Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

QUAN ĐIỂM VỀ MỤC GHI CHÚ (NOTES) TRONG GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẬP 1, 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 13 trang )

NGÔN NGỮ

so 8 2021

VÈ MỤC GHI CHỦ (NOTES) TRONG GIẢO TRÌNH TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẬP 1, 2

DƯƠNG THI MY S*A

Abstract: This article analyzes the Notes Section, which summarizes grammar foci of each
lesson, in the Volumes 1 and 2 of Giáo trĩnh tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnamese as a

second language textbook - VSL). Suggestions will be provided to improve the content and presentation
of a few grammatical foci in this section. It is believed that constantly revising textbooks, either
partially or entirely, is a necessary process. Not only does this activity benefit learners and teachers,
which is of utmost importance, but it also expresses the serious responsibility of the educational
institution in improving their service quality.

Key words: notes, Vietnamese as second language, communication, grammarfocus.

1. Đặt vấn đề

Tác giả Alene Moyer [16] trong Bảng phân loại các nhãn tổ ảnh hưởng đến việc thụ đắc
ngơn ngữ thứ hai đã nhắc đến nhóm nhân tố đầu vào (input factors). Nếu như nhóm nhân tố đầu
là sự tương tác giữa giáo viên và lóp học thì nhóm thứ hai là chương trình học - bao gồm:
phương pháp giảng dạy, giáo trình (textbooks), cách tiếp cận. Học viên học tiếng Việt như là
ngôn ngữ thứ hai đa phân đều là người ở độ tuổi trưởng thành. Đối với đối tượng này, trong não
bộ toàn bộ hệ thống diễn đạt (dùng từ, đặt câu) của tiếng mẹ đẻ đã hồn chỉnh, vì vậy, khi học,
học viên rất dễ áp dụng nhũng cách diễn đạt sẵn có một cách vơ thức, máy móc. Nên những
diên giải vê ngữ pháp một cách sâu rộng sẽ là chìa khóa giúp họ nắm bắt ngôn ngữ mới nhanh
hơn đông thời cũng tránh việc áp dụng tiếng mẹ đẻ vào ngôn ngữ thứ hai (nhất là quy tắc cú


pháp - khía cạnh vốn đặc trưng cho từng ngôn ngữ).

Khi nhận xét về hệ thống giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi, nhóm tác giả Mai
Xuân Huy, Hứa Ngọc Tân [8, tr.2] cho rằng, từ giai đoạn sau năm 2000 đến nay, hầu hết các bộ
giáo trình đêu đi theo hướng giao tiêp kêt họp với việc giải thích ngữ pháp một cách hiển ngơn,
ơ mục Ghi chú (Notes) - đối tượng nghiên cứu của bài viết, học viên cũng sẽ thấy được sự hiển
ngôn này. Tuy nhiên, “trong dạy học ngữ pháp không phải chỉ dừng lại ở việc mơ hình hóa, mặc
dù ngữ pháp có đặc tính trừu tượng và khái qt. Các hoạt động trừu tượng hóa và khái quát hóa
là rất cần thiết cho sự phân loại, cho việc xác định đặc tính của các kiểu loại, cho việc xác định
các điển dạng, các hằng thể; ...trong hoạt động giao tiếp, do sự chi phối của các nhân tố giao
tiếp, và do sự chế định của hoàn cảnh giao tiếp mà các yếu tố ngơn ngữ ln ln có sự năng
động, linh hoạt để phù họp với hoàn cảnh và đạt được mục tiêu và hiệu quả giao tiếp. Vì thế,
việc dạy học tiếng Việt nói chung, và dạy học ngữ pháp nói riêng cần thấm nhuần quan điểm
giao tiếp cả trong phương pháp dạy học. Phương pháp này thể hiện ở nhiều mặt: khỉ dạy lí

' Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

56 I Ngôn ngữ số 8 năm 2021

thuyết ngữ pháp cần xuất phát và đặt cơ sở trên thực tiễn của hoạt động giao tiếp ngơn ngữ, cần
hình thành các khái niệm và quan hệ trong chính hoạt động giao tiếp ngơn ngữ, cần hướng tới
việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ” [1, tr. 128].

Trong hai cuốn Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi, Nxb Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, 2018, tập 1 (từ đây viết tắt là GT1); tập 2 (từ đây viết tắt là GT2), chúng tôi
nhận thấy có những điểm chưa thỏa đáng ở phần Ghi chú (Notes): tên mục Ghi chú chưa đúng
nội hàm. Từ quan điểm cá nhân, chúng tôi băn khoăn về việc sử dụng từ ghi chú. Giải thích nơm
na, ghi chú là ghi lại những điều cần lưu ý, chua thêm những thơng tin; cịn trong Từ điên tiếng
Việt [11, tr.479] “ghi chú: (động từ) ghi để nói rõ thêm (nói khái qt)”. Nếu chỉ là nói rõ thêm
thì việc u cầu người học phải tiếp thu triệt để nội dung này chưa cao. Thiết nghĩ, nên đổi lại

ghi chú thành ghi nhớ. Đành rằng ghi nhớ mang tính gị buộc người học, nhưng việc “nhớ trong
tâm trí” [11, tr.480] làm cho vấn đề ngữ pháp được tiếp thu một cách có ý thức; nắm được
những quy tắc ngữ pháp cơ bản nhất của tiếng Việt và tạo nền tảng cho việc tiếp thu những vấn
đề ngữ pháp phức tạp về sau. Bên cạnh đó, ghi nhớ đem lại sự chủ động từ phía người học,
trong khi ghi chú xuất phát từ người biên soạn giáo trình, người dạy.

