Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt: Dạy học các mô đun chuyên môn nghề điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.17 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Lê Đức Minh

DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Mã số: 9140110

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Hà Nội - 2024

Cơng trình được hồn thành tại:
Đại học Bách khoa Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Đức

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học
Bách khoa Hà Nội họp tại Đại học Bách khoa Hà Nội
vào hồi .... giờ ..... ngày .... tháng .... năm ......

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách khoa Hà Nội
2. Thư viện Quốc Gia Việt Nam.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Những yêu cầu từ thực tiễn trước sự thay đổi về kinh tế và xã hội trong
kỷ nguyên số

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với sự sáng tạo không
ngừng của con người đã biến thế giới của chúng ta phẳng hơn và ngày càng phát
triển trên nền tảng của công nghệ số gắn liền với nền kinh tế tri thức. Điều này
đã mang đến những yêu cầu tất yếu cho lực lượng lao động phải có khả năng
kiểm sốt một lượng thông tin, tri thức khổng lồ và sử dụng những tri thức ấy
phù hợp. Người thợ Điện cơng nghiệp ngồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn
thuần túy để làm việc an toàn, hiệu quả với các hệ thống và thiết bị, họ cịn cần
có năng lực chung như tính chủ động, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, linh
hoạt... Do đó, khi năng lực chung được tích hợp với kiến thức, kỹ năng chuyên
môn, sẽ cho phép sinh viên - những người thợ tương lai đạt được sự thành công
trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp trước sự thay đổi về kinh tế, xã hội
trong cuộc các mạng công nghiệp 4.0.
1.2. Bối cảnh thay đổi của đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực

Đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã được chấp nhận phổ biến như
một phương pháp đào tạo chính trong lĩnh vực vực giáo dục nghề nghiệp. Trước
đây, đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp chỉ tập
trung vào kết quả hạn hẹp có thể đo lường đối với một lĩnh vực chun mơn cụ
thể. Tuy nhiên, q trình hội nhập tồn cầu hóa trong xã hội dẫn đến sự gia tăng
các yêu cầu đối với một người thợ lành nghề. Các tổ chức giáo dục nghề nghiệp
hiện đại không chỉ truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho người học mà còn phải

hình thành năng lực chung, điều mà họ sẽ cần để sẵn sàng hành động và thực
hiện công việc hiệu quả trong điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
nên rất cần một lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất
và tác phong công nghiệp. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 đã khẳng
định quan điểm chỉ đạo "chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học". Trong
khoảng 20 năm gần đây, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như ILO,
Swisscontact và GIZ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng nhiều tài
liệu, tổ chức nhiều khóa tập huấn về đào tạo theo hướng phát triển năng lực.
Tuy nhiên, các nghiên cứu/ tài liệu chỉ dẫn triển khai nội dung này tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp tập trung chính vào các kỹ năng chuyên mơn hẹp có thể

1

đo lường được của nghề nghiệp, chưa tích hợp phát triển năng lực chung của
người học.

Từ những phân tích trên cho thấy, có một khoảng trống để triển khai nghiên
cứu đề tài "Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng", đồng thời việc nghiên
cứu này là rất cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn nghề nghiệp trong
xu hướng giáo dục tiến bộ của thế giới và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu

- Tổng hợp cơ sở lý luận của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề
nghiệp và đánh giá khả năng vận dụng trong đào tạo nghề Điện công nghiệp

cho sinh viên cao đẳng.

- Đề xuất tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học các mơ đun chun mơn nghề Điện cơng nghiệp trình
độ cao đẳng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Luận án xác định ba đối tượng nghiên cứu cần làm rõ gồm:
(1) Mơ hình năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện công
nghiệp.
(2) Mơ hình lý thuyết để mơ tả các thành phần dạy học và hướng dẫn thiết
kế các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.
(3) Tiến trình thiết kế dạy học các mơ đun chun mơn nghề Điện cơng
nghiệp trình độ cao đẳng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.
3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nghiên cứu tổng quan tài liệu, phạm vi nghiên cứu tập trung vào cơ
sở dữ liệu ERIC và Google Scholar.
- Về cơ sở lý luận, Luận án tiếp cận "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" (John
Biggs) để mơ tả các thành phần dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề
nghiệp và tiếp cận "Mơ hình 4C/ID" để hướng dẫn thiết kế các hoạt động dạy
học.
- Về nghiên cứu sản phẩm chương trình đào tạo, Luận án phân tích chương
trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ
điện Phú Thọ.
- Về thực trạng, Luận án tiến hành khảo sát tại trường Cao đẳng Cơ điện
Hà Nội, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, trường Cao đẳng Cơ điện

và Xây dựng Bắc Ninh, trường Cao đẳng Cơ khí Nơng nghiệp, trường Cao đẳng

2

Cơ điện Phú Thọ, trường Cao đẳng Công nghệ và Nơng lâm Phú Thọ, trường
Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình.

