Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỔI mới CHƯƠNG TRÌNH và PHƯƠNG THỨC đào tạo GIÁO VIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực NGHỀ NGHIỆP đáp ỨNG NHU cầu xã hội và hội NHẬP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.9 KB, 8 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

ThS. Nguyễn Văn Linh
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng chương trình và phương thức đào tạo
giáo viên hiện nay, tác giả bài báo đã đưa ra những giải pháp cụ thể mang tính đột phá
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Chương trình đào tạo; Phương thức đào tạo; Năng lực nghề nghiệp.
Abstract: Based on the study of the program status and methods of training
teachers now, author of the reportgave specific measures breakthrough to enhance
training quality of teachers to meet requyrements of society in the context of
globalization and international integration.
Key words: Program of training; methods of training; career capacity.
1. Đặt vấn đề
Khi bàn về đổi mới giáo dục (GD), có nhiều quan điểm khác nhau và cách tiếp
cận khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn tiếp cận nội dung đổi
mới GD ở một phạm vi hẹp, đó là đổi mới chương trình và phương thức đào tạo (ĐT)
giáo viên (GV) theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp - bởi đây là một trong
những yêu cầu tất yếu đối với các trường sư phạm (SP) để nâng cao chất lượng ĐT
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những bất cập trong chương trình và phương thức ĐT GV hiện nay
* Bất cập về chương trình
Nhìn lại quá trình thực hiện GD từ nhiều năm qua cho thấy chương trình ĐT
GV đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Sự bất cập đó thể hiện ở những điểm sau:



307


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Nội dung chương trình ĐT còn mang nặng tính hàn lâm, nhiều bài học nặng về
lí thuyết, xa rời thực tiễn xã hội và thực tiễn GD phổ thông (PT); có sự quá tải ở một số
môn học; các nội dung ĐT còn độc lập với nhau, thiếu tính tích hợp liên môn [1].
- Bố trí dung lượng, thời gian trong các môn học chưa hợp lí.
- Chương trình ĐT nghiệp vụ sư phạm (NVSP) nặng về cung cấp lí luận
phương pháp dạy học (PPDH) và GD; chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn GD PT.
- Vấn đề thiết kế môn học theo hướng tích hợp là một trong những xu thế dạy
học (DH) hiện đại đang được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều cấp học PT. Trong khi đó
nhiều trường SP lại chưa chú tâm, chưa nhanh nhạy đổi mới chương trình ĐT của
trường mình cho phù hợp với thực tiễn để xứng đáng là chiếc “máy cái” làm nhiệm vụ
đi trước dẫn đường cho việc định hướng đổi mới GD, đổi mới PPDH ở các bậc học PT.
* Bất cập về phương thức ĐT
- Theo các kết quả nghiên cứu gần đây của một số nhà khoa học cho thấy một tỉ
lệ khá lớn GV PT (đặc biệt là các GV ở vùng sâu, vùng xa) không đủ trình độ và khả
năng đáp ứng các yêu cầu đổi mới của chương trình GD hiện hành, không bắt kịp được
yêu cầu đổi mới của nội dung chương trình SGK và đổi mới về PPDH [2]. Đây là hậu
quả của nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do nội dung và phương
pháp ĐT của các trường SP chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD; đồng thời việc
bồi dưỡng chuyên môn được tổ chức hàng năm cho GV còn mang nặng tính hình thức,
kém hiệu quả, không trang bị tốt cho đội ngũ người thầy những kĩ năng cần thiết để
thực hiện đổi mới GD.
- Nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo nhiều trường chưa thực sự quan tâm

đúng mức tới công tác dạy nghề cho sinh viên (SV), chưa coi đào tạo NVSP là một
trong hai nội dung chủ yếu của khoa học cơ bản và khoa học SP trong tổng thể chương
trình ĐT của trường mình (thời lượng dành cho rèn luyện năng lực SP là quá ít - dưới
25%); Nhiều giảng viên còn thờ ơ, lãnh đạm với công tác rèn luyện NVSP cho SV, họ
chưa thực sự chuyên tâm và tích cực trong việc kết hợp giảng dạy kiến thức chuyên
môn với việc rèn luyện nghề cho SV; Các hoạt động rèn luyện NVSP mang tính hình
thức, tính thời vụ, mới chỉ là bề nổi, chưa có chiều sâu. Hình thức rèn luyện NVSP cho
SV đơn điệu, khô cứng, chưa có được những hoạt động hấp dẫn để hình thành cho SV
những kĩ năng SP cơ bản cả về giảng dạy lẫn GD. Vì vậy, SV chưa có ý thức đúng đắn
đối với việc học tập và rèn luyện NVSP.