Một điều nữa là, nếu đã sử dụng ghi chú (ghi để nói rõ thêm) thì khơng nên lặp lại hoàn
toàn hoặc gần như hoàn toàn nội dung các ghi chú trong cùng một tập giáo trình, nhất là ở các
bài đọc sát nhau, như các ví dụ trong bảng sau:

GT1, Bài 11,6. Ghi chú (tr.158) GT1, Bài 12,6. Ghi chú (tr.170)

Khơng... gì... Kết cấu “khơng... gì...” được sử dụng để Kết cấu “khơng... gì...” được sử
biểu thị ý phủ định hoàn toàn. dụng để biểu thị ý phủ định hoàn
toàn.

GT2, Bài 10, 7. Ghi chú (tr.l 14) GT2, Bài 12. 7. Ghi chú (tr.133)

Mặc dù... nhưng... “Mặc dù... nhưng... ” kết cấu biểu thị “Mặc dù... nhưng... ” biểu thị quan
quan hệ nghịch nhân - quả. Kết quả nêu hệ nghịch nhân - quả; biểu thị ý kết
ra sau “nhưng” trái với điều kiện được quả trái ngược với điều kiện được
nêu, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa sự việc dù nêu (nhằm nhấn mạnh ý nghĩa sự việc
sao vẫn xảy ra. Có thể đặt “mặc dù...” ở dù sao vẫn xảy ra).
sau mệnh đề chi kết quả. Trong trường
họp này, “nhưng” được lược bỏ.

Theo chúng tôi, với các nội dung đã được đề cập, GT chỉ cần ghi nó thuộc mục nào, bài
nào, trang nào trước đó. Cách này làm phần giải thích gọn gàng, giúp người học chủ động tra cứu
lại nội dung đã học nếu cần. Hiện tượng vừa nêu xuất hiện không nhiều nhưng tốt nhất nhóm
biên soạn nên rà sốt, lược bỏ. Các trọng tâm ngữ pháp được nêu ở Ghi chú sau mỗi bài học

cũng chưa thực sự chính xác, họp lí dù giáo trình tái bản đến lần thứ tám. Trong giảng dạy ngoại
ngữ với tư cách dạy ngôn ngữ thứ hai, việc phát hiện lỗi (error) hay sự nhầm lẫn (mistake) ở khía
cạnh người học, người dạy, hay giáo trình đều cần thiết. Đó là các lí do chúng tơi chọn đề tài này.

2. Phưomg pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài viết sử dụng thủ pháp thống kê kết họp với phương pháp miêu tả - phân tích nhằm chỉ
rõ những chỗ được cho là chưa thỏa đáng, là lỗi trong mục Ghi chú (Notes) của GT1, GT2.

về mục Ghi chú... |57

Đối tượng khảo sát là phần Ghi chú trong phạm vi GT1, GT2 của bộ Giáo trình tiếng Việt
cho người nước ngoài do Nguyễn Văn Huệ chủ biên (bộ gồm 5 cuốn; GT1 và GT2 ứng với trình
độ Sơ cấp, nửa đầu Trung cấp).

3. Cơ sở lí thuyết
Các nhóm vấn đề chưa thỏa đáng ở mục Ghi chú thuộc một số nội dung lí thuyết:
3.1. về cú pháp

3.1.1. Xét câu theo hành động ngơn trung (theo mục đích phát ngơn)

Theo Cao Xuân Hạo và cộng sự “khi ta nói một câu bình thường ta thực hiện một nhận
định, tư duy logic xác lập một mệnh đề. Đó là một hành động mệnh đề. Đồng thời, ta cũng thực
hiện một hành động giao tiếp nhất định. Nội dung của hành động giao tiếp ấy được biểu hiện
trong lời nói. Ví dụ: Tơi cần biết ngày anh lên đường (hỏi); Cám om anh Quang (cám ơn); Tập
truyện của anh là một kiệt tác (khen);...” [6, tr. 121 ].

Sự phân loại theo hành động ngơn trung/ mục đích phát ngơn, lấy cách phân loại hình thức
truyền thống của ngữ pháp nhà trường làm căn cứ xuất phát, có điều chỉnh và bổ sung, theo
bảng sau đây:


Câu trần thuật - chính danh a. Nam là học sinh. Nó học giịi.
- ngôn hành b. Tôi xin lỗi. Tôi hứa là sẽ đến.
- cầu khiến c. Tất cả đứng dậy! Xin nghe tơi nói.
- cảm thán d. Đáng tiếc thật! Thế là xong.

Các loại câu theo Câu nghi vấn - chính danh e. Ai đấy? Anh ở đây à? Anh làm gì?
hành động Câu cầu khiến - cầu khiến f. Có im đi khơng? Đứng dậy đi chứ?
ngôn trung - cảm thán g. Rắc rối làm sao! Đời nào nó nghe!

- điển hình h. Đứng dậy đi! Hãy nghe đây.
- trần thuật i. Tất cả đứng dậy! Xin nghe tơi nói.
- nghi vấn j. Có im đi không? Đứng dậy đi chứ? (1)

Câu cảm thán - điển hình k. Mẹ ơi! Ối trời ơi! Anh!
- trần thuật 1. Đáng tiếc thật! Thế là xong.
- nghi vấn m.Rắc rối làm sao! Đời nào nó nghe!(2)

(1) và (2): Nếu coi i là c; j là f; 1 là d; m là g thì h là câu trần thuật được đánh dấu bằng “đi, hãy” và k
là câu trần thuật đặc biệt.