- Về thực nghiệm sư phạm, Luận án tiến hành tại trường Cao đẳng Cơ điện
Phú Thọ.
4. Giả thuyết khoa học

- Các giảng viên đã chú trọng đến phát triển các năng lực chuyên môn nghề
Điện công nghiệp nhưng chưa thiết kế và thực hiện hiệu quả việc phát triển năng
lực chung trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp.

- Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện cơng nghiệp theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp có tác động tích cực đến sự hình thành, phát
triển cả năng lực chuyên môn và năng lực chung cho sinh viên cao đẳng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan tài liệu để phát hiện xu hướng nghiên cứu của thế
giới và khoảng trống kiến thức cho Luận án.

- Xây dựng cơ sở lý luận về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng.

- Phân tích thực trạng tích hợp năng lực chung trong chương trình đào tạo
nghề Điện cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ.

- Khảo sát thực trạng về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công

nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.

- Đề xuất tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng.

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận

Luận án sử dụng cách tiếp cận thực tiễn nhằm tổng hợp, phát triển một
số lý luận về dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong đào tạo
nghề Điện cơng nghiệp. Từ đó đề xuất tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học
các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp cho sinh viên cao đẳng theo
hướng phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh giáo dục nghề
nghiệp Việt Nam.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: phương pháp phân loại, hệ thống hóa;
phương pháp phân tích và tổng hợp.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi;
phương pháp chuyên gia; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp
thống kê toán học.

3

7. Những luận điểm cần bảo vệ trong luận án
- Năng lực nghề nghiệp của một nghề bao gồm: năng lực chuyên môn và

năng lực chung.

- Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng

phát triển năng lực nghề nghiệp cần phải dựa vào các mơ hình lý thuyết. Luận
án đã tiếp cận "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" (John Biggs) để mơ tả các thành
phần của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và tiếp cận "Mơ
hình 4C/ID" để hướng dẫn thiết kế các hoạt động dạy học.

- Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp khơng thay đổi cấu trúc chương trình đào tạo,
tuân thủ các quy định hiện hành về giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện
cơ sở vật chất của Nhà trường, mà có thể nâng cao được chất lượng dạy học.

- Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp có thể hình thành, phát triển cả năng lực chuyên
môn và năng lực chung cho sinh viên cao đẳng.
8. Đóng góp mới của luận án

- Lập luận để khẳng định năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng
Điện công nghiệp bao gồm cả năng lực chuyên môn và năng lực chung. Từ
"Khung các kỹ năng thế kỷ 21" (21st Century Skills), Luận án đã mô tả các
thành tố năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp phù hợp với
thực tiễn nghề nghiệp.

- Phân tích làm rõ "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" (John Biggs) là hiệu quả
để xác định các thành phần dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
và "Mơ hình 4C/ID" là phù hợp để hướng dẫn thiết kế hoạt động dạy học các
mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực
nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng.

- Tổng hợp đặc điểm dạy học, yêu cầu về quá trình dạy học theo hướng

phát triển năng lực nghề nghiệp từ đó đưa ra 4 nguyên tắc thiết kế dạy học và 4
yêu cầu đối với tiến trình thiết kế dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
phù hợp với bối cảnh đào tạo tại Việt Nam.

- Đề xuất tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn
nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh
viên cao đẳng.
9. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, Luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về dạy học nghề Điện công nghiệp theo hướng phát
triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng.

4

Chương 2: Cơ sở lý luận về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng.

Chương 3: Thực trạng về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công
nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng.

Chương 4: Thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công
nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng.

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH


VIÊN CAO ĐẲNG

1.1. Phương pháp tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để tìm kiếm tài liệu và viết tổng quan nghiên cứu, Luận án sử dụng phương

pháp "tổng quan tường thuật" (Narrative review) với 2 nhóm từ khóa:
(1) "competency-based", "competence-based";
(2) "vocational training", "vocational education",
"engineering education", "electrical engineering", "electricity".
Hai toán tử AND và OR được sử dụng để liên kết các nhóm từ khóa là:

("competency-based" OR "competence-based") AND ("vocational training"
OR "vocational education" OR "engineering education" OR "electrical
engineering" OR "electricity"). Việc tìm kiếm tài liệu được tiến hành trong cơ
sở dữ liệu ERIC và Google Scholar vào tháng 02/2022, cập nhật thêm vào tháng
02/2023.
1.2. Kết quả tìm kiếm tài liệu

Trong cơ sở dữ liệu ERIC có 29 tài liệu, Google Scholar có 8 tài liệu phù
hợp với nội dung đề tài luận án để phân tích tổng quan nghiên cứu, 6 tài liệu
được bổ sung từ các thư viện trực tuyến.
1.3. Phân tích tổng quan
1.3.1. Xu hướng chuyển dịch quan điểm về đào tạo theo hướng phát triển
năng lực trong giáo dục nghề nghiệp

Đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp đã nhận
nhiều chỉ trích, trong thực tế những năng lực nghề nghiệp của sinh viên không
chỉ là kiến thức/ kỹ năng kỹ thuật về mặt chuyên môn, mà cịn có các thành tố
năng lực góp phần nâng cao hiệu suất khi các nhiệm vụ nghề nghiệp trở nên
phức tạp (tình huống, quy trình cơng nghệ thay đổi). Ngày nay 1 người thợ lành

nghề cần suy luận, sáng tạo, thích nghi... để giải quyết các vấn đề liên quan đến
công việc. Do vậy, trên thế giới việc đào tạo theo hướng phát triển năng lực
trong giáo dục nghề nghiệp đang chuyển dịch quan điểm theo hướng tích hợp
các thành tố năng lực chung và năng lực chuyên môn trong dạy học.

5

1.3.2. Tình hình triển khai dạy học theo hướng phát triển năng lực trong giáo
dục nghề nghiệp ở các nước trên thế giới

Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều xem đào tạo theo hướng phát triển
năng lực là mơ hình đào tạo chính cho cải cách giáo dục nghề nghiệp và có xu
hướng chuyển dịch vượt ra ngoài quan điểm đào tạo truyền thống đó là chỉ tập
trung vào các kiến thức, kỹ năng chuyên môn hẹp của một nghề cụ thể sang
tăng cường phát triển đồng thời những thành tố năng lực chung.
1.3.3. Một số nghiên cứu về dạy học nghề Điện theo hướng phát triển năng
lực trên thế giới

Cho đến thời điểm tổng quan Luận án hồn thành, cập nhật tháng 02/2023,
mặc dù có một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu về dạy học theo hướng phát
triển năng lực tìm thấy, nhưng tài liệu nghiên cứu về dạy học theo hướng phát
triển năng lực nghề nghiệp với một ngành nghề cụ thể rất khan hiếm, đặc biệt
là những nội dung liên quan trực tiếp đến dạy học nghề Điện công nghiệp theo
hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng. Các nghiên cứu
chỉ tập trung vào năng lực chuyên môn của ngành Điện hoặc phát triển riêng lẻ
từng thành tố năng lực chứ chưa đề cập đầy đủ hoặc tích hợp chúng trong q
trình dạy học.
1.3.4. Tình hình cập nhật nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực và dạy
học nghề Điện theo hướng phát triển năng lực tại Việt Nam


Đào tạo theo hướng phát triển năng lực là một chủ đề được nhiều học giả
Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, dường như có một sự phân đơi giữa
các nghiên cứu chỉ tập trung vào phát triển năng lực chuyên môn, trong khi một
số nghiên cứu khác lại tập trung vào phát triển các thành tố năng lực chung như
giải quyết vấn đề, sáng tạo, thích ứng...

Kết luận Chương 1

Có một khoảng trống kiến thức được xác định trong chủ đề đào tạo theo
hướng phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp là phải phát triển đồng
thời cả năng lực chuyên môn và năng lực chung cho người học nghề. Luận án
này sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống kiến thức nói trên thơng qua việc nghiên
cứu dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát
triển đồng thời cả năng lực chuyên môn và năng lực chung cho sinh viên cao
đẳng.

6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN
MÔN NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG

2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Năng lực chung và năng lực chuyên môn

Trong phạm vi đào tạo nghề Điện công nghiệp, Luận án hiểu:
"Năng lực chung là khả năng tích hợp và áp dụng các kiến thức, kỹ năng
cùng các yếu tố tâm lý xã hội (ví dụ: niềm tin, thái độ, giá trị và động lực) phù
hợp với ngữ cảnh để tham gia hiệu quả vào các mơ hình cơng việc và tổ chức
cơng việc mới xuất hiện".

"Năng lực chuyên môn là sự thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của người
học theo tiêu chuẩn được mong đợi tại nơi làm việc liên quan đến nghề Điện
công nghiệp".
2.1.2. Năng lực nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng
Điện công nghiệp
Trong phạm vi nghiên cứu Luận án hiểu:
"Năng lực nghề nghiệp là tổ hợp năng lực chung và năng lực chun mơn
mà người học cần có để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách có hiệu
quả và đạt tiêu chuẩn cao".

Hình 2.1: Mơ hình cấu trúc của năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao
đẳng Điện công nghiệp

"Năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp là tổ hợp
năng lực chung và năng lực chuyên mơn mà sinh viên cần có để thực hiện các
nhiệm vụ của nghề Điện công nghiệp đạt tiêu chuẩn cao và thành công trong
cuộc sống nghề nghiệp".