308


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

- Cách dạy hiện nay của nhiều giảng viên vẫn nặng về truyền thụ kiến thức một
chiều theo kiểu “độc thoại” làm cho SV rất thụ động trong việc tiếp thu kiến thức bài
giảng; ở nhiều nơi vẫn hiện diện cách dạy lỗi thời “thầy đọc, trò chép”. Việc nhồi nhét
quá nhiều kiến thức hàn lâm mà không gắn với thực tiễn trường học PT trong chương
trình ĐT của nhiều trường đã vô tình đẩy các nhà giáo tương lai vào tình thế khó đáp
ứng được các yêu cầu của thực tế GD PT. Mặt khác, không ít giảng viên vẫn không
vận dụng hoặc vận dụng chưa thành công các PPDH tích cực; sử dụng các phương tiện
DH hiện đại không hiệu quả… Vì thế, những giảng viên này không thể là tấm gương
sáng để SV noi gương học tập và làm theo trên con đường thực hiện đổi mới GD.
Trước những hạn chế và bất cập nêu trên, chúng ta cần sáng suốt nhìn nhận lại
để đánh giá một cách khách quan, khoa học, tìm ra các giải pháp mang tính đột phá
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo GV, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế, góp phần đưa GD PT phát triển vững chắc hơn trong giai
đoạn tới.

2.2. Đổi mới chương trình và phương thức ĐT GV theo hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp
* Đổi mới chương trình
- Đổi mới nội dung chương trình ĐT là chuyển cách tiếp cận nội dung sang tiếp
cận năng lực, nâng cao kĩ năng ứng dụng, thực hành; đảm bảo thực hiện nguyên tắc
“Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn” [3]. Khi thiết kế nội dung chương
trình mới, cần nghiên cứu, rà soát lại toàn bộ nội dung chương trình hiện hành để đánh
giá lại những mặt mạnh, mặt yếu hiện nay; phải cập nhật được kiến thức mới theo
hướng “mở”, đảm bảo tính cơ bản, tinh giản, thiết thực, hiện đại và hệ thống, đáp ứng
chuẩn đầu ra và đáp ứng nhu cầu xã hội [4]; phải gắn PPDH tiên tiến để biên soạn
chương trình, giúp người học phát huy khả năng nhận thức, tư duy và sáng tạo.
Chương trình GD cũng cần được tích hợp để phát triển năng lực và phẩm chất người
học. Cấu trúc của chương trình mới cần thích ứng với yêu cầu của thực tiễn trường PT
(trước hết cần bổ sung ngay các môn học theo hướng tích hợp, hiện đại, thay vì đào tạo
đơn ngành như trước). Cùng đó, chương trình phải đi trước một bước để khi có SGK
mới sẽ ứng dụng được ngay.
- Nội dung chương trình cần điều chỉnh theo hướng cân đối lại việc ĐT kiến
thức chuyên môn và rèn luyện NVSP, cần chú ý đảm bảo được mối quan hệ và tỉ lệ
hợp lí giữa khoa học chuyên ngành với khoa học GD và thực tiễn PT; không nên tách
biệt giữa dạy các môn khoa học cơ bản với dạy nghề, mà cần phải lồng ghép, tích hợp

309


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

ĐT nghiệp vụ vào tất cả các giai đoạn, các phần việc trong giảng dạy các môn khoa
học cơ bản. Sự lồng ghép đó có tác dụng tương hỗ (ĐT chuyên môn phải đảm bảo tính

