyển ý tưởng thiết kế thành sản phẩm thật.

Giai đoạn trình bày Báo cáo quá trình thực hiện sản phẩm, quá trình học tập
báo cáo sản phẩm của cả nhóm.

Giai đoạn này là quá trình HS thể hiện sâu sắc giá trị của
mình để khẳng định bản thân nên GV cần có những câu
hỏi để HS giãi bày, chiêm nghiệm và xác nhận quá trình
sáng tạo, cố gắng của HS.

Giai đoạn đánh giá — Nhóm tự đưa ra đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí đánh
sản phẩm và giá ở cuối chủ đề và đánh giá theo ý tưởng đã đề xuất.

hoạt động Có 3 mức độ để HS tự đánh giá đồng đẳng với nhau
đó là: cá nhân HS tự đánh giá đóng góp của mình với
nhóm, các thành viên trong nhóm tự đánh giá hoạt
động của nhóm và các nhóm tự đánh giá chéo nhau khi
trình bày báo cáo. GV cần để HS tự chủ và dân chủ trong

đánh giá lẫn nhau.

~ Dựa vào tiêu chí đánh giá ở cuối chủ đề, GV xác định việc
tổ chức thực hiện sản phẩm và học tập là đạt hay không
đạt. Ghi nhận mức độ đóng góp của từng cá nhân thực
hiện trong nhóm theo kết quả tự đánh giá của HS và kết
quả đánh giá đồng đẳng giữa các em.

Có thể dựa vào các sản phẩm hoặc hình thức sau để
đánh giá khi HS trình bày báo cáo:

+ Qua sản phẩm, tập san;

+ Qua trình bày báo cáo và trả lời các câu hỏi;

+ Qua hoạt động biểu diễn, thực hiện;

+ Qua hồ sơ học tập, phiếu học tập,...

19


×