7

2.1.3. Dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
Trong bối cảnh của giáo dục nghề nghiệp nói chung và nghề Điện cơng

nghiệp nói riêng, Luận án hiểu:
"Dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp là cách tiếp cận dạy

và học đặt trọng tâm vào phát triển năng lực nghề nghiệp theo các yêu cầu của
một ngành nghề cụ thể, trong đó hoạt động dạy học được thiết kế cho phép sinh
viên thể hiện năng lực nghề nghiệp của mình trong những tình huống thực tế".
2.2. Các năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp

2.2.1. Năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp

Từ các gợi ý của "Khung các kỹ năng thế kỷ 21" (21st Century Skills),
Luận án mô tả 10 thành tố cấu thành nên năng lực chung của sinh viên cao đẳng
Điện công nghiệp: (1) Sáng tạo và đổi mới, (2) Tư duy phản biện và giải quyết
vấn đề, (3) Giao tiếp và hợp tác, (4) Học vấn về thông tin, (5) Học vấn về truyền
thông và công nghệ, (6) Linh hoạt và thích ứng, (7) Khởi xướng và tự định
hướng, (8) Kỹ năng xã hội và đa văn hóa, (9) Năng suất và trách nhiệm giải
trình, (10) Lãnh đạo và trách nhiệm.
2.2.2. Năng lực chuyên môn của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp

Các năng lực chuyên môn của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp được
xác định cụ thể tại Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018.
2.3. Đặc điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh
viên cao đẳng Điện công nghiệp

(1) Phát triển đồng thời năng lực chuyên môn, năng lực chung gắn liền với
sự vận dụng xử lý các nhiệm vụ của nghề Điện công nghiệp;

(2) Linh hoạt về không gian, thời gian học tập với sự hỗ trợ của trang thiết
bị và công nghệ số;

(3) Hướng tới cá nhân hóa để hỗ trợ việc học tập của sinh viên;
(4) Đánh giá dựa trên thành tích cụ thể và sự thay đổi của sinh viên.
2.4. Những yêu cầu về quá trình dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
(1) Chiến lược và phương pháp dạy học;
(2) Phương thức dạy học;
(3) Giám sát học tập;
(4) Đánh giá.

2.5. Cơ sở lý thuyết thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
2.5.1. Tiếp cận mơ hình lý thuyết dạy học theo hướng phát triển năng lực
nghề nghiệp
Luận án sử dụng "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" (Constructive alignment
model) của John Biggs để xác định ba thành phần chính cấu thành việc dạy học

8

(1) Kết quả học tập đầu ra dự định;
(2) Các hoạt động dạy và học;
(3) Đánh giá và phản hồi - sự cân bằng giữa ba yếu tố là yêu cầu tối quan
trọng để việc dạy học theo hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả.

Hình 2.2: Mơ hình căn chỉnh kiến tạo (John Biggs)
2.5.2. Tiếp cận mơ hình lý thuyết cho thiết kế hoạt động dạy học theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp

Hình 2.3: Mơ hình thiết kế dạy học 4 thành phần (4C/ID)
9

Để áp dụng "Mô hình 4C/ID" trong thiết kế dạy học theo hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp, giảng viên cần xử lý nội dung bài học thành các nhiệm
vụ học tập từ đơn giản đến phức tạp. Sau đó, giảng viên cần lập kế hoạch hỗ trợ
sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng việc cung cấp các thông tin hỗ
trợ, thông tin thủ tục và thực hành từng phần. Sự hỗ trợ của giảng viên giống
như một giàn giáo nâng đỡ vừa sức, được dỡ bỏ dần dần khi sinh viên đã làm
chủ nhiệm vụ học tập.

Kết luận Chương 2


Trong Chương 2, Luận án đã làm rõ năng lực nghề nghiệp của sinh viên
cao đẳng Điện công nghiệp bao gồm năng lực chung và năng lực chun mơn
được hình thành trong quá trình đào tạo tại Nhà trường cùng các trải nghiệm
nghề nghiệp thực tế. Đồng thời đề xuất khái niệm và mơ hình cấu trúc năng lực
nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện cơng nghiệp. Trong đó mơ tả 10 thành
tố cấu thành nên năng lực chung cần thiết cho sinh viên để thành công trong
cuộc sống và nghề nghiệp dựa trên "Khung các kỹ năng thế kỷ 21" và chỉ ra các
thành tố năng lực chuyên môn của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp được
xác định tại Thơng tư 48/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018. Luận án cũng
phân tích những đặc điểm, yêu cầu về quá trình dạy học các mơ đun chun
mơn nghề Điện cơng nghiệp. Từ đó, tiếp cận "Mơ hình căn chỉnh kiến tạo" (John
Biggs) để mô tả ba thành phần của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề
nghiệp và tiếp cận "Mơ hình 4C/ID" để hướng dẫn thiết kế các hoạt động dạy
học.

Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN
MÔN NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG

3.1. Phân tích chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp
3.1.1. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng việc tích hợp các thành tố năng lực chung trong
chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại Việt Nam.
3.1.2. Thiết kế phương pháp nghiên cứu

Chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp trình độ cao đẳng tại Trường
Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ đã được lựa chọn như một nghiên cứu trường hợp

(mang tính đại diện điển hình) nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng tích hợp
các thành tố năng lực chung trong chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp
trình độ cao đẳng tại Việt Nam hiện nay.