nghiệp vụ; và ngược lại, ĐT nghiệp vụ phải đồng thời trên nền của ĐT chuyên môn) chính trong sự tương hỗ đó mà hiệu quả nhiều mặt sẽ tăng lên theo cấp số nhân [5].
Nội dung các bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng SP cần chú ý gắn kết chặt chẽ với
thực tiễn luôn luôn đổi mới của trường PT để giúp SV có thể ứng dụng được ngay vào
các bài dạy trong SGK.
* Đổi mới phương thức đào tạo GV theo hướng phát triển năng lực nghề
nghiệp
Để đáp ứng tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ GV trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
chúng tôi cho rằng, các trường SP cần quán triệt quan điểm dạy những điều mà người
học cần, xã hội cần, nền kinh tế cần, chứ không phải chỉ dạy cái mà người thầy có;
đồng thời, cần phải làm sáng tỏ: cái gì cần và cái gì nên dạy ở trường PT, và dạy như
thế nào?
Để đổi mới phương thức ĐT GV thực sự có hiệu quả và thành công, thiết nghĩ
chúng ta cần lưu tâm tới những vấn đề cụ thể sau:
- Cần nhận thức đúng quan niệm về đổi mới PPDH: Đổi mới PPDH không phải
là sự thay đổi cái cũ bằng cái mới. Nhiều nhà khoa học thống nhất rằng: đổi mới
không phải là xóa bỏ phương pháp cũ, mà đổi mới chính là sự tinh lọc, giữ lại các yếu
tố tinh hoa trong các PPDH vốn có và chuyển vào đó các yếu tố tích cực, hiện đại để
tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp, phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Điều quan trọng nhất trong cách dạy là dạy cách học,
dạy cách tư duy, khuyến khích sáng tạo.
- Thay đổi PPDH: Đổi mới PPDH phải bắt đầu từ những công việc của người
thầy. Điều quan trọng là phải thay đổi tư duy về cách dạy, cách học ngay trong nhà
trường SP. PPDH phải chuyển sang chú trọng giúp người học hình thành và phát triển
năng lực, có kĩ năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống – nghĩa là “học
phải đi đôi với hành”. Cách nhìn, cách hiểu và cách dạy của người thầy phải luôn luôn
đổi mới, phải luôn luôn cập nhật kiến thức, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ,
nâng cao tầm hiểu biết… mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của
xã hội và của thế hệ tương lai.
- Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên - nhân tố quyết định để nâng cao chất
lượng GD: Đội ngũ nhà giáo là lực lượng nòng cốt, lực lượng chủ yếu để thực hiện

mọi yêu cầu của GD. Muốn đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam, việc làm

310


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

trước hết là phải sàng lọc, tuyển dụng, xây dựng một đội ngũ nhà giáo chất lượng cao,
phải coi đây là bước đột phá, là yếu tố vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng GD
nói chung và chất lượng GD đại học nói riêng. Nếu chúng ta xây dựng được một đội
ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, có kĩ năng SP
tốt, biết ứng xử hợp lí với mọi tình huống GD thì chắc chắn chất lượng GD sẽ đạt
được như mong muốn. Có thầy giỏi thì sẽ có phương pháp hay, do đó sẽ có trò giỏi,
càng có nhiều thầy giỏi thì càng có nhiều trò giỏi, nhiều trò giỏi sẽ bổ sung cho nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng một cách có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước. Và, cũng lưu ý rằng: thầy giỏi ở đây là thầy phải có tầm và có tâm.
Yêu cầu nâng cao năng lực của giảng viên các trường SP không phải là vấn đề
mới, song nó đang và sẽ trở thành yêu cầu cấp thiết hơn khi nền GD hiện đại phải đáp
ứng những yêu cầu khắt khe của xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế. Vì vậy, các nhà trường cần đánh giá đầy đủ, chính xác hoạt động giảng dạy của đơn
vị mình để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy của giảng
viên nhằm tạo nên “thương hiệu” về chất lượng ĐT của trường mình. Để duy trì và
nâng cao năng lực giảng dạy, giảng viên phải tích cực cập nhật các PPDH tiên tiến
nhằm giúp SV đạt được những kiến thức và kĩ năng phù hợp của mục tiêu môn học nói
riêng và chương trình ĐT nói chung.
- ĐT cho SV cách dạy cho HS PT phương pháp học: Ngày nay, SV SP không
chỉ lo học cách dạy thế nào, mà các em còn phải chuẩn bị tốt để dạy cho HS của mình
có cách học ra sao. Để giúp các GV tương lai có thể làm tốt điều này, mỗi giảng viên
phải thường xuyên rèn luyện cho SV kĩ năng tự học thông qua bộ môn mình phụ trách.
Phát triển khả năng tự học là một trong những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động DH nói