Bàng 1. Phăn loại cãu theo hành động ngôn trung [6, tr. 123]

3.1.2. Xét câu theo cấu tạo ngữ pháp

về mặt cấu trúc ngữ pháp, lí thuyết về câu ghép (ngữ liệu chỉ liên quan nội dung này) cho

rằng: với dạng câu ghép chính phụ có mơ hình: “Quan hệ từi C1-V1, quan hệ tỜ2 C2-V2”: Neu Ci
và C2 khác chủ thể thì sự có mặt của C1 và C2 là cần thiết. Còn nếu Ci và Cỉ cùng chung chủ thể
thì có thể tỉnh lược một chủ ngữ của câu (một số trường họp có thể tỉnh lược cả hai chủ ngữ, C:

chủ ngữ, V: vị ngữ), theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Lương [10, tr.50J.

58 I Ngôn ngữ sô 8 năm 2021

3.2. về từ loại
3.2.1. về việc xác định từ loại đại từ
Đại từ là loại thực từ có thể tự mình làm thành một danh từ, trong một số trường họp có thể
làm trung tâm của một danh ngữ.

\ CÁC LOẠI CHƯA XÁC ĐỊNH

XÁC ĐỊNH (chỉ cái chưa biết, chưa
(chỉ cái đã biết, cái được xác định) được xác định)

Ý NGHĨA

SỐ ít: Số nhiều:
tôi, tớ, tao ta

Người Số ít: Số nhiều:
mày, mi, người bay ai

Sự vật Vật1 Số ít: Số nhiều:
hắn, nó, y họ, chúng
này, ấy, kia, nọ, đó
gì, nào

Địa điểm 1 đây, đấy đâu

Thời gian bây giờ, bấy giờ bao giờ


Số lượng bây nhiêu, bấy nhiêu bao nhiêu

Sự tình thế, vậy sao

Ghi chú: 1 Sự phân loại trên chì căn cứ vào ý nghĩa của đại từ. Thực ra trong cách sử dụng
trực chi, các đại từ này vẫn có thể chỉ vào một người. Chẳng hạn: Đây là anh của em! hoặc
Người này (ấy) là bạn tôi.

Bảng 2: Bảng tóm tắt hệ thống đại từ tiếng Việt [7, tr.89]

3.2.2. về việc xác định từ loại của một số từ loại khác

Thứ nhất, nhóm động từ tác thể - đối thể (vai tác thể của hành động chuyển tác tác động và
hủy diệt do vị từ hành động hay chuyển tác biểu thị; vai đối thể chỉ đối tượng (người, động vật,
vật vô tri) bị hành động hoặc quá trình do vị từ hành động hoặc quá trình chuyển tác biểu thị tác
động), Cao Xuân Hạo và cộng sự dùng là nhóm vị từ hành động hủy diệt: bôi (lau), đốt. giết,
tẩy, trừ,...[7, tr.47]. Trong GT2 có xuất hiện từ trừ.

Thứ hai, khi phân loại danh từ, dựa vào sự đối lập giữa đơn vị và khối đồng thời dựa vào
khả năng kết họp với lượng từ, có thể phân danh từ thành hai loại lớn là danh từ đơn vị và danh
từ khối. Trong phần vấn đề cần xem xét ở GT2 có trường họp liên quan đến nhóm các từ là danh
từ đơn vị. Là loại danh từ chỉ những hình thức tồn tại của các thực thể phân lập trong không

về mục Ghi chủ... |59

gian, trong thời gian (GT2 giải thích riêng lẻ là thừa) hay trong một chiều nào khác được hình
dung giống với khơng gian, có thể được tri giác tách ra khỏi bối cảnh và khỏi các thực thể khác,
kể cả thực thể cùng tên. “Chẳng hạn: bó, cải, con, dãy, kí, khẩu, phía, thước, viên, xâu,... Nói dễ
hiểu danh từ đon vị là loại danh từ có thể được lượng hóa bằng một lượng ngữ, tức có thể đặt

một lượng ngữ liền ngay trước nó (hai con mèo xiêm, mấy quyển sách cũ này,...)” [7, tr.79].

Tác giả Đinh Văn Đức cũng nhắc đến lóp từ này nhưng dùng thuật ngữ “các từ chỉ đon vị
tự nhiên”, các từ này trong tiếng Việt lập thành một nhóm thường gọi là “loại từ”
(classificateur): một cuốn sách, một ngôi nhà, một vị hịa thượng, một con chim,... Có thể nhờ
vào loại từ để nhận ra các nhóm danh từ, bởi vậy có thể coi loại từ như một loại yếu tố ngữ pháp
chỉ ra tính phân loại: loại từ chỉ người (vị, đứa, thằng,...); loại từ chỉ động vật, thực vật {con,
cây, quả,...y, loại từ chỉ sự vật {cái, chiếc, ngôi, ngọn, hòn,...y Đây là những loại từ chuyên
dụng [5, tr.8O-81 ].

3.3. về lớp từ chỉ quan hệ không gian

Khi đề cập đến đặc điểm tiếng Việt trong cách dùng những từ chỉ quan hệ không gian,
Nguyễn Đức Dân [4] có đưa ra nhận định, rằng trong ngơn ngữ học có khái niệm “điểm
nhìn” (viewpoint) hay “góc ống kính” (camera angle). Có sự khác nhau về điểm nhìn giữa các
ngơn ngữ. “Tiếng Việt, một ngơn ngữ đon lập, có những đặc thù về điểm nhìn. Người Việt lấy
chủ thể phát ngôn làm yếu tố trung tâm để xác định các mối quan hệ không gian và xã hội trong
giao tiếp. Dùng khái niệm điểm nhìn sẽ giải thích được logic của những lối nói “phi logic”: Đèn
treo trên trần, bằng khen treo trên tường, thuyền chạy dưới sông, chiếc bút nằm dưới đất...
Tiếng Anh nhấn mạnh tới quan hệ giữa hai đối tượng còn tiếng Việt chú ý tới điểm nhìn nên câu
He is waiting in the living room tùy điểm nhìn, mà có 5 cách dịch khác nhau: Anh ấy đang
đợi dưới/ trên/ ngồi/ trong/ ở phịng khách” [4, tr.550]. Vậy nên, việc giáo trình cho từ “ở” đi
kèm với loạt từ chỉ quan hệ thời gian khi đưa ví dụ là cần phải xem lại.