10

3.1.3. Kết quả phân tích
Mục tiêu của chương trình đào tạo nghề Điện cơng nghiệp đã được tích

hợp một số thành tố năng lực chung như sáng tạo, thích ứng, năng suất, giao
tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo. Tuy nhiên, so sánh với 10 thành tố năng lực
chung mà Luận án mô tả từ "Khung các kỹ năng thế kỷ 21" nhiều thành tố chưa
được tích hợp vào mục tiêu dạy học trong các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp.
3.2. Khảo sát thực trạng về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao
đẳng
3.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo
hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng thông qua khảo
sát ý kiến giảng viên nghề Điện tại một số trường cao đẳng khu vực Miền Bắc.
3.2.2. Thiết kế phương pháp khảo sát

Nghiên cứu cắt ngang (Cross sectional study) được thực hiện để thu thập
ý kiến của 133 giảng viên nghề Điện ở một số trường cao đẳng tại Miền Bắc về
thực trạng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng.
3.3. Kết quả khảo sát
3.3.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát


Kết quả thống kê (Crosstabs) cung cấp một bảng chéo đặc điểm của mẫu
giữa thâm niên giảng dạy và trình độ chuyên mơn. Cụ thể, có 47 giảng viên
(35,3%) có trình độ đại học và 86 giảng viên (64,7%) có trình độ sau đại học;
có 25 giảng viên (18,8%) có thâm niên dưới 10 năm và 108 giảng viên (81,2%)
có thâm niên từ 10 năm trở lên.
3.3.2. Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chung của sinh
viên cao đẳng Điện công nghiệp

Phần lớn các giảng viên đánh giá những thành tố năng lực chung của sinh
viên cao đẳng Điện công nghiệp ở mức thấp, với điểm trung bình nhỏ hơn ''3,4''.
Chỉ có 2 thành tố năng lực chung được các giảng viên đánh giá ở mức điểm trên
''3,4'', bao gồm ''Khởi xướng và tự định hướng'' (mean = ''3,71''), ''Năng suất
và trách nhiệm giải trình'' (mean = ''3,67'').
3.3.3. Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chuyên môn của
sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp

Tất cả thành tố năng lực chuyên môn của sinh viên cao đẳng Điện công
nghiệp được các giảng viên đánh giá ở mức điểm lớn hơn ''3,4'', nhưng nhỏ hơn
''4,2''.

11

3.3.4. Quan niệm của giảng viên về năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao
đẳng Điện công nghiệp

Các giảng viên đều đồng ý năng lực nghề nghiệp của sinh viên bao gồm cả
năng lực chun mơn và năng lực chung. Những giảng viên có thâm niên/ nhiều
trải nghiệm thực tế sẽ nhìn thấy rõ hơn tầm quan trọng của năng lực chung trong
các hoạt động nghề nghiệp của người thợ Điện công nghiệp trên thực tiễn.

3.3.5. Ý kiến của giảng viên về những thành tố năng lực chung thường xuyên
được tích hợp trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp

Kết quả thống kê mô tả cho thấy, tất cả giảng viên đánh giá chỉ có số ít các
thành tố năng lực chung thường xuyên được tích hợp trong giảng dạy mơ đun
chun mơn nghề Điện cơng nghiệp. Trong đó 2 thành tố năng lực chung có giá
trị trung bình lớn hơn ''3,4'' bao gồm ''Khởi xướng và tự định hướng'' (mean =
''3,62''); ''Năng suất và trách nhiệm giải trình'' (mean = ''3,59''). Điều này thể
hiện mối tương quan thuận chiều với phân tích ở mục 3.3.2.
3.3.6. Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học
theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong bài giảng mô đun chuyên
môn nghề Điện công nghiệp

Hầu hết các yêu cầu của quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực
nghề nghiệp đã được biểu hiện trong các bài giảng mô đun chuyên môn nghề
Điện công nghiệp, tuy nhiên giá trị trung bình (mean) khơng cao từ ''3,38'' đến
''4,02''.
3.3.7. Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu thiết kế hoạt động dạy
học trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp

Các giảng viên xác nhận dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề
nghiệp đã đáp ứng những yêu cầu nhất định về chiến lược và phương pháp dạy
học, phương thức dạy học, giám sát học tập và đánh giá học tập. Trong đó thành
phần ''thiết kế nội dung bài học thành các nhiệm vụ học tập trọn vẹn, đa dạng,
gắn với đời thực, sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp để sinh viên học tập'' có
điểm đánh giá thấp hơn đáng kể (mean = ''3,46'').
3.3.8. Ý kiến của giảng viên về những công cụ/ kỹ thuật đánh giá phù hợp
trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp


Đa số giảng viên cho rằng những công cụ/ kỹ thuật đánh giá được hỏi đều
có thể vận dụng để đánh giá trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện
công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên đánh giá
dựa trên ''Khảo sát, ghi nhật ký'' (mean = ''4,37''); ''Sản phẩm hành nghề'' (mean
= ''4,32''); ''Quy trình - Giải quyết tình huống cụ thể'' (mean = ''4.08'') được các
GV quan tâm sử dụng và ghi nhận cao hơn những cơng cụ/ kỹ thuật đánh giá
cịn lại.