chung và của đổi mới PPDH nói riêng.
- ĐT, bồi dưỡng cho SV kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng hợp tác: Các vấn
đề của thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà trường dưới lăng kính đủ để cho
người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Việc giải quyết các vấn
đề trong những bài học ở nhà trường SP cũng cần được xem như cách giải quyết vấn
đề của cuộc sống. Nhờ vậy, khi SV tốt nghiệp ra trường, họ không bị quá bỡ ngỡ trước
thực tế vô cùng phong phú, sinh động và phức tạp. Mẫu hình GV PT cần hướng tới là
mẫu hình GV chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực xử lí phù hợp trước
những tình huống khác nhau vì lợi ích của người học.
- ĐT, bồi dưỡng cho SV kĩ năng hợp tác: Kĩ năng hợp tác cần được rèn luyện
cho SV ngay trong mỗi khoa, mỗi trường thông qua từng bài học, từng việc làm cụ thể.

311


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Để đến lượt mình, chính những GV tương lai này lại dạy cho HS PT của mình cách
hợp tác trong học tập và cuộc sống. Với ý nghĩa đó, theo chúng tôi, những kĩ năng hợp
tác mà các trường SP cần quan tâm rèn luyện và bồi dưỡng cho SV là hợp tác với đồng
nghiệp. Trong hợp tác với đồng nghiệp, thể hiện ở sự giao tiếp, hợp tác, thỏa hiệp, giải
quyết vấn đề. Để có được những kĩ năng này, trường SP cần trang bị cho SV kiến thức
về lĩnh vực giao tiếp, nắm được các kĩ thuật phản hồi, biết cách quan sát, biết cách trao
đổi với đồng nghiệp trong quá trình làm việc để đảm bảo hiệu quả công việc của mình;
có thái độ hợp tác, xây dựng, thân thiện, tôn trọng đồng nghiệp và biết cách chia sẻ với
đồng nghiệp.
- Đổi mới công tác tuyển sinh theo đặc thù của nghề DH: Tuyển sinh là khâu
cực kì quan trọng, nó tác động không nhỏ đến chất lượng ĐT GV. Theo chúng tôi, việc

tuyển sinh đã và đang thực hiện như hiện nay là công cụ để đưa ra một kết quả đánh
giá kiến thức có thể tin cậy được. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành SP, việc tuyển
được người học cũng chưa thể khẳng định là đã tuyển được người yêu nghề DH (trong
khi nghề DH lại càng cần phải yêu nghề hơn các nghề khác vì đối tượng lao động của
nghề DH là con người). Vì vậy, theo chúng tôi, tuyển sinh SP cần có thêm vòng phỏng
vấn (hoặc kiểm tra trắc nghiệm) một số kĩ năng cơ bản cần cho nghề DH (như: nói,
viết, giao tiếp, hiểu biết về nghề DH, có hiểu biết nhất định về khoa học xã hội – nhân
văn…) [6]. Thiết nghĩ việc hướng nghiệp cho HS cuối cấp PT để đưa ra những lời
khuyên thích hợp về nghề DH là rất cần thiết. Có thể nói rằng: có thiên hướng, có thái
độ yêu nghề DH là phẩm chất ban đầu tạo động lực quyết định sự cố gắng, phấn đấu
của HS PT cũng như của SV khi đang học ở trường SP và cả khi ra trường làm GV.
- Tổ chức đánh giá định kì hoạt động giảng dạy của giảng viên: Đánh giá chất
lượng giảng dạy sau khi kết thúc môn học là một trong những biện pháp để tạo ra áp
lực cần thiết đối với giảng viên. Nếu không có việc đánh giá định kì, nhà quản lí sẽ
không nắm được thực trạng chất lượng giảng viên để có biện pháp quản lí cho phù
hợp. Để việc quản lí có hiệu quả, các trường SP cần xây dựng quy chế đánh giá hoạt
động giảng dạy của giảng viên – trong đó quy định rõ mục tiêu đánh giá, nội dung
đánh giá, phương pháp và hình thức đánh giá. Khi đã có quy chế đánh giá như vậy,
giảng viên sẽ căn cứ vào đó để thực hiện tốt công tác giảng dạy của mình [7].
- Học đi đôi với hành - đó là yêu cầu của mọi trường ĐT dạy nghề. Chính yêu
cầu này cho thấy mối liên hệ khăng khít giữa trường SP với trường PT, vì vậy cần phải
gắn kết chặt chẽ giữa trường SP với trường PT trong quá trình ĐT nghề cho SV. Cụ
thể là: Xây dựng hệ thống mạng lưới các trường thực hành và mạng lưới các GV dạy