4. Ket quả nghiên cứu và thảo luận

Qua phân tích ngữ liệu dựa trên cơ sở lí thuyết đã trình bày ở trên, tác giả bài viết đưa ra
một số vấn đề chưa thỏa đáng về mục Ghi chú trong hai cuốn giáo trình đang xem xét:

4.1. về việc giải thích các thành tố, kết cấu trong câu


4.1.1. Các thành tố, kết cẩu tạo câu dựa vào phân loại câu theo hành động ngôn trung

Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, tức là khi hành chức, ngơn ngữ ở trạng thái động.
Trạng thái động đó thường được thể hiện qua nhũng biến đổi, chuyển hóa của các yểu tố, các
quan hệ trong ngôn ngữ (nhất là quan hệ ngữ đoạn, quan hệ liên tưởng). Một số mục ghi chú
trong hai giáo trình đang xét chưa rõ ràng trong cách giải thích thuật ngữ; ví dụ chưa tương
đồng; chưa đa dạng hóa các kết cấu ngữ pháp trong việc giúp học viên áp dụng tự nhiên, linh
hoạt cấu trúc đó.

Dựa vào Bảng 1 Phân loại câu theo hành động ngôn trung, ngữ liệu chỉ có một số nội dung
thuộc câu nghi vấn, cụ thể là phần Câu nghi vẩn chính danh, mục câu hỏi chuyên biệt. Dưới đây
chúng tôi xin trình bày lại sự phân loại câu nghi vấn theo tác giả Cao Xuân Hạo [6, tr.127-132].

60 I Ngôn ngữ số 8 năm 2021

Câu nghi vấn

Câu nghi vấn chính danh Câu nghi
vấn có giá
(1) Câu hỏi tổng quát (2) Câu hỏi chuyên biệt (3) Câu hỏi lựa chọn trị ngôn
(hay câu hỏi Có - Khơng) ttung khác

Trong đó, (2) câu hỏi chuyên biệt: Câu nghi vấn dạng này yêu cầu xác định cái/ điều muốn
hỏi do một đại từ chưa xác định thay thế hoặc hạn định (thường là các đại từ ai, sao, gì, đâu,...).
Ngữ liệu có ba trường hợp: gì, đâu/ ở đâu, bao nhiêu/ bao lâu/ bao giờ.

4.1.1.1. Trường hợp từ gì

GT1, Bài 1,6. Ghi chú (tr.57)


gì a. Anh tên là gí? - Tơi tên là Nam.

b. Cơ tên là gì? - Tơi tên là Jane.

Từ nghi vấn “gỉ” đặt sau động từ hay hệ từ “là”.

Trong Bảng 2 Bảng tóm tắt hệ thống đại từ tiếng Việt, gì là đại từ chưa xác định, mang ý
nghĩa vật, thuộc sự vật. Việc chỉ ghi chung chung từ nghi vấn “gì” trong khi “Zờ” lại xác định là
động từ/ hệ từ gây ra sự khó hiểu. Nếu ghi vậy, GT1 phải thêm cả khái niệm “hệ từ”. Thêm nữa,
khi gì nằm trong câu hỏi hỏi tên riêng, người Việt cũng thường không kèm là hoặc nói từ này
với trọng âm rất nhẹ. Cách hỏi trên cũng chỉ giới hạn giữa những người đối thoại ngang tuổi,
hoặc người hỏi lớn tuổi hon người được hỏi. Nếu người hỏi nhỏ tuổi hon, thường sẽ thêm tiểu từ
tình thái có thiên hướng đứng ở cuối phát ngơn ạ, hoặc động từ tình thái dạ ở đầu câu nhằm thể
hiện thái độ lịch sự, lễ phép đối với người nghe.

4.1.1.2. Trườnghợp bao nhiêu/bao lâu/bao giờ

Các từ GT1, Bài 12, 6. Ghi chú (tr.169)

bao nhiêu a. Tất cả bao nhiêu tiền?
bao lâu
b. Anh sẽ ở Việt Nam bao lâu?
bao giờ
c. Bao giờ ông ấy về nước?

d. Ông ấy về nước bao giờ?
“Bao nhiêu” dùng để hỏi về một số lượng nào đó, VD a. “Bao lâu”
dùng để hỏi về một khoảng thời gian, VD b. “Bao giờ” dùng đê hỏi
về một thời điểm, VD c và d.


Trường họp này, GT1 cũng không nêu đến từ loại, trong khi đây đều là các đại từ chưa xác
định. Nhìn vào ví dụ, chỉ có trường họp bao giờ được lặp lại và có thay đổi vị trí (đầu - cuối

câu). Tuy nhiên, bao nhiêu cũng có khả năng này, thậm chí bao nhiêu cịn được sử dụng theo
hình thức vắn tắt: bao nhiêu — nhiêu. Ví dụ (a) lúc này sẽ thành: a. Tất cả bao nhiêu tiền? —

về mục Ghi chú... |61

Bao nhiêu tất cả/ Tất cả bao nhiêu?', Nhiêu (vậy/ ạ/ vậy ạ/...)? (tất nhiên là người nói, trong

hồn cảnh cụ thể, có thể xác định được số lượng đang nói đến là tiền, là số kí, số cá thể,...; và
biết mình đang nói với ai để thêm các tiểu từ tình thái nhằm đảm bảo tính lịch sự khi giao tiếp).