12

* Từ kết quả khảo sát có thể nhận định:
Các giảng viên đều đồng ý năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng
Điện công nghiệp bao gồm cả năng lực chung và năng lực chun mơn. Q
trình triển khai, thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học đã giúp cho sinh viên
đạt được tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn ở mức cơ bản và chỉ tập trung phát
triển một số thành tố: khởi xướng và tự định hướng, năng suất và trách nhiệm
giải trình chứ chưa chú trọng phát triển toàn diện các thành tố năng lực chung
khác. Nguyên nhân dẫn đến điều này được xác định: các giảng viên còn lúng
túng trong việc vận dụng mơ hình lý thuyết hiện đại để thiết kế thiết kế các hoạt
động dạy học đảm bảo cho sinh viên đạt được những năng lực chung, năng lực
chuyên môn trong khoảng không gian, thời gian hữu hạn, điều kiện cơ sở vật
chất hiện có, đồng thời đánh giá kết quả sau khi học tập cho sinh viên như thế
nào để điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp.
Do đó, một vấn đề cấp thiết cần đặt ra là tìm kiếm giải pháp nhằm cải thiện
hơn nữa năng lực nghề nghiệp của sinh viên Cao đẳng Điện công nghiệp bằng
cách phát triển các thành tố năng lực chung trong dạy học các mô đun chuyên
môn nghề.

Kết luận Chương 3


Việc nghiên cứu một chương trình đào tạo Điện cơng nghiệp điển hình và
khảo sát thực trạng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp
theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp đã đạt được mục đích đề ra thơng
qua phân tích dữ liệu khảo sát từ 133 giảng viên dạy nghề Điện ở một số trường
cao đẳng khu vực Miền Bắc. Kết quả nghiên cứu đặt ra tính cấp thiết trong việc
xây dựng một tiến trình dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp
theo hướng phát triển đồng thời cả năng lực chung và năng lực chuyên môn cho
sinh viên cao đẳng.

Chương 4: THIẾT KẾ DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN
NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG

4.1. Nguyên tắc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công
nghiệp theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên cao đẳng

(1) Xác định năng lực chung và năng lực chuyên môn của bài học.
(2) Thiết kế các nhiệm vụ học tập tích hợp từ đơn giản đến phức tạp.
(3) Thiết kế hoạt động dạy học nhằm cung cấp các thông tin hỗ trợ, thông
tin thủ tục và thực hành từng phần.

13

(4) Đánh giá năng lực nghề nghiệp dựa trên các tiêu chí tham chiếu và cung
cấp cơ hội giải trình cho sinh viên.
4.2. Yêu cầu đối với tiến trình thiết kế dạy học mơ đun chuyên môn nghề
Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp

(1) Đảm bảo tính thực tiễn dạy học của nhà trường.

(2) Đảm bảo tính hệ thống của chương trình đào tạo.
(3) Đảm bảo tích hợp năng lực chung, năng lực chuyên môn trong dạy học
(4) Tăng cường sử dụng thời gian học tập khơng chính thức.

Hình 4.1: Q trình tổ chức dạy học mô đun chuyên môn nghề Điện công
nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng

Quá trình dạy học, giáo án dạy học phải tuân thủ theo quy định biểu mẫu
giáo án tích hợp số 07 trong hồ sơ giảng dạy theo Quyết định số 62/2008/QĐ-
BLĐTBXH, bao gồm 05 bước lên lớp: (1) Dẫn nhập, (2) Giới thiệu chủ đề, (3)
Giải quyết vấn đề, (4) Kết thúc vấn đề, (5) Hướng dẫn tự học (Hình 4.1).
4.3. Tiến trình thiết kế dạy học mơ đun chun môn nghề Điện công nghiệp
theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp

Tiến trình thiết kế dạy học ở Hình 4.2 và gợi ý hoạt động dạy học theo
hướng phát triển các thành tố năng lực chung ở Bảng 4.1 được Luận án đề xuất
dựa trên các cơ sở đã phân tích: (1) Cấu trúc các thành phần chính của q trình
dạy học theo ''Mơ hình căn chỉnh kiến tạo'' (John Biggs); (2) Đặc điểm, u cầu
về q trình dạy học các mơ đun chun môn nghề Điện công nghiệp theo

14

hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng; (3) Định hướng
thiết kế các hoạt động dạy và học theo mơ hình 4C/ID; (4) Ngun tắc thiết kế
dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng; (5) Yêu cầu đối với tiến trình thiết
kế dạy học mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp.