312


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

giỏi ở trường PT để cùng trường SP rèn luyện NVSP cho SV (thông qua các hoạt

động như tổ chức các giờ dạy mẫu do GV giỏi ở PT thực hiện; trình bày kinh nghiệm
thực tiễn giảng dạy ở trường PT, hướng dẫn kĩ năng, kĩ thuật DH v.v…). Đây là việc
làm rất cần thiết, có ảnh hưởng trực tiếp tới việc rèn luyện NVSP cũng như tình cảm
nghề nghiệp của SV. Về thời lượng dành cho rèn luyện NVSP của SV: không nên chỉ
giới hạn và gói gọn trong 1-2 đợt TTSP tập trung là xong, mà các em phải được rèn
luyện thường xuyên và rèn luyện liên tục để cập nhật với thực tiễn liên tục đổi mới ở
trường PT (nên ĐT như kiểu ĐT nghề của trường đại học Y khoa). Vì vậy, để SV có kĩ
năng NVSP tốt, ngoài những kiến thức lí luận được học trên giảng đường, các trường
cần nâng tỉ trọng khối kiến thức SP trong tổng số tín chỉ của chương trình ĐT (ở mức
30-35% cho thực hành, TTSP) nhằm tạo điều kiện cho SV được tiếp cận nhiều hơn với
thực tế GD ở trường PT. Có như vậy, khi ra trường, SV sẽ dễ dàng thích ứng ngay và
thích ứng có hiệu quả với mọi yêu cầu khắt khe của thực tiễn luôn luôn đổi mới ở
trường PT.
- Tiếp tục thực hiện chế độ đãi ngộ GV một cách thỏa đáng: Giải pháp trước
mắt cho ngành GD là đề ra chỉ tiêu ĐT phải có kế hoạch (cần bao nhiêu thì ĐT bấy
nhiêu). Khi có kế hoạch chuẩn, SV ra trường có việc làm ngay thì chí ít sẽ cuốn hút và
tuyển chọn được những HS khá giỏi vào ngành SP. Nếu có đãi ngộ tiền lương cao hơn
chút nữa thì sẽ chọn được nhiều người tài. Thực tế hiện nay cho thấy, việc miễn học
phí cho SV SP chỉ là một trong những giải pháp tình thế, nhất thời, chưa đủ hấp dẫn để
thu phục HS PT giỏi vào nghề SP. Có lẽ giải pháp mang tính căn cơ, bền vững nhất để
thu hút người tài vào ngành SP vẫn là chế độ đãi ngộ cùng chính sách lương và môi
trường làm việc của GV sau khi ra trường.
3. Kết luận
Đổi mới nội dung chương trình và đổi mới phương thức ĐT GV có mối quan hệ
hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc đổi mới quá trình ĐT theo định hướng phát
triển năng lực của SV cần phải tiến hành khẩn trương, không cần phải chờ đến thời
điểm ban hành chương trình GD PT mới sau năm 2015. Khi việc đổi mới nội dung
chương trình và đổi mới phương thức ĐT GV được tiến hành đồng bộ sẽ tạo nên sức
mạnh tổng hợp thúc đẩy sự nghiệp đổi mới GD thành công một cách nhanh chóng, bền
vững, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của ngành GD.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

313


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

[1]. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[2]. Nguyễn Thị Huyền – Nguyễn Thị Mẫn, Năng lực và kĩ năng cần thiết của
người GV đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông hiện nay, Tạp chí Giáo dục,
số đặc biệt, tháng 9/2011.
[3]. Đặng Thành Hưng, Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực, Tạp chí
Quản lí giáo dục, số 43, năm 2012.
[4]. Nguyễn Thị Kim Dung, Chương trình đào tạo GV có hiệu quả ở một số
nước trên thế giới, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 58, tháng 7/2010.
[5]. Nguyễn Văn Đệ, Hoạt động đào tạo GV trong bối cảnh mới, Tạp chí Giáo
dục, số 327, tháng 2/2014.
[6]. Đinh Quang Báo, Mô hình đào tạo GV THPT trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 57, tháng 6/2010.
[7]. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
SGK, NXB ĐHSP, Hà Nội.

314




×