4.1.1.3. Trường hợp đâu/ở đâu

đâu/ ở đâu GT1, Bài 6, 6. Ghi chú (tr.lll)

a. Chị đi đâu đấy?
b. Anh làm việc ở đâu?
"Đâu" dùng để hỏi về địa điểm, nơi chốn. “Ớ đâu" là kết họp giới từ
“ớ” với từ nghi vấn “đâu", thường được dùng sau một số động từ như
“làm việc", “học", "sổng", V.V..

Từ đâu ở bảng vừa nêu cũng không được gắn từ loại là đại từ chưa xác định. Ghi chú ngữ
pháp có đoạn “thường được dùng sau một số động từ như "làm việc", "học", "sống", V.V..” là
hợp lí bởi lẽ đây là những bài đọc đầu tiên của bậc Sơ cấp dành cho học viên nước ngồi học tiếng
Việt. Tuy nhiên, giải thích ở trong cụm ở đâu là giới từ thì cần xem lại; nên chăng xếp nó vào “kết
từ” (hoặc liên từ). Vì bản thân khái niệm “giới từ” trong tiếng Việt vẫn còn nhiều tranh luận nên
việc lựa chọn thuật ngữ trong các sách giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần phải lưu ý.


Tóm lại, những kết cấu tạo câu nêu trên đều là những kết cấu cơ bản, phổ biến. Khỉ tạo
thành câu hoàn chinh, người học dễ dàng thực hành ở lớp và vận dụng trong thực tế. Điều quan
trọng là người dạy cần thiết chỉ ra nhũng yếu tố thuộc dụng học, và quy tắc “tiết kiệm” trong
thói quen nói năng của người Việt để hướng tới mục tiêu giáo trình đề ra là sử dụng tiếng Việt
một cách tự nhiên, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

4.1.2. Các kết cấu tạo câu dựa vào phân loại câu theo cẩu tạo ngữ pháp

Hai GT có khá nhiều cặp quan hệ từ dùng trong câu ghép chính phụ. Bài viết nêu ra ba
trường hợp sau đây:

Nếu... thỉ... GT1, Bài 9, 6. Ghi chú (tr.140)

a. Nếu đi bàng xe lửa thì mất khoảng 12 tiếng.
b. Nếu có tiền thì tơi sẽ đi du lịch nước ngồi.
Kết cấu "nếu... thì... ” biểu thị quan hệ điều kiện — kết quả.

Vỉ... nên... GT2, Bài 3, 7. Ghi chú (tr.41)

a. Vì bận họp nên tơi đã khơng gọi điện cho anh được.
b. Vì gọi điện thoại quốc tế nhiều nên tháng này anh ấy phải trả gần
một triệu đồng.
Ket cấu biểu thị quan hệ nhân - quả. Phần đi sau “vĩ’ là nguyên nhân hay
lý do của điều được nói đến. Cịn phần đi sau “nên” là kết quả có được.

62 I Ngôn ngữ số 8 năm 2021

GT2, Bài 5, 7. Ghi chú (tr.64)


Tuy... nhimg... a. Khách sạn ấy tuy nhỏ nhưng rất tiện nghi.

b. Tuy không đẹp trai nhưng anh ta có nhiều bạn gái.

c. Anh ấy đồng ý, tuy khơng thích.

Kết cấu biểu thị quan hệ nghịch nhân - quả. Kết quả nêu ra sau
“nhưng’ đáng lẽ đã không thể xảy ra, nhưng vẫn xảy ra, VD a và b. Có
thể đặt “Zựy...” ở sau mệnh đề chỉ kết quả. Trong trường hợp này,
“nhưng” được lược bỏ, VD c.

Trong ba kết cấu vừa nêu, chúng tôi nhận thấy: kết cấu thứ ba Tuy... nhưng... được trình
bày cụ thể hơn cả. Nếu là chủ ý của người biên soạn thì thiết nghĩ khơng nên. Hai kết cấu cịn lại
cũng cần được giải thích cụ thể như vậy, vì chúng có điểm tương đồng với kết cấu Tuy...nhưng....
Rõ ràng, trừ ví dụ (a) của kết cấu Tuy... nhưng..., các ví dụ cịn lại đều giống nhau ở chỗ hoặc đồng
nhất chủ ngữ trong câu, hoặc câu có chủ ngữ là cái chung/ chủ ngữ hiểu ngầm. Vậy nên, cần
thêm chi tiết “nếu đưa vế chính lên trước thì lược bỏ quan hệ từ thứ 2” ở hai kết cấu Nếu... thì...
và Vĩ... nên... Thử áp dụng đối với ví dụ (a), (b) ở kết cấu Nếu... thì... thành (a’), (b’) ta có:

(a’) Mất khoảng 12 tiếng nếu đi bằng xe lửa. (Thay đổi trật tự vế của câu, chủ thể của sự
tình mang tính chung).