Hình 4.2: Tiến trình thiết kế dạy học mơ đun chun mơn nghề Điện công

nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp

Bảng 4.1: Gợi ý hoạt động dạy học theo hướng phát triển các thành tố năng

lực chung

Thành tố

năng lực Gợi ý hoạt động dạy học

chung

1. Sáng - Gợi mở, yêu cầu sinh viên nêu những phương án có thể triển khai

tạo và thiết kế mạch, lập trình, điều khiển hệ thống điện, thi công, sửa chữa

đổi mới bảo dưỡng trang thiết bị điện, rút ngắn thời gian làm việc, đảm bảo

an tồn, mang lại lợi ích kinh tế…

- Tổ chức thảo luận để phân tích, đánh giá phương án lựa chọn.

- Đưa ra các tình huống nghề nghiệp phát sinh: các yêu cầu thiết kế

mạch điện, vị trí lắp đặt các tủ điện, sự thay thế của các thiết bị điện…

và hỗ trợ sinh viên xử lý.

- Có thể cho phép sinh viên thực hiện các luyện tập khám phá dưới


hình thức thử sai dưới sự giám sát của giảng viên (Ví dụ: phán đốn

15

Thành tố Gợi ý hoạt động dạy học
năng lực
dị tìm lỗi để sửa chữa các sai hỏng của khí cụ điện; tự đề xuất phương
chung án thiết kế mô phỏng trạng thái hoạt động của mạch điện…).
- Tạo môi trường giúp sinh viên trao đổi những tình huống nghề
2. Tư nghiệp với các thành viên trong nhóm/ lớp.
duy - Đặt các câu hỏi để sinh viên suy nghĩ, tìm hiểu giải quyết hiểu biết
phản sâu và thu nhận thông tin về vấn đề.
biện và - Tổ chức nhận xét, đánh giá ý tưởng của các thành viên trong lớp
giải giữa những sinh viên cùng nhóm và khác nhóm/
quyết - Giao cho sinh viên những nhiệm vụ học tập cụ thể và yêu cầu thực
vấn đề hiện đảm bảo được theo mục tiêu và các tiêu chí kèm theo. Có thể áp
dụng dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án nếu điều kiện
3. Giao thực tiễn cho phép (Ví dụ: đưa ra yêu cầu thiết kế hệ thống điện chiếu
tiếp và sáng trong 1 căn phịng quy mơ hộ gia đình: thuận tiện điều khiển ở
hợp tác nhiều vị trí, tiết kiệm chiều dài dây dẫn…).
- Tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, tăng cường sự đối thoại nội
4. Học bộ giữa sinh viên - sinh viên, trong đó coi trọng ý tưởng, ý kiến và
vấn về cách suy nghĩ của những sinh viên khác một cách tích cực.
thơng - Giảng viên trao đổi với sinh viên thông qua vấn đáp, đàm thoại…
tin - Tạo điều kiện để sinh viên diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng về những sự
kiện, tình huống nghề nghiệp trong các bối cảnh và mục đích khác
nhau.
- Thiết kế những hoạt động tương tác giữa các nhóm hoặc các sinh
viên (Ví dụ: 1 sinh viên khảo sát thực trạng, lấy mẫu động cơ điện
khi cháy hỏng - vệ sinh lót rãnh, 1 sinh viên tính tốn lựa chọn dây

điện từ - làm khn quấn dây và sau đó 2 sinh viên kết hợp lồng dây,
đấu nối, kiểm tra - hoàn thiện) và cùng chịu trách nhiệm về sản phẩm
của mình đồng thời hoán đổi nhiệm vụ ở lần luyện tập tiếp theo.
- Cung cấp cho sinh viên nhiều thông tin liên quan đến các vấn đề
học tập để sinh viên có cái nhìn đa chiều về những tình huống nghề
nghiệp cụ thể trên thực tiễn (Ví dụ: thơng tin về mẫu mã, giá cả của
các khí cụ điện khi đề xuất các phương án thi công lắp đặt điện; cách
thức xử lý khi có hiện tượng sụt áp trên đường dây…).
- Giảng viên hướng dẫn, gợi ý cho sinh viên nhận biết những thông
tin đáng tin cậy để tham khảo trong các tình huống khác nhau (Ví dụ:
website uy tín - webdien.com, hội nhóm kỹ sư thực hành nghề Điện
công nghiệp…).