(b’) Tơi sẽ đi du lịch nước ngồi, nếu có tiền. (Chủ ngữ đồng nhất)

Bên cạnh việc đảo trật tự, những kết cấu này trong các câu ghép chính phụ cũng có thể
vắng mặt một thành tố mà thơng tin khơng hề thay đổi, có chăng là người nói chú ý đến ngữ
điệu khi phát ngơn. Ví dụ kết cấu Vĩ... nên...: Vì gọi điện thoại quốc tế nhiều nên tháng này anh
ấy phải trà gần một triệu đồng. -+ Gọi điện thoại quốc tế nhiều nên tháng này anh ấy phải trà
gần một triệu đồng (lược bỏ VT) hoặc Vì gọi điện thoại quốc tế nhiều, tháng này anh ẩy phải trả
gần một triệu đồng (thay nên bằng dấu phẩy). Thực tế, các cấu trúc dạng như trên cịn nhiều và

có khi cịn phức tạp hơn, vậy nên người dạy cần tập họp các mẫu cấu trúc theo bài học, và trình
độ người học để học viên tiện theo dõi và dễ nắm bắt.

4.2. về vấn đề tình thái trong câu

Vấn đề tình thái trong câu cũng rất đáng quan tâm dù đây mới là bậc Sơ cấp của chương trình
giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi. Ngữ liệu có một số trường họp cần chú ý hơn về mặt
tình thái bên cạnh việc nắm vững các kết cấu tạo câu cơ bản.

4.2.1. Trường hợp từ hả

GT1, Bài 8,6. Ghi chú (tr.131)

a. Xe đến rồi hả?
hả b. Hả, bao nhiêu tiền?

Trợ từ “tó” đặt ở đầu câu hay cuối câu để hỏi rõ thêm về điều mà người
nói cịn đang nghi vấn, thường được dùng trong khẩu ngữ.

về mục Ghi chú... |63

Trợ từ hả theo cách dùng của Đinh Văn Đức là tiểu từ tình thái có thiên hướng đứng ở cuối
phát ngơn [5, tr.217]. Trong các tập của giáo trình, nhóm biên soạn cần chú ý đến những vấn đề
về tình thái khi đổi trật tự của trợ từ nói chung, hả nói riêng. Ví dụ (b) trong thực tế chi có thể
diễn ra giữa vai giao tiếp là người lớn tuổi - người nói với người nhỏ tuổi hon - người nghe
(trong quan hệ xã hội, cụ thê là quá trình mua bán), hoặc giữa người bằng tuổi với nhau. Ví dụ
này cũng thường được dùng trong trường họp người mua tỏ ý bất ngờ về số tiền - rẻ hoặc đắt
hon so với hình dung của họ.

4.2.2. Trường hợp hình như/ chắc là


chắc là GT2, Bài 2, 7. Ghi chú (tr.31)

a. Anh ho nhiều quá. Chắc là anh bị cảm, phải không?
b. Nhanh lên. Chắc là mọi người đang đợi chúng ta.
Kết cấu dùng để biểu thị ý phán đốn điều gì đó rất có thể xảy ra.

hình như GT2, Bài 3, 7. Ghi chú (tr.40)

a. Hình như ơng ấy đi về nhà rồi.
b. Cơ ấy hình như khơng muốn gặp tơi.
Tổ họp biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt.

Kết cấu tình thái hình như/ chắc là được Cao Xuân Hạo và các cộng sự gọi là “Đề tình
thái” [6, tr.61 ] trong trường họp chúng đúng đầu câu. Xét về vị trí trong câu, hai trường hợp này
đêu linh loạt. Ở đây, hoàn toàn có thể diễn đạt: a. Anh ho nhiều quá. Anh chắc là bị cảm phải
không?! b. Nhanh lên. Mọi người chắc là đang đợi chúng ta-, tức chắc là đúng sau chủ ngữ của
câu. Vê phưong diện nghĩa, chúng có thể thay thế cho nhau trong trường họp diễn đạt một ý phỏng
đốn (dè dặt/ điêu có thể xảy ra), về phương diện cấu tạo từ, chỉ có hình như là từ [11, tr.557];
chắc là là kết cấu do không được ghi nhận như mục từ trong Từ điển tiếng Việt.

4.2.3. Trường hợp ...thì... thì...

...thì... thì... GT2, Bài 7, 7. Ghi chú (tr.85)

a. Phịng ăn thì q hẹp, phịng tắm thì q rộng.
b. Vợ thì chăm, chồng thì lười.
Kết cấu diễn đạt ý tương phản trong câu.

Theo chúng tơi, cách giải thích cho kết cấu trên nên thêm vào ý: có thể lược bỏ ...thì...

thì... trong trường hợp này sẽ thành: Phòng ăn quá hẹp, phòng tắm quá rộng/ Vợ chăm, chồng
lười. Có thì sẽ nhấn mạnh thêm sự tương phản, nhưng trong giao tiếp đời thường, bỏ thì cũng
được sử dụng phơ biến vì ngắn gọn, súc tích; có đặc trưng của dạng câu ghép chuỗi nên tình thái
nhấn mạnh tương phản có thể chấp nhận dễ dàng. Mặc dù vậy, theo Cao Xuân Hạo và các cộng
sự [6, tr.27], sự có mặt của thì trong các kết cấu như trên sẽ đánh dấu biên giới Đề - Thuyết của câu
một cách chắc chắn.

4.3. về xác lập từ loại

Cả hai tập của GT đều gặp vấn đề trong việc xác định từ loại. Ở phần này, lỗi xác định từ
loại liên quan đến từ đơn.

64 I Ngôn ngữ số 8 năm 2021

4.3.1. Trường hợp từ ấy

GTl, Bài 2,6. Ghi chú (tr.67)

ẩy Các đại từ nhân xưng ngơi thứ ba số ít được thành lập bằng cách ghép tính từ chi định
“ợy” vào sau đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (ông ẩy; bà ấy, anh ấy, chị ấy; cô ấy).