16

Thành tố Gợi ý hoạt động dạy học
năng lực
- Giảng viên giám sát, gợi ý những thông tin phù hợp hơn để vận
chung dụng vào trong quá trình học tập (Ví dụ: mẫu mã, giá cả của các thiết
bị điện rất đa dạng thì chọn loại nào là phù hợp nhất với yêu cầu đã
5. Học đặt ra? có nhiều cách đấu nối mạch điện thì chọn phương án nào là
vấn về tối ưu?).
truyền - Tăng cường ứng dụng công nghệ trong dạy học để mở rộng không
thông và gian học tập như dạy học kết hợp Blended Learning với hệ thống
công phần mềm mô phỏng, tương tác ảo (CADe-SIMU, Proteues, Sinova
nghệ Electric…).
- Giảng viên sử dụng nhiều kênh để cung cấp thông tin cho sinh viên
6. Linh như: tài liệu học tập, giáo trình, YouTube, Facebook, Zalo,
hoạt và Instagram…
thích - Định hướng cho sinh viên tạo ra những sản phẩm truyền thông, thiết

ứng kế các bài giới thiệu (video clip, powerpoint, email…) để mô tả tính
năng kỹ thuật, clip hướng dẫn sửa chữa, bảo dưỡng… hệ thống trang
7. Khởi bị điện, máy điện.
xướng - Giảng viên có thể sử dụng nhiều tình huống mới xuất hiện để tạo
và tự cho sinh viên tâm thế sẵn sàng chủ động, vận dụng sáng tạo nhằm
định thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp (Ví dụ: sau khi tính tốn, lựa
hướng chọn thiết bị, khí cụ điện thì tại phịng thực hành/ xưởng thực hành
chỉ có 1 số thiết bị, khí cụ điện có thơng số tương đương hoặc lớn
8. Kỹ hơn).
năng xã - Giảng viên nên thường xuyên đặt ra những yêu cầu khác nhau trong
những điều kiện hoàn cảnh cụ thể gắn với thực tiễn nghề nghiệp để
sinh viên có thể thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi.
- Nên áp dụng dạy học dự án, giải quyết vấn đề trong đó nhấn mạnh
đến việc xác định mục tiêu và tạo được kế hoạch để hoàn thiện một
nhiệm vụ nghề nghiệp (thiết kế lập trình, bảo dưỡng động cơ, vận
hành hệ thống điện…).
- Khuyến khích sinh viên tự giác quản lý thời gian, nguồn lực tự rút
kinh nghiệm và tự đánh giá sau khi thực hiện cơng việc để có phương
án khả thi hơn ở lần tiếp theo.
- Thúc đẩy thảo luận, làm việc nhóm ở sinh viên để truyền cảm hứng
cho sự khởi xướng, tư duy phản biện và thúc đẩy tinh thần đồng đội.
- Giảng viên nên tổ chức những hoạt động học tập nhằm tăng cường
sự tương tác với các sinh viên trong nhóm hoặc trong lớp.

17

Thành tố Gợi ý hoạt động dạy học
năng lực
- Giảng viên có thể trao đổi, chia sẻ về sự khác biệt địa phương, tôn
chung giáo, tín ngưỡng và khả năng học tập khác nhau tại không gian trong

hội và và ngoài lớp học tạo sự đồng cảm, thấu hiểu.
đa văn - Giáo dục sinh viên luôn lắng nghe, tôn trọng cởi mở với những đề
hóa xuất, ý tưởng triển khai thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp mặc dù còn
có sự mâu thuẫn.
9. Năng - Trong tiêu chí đánh giá cần có những định mức và định lượng thời
suất và gian cụ thể để sinh viên hoàn thành từng nhiệm vụ học tập.
trách - Giảng viên có thể giao 1 hoặc nhiều công việc để sinh viên chủ
nhiệm động sắp xếp thời gian và hoàn thành trong thời gian cho phép.
giải - Tổ chức cho các nhóm sinh viên giải thích, mơ tả về phương án
trình thực hiện những nhiệm vụ học tập.
10, - Khi tổ chức thảo luận nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học
Lãnh theo dự án… giảng viên cần giám sát, yêu cầu sinh viên phải có
đạo và những quyết định gắn liền những hành động, lời nói, sản phẩm của
trách sinh viên và nhóm.
nhiệm - Tạo môi trường cho các sinh viên trong nhóm/ lớp thể hiện được
vai trò lãnh đạo bằng cách giao quyền phụ trách nhóm sinh viên ở
những nhiệm vụ học tập luân phiên một cách phù hợp.
- Gắn trách nhiệm trong các trường hợp cụ thể với hành động, lời nói,
sản phẩm của cá nhân và nhóm

4.4. Minh họa thiết kế dạy học ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động
cơ không đồng bộ 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' trong
''Mô đun 23: Trang bị điện 1''

Luận án thiết kế dạy học ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ
không đồng bộ 3 pha rơ to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'', có thời lượng
16 giờ trong ''Mơ đun 23: Trang bị điện 1'' thuộc chương trình đào tạo trình độ
cao đẳng nghề Điện cơng nghiệp (mã nghề 6520227) của trường Cao đẳng Cơ
điện Phú Thọ xây dựng theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017
của Bộ LĐTBXH.

4.5. Kiểm nghiệm, đánh giá
4.5.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia

(1) Mục đích: Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của tiến trình thiết kế,
thực hiện dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng
phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng và tài liệu dạy học thực
nghiệm.

18


×