Dựa vào bảng phân loại đại từ mà bài viết đã trích, ấy trong trường họp này là đại từ xác
định (thường chỉ vật, thuộc sự vật). Nó dùng để chỉ cái đã biết đến nhưng khơng ở bên người nói
hoặc khơng thuộc về hiện tại. Những cụm ông ấy, bà ấy, anh ấy, chị ấy. cô ẩy. được tạo nên bởi
một danh từ chỉ người với một đại từ xác định theo sau. Người dạy cũng có thể liên hệ trong
nhóm đại từ xác định (chỉ vật) này, kia, nọ. đó khi giảng những nội dung có liên quan.

4.3.2. Trường hợp từ trừ

GT2, Bài 9,7. Ghi chú (tr.103)


trừ a. Cô ấy mời tất cả mọi người, trừ tói.
b. Con muốn gi cũng được, trừ chuyện nghỉ học.
Liên từ, biểu thị ý để riêng ra, khơng tính đến, khơng nói đến.

Trừ trong trường họp này không phải liên từ mà là động từ/ vị từ hành động hay chuyển tác
biểu thị, có nghĩa là để riêng ra, khơng kể, khơng tính đến trong đó [11, tr. 1336],

4.3.3. Trường hợp các từ căn/ ngơi/ tịa; cái/ con/ chiếc/ quyển/ bức

GT2, Bài 6,7. Ghi chú (tr.74)

cái/ con/ chiếc/ a. Bà ấy mới mua một cái tủ lạnh.
quyển/ bức
b. Con chó này dễ thương quá.

c. Chiếc xe hơi này giá bao nhiêu?

d. Tôi mới viết một bức thư cho cô ấy.

e. Anh đã đọc quyển sách ấy chưa?

Đây là các danh từ dùng để chi từng đơn vị riêng lẻ. “Cậf’ thường dùng
chó bất động vật; “cơw” thường dùng cho động vật. Đối với bất động
vật, có nhiều đanh từ chi loại khác như chiếc, bức, quyên,...Những từ
này được dùng theo thói quen (chiếc xe, chiêc mậy bay,...) hoặc tùy
theo hình dáng, kích thước của vật được nói đến (quyển sách, bức tranh).

GT2, Bài 7,7. Ghi chú (tr.85)


căn/ ngơi/ tịa a. Tơi muốn tìm một căn nhà nhỏ, nhưng tiện nghi.
b. Ngôi nhà này xây bao lâu rồi?
c. Tòa lâu đài đó được xây dựng từ thế kỷ XVI.
Đe nói về nhà cửa, cơng trình xây dựng, có các danh từ chi loại sau:
Căn: chi từng đơn vị nhà ở không lớn lắm.
Ngôi: chỉ từng đơn vị nhà ở, cơng trình xây dựng có vị trí đứng riêng ra.
Tịa: chỉ từng đơn vị những cơng trình xây dựng theo quy mơ lớn.

về mục Ghi chú... |65

GT2, Bài 6 nhắc cái/ con/ chiếc/ quyển/ bức là các danh từ dùng chỉ từng đơn vị riêng lẻ.
Như vậy, vẫn chưa khái quát nó là danh từ gì. Có phải danh từ đơn vị hay khơng? Vì như cách
giải thích, “chỉ từng đơn vị riêng lẻ” chỉ là mục đích của các danh từ này mà thơi. Cịn Bài 7,
các từ căn/ ngơi/ tịa được giải thích lần lượt như bảng trên. Nên chăng xem đây là những danh
từ đơn vị trong tiếng Việt (thường dùng trước những danh từ có thể phân lập). Sự phân loại nếu
có, có thể dựa vào tiêu chí chức năng và cách sử dụng. Ở đây, những danh từ đơn vị - cách dùng
của Cao Xuân Hạo [7, tr.79] này đều là những loại từ “chuyên nghiệp” - cách dùng của Nguyễn
Tài Cẩn [2, tr. 123]. Loại từ chuyên nghiệp vì trong danh từ đơn vị, loại từ là nhóm khơng có ý
nghĩa từ vựng rõ ràng và chuyên dùng để phục vụ việc đếm thành từng cá thể, thành từng đơn vị
tự nhiên - cách dùng của Đinh Văn Đức [5, tr.81 ] của sự vật cũng như phục vụ việc phân chia sự
vật vào các loại.

4.4. về cách giải thích lớp từ chỉ quan hệ không gian

GT2, Bài 5, 7. Ghi chú (tr.65)

trên, dưới, trong, ngồi a. Chìa khóa ở trên bàn giấy.
b. Con chó nằm dưới bàn ăn.
c. Tiền ở trong ví.


d. Anh ấy chỉ đứng ở ngồi, khơng vào trong phịng.
e. Phịng ơng ấy ở trên tầng 2.
f. Phòng anh ấy ở dưới tầng 4.
g. Cơ ấy đang đứng ờ ngồi sân.
h. Anh ấy đang chơi bóng trong sân.

Đây là những danh từ chi vị trí.

“Trái”: chi vị trí cao hơn trong khơng gian so với một vị trí nào
đó, trái nghĩa với “dưới”, VD a.
“Trong”: chỉ vị trí thuộc một phạm vi được xác định nào đó, trái
nghĩa với “ngoài”, VD (c), (d).
Lưu ý: Người Việt lấy chủ thể phát ngôn làm yếu tố trung tâm để
xác định các môi quan hệ không gian và quan hệ xã hội trong
giao tiếp.

Đây là nhóm từ cơ bản và quan trọng. Nhóm danh từ chỉ quan hệ khơng gian này được GT2
giải thích khá chi tiết và xác định đó là những danh từ chỉ vị trí. Nếu người học ở trình độ cao
hơn, người dạy nên cung cấp các nét nghĩa cịn lại ngồi việc chúng là những danh từ chỉ vị trí
đi theo các cặp trái nghĩa như trên.

Chúng tơi nhận thấy, có 6/8 ví dụ sử dụng động từ ở kết hợp với từ dưới, hoặc từ trên. Các
ví dụ a, e, f sử dụng “(ở) + trên/ dưới” để chỉ vị trí cao hơn trong khơng gian so với một vị trí
nào đó, nhưng thực tế, chúng ta có thể lược bỏ ở mà đơi khi khơng ảnh hưởng gì đến thơng tin

66 I Ngôn ngữ số 8 năm 2021

được truyền đạt. Nếu lược bỏ, câu a ở trên thành: a Chìa khóa ở bàn giấy. Câu này, sẽ có
người thắc mắc, nếu nói Chìa khóa ở bàn giấy thì có thể nó nằm trong hộc bàn? Tuy nhiên,
trong việc trao đổi thơng tin, nếu nó trong hộc bàn, người nói chắc chắn khơng đon thuần trả lời

Chìa khóa ở trên bàn giấy/ Chĩa khóa ở bàn giấy. Tưong tự đối với câu e.f. Vì vậy, việc chọn ví
dụ ngồi sát với nội dung bài học cịn phải được đa dạng hóa để người học nắm được nhiều cách
dùng khi cùng diễn đạt một nội dung.

Bài viết chỉ mới khảo sát phần Ghi chú của hai 2/5 giáo trình nằm trong chuỗi Giáo trĩnh
Tiếng Việt cho người nước ngoài (Nguyễn Văn Huệ chủ biên) nhưng cũng phần nào chỉ ra được
một số lỗi, một số vấn đề chưa thỏa đáng,... Những lỗi này có thể với học viên họ sẽ chưa nhận
ra. Nhưng thiết nghĩ, với việc tái bản nhiều lần, nhóm biên soạn nên chỉnh sửa để hồn thiện
hon nữa nội dung cũng như hình thức, khơng chỉ ở mục Ghi chú mà ở tất cả các mục thuộc 5 tập
của Giáo trình.

5. Kết luận

Việc học một ngôn ngữ mới bên cạnh tiếng mẹ đẻ chắc chắn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu
tố, trong đó có vấn đề liên quan đến giáo trình. Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi là
một trong những tài liệu có thể giúp học viên thực hành khi học tiếng Việt với cả bốn kĩ năng
nghe - nói - đọc - viết. Thấu hiểu được việc biên soạn giáo trình mất rất nhiều tâm sức, thời
gian, vì vậy, những vấn đề đã trình bày là những điều mà tác giả bài viết này muốn Ban Biên
soạn nên xác định rõ hơn chức năng của mục Ghi chú, để điều chỉnh nội dung cho: bao quát hơn
về phương diện sử dụng; chính xác, logic hơn về cách chú thích mục từ; khơng trùng lặp về nội
dung trình bày; nội dung sau nên mở rộng, bổ sung chứ không nêu lại hoặc lặp hồn tồn nội
dung trước đó. Bài viết này nhằm mục đích làm cho giáo trình được soạn sẽ đi theo hướng giao
tiếp kết hợp với việc giải thích ngữ pháp một cách hiển ngôn và đồng thời tránh thực tế “nói về
các bất cập trong giải thích ngữ pháp là một đề tài vô tận” [3, tr. 177] trong các giáo trình giảng dạy
tiếng Việt cho người nước ngồi nói chung.

TÀI LỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Lê A, Nguyễn Quang Minh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng Việt (tái bản làn thứ 13),
Nxb Giáo dục, 2010.

2. Nguyễn Tài cẩn, Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975.

3. Nguyễn Văn Chính, Đơi điều suy nghĩ về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngồi, Kì yếu
Hội thảo khoa học Ngữ học trẻ, 2001.

4. Nguyễn Đức Dân, Những vấn đề ngữ văn - Tuyến tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa Văn học
và Ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, quý II, 2015.

5. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại 1 và 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015.

về mục Ghi chá... |67

6. Cao Xuân Hạo (Chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng và Bùi Tất Tươm, Ngữ pháp chức
năng (quyến 1): Câu trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.

7. Cao Xuân Hạo (Chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm, Ngữ pháp chức
năng tiếng Việt (quyển 2): Ngữ đoạn và Từ loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.

8. Mai Xuân Huy, Hứa Ngọc Tân, Việc giảng dạy và biên soạn Giáo trình tiếng Việt cho người nước
ngồi, Ngơn ngữ, tr.16-28, 2017.

9. Hồ Lê, Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976.

10. Nguyễn Thị Lương, Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2016.

11. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nang, Đà Nang, 2016.
12. Nguyễn Vân Phổ, Ngữ pháp tiếng Việt: Ngữ đoạn và từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ


Chí Minh, 2018.
13. Lê Nguyễn Hạnh Phước, Nguyễn Hải Thủy, Hậu phương pháp trong giảng dạy tiếng Việt cho người

nước ngoài ở Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, Trong Ki yếu Hội thào Quốc gia Nghiên cứu liên
ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngơn ngữ lần thứIV, 2018.
14. Lý Tồn Thắng, Lý thuyết trật tự từ trong cú pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008.
15. Bùi Minh Toán, Câu trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.
Tiếng Anh

16. Alene Moyer, Age - Accent and experience in second language acquisition an integrated approach to
critical period inquiry, The Cromwell Press, 2004.

17. Stephen D. Krashen, Second language acquisition and second language learning, University of Southern
California, Pergamon Press, 1981